1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, để sánh vai với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.Trong đó nhân tố con người đóng vai trò quyết định cho sự phát triển kinh tế xãhội Mà con người ở đây phải đảm bảo về chất lượng, có trình độ, có sức khỏe, cóphẩm chất đạo đức Muốn có nguồn nhân lực này, xã hội phải dựa vào giáo dục,và chỉ có giáo dục mới đáp ứng được yêu cầu này.

Trong “ Thư gửi các học sinh” Bác Hồ có viết: “ Non sông Việt Nam có trởnên tươi đẹp hay không Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vaicác cường quốc năm châu được hay không Một phần lớn chính là nhờ công họctập của các em.”

Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các tổ chức Đảng, cáccấp chính quyền, các tổ chức xã hội luôn đầu tư và quan tâm tới giáo dục- đào tạovà đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực pháttriển kinh tế nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” chođất nước.

Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong mục tiêu giáo dục tại diều 2 luật Giáodục năm 2019: “ nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, trithức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ýthức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cánhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.”

Trong đó mục tiêu giáo dục tiểu học là “nhằm hình thành cơ sở ban đầucho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh;chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.

Với mục tiêu như vậy, công việc của người giáo viên chủ nhiệm thật nặngnề: Ngoài việc đảm bảo học sinh tiếp thu được những kiến thức trong sách vở,những tri thức, kĩ năng trong cuộc sống thì các em cũng phải được phát triển mộttâm hồn trong sáng, một đạo đức tốt đẹp, lành mạnh, một phần nào đó kiến thứctrong cuộc sống để có thể giao tiếp với xã hội.

Trang 2

Là giáo viên chủ nhiệm lớp, ai cũng mong muốn mình có những học sinhngoan ngoãn, thông minh, chăm chỉ học tập Tôi cũng vậy, đến trường dạy học,tôi cũng muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào công việc đào tạo ramột thế hệ mới, những mầm non tương lai, chủ nhân của đất nước Nhưng làmthế nào để tạo ra được nhiều học sinh ngoan, có ý thức chăm chỉ học tâp, kỉ luậttốt? Điều đó luôn làm tôi trăn trở.

Vì vậy, song song với việc truyền thụ kiến thức văn hóa cho học sinh, tôi cònquan tâm đến sự phát triển nhân cách của các em, nhất là những nhân cách mới,con người mới xã hội chủ nghĩa mà ở đó sống theo phương châm “ Mình vì mọingười, mọi người vì mình”.

Với khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, cùng với những hạn chế củabản thân, tôi xin mạnh dạn nêu ra một số biện pháp tốt nhất cho công tác chủ

nhiệm của chính bản thân mình qua: “ Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp

vững mạnh” trong công tác chủ nhiệm lớp 4.2 Mục đích nghiên cứu

Giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩmmĩ, nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học Góp phần thực hiện tốt mục tiêugiáo dục tiểu học và góp phần thực hiện tốt mục tiêu của ngành, cấp trên giaocho.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Các biện pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh

- Tìm hiểu lí luận giáo dục học và tâm lí học tiểu học.

- Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi lớp 4A3 trường Tiểu học VĩnhQuỳnh – Thanh Trì – Hà Nội năm học 2023 – 2024.

4 Phương pháp nghiên cứu

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Phương pháp đọc và nghiên cứu các loại sách, báo, văn bản, thông tư cóliên quan đến đề tài.

- Phương pháp nhằm thu thập tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiêncứu.

- Nhóm phương pháp này được sử dụng ở phần A ( Nghiên cứu cơ sở lí luậncủa đề tài ).

* Nhóm phương pháp điều tra:

Trang 3

- Phương pháp phỏng vấn, sử dụng phiếu hỏi

- Phương pháp nhằm thu thập bằng chứng thực tế làm xác minh thực trạngcó liên quan đến đề tài.

- Nhóm phương pháp này được sử dụng ở phần B (Tổ chức điều tra thựctrạng).

* Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn:

- Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thực hành giao tiếp, phân tích, tổng hợp,thống kê.

- Phương pháp nhằm đưa ra các biện pháp thích hợp và điều chỉnh các biệnpháp giáo dục có liên quan đến đề tài.

- Nhóm phương pháp này được sử dụng ở phần C ( Một số biện pháp xâydựng tập thể lớp vững mạnh ).

* Nhóm phương pháp hỗ trợ: khen – chê, thưởng, thống kê

5 Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 8 năm 2023 đến hết tháng 4 năm 2024.

