1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực viết cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực viết cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Tiểu học Tòng Bạt
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022-2023
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 15,95 MB

Nội dung

Qua những bài tập đọc, chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu, đặc biệtqua sự giảng dạy của giáo viên tâm huyết, học sinh Tiểu học sẽ ngày một thêmyêu Tiếng Việt, thích học thơ văn, thậm c

Trang 1

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lí do chọn đề tài:

Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển

những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người ViệtNam Trong chương trình tiểu học, cùng với môn toán môn Tiếng việt chiếmkhá nhiều thời gian so với các môn học khác Môn Tiếng Việt ở trường phổthông có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụngTiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi Bản thântôi khi được phân công giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy củamôn Tiếng Việt được phản ánh rõ nét nhất ở nội dung cảm thụ thơ văn của học sinh Trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, đọc hiểu văn bản hay còn gọi làcảm thụ văn học được xem là khó Đây là một năng lực bắt buộc cần phải có ởnhững học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt Bởi vì, cùng với Luyện từ và câu

và phần Tập làm văn, Cảm thụ văn học là một trong ba nội dung tạo nên một đềgiao lưu cho học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt Tuy nhiên trong thực tếhọc sinh thích học Toán, sợ Tiếng Việt Trong đề Tiếng Việt, các em sợ viếtcảm thụ thơ văn Khi giao bài cho các em, nếu không gợi ý thật tỉ mỉ, cụ thể thìcác em thường viết lủng củng, không đúng trọng tâm Một số em cảm nhận đượccái hay, cái đẹp trong đoạn thơ, đoạn văn nhưng diễn đạt chưa lôgíc Đọc bàiviết về cảm thụ của các em còn rất mơ hồ, sơ sài, các em thường cảm thụ táchbiệt bằng cách phân tích nội dung rồi nêu biện pháp nghệ thuật riêng biệt khiếnbài làm khô khan không có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và giá trịnghệ thuật

Từ thơ văn các em thêm yêu con người, yêu thiên nhiên và sống có ýnghĩa, có trách nhiệm hơn với bản thân, bè bạn, gia đình và xã hội Hơn nữa, các

em sẽ trở nên mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực hơn Các em biết tự vượt qua khókhăn trong học tập và trong cuộc sống, cảm thụ thơ văn chính là thử thách chocác em thêm trưởng thành Tôi muốn các em yêu nó như yêu chính mình Tôibiết điều này thật khó khăn nhưng tôi tin vào sự thành công của mình trong hànhtrình cùng học trò lớp 5 khám phá, chinh phục cảm thụ thơ văn để mỗi giờ Tiếngviệt đến với các em thật nhẹ nhàng Chính vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn

sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực viết cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5”.

II Mục đích nghiên cứu:

Trang 2

- Tìm hiểu thực trạng, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân học sinh cảmthụ văn học chưa tốt.

- Đưa ra một số biện pháp để phát huy năng lực cảm thụ văn học và khắcphục những hạn chế khi cảm thụ văn

- Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực viết cảm thụ thơvăn cho học sinh lớp 5

III Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

IV Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.

- Phương pháp đàm thoại, gợi mở

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực hành, luyện tập

- Phương pháp tổng kết kinh nghiêm

- Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu

Kể chuyện, Chính tả Vì không có thời lượng cụ thể cho cảm thụ thơ văn, trongquá trình dạy các tiết Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính

tả, bản thân giáo viên phải là người truyền cảm hứng cho học sinh học cảm thụthông qua từng tiết học này Vì vậy thông qua từng tiết học này để từ đó địnhhướng cho học sinh tìm tòi, phát hiện những câu, đoạn văn hay gắn vào từng

Trang 3

dạng bài cảm thụ để dẫn dắt các em từng bước làm quen rồi yêu thích viết cảmthụ thơ văn.

