Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau: TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh công tác Nơi hoặcnơithườngtrú Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ % đóng góp và
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Lộc.
Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:
TT Họ và tên Ngày tháng
năm sinh công tác Nơi
(hoặcnơithườngtrú)
Chức danh Trình độ chuyên
môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối
với từng đồngtác giả, nếu có)
1 Lương Thị Mỹ Lệ 03/02/1988 Trường
Mẫugiáo ĐạiHưng
Giáo
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu
tư tạo ra sáng kiến): Lương Thị Mỹ Lệ
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻtrong trường mẫu giáo
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nàosớm hơn): 2/10/2023
- Hồ sơ đính kèm:
+ Báo cáo sáng kiến
+ Hình ảnh liên quan
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đại Hưng, ngày 14 tháng 3 năm 2024
Người nộp đơn
Lương Thị Mỹ Lệ
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI.
2 Mô tả bản chất của sáng kiến:
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Đặt nềnmóng cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.Thông qua các hoạtđộng ở trường mầm non, trẻ sẽ được phát huy tối đa 5 lĩnh vực: Thể chất, nhậnthức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ Do vậy, giáo dục mầm non là yếu
tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn năng lực chất lượng cao cho đấtnước Đặc điểm tâm lý trẻ lứa tuổi này là tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi,khám phá Trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các sự vật xung quanh mình bằng
cả 5 giác quan Trẻ hứng thú với việc được quan sát các sự vật hiện tượng diễn
ra xung quanh để bắt chước học theo
Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân Trẻ có thể tự đưa ranhận xét khi xem một bộ phim, nghe một bản nhạc, bài hát Ngoài ra trẻ cũngrất chú ý tới những lời nhận xét của người khác dành cho mình và biểu lộ thái
độ vui hay buồn với những lời nhận xét đó Đây được xem là giai đoạn vàng đểphát triển các kỹ năng về cảm xúc và xã hội cho trẻ
Trẻ độ tuổi này bắt đầu giao tiếp và rất thích thú được giao tiếp với mọingười Vì vậy, hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, quacác hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hìnhthành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm trong cuộc sống Qua hoạtđộng trải nghiệm trẻ được tìm hiểu về một số địa danh của địa phương, một sốngành nghề trong xã hội, một số món ăn Từ đó mở rộng thêm hiểu biết của trẻ
về xã hội cũng như tình yêu quê hương, đất nước, yêu quý một số ngành nghề,động thực vật, món ăn hàng ngày
Như chúng ta đã biết phương thức học của trẻ mẫu giáo hiện nay là “Họcbằng chơi, chơi mà học” Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi Mầmnon mà trong đó hoạt động chơi trải nghiệm là một hoạt động không thể thiếu vìkhi được trãi nghiệm sẽ mang lại cho trẻ nhiều điều hấp dẫn thú vị
Hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục tạo cho trẻ
có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thứcmới, tình cảm mới và hình thành kỹ năng mới Ngoài ra, hoạt động trải nghiệmcòn giúp trẻ hiểu ý nghĩa của lao động, biết sáng tạo khi làm ra một sản phẩm,biết trân trọng sản phẩm đó và biết yêu quý người lao động Đây chính là conđường, là cách thức để đưa trẻ đến mục tiêu phát triển toàn diện: Đức, trí, thể,
mỹ, ngôn ngữ và lao động Tất cả những vấn đề trên đó là nền móng để xâythành nhân cách đầu tiên của con người mới, con người hiện đại ngay từ khi lứatuổi còn thơ
Trang 3Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻgiáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động cho trẻ hàng ngày Đây chính lànhân tố quyết định chất lượng giáo dục Chính vì thế giáo viên cần chủ động,tích cực phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục,luôn lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động, chú trong cho trẻ được trảinghiệm, khám phá Làm thế nào để trẻ có ý thứ tự giác, tự nguyện, hình thành
