Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS.TS Nguyễn Thế Đặng
2 TS Nguyễn Đình Bồng
THÁI NGUYÊN - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từngdùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đượccảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Tác giả luận án
Vũ Thị Kim Hảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhậnđược sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của nhiều tập thể, các nhà khoa học, đồngnghiệp và bạn bè Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể các thầy, côgiáo của Khoa Quản lý Tài nguyên, Phòng Đào tạo - Đạo tạo Sau đại học, Ban giámhiệu Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi thuận lợi và tậntình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến GS TS.Nguyễn Thế Đặng - Khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm, Đại họcThái Nguyên và TS Nguyễn Đình Bồng - Hội Khoa học đất Việt Nam, là nhữngngười thầy hướng dẫn khoa học cho đề tài luận án, đã có định hướng về nội dung,phương pháp giải quyết vấn đề trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận ánnày
Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến UBND thị xã Phổ Yên,Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, Ban Bồithường GPMB&QLDA, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên,UBND các xã phường của Phổ Yên và người dân đã tạo thuận lợi cho tôi trong suốtquá trình điều tra, thu thập số liệu, tài liệu và thực hiện các nghiên cứu của đề tàiluận án
Cuối cùng xin được đặc biệt cảm ơn bạn bè và những người thân đã luônđộng viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong cuộc sống để hoànthành kết quả nghiên cứu của luận án
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Tác giả luận án
Vũ Thị Kim Hảo
Trang 51.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển
1.2 Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đến pháttriển kinh tế - xã hội trên Thế giới và Việt Nam 141.2.1 Ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2 Ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội
1.3 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đến phát
Trang 61.4.1 Nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan 36
2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên,
2.2.2 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Phổ
2.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đếnphát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 412.2.4 Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực của quản lý nhànước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 412.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 42
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả 44
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên,
Trang 73.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị
3.2.1 Đánh giá sơ bộ công tác quản lý nhà nước về đất đai 723.2.2 Xác định một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có ảnh hưởngnhiều nhất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên 773.2.3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 793.2.4 Giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 843.2.5 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất 883.2.6 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của
3.3 Đánh giá ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước về đất đai đến pháttriển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 913.3.1 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 923.3.2 Quản lý giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
101
3.3.3 Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất 1123.3.4 Tổng hợp ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước về đất đai đến phát
3.4 Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực của quản lý nhà nước
về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên133
Trang 9VHXH : Văn hóa xã hội
Bảng 2.2 Phân cấp mức độ của mối quan hệ giữa 2 biến 45Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019
53
Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019 54Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý và nhà khoa
học các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng của công
Bảng 3.4 Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội
chịu ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở thị xã Phổ
Bảng 3.5 Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên
Bảng 3.6 Diện tích đất các khu công nghiệp được cấp trên địa bàn thị xã Phổ
Bảng 3.7 Đánh giá chỉ tiêu đô thị hóa và công nghiệp hóa 58Bảng 3.8 Cơ sở hạ tầng chính của thị xã Phổ Yên đến năm 2019 60Bảng 3.9 Đánh giá chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng 61Bảng 3.10 Dự án đầu tư thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019 62Bảng 3.11 Đánh giá chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư 63Bảng 3.12 Thực trạng dân số thị xã Phổ Yên 2015 - 2019 64
Trang 10Bảng 3.13 Thực trạng thu nhập và mức sống của người dân thị xã Phổ Yên giai
Bảng 3.14 Đánh giá chỉ tiêu thu nhập và mức sống của người dân 66Bảng 3.15 Đánh giá chỉ tiêu tăng cơ hội việc làm 68Bảng 3.16 Đánh giá chỉ tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo 70Bảng 3.17 Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý và nhà khoa
học về các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ảnh hưởng đến pháttriển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên 78Bảng 3.18 Kết quả lựa chọn các nội dung quản lý nhà nước về đất đai chủ yếu