Qua những bài tập đọc, chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu, đặc biệtqua sự giảng dạy của giáo viên tâm huyết, học sinh Tiểu học sẽ ngày một thêmyêu Tiếng Việt, thích học thơ văn, thậm chí cảm xúc tốt học sinh có thể sáng tạo

và sáng tác, nhưng cơ bản nhất là kỹ năng cảm thụ thơ văn của các em sẽ ngàymột thêm phát triển

Kết hợp hài hòa giữa các thao tác với những biện pháp sử dụng nghệthuật so sánh, nhân hóa, dùng từ đặt câu, dùng từ láy, từ gợi tả gợi cảm, từ đồngnghĩa, từ trái nghĩa, dùng câu văn ngắn xen câu văn dài, từ trái nghĩa, điệp từ,đảo ngữ, phát hiện những hình ảnh, chi tiết có tác dụng gợi tả trong các đoạnthơ, câu văn có giá trị nghệ thuật nổi bật trong một bài văn, bài thơ hay câuchuyện, đồng thời hiểu các dạng bài cảm thụ, biết đặt rồi trả lời hệ thống câu hỏi

về một đoạn cảm thụ Khi học sinh nắm được các kỹ năng và thao tác trên thìviệc làm tốt một bài văn cảm thụ không còn là áp lực khó khăn đối với các em nữa

II Thực trạng trước khi thực hiện đề tài:

1 Về phía giáo viên:

- Giáo viên được ban giám hiệu và phụ trách chuyên môn có chuyên mônvững, quan tâm, luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học Đặc biệt làviệc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

- Bản thân giáo viên còn lúng túng chưa phát phát huy tối đa năng lựccảm thụ thơ văn cho học sinh, chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quýTiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là ngườiViệt Nam thì phải hiểu và yêu Tiếng Việt, thổi hồn cho Tiếng Việt ngày càngtrong sáng, ấm áp, đẹp đẽ hơn thông qua cách làm bài cảm thụ thơ văn để pháthuy hết những ưu điểm của tiếng mẹ đẻ

2 Về phía học sinh:

- Các em chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của bài văn cảm thụ

- Bài viết của học sinh còn mắc lỗi chính tả

- Các em chưa biết lập dàn ý: Do các em chưa nắm vững các thao tác, các

kĩ năng, cách phát hiện và sử dụng các biện pháp nghệ thuật, cách mở rộng câuđúng thành câu hay

- Hầu hết các em thường sa đà vào kể lể, liệt kê vài dòng, diễn đạt vụng

về, lủng củng

- Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, chưa biết khai thác chi tiết nổi bật

Trang 4

- Phát hiện được nghệ thuật nhưng khai thác chưa sâu, không nêu bậtđược tác dụng của các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn, đoạn thơ.

- Nhiều em chưa biết kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật khiến bài văncảm thụ trở nên tách bạch gò bó kém tự nhiên, sáo rỗng

3 Nguyên nhân thực trạng:

Trong những năm qua, nhiều giáo viên đã có những biện pháp nhằm giúphọc sinh có kĩ năng viết cảm thụ nhưng kết quả còn hạn chế, chưa thực hànhluyện tập về cả bốn kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết cho học sinh trong khi cảm thụthơ văn đòi hỏi các em phải thành thạo cả bốn kĩ năng này Mặt khác một sốgiáo viên cũng coi nhẹ dạy cảm thụ vì chỉ thi học sinh năng khiếu mới có nênkhi có đoạn văn , đoạn thơ hay mà phải cảm thụ thì hầu hết giáo viên nêu ngaycảm nhận của chính mình cho học sinh nghe Đây là sự thật mà chính bản thântôi từng vấp phải trong những năm đầu mới ra trường

4 Khảo sát thực tế:

Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinhbằng cách cho học sinh làm đề kiểm tra cảm thụ thơ văn với phần cảm thụ nằmtrong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 hiện hành Qua kết quả khảosát tôi thống kê được chất lượng làm bài cảm thụ thơ văn của học sinh lớp 5Hnhư sau:

(Minh chứng kèm theo: Bảng 1)

Từ những thực trạng trên nhận thấy học sinh làm bài cảm thụ thơ văn cònhạn chế như vậy khiến người giáo viên giảng dạy Tiếng Việt như tôi trăn trở Đisâu tìm hiểu nguyên nhân, tôi tự vạch ra kế hoạch hành động cho mình bằngnhững giải pháp cụ thể về các phương pháp dạy học sinh làm bài cảm thụ thơvăn rồi tiến hành đưa vào áp dụng giảng dạy với học sinh lớp 5H