kỹ năng sống, phát huy được việc tích cực những năng lực vốn có của trí tuệ,nhờ đó trẻ có thể tự mình làm một việc mà không cần sự trợ giúp của ngườikhác Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, mục đích của giáo dục mầmnon là định hướng tất cả khả năng tự có của trẻ, góp phần hình thành cho trẻnhững cơ sở chuẩn mực ban đầu về tính cách, phẩm chất cần thiết như: Mạnhdạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt nhằm đưa trẻ tham gia vào các hoạt động
2.1 Các bước và cách thực hiện giải pháp:
Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
Bất kì một hoạt động nào cũng cần có một kế hoạch tốt, đảm bảo điềukiện về cơ sở vật chất, môi trường, con người, thời gian, không gian phù hợp…với trẻ Hiệu quả của hoạt động trải nghiệm phụ thuộc khá lớn vào việc xâydựng kế hoạch của giáo viên Trên cơ sở đó tôi dựa vào khung chương trình màchuyên môn, tổ chuyên môn nhà trường đã xây dựng vào đầu năm học 2023 -
2024 Tôi xây dựng kế hoạc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo năm, theo chủ
đề cho lớp tôi như sau :
Kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho lớp lớn 3 năm học 2023 – 2024:
Chủ đề Thời gian tổ
chức Nội dung trải nghiệm Địa điểm tổ chức
Trường mần
non Tháng 9 - Ngày hội đến trường củabé
- Vui hội trung thu (làmbánh, lồng đèn, múa lân, hóatrang chị Hằng, Chú Cuội )
Tại điểmtrường MGĐại Hưng
Bản thân Tháng 10 - Sinh hoạt 20/10 (Làm
thiệp, cắm hoa…) tặng cô vàmẹ
- Trải nghiệm tổ chức mừngngày 20/10 cho các bạnnữ( bánh kem, gói hoa, phanước cam, làm trang sức nhưvòng tay, nhẫn tặng bạn nữ)
Tại điểmtrường MGĐại Hưng
Gia đình Tháng 11 - Bé yêu cô giáo (Làm thiệp,
gói quà, cắm hoa…) tặng côgiáo
Tại điểmtrường MGĐại HưngNgành nghề Tháng 12 Tập làm chú bộ đội( mặc
trang phục, thực hiện cáchoạt động của chú bộ đội…)
Tại điểmtrường MGĐại HưngThực vật Tháng 12 - Theo dõi quá trình phát Tại điểm
Trang 4triển của cây(Gieo hạt, ươmmầm )
- Trải nghiệm vắt cam,chanh
- Trải nghiệm tự tay thuhoạch rau, nhặt rau, sơ chếcho cô cấp dưỡng nấu canh
từ vườn rau sạch của trường
trường MGĐại Hưng
Tết- Mùa xuân Tháng 2 Chợ tết quê em (gói bánh,
trang trí hoa đào, hoa mai…) trường MGTại điểm
Đại HưngGiao thông Tháng 3 Trải nghiệm về giao thông:
Bé thi xe đạp chậm trường MGTại điểm
Đại HưngQuê hương, Đất
nước, Bác Hồ
Trường tiểu học
Tháng 5 - Tham quan di tích Hội An
- Tham quan trường tiểu họcTrương Đình Nam
- Tìm hiểu và tập nghi lễchào cờ đầu tuần ở trườngTiểu học
Tại điểmtrường MgĐại Hưng
Sau mỗi hoạt động của từng chủ đề, từng tháng giáo viên đúc kết nhữngkết quả tích cực thu được, thái độ của trẻ, tinh thần phấn chấn, thích thu hăngsay khi tham gia các hoạt động, những kiến thức, kỹ năng, sự phát triển tiến bộcủa trẻ so với cách học cũ, ít trải nghiệm để từ đó phát huy hơn nữa, lập ranhững kế hoạch mới mẻ hơn, phù hợp hơn mang lại hiệu quả tốt hơn
Cũng từ những kế hoạch trên giáo viên nhận ra những hạn chế, chưa phùhợp, cần bổ sung, chỉnh sửa để kế hoạch sau sẽ hoàn thiện hơn, tốt hơn, mang lạihiệu quả cao hơn trong quá trình tổ chức
Giải pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm
a Tạo môi trường trong lớp để trẻ hoạt động trải nghiệm
Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năngvới thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trongcuộc sống Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới màquan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biếtcách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới Ngoài ra, nócòn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sảnphẩm nào đó