Trang 4

NỘI DUNGA NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Một số căn cứ khoa học của đề tài

1.1 Cơ sở giáo dục học

Trong quá trình giáo dục tiểu học, cần giáo dục học sinh trong tập thể vàbằng tập thể Đó là vì tập thể học sinh vừa là môi trường giáo dục vừa là phươngtiện giáo dục.

Tập thể học sinh tiểu học là môi trường giáo dục vì:

- Nó là tập hợp có tổ chức chặt chẽ của học sinh với bộ máy tự quản riêng,với mục đích thống nhất, với những hoạt động chung.

- Nó tạo nên được một dư luận xã hội lành mạnh có tác dụng định hướng,điều chỉnh và đánh giá hành vi của các thành viên.

- Nó tạo nên được một phong độ tập thể: phấn khởi, hoạt bát, hăng hái,tích cực, sẵn sàng hoạt động, cảm giác về phẩm chất cá nhân đại diện cho nhữnggiá trị tập thể; tự hào về tập thể của mình, có không khí thân ái, đoàn kết giữamọi thành viên, cảm giác được tập thể bảo vệ khi cá nhân bị đe dọa, có thói quentự kiềm chế về mặt hành động, lời nói, cảm xúc…

Tập thể học sinh tiểu học, mặt khác, còn là phương tiện giáo dục vì nó tạora được những tác động tích cực đối với các thành viên, cụ thể là:

- Nó giúp cho các thành viên biến yêu cầu giáo dục khách quan từ phía nhàtrường, từ phía giáo viên thành yêu cầu giáo dục chủ quan của tập thể và của mỗithành viên; bên cạnh đó, nó còn tự đề ra những yêu cầu giáo dục cho các thànhviên của mình.

- Nó tổ chức các hoạt động tập thể theo tinh thần tự quản, tạo cơ hội vàđiều kiện cho các thành viên tự rèn luyện, biến những yêu cầu giáo dục thànhhành vi và thói quen hành vi tương ứng.

- Nó tiến hành điều chỉnh hành vi và thói quen hành vi sao cho phù hợp vớinhững yêu cầu giáo dục.

- Nó đánh giá và tạo điều kiện cho mỗi thành viên tự đánh giá kết quả rènluyện hành vi và thói quen hành vi

1.2 Cơ sở tâm lí học

Trang 5

Phần lớn học sinh tiểu học có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, tínhham hiểu biết, tính hồn nhiên, tính chân thực, lòng thương người… Hồn nhiêntrong quan hệ với người lớn, với thầy cô giáo, bạn bè Hồn nhiên nên rất cả tin: tinvào sách vở, tin vào người lớn, tin vào khả năng của bản thân.

Tất nhiên, niềm tin này còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng Người giáoviên nên tận dụng niềm tin này để giáo dục cho các em Thầy giáo cô giáo phảilàm mẫu đúng, lời nói phải đi đôi với việc làm Nhiệm vụ của gia đình và nhàtrường là giáo dục thế nào cho các em dần dần hết “ngây” nhưng còn giữ đượcchất “thơ”.

Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này Họcsinh tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ… của các nhân vật trong phim… Tínhhay bắt chước là “con dao” hai lưỡi Bởi vì, trẻ em bắt chước cái tốt cững lắm màcái xấu cũng nhiều Cho nên, cần phải xem tính bắt chước như là một điều kiệnthuận lợi cho việc giáo dục trẻ bằng những tấm gương cụ thể nhưng cũng cần chúý đến khả năng tiêu cực của tính bắt chước.

Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học phát triển rõ nét, đặc biệt nhu cầutìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết Bên cạnh đó, tình cảm của họcsinh tiểu học gắn liền với nhận thức Tình cảm tích cục không chỉ kích thích trẻ emnhân thức mà còn thúc đẩy trẻ em hoạt động Trong giáo dục tiểu học, nếu quáquan tâm đến sự phát triển trí tuệ mà xem nhẹ giáo dục tình cảm sẽ làm cho nhâncách của trẻ phát triển phiến diện.