III Các biện pháp tiến hành:

1 Biện pháp 1: " Truyền lửa" cho học sinh bằng cách đọc hay, đọc diễn cảm và tích lũy kiến thức thực tế cuộc sống:

1.1 Giúp học sinh đọc hay và diễn cảm.

Học sinh Tiểu học thực ra các em rất thích nghe thầy cô đọc những bàivăn, bài thơ hay cho các em nghe Thầy cô đọc hay, đọc diễn cảm để cuốn hútcác em lắng nghe đó chính là thầy cô đã "gieo mầm" cảm thụ cho các em, nhennhóm trong các em ngọn lửa văn thơ, tình yêu văn học

Với học sinh lớp 5, yêu cầu cuối cấp các em phải đọc trôi chảy tiến tớidiễn cảm một bài văn, bài thơ Các em có đọc lưu loát, diễn cảm bài văn bàithơ thì các em mới thực sự xúc động với những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả

Trang 5

qua bài văn, bài thơ đó Nhưng trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy nhiều emđọc chưa trôi chảy, ngại đọc Chính vì thế các em ngại tìm hiểu bài Nhất là đốivới tiết tập đọc một tiết chủ đạo cho phần cảm thụ thơ văn.

Để giải quyết thực trạng nêu trên, trong mỗi tiết Tập đọc, Tập làm văn, Kểchuyện Bản thân tôi phải đọc thật diễn cảm, thật hay cuốn hút các em qua cácbài văn, bài thơ hay đoạn văn, đoạn thơ các em sẽ được học trong chương trình.Bằng cách đọc đúng cao độ cường độ, ngắt nghỉ đúng dấu câu, cụm từ, nhấngiọng, thể hiện giọng biểu cảm để lôi cuốn học sinh chú ý lắng nghe Tôi tìmhiểu kĩ cách đọc sao cho đúng văn bản, thể loại, phù hợp đối tượng học sinh tiểuhọc Vì khi nghe cô đọc hay các em rất thích, thích đọc được như cô Tôi dạycác em cách đọc thơ, đọc văn sao cho đúng, cho hay Động viên, khích lệ các emđọc có sáng tạo, thi đọc diễn cảm, đọc hay Ngoài ra, tôi giúp các em trở thành

"người bạn thân" với thơ, văn bằng cách cung cấp cho các em những bài thơ, bàivăn hay gần gũi với các em Khi các em có hứng thú tiếp xúc với thơ văn, tôiyêu cầu các em tự tìm những bài thơ, bài văn hay đọc cho các bạn nghe, cônghe Chính sự trau dồi hứng thú tiếp xúc với thơ văn là động lực thôi thúc các

em đến với thơ văn một cách tự giác, say mê - yếu tố quan trọng của cảm thụthơ văn Phải đọc bài ít nhất ba lần để hiểu khái quát tác phẩm, chỉ ra được tácgiả , nêu được thời gian tác phẩm ra đời? Truyện hay thơ? Nói về điều gì? Nộidung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ, trong bài có những biện pháp nghệ thuật nàođược sử dụng? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?

1.2 Giúp học sinh tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống.

Khi được tiếp cận với các bài văn, bài thơ có giá trị nghệ thuật hay, các

em cũng đã cảm nhận được phần nào cái hay, cái đẹp trong tác phẩm đó nhưngcác em vẫn đặt câu hỏi: "Vì sao tác giả lại viết hay như vậy hả cô?" Thật thú vịkhi nghe các em hỏi câu hỏi này Nếu mới nghe các em hỏi, ta nghĩ câu hỏi thậtngây ngô Nhưng để trả lời cho các em câu hỏi này, cũng thật khó giải thích Vìmuốn giải thích cho học trò Tiểu học thì phải giải thích một cách cụ thể, tườngminh thì có dẫn chứng cụ thể Để giải quyết vấn đề này, tôi đã dành thời giandẫn các em đi thăm cánh đồng, vườn cây, những khu rừng, mái đền, những nhà

có mô hình đẹp, thăm cuộc sống của bà con nông dân trên quê hương mình Dừng chân ở cánh đồng, các em thấy được màu xanh của lúa đương thì con gái,thấy cánh cò trắng dập dờn như nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:

“Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Cánh cò bay lả dập dờn, Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Trang 6

Hay khu đền "Rừng già" lấp ló trong bóng cây cổ thụ từ ngàn đời Hoặc,

vẻ đẹp của núi Ba Vì hùng vĩ, nên thơ vào những buổi sớm tinh sương Tất cảhiện lên một cách tự nhiên, gần gũi, thân thuộc Các em cảm nhận được nhữngđiều đó bằng tất cả các giác quan Tôi hướng dẫn các em cách quan sát, ghichép, kích thích sự sáng tạo của các em, không gò bó, khuôn mẫu Sau các cuộc

đi thăm này, tôi thường chia sẻ cùng các em: Cảnh vật các em vừa đến thăm có

gì đẹp? Em thấy ở đó có gì thú vị? Mơ ước của em khi đi thăm cảnh vật này? Chính từ những câu hỏi đơn giản này, tôi đã kích thích được sự quan sát, nhìnnhận của học sinh về cảnh sắc thiên nhiên, hoạt động của con người từ thực tế

mà các nhà thơ, nhà văn thể hiện trong các tác phẩm văn, thơ của mình Nhờ vậy

mà tôi giúp các em đã tự giải thích được câu hỏi: "Vì sao tác giả viết hay nhưvậy?" Đó chính là nhờ cái tài quan sát cảnh vật bằng mọi giác quan, tích lũyvốn hiểu biết về thực tế mà các em cũng làm được Đây là điều kiện giúp các emcảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc Các em thể hiệnvào bài làm một cách chân thực, xúc động hơn

Tất cả những điều mà học sinh đọc được, nghe được, nhìn thấy và cảmnhận được tôi đều yêu cầu các em ghi chép tỉ mỉ vào sổ tay văn học

(Hình ảnh minh họa 1)

2 Biện pháp 2: Giúp học sinh biết chọn và phân tích nội dung đoạn thơ văn có giá trị nghệ thuật.

2.1 Chọn đoạn văn, đoạn thơ có giá trị nghệ thuật

Bất cứ bài văn, bài thơ nào đều có những đoạn văn, đoạn thơ, câu văn, câuthơ có giá trị nghệ thuật, có những hình ảnh chi tiết có tác dụng gợi tả nổi bật

Trong một bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ nào chứa đựng các hìnhảnh gợi tả, gợi cảm, các biện pháp tu từ thì đó chính đoạn văn, đoạn thơ mà tacần khai thác sâu, nắm được cái hay, cái đẹp mà tác giả diễn tả và giúp ta hiểuđược giá trị của các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng một cách thànhcông như vậy

Ví dụ cụ thể: Trong bài :“Tiếng hát mùa gặt” của nhà thơ Nguyễn Duy có

đoạn viết:

“Đồng chiêm phả nắng lên không

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.

Gió nâng tiếng hát chói chang, Lung linh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”

(Hình ảnh minh họa 2)

2.2 Cách phân tích nội dung thơ văn

Trang 7

Trong bài cảm thụ thơ văn cần tránh lối viết khô khan, rời rạc vì các bàivăn bài thơ có trong sách hoặc truyện, trong các tuyển tập dành cho Thiếu niênnhu đồng phần lớn là các tác phẩm hay và tốt Do đó khi viết cảm thụ cần phải

nỗ lực trong phân tích diễn đạt

+ Cách phát hiện: Những hình ảnh, chi tiết có tác dụng gợi tả trong cácđoạn thơ, đoạn văn thường là những hình ảnh, chi tiết có những từ gợi tả đặcđiểm, cảm xúc, của sự vật hay những hình ảnh, chi tiết đó tác giả có sử dụng cácbiện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, đảo ngữ làm toát lên giá trị nổibật của sự vật miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ

Ví dụ cụ thể:

“Nòi tre đâu chịu mọc congChưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sơng

Có manh áo cộc tre nhường cho con…”

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

(Hình ảnh minh họa 3)

Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp

đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó Gợi ý Đoạn thơ trên của nhà thơ Nguyễn Duy có những hình ảnh đẹp sau đây:

- Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiênngang, bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam!)