Trẻ em vốn rất hiếu kỳ, tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vậtxung quanh Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trongnhững năm tháng tuổi thơ sẽ khắc sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ.Trong giáo dục, theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, muốn trẻ có điều kiệnđược trải nghiệm tốt thì môi trường học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới việc học và tiếp thu kiến thức của trẻ, những điều đó ảnh hưởng rất nhiềuđến sự phát triển sau này của trẻ
Trang 5Chính vì vậy, tôi luôn tập trung trang bị cho môi trường học tập tốt nhất ởngay tại khu vực lớp tôi.Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học: Từ cách bốtrí, sắp xếp trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn, bắt mắt màvẫn gọn gàng ngăn nắp Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằmtạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiềuhơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn Giúp trẻ tìm hiểu và khámphá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng sống Ví dụ: Góc xâydựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc thư viện và góc học tập, góc xâydựng tránh lối đi lại, góc thiên nhiên ở ngoài hiên Các góc có khoảng rộng, cáchnhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ Tạo ranh giới giữa các góchoạt động
Tạo một môi trường lớp với các góc mở cho trẻ đươc trải nghiệm đượcbản thân đặc biệt chú trọng quan tâm và thực hiện tốt
Góc trải nghiệm cung cấp cho trẻ môi trường an toàn, kích thích sự khámphá thế giới xung quanh thu nhỏ tại đây Ngoài ra trẻ được tự do tương tác vớitài liệu, đồ chơi, các hoat động khác một cách tự do, thoải mái, điều này giúpcho tư duy của trẻ được logic hơn, tinh thần trẻ được phấn chấn hơn, trẻ tích cựchơn trong hoạt động
b)Tạo môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời
Tuy bản thân năm nay phụ trách lớp lớn 3, là một lớp lẽ của trường, điềukiện cơ sở vât chất, trang thiết bị so với cụm chính còn một vài hạn chế, nhưngkhi được phân công tạo dựng môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời, tôi đãcùng cô giáo phụ trách lớp lớn 3 và các cô giáo ở cụm lớp Gò Dinh, phác thảo
sơ đồ bố trí môi trường trải nghiệm giúp trẻ dễ định hướng nội dung các hoạtđộng Để nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ “Học bằngchơi, Chơi mà học” Với môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời chúng tôi
đã tận dụng hết mọi khoảng không gian để bố trí một cách khoa học cụ thể tôicùng đồng nghiệp tạo ra một số khu vực để trẻ được chơi và trải nghiệm:
Khuôn viên thoáng đãng, rộng rãi được nhà trường đầu tư xây dựng chotrẻ vui chơi phát triển thể chất thông qua các đồ chơi hình dạng con vật ngộnghĩnh, các trò chơi vận động như: Chơi lái xe, chơi ném bóng, chơi leo thangdây, đi cà khêu, chơi chui qua cổng trẻ được trải nghiệm tập luyện hàng ngàygiúp trẻ nhanh nhẹn, dẻo dai, rèn luyện khả năng khéo léo, linh hoạt, mạnh dạn,
tự tin Ngoài ra còn có khu vực, trải nghiệm khám phá khoa học, trải nghiệmvới cát, nước, sỏi, lá, đong đo nước, dòng chảy của nước , ngoài trời cũng cómôi trường cho trẻ hoạt động tạo hình
Xây dựng khu trải nghiệm thực hành:
Xây dựng môi trường góc thiên nhiên cho trẻ trải nghiệm: Trong đó xâydựng được vườn rau của bé, vườn hoa của bé để trẻ được trải nghiệm hàng ngàynhư chăm sóc, vệ sinh cây; thực hành xới đất, gieo hạt (trồng cây), chăm sóccây….qua đó trẻ hiểu hơn về sự phát triển của cây……
Ngoài ra tôi cùng các cô điểm trường Gò Dinh đã xây dựng môi trườngtrải nghiệm chợ quê ở khu nhà dân gian vào hàng tháng đầy đủ các mặt hàngbày bán những sản phẩm của quê hương như những con cua, con ốc, mớ rau,hoa quả … kết hợp ẩm thực quê với chiếc bánh chưng, bánh dày, bánh gai cùng
Trang 6góp phần tạo nên sự phong phú ở chợ quê giản dị, mộc mạc nhưng mang đậmtruyền thống dân tộc quê hương Trẻ hóa thân vào được vai chơi và rất hứng thúvới việc trải nghiệm tại đây.
