1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 1

7 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Giao Tiếp Cho Học Sinh Lớp 1
Tác giả Đỗ Thị Hiền
Trường học Trường Tiểu học Mỹ Thuỷ
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Biện Pháp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Lệ Thuỷ
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 27 KB

Nội dung

Lý do chọn biện phápMục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp tiểu học là “giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LỆ THUỶ

TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ THUỶ

BIỆN PHÁP

“NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 1”

Giáo viên: Đỗ Thị Hiền

Đơn vị: Trường Tiểu học Mỹ Thuỷ

Lệ Thuỷ, tháng 12 năm 2023

Trang 2

1 Lý do chọn biện pháp

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp tiểu học là “giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục

về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt” Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và 10 năng lực cốt lõi thể hiện cụ thể qua môn học và hoạt động giáo dục bao gồm 3 năng lực chung là: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 7 năng lực đặc thù là: năng lực ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất

Người giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài công việc giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm còn là một nhà giáo dục, nhà tâm lý, nhà khoa học, nhà ngoại giao, Giáo viên chủ nhiệm lớp phải chủ động nắm bắt những tâm tư, tình cảm của từng

cá nhân học sinh, xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, chăm lo đến quá trình học tập và phát triển phẩm chất, năng lực của các em học sinh trong lớp học Bởi vậy, năng lực giao tiếp và hợp tác có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục

Giao tiếp của học sinh là quá trình tiếp xúc của học sinh với gia đình, nhà trường

và xã hội nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm giữa học sinh với những người xung quanh Năng lực giao tiếp là toàn bộ những thao tác cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hoà trong các mối quan hệ giữa học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội Với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em trong độ tuổi hồn nhiên, trong sáng và đặc biệt là ham thích học hỏi, khám phá cái mới Nhu cầu giao tiếp trở thành một trong những nhu cầu quan trọng nhất, chi phối đến quá trình học tập cũng như rèn luyện các phẩm chất, năng lực của học sinh

Vậy phải làm gì để nâng cao năng lực giao tiếp cho các em? Và làm thế nào cho

có hiệu quả? Chính những trăn trở này đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm tòi đưa ra biện

pháp “Nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 1” - một trong những nhiệm vụ

hết sức quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp

2 Mục đích thực hiện biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp học sinh rèn luyện, nâng cao những năng lực giao tiếp cơ bản, từ đó có khả năng giao tiếp thành thạo trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh

3 Quá trình thực hiện biện pháp:

Việc nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 1 là việc làm hết sức cần thiết

đối với giáo viên chủ nhiệm Cụ thể tôi tiến hành như sau:

3.1 Sử dụng phương pháp trực quan

Trực quan từ việc trang trí lớp học bắt mắt, gây sự chú ý cho học sinh đồng thời thể hiện mục đích giáo dục của giáo viên Cụ thể mục đích ở đây là hình thành thói quen chào hỏi thầy cô giáo cho học sinh Thực tế cho thấy, học sinh lớp 1 còn bỡ ngỡ, chưa chủ động chào hỏi hoặc chưa biết cách chào hỏi, giao tiếp như thế nào với thầy cô giáo, bạn bè Khi gặp thầy cô giáo và được nhắc nhở chào hỏi các em thể hiện sự lúng túng

Trang 3

Thói quen chào hỏi này được tôi đưa vào làm một trong những nội quy lớp học Bảng nội quy của lớp học được trình bày qua mô hình chú công với những chiếc đuôi đủ màu sắc ứng với các nội quy của lớp học Mô hình đó được đính lên mảng tường học ngay gần cửa ra vào của lớp Các nội quy được viết rõ ràng, trình bày thẩm mĩ, mỗi nội quy mang một màu sắc không trùng lặp và tạo hiệu ứng kích thích trí nhớ thông qua màu sắc Vì thời gian đầu, học sinh lớp 1 chưa tự mình đọc được nội quy nên tôi dựa vào màu sắc ứng với mỗi nội quy để các em có thể phân biệt và ghi nhớ dễ dàng hơn Nội quy lễ phép chào hỏi thầy cô giáo được trang trí màu đỏ