Học sinh tiểu học rất dễ xúc động, xúc cảm và khó kìm hãm xúc cảm củamình Các quá trình nhận thức, hoạt động của các em đều chịu sự chi phối mạnhmẽ của cảm xúc và đều đượm màu sắc cảm xúc Học sinh tiểu học còn chưa biếtkiềm chế những tình cảm của mình, chưa biết kiểm tra sự thể hiện tình cảm rabên ngoài Các em bộc lộ tình cảm của mình một cách hồn nhiên, chân thật.Nhưng cũng vì đặc điểm này, đôi khi các em cười, reo, nhấp nhổm làm mất trật tựtrong giờ học Nguyên nhân của hiện tượng này là do ở học sinh, quá trình hưngphấn còn mạnh hơn ức chế, vỏ não còn chưa đủ sức thường xuyên điều chỉnhhoạt động của bộ phận dưới vỏ não Mặt khác, về mặt tâm lí thì ý thức, các phẩmchất của ý chí còn chưa có khả năng điều khiển và điều chỉnh được những cảmxúc của các em Từ đặc điểm này, trong dạy học và giáo dục, chúng ta cần khơidậy những cảm xúc tự nhiên của học sinh tiểu học, đồng thời khéo léo, tế nhị rèn

Trang 6

luyện cho các em khả năng tự làm chủ tình cảm của mình, không được đè nénhoặc có những lời nói, việc làm gây xúc động mạnh ( lo sợ, buồn bực, uất ức )hoặc hưng phấn

Tình cảm của học sinh tiểu học còn mong manh, chưa bền vững, chưa sâusắc.

Dựa trên những đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học, có thể rút ra mộtvài đặc điểm về phương pháp giáo dục tình cảm cho các em:

- Muốn giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học phải đi từ những hình ảnhtrực quan, sinh động Hình ảnh trực quan gần gũi, sinh động và toàn diện chính làtấm gương của thầy, cô giáo và cha mẹ Cho nên giáo dục tình cảm cho các embằng chính sự biểu thị tình cảm của giáo viên là hết sức quan trọng.

- Muốn giáo dục tình cảm cho học sinh phải khéo léo, tế nhị khi tác độngđến các em Yêu cầu này đặt ra cho giáo viên phải nắm được nhu cầu, thị hiếu,nguyện vọng, ước mơ cũng như hoàn cảnh riêng của các em.

- Tình cảm của học sinh tiểu học phải luôn được củng cố trong những hoạtđộng cụ thể Chỉ có những hoạt động cụ thể trẻ mới tiếp xúc với những sự vật,hiện tượng cụ thể, mới nảy sinh xúc cảm, có thử thách mới rèn luyện tình cảm củamình.

Điều cần chú ý đối với học sinh tiểu học là các em tiến hành hoạt động củamình chỉ dựa vào các mục đích trước mắt, còn các mục đích lâu dài thì các emchưa thể hiểu được Vì vậy khi xác định mục tiêu giáo dục cho học sinh, giáo viênphải phân chia mục tiêu đó ra thành một số mục tiêu cụ thể, dễ hiểu và gần gũiđối với các em

2 Những yêu cầu để xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trong quá trình giáo dục tiểu học, muốn xây dựng một tập thể vững mạnhcần tận dụng tập thể học sinh với tư cách vừa là môi trường, vừa là phương tiệngiáo dục, với những yêu cầu sau đây:

Trang 7

tâm đến lợi ích cá nhân, coi nhẹ hoặc không quan tâm đến lợi ích tập thể; songkhi cần thiết, biết hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể.

- Đoàn kết thân ái giữa các thành viên trong tập thể, biết giúp đỡ nhau cùngtiến bộ, có dư luận tập thể lành mạnh, có phong độ tập thể; biết chia vui, sẻ buồncùng nhau.

- Có bộ máy tự quản do tập thể bầu ra, có đủ năng lực tổ chức và lãnh đạotập thể nhằm thực hiện ý chí và nguyện vọng chung.

- Xây dựng và thực hiện được một hệ thống các mối quan hệ:

+ Quan hệ lệ thuộc vào trách nhiệm về các mặt giữa các thành viên trongtập thể.

+ Quan hệ chỉ huy – phục tùng+ Quan hệ quyết định – thực hành

+ Quan hệ phối hợp, hợp tác, tương trợ.

Ngoài ra, giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động tập thể mạng lại tácdụng giáo dục Tác dụng giáo dục này chỉ được mang lại khi các hoạt động tập thể:

- Cho học sinh tự quản; các em tự xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạchcũng như tự đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dưới sự tổ chức, lãnh đạo củagiáo viên.

