Nghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trị
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NCS NGUYỄN VĂN TUYÊN
NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN, SÁN ĐƯỜNG TIÊU HÓA
VÀ HÔ HẤP Ở LỢN BẢN ĐỊA TỈNH ĐIỆN BIÊN,
ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO GIUN PHỔI Metastrongylus spp GÂY RA
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
Thái Nguyên - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NCS NGUYỄN VĂN TUYÊN
NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN, SÁN ĐƯỜNG TIÊU HÓA
VÀ HÔ HẤP Ở LỢN BẢN ĐỊA TỈNH ĐIỆN BIÊN,
ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO GIUN PHỔI Metastrongylus spp GÂY RA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn
của GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ
Nguyễn Văn Tuyên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn: GS TS Nguyễn Thị Kim Lan và PGS TS Nguyễn Thị Ngân
-người đã hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi hết sức tận tình trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành Luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Nông Lâm
- Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần và cácchuyên đề trong suốt quá trình đào tạo
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Đào tạo sau đạihọc - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm KhoaChăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi họctập và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật Điện Biên đã tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí cho tôitrong quá trình học tập
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS TS Phạm Ngọc Doanh - Viện Sinh thái và Tàinguyên sinh vật Việt Nam; PGS TS Nguyễn Thanh Tùng - Trường Đại học CầnThơ; các kỹ thuật viên phòng Siêu cấu trúc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kỹthuật viên khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Chi cụcThú y tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn và chia sẻ thành quả này với các Cựu học sinh LòVăn Dung (khóa 29); Khoàng Văn Liễu, Nguyễn Thị Dung, Chu Dèn Sơn, Thào AChìa, Vừ A Tủa, Lò Văn Thức, Sào Khóa Lèn (khóa 32) ngành Chăn nuôi Thú y vàcác cựu sinh viên Vàng A Sình (khóa 8); Cháng A Hạng, Hồ A Ly, Giàng Thị Dí(khóa 9); Quàng Văn Dy, Vừ A Dơ (khóa 10) ngành Chăn nuôi, trường Cao đẳngKinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã tham gia thu thập mẫu giúp tôi trong quá trình triểnkhai thực hiện đề tài
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người bạn, người thântrong gia đình, nhất là bố, mẹ, chị và em gái đã luôn giúp đỡ, kịp thời động viên vàtạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoànthành luận án
Xin trân trọng cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu này
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022
NGHIÊN CỨU SINH
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
4 Những đóng góp mới của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1 Giun, sán ký sinh ở lợn 4
1.1.2 Bệnh giun phổi lợn 8
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 14
1.2.1 Trên thế giới 14
1.2.2 Ở Việt Nam 23
1.3 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Điện Biên 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 32
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 32
2.2 Vật liệu nghiên cứu 32
2.2.1 Động vật và các loại mẫu nghiên cứu 32
2.2.2 Dụng cụ và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 33
2.3 Nội dung nghiên cứu 33
Trang 62.3.1 Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm nhiễm giun, sán đường tiêu
hóa và hô hấp ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên 33
2.3.2 Nghiên cứu giun phổi Metastrongylus spp và bệnh do giun phổi gây ra ở lợn bản địa 34
2.4 Phương pháp nghiên cứu 35
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên 35
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu giun phổi Metastrongylus spp và bệnh giun phổi gây ra ở lợn bản địa 40
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 48
Chương 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
3.1 Thành phần loài và đặc điểm nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp 49
3.1.1 Thành phần loài giun, sán ký sinh ở lợn bản địa 49
3.1.2 Đặc điểm nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa 55
3.2 Giun phổi Metastrongylus spp và bệnh giun phổi gây ra ở lợn 65
3.2.1 Định danh loài giun phổi thu được từ lợn bản địa 65
3.2.2 Đặc điểm dịch tễ bệnh giun phổi Metastrongylus spp ở lợn bản địa .75
3.2.3 Nguy cơ nhiễm giun phổi ở lợn theo các phương thức chăn nuôi 88
3.2.4 Vật chủ trung gian của giun phổi 89
3.2.5 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun phổi ở lợn bản địa 98
3.2.6 Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh giun phổi cho lợn bản địa 109
3.2.7 Đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh giun phổi cho lợn 112
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 114
1 Kết luận 114
2 Đề nghị 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
Trang 7A sufrartyfex Artyfechinostomum sufrartyfex
A strongylina Ascarops strongylina
F buski: Fasciolopsis buski
H rubidus Hyostrongylus rubidus
M elongatus: Metastrongylus elongatus
M pudendotectus: Metastrongylus pudendotectus
M asymmetricus: Metastrongylus asymmetricus
M hirudinaceus: Macracanthorhynchus hirudinaceus
P sexalatus Physocephalus sexalatus
S ransomi: Strongyloides ransomi
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần loài giun, sán ký sinh trong ống tiêu hóa và hô hấp
ở lợn 4
Bảng 1.2 Tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán ở lợn trên thế giới 15
Bảng 1.3 Tỷ lệ nhiễm các loài giun phổi lợn trên thế giới 18
Bảng 1.4 Tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán ở lợn Việt Nam 24
Bảng 1.5 Tỷ lệ nhiễm các loài giun phổi lợn tại Việt Nam 27
Bảng 2.1 Số lượng mẫu đã kiểm tra theo các chỉ tiêu nghiên cứu 36
Bảng 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm gây nhiễm giun phổi cho lợn bản địa 44
Bảng 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tẩy giun phổi trên lợn gây nhiễm 46
Bảng 3.1 Thành phần loài và sự phân bố các loài giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên 49
Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên (qua mổ khám) .55
Bảng 3.3 Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên (qua xét nghiệm phân) 57
Bảng 3.4 Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa theo lứa tuổi 59
Bảng 3.5 Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa theo phương thức chăn nuôi .61
Bảng 3.6 Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa theo mùa trong năm 62
Bảng 3.7 Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa theo địa hình 64
Bảng 3.8 Kết quả định danh các loài giun phổi ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên .65
Bảng 3.9 Kết quả đo kích thước của giun M elongatus và M pudendotectus ký sinh ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên 66
Bảng 3.10 Khoảng cách di truyền của loài Metastrongylus elongatus dựa trên phân tích trình tự ITS2 71
Bảng 3.11 Khoảng cách di truyền giữa của loài M elongatus và M pudendotectus dựa trên phân tích trình tự cox1 73
Trang 9Bảng 3.12 Kết quả mổ khám và thu thập giun phổi ở lợn bản địa tại Điện Biên
75
Bảng 3.13 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên 76
