Từ những vấn đề trên, bản thân tôi muốn đề cập đến đề tài " Đổi mới phương pháp giáo dục âm nhạc ở tiểu học" nhằm đưa ra một giải pháp, hy vọng cùng với các bạn đồng nghiệp trên con đườn
Trang 1UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH PHONG
SÁNG KIẾN
Môn: Âm Nhạc
Đổi mới phương pháp giáo dục âm nhạc ở tiểu học
Tác giả: Dương Thanh Tùng
Trình độ chuyên môn: Trung cấp
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Phong
Năm hoc: 2016 – 2017
Trang 2PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực tế dạy học ngày nay, để dạy tốt bộ môn âm nhạc là điều mỗi người giáo viên âm nhạc luôn hướng tới Vậy làm thế nào để hướng tới dạy tốt môn âm nhạc? Điều này khiến tôi trăn trở tìm tòi Sau một thời gian suy nghĩ tôi mạnh dạn trình bày một số biện pháp góp phần giúp giáo viên dạy tốt môn âm nhạc Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chắc bài viết không tránh khỏi thiếu sót, rất mong bạn đọc góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn
PHẦN II: NỘI DUNG.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Âm nhạc là một trong những môn học nghệ thuật có tầm quan trọng không nhỏ đối với chương trình Tiểu học Bởi lẽ đối tượng Học sinh còn nhỏ, trí tuệ của các em phát triển chưa hoàn thiện Nếu chúng ta chỉ quan tâm tới 2 môn học chính Toán + Tiếng Việt thì e rằng trí tuệ của các em phát triển không hoàn thiện và rồi nền tảng của các môn học khác trong các em sẽ ra sao? Bởi vậy chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa tới các môn học khác, đặc biệt là môn âm nhạc Giáo dục tốt môn âm nhạc sẽ hình thành ở các em một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu, giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh góp phần giáo dục tính tập thể, tính chính xác khoa học và đặc biệt là làm thư giãn đầu óc các em Sau giờ học âm nhạc các em sẽ
Trang 3vì vậy môn học âm nhạc còn là môn bổ trợ đắc lực cho các môn học khác Nó làm cân bằng các nội dung học tập giúp các em phát triển trí tuệ hoàn thiện hơn
Từ những vấn đề trên, bản thân tôi muốn đề cập đến đề tài " Đổi mới
phương pháp giáo dục âm nhạc ở tiểu học" nhằm đưa ra một giải pháp, hy vọng
cùng với các bạn đồng nghiệp trên con đường sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được thành quả cao trong việc cung cấp kiến thức âm nhạc cho học sinh tiểu học
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1 Mục tiêu môn học.
Trong chương trình tiểu học ở các lớp 1, 2, 3 học sinh học âm nhạc chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với một số hoạt động thông qua học hát Mục đích rèn cho học sinh về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác về cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu của bài hát Cuối lớp 3 học sinh được tiếp cận bước đầu với một vài ký hiệu ghi chép nhạc và tập đọc nhạc, mục tiêu hình thành cho các em kiến thức âm nhạc tối thiểu giúp các
em làm quen một số kĩ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng tạo hứng thú niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh giúp trẻ phát triển trí tuệ hoàn thiện hơn
2 Phương pháp giảng dạy.
Trang 4Vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của học sinh, chú trọng phương pháp giáo viên gợi mở học sinh tiếp thu kiến thức
III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1 Về phía phụ huynh.
Qua điều tra thực tế, nhìn chung về phía phụ huynh có đến 80% có tư tưởng muốn bồi dưỡng cho con mình học tốt 2 môn Toán + Tiếng Việt Còn các môn phụ khác, đặc biệt là môn âm nhạc thì hạn chế quan tâm và nếu con có học kém môn âm nhạc thì cũng không sao Và họ không khích lệ con em mình học tốt môn âm nhạc vì họ chưa hiểu được tầm quan trọng và mục tiêu của môn học này
có tác dụng bổ trợ tốt cho các môn học khác Chính tư tưởng này cũng ảnh hưởng lớn tới việc học môn âm nhạc cho các em
2 Về phía giáo viên.
Do thực hiện kế hoạch của Bộ giáo dục và đào tạo về chương trình thay sách giáo khoa và thay đổi một số phương pháp trong giảng dạy nên giáo viên sử dụng các phương pháp mới và cũ chưa kết hợp được nhuần nhuyễn, giáo viên còn dạy theo phương pháp truyền khẩu, thuyết trình nhiều
Thực tại nhà trường chưa có phòng học nhạc riêng nên việc sử dụng nhạc
cụ trong các tiết dạy âm nhạc còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả của việc
Trang 53 Về phía học sinh.