- Hình ảnh (cây tre) lưng trần phơi nắng phơi sương có ý nói lên sự dãidầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống…

- Hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho ta nghĩ đến sự chechở, hi sinh tất cả mà người mẹ dành cho con; thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu

tử thật cảm động…

Các từ ngữ gợi tả có thể là các tính từ, các động từ, các từ láy phải phântích được những cái hay, cái đặc sắc trong những từ ngữ gợi tả ấy

Ví dụ: Gió reo gió hát

“Giọng trầm giọng cao Chớp dồn tiếng sấm Chạy trong mưa rào”

(Mưa -Trần Tâm)

Học sinh đọc thơ gạch chân được các từ ngữ và hình ảnh đẹp đậm chấtthơ là: “Gió - reo - hát - giọng trầm - cao; Chớp dồn - chạy”

Trang 8

Ví dụ: Chúng ta cùng đến chiêm ngưỡng “Dòng sông không mặc áo” của

Nguyễn Trọng Tạo Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áođẹp “áo thướt tha” may bằng “lụa đào” Trưa về dòng sông rộng bao la sôngmặc “áo xanh” áo mới Nửa đêm khuya sông nép mình trong rừng bưởi, sôngkín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ,dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm ngẩn ngơ lòng người:

“Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ.

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai”.

Sông mặc áo, sông được nhân hóa là một thiếu nữ xinh đẹp duyên dáng.Dưới ngòi bút tinh tế của mình nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã vẽ nên những sắcmàu tươi đẹp, biến đổi không ngừng theo mùa, theo thời tiết của dòng sông quêhương

3 Biện pháp 3: Giúp học sinh nắm chắc và sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ thuật khi viết cảm thụ thơ văn (Hình ảnh minh họa 4)

3.1 Sử dụng nghệ thuật so sánh:

+ Dấu hiệu chung để so sánh hai sự vật với nhau: Là cách đối chiếu haihay nhiều sự vật , sự việc có cùng một nét giống nhau nào đó về màu sắc, hìnhdáng

+ Từ dùng chỉ sự so sánh: Như, tựa, tựa hồ, giống, giống như, là, như là,dấu gạch ngang, dấu hai chấm

+ Tác dụng của biện pháp nghệ thuật sánh: Nhằm diễn tả một cách đầy đủcác hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng hay hình ảnh so sánh góp phầndiễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm

Giúp ta hình dung sự vật được miêu tả thêm cụ thể, đẹp đẽ và sinh động,giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp tinh khiết, sức sống mãnh liệt của sự vật

Ví dụ cụ thể: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn dưới đây, tác giả đã so sánh

hai sự vật nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu nào để so sánh? so sánh bằng từ gì?Nhận xét tác dụng của biện pháp so sánh đó?

Ví dụ 1: Bài thơ: “Mặt trời xanh của tôi” của nhà thơ Nguyễn Viết Bình:

“Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió”

(Hình ảnh minh họa 5)

Trang 9

Ví dụ 2:

“Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao,

Tàu dừa - chiếc lược trải vào mây xanh”.

(Cây dừa - Trần Đăng Khoa)

(Hình ảnh minh họa 6)

Gợi ý khổ thơ, đoạn văn hai sự vật được so sánh với nhau Dấu hiệuchung để so sánh Từ dùng chỉ sự so sánh tác dụng của biện pháp so sánh:

Ví dụ 1: Tiếng mưa- tiếng thác, trận gió đều có âm thanh giống nhau như

giúp ta hình dung được tiếng mưa trong rừng cọ to và mạnh như âm thanh củatiếng thác và tiếng gió

Ví dụ 2: Quả dừa - đàn lợn; tàu dừa - chiếc lược đều có đặc điểm, hình

dáng giống nhau dấu gạch ngang Giúp ta cảm nhận được: vẻ kì lạ, ngộ nghĩnhcủa những quả dừa; nét đẹp và lạ của tàu lá dừa trên cao

3.2 Sử dụng nghệ thuật nhân hóa

+ Dấu hiệu chung để nhận biết sự vật được nhân hóa: lấy những từ ngữbiểu thị thuộc tính hay hoạt động của con người chuyển sang đối tượng khôngphải con người (vật vô tri, vô giác) cụ thể dùng từ chỉ đặc điểm, trạng thái, hoạtđộng của người gắn với sự vật hay gọi sự vật bằng chị, anh, cô, bác