Bảng 3.14 Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn lẻ và hỗn hợp giun phổi 79
Bảng 3.15 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo lứa tuổi .81
Bảng 3.16 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo mùa trong năm .83
Bảng 3.17 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo vùng địa hình
84 Bảng 3.18 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo phương thức chăn nuôi 86
Bảng 3.19 Nguy cơ nhiễm giun phổi ở lợn theo phương thức chăn nuôi 88
Bảng 3.20 Thành phần và sự phân bố các loài giun đất tại tỉnh Điện Biên .90
Bảng 3.21 Tỷ lệ cá thể theo loài giun đất thu thập tại tỉnh Điện Biên 96
Bảng 3.22 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng giun phổi ở giun đất thu thập tại Điện Biên 97
Bảng 3.23 Thời gian giun phổi hoàn thành vòng đời ở lợn gây nhiễm 99
Bảng 3.24 Diễn biến lâm sàng của lợn bản địa sau gây nhiễm giun phổi .100
Bảng 3.25 Sự thay đổi các chỉ tiêu hệ bạch cầu của lợn bản địa sau khi gây nhiễm .101
Bảng 3.26 Tổn thương đại thể của lợn mắc bệnh giun phổi do gây nhiễm .103
Bảng 3.27 Tổn thương vi thể của lợn mắc bệnh giun phổi do gây nhiễm .105
Bảng 3.28 Triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm giun phổi ở các địa phương 107
Bảng 3.29 Tổn thương đại thể của lợn mắc bệnh giun phổi ở các địa phương 108
Bảng 3.30 Thử nghiệm hiệu lực của thuốc tẩy giun phổi trên lợn gây nhiễm 109
Trang 10Bảng 3.31 Hiệu lực của thuốc tẩy giun phổi cho lợn trên diện hẹp ngoài thực địa
110
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Phân loại trứng ký sinh ở lợn (Soulsby, 1988) 6
Hình 1.2 Vòng đời phát triển của giun phổi lợn Metastrongylus spp 9
Hình 1.3 Bản đồ Việt Nam 29
Hình 1.4 Bản đồ tỉnh Điện Biên 29
Hình 3.1 Giun dạ dày Gnathostoma sp thu thập từ dạ dày lợn ở tỉnh Điện Biên .52
Hình 3.2 Hình thái giun dạ dày Gnathostoma sp (hình kẻ vẽ) 52
Hình 3.3 Ảnh đầu và phần thân trước của giun Gnathostoma sp 52
Hình 3.4 Ảnh gai móc phần đầu của giun Gnathostoma sp .52
Hình 3.5 Ảnh gai phần thân của giun Gnathostoma sp .53
Hình 3.6 Ảnh gai phần đuôi của giun Gnathostoma sp 53
Hình 3.7 Cây phát sinh chủng loại của các loài Gnathostoma được xây dựng từ trình tự ITS2 bằng phương pháp Maximum Likelihood 54
Hình 3.8 Cây phát sinh chủng loại của các loài Gnathostoma được xây dựng từ trình tự cox1 bằng phương pháp Maximum Likelihood 54
Hình 3.9 Giun tròn Metastrongylus elongatus Gmelin, 1790 ký sinh ở lợn tại Điện Biên 67
Hình 3.10 Giun tròn Metastrongylus pudendotectus Wostokow, 1905 ký sinh ở lợn tại Điện Biên 69
Hình 3.11 Cây phát sinh chủng loại của các loài Metastrongylus được xây dựng từ trình tự ITS2 bằng phương pháp Maximum Likekliwood .72
Hình 3.12 Cây phát sinh chủng loại của các loài Metastrongylus được xây dựng từ trình tự cox1 bằng phương pháp Maximum Likekliwood 74
Hình 3.13 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên 78
Hình 3.14 Biểu đồ cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên .78
Hình 3.15 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn lẻ và hỗn hợp giun phổi 79
Trang 12Hình 3.16 Đồ thị biến động nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo tuổi 82
Hình 3.17 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo mùa trong năm 83
Hình 3.18 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo địa hình 85
Hình 3.19 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo phương thức chăn nuôi 86
Hình 3.20 Loài Pontoscolex corethrurus tại Điện Biên 91
Hình 3.21 Loài Amynthas aspergillum tại Điện Biên 92
Hình 3.22 Loài Amynthas robustus tại Điện Biên 92
Hình 3.23 Loài Amynthas morrisi tại Điện Biên 93
Hình 3.24 Loài Amynthas corticis tại Điện Biên 94
Hình 3.25 Loài Amynthas plantoporophoratus tại Điện Biên 94
Hình 3.26 Loài Amynthas pauxillulus tại Điện Biên 95
Hình 3.27 Biểu đồ tỷ lệ cá thể các loài giun đất thu thập tại tỉnh Điện Biên 96
Hình 3.28 Biểu đồ công thức bạch cầu của lợn bản địa mắc bệnh giun phổi do gây nhiễm 102
Hình 3.29 Bệnh tích đại thể trên lợn bản địa nhiễm giun phổi 104
Hình 3.30: Bệnh tích vi thể trên lợn bản địa nhiễm giun phổi 106
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong ngành chăn nuôi giasúc ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bởi chăn nuôi lợn cung cấplượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùngtrong nước và xuất khẩu, đồng thời còn cung cấp lượng lớn phân bón cho ngànhnông nghiệp và nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
Trong những năm qua nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư,cải tiến, nâng cao chất lượng con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng nhằmthúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn Theo niên giám thống
kê năm 2021 [31], cả nước có gần 22,03 triệu con lợn, sản lượng thịt hơi đạt 3,55triệu tấn
Bên cạnh những thuận lợi, ngành chăn nuôi lợn cũng đang gặp rất nhiều khókhăn, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh Ngoài bệnh truyền nhiễm, lợn còn dễ mắc bệnh kýsinh trùng Thống kê cho thấy, đã phát hiện được trên 50 loài ký sinh trùng gây bệnh
ở lợn [16] Những bệnh ký sinh trùng đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởngcủa lợn, làm tăng tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng và các chi phí như thuốc điều trị,công chăm sóc nuôi dưỡng so với lợn không bị bệnh Khi lợn con nhiễm giun đũa,tốc độ sinh trưởng, phát triển chậm, tăng trọng giảm tới 30% so với lợn không nhiễmbệnh [13] Không chỉ vậy, giun, sán ký sinh còn gây ra các tổn thương làm giảm sức
đề kháng của lợn và mở đường cho nhiều loại vi khuẩn, virus xâm nhập, gây bệnh.Trong đó có các loài giun phổi ký sinh và gây bệnh ở đường hô hấp lợn
Bệnh giun phổi do một số loài giun tròn thuộc giống Metastrongylus gây ra.
Giun phổi gây các tổn thương ở đường hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi, làmgiảm tăng trọng so với lợn không mắc bệnh và dễ chết nếu không được điều trị kịpthời [14, 68]
Điện Biên là một tỉnh miền núi ở khu vực Tây Bắc Việt Nam Theo thống kê,toàn tỉnh hiện có trên 290.000 con lợn [31], trong đó giống lợn bản địa được nuôiphổ biến với quy mô một vài con tại các hộ gia đình Lợn bản địa gồm các giống
Trang 14lợn nội của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, có đặc điểm tai nhỏ, mõm dài,lông đen tuyền hoặc đen có 4 - 6 chấm trắng trên cơ thể, được nuôi dưỡng lâu đờitại các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Lợn bản địa chịu đựng tốt với điều kiệnchăn nuôi ở các nông hộ nghèo, ít bệnh tật, thịt thơm ngon.
Tuy nhiên, với điều kiện là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiềukhó khăn, mặt bằng dân trí còn thấp, chăn nuôi lợn tại tỉnh Điện Biên chủ yếu vẫntheo phương thức truyền thống, thả rông, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất chăn nuôi còn nhiều hạn chế nên nguy cơ nhiễm giun, sán vẫn cao.Cho đến nay, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về giun, sán ký sinh ở lợnnhưng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về tình hình nhiễm giun, sán
đường tiêu hóa và hô hấp, đặc biệt là đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus
spp gây ra trên đối tượng là lợn bản địa tỉnh Điện Biên Do đó, cũng chưa có biệnpháp phòng chống bệnh hiệu quả
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tiễn chăn nuôi và phòng chống bệnh
cho đàn lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp gây ra và biện pháp phòng trị”.