Quả thật, lứa tuổi mầm non mà đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi có nhu cầu tìmhiểu, khám phá và tư duy rất nhiều, việc xây dựng, bố trí các góc hoạt độngtrong và ngoài lớp học mang lại hiệu quả rất lớn, trẻ thích thú, hang hái, say mêvới những môi trường cô tạo Trẻ sẽ không còn cảm giác nhàm chán, buồn ngủ,mất tập trung, bởi lẽ lúc nào trẻ cũng được tự do làm những điều mình thíchtheo sở thích của bản thân mà không phải gò ép trong một khuôn khổ nhất định
Hạn chế tối đa thời gian luân chuyển giữa các hoạt động trẻ ngồi thụđộng, nhàm chán, thay vào đó là trẻ sẽ tự mình lại các góc và khám phá
Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
Kế hoạch và cơ sở vật chất, môi trường đã được đầu tư, vậy thì bây giờcần tổ chức như thế nào, bố trí thời gian hoạt động ra sao để mang lại hiệu quảtốt nhất giúp trẻ vừa thỏa sức trải nghiệm, vừa đảm bảo an toàn, đảm bảo thờigian theo đúng điều lệ trường mầm non dành cho lứa tuổi, do đó bản thân đã tiếnhành thực hiện như sau:
a Tiến hành hoạt động học theo hướng trải nghiệm
Trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục, bản thân luôn chú ý và lồngghép hoạt động trải nghiệm phù hợp nhất, tận dụng tối đa môi trường trảinghiệm của lớp để cho trẻ có thể tham gia một cách tích cực, vừa giảm tải đượcviệc chuẩn bị đồ dùng cầu kì, phức tạp của các tiết học Thường khi bắt đầu vàotiết học, thay vì hát, đọc thơ để tập trung trẻ chú ý vào bài học thì tôi sẽ xâydựng một vấn đề, tình huống xảy ra trong cuộc sống để trẻ tập trung giải quyết,trải nghiệm tìm ra vấn đề và logic bước vào hoạt động một cách tự nhiên nhẹnhàng nhất
Bản thân bám sát kế hoạch đã nêu ở biện pháp 1 theo chủ đề, đầu tư thựchiện chương trình theo đúng kế hoạch, mỗi chủ đề đều có một đến ba trảinghiệm thú vị, kích thích sự tập trung chú ý, hăng say của trẻ, việc làm nàymang lại hiệu quả vô cùng to lớn trong quá trình tổ chức hoạt động học
Trong hoạt động giáo viên chỉ là người giao nhiệm vụ cho trẻ (nhóm, cánhân) tự xác định nhiệm vụ; giáo viên quan sát và chỉ hỗ trợ trẻ khi cần thiết.Trẻ trao đổi, phân công công việc, lựa chọn đồ dùng, dụng cụ phù hợp và thựchiện các hoạt động trải nghiệm Kết thúc hoạt động, giáo viên hướng dẫn trẻ thudọn dụng cụ, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi… nơi hoạt động cho sạch sẽ
Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học: Tìm hiểu một số món ăn đặc trưngcủa ngày tết( chiếc bánh chưng) Tôi không đem từng món lên để giới thiệu chotrẻ, mà sẽ để những món đó xen lẫn với những đồ dùng đồ chơi khác tại quầybán hàng, góc phân vai, trẻ tự đến, tự phát hiện những món đồ lạ không có ởnhững ngày trước, rồi cho trẻ tự khám phá, từ lớp lá, đến lớp nếp, rồi đến lớpnếp, nhân…khi tự hoạt động trải nghiệm chắc chắn trẻ sẽ dính tay, sẽ phải cầndụng cụ để có thể xem được lớp nhân bên trong có những gì, tất cả trẻ đều được
tự do Sau khi trẻ trải nghiệm xong, cô tổng hợp ý kiến trẻ lại, ngoài kiến thứcthu được là cái bánh chưng có hình dạng như thế nào, có những gì trong đó, thìtrẻ còn được rèn luyện kĩ năng bóc bánh, nếu dính tay thì phải rửa tay, lau tay,