Tỉ lệ học sinh còn nói ngọng chữ ''l'' và ''n'' còn nhiều vì thế nên khi hát các em cũng hát ngọng
Về kỹ năng học môn âm nhạc, các em chưa biết cách lấy hơi sâu, khẩu hình chưa tròn, đẹp, cách nhả hơi còn vụng, khả năng phân biệt âm thanh cao -thấp còn hạn chế Vì vậy khi các em hát và đọc nhạc còn chênh về độ cao, nhỡ nhịp khẩu hình mở hẹp, hát và đọc nhạc còn nhỏ
Khả năng cảm nhận âm nhạc của học sinh còn chậm, chưa nhạy bén Nhìn chung học sinh có năng khiếu rất ít Chính vì vậy việc cung cấp kiến thức rèn luyện và bồi dưỡng học sinh để học tốt môn âm nhạc còn gặp nhiều khó khăn
IV/ CÁC GIẢI PHÁP.
Trong quá trình dạy âm nhạc giáo viên cần phải xác định mỗi phân môn giáo viên phải tuân thủ theo một hệ thống khoa học nhất định
*Phân môn dạy hát
Đối với phân môn dạy hát giáo viên cần xác định rõ mục tiêu là dạy cho học sinh thuộc bài hát, hát đúng lời ca, đúng giai điệu thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát và qua bài hát biết cảm thụ âm nhạc và liên hệ xung quanh
Giáo viên tiến hành theo các bước sau:
Giáo viên giải thích bài hát: (giới thiệu tên bài, tên tác giả)
Trang 6Giáo viên hát mẫu: (giáo viên hát mẫu có đàn hoặc mở băng đĩa cho học sinh nghe, qua đó học sinh cảm thụ được giai điệu của bài)
Đọc lời ca theo tiết tấu: (giáo viên gõ tiết tấu của bài hát cho học sinh định hình sau đó yêu cầu học sinh đọc thơ theo tiết tấu)
Khởi động giọng: (đối với khối 1, 2, 3 cho các em hát một bài để khởi động giọng, đối với khối 4, 5 cho học sinh đọc một số âm thanh cơ bản trong bài hát)
Dạy từng câu: (giáo viên dạy từng câu theo đàn và hát mẫu)
Ghép cả bài: (giáo viên cho học sinh nghe lại toàn bộ giai điệu trên đàn và yêu cầu học sinh hát ghép cả bài)
Luyện theo tổ, nhóm: (giáo viên kiểm tra học sinh theo từng dãy, từng tổ hoặc theo bàn, cá nhân, và yêu cầu học sinh khác nhận xét + giáo viên nhận xét, tuyên dương hoặc chỉnh sửa kịp thời cho học sinh)
Củng cố: (giáo viên có thể đàn một vài câu trong bài hát và cho học sinh trả lời xem đó là câu hát nào trong bài hát nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức hơn
và cho cả lớp hát lại một lần)
Với phân môn dạy này, phương pháp chủ yếu của giáo viên là thuyết trình, làm mẫu, gợi mở, tư duy và liên hệ
*Phân môn tập đọc nhạc
Trang 7Đối với phân môn dạy tập đọc nhạc dành cho học sinh khối 4, 5 giáo viên cần phải xác định được mục tiêu là: học sinh đọc được đoạn nhạc đúng cao độ, ngân nghỉ đúng trường độ, gõ được tiết tấu nhịp, phách của bài tập đọc nhạc và ghép lời ca Qua bài đọc nhạc rèn cho học sinh kỹ năng đọc nhạc đúng và cảm nhận âm thanh cao- thấp
Phương pháp chủ yếu trong phân môn này giáo viên sử dụng là phương pháp thuyết trình, gợi mở, tư duy, liên hệ không làm mẫu, giáo viên chỉ chỉnh sửa
Giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:
+ Giới thiệu về tên bài, nhịp, câu nhạc
+ Kể tên các nốt nhạc, giáo viên nên đặt câu hỏi để khai thác nội dung bài đọc nhạc:
Hỏi: trong bài tập đọc nhạc có những nốt nào?