2 Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần loài, sự phân bố, tình hình nhiễm giun, sán đường tiêu
hóa và hô hấp, đặc điểm bệnh giun phổi do Metastrongylus spp gây ra trên lợn bản
địa tại tỉnh Điện Biên Xác định các yếu tố nguy cơ mắc bệnh giun phổi ở lợn bảnđịa theo phương thức chăn nuôi tại tỉnh Điện Biên Từ đó, đề xuất được biện phápphòng trị bệnh giun, sán nói chung và bệnh giun phổi nói riêng cho lợn bản địa ởtỉnh Điện Biên có hiệu quả
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống về thực trạng nhiễm các loài giun,sán ở đường tiêu hóa và hô hấp của lợn bản địa; xác định được thành phần loài, thờigian hoàn thành vòng đời của giun phổi trên lợn bản địa, thành phần loài vật chủtrung gian; đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh giun phổi trên lợn bản địa; xácđịnh được các yếu tố nguy cơ có liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa
Trang 153.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi lợn tạitỉnh Điện Biên áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh giun, sán hữu hiệu nhằmgiảm thiểu tác động có hại do các loài giun, sán gây ra ở lợn nói chung và hạn chế
tỷ lệ nhiễm bệnh giun phổi cho lợn nói riêng, góp phần phát triển chăn nuôi lợn theohướng bền vững
4 Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài là công trình đầu tiên ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, nghiên cứu có hệthống và có một số đóng góp mới cho khoa học:
- Đã xác định được thành phần loài và tình hình nhiễm giun, sán đường tiêu hóa
và hô hấp trên lợn bản địa
- Định danh được loài M elongatus và M pudendotectus gây bệnh giun phổi trên
đàn lợn bản địa bằng kỹ thuật sinh học phân tử
- Phát hiện được 1 loài giun tròn thuộc giống Gnathostoma hoàn toàn mới về
đặc điểm di truyền so với những loài đã công bố trên ngân hàng gen quốc tế
- Định danh được 2 loài giun đất - vật chủ trung gian của giun phổi lợn; xác
định được thời gian hoàn thành vòng đời của giun phổi Metastrongylus spp ở lợn
bản địa là 31 - 36 ngày
- Đề xuất được biện pháp phòng, trị bệnh do giun phổi Metastrongylus spp.
gây ra cho lợn có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các nông hộ nuôi lợntrên địa bàn tỉnh Điện Biên và các tỉnh khác
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Giun, sán ký sinh ở lợn
1.1.1.1 Thành phần loài giun, sán ký sinh ở lợn
Mỗi loài vật chủ có thành phần loài giun, sán đặc trưng riêng Mỗi loài giun, sán
có vị trí ký sinh chuyên biệt: đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột, gan , mật, tuy),
hô hấp, tuần hoàn, bài tiết… Thành phần loài giun, sán ký sinh trong ống tiêu hóa và
cơ quan hô hấp trong cơ thể của lợn đã được tổng kết và trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1 Thành phần loài giun, sán ký sinh trong ống tiêu hóa và hô hấp ở lợn Tên loài giun, sán Tên Việt Nam Vị trí ký sinh
I Trematoda
II Nematoda
Trang 17Tên loài giun, sán Tên Việt Nam Vị trí ký sinh
Globocephalus
Oesophagostomum
III Acanthocephala
Macracanthorhynchus
Hiện nay, việc định loại giun, sán chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái Ngoài
ra, loài vật chủ, vị trí ký sinh giúp định loại một số loài giun, sán ký sinh chuyênbiệt Với một số loài có quan hệ gần trong cùng một giống có đặc điểm hình tháitương tự nhau thì kỹ thuật phân tử giúp định loài chính xác, đồng thời cung cấp sốliệu để phân tích mối quan hệ tiến hóa di truyền Các chỉ thị phân tử thường dùng là
các gen và đoạn chèn của hệ gen nhân (28S, ITS…) và gen ty thể (cox1, Cytb,…).
Giun, sán có thể đẻ trứng hoặc ấu trùng Trứng/ấu trùng được thải ra khỏi cơ thể vật chủ cùng với chất thải/chất tiết: phân, đờm, nước tiểu… Vì vậy, xét nghiệm chất thải của gia súc để tìm
Trang 18trứng/ấu trùng giun, sán và định loại có thể xác định vật chủ nhiễm loài giun, sán nào Tùy thuộc từng loài giun, sán, trứng có thể định loại đến giống, loài Trong mẫu phân của lợn có thể thấy các loại trứng giun, sán sau:
Hình 1.1 Phân loại trứng ký sinh ở lợn (Soulsby, 1988)
1.1.1.2 Vòng đời phát triển của giun, sán ký sinh ở lợn
Con đường nhiễm bệnh giun, sán liên quan đến vòng đời của giun, sán Có 2kiểu vòng đời phát triển: trực tiếp và gián tiếp
Trong quá trình hoàn thành vòng đời của giun, sán có những loại không cần sự
có mặt của vật chủ trung gian được gọi là bệnh giun, sán truyền trực tiếp Trứng, ấutrùng của chúng phát triển bên ngoài, không cần vật chủ trung gian đã thành trứnghoặc ấu trùng gây bệnh, lẫn vào thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá ký chủ màthành giun, sán trưởng thành, trường hợp này thường thấy trong các bệnh giun đũa,bệnh giun tóc, bệnh giun móc hay bệnh giun kết hạt
Những bệnh giun, sán trong quá trình phát triển để hoàn thành vòng đời cầnphải trải qua các giai đoạn ấu trùng ở vật chủ trung gian được gọi là bệnh giun, sántruyền gián tiếp (qua sinh vật), thường thấy trong các bệnh sán lá ruột lợn, bệnhgiun đầu gai, bệnh giun phổi lợn Tuy nhiên, vật chủ trung gian cũng rất đa dạng,tùy thuộc vào từng loài giun, sán mà có sự khác nhau, chẳng hạn các loài ốc nước
Trang 19ngọt là vật chủ trung gian trong bệnh sán lá ruột, giun đất trong bệnh giun phổi lợnhoặc các loài động vật chân đốt ở dưới nước như giáp xác và côn trùng đối với bệnhgiun đầu gai …
Trong thực tế, việc phòng trừ bệnh do giun, sán truyền trực tiếp khó khăn hơnbệnh giun, sán truyền gián tiếp (qua sinh vật) bởi sự dễ hoàn thành vòng đời củachúng [13]