Trang 7nếu khéo léo hơn sẽ ít bị dính tay, kỹ năng dùng thìa tự xúc bánh để thưởngthức…tất cả những việc đó trẻ tự làm được mà không cần mẹ, cô hay ai giúp cả.
Sau mỗi hoạt động giáo viên khuyến khích trẻ nói lên được những gì trẻvừa được trải nghiệm, những cảm xúc hay ấn tượng của trẻ về đối tượng, mốiquan hệ giữa trẻ với nhau, tập trung ý kiến trẻ và hướng trẻ đến các kinhnghiệm, kiến thức, kỹ năng thu được và rút kinh nghiệm cho những hạn chế chonhững lần học và chơi tiếp được hiệu quả hơn
b Tổ chức cho trẻ trải nghiệm ở hoạt động góc:
Tạo một môi trường lớp học với các góc mở cho trẻ được trải nghiệm vậynên các khu vực hoạt động góc được bố trí sắp, xếp đồ dùng, đồ chơi thuận lợi,mang tính mở, tạo được cơ hội cho trẻ hoạt động theo khả năng, hứng thú, sởthích của trẻ: Vẽ, nặn, lắp ráp, làm truyện tranh…phù hợp với từng chủ đề
Đặc biệt lớp có 4 trẻ là người dân tộc thiểu số Kơtu, nên việc tiếp cậnngôn ngữ tiếng Việt cũng như văn hóa sinh hoạt gia đình, cộng đồng có nhữngđiểm khác với người Kinh, bản thân luôn nghiên cứu và hướng trẻ em dân tộcthiểu số thường xuyên tham gia vào các hoạt động trải nghiệm để các cháu cóthể mạnh dạn giao tiếp với các bạn bằng tiếng Việt, rút ra được những bài họcmới mẻ cho bản thân từ những trải nghiệm đó Kết thúc hoạt động tôi cho trẻ tựđánh giá kết quả hoạt động, cuối cùng cho trẻ lao động vệ sinh
Ngoài ra, tổ chức theo hướng trải nghiệm sẽ giúp cô giảm bớt áp lực Côchỉ cần bao quát và chú ý đến nhu cầu, hứng thú của từng cá nhân Qua đó tôinhận thấy kỹ năng, kiến thức và nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển.Trẻ có thể tự chọn cho mình một góc chơi phù hợp, trẻ không bị gò bó áp đặt,trẻ được tôn trọng ý thích Tổ chức hoạt động góc theo hướng trải nghiệm thực
tế chứ không phải từ những lời giải thích suôn của giáo viên
c Tổ chức trải nghiệm ngoài trời
Trong quá trình trải nghiệm ngoài trời trẻ được tiếp xúc với thiên nhiêncây cỏ, hoa, lá… và một số đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ (cào, xẻng, bay….) haytiếp xúc thực tế với những con vật nuôi trẻ yêu thích Mở ra cơ hội tất cả các trẻđều được tham gia vào các hoạt động chăm sóc thiên nhiên, tạo thói quen bảo vệmôi trường, trải nghiệm các cảm xúc của mình Tôi luôn tạo không khí thoảimái, không gượng ép trẻ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi Tôi cảm nhận đượctrẻ thật hạnh phúc khi được hòa mình trải nghiệm thật tự do, thú vị
Ví dụ: Chủ đề gia đình: Tôi cho trẻ ra ngoài sân dạo chơi và nhặt lá trênsân trường Sau đó cô hướng dẫn gợi mở trẻ dùng những chiếc lá đó có thể tạothành trang phục, chiếc mũ, đồng hồ, kính… để tặng bà, mẹ, cô và các bạn,được trẻ hào hứng tích cực tham gia và hiệu quả của hoạt động rất cao
Hoặc chủ đề thực vật: Tôi cho trẻ trải nghiệm theo dõi quá trình phát triểncủa cây “cô tổ chức cho trẻ gieo hạt” Để gieo hạt cô sẽ cho trẻ tự dùng xẻngnhỏ để xới đất, tự tay gieo hạt và mỗi sáng đi học thì con sẽ tự tưới nước, nhổ cỏ
mà chậu mình gieo hạt Qua đó trẻ sẽ biết được quá trình phát triển của cây vàbiết cách chăm sóc và bảo vệ cây