+ Tác dụng của biện pháp nghệ nhân hóa: làm cho sự vật được nhân hóa

có hành động, suy nghĩ, cảm xúc, nói năng,…như người Giúp ta cảm nhận được

sự gần gũi, thân thiết, đáng yêu, sinh động của sự vật Qua các sự vật được nhânhóa đó giúp con con người thêm yêu quí cảnh sắc thiên nhiên, yêu cuộc sống laođộng và sống có ý nghĩa hơn

Ví dụ cụ thể: Trong bài Tiếng hát mùa gặt” nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

“Đồng chiêm phả nắng lên không, Cánh cò dẫn lúa qua thung lúa vàng.

Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”

Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ở các câu thơ trên? Nhờbiện pháp nghệ thuật nổi bật đó, em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ?

Hướng dẫn học sinh:

- Biện pháp nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ là biện pháp nhân hóa thểhiện rõ những từ ngữ chỉ hoạt động của con người: (phả, liếm, nâng, dẫn)

Trang 10

- Nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ: Cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật sinhđộng, nên thơ:

“Đồng chiêm phả nắng lên không,Cánh cò dẫn lối qua thung lúa vàng.”

Bên cạnh vẻ đẹp nên thơ là sự vui tươi, náo nức: “Gió nâng tiếng hát chóichang”; cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn một cuộc sống ấm no: “Longlanh lỡi hái liếm ngang chân trời” Những cảnh đó gợi cho ta thấy không khíđầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến

3.3 Sử dụng từ láy để dùng từ đặt câu thêm sinh động:

+ Cách nhận biết: Đó là những từ láy âm đầu, láy vần, láy cả âm lẫn vần.+ Tác dụng: Trong đoạn văn đoạn thơ tác giả dùng từ láy có tác dụng gợi

tả vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng ở các sắc độ, âm thanh, mùi vị khác nhaugiảm nhẹ hay nhấn mạnh sắc độ, âm thanh, mùi vị làm cho cảnh sắc thiênnhiên thêm phần hấp dẫn và đầy quyến rũ

Ví dụ cụ thể: Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy? hãy nêu rõ tác

dụng gợi tả của mỗi từ láy đó?

“Quýt nhà ai chín đỏ cây Hỡi em đi học hây hây má tròn Trường em mấy tổ trong thôn Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa”

(Hình ảnh minh họa 7)

Gợi ý:

- Các từ láy có trong đoạn thơ: Hây hây, ríu ra ríu rít

- Tác dụng gợi tả:

+ Hây hây: màu da đỏ phơn phớt trên má, tươi tắn và đầy sức sống

+ Ríu ra ríu rít: nhiều tiếng chim kêu hay tiếng nói cười trong và cao,vang lên liên tiếp và vui vẻ

Trang 11

Con chim gáy hiền lành, béo nục Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn

xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấplánh biêng biếc Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng cao thì quanh cổcàng được đeo nhiều vòng cườm đẹp Tô Hoài

Gợi ý:

- Những từ ngữ gợi tả hình dáng con chim gáy: béo nục, đôi mắt trầmngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề côngnhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc

- Cách miêu tả như vậy đã giúp em hình dung được con chim gáy rất cụthể sinh động; nó có vẻ đẹp hiền lành và đáng yêu

3.5 Dùng từ đồng nghĩa:

+ Cách nhận biết: đó là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giốngnhau Cùng một nhóm từ loại: danh từ, động từ, tính từ chẳng hạn như: chỉ bố tacòn có thể gọi là cha, ba, thầy ; hay xanh từ đồng nghĩa với nó là xanh thắm,xanh biếc, xanh lơ, xanh mườn mượt

+ Tác dụng: Trong đoạn văn đoạn thơ tác giả dùng từ đồng nghĩa cótác dụng:

- Đồng nghĩa hoàn toàn: Tránh lặp từ (thể hiện rất cụ thể trong tiếtLTVC lớp 5)

- Đồng nghĩa không hoàn toàn nhưng cùng trường nghĩa như các sắc độxanh, đỏ, vàng khác nhau: Có tác dụng nhận xét về cảnh vật thiên nhiên đadạng, phong phú, đẹp đẽ, giàu sức sống

Ví dụ cụ thể: Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh vàThanh Tịnh đã tả phong cảnh Quê hương Bác như sau:

Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác.Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanhrất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây

đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa

Đọc đoạn văn trên, em có nhận xét gì về cách dùng những từ ngữ chỉ màu xanh?Cách dùng từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật trên quê Bác?