3 Những yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp

Như chúng ta đã biết, trong trong nhà trường, mỗi thầy cô giáo là một tấmgương cho học sinh học tập và noi theo Giáo viên là lực lượng chính làm công tácgiáo dục học sinh trong nhà trường Giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến tập thểhọc sinh và ngược lại Đặc biệt đối với giáo viên chủ nhiệm, mức độ yêu cầu càngcao hơn, toàn diện hơn Không những phải tạo được sự ngưỡng mộ ở các em,giáo viên chủ nhiệm còn là nơi để các em chia sẻ những buồn vui, một chỗ dựa

Trang 8

tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống Chính vì vậy, người giáo viên chủnhiệm phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Phải thực sự là người có nhân cách, có tinh thần trách nhiệm cao trongcông tác giáo dục, tất cả vì lợi ích học sinh.

- Có tác phong mẫu mực, phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống giản dị, trongsáng, luôn tận tâm với nghề nghiệp, không vụ lợi cho cá nhân mình, phải thực sựyêu nghề mến trẻ.

- Phải có năng lực sư phạm và khả năng tác động đến quá trình giáo dụchọc sinh.

- Người giáo viên phải luôn xây dựng và duy trì tốt các mối quan hệ có sựphối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội, phảicó năng lực giao tiếp.

B ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG

1 Thực trạng của công tác chủ nhiệm

Công tác chủ nhiệm lớp lâu nay bị xem nhẹ Nhiều giáo viên chỉ chú tâm vàocông tác bồi dưỡng chuyên môn giảng dạy chứ không quan tâm quan tâm bồidưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ chủnhiệm lớp không thường xuyên Chính vì vậy họ đã không nắm vững vị trí, vai trò,chức năng, nhiệm vụ, biện pháp của người giáo viên chủ nhiệm cho nên thiếuquan tâm hoặc quan tâm nhưng thiếu biện pháp xây dựng lớp thành một tập thểvững mạnh và khó hơn trong việc phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động củahọc sinh Nhiều giáo viên coi chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ bắt buộc nên đãthiếu tình cảm, trách nhiệm với các em, tỏ thái độ không đúng mực với tập thể,thường ra mệnh lệnh, thiếu dân chủ, không tôn trọng học sinh, áp dụng hình thứctrách phạt nhiều hơn giáo dục hướng dẫn và chỉ bảo động viên các em nên đãkhông xây dựng được quan hệ thân thiện, hợp tác

2 Thực trạng học sinh lớp 4A3 năm học 2023 – 2024

Năm học 2023 – 2024, tôi được giao làm công tác chủ nhiệm và giảng dạytại lớp 4A3, trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì , Hà Nội, một huyện ngoạithành, nằm ven đô đang đà phát triển Xã Vĩnh Quỳnh là một xã thuần nông, nhândân chủ yếu sống bằng nông nghiệp: trồng lúa hoặc rau màu Những năm gầnđây, do quy hoạch của nhà nước, phần nhiều diện tích đất nông nghiệp bị lấy đểxây dựng nhà cửa, đường xá, vì vậy một số bộ phận nông dân không còn ruộng

Trang 9

chuyển sang nghề chạy chợ ( buôn bán nhỏ ), xe ôm hoặc làm xây dựng… để kiếmsống.

Vài năm gần đây, do dịch Covid, đời sống của người dân gặp nhiều khókhăn, nên một số bậc phụ huynh còn mải mưu sinh, ít quan tâm đến việc họchành của con cái.

Trình độ học vấn của họ còn chưa cao nên họ còn những suy nghĩ lạc hậu,phó mặc con cho cô giáo và nhà trường.

Để tìm hiểu tình hình thực tiễn của lớp 4A3, ngay từ khi nhận lớp, tôi đãchủ động gặp gỡ chủ nhiệm của lớp này năm trước, gặp cả giáo viên chủ nhiệmlớp 1, 2 của các em để tìm hiểu kĩ hơn về hoàn cảnh gia đình, khả năng tiếp thu vàý thức học tập kỉ luật của mỗi em Có nhiều ý kiến khác nhau nhưng họ đều cóchung một kết luận: Lớp học không đều, có nhiều em học khá, thông minh, chamẹ quan tâm… Nhưng cũng có nhiều em chậm hiểu, viết chữ chưa đẹp, bố mẹ ítquan tâm, chăm sóc Một số em nam rất nghịch và hiếu động, đặc biệt đáng longại là các em không có thói quen tự học, tự đọc bài trước khi đến lớp.