Chính hoạt động này giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động, pháttriển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên Tạo cho trẻ
Trang 8sự nhanh nhẹn, thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạntrong cuộc sống.
Bên cạnh đó, còn trải nghiệm qua các trò chơi vận động sẽ giúp trẻ pháttriển về mặt thể chất, vận động….Khuyến kích , tạo cơ hội cho trẻ hợp tác, thayphiên nhau chơi với các thiết bị đồ chơi
Dựa vào đặc điểm các giờ hoạt động ở trường, tôi lựa chọn các hoạt độngtrải nghiệm phù hợp có liên quan đến các hiện tượng, sự kiện tự nhiên, xã hội,con người, gần gũi với trẻ, khi trẻ được tham gia vào các hoạt động phù hợp vớicác mục tiêu giáo dục đề ra: Chơi với cát, nước, trồng và chăm sóc vườn hoa,vườn rau, tham gia làm thiệp tặng bà tặng mẹ, làm thiệp tặng cô giáo, gói bánhchưng, tính chủ động của mình, trẻ được thể hiện cảm xúc cá nhân qua các hìnhthức khác nhau, động viên kích thích trẻ sáng tạo tự tin trong khi thể hiện …phù hợp với đặc điểm của hoạt động học, gần gũi với thực tiễn và nên ưu tiêncác chủ đề có liên quan đến các sự kiện xã hội diễn ra vào thời điểm cụ thể ở địaphương
Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non” tôi lựa chọn các nguyên vật liệuphế thải, nguyên vật liệu tự nhiên khuyến khích trẻ tham gia trang trí lớpcùng cô từ đó trẻ yêu quý lớp học của mình hơn
Chủ đề “Nghề nghiệp” cho trẻ đóng vai các nghề trong xã hội từ đóhiểu biết thêm về đặc điểm, tính chất công việc của từng nghề, cho trẻ trảinghiệm tạo ra sản phẩm từ các nghề: Trồng và chăm sóc rau, hoa (Nghềnông)
Chủ đề “Tết mùa xuân” cho trẻ thực hành trải nghiệm gói bánhchưng, trang trí mai, đào, trẻ hiểu thêm về phong tục cổ truyền của dân tộc,thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước
Chủ đề “Thực vật” cho trẻ thực hành trồng và chăm sóc cây, làm thínghiệm về sự phát triển của cây từ hạt
Chủ đề “Trường mầm non”, “Gia đình”, “Nghề Nghiệp”, “Quê hươngđất nước Bác Hồ” cho trẻ trải nghiệm làm những món quà tặng bạn bè, ngườithân, cô giáo, chú bộ đội, Bác Hồ bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên: Cây
cỏ, hột hạt, đá, sỏi
Học qua trải nghiệm giúp trẻ dễ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và hình thànhthái độ đối với sự vật, hiện tượng và mọi người xung quanh Vì vậy, khi tổ chứchoạt động học theo hướng trải nghiệm tôi cũng đã làm rõ các mục tiêu cụ thểliên quan đến: Hiểu biết của trẻ về đối tượng trải nghiệm, khả năng thực hiệnhoạt động của trẻ và cảm xúc, tình cảm của trẻ được hình thành sau khi tham giahoạt động học theo hướng trải nghiệm đó
d Tổ chức trải nghiệm qua các sự kiện ngày hội ngày lễ
Được tham gia vào ngày hội, ngày lễ góp phần phát triển trí tuệ, thể chất vàchính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Hoạt động ngày hội, ngày
lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm
có ý nghĩa nhất để giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào chotrẻ Bên cạnh đó, thông qua việc tham gia vào các hoạt động ngày hội, ngày lễtrẻ được củng cố kiến thức, kỹ năng đã học; rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, sựhợp tác, chia sẻ cùng bạn bè , thu hút đông đảo cha mẹ trẻ cùng tham gia