1.1.1.3 Bệnh lý học các bệnh giun, sán.
Trạng thái bệnh lý do các bệnh giun, sán gây ra thể hiện bằng những biểu hiệntriệu chứng lâm sàng và bệnh tích Phần lớn các bệnh giun, sán thường làm con vậtkém ăn, gầy yếu, chậm lớn… Tuy nhiên, mỗi bệnh có những biểu hiện đặc trưngriêng, ví dụ: bệnh giun, sán đường tiêu hóa thường gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêuhóa, bệnh giun, sán đường hô hấp có những triệu chứng ho, khó thở …
Những biểu hiện triệu chứng và bệnh tích của bệnh ký sinh trùng phụ thuộcnhiều vào độc lực của mỗi loại giun, sán và sức chống đỡ của vật chủ Độc lực củagiun, sán lại phụ thuộc nhiều vào các giai đoạn phát dục của nó cũng như số lượng
và các độc tố do chúng tiết ra, dù nó cư trú ở bộ phận nào của cơ thể (ống tiêu hóa,đường hô hấp, tiết niệu, tuần hoàn …) Độc lực này có thể tăng khi chúng tiếp xúcvới một cơ thể chưa thích ứng với nó [28]
Ngoài ra, bệnh giun, sán còn làm thay đổi thành phần tế bào máu Khi giun,sán xâm nhập vào cơ thể vật chủ, cơ thể vật chủ cũng có những đáp ứng lại bằngnhững phản ứng tế bào như viêm, tăng cường chức năng thực bào, hiện tượng tăngbạch cầu eosin, tăng bạch cầu lâm ba và giảm bạch cầu trung tính Do vậy, hiệntượng tăng bạch cầu eosin là cơ sở trong chẩn đoán bệnh giun, sán ở vật nuôi
1.1.1.4 Chẩn đoán và phòng trị các bệnh giun, sán
Do triệu chứng của bệnh giun, sán không điển hình nên việc chẩn đoán bệnhgiun, sán không chỉ dựa vào biểu hiện triệu chứng lâm sàng như các bệnh khác màcần phải tìm thấy căn nguyên gây bệnh (trứng, ấu trùng hoặc giun, sán trưởngthành) Hiện nay, có 2 cách chẩn đoán bệnh ký sinh trùng là chẩn đoán trên con vậtsống và chẩn đoán khi con vật chết [13]
Trên con vật còn sống, có thể dựa vào những biểu hiện triệu chứng lâm sàng,những dẫn liệu về tình hình dịch tễ học nhưng điều đó là rất khó để chẩn đoán phânbiệt và không chính xác Cách tốt nhất là dùng các phương pháp xét nghiệm để tìmtrứng, ấu trùng, giun, sán trưởng thành hoặc chẩn đoán bằng các phương pháp miễndịch học
Trang 20Bên cạnh đó, việc chẩn đoán, xác định giun, sán có thể dựa trên việc mổ khámkhi động vật đã chết Việc mổ khám để tìm và thu thập giun, sán theo phương pháp
mổ khám toàn diện và không toàn diện của Skrjabin Phương pháp này có thể pháthiện được tất cả các loài giun, sán ở tất cả mọi khí quan, tổ chức của động vật (kể cảgiun, sán rất nhỏ), phát hiện được các tổn thương đại thể điển hình của bệnh Đâyđược coi là phương pháp chẩn đoán chính xác và có ý nghĩa lớn trong công tácnghiên cứu, đồng thời làm cơ sở khoa học cho các biện pháp phòng trừ thích hợp.Việc phòng trị các bệnh giun, sán ở Việt Nam hiện nay đều áp dụng dựa trênhọc thuyết về tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh giun, sán của Skrjabin, bao gồm: 1)diệt giun, sán ở động vật, mục đích làm cho cơ thể động vật khỏe mạnh và ngănngừa ngoại cảnh không bị ô nhiễm; 2) diệt giun, sán ở ngoại cảnh, mục đích là đềphòng cho động vật không bị nhiễm bệnh như diệt trứng giun, sán ở phân, diệtgiun, sán theo phương pháp sinh học ở các trại chăn nuôi và bãi chăn thả, vệ sinhnguồn nước uống…
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhiều loại hóa dược ra đời
và được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh do giun, sán gây ra Nhữngloại thuốc tẩy thường được sử dụng trong chăn nuôi có thể kể đến như piperazin,levamisol, fenbendazol, ivermectin … Bên cạnh đó, việc sử dụng những loại thuốc
có nguồn gốc thảo mộc có tác dụng trị giun, sán (lá, vỏ, thân cây, quả, hạt, rễ …),tránh tồn dư hóa dược, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng cũng đã và đang đượcnghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh do giun, sán gây ra như sử quân tử, vỏ
rễ xoan, vỏ rễ lựu, hạt cau, lá đu đủ, hạt bí đỏ … [28]
1.1.2 Bệnh giun phổi lợn
1.1.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun phổi ký sinh ở lợn
Tại Việt Nam, tác nhân gây bệnh giun phổi ở lợn là ba loài giun M elongatus,
M pudendotectus và M salmi Chúng thường ký sinh ở chi nhánh khí quản lợn.
Giun có màu trắng hoặc trắng ngà, đầu có 2 môi chia thành 3 thùy Giun cái đẻtrứng có ấu trùng, âm hộ ở gần hậu môn và có nắp [14]
1.1.2.2 Vòng đời phát triển của giun phổi lợn
Trong vòng đời phát triển, giun phổi lợn cần trải qua 4 giai đoạn, bao gồm: (i)thải trứng khỏi vật chủ ra môi trường ngoài và tiếp tục phát triển; (ii) Ấu trùng xâm
nhập vào vật chủ trung gian là các loài giun đất thích hợp như Allobophoca chloritica, Lumbricus terrestris hoặc E foetida …; (iii) Lột xác, phát triển trong cơ
Trang 21thể giun đất; (iv) ấu trùng cảm nhiễm được vật chủ cuối cùng ăn phải thì phát triểnthành giun trưởng thành (hình 1.2)
Hình 1.2 Vòng đời phát triển của giun phổi lợn Metastrongylus spp.
Qua chu trình phát triển trên có thể thấy sự phát triển của giun phổi lợn phụthuộc vào nhiều yếu tố, vật chủ và môi trường Vì vậy, nghiên cứu được các yếu tốảnh hưởng đến sự phân bố của các loài vật chủ trung gian và phát triển của giunphổi lợn sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc phòng bệnh thích hợp
1.1.2.3 Dịch tễ học bệnh giun phổi lợn
Bệnh phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới, nhưng lợn bị nhiễm với tỷ lệcao ở các nước thuộc vùng nhiệt đới ẩm của châu Á và châu Phi Bệnh thường xuấthiện ở những vùng chăn nuôi kém phát triển, chăn nuôi theo phương thức thả rông.Trước đây, có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợnkhá cao Hiện nay, do điều kiện chăn nuôi thay đổi nên tỷ lệ nhiễm giun phổi đã giảmnhiều Mặt khác, thời tiết, khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếpđến sự tồn tại và phát triển của giun đất - vật chủ trung gian của giun phổi lợn Môitrường ẩm ướt, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho giun đất sống và sinh sản
Trứng có
ấu trùng
Ấu trùng L1
Ấu trùng L3Lợn ăn
giun đất
Trang 22Ở Việt Nam, bệnh giun phổi lợn được phát hiện ở khắp các vùng sinh thái,phổ biến ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, các tỉnh ven biển miền Trung, TâyNguyên và đồng bằng sông Cửu Long [16, 27]
Lợn nhiễm giun phổi nhiều hơn vào mùa vật chủ trung gian phát triển Nhữngnăm mưa nhiều, tỷ lệ nhiễm giun phổi tăng lên so với những năm nắng ráo và khôhạn Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời tiết, khí hậu Mùa Hè và đầu mùa Thu,lợn nhiễm giun phổi tăng cao hơn các mùa khác trong năm Mặt khác, lợn đào bớiquanh chuồng nên dễ ăn phải giun đất có ấu trùng giun phổi Lợn nuôi nhốt vẫnnhiễm giun phổi do ăn rau, củ có lẫn ấu trùng có sức gây bệnh Lợn nuôi nhốt trongchuồng nền đất cũng có nguy cơ ăn phải giun đất nhiễm ấu trùng giun phổi Giunđất ít gặp ở vùng đất cát và khô hạn nhưng gặp nhiều ở những vùng ẩm ướt và cónhiều phân, rác, lá cây Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun phổi ở vùng núi thường cao hơnvùng trung du và đồng bằng [14, 42]
1.1.2.4 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun phổi lợn
* Bệnh lý của bệnh giun phổi lợn
Trong quá trình phát triển, ấu trùng giun phổi có sự thay đổi vị trí ký sinh Sựthay đổi vị trí ký sinh của ấu trùng giun phổi trong giun đất - vật chủ trung gian cóliên quan đến quá trình lột xác của ấu trùng để phát triển tới giai đoạn ấu trùng có sứcgây bệnh
