1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo nhỡ

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Thể loại Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 105,5 KB

Nội dung

- Việc cho trẻ mầm non tiếp cận với các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết, sớm hình thành những nề nếp, thói quen vệ sinh tốt, những giá trị tốt đẹp, hành vi tích cực

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1.Tên sáng kiến:

Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo nhỡ

2 Mô tả bản chất của sáng kiến

Trong giai đoạn hiện nay, môi trường đang bị suy thoái, hủy hoại và bị ô nhiểm nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người, làm giảm đi chấtlượng cuộc sống Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên chính là

do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của mỗi một con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường Giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) là một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu không chỉ đối với người lớn mà ngay cả trẻ ở lứa tuổi mầm non

- Việc cho trẻ mầm non tiếp cận với các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết, sớm hình thành những nề nếp, thói quen vệ sinh tốt, những giá trị tốt đẹp, hành vi tích cực và cách ứng xử có văn hóa trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường đối với con người và thiên nhiên xung quanh trẻ Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường từ nhỏ khi lớn lên trẻ sẽ ý thức tốt hơn về vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường

Trang 2

- Nhận thấy rằng tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, nguồn nước, không khí, ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng, bão lũ lụt, hạn hán, sóng thần hậu quả của việc hủy hoại môi trường đã và đang làm thiệt hại cả về con người và tài sản, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, kinh tế của đất nước

Do đó việc BVMT là cấp thiết, để BVMT chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực BVMT được xem là có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non

- Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để giúp trẻ phát huy tính tích cực bảo

vệ môi trường, cho môi trường ngày càng thêm xanh - sạch - hơn

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp

Biện pháp 1: Cho trẻ tìm hiểu về tác dụng của việc bảo vệ môi trường.

* Cho trẻ tìm hiểu về thực trạng môi trường hiện nay và ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người

- Đây là biện pháp giúp trẻ có kiến thức về môi trường, về thực trạng môi trường hiện nay, ảnh hưởng của môi trường với đời sống con người, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường? Để cung cấp lượng kiến thức này tôi đã chuẩn bị các hình ảnh, video, học liệu về môi trường Thông qua các hoạt động đón, trả trẻ, hoạt động chiều, các kiến thức về môi trường được truyền tải một cách chân thực nhất Trẻ thấy được: môi trường xung quanh mình đang ngày một ô nhiễm Các chất thải của các nhà máy xí nghiệp, những dòng sông trở thành những dòng sông rác, màu của nước chỉ còn là màu đen, động vật quý hiếm đang bị săn bắt nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người Diện

Trang 3

tích rừng bị thu hẹp, các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra, động vật không còn nơi trú ngụ, những đống rác thải chất cao hơn núi, ảnh hưởng của môi trường với biến đổi khí hậu: hạn hán, lũ lụt, hành động của con người đối với môi trường Con người đang gánh chịu những hậu quả của ô nhiễm môi trường: Bệnh tật, thiếu nguồn nước, thiếu lương thực, hạn hán, bão lụt

Song song với việc xem các video, hình ảnh về môi trường tôi đặt các câu hỏi tư duy: Vì sao môi trường nước bị ô nhiễm? Nước ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào? tùy vào từng video, hình ảnh mà đối tượng hỏi trong các câu hỏi khác nhau

* Cho trẻ tìm hiểu về tác dụng của việc bảo vệ môi trường

- Không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến thức về vấn đề thực trạng môi trường hiện nay, tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức về tác dụng của việc bảo

vệ môi trường Tôi đặt những câu hỏi cho trẻ: Nếu môi trường luôn trong lành, sạch, đẹp thì sẽ như thế nào? Môi trường bị ô nhiễm là do đâu? Muốn bảo vệ môi trường thì phải làm gì? Bảo vệ môi trường có lợi ích gì?

- Thông qua những câu hỏi gợi mở và những hình ảnh về môi trường được thường xuyên truyền tải tới trẻ, trẻ hiểu được môi trường rất quan trọng, bảo vệ môi trường giúp cho con người hạn chế được bệnh tật, không còn xảy ra bão lũ, hạn hán, thiên tai Trẻ hiểu được bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất

cả mọi người Đối với trẻ mầm non, việc bảo vệ môi trường thẻ hiện qua những hành động: không vứt rác ra lớp, sân trường, bỏ rác vào thùng, không vẽ bậy lên

Trang 4

bàn, ghế, tường, thường xuyên dọn vệ sinh: lau lá cho cây, không dẫm, ngắt hoa, nhắc nhở các bạn phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp

Biện pháp 2: Lồng nghép giáo dục BVMT thông qua các hoạt động trong

ngày

* Lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục BVMT vào các hoạt động

- Đối với lớp tôi, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lồng ghép các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nội dung lồng ghép đa dạng, phong phú: Phân loại rác, để rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây xanh… lựa chọn những nguyên vật liệu gần gũi với thiên nhiên, những nguyên vật liệu đã qua sử dụng: Các đồ dùng cũ, các loại chai nhựa có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "Học bằng chơi, chơi màhọc" cho trẻ, đảm bảo hiệu quả đạt được của đề tài luôn ở mức cao nhất

- Thông qua việc lựa chọn, tôi nhận thấy rằng chúng ta có thế sử dụng kiến thức về BVMT vào các hoạt động, tùy theo từng chủ đề và hoạt động khác nhau

mà lồng ghép BVMT khác nhau Qua đó tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân

* Lồng ghép giáo dục BVMT qua tổ chức thực hiện các hoạt động

- Việc lồng ghép giáo dục BVMT luôn được tôi thực hiện một cách khéo léo, linh hoạt, luôn đổi mới đan xen vào hoạt động mà không làm mất đi kiến thức nội dung cơ bản của mỗi tiết dạy, luôn tạo không khí vui tươi, gần gũi, thânthiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với môi trường

Trang 5

- Mỗi một hoạt động có nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cần phải giúp cho trẻ hiểu được một số vấn đề cơ bản: Vì sao cô lựa chọn sử dụng các nguyên vật liệu này trong giờ học? Để rác đúng nơi quy định để làm gì? Hơn nữa phải cho trẻ hiểu được việc bảo vệ môi trường không phải là việccủa riêng người lớn mà còn chính là nhiệm vụ của trẻ, từ những hành động thường ngày: Tiết kiệm nước, bỏ rác vào thùng, chăm sóc cây xanh, không hái hoa, bẻ cành, yêu quý động vật

* Sáng tác, sưu tầm các bài hát, thơ ca, hò vè, tranh truyện, trò chơi

về giáo dục bảo vệ môi trường

- Tôi luôn sưu tầm, tự sáng tác các bài thơ, câu chuyện, bài hát, trò chơi,

hò vè có nội dung về giáo dục BVMT đưa vào các tiết học, các hoạt động mọi lúc mọi nơi Mục đích cung cấp cho trẻ kiển thức, kĩ năng, thấy được tầm quan trọng vàý nghĩa của việc BVMT

* Các bài thơ, bài vè

- Các bài thơ: Bác quét rác, cô dạy, không vứt rác ra đường, nghe lời

cô giáo, bé quét nhà…

Bài thơ: “ BÁC QUÉT RÁC ”

Keng ! Keng ! Keng !

Tiếng keng rất quen

Của bác quét rác

Đó là bác nhắc

Tất cả mọi nhà

Vội cùng mẹ emĐến bên xe rác

Mẹ cùng với bácChất rác lên xe

Xe rác đầy ghê

Trang 6

Sân trường xanh – sạch

Bảo vệ môi trườngQuanh năm xanh - sạchSân trường tôi đây

Là trường, là lớpLớp học thân thươngTôi học hằng ngàyKhông có rác bẩnĐẹp ơi là đẹp

Trang 7

- Qua các câu chuyện tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định, trồng nhiều cây xanh, yêu cây xanh để môi thường thêm trong lành

và sạch đẹp

- Các bài hát: Em yêu cây xanh, lí cây xanh, tưới cây, em đi trồng cây….Qua các bài hát giáo dục trẻ trồng nhiều cây xanh để cho bóng mát, chăm sóc cây, tưới nước cho cây, không bẻ cành ngắt lá

- Trò chơi: Ngôi nhà xanh nhỏ

- Ngâm hạt vào nước ấm vài ba tiếng rồi vớt ra,

- Gieo hạt vào chậu đất, tưới nước cho đất ẩm

- Úp chậu thuỷ tinh (hoặc lọ) lên chậu đất

- Đặt chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời

- Hằng ngày cho trẻ quan sát, theo dõi sự thay đổi của chậu đất (hạt nảy mầm, mọc lên tạo thành ngôi nhà xanh nhỏ rất đẹp

Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động chuyên đề về giáo dục bảo vệ môi

trường

Trang 8

* Xây dựng các tiết dạy chuyên đề qua ý tưởng của trẻ về môi trường

- Dựa vào kế hoạch, nội dung các hoạt động năm học 2023-2024 và tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách, tôi đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch, giáo án chuyên đề về môi trường trên nền tảng ý tưởng trẻ Khuyến khích trẻ nêu những