Bên cạnh đó, để nhắc nhở các em được thường xuyên hơn, tôi đã làm một mô hình đính ở trên tường gần bảng lớp từ cửa lớp đi vào với nội dung “Em nói lời hay”

gồm các cụm từ như: xin chào!, xin phép!, xin mời! xin lỗi!, cảm ơn! Các em đến lớp sẽ

thường xuyên ra vào cửa lớp nên việc đính mô hình ngay gần cửa lớp như một lời nhắc nhở dành cho các em

Không chỉ vậy, tôi đã trang trí lớp học có góc sinh nhật dành cho các em Vào tuần học cuối cùng của tháng, tôi lồng ghép vào tiết hoạt động cuối tuần để tổ chức sinh nhật cho các em có sinh nhật trong tháng đó Thông qua hoạt động này, các em thấy được vị trí của mình là một thành viên trong lớp, tạo cho học sinh sự ấm áp, gần gũi, sự quan tâm lẫn nhau Từ đó các em sẽ tự tin chia sẻ, cởi mở bộc lộ cảm xúc của mình hơn Đây cũng là dịp để bạn bè cùng gửi cho nhau những lời chúc mừng ý nghĩa nhất Học sinh nào cũng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc

Mặt khác, không điều gì có thể giáo dục các em thiết thực bằng chính hành động thực tiễn của giáo viên Để học sinh có thể biết cách giao tiếp đúng cách, đúng mực giáo viên phải làm mẫu cho các em Giáo viên cần lựa chọn nêu ra những câu chào, câu hỏi

cụ thể như: Em chào thầy/cô buổi sáng, em chào thầy/cô ạ, thưa thầy/cô em mới đến lớp, thầy/cô đang đi đâu thế ạ?, thầy/cô có cần em cầm đồ giúp không ạ ?, … kết hợp

với cử chỉ, hành động như: khoanh tay, cúi đầu, vẻ mặt tươi vui hoặc đối với bạn bè thì

có thể nói: bạn ăn sáng chưa? Bạn thích màu sắc gì? Hoặc có thể là mình cùng nhau chơi nhảy dây nhé?, Tất cả những điều đó cần giáo viên thực hiện một cách trực quan

nhất

Ngoài việc giáo viên làm mẫu cho học sinh thấy cụ thể thì hành động thực tiễn trong tình huống hằng ngày của giáo viên sẽ tác động sâu sắc đến các em hơn Để giúp học sinh bắt đầu một ngày học mới đầy năng lượng, tôi đã làm các mô hình chào hỏi

như trái tim, đập tay, cụng tay, bắt tay, …gắn ở ngoài cửa lớp Các em mỗi khi đến lớp

hoặc khi ra về sẽ chọn cho mình một hình thức để chào hỏi với thầy cô giáo Không chỉ vậy, hằng ngày khi đến lớp, tôi thường giao tiếp với học sinh của mình bằng những câu

chào nhẹ nhàng và vui vẻ như: chào em buổi sáng, em ăn sáng chưa? em đến lớp rồi

à ?, ai chở em đến trường thế ?, … Với cách chào hỏi ấm áp, gần gũi của giáo viên như

vậy mang đến cho các em tâm trạng thoải mái, học sinh cảm thấy thân thiện hơn với môi trường học tập cùng các thầy cô giáo Đặc biệt sự chào hỏi của thầy cô giáo qua thời gian sẽ dần khiến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thắt chặt hơn, gần gũi hơn Từ