Ấu trùng di hành gây tổn thương ruột, phá hoại thành mạch, hạch lâm ba, hệmao mạch và tổ chức phổi; đồng thời mang vi khuẩn vào những nơi đó, gây viêmthứ phát Trong quá trình ký sinh, giun phổi còn tiết ra độc tố, độc tố hấp thu vàomáu làm con vật nhiễm độc, lợn còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng, dễ mắc cácbệnh khác Xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng, số lượng hồng cầu giảm.Nếu nặng, lợn có thể chết do khó thở [14, 18, 111]
Giun phổi Metastrongylus spp ký sinh trong khí quản phổi gây khó thở, giảm
tăng trọng do sự phá hủy mô kẽ và gây tắc nghẽn phổi [37] Bên cạnh đó, giun phổilàm suy giảm miễn dịch và gây nhiễm trùng kế phát, có thể làm viêm phế quản, gây
tử vong [57, 92]
* Triệu chứng của bệnh giun phổi lợn
Sau khi nhiễm ấu trùng giun phổi Metastrongylus spp 4 ngày, lợn bắt đầu
xuất hiện triệu chứng lâm sàng [18]
Trang 23Khi lợn bị nhiễm giun phổi nhẹ và trung bình thì không có triệu chứng lâmsàng rõ rệt Khi bị nặng, con vật mệt mỏi, kém ăn, gầy còm, suy dinh dưỡng, lông
da trở nên khô cứng, ho Hiện tượng ho rõ nhất vào sáng sớm và buổi tối Giai đoạnđầu con vật vẫn ăn bình thường nhưng gầy dần, giai đoạn cuối ăn ít hoặc bỏ ăn, ítvận động Kiểm tra máu thấy bạch cầu ái toan tăng, hồng cầu giảm Giai đoạn cuốicon vật có thể bị viêm phổi nên thường khó thở, suy nhược Nếu không điều trị kịpthời và nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo thì tỷ lệ chết cao (khoảng 15 - 30%) [14]
Về lâm sàng, lợn con nhiễm bệnh thường ho nhiều Có sự xâm nhập của nhiềubạch cầu ái toan ở phổi, tế bào phổi bị xơ hóa Phân tích huyết thanh lợn nhiễmbệnh cho thấy hàm lượng glucose trong huyết thanh tăng, protein tổng số vàalbumin huyết thanh giảm Lợn nhiễm giun phổi gây ra chứng giảm protein huyếtthanh, tăng đường huyết và rối loạn chức năng gan, thận [106]
1.1.2.5 Bệnh tích của bệnh giun phổi ở lợn
Lợn mắc bệnh giun phổi thấy các phế nang có hiện tượng viêm, trong chinhánh khí quản có nhiều giun rải rác, có những chỗ khí thũng, có những vùng ganhóa, hạch lâm ba phổi sưng to [15]; cơ tim nhão, xoang bao tim có nước, cơ nhão, dạdày và ruột trống rỗng [18]
Về mặt mô học, tổ chức phổi của lợn nhiễm giun tròn Metastrongylus trở nên
cứng, rắn chắc và có màu xám hoặc trắng, khí thũng ở phổi, phổi phù và xuất huyết,suy giảm chức năng phổi; bạch cầu ái toan tăng, tế bào phổi bị xơ hóa, hạch phổisưng to [85, 106]
1.1.2.6 Chẩn đoán bệnh giun phổi lợn
Chẩn đoán bệnh giun phổi lợn đôi khi gặp phải nhiều khó khăn do các triệuchứng của bệnh thường không rõ ràng [14] Ngoài ra, do có sự tương đồng về đặcđiểm lâm sàng và chồng chéo về dịch tễ học nên chẩn đoán thường dễ nhầm lẫn vớicác bệnh viêm đường hô hấp khác
Mổ khám lợn để thu thập và định loại giun là phương pháp đơn giản cho phépxác định chính xác các loài giun trong phổi lợn [17]
Đối với lợn còn sống: kết hợp theo dõi triệu chứng lâm sàng với kiểm tra phân
tìm trứng giun phổi bằng phương pháp Cherbovick Có thể chẩn đoán bằng phản ứngbiến thái nội bì: chế kháng nguyên, tiêm nội bì vành tai 0,2 ml, sau 5 - 15 phút chỗtiêm sưng đỏ, đường kính trên 1 cm là dương tính, ngược lại là âm tính [14]
Trang 24Đối với lợn chết: việc chẩn đoán bệnh và tìm giun phổi Metastrongylus spp.
được tiến hành qua mổ khám, thu thập, kiểm tra bệnh tích ở chi nhánh khí quản lợn
Có thể sử dụng dung dịch Barbagallo để bảo quản giun phổi [14]
* Định danh giun phổi ở lợn
Theo Diana và cs (2014) [57], căn cứ vào chiều dài gai giao cấu đối với giun
đực và chiều dài âm đạo đối với giun cái để phân biệt năm loài giun phổi gồm M elongatus, M pudendotectus, M salmi, M confusus và M asymetricus Tuy nhiên,
nếu chỉ sử dụng các đặc điểm hình thái và bằng chứng về dịch tễ học để định danhnhững loài giun phổi trên thì chưa thực sự thuyết phục
Ngày nay, sự ra đời của sinh học phân tử đã giúp thúc đẩy nhiều nghiên cứu ở
mức độ phân tử của giống Metastrongylus Các trình tự Deoxyribonucleic acid
(DNA) của hệ gen nhân (bao gồm các gen và các đoạn chèn) và hệ gen ty thể từ lâu
đã được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ phân tử và phân loại giun, sán Đối vớigiun phổi lợn, chẩn đoán phân tử bằng cách khuếch đại trình tự đoạn chèn thứ haithe second internal transcribed spacer (ITS2) của hệ gen nhân là chỉ thị tốt để phân
biệt giữa các loài và trình tự gen Cytochrome c oxidase subunit 1 (cox1) của hệ gen
ty thể là chỉ thị hữu ích để nghiên cứu các quần thể trong loài
Kỹ thuật khuếch đại ngẫu nhiên DNA đa hình (Random amplifiedpolymorphic DNA = RAPD) đã được sử dụng để đánh giá sự tương đồng về mặt di
truyền của 4 loài giun phổi M asymmetricus, M confusus, M pudendotectus và M salmi tại Pháp [87] Kỹ thuật này cho phép phát hiện tính đa hình các đoạn DNA
được nhân bản ngẫu nhiên bằng việc dùng 1 primer chứa một trật tự nucleotidengẫu nhiên
Do vậy, để xác định chính xác loài giun phổi Metastrongylus spp thì việc kết
hợp phương pháp định loại bằng hình thái học với phân tích đặc điểm phân tử (đặc
biệt là trình tự cox1 và ITS2) là việc làm cần thiết và thường được sử dụng trong
các công bố gần đây
1.1.2.7 Phòng bệnh giun phổi cho lợn
Để phòng bệnh giun, sán thì việc phá vỡ vòng đời của chúng rất cần thiết Cóthể dùng các phương pháp hóa học, vật lý… để tiêu diệt trứng giun phổi ở ngoạicảnh [21]
Trang 25Để ngăn ngừa bệnh do giun phổi gây ra cho lợn, cần ngăn cản sự tiếp cận củalợn đối với đất, từ đó có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm giun phổi [115, 121].Ngoài ra, cần tẩy giun phổi cho lợn để ngăn chặn nguồn reo rắc mầm bệnh rangoại cảnh, đảm bảo cung cấp thức ăn và nước uống sạch sẽ, không nhiễm ấu trùnggiun phổi cho lợn Trước khi đưa lợn mới vào nhập đàn, phải nhốt riêng và kiểm traxem lợn có nhiễm giun, sán không Nếu phát hiện lợn nhiễm giun, sán thì cần phảitẩy cho lợn rồi mới cho nhập đàn
1.1.2.8 Điều trị bệnh giun phổi cho lợn
* Một số thuốc có tác dụng tẩy giun phổi cho lợn
Có thể tẩy giun phổi cho lợn bằng một trong các loại thuốc [131] sau:
Fenbendazol: liều 5 mg/kg TT trộn thức ăn;
Từ những nghiên cứu trong và ngoài nước về tác dụng tẩy giun, sán nói chung
và giun phổi lợn nói riêng, trong phạm vi đề tài chúng tôi thử nghiệm hiệu lực tẩytrừ của tetramisol, ivermectin và fenbendazol
* Hiểu biết về các loại thuốc sử dụng trong đề tài
- Thuốc tetramisol
Tetramisol là một loại thuốc trị ký sinh trùng có phổ hoạt lực rộng, có tác dụngđặc hiệu đối với giun tròn, nhất là giun đũa, giun phổi, giun tóc, giun lươn … dạngtrưởng thành cũng như các dạng ấu trùng Thuốc gây tê liệt ký sinh trùng và tăngcường co bóp của ruột, làm bài xuất nhanh chóng ký sinh trùng ra ngoài theo phân.Tác dụng đó xảy ra 1 - 2 giờ sau khi tiêm thuốc dưới da Liều dùng: 7,5 - 15 mg/kgthể trọng (cho uống); 7,5 mg/kg thể trọng (tiêm dưới da) [3]
- Thuốc ivermectin
Trang 26Ivermectin là thuốc trị ký sinh trùng phổ rộng, có tác dụng phong bế sự dẫntruyền xung động thần kinh của các loài giun, sán, tẩy được cả nội và ngoại ký sinhtrùng Điều trị các bệnh giun tròn ở lợn như: giun đũa, giun tóc, giun kết hạt, giunlươn, giun dạ dày, giun phổi Thuốc có tác dụng tẩy giun ở các thời kỳ khác nhau,dạng trưởng thành và các thời kỳ phát triển của ấu trùng ký sinh trên cơ thể vậtnuôi Liều dùng: 0,3 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc cho uống [3].