Trang 9Năm hoc 2023-2024 lớp tôi xây dựng các ngày hội ngày lễ như sau:
Tháng 9: Ngày hội đến trường
Tết trung thuTháng 10: Ngày 20/10
Tháng 11: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Tháng 12: Biết ơn chú bộ đội 22/12
Tháng 2: Lễ hội vui tết cổ truyền Giáp Thìn
dục được trẻ tình yêu bạn bè, trường lớp, yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước
e Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua tham quan, dã ngoại
Hoạt động dã ngoại là để trẻ được đi tham quan, tìm hiểu và học hỏi kiếnthức, tiếp xúc với các thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa công trình, nhà máyhoặc một địa danh nổi tiếng của đất nước ở trẻ đang sống, học tập… giúp các trẻ
có được những kinh nghiệm từ thực tế Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, đất nước,giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử
Ví dụ: Tham quan trường Tiểu học Trương Đình Nam và làm quen nghi
lễ chào cờ đầu tuần ở trường tiểu học, cô và các trẻ được tham quan quang cảnh
sân trường, các lớp học, thư viện, phòng đoàn đội, phòng Hiệu trưởng… qua đó,
trẻ biết được điểm giống và khác nhau giữa môi trường lớp học Mẫu giáo vàtrường Tiểu học Bước đầu chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi vào lớp một
Tham quan, dã ngoại là điều kiện và môi trường tốt cho trẻ tự khẳng địnhmình, thể hiện tính tự quản, phát triển tư duy, tính sáng tạo và biết đánh giá sự
cố gắng, sự trưởng thành của bản thân
Năm học này lớp có kế hoach tham mưu nhà trường và vận đông cha mẹtrẻ tham quan di tích Hội An Để trẻ được mở rộng hiểu biết, được vui chơi và
tự hào về quê hương
Giải pháp 4: Phối hợp với cha mẹ trẻ sưu tầm nguyên vật liệu, học liệu làm đồ dùng, đồ chơi, tạo môi trường trải nghiệm cho trẻ.
Để làm tốt công tác này ngay từ đầu cần phải xây dựng kế hoạch phốihợp giữa gia đình, nhà trường, kế hoạch đó được xây dựng cụ thể theo từng chủ
đề
Hình thức phối hợp: Xây dựng góc tuyên truyền, thông báo cho cha mẹtrẻ biết các kiến thức được giáo dục trẻ ở trường mầm non, những nội dung hoạtđộng của trẻ ở lớp, những yêu cầu của nhà trường đối với gia đình hoặc nhữngnội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo Thông qua cuộc họp cha mẹ trẻgiáo viên đưa ra kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ cho cha mẹ nắm được, tuyêntruyền cha mẹ trẻ cùng tham gia vào giáo dục rèn luyện trẻ Tôi luôn trao đổi vớicha mẹ trẻ hàng tháng thông qua sổ liên lạc, đón, trả trẻ về sự tiến bộ của mỗi trẻ
để cha mẹ kịp thời nắm bắt tình hình
Trang 10Tôi thực hiện tốt công tác tuyên truyền phối hợp với các bậc cha mẹ trẻqua nhóm lớp từ trang zalo, từ đó cha mẹ trẻ quan tâm, hỗ trợ kinh phí cũng nhưđóng góp nguyên vật liệu phế tải để làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ.Thu hút được sự quan tâm của cha mẹ trẻ đối với lớp, nhà trường Cha mẹ quantâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng gópcông sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ.