ý tưởng của mình về các hoạt động bằng nhiều cách, ví dụ: Cho trẻ xem video

về thực trạng môi trường hiện nay và hỏi trẻ thích điều gì nhất? Hoặc cho trẻ chơi một số trò chơi để kích thích trẻ nói từ đó giáo viên sẽ chọn lọc và thực hiện xây dựng tiết dạy Các tiết dạy cần xác định được các yêu cầu đạt được của chuyên đề: tầm quan trọng của môi trường? Trẻ hiểu được mục đích của hành động giữ gìn, bảo vệ môi trường? Trẻ biết được bảo vệ môi trường cần phải làm những việc gì phù hợp với lứa tuổi?

Ví dụ: Với đề tài Bảo vệ nguồn nước trẻ biết được nước có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người và các loài động vật thực vật, nước quan trọng đối với đời sống hàng ngày, lợi ích của nước Cần đi sâu hơn trong việc trẻ nắm được thực trạng của ô nhiễm nguồn nước và thực trạng

sử dụng nguồn nước để từ đó trẻ rút ra được bảo vệ nguồn nước cần làm gì? Hayvới đề tài: Phân loại rác trẻ cần biết được khái niệm đơn giản nhất về rác vô cơ, rác hữu cơ? Tác dụng, lợi ích, tác hại của từng loại? Trẻ sẽ rút ra được bài học cho bản thân và biết phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ

- Sau khi xác định được mục đích yêu cầu của đề tài dựa trên ý tưởng của trẻ, tôi từng bước xác định nội dung, phương pháp cho phù hợp Chuẩn bị các đồdùng, học liệu để tiến hành thực hiện

Trang 9

* Cô cùng trẻ chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng xây dựng môi trường.

- Khi thực hiện chuyên đề về bảo vệ môi trường, môi trường lớp cần phải phù hợp Trẻ học ở mọi lúc mọi nơi, học qua thực tiễn, qua tranh ảnh, đó là lý dotôi và trẻ đã sưu tầm một số hình ảnh bảo vệ môi trường phù hợp với trẻ mầm non đặt tại các góc: Ví dụ với hình ảnh hãy sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường tôi đặt ở góc tạo hình, với hình ảnh hãy để rác đúng nơi quy định tôi đặt tại nơi để thùng rác, với hình ảnh khóa nước sau khi sử dụng tôi đặt tại phòng vệ sinh nơi gần bồn nước

Biện pháp 4: Thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm về bảo vệ

môi trường

* Thường xuyên tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ

- Dựa vào đặc điểm của lớp tôi phụ trách, hàng ngày, tôi cùng trẻ hóa thânvào các bác nông dân tưới nước cho hạt và cùng nhau quan sát sự nảy mầm của hạt Đối với con vật nuôi, cây xanh cho trẻ tìm hiểu vềđặc điểm, giá trị, vẻđẹp của con vật, cây, hoa, lá Nói về sự sinh trưởng của cây xanh, cô cùng trẻ thamgia hoạt động thực tế: “Gieo hạt” Cô cho trẻ xem về quá trình phát triển,

thay đổi của đối tượng: Hạt - nảy mầm - cây có chồi - lá non - lá xanh thẫm, to hơn, sau đó trẻđược xem cả quá trình lao động chăm sóc cây trồng Tùy

theo điều kiện tôi chọn những thí nghiệm làm cho trẻ xem và sau đó trò chuyện với trẻ: Điều gì xảy ra nếu không có nước? Phải làm những công việc gìđể bảo

vệ nguồn nước? Chúng ta làm gìđể góp phần tiết kiệm nước? Chính hoạt động trải

Trang 10

nghiệm này sẽ mang lại cho trẻ sự hứng thú khi hàng ngày được chăm sóc và thamgia các hoạt động như các bác nông dân thực thụ Từđó, trẻ biết trân trọng cây xanh và bảo mệ môi trường.