- Thuốc Fenbendazol
Fenbendazol là thuốc trị ký sinh trùng có công thức hóa học: methyl 5 (phenylthio) - 2 - benzimidazolecarbamate Fenbendazol liên kết với lớp vỏ protein của giun, sán, làm phá vỡ cấu trúc tế bào, cản trở chức năng vận chuyển của tế bào giun, sán Thuốc tác động đến việc duy trì sự sống và sinh sản của giun, sán thông qua việc ức chế quá trình hấp thu glucose, làm giảm dự trữ glycogen và giảm tổng hợp ATP Thuốc có tác dụng với giun đường tiêu hóa, giun phổi, sán dây và sán lá gan trên gia súc, gia cầm Liều dùng: 5 mg/kg TT, trộn thức ăn [3].
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới
1.2.1.1 Nghiên cứu về giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa và hô hấp của lợn
Ký sinh trùng nói chung có sự phân bố rất rộng Thống kê cho thấy, giới độngvật gồm 20 lớp, lớp nào cũng có ký sinh trùng Riêng giun, sán đã phát hiện trên
300 loài sán lá, trên 3.000 loài giun tròn và hơn 400 loài giun đầu gai Sự phân bố
của các loài ký sinh trùng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như điều kiện thời tiết,khí hậu, nhất là ẩm độ và nhiệt độ Sự phát triển của ký sinh trùng và các vật chủtrung gian của chúng cần những điều kiện nhiệt độ và ẩm độ nhất định Ngoài ra,khu hệ động, thực vật, tập quán sinh hoạt của con người tại các địa phương cũng tácđộng không nhỏ đến sự phân bố cũng như phát triển của các loài ký sinh trùng Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình của các tác giả ở nhiều nước trên thếgiới nghiên cứu về tình hình nhiễm giun, sán trên vật nuôi nói chung và lợn nói riêng.Kết quả về tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán ở lợn trên thế giới được tổng hợp và
Trang 27Ấn Độ
A suum
S ransomi
32,590,74
Dadas và cs (2016) [54]
A suum Strongyloides spp
Trichuris spp.
27,54,51,8
Kaur và cs (2017) [81]
A suum Strongyloides spp.
T suis Oesophagostomum
spp
Ancylostoma spp.
F buski Dicrocoelium spp.
Schistosoma suis
6,258,336,254,164,1612,56,2510,41
Gomathi và cs (2016) [65]
A suum Strongyle sp
Sharma và cs (2020) [116]
Trung Quốc
A suum
T suis Oesophagostomum
spp
12,1810,1310,13 Lai và cs (2011) [84]
Trang 28gia/vùng Loài giun, sán
Tỷ lệ nhiễm (%) Nguồn tài liệu
Bangladesh
A suum Strongyloides sp
Oesophagostomum sp.
T suis Ancylostoma sp
H rubidus
F buski Dicrocoelium sp
Schistosoma suis
50,929,112,79,13,61,814,68,27,3
Taposhi và cs (2014) [126]
Stojanov và cs., 2018) [123]
Châu Phi
T suis
40,017,0
Nissen và cs (2011) [101]
Tanzania
Strongyles
A suum Strongyloides spp.
Trichuris spp.
52,037,015,05,0
Nonga và Paulo (2015) [102]
Atawalna và cs (2016) [44]
Kouam và cs (2018) [80]
Trang 29gia/vùng Loài giun, sán
Tỷ lệ nhiễm (%) Nguồn tài liệu
spp
13,516,57,52,5
Karaye và cs (2016) [79]
Shittu và cs (2018) [117]
T suis
S ransomi Paragonimus suis
A suum
20,34,02,33,0
Ejinaka và Onyali (2020)[59]
Nwafor và cs (2019) [105]
Brazil Trichuris sp.
Ascaris sp.
30,22,3
Hosaneide và cs (2020)[71]
Như vậy, mỗi vùng địa lý có thành phần loài giun, sán ký sinh ở lợn khácnhau, với tỷ lệ và cường độ nhiễm cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện khíhậu thổ nhưỡng, kinh tế - xã hội, dân trí mà ở các nước phát triển chăn nuôi công
Trang 30nghiệp, điều kiện vệ sinh tốt, nên tỷ lệ nhiễm thấp, trái lại ở các nước kém phát triểnthì tỷ lệ và nhiễm thường cao hơn Ngoài ra, phương pháp quản lý đàn lợn, mùa,tuổi, vùng khí hậu và phương thức chăn nuôi đều có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệnhiễm giun, sán ở lợn [66, 72, 85].
1.2.1.2 Nghiên cứu về bệnh giun phổi lợn
* Tình hình nhiễm giun phổi lợn
Trong số 5 loài giun phổi lợn được phát hiện thì các loài giun phổi M elongatus, M pudendotectus và M salmi có phân bố rộng hơn 2 loài giun phổi còn lại là M asymetricus và M confusus Loài M asymetricus giới hạn ở châu Âu và Đông Á, trong khi loài M confusus chỉ được tìm thấy ở châu Phi và châu Âu.
Tỷ lệ nhiễm các loài giun phổi ở lợn trên thế giới được tổng hợp ở bảng 1.3
Bảng 1.3 Tỷ lệ nhiễm các loài giun phổi lợn trên thế giới
Quốc gia/
vùng Loài giun phổi
Tỷ lệ nhiễm (%) Nguồn tài liệu Châu Âu
Biddau và cs (2003) [49]
Metastrongylus
Giovanni và cs (2016) [64],Fabio và cs (2019) [60]
Nosal và cs (2009) [103], Nosal và cs (2010) [104]
Metastrongylus
spp
69,4
Mizgajska và Jarosz (2010) [95]
Trang 31Quốc gia/
vùng Loài giun phổi
Tỷ lệ nhiễm (%) Nguồn tài liệu
M salmi
M asymmetricus
92,9100,088,1
Morita và cs (2007) [98]
Trang 32Quốc gia/
vùng Loài giun phổi
Tỷ lệ nhiễm (%) Nguồn tài liệu
Berrios và Juan (2019) [47]
Châu Phi
Kenya Metastrongylus
spp.