Ngoài ra, tuyên truyền với cha mẹ qua đón, trả trẻ, đây là một việc làmkhông tốn thời gian nhưng đạt kết quả cao đòi hỏi người giáo viên làm tốt côngtác chủ nhiệm, kiên trì đối với mỗi bậc, cá nhân cha mẹ trẻ khi đưa và đón trẻ
Để có được sự phối hợp tốt với cha mẹ trẻ, trước hết giáo viên cần dànhthời gian để tìm hiểu về gia đình trẻ và điều mà cha mẹ trẻ thực sự mong muốn.mỗi gia đình trẻ là khác nhau, các ông bố, bà mẹ cũng rất khác nhau trong tínhcách, nghề nghiệp, năng lực, sự sẵn sàng tham gia…Giáo viên cần nhận ra thếmạnh của mỗi người về chuyên môn và năng lực để có thể phối kết hợp, thu hút
họ tham gia có hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Tôi nghĩ cha mẹ trẻ cũng cần phải biết các hoạt động ở trường mẫu giáo
mà con mình được học, được tham gia chơi để cha mẹ trẻ biết con em mình đếntrường học được những gì và sự cần thiết khi cho trẻ đến trường, để cùng vớigiáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp Thấy được con cháu mìnhđược tham gia vào các hoạt động với tinh thần thái độ tích cực, hiệu quả kĩ năng,kiến thức thu lại của cháu không hề nhỏ, ba mẹ sẽ rất phấn khởi dễ dàng phốihợp, giúp đỡ khi giáo viên vận động Vậy nên, trong năm, dưới sự chỉ đạo củanhà trường, giáo viên cũng đã dành thời gian nghiên cứu và đưa vào những hoạtđộng có sự tham gia của cô – trẻ - gia đình nhằm giúp phụ huynh hiểu hơn, nắmbắt hơn mục tiêu nguyên lý giáo dục của bậc học mầm non và tạo một sự gắnkết giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục trẻ theo hướng trảinghiệm
Phối hợp cùng cha mẹ trẻ sưu tầm nguyên vật liệu phế thải sẵn có để làm
đồ dùng, đồ chơi tự tạo để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ được trảinghiệm Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút cha mẹ trẻ cùng tham gia,cùng giáo dục trẻ với cô giáo và nhà trường nhằm tổ chức tốt việc giáo dục trẻ,cũng như hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực và đạt kết quả
2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết.
Như đã biết hoạt động chủ đạo của trẻ “ Học bằng chơi, Chơi mà học”thông qua các hoạt động đa dạng phong phú để trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộcsống xung quanh Trong quá trình tổ chức hoạt động, việc giáo dục cho trẻ đượctrải ngiệm là tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với
sự phát triển của bản thân, đáp ứng tối đa nhu cầu hứng thú của trẻ Thực tế chothấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm đã tạo ra một khônggian mở cho trẻ được thể hiện khả năng với các hoạt động, khuyết khích trẻ pháttriển tư duy và hoàn thành công việc đến cùng Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tựtham gia trải nghiệm phám phá trẻ sẽ được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ cónhiều cơ hội phát triển 5 lĩnh vực như: Ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ xã hội,phát triển thẩm mỹ, thể chất, nhận thức Những lợi ích đó có liên quan trực tiếp