đó, việc chào hỏi, giao tiếp trở nên như một thói quen hằng ngày của các em

3.2 Tích hợp thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục

Trang 4

Tích hợp trong hoạt động trải nghiệm: Trong chương trình giáo dục phổ thông

2018, hoạt động trải nghiệm đã chính thức đưa vào chương trình giáo dục lớp 1 Hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiết/năm học Trong đó 35 tiết sinh hoạt dưới cờ, 35 tiết sinh hoạt lớp và 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề Các tiết hoạt động trải nghiệm trong tuần có mối quan hệ với nhau vì cùng hướng về một chủ đề chung của tuần, của tháng Giáo viên có thể linh động tích hợp đưa một số nội dung được cho là cần thiết đối với học sinh vào các chủ đề giáo dục Tôi đã tích hợp nội dung “lễ phép

chào hỏi thầy giáo, cô giáo” vào chủ đề 1 “Trường của em, lớp của em” hoặc trong chủ

đề 2 “Kết bạn không khó” thì ở các bài này, các em sẽ học cách làm quen với bạn bè,

thầy cô cho nên việc giao tiếp được tích hợp ở đây là phù hợp Cụ thể hơn trong tiết sinh

hoạt theo chủ đề “Nét độc đáo của mỗi người” thì tôi đã hướng các em tự giới thiệu trước lớp bằng một động tác chào độc đáo hoặc trong chủ đề 12 “Thầy, cô giáo và chúng em”, học sinh sẽ biết được chào hỏi thầy cô giáo như một trong những hành động

tỏ lòng biết ơn, kính trọng thầy giáo cô giáo đã vất vả dạy dỗ Nhờ vậy, học sinh sẽ được giáo dục tổng thể, xuyên suốt thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm

Trong môn Toán, khi cho học sinh đánh giá, nhận xét bài làm của bạn, tôi thường hướng dẫn các em kĩ năng giao tiếp một cách đúng mực và kĩ năng chia sẻ Chẳng hạn:

Nếu bạn làm sai, nhận xét là: "Theo mình cách làm thế này" chứ không nói là:"Bạn làm sai rồi" hoặc nhận xét một cách không tế nhị.

Trong môn Tiếng Việt, tôi đặc biệt chú trọng tổ chức dạy học hoạt động nghe-nói Tôi thường khai thác trên mạng các video liên quan đến bài học, có thể tổ chức trò chơi, hoạt động theo nhóm chia sẻ nội dung hay đóng vai Từ các hình thức tổ chức đó giúp các em hứng thú, tự tin trao đổi, hợp tác với bạn và thầy cô Trong hoạt động nghe-nói có phần kể chuyện, tôi yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện theo nhóm hoặc kể trước lớp, giúp học sinh rèn năng lực giao tiếp trước đám đông, mạnh dạn và tự tin, nói năng ngày càng lưu loát hơn Khi kể xong mời các bạn nhận xét, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện, nhận xét về tính cách của các nhân vật trong truyện, giúp các em tạo cảm giác tự tin khi trao đổi một vấn đề, cách giải quyết một vấn đề có hiệu quả nhất

Ở các môn học khác, tôi đã trao đổi, phối hợp với giáo viên bộ môn tiến hành tương tự để nâng cao năng lực giao tiếp cho các em

3.3 Nâng cao năng lực giao tiếp qua học nhóm

Tổ chức nhóm nhằm tạo cơ hội cho mọi đối tượng được nói, được mạnh dạn trình bày và biết cách trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể Từ đó, giúp các em rèn kỹ năng giao tiếp, biểu hiện thái độ cử chỉ khi trình bày để tăng thêm sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục của vấn đề mà mình trình bày, cũng nhờ đó các em tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn hơn khi nói trước đông người