Học sinh trả lời, giáo viên ghi lại nốt nên khuông nhạc
Hỏi: trong bài đọc nhạc có những nốt gì?
Học sinh trả lời, giáo viên liên hệ cho học sinh và ghi âm hình tiết tấu của bài nên bảng giúp các em định hình ngay được tiết tấu của bài
+ Tập tiết tấu: có thể cho học sinh gõ hoặc đọc theo tiết tấu
+ Tập đọc cao độ: giáo viên đàn các nốt có trong bài, yêu cầu học sinh luyện cao
độ theo hướng đi lên, đi xuống hoặc luyện đọc hai nốt gần nhau
Trang 8+ Dạy đọc từng câu: giáo viên đàn giai điệu cả bài sau đó dạy từng câu, giáo viên đàn trước, yêu cầu học sinh khá đọc, giáo viên nhận xét, yêu cầu cả lớp đọc theo đàn và dạy đến hết bài.Phương pháp này giúp học sinh tự chủ tiếp thu kiến thức và khắc sâu kiến thức
+ Ghép cả bài: giáo viên đàn giai điệu cả bài, yêu cầu học sinh ghép cả bài
+ Ghép lời ca: giáo viên yêu cầu học sinh ghép lời ca dựa theo giai điệu, giáo viên không làm mẫu
+ Gõ đệm: giáo viên hướng dẫn học sinh đệm theo phách nhịp, tiết tấu
+ Luyện đọc theo tổ, nhóm; yêu cầu học sinh đọc theo dãy tổ, cá nhân học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét, học sinh sửa sai
+ Củng cố: giáo viên nhận xét
Phân môn phát triển khả năng âm nhạc
*Phần giới thiệu về nhạc cụ.
Mục tiêu của phần giới thiệu nhạc cụ này là giúp học sinh nhận biết được hình dáng của một số nhạc cụ Phương pháp dạy trong phần này giáo viên nên dùng phương pháp trực quan minh họa, thuyết trình và hỏi đáp Thực hiên phần này giáo viên cần theo những bước sau;
Trang 9- Giới thiệu nhạc cụ: giáo viên dùng tranh ảnh hoặc nhạc cụ có sẵn để giới thiệu giúp các em nhận biết và nhớ được hình dáng, cấu trúc của các loại nhạc cụ cần giới thiệu
- Cho học sinh nghe âm sắc: giáo viên có thể đàn hoặc cho học sinh nghe
âm sắc các nhạc cụ đã ghi sẵn trong băng đĩa hoặc nghe trực tiếp nhạc cụ có sẵn giúp các em cảm nhận được âm sắc của từng nhạc cụ
- Củng cố: giáo viên kiểm tra trắc nghiệm bằng cách cho học sinh xem tranh minh họa, hỏi tên các loại nhạc cụ hoặc cho nghe âm sắc, hỏi tên các nhạc cụ
*Phần nghe nhạc.
Mục đích của phần nghe nhạc là giáo dục học sinh cách cảm thụ âm nhạc
và qua phần này các em cảm nhận được sắc thái, tình cảm và tính chất của bài hát hoặc bản nhạc không lời trong phần nghe nhạc
Giáo viên có thể thực hành trong các trình tự sau:
Cho học sinh nghe nhạc: giáo viên cho học sinh nghe băng đĩa hoặc vừa đàn vừa hát nên chọn các ca khúc thiếu nhi chọn lọc hoặc những bài dân ca, một
số bản nhạc không lời
Khai thác nội dung: giáo viên có thể đặt một số câu hỏi: Tính chất của bài này như thế nào? Sắc thái ra sao? Em có cảm nhận gì khi nghe xong bài này?