11,0
Kagira và cs (2012) [76]
Trang 33Quốc gia/
vùng Loài giun phổi
Tỷ lệ nhiễm (%) Nguồn tài liệu
Abdelaziz và cs (2019) [36]
Qua bảng 1.3 cho thấy, các loài giun phổi M elongatus, M pudendotectus và
M salmi có phân bố rộng ở hầu khắp các châu lục và đã được xác định về tỷ lệ
nhiễm trên lợn nhà và lợn rừng ở nhiều nước trên thế giới Tỷ lệ nhiễm dao độnglớn, tùy thuộc vào loài, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, địa hình và phương thứcchăn nuôi mà tỷ lệ nhiễm lên tới 71,84 - 100% ở lợn tại Nhật Bản năm 2007
So với loài M elongatus, M pudendotectus, M salmi thì loài M asymetricus
và M confusus phân bố hẹp hơn Loài asymetricus chủ yếu ở châu Âu và châu Á (Nhật Bản), loài M confusus thấy ở châu Âu và châu Phi, tỷ lệ nhiễm cũng dao động lớn tùy từng vùng miền Như vậy, bệnh do giun phổi Metastrongylus spp đã
được phát hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới, tập trung nhiều ở các nước thuộc vùng
ôn đới hoặc nhiệt đới nóng ẩm như Ba Lan, Nhật Bản, Italy, Hungary, Ấn Độ,Brazil, Hoa kỳ, Sebia, Đan Mạch, Iran …
* Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn
- Yếu tố lứa tuổi
Tuổi của gia súc là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đếnmức độ cảm nhiễm đối với bệnh ký sinh trùng Lợn ở giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi,nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của lợn cao, lợn thường xuyên phải tìmkiếm thức ăn ở ngoài môi trường nên khả năng tiếp xúc với các loài vật chủtrung gian nhiều nên dễ nhiễm giun phổi Ở giai đoạn trên 6 tháng tuổi, hệ miễndịch của lợn dần hoàn thiện, sức đề kháng của lợn dần được nâng lên nên chúng
có khả năng chống lại mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập, thêm vào đó, tuổi thọ
Trang 34của giun phổi lợn thường ngắn (dưới 1 năm) nên tỷ lệ nhiễm giun phổi có xuhướng giảm dần [41, 65, 93, 96, 104, 106].
- Yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ
Điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết có liên quan mật thiết không chỉ đến sự
có mặt của một loại ký sinh trùng nào đó mà còn quyết định mức độ, khả năng hoạtđộng và lây lan của ký sinh trùng Ở những vùng có mùa vụ rõ rệt, ký sinh trùng có
sự phát triển theo mùa Mỗi mùa có nhiệt độ và ẩm độ khác nhau, những yếu tố nàyảnh hưởng đến chu kỳ phát dục của ký sinh trùng
Trong vòng đời phát triển của giun phổi lợn, các loài giun đất có vai trò quantrọng giúp chúng hoàn thành giai đoạn ấu trùng để trở thành ấu trùng có sức gâybệnh Do đó, sự tồn tại của bệnh giun phổi lợn phụ thuộc vào mùa sinh sản các loàigiun đất Tại Ấn Độ, lợn nhiễm giun phổi cao vào các tháng mùa mưa (25%), thấphơn ở các tháng mùa Đông (21,05%) [96] Sự khác nhau trên là do vào mùa mưa,thời tiết nóng ẩm, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn, đất đai luôn ẩm ướt, tạo ramôi trường thuận lợi giúp các loài giun đất phát triển và sinh sản; vào mùa khô, khíhậu không thích hợp, lượng mưa ít, đất đai khô cằn, ẩm độ không khí thấp nên khôngthích hợp cho giun đất phát triển Đây là cơ sở cho việc giải thích tại sao lợn nhiễmgiun phổi cao vào mùa mưa và thấp hơn ở mùa khô hạn [27, 63]
- Yếu tố vùng và phương thức chăn nuôi
Điều kiện chăn nuôi thiếu thốn, việc nuôi dưỡng, chăm sóc còn chưa đượcquan tâm đầu tư, trình độ hiểu biết của người dân còn thấp, việc áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn nhiều hạn chế, đặc biệt, việc chăn nuôi vẫntheo tập quán cũ, lợn được nuôi thả tự do cũng là nguyên nhân chính khiến đàn lợnvùng núi nhiễm các loài giun, sán nói chung và giun phổi nói riêng cao hơn cácvùng khác Báo cáo tại Ecuador cho thấy, lợn nhiễm giun phổi ở phương thức thảrông (2,46%) cao hơn lợn nuôi nhốt (0,52%) [97] Nghiên cứu của tác giả Nosal và
cs (2010) [104] tại Ba Lan cũng có nhận xét tương tự
* Giun đất - vật chủ trung gian của giun phổi lợn
Vòng đời của giun phổi lợn lần đầu tiên được làm sáng tỏ bởi Hormaier vàonăm 1929 Kể từ đó, các nghiên cứu tiếp theo về vòng đời giun phổi được nhiều tácgiả công bố Để hoàn thành vòng đời, giun phổi cần phải có vật chủ trung gian làcác loài giun đất, do vậy lợn bị nhiễm giun phổi khi nuốt phải vật chủ trung gianmang ấu trùng có sức gây bệnh Diana và cs (2014) [57] cho biết, ở Tây Ban Nha và
Ba Lan, các loài giun đất Allobophoca chloritica, Dendroboena rubida, Bisenia
Trang 35austriaca, Helodrilus caliginosus, Lumbricus terrestris và Lumbricus rubellus là vật
chủ trung gian của giun phổi lợn Tại Ukraina, Antipov và cs (2018) [43] đã tìm
được ấu trùng giun phổi Metastrongylus spp trong các loài giun đất E foetida, D rubidus, A caliginosa và L rubellus.
* Đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của lợn nhiễm giun phổi
Sau khi lợn ăn phải giun đất mang ấu trùng giun phổi có sức gây bệnh 1 - 3ngày thì thấy ấu trùng ở vách manh tràng, hạch lympho và màng treo ruột già củalợn, sau đó chúng di hành về phổi Ở đây, chúng lớn lên rất nhanh thành giuntrưởng thành và đẻ trứng [122]
Sau khi gây nhiễm 28 - 29 ngày, trong phân lợn đã xuất hiện trứng giun phổi[51, 74, 132], số lượng trứng tăng dần qua các tuần và đạt cao nhất ở tuần thứ 5 đếntuần thứ 9, sau đó giảm dần [72] Xét nghiệm máu lợn nhiễm giun phổi thấy, sốlượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi của lợn tăng lên 10 - 15% trong khoảng 2tuần, sau đó giảm xuống còn 2 - 6%, hàm lượng gama globulin huyết thanh tăngcao, trong khi hàm lượng albumin huyết thanh lại giảm Tác giả nhận xét, bạch cầu
ái toan trong máu tăng cao phản ánh sự đáp ứng miễn dịch của vật chủ chống lạigiun phổi lợn [45, 74, 114]
Khi lợn chết, mổ khám thấy bề mặt phổi xuất huyết, có nhiều nốt sần màu trắnghình đa giác, khi cắt ngang thấy có rất nhiều giun trong khí quản, phổi bị gan hóa,trong khí quản có chứa nhiều dịch, đặc quánh Giun gây viêm phổi, xuất huyết, làmrách phế nang, giãn phế quản, khi nhiễm nặng giun gây tắc phế quản, ảnh hưởng đếnkhả năng hô hấp của con vật [46, 132] Bề mặt gan có các u hạt lớn với nhiều kíchthước khác nhau (0,5 - 1 cm), gan có hiện tượng cứng và vàng [132, 133]
Kiểm tra tổn thương vi thể thấy, có sự bong tróc và sự xuất hiện của các giunphổi, tế bào lympho và bạch cầu trung tính trong lòng phế quản và tiểu phế quản, khíphế thũng, vách ngăn phế nang dày lên, viêm phế nang, thâm nhiễm mô kẽ tế bào [91]
* Biện pháp điều trị bệnh giun phổi ở lợn