Tôi xác định cần tạo ra môi trường học tập thân thiện cho các em, giúp các em hợp tác tốt hơn trong hoạt động nhóm, phát huy tinh thần “Học thầy không tày học bạn” tôn trọng lắng nghe ý kiến của bạn, suy nghĩ và lựa chọn để đưa ra ý kiến riêng của mình Tránh làm mất đi tính tự tin dẫn đến tiêu cực Tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm với nhiệm vụ mỗi em trong nhóm cùng thảo luận bàn bạc và đi đến thống nhất một nội dung mà giáo viên yêu cầu thảo luận Sau đó, tôi tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp để cả lớp cùng nhận xét về cách trình bày của nhóm bạn Tôi

Trang 5

tập trung quan sát tất cả hoạt động giao tiếp của các em, sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở Khi hoạt động cả lớp thì giáo viên nêu yêu cầu qua cách đặt câu hỏi:

Ví dụ: Em nào có ý kiến?

Em nào trả lời câu hỏi?

Nhóm nào trình bày trước lớp?

Em nào có ý kiến khác?

Với cách giao tiếp như vậy, học sinh cảm thấy tiết học nhẹ nhàng, thân thiện cởi

mở không gò bó, các em có cảm giác thoải mái, tiết học thực sự hứng thú, sinh động mang lại hiệu quả cao hơn Qua học nhóm các em ngày một mạnh dạn hơn, nói năng tự tin hơn

3.4 Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động tập thể

Học sinh tiểu học rất ham thích tham gia các hoạt động tập thể nhưng bên cạnh đó cũng có một số em tâm lí ngại ngùng, thiếu mạnh dạn, tự tin Nếu chúng ta biết tổ chức

và khơi dậy thì các em sẽ hăng hái, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, đồng thời rèn cho các em năng lực giao tiếp tốt hơn

Để góp phần nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh Bước đầu tôi giúp các em làm quen với những buổi trực nhật, vệ sinh, chăm sóc hoa Lên lịch trực nhật cho từng

tổ rõ ràng, cụ thể Hướng dẫn tổ trưởng điều khiển, quản lý việc trực nhật của các tổ viên Từ việc cùng nhau tham gia các công việc đó học sinh sẽ biết trao đổi, trò chuyện

để hoàn thành các nhiệm vụ được giao

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với Tổng phụ trách Đội trong việc

tổ chức các hoạt động tập thể khác nhằm tăng cường sự tham gia của học sinh như chơi trò chơi dân gian, tham gia Vui Tết Trung thu, hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, hội thi “Kể chuyện về anh bộ đội cụ Hồ” được tham gia vào các hoạt động tập thể giúp cho các em biết cách sống thân thiện, cởi mở, những em còn nhút nhát, thiếu tự tin thêm mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động

3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp chặt chẽ mối liên hệ giữa nhà trường- học sinh- phụ huynh nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh.

Bất kể nội dung giáo dục nào cũng đều cần sự liên kết chặt chẽ mối quan hệ nhà trường- học sinh- phụ huynh Bởi sự giáo dục cho các em phải được diễn ra thường xuyên dù ở nhà hay ở trường Đây là giải pháp không mới nhưng vô cùng cần thiết Ở trường, các em được giáo viên hình thành năng lực giao tiếp với thầy cô, bạn bè thì kết hợp ở nhà các em được phụ huynh nhắc nhở giao tiếp với ông bà, cha mẹ và mọi người xung quanh thường xuyên thì hiệu quả giáo dục sẽ đạt cao hơn Để hình thành được thói quen tốt, học sinh cần được nghe, được thực hiện xuyên suốt trong thời gian dài Vì vậy, ngoài sự dạy dỗ và chỉ bảo của giáo viên thì sự quan tâm, giúp đỡ từ phía ba mẹ khi các

em ở nhà cũng đóng một vai trò không nhỏ vào sự tiến bộ của các em

Ngay từ đầu năm học, tôi đã lập nhóm Messenger phụ huynh của lớp 100% phụ huynh có điện thoại thông minh và tham gia nhóm Messenger của lớp đầy đủ