Gợi ý: Tác giả dùng từ đồng nghĩa chỉ màu xanh thật là đa dạng, phong phúhợp với từng cảnh vật, với từng giai đoạn phát triển của cảnh Cách dùng từ của tácgiả đã gợi nên một bức tranh sinh động, tràn trề sức sống của cảnh vật ở quê Bác

3.6 Dùng từ trái nghĩa:

+ Cách nhận biết: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau

Trang 12

+ Tác dụng: Từ trái nghĩa đặt cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật sự vật, sựviệc cần miêu tả.

3.7 Dùng câu văn ngắn, xen câu văn dài:

+ Cách nhận biết: Cuối câu văn kết thúc bằng dấu chấm câu

+ Tác dụng: Trong đoạn văn, tác giả sử dụng câu văn ngắn và các câu văndài có tác dụng diễn tả, khẳng định tính chất của sự vật theo mức độ tăng haygiảm dần

Ví dụ cụ thể: Đọc đoạn văn sau của nhà văn Ma Văn Kháng trích trong

bài “Mùa thảo quả”: Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi,

rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thônxóm Chin San Gió thơm Cây cỏ thơm Đất trời thơm Người đi từ rừng thảoquả về, hương thơm đậm ấp ủ trong từng nếp áo, nếp khăn Hãy nêu nhận xét vềcách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trongđoạn văn trên

Gợi ý: Tác giả lặp lại từ thơm ba lần để nhấn mạnh hơng thơm của thảoquả chín Câu đầu hơi dài nhưng ngắt thành nhiều cụm từ diễn tả hương thơmcủa thảo quả bay xa trong không gian Ba câu tiếp theo khẳng định hơng thơmcủa thảo quả chín đã lan toả, thấm đượm cả đất trời làm ngây ngất lòng người

3.8 Dùng điệp ngữ

+ Cách nhận biết: Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc

đi, nhắc lại nhiều lần

+ Tác dụng: Nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượngmạnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe tạo âm điệu nhịpnhàng của câu thơ gợi cảm xúc cho người đọc

Ví dụ cụ thể: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ sau và nêu rõ tác

dụng của nó đối với người đọc

“Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.

(Nguyễn Đình Thi)

Gợi ý:

- Điệp ngữ “đây”: Nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của Tổ quốc

- Điệp ngữ “của chúng ta”: Khẳng định quyền sở hữu, làm chủ đất nước,bộc lộ niềm tự hào, kiêu hãnh

Trang 13

- Điệp ngữ “những”: Có tính chất liệt kê, nhấn mạnh số lượng nhiều kèmtheo một loạt hình ảnh như cánh đồng, dòng sông, ngả đường gợi vẻ đẹp giàu cócủa đất nước nhằm bộc lộ cảm xúc yêu thương và tự hào

rỡ, độc đáo của cảnh vật thiên nhiên

Ví dụ cụ thể: Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ sau:

Quê em

Bên này là núi uy nghiêm

Bên kia là cánh đồng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời

(Trần Đăng Khoa)

Gợi ý: Cách diễn đạt đảo ngữ xanh mát bóng cây, trắng cánh buồmlàm cho hai tính từ được chuyển loại có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả vàgợi cảm xúc

4 Biện pháp 4: Giúp học sinh biết sử dụng dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm ngoặc kép khi viết cảm thụ thơ văn.