Với tình hình thực tiễn trên, tôi nhận thấy lớp 4A3 có những thuận lợi vàkhó khăn như sau:

* Về thuận lợi ( so với những năm trước):

- Lớp tôi phụ trách là lớp có sĩ số vừa phải: 43 học sinh.

- Học sinh có đủ đồ dùng học tập, bàn ghế trong lớp phù hợp với học sinh.- Học sinh ở gần địa bàn học

* Khó khăn:

- Đa số học sinh còn thiếu mạnh dạn, tự tin.

- Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường của các em còn rấtkém.

- Đa số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con cái.- Trình độ học vấn của nhiều bậc phụ huynh còn chưa cao.- Nhiều em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

- Số em thiếu ý thức tự giác khá nhiều, ý thức kỉ luật của các em nam cònrất kém Trong lớp có nhiều em nói chuyện riêng, có nhiều em văng tục, chửi bậy.

- Là lớp học 2 buổi / ngày nên hầu như phụ huynh phó mặc con cho cô giáo.

C MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP VỮNG MẠNH1 Tìm hiểu đối tượng học sinh:

Trang 10

Để tiến hành giảng dạy một cách thích hợp cũng như thuận tiện cho việcđiều tiết các công việc khác, sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành ngay việc tìm hiểucá nhân từng đối tượng học sinh Tôi lập đường link trên zalo nhóm lớp để phụhuynh điền phiếu điều tra thông tin cơ bản Thông qua điều tra và tiếp xúc với họcsinh, tôi đã tìm hiểu được lí lịch của từng học sinh ( gia đình, bố mẹ, nghề nghiệp,trình độ, nơi ở …) đồng thời với công việc đó, tôi tiến hành kiểm tra nhận thức,học lực của từng học sinh Cụ thể:

- 20 / 43 học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá – tương đối ổn định.- 43/ 43 học sinh có đi học mẫu giáo.

- 3 / 43 học sinh ở với ông bà.- 3 / 43 học sinh bố mẹ li dị.- 2 / 43 học sinh bố mất sớm.

Việc điều tra cơ bản phần nào đã hoàn thành Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnhgia đình, về những thành viên trong gia đình các em, ngay từ khi nhận lớp, tôi đãcho các em một đề Viết: Hãy giới thiệu ngôi nhà và những người thân trong giađình em Tôi yêu cầu các em kể tỉ mỉ, chi tiết Hầu hết các em làm bài rất đầy đủ,từ ngôi nhà, căn bếp, khu vườn… rồi những người thân … cho nên mặc dù chưađến nhà các em nhưng phần nào tôi cũng đã hình dung được điều kiện sinh hoạtcủa mỗi gia đình, nơi ăn, ở, học tập của các em Tôi cũng đã tranh thủ đến thămmột số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt Qua đó, tôi nắm bắt được hoàn cảnh củamột số học sinh với các chi tiết nhỏ nhưng chi phối các em rất nhiều:

- Em Phạm Anh Kiệt: Bố mất sớm khi em mới 5 tuổi, em ở với mẹ và emtrai Mẹ làm công nhân môi trường, đồng lương eo hẹp, thường xuyên phải đi làmca hai, ca ba nên không có thời gian bảo ban, chăm sóc em Gia đình em phải ởnhờ nhà bác, để nhà mình cho người khác thuê lấy thêm tiền sinh sống Tuynhiên, Kiệt là một cậu bé ngoan ngoãn, thông minh nhưng thiếu thốn tình cảm vàsự sao sát của mẹ Năm học này việc học tập có vẻ giảm sút, tâm trạng hay buồn.

Trang 11

- Em Nguyễn Hữu Khải An: một bé trai hiếu động, nhanh nhẹn Hoàn cảnhcủa gia đình em lại éo le Năm 2020 bố mẹ li dị, hai anh em An ở với mẹ và ôngbà Mẹ em đi làm xa, nên thường xuyên vắng nhà Em sống chủ yếu với ông bàngoại Vì thế, khi đến lớp, em thường có những hành động như trêu bạn, nghịchtrong giờ học để gây sự chú ý của mọi người.

- Em Trần Tùng Anh: Bố mới mất năm ngoái Hai anh em sống cùng với mẹvà ông bà nội, tuy ông bà cũng rất quan tâm đến cháu nhưng tâm trạng của emluôn hụt hẫng tình cảm của cha Nhiều lúc, trong lớp em cứ ngẩn ngẩn, ngơ ngơ,không tập trung vào học tập, hỏi ra mới biết em đang nghĩ về cha của mình.