Thông qua ứng dụng này tôi đã chia sẻ với phụ huynh hình ảnh, các video về các hoạt động các em được tham gia ở lớp, ở trường Từ những hình ảnh, video đó phụ huynh sẽ được tận mắt chứng kiến quá trình hoạt động của học sinh ở trên lớp đồng thời trao đổi thêm với phụ huynh về những vấn đề thường gặp của các em, chia sẻ một số

Trang 6

kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giáo dục năng lực giao tiếp, để phụ huynh nắm bắt, giúp đỡ động viên các em kịp thời

Đối với học sinh thiếu mạnh dạn, chưa tự tin trong giao tiếp tôi cũng sử dụng tin nhắn qua Messenger cá nhân để thông báo kết quả của các em và phối hợp với phụ huynh giúp đỡ các em Việc làm này giúp năng lực giao tiếp của học sịnh được nâng cao hơn với sự phối hợp từ phía các bậc phụ huynh

4 Kết quả đạt được:

Qua một thời gian áp dụng những biện pháp nêu trên, tôi thấy lớp tôi chủ nhiệm

có chuyển biến rõ rệt về năng lực giao tiếp Các em thực hiện tốt thói quen chào hỏi cha

mẹ, ông bà khi đi học và khi về; chào hỏi thầy, cô giáo hay khách lạ đến trường Học sinh lớp 1A biết lễ phép hơn, biết chào hỏi thầy cô giáo thật vui vẻ và tự nhiên hơn, biết giao tiếp với bạn bè cởi mở hơn Đặc biệt một số em, đầu năm còn sợ sệt, đôi lúc không tiếp xúc với các bạn trong lớp thì nay các em thay đổi hẳn, luôn luôn giơ tay phát biểu, hoạt bát khi chơi cùng với các bạn Đa số các em đã có thái độ chú ý nghe người khác nói, đặt được câu hỏi đơn giản, hiểu các thông báo hướng dẫn, yêu cầu, nội quy lớp học Biết trả lời, diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình một cách tự nhiên, chân thật Trong các hoạt động học tập cũng như hoạt động tập thể các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi chia sẻ, trao đổi ý kiến của bản thân Không chỉ vậy, nhiều em đã tích cực, xung phong tham gia các hoạt động

Đây là kết quả đáng mừng và là minh chứng cho sự hiệu quả của các biện pháp mang lại

Bảng 2: Khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh lớp 1A

Tổng số

học

sinh

Thời gian

Năng lực giao tiếp tốt (tự tin, mạnh dạn)

Năng lực giao tiếp bình thường tiếp hạn chế (rụtNăng lực giao

rè, sử dụng từ chưa phù hợp) Số

lượng Tỉ lệ(%) lượngSố Tỉ lệ(%) lượngSố Tỉ lệ(%)

Kết thúc học kỳ 1, 100% học sinh lớp tôi phụ trách năng lực giao tiếp đều đạt mức tốt và đạt Trong đó số học sinh đạt tốt là 22/32 em đạt tỷ lệ 68,7% Năng lực giao tiếp tiến bộ đã góp phần nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh

5 Bài học kinh nghiệm:

Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải tự hoàn thiện nhân cách của người thầy, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Giáo dục học sinh giao tiếp tốt trong học tập, trong sinh hoạt và vui chơi là việc làm góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một yêu cầu cần thiết góp phần quan trọng vào mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, học để

Trang 7

làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống.

Thầy cô phải luôn luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với học sinh, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn, để làm sao các em mỗi ngày đến trường thật sự là niềm vui

Nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 1 chỉ là một trong những năng lực góp phần hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh Bên cạnh đó còn rất nhiều những thói quen, hành vi tốt để giúp các em sở hữu được nhân cách hoàn thiện hơn

Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong quá trình giáo dục đề nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 1 Việc triển khai và áp dụng đã thực sự đã mang lại hiệu quả tốt Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn

bè đồng nghiệp để bản thân tôi ngày một tiến bộ hơn trong sự nghiệp trồng người

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

w