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên qua khảo
Bảng 3.24 Thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019 86Bảng 3.25 Đánh giá tình hình thực hiện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại thị xã Phổ Yên 87Bảng 3.26 Tổng hợp các dự án thu hồi đất thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019
89
Bảng 3.27 Đánh giá thực trạng thu hồi đất của các dự án trên địa bàn thị xã Phổ
Bảng 3.28 Đánh giá tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu
Trang 11Bảng 3.29 Ảnh hưởng của quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến phát
triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ở vùng 1 93Bảng 3.30 Ảnh hưởng của quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến phát
triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ở vùng 2 94Bảng 3.31 Ảnh hưởng của quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến phát
triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ở vùng 3 95Bảng 3.32 Ảnh hưởng của quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến phát
triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên theo vùng 96Bảng 3.33 Đánh giá của hộ nông nghiệp về ảnh hưởng của quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên97
Bảng 3.34 Đánh giá của hộ phi nông nghiệp về ảnh hưởng của quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã
Bảng 3.35 Đánh giá của tổ chức kinh tế về ảnh hưởng của quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên99
Bảng 3.36 Đánh giá của tổ chức khác về ảnh hưởng của quản lý quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên100
Bảng 3.37 Ảnh hưởng của quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến phát
triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên theo đối tượng sử dụng đất101
Bảng 3.38 Ảnh hưởng của quản lý giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ở
Bảng 3.39 Ảnh hưởng của quản lý giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ở
Trang 12Bảng 3.40 Ảnh hưởng của quản lý giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ở
Bảng 3.41 Ảnh hưởng của quản lý giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên
Bảng 3.42 Đánh giá của hộ nông nghiệp về ảnh hưởng của quản lý giao đất, cho
thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến phát triển kinh tế
Bảng 3.43 Đánh giá của hộ phi nông nghiệp về ảnh hưởng của quản lý giao đất,
cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến phát triển
Bảng 3.44 Đánh giá của tổ chức kinh tế về ảnh hưởng của quản lý giao đất, cho
thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến phát triển kinh tế
Bảng 3.45 Đánh giá của tổ chức khác về ảnh hưởng của quản lý giao đất, cho
thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến phát triển kinh tế
Bảng 3.46 Ảnh hưởng của quản lý giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên
Bảng 3.47 Ảnh hưởng của quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi
đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ở vùng 1 113Bảng 3.48 Ảnh hưởng của quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi
đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ở vùng 2 114Bảng 3.49 Ảnh hưởng của quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi
đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ở vùng 3 115Bảng 3.50 Ảnh hưởng của quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi
đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên theo vùng 117
Trang 13Bảng 3.51 Đánh giá của hộ nông nghiệp về ảnh hưởng của quản lý bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đến phát triển kinh tế - xã hội của
Bảng 3.52 Đánh giá của hộ phi nông nghiệp về ảnh hưởng của quản lý bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đến phát triển kinh tế - xã
Bảng 3.53 Đánh giá của tổ chức kinh tế về ảnh hưởng của quản lý bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đến phát triển kinh tế - xã hội của
Bảng 3.54 Đánh giá của tổ chức khác về ảnh hưởng của quản lý bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi thu hồi đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị
Bảng 3.55 Ảnh hưởng của quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi
đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên theo đối tượng sử
Bảng 3.56 Ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển
kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên theo vùng 124Bảng 3.57 Ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển
kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên theo đối tượng sử dụng đất 127Bảng 3.58 Hệ số tương quan giữa ảnh hưởng của quản lý quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên theo
Bảng 3.59 Hệ số tương quan giữa ảnh hưởng của quản lý giao đất, cho thuê đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội
Bảng 3.60 Hệ số tương quan giữa ảnh hưởng của quản lý bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi thu hồi đất đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2 Sơ đồ thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước
về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội 39
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai vô cùng quan trọng, không có đất thì không thể có sản xuất cũng nhưkhông có sự tồn tại của con người Sử dụng đất đai là vấn đề trọng tâm trong lịch sửphát triển của Việt Nam Thực tiễn cho thấy, đất đai là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đếnđời sống xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của con người Trên Thế giới nóichung và đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đất đai luôn tác động đến quátrình phát triển của kinh tế - xã hội