Bên cạnh những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đó, cũng có một số học sinhgia đình khá giả, bố mẹ quan tâm đến việc học hành của con như:

- Em Lê Đức Minh: Bố là kĩ sư, mẹ là kế toán Nhà chỉ có hai chị em, bố mẹquan tâm nên em học tốt, tiếp thu bài nhanh, viết chữ đẹp.

- Em Trần Bá Dũng: bố là nhân viên của công ty viễn thông, mẹ là giáo viênmầm non nên sự quan tâm, chăm sóc em rất chu đáo.

- Ngoài ra còn có gia đình các em: Huệ, Hải Anh, Thư, Minh Đăng, PhươngVy, Minh Đức cũng có sự quan tâm đến việc học hành của các em.

Đây là những học sinh tiêu biểu của lớp, là mũi nhọn mà tôi sẽ lựa chọn đểbồi dưỡng và phát huy năng lực học tập của các em một cách hiệu quả tốt nhất Song song với việc tham khảo học bạ của các năm học trước, tôi bắt đầuphân loại học sinh, áp dụng phương thức giáo dục đối với từng em Tôi làm mộtquyển sổ để theo dõi hàng tháng, mỗi em một trang, nội dung như sau:

Họ tên Thời gian họcở nhà

Thời gian vuichơi, giải trí

Sở thích Số bạn thân

Tôi ghi sơ bộ tình hình của từng em, phần còn lại để tiếp tục theo dõi vàocác tháng Tôi đánh dấu vào những trường hợp cần lưu ý Nắm được tình hìnhnhư vậy, mỗi tháng tôi lại nhận xét một lần và công bố với các em, các gia đình(nếu có dịp).

Nhiệm vụ điều tra cơ bản của tôi đã hoàn thành và có nhiều thuận lợi Việcđó có tác dụng:

Trang 12

- Giáo viên chủ nhiệm đã có tư liệu để triển khai giáo dục cả lớp cũng nhưđối với từng em.

- Cha mẹ học sinh cảm động, phấn khởi, tin tưởng vào những chủ trươngsắp tới của nhà trường, của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục con emhọ.

- Học sinh tin yêu, gần gũi, cởi mở đối với giáo viên, các em đã tâm sự vớicô giáo nhiều hơn về gia đình và bản thân mình.

Song có lẽ tác dụng sâu sắc nhất của việc tìm hiểu thâm nhập vào đời sống,tâm hồn học sinh là từ ấy tình yêu thương học sinh của tôi không còn là chungchung, không còn là cảm giác Tôi thấy yêu thương, gắn bó với các em hơn, luônmong mỏi mình sẽ làm tất cả để giúp đỡ các em ngày càng tiến bộ.

Chính nhờ quá trình tìm hiểu đối tượng học sinh mà dần dần mối quan hệthầy trò càng mở rộng, tôi đã nắm được hạnh kiểm, học lực cũng như tính tình sởthích của từng học sinh Từ đó tôi xây dựng cho mình một kế hoạch và giảng dạycho phù hợp với đối tượng, có thương, có yêu nhưng phải nghiêm khắc Như vậy,tôi đã có thể điều phối công việc của mình một cách phù hợp

Như vậy, tổ có vai trò vô cùng quan trọng, đó là một đơn vị lớn trong lớpđể xây dựng một tập thể vững mạnh Dưới sự phân công của cô giáo chủ nhiệmvà của lớp trưởng, các tổ trưởng và tổ phó có nhiệm vụ theo dõi các thành viêncủa tổ mình về mọi mặt: học tập, nề nếp, vệ sinh… và báo cáo kết quả theo dõicủa tổ mình ở mỗi buổi sinh hoạt cuối tuần.

Chính nhờ có sự phân chia thành đơn vị “Tổ” và sự phân công rõ ràng màviệc theo dõi ý thức và các hoạt động học tập của từng cá nhân học sinh được sátsao, chặt chẽ và mang tính khoa học Thực tế thời gian qua, tôi luôn phát động thiđua giữa các thành viên trong tổ, giữa các tổ với nhau Tôi nhận thấy rằng các emhưởng ứng rất sôi nổi, luôn có ý thức cố gắng xây dựng tổ mình thật tốt Các em

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

w