Đến nay, đã có nhiều loại thuốc được thử nghiệm để điều trị giun phổi cho lợnnhư levamisol, tetramisol, cyanacethydrazide, flubendazole, ivermectin và abamectin.Thuốc levamisol và tetramisol đã được sử dụng từ rất lâu, được đánh giá làthuốc có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh giun phổi lợn Thuốc có thể tiêm hoặc trộnlẫn thức ăn, sau 15 phút sử dụng thuốc, giun bị tẩy ra ngoài [61, 88]
Trang 36Thuốc cyanacethydrazide cũng cho hiệu lực cao trong việc điều trị bệnh giunphổi lợn [129] Việc tiêm đồng thời diethylcarbamate và cyanacethydrazide làmtăng hiệu quả sử dụng, làm giảm 96% số trứng giun trong phân và loại trừ hầu hếtgiun, nhưng khi chỉ dùng một loại thuốc thì hiệu quả thấp hơn nhiều [113] Tuynhiên, những nghiên cứu sau đó lại cho thấy cyanacethydrazide ít có hiệu quả vớigiun phổi lợn và việc kết hợp cyanacethydrazide với diethylcarbamate citrate không
có hiệu quả trong điều trị lợn nhiễm giun phổi [58, 124]
Theo Welber và cs (2014) [130], hiệu quả tẩy của ivermectin và abamectin
đối với M salmi đạt trên 95% Thuốc flubendazole với liều 7,5 mg/kg thể trọng có
hiệu lực tẩy giun phổi cao tới 91,3% [69]
Ngoài ra, có thể điều trị bệnh giun phổi bằng cách sử dụng các loại thuốcnhư doramectin, moxidectin và albendazol [52]
1.2.2 Ở Việt Nam
1.2.2.1 Nghiên cứu về giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa và hô hấp của lợn
Từ năm 1964, Bùi Lập đã tiến hành những nghiên cứu về giun, sán ký sinhtrên lợn ở Miền Bắc Việt Nam thuộc khu vực kinh tế gia đình, tập thể và nhà nướctại các tỉnh Hà Nội, Hải Hưng, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, BắcThái Tác giả cho biết: khu hệ giun, sán ở Việt Nam gồm 33 loài, thuộc 26 giống, 20
họ và 4 lớp (dẫn theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978) [28]
Điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán chăn nuôi của người dân địaphương có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố cũng như phát triển các loài giun, sán ởlợn Đến nay, đã có nhiều tác giả đề cập tới thành phần loài và tình hình nhiễm giun,sán ở lợn Tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán ở lợn Việt Nam được tổng hợp ở bảng 1.4
Bảng 1.4 Tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán ở lợn Việt Nam Tỉnh/vùng Loài giun, sán Tỷ lệ nhiễm
(%) Nguồn tài liệu
Miền Nam A suum
Viện Pasteur Sài Gòn(dẫn theo Đỗ DươngThái và Trịnh VănThịnh, 1978) [28]
Trang 37Tỉnh/vùng Loài giun, sán Tỷ lệ nhiễm
(%) Nguồn tài liệu
Trichuris spp.
F buski
M hirudinaceus
10,040,00,5
Phạm Văn Khuê(1982) [12]
Trương Vĩnh Yên(2008) [35]
Thừa Thiên Huế
10,13,117,510,555,01,21,83,5
Lương Văn Huấn(1996) [9]
Trang 38Tỉnh/vùng Loài giun, sán Tỷ lệ nhiễm
(%) Nguồn tài liệu
T suis
M hirudinaceus
1,50,332,81,234,15,30,31,710,91,1
Nguyễn Đình Trường vàNguyễn Thị Thu Hiền(2018) [34]
Đồng bằng
sông Hồng
F buski
A suum Trichocephalus spp.
Oesophagostomum spp.
17,7 - 32,022,4 - 37,38,9 - 9,816,8 - 43,1
Trần Văn Quyên và cs.(2008) [26]
Nguyễn Thu Trang(2010) [32]
La Văn Công (2016)
[4]
Trang 39Tỉnh/vùng Loài giun, sán Tỷ lệ nhiễm
(%) Nguồn tài liệu
Nguyễn Thị HươngGiang và cs (2019) [7]
1.2.2.2 Nghiên cứu về bệnh giun phổi ở lợn
* Tình hình nhiễm giun phổi ở lợn
Ở Việt Nam, bệnh giun phổi lợn được phát hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cảnước, phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung, Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sôngHồng và Đồng bằng sông Cửu Long [16, 27] Tình hình nhiễm giun phổi ở lợn tạiViệt Nam được tổng hợp ở bảng 1.5
Bảng 1.5 Tỷ lệ nhiễm các loài giun phổi lợn tại Việt Nam
Tỉnh/vùng Loài giun phổi Tỷ lệ nhiễm (%) Nguồn tài liệu
sông Cửu Long
M elongatus
M salmi
7,353,42
Nguyễn Hữu Hưng(1997) [10]
Trương Vĩnh Yên (2008)
[35]
* Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn
- Yếu tố lứa tuổi
Trang 40Lợn ở các lứa tuổi khác nhau, cảm nhiễm với mầm bệnh giun, sán khác nhau.Lợn nhiễm giun phổi tập trung ở giai đoạn 2 - 5 tháng tuổi [28] Tuy nhiên, nhữngnghiên cứu khác cho rằng, lợn tuổi càng cao, thời gian sống càng dài thì sự tiếp xúcvới môi trường ngoại cảnh càng tăng, nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh càng cao, đó
là cơ sở khoa học giải thích cho việc nhiều loài giun, sán nói chung và bệnh giun phổi
ở lợn nói riêng có tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi [16, 18]
- Yếu tố vùng và phương thức chăn nuôi
Sự phân bố và phát triển của ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng nói chung cóliên quan mật thiết tới phương thức chăn nuôi của người dân và sự có mặt của cácloài động, thực vật là vật chủ trung gian hoặc vật môi giới truyền bệnh
Nhiều nghiên cứu cho rằng, những vùng có lượng mưa nhiều, địa hình núi cao,nhiều cây cối, thảm thực vật dày và sự phát triển mạnh của các loài giun đất có ảnhhưởng rõ rệt đến tình hình nhiễm giun phổi ở lợn Theo kết quả điều tra của NguyễnHữu Ninh và cs (1975), tỷ lệ nhiễm giun phổi lợn giảm dần từ vùng núi cao xuốngvùng trung du và đồng bằng, tương ứng là 16,9%; 22,06% và 58,97% (dẫn theoNguyễn Thị Kim Lan, 2012) [14]
* Nghiên cứu về giun đất - vật chủ trung gian của giun phổi lợn
Ở Việt Nam, mặc dù đã có những nghiên cứu xác định các loài giun đất là vật
chủ trung gian của giun phổi Metastrongylus spp nhưng còn rất hạn chế về nguồn
tài liệu Nguyễn Đức Tân (1996) [27] đã xác định được 7 loài giun đất là vật chủ
trung gian của giun phổi lợn là Pheretima posthuma, Ph Campanulata, Dichogaster bolaui, Pontoscolex corethrurus, Perionyx excavatus, Ocnerodrilus occidentalis và Lampito mauritli Đây là công trình đầu tiên và duy nhất xác định
được một số loài giun đất - vật chủ trung gian của giun phổi lợn ở một số tỉnh duyênhải miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam
* Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh giun phổi lợn
Sau khi gây nhiễm 35 - 37 ngày, trong phân lợn xuất hiện trứng giun phổi, lợnnhiễm giun phổi có triệu chứng ho, thở khó, phổi có tiếng ran … [27] Mổ khám lợn
nhiễm Metastrongylus spp thấy, trên bề mặt phổi có nhiều điểm trắng hình đa giác,
bóp thấy cứng và dai Trường hợp nhiễm nặng, phổi bị xẹp và mất cấu tạo xốp,trong tiểu khí quản có nhiều giun, vách phế nang, phế quản có nhiều bạch cầulympho, lòng phế quản có nhiều xác giun phổi xen lẫn với bạch cầu [11]