Những tình huống trong các hoạt động mà trẻ trải nghiệm cũng hình thànhcho trẻý thức về bảo vệ môi trường Ví dụ: Thông qua tranh, ảnh, băng, đĩa trẻđược nhìn thấy những hành vi phá hoại môi trường và những ảnh hưởng khi môi trường bịô nhiễm như: Phá hoại cây xanh, vứt rác bừa bãi, săn bắn động vật… Từđây trẻ có cái nhìn đúng, sai về hành vi bảo vệ môi trường sống

Qua những hình ảnh trên máy chiếu, cho trẻ xem những vùng, miền thiếu nước, cây cối thiếu nước, đất đai thiếu nước hoặc nguồn nước bịô nhiễm hay hình ảnh lãng phí nước sẽ tác động đến cảm xúc của trẻ Khi được xem và tìm hiểu về nước, các béđã xây dựng được ý thức tiết kiệm và hình thành thói quen tắt nước khi không sử dụng

Có thể nói rằng, các hoạt động trải nghiệm có tác động rất lớn tới việc phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường của trẻ

* Tổ chức trải nghiệm thông qua cuộc thi về bảo vệ môi trường

- Để đề tài thực sự đi vào hoạt động thường kỳ của lớp, mang lại kết quả cao nhất, tôi đã mạnh dạn tổ chức một số cuộc thi về môi trường cho trẻ cùng với sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh thông qua các ngày lễ hội

- Tổ chức cuộc thi hóa trang bảo vệ môi trường

- Cuộc thi mang lại không khí vui tươi, khích lệ ý tưởng sáng tạo của trẻ vàphụ huynh học sinh Với nội dung bảo vệ môi trường, nhiều bộ trang phục lấy ý

Trang 11

tưởng từ sách báo cũ, từ giấy gói hoa, hoặc từ các loại cây, rau Qua cuộc thi trẻ hiểu được thông điệp của cuộc thi mang lại.

- Cuộc thi phân loại rác bảo vệ môi trường

- Ở cuộc thi này tôi cùng phụ huynh học sinh đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng vật liệu để tổ chức cuộc thi Các cháu trở thành những bác lao công vệ sinhmôi trường Trước khi vào cuộc thi trẻ được củng cố kiến thức về rác vô cơ và rác hữu cơ qua 1 số video Phần thi thứ nhất là phần thi kiến thức, các câu hỏi trắc nghiệm, các câu hỏi mở có nội dung liên quan đến vấn đề phân loại rác và nghề vệ sinh môi trường Phần thi thứ hai là phần thi thực hành, trẻ phải dựa trênnhững hình ảnh về rác và kiến thức của mình để phân loại riêng rẽ rác vô cơ và rác hữu cơ Tất cả các phần thi trẻ đều được chia thành các nhóm

- Cuộc thi Hành động vì môi trường xanh - sạch - an toàn

- Những video, clip về những hành vi bảo vệ môi trường là một phần quantrọng trong cuộc thi, trẻ được xem được thấy những tình huống trên video, trẻ phải tư duy để xử lý các tình huống có những hành vi sai về bảo vệ môi trường Ngoài ra trẻ được tham gia vào một số trò chơi dân gian trong cuộc thi

* Làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu:

- Hàng ngày, do nhu cầu sinh hoạt mà 1 lượng lớn rác thải đã thải ra môi trường đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Để giải quyết 1 phần vấn đềđó tôi đãđặt ngoài hành lang góc lớp 4 tuổi B3 ngôi nhà trong đó học sinh, phụ huynh, cô giáo hàng ngày sẽđem các phế liệu đặt vào ngôi nhàđó, tôi sẽ chọn phân loại nguyên vật liệu khác nhau để sử dụng

Trang 12

làm đồ dùng tự tạo “Hành động nhỏý nghĩa lớn” Qua đó giảm thiểu được lượng rác thải ra ngoài môi trường, tránh ô nhiễm môi trường.

Tôi kết hợp cùng với giáo viên trong lớp lựa chọn những nguyên vật liệu trong cuộc sống sinh hoạt đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối cho trẻ: hộp bánh kẹo,

vỏ hộp sữa, bìa cat tong, chai lọ nhựa, sách báo cũ… vì vậy mà giảm được chi phí và lượng rác thải trong nhà trường và môi trường Sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, hội thi đồ dùng đồ chơi các cấp phù hợp với từng chủđề từng loại nguyên vật liệu hướng dẫn cô cùng trẻ làm thành

những đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi tại các góc lớp Là đồ dùng đồ chơi tự tạo

do đó tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vật

liệu đó và tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích Tôi cho rằng làm tốt công tác này thì hiệu quả giờ học được tăng cao

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết

- Giáo dục BVMT cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức

sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái

độ, hành động đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh Việc giáo dục ý thức BVMT được hình thành và rèn luyện từ lứa tuổi mầm non giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ

- Việc giáo dục trẻ mầm non phát huy tính tích cực BVMT được hực hiện trong các hoạt động hằng ngày của trẻ tại lớp Từ lúc đón, đến các hoạt động

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w