Trang 10Giáo viên dùng các câu hỏi khai thác nội dung phần nghe nhạc và bổ xung củng cố kiến thức cho các em cảm nhận hoàn thiện phần nghe nhạc
*Phần kể chuyện âm nhạc
- Mục tiêu: Học sinh nhớ cốt truyện và qua câu truyện giáo dục các em lòng ham mê âm nhạc
- Giáo viên thực hành theo trình tự sau:
+ Giới thiệu: (giáo viên giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả)
+ Nghe đọc: (giáo viên đọc hoặc kể cho học sinh nghe câu chuyện, yêu cầu học sinh đọc lại câu chuyện)
+ Kể lại: (yêu cầu học sinh kể lại nội dung câu chuyện)
+ Khai thác nội dung: (giáo viên đặt một số câu hỏi để khai thác nội dung câu chuyện)
+ Củng cố: (giáo viên nhận xét và củng cố kiến thức, qua câu chuyện giáo viên phải giáo dục được các em lòng ham mê và yêu thích âm nhạc cũng như yêu thích học môn âm nhạc)
Ngoài ra còn có một số tiết ôn tập bài hát và ôn tập đọc nhạc
* Ôn bài hát:
Trang 11Đối với những tiết ôn tập bài hát mục đích là học sinh phải được rèn luyện cá nhân nhiều, chỉnh sửa kỹ năng hát, phụ họa và gõ đêm theo yêu cầu Nội dung phần này học sinh phải được hoạt động nhiều
Giáo viên thực hiện theo trình tự sau:
+ Hát ôn: giáo viên cho học sinh nghe giai điệu một lần trên băng hoặc đàn giai điệu, yêu cầu lớp hát ôn, sau đó kiểm tra nhóm, cá nhân
+ Gõ đệm: Yêu cầu học sinh gõ đêm theo 3 cách; theo phách,theo nhịp, theo tiết tấu Phần gõ đệm này giáo viên thực hiện nội dung theo yêu cầu từng bài, từng khối lớp
+ Vận động phụ họa: Giáo viên hướng dẫn một số động tác đơn giản để học sinh phụ họa theo bài hát, ngoài ra yêu cầu học sinh tự sáng tạo và biểu diễn
+ Trò chơi âm nhạc: Giáo viên hướng dẫn một số trò chơi âm nhạc như: Nghe tiết tấu, nghe nhạc đoán tên bài, tên tác giả, chơi đoán nốt trên khuôn nhạc bàn tay
+ Kiểm tra đánh giá: giáo viên kiểm tra theo nhóm, cá nhân các nội dung bài học, nhận xét, củng cố
V/ KẾT LUẬN.
Qua quá trình thực nghiệm tôi đã áp dụng phương pháp mới và các bước tiến hành của các phân môn theo một hệ thống khoa học Tôi thấy hiệu quả tiết
Trang 12dạy nâng lên rõ rệt Các em có hứng thú, yêu thích môn học nhạc và các em cảm nhận nhạy bén với âm nhạc hơn
Trên đây là một số phương pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả trong giờ dạy
âm nhạc Tuy nhiên nó sẽ không thể chọn vẹn và đạt kết quả tối ưu Mong ban tổ chức và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn
VI/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Về phía phòng giáo dục: Đề nghị phòng giáo dục tổ chức sinh hoạt cụm cho giáo viên âm nhạc đều đặn và thường xuyên để giáo viên bộ môn được trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm ở đồng nghiệp
Về phía nhà Trường: Đề nghị Trường sớm có phòng học âm nhạc riêng để các em học bộ môn này được thoải mái hơn và hiệu quả hơn
Vĩnh Phong, ngày 09 tháng 2 năm 2017
Người viết
Dương Thanh Tùng
Trang 13MỤC LỤC
Trang 143 Về phía học sinh 2
DANH SÁCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT
Trang 15STT TÊN SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
THỂ LOẠI
NĂM VIẾT
XẾP LOẠI
1 Một số phương pháp giảng dạy
âm nhạc cho học sinh lớp 5 Văn xuôi 2014 B
2 Một số biện pháp dạy tập đọc
nhạc cho học sinh lớp 4 - 5 Văn xuôi 2015 B
3 Đổi mới phương pháp giáo dục
âm nhạc ở Tiểu học Văn xuôi 2016
Trang 16CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc.
= = = = = = = = = =
I TÁC GIẢ:
Họ và Tên: Dương Thanh Tùng.
Sinh ngày: 11/07/1978
Đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Phong - Vĩnh Bảo - Hải Phòng.
Trang 17E-mail: Thanhtung11778@gmail.com
II TÊN SẢN PHẨM:
" Đổi mới phương pháp giáo dục âm nhạc ở Tiểu học ".
III CAM KẾT:
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo phòng GD, lãnh đạo Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này
Vĩnh Phong, ngày 09 tháng 2 năm 2017
Người cam kết.
(ký và ghi rõ họ tên).
Dương Thanh Tùng