Trong bài cảm thụ thơ văn, khi nhắc đến nhan đề bài thơ hoặc nhan đề bàivăn thì phải đặt nhan đề vào trong dấu ngoặc kép

Ví dụ: Bài thơ “Việt Nam thân yêu” của Nguyễn Đình Thi viết theo thể

thơ lục bát Hình ảnh đất nước trong thơ thật đẹp đẽ, con người Việt Nam thậtkiên cường bất khuất

Lúc trích dẫn câu thơ câu văn phải đặt câu thơ câu văn được trích dẫn vàotrong dấu hai chấm ngoặc kép

Ví dụ: Tác giả bày tỏ tâm sự, ấn tượng tốt đẹp đáng trân trọng về quêhương và con người Việt Nam:

“Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”.

Trang 14

Giáo viên nhấn mạnh để học sinh ghi nhớ:

- Trích dẫn đặt sau dấu hai chấm xuống dòng gọi là trích dẫn dọc Tùytừng thể thơ (thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ lục ngôn, thơ thất ngôn, thơ lục bát, thơsong thất lục bát , ) mà trình bày trên trang giấy sao cho đẹp mắt

Ví dụ: Trong bài thơ: “Bài ca về trái đất” Tác giả Định Hải viết:

“Trái đất này là của chúng mình / Quả bóng xanh bay giữa trời xanh / Bồcâu ơi tiếng chim gù thương mến / Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển.”

Khi trích dẫn khác vào bài văn cảm thụ của mình thì phải chú thích tênbài, tên tác giả vào trong dấu ngoặc đơn

Ví dụ: Hai câu kết của bài thơ “Con cò” Ngô Cẩn đã vận dụng tục ngữ

một cách khéo léo, hồn nhiên tạo chất trí tuệ cho vần thơ:

Rủ nhau từng đàn/ Đất thơm cò đậu

Nhà thơ muốn gửi gắm tới mỗi chúng ta điều gì qua hai câu thơ kết này?

Ai cũng nên góp phần giữ gìn môi trường xanh, không săn bắn chim chóc đểhình ảnh những cánh cò “Bay lả bay la” (Ca dao), để “Tuổi thơ tôi trắng muốtcánh cò” (Nguyễn Duy)

5 Biện pháp 5: Giúp học sinh nắm chắc các bước làm cảm thụ thơ văn

(Hình ảnh minh họa 8)

5.1 Xác định các dạng bài cảm thụ thơ văn:

Từ các cách hướng dẫn tỉ mỉ sau sẽ giúp các em làm quen các dạng bàicảm thụ ở Tiểu học

+ Dạng 1: Bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động + Dạng 2: Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có tác dụng gợi tả.+ Dạng 3: Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi vớihọc sinh tiểu học như: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ

+ Dạng 4: Bài tập về đọc diễn cảm có sáng tạo

+ Dạng 5: Bài tập về bộc lộ cảm thụ thơ văn qua một đoạn văn ngắn Dạng bài 1,2,3,4 các em thường được học trên lớp thông qua các phânmôn trong môn Tiếng Việt: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn,

Dạng bài 5 là dạng bài mang tính chất tổng hợp các kiến thức các emđược học về cảm thụ Dạng bài này phát huy tính sáng tạo của học sinh để viếtđược một đoạn cảm thụ liền mạch, lô gích đúng yêu cầu của đề mà các đề thihọc sinh giỏi thường gặp

5.2 Biết lập hệ thống câu hỏi gợi ý để làm bài cảm thụ thơ văn

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1 - Nhà xuất bản Giáo dục 2006 do Nguyễn Minh Thuyết chủ biên Khác
2. Tài liệu hướng dẫn Tiếng Việt 5 tập 1A - Nhà xuất bản Giáo dục 2014 Sách dự án Khác
3. Chuyên đề bồi dưỡng Văn – Tiếng việt lớp 5 của Nguyễn Thị Kim Dung, TP Hồ Chí Minh Khác
4. Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Khác
5. Tiếng Việt nâng cao 5 - Nhà xuất bản Giáo dục 2014 do Lê Phương Nga chủ biên Khác
6. Những bài văn chọn lọc 5 - Nhà xuất bản dân trí 2011 Tác giả Phạm Thị phương Lan Khác
7. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 5 tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục 2011 Khác
8. Dạy cảm thụ Tiếng Việt 5 - Nhà xuất bản Giáo dục 2011 Tác giả Lê Thị Nguyên Khác
9. Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5. Bộ GD&ĐT Khác
w