Trên Thế giới, nhìn chung chính sách về đất đai có tầm quan trọng thiết yếuđối với phát triển bền vững, quản lý quốc gia hiệu quả, tạo ra phúc lợi xã hội và các
cơ hội kinh tế mở ra cho người dân, đặc biệt là cho người nghèo (Ngân hàng thếgiới, 2004) Các quốc gia có chính sách đất đai phù hợp sẽ tạo lợi thế quan trọngcho phát triển đất nước Vì chính sách đất đai đúng sẽ có tác dụng biến đất đai thànhgiá trị, tạo ra ngân sách, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế và kéo theo sự pháttriển của các ngành có liên quan, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai (Nguyễn VănSửu, 2009; Phương Ngọc Thạch, 2008) Ngược lại, khi chính sách đất đai khôngđúng có thể mang lại bất lợi nặng nề đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước(Ngân hàng Thế giới, 2004; Nguyễn Văn Sửu, 2009; Phương Ngọc Thạch, 2008)
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề đất đai và đổi mới chính sáchđất đai đã và đang trở thành tâm điểm của quá trình phát triển đất nước Đổi mớichính sách đất đai ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỉ trước đã và đang tạo ramột sự chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn
và thực hiện kịp thời quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Việt Nam Tuynhiên, bên cạnh đó, do yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nướcnói riêng và ảnh hưởng phát triển của khu vực nói chung, đã nảy sinh những bất cậptrong chính sách đất đai đối với phát triển kinh tế - xã hội, như làm kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội không hiệu quả, gây nên giá cả tăng và lạm phát cao, giá đấttăng đẩy chi phí sản xuất kinh doanh lên cao, đẩy chi phí đền bù đất đai lên, khoảngcách giàu nghèo ngày càng tăng do kinh doanh đất đai (Nguyễn Văn Sửu, 2009;Phương Ngọc Thạch, 2008)
Trang 16Vì vậy, đổi mới chính sách quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay đang trởthành một vấn đề nóng thu hút sự quan tâm, chú ý của cả xã hội Công tác quản lýđất đai từng bước được hoàn thiện đã, đang và sẽ góp phần quan trọng cho pháttriển kinh tế - xã hội.
Thị xã Phổ Yên được thành lập từ huyện Phổ Yên của tỉnh Thái Nguyên theoNghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Ủy banthường vụ Quốc hội và được công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số530/QĐ-BXD ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ Xây dựng (Theo Nghị quyết số469/NQ-UBTVQH15 ngày 15 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,thị xã Phổ Yên đã trở thành thành phố Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên từ ngày 10tháng 4 năm 2022) Phổ Yên là thị xã thuộc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố TháiNguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 55km về phía Bắc Là một trongnhững cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông Bắc của Việt Nam Tổngdiện tích tự nhiên của thị xã là 25.888,69 ha, bao gồm 4 phường và 14 xã Dân sốnăm 2019 là 197.088 người Từ khi thành lập thị xã đến nay, tốc độ tăng trưởngkinh tế - xã hội đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tổng giá trị sản xuất từ 579,1nghìn tỷ đồng năm 2015 lên 886,0 nghìn tỷ đồng năm 2019 Tốc độ tăng trưởngkinh tế của thị xã trong giai đoạn 2015 - 2019 rất cao, từ 26,7 % năm 2015 lên 35,2
% vào năm 2019
Phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên chịu ảnh hưởng của rất nhiềuyếu tố Các yếu tố bên ngoài là thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước, khu vực và Thế giới Các yếu tố bên trong bao gồm định hướng chiếnlược phát triển, kế hoạch và thực thi phát triển từng năm cũng như giai đoạn, nguồnlực bên trong, chính sách quản lý chung và các ngành của địa phương… Trong đóhoạt động của công tác quản lý nhà nước về đất đai được đánh giá là rất quan trọng
Từ thực tiễn trên, cho thấy đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tìnhhình quản lý nhà nước về đất đai cũng như ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh
tế - xã hội của Phổ Yên để từ đó đề xuất những giải pháp hữu ích cho địa phương là
cần thiết Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”
đã được thực hiện
Trang 172 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhànước về đất đai trên địa bàn thị xã Phổ Yên
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đaiđến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực của quản
lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh TháiNguyên
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu mới góp phần hệ thống hóa cơ
sở lý luận về đánh giá ảnh hưởng của một số nội dung quản lý nhà nước về đất đaiđến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đô thị trực thuộc tỉnh trung du miền núiphía Bắc Việt Nam
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu thực tiễn về đánh giáthực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp phát huy ảnh hưởngtích cực của quản lý nhà nước về đất đai đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địabàn nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, họctập, đào tạo cán bộ của các viện, trường và kinh nghiệm thực tiễn có thể áp dụngcho các địa bàn có điều kiện tương tự
4 Đóng góp mới của luận án
- Đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của 3 nội dung quản lý nhà nước vềđất đai đến 6 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của 3 vùng của Thị xã Phổ Yên:Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ảnh hưởng mạnh đến quá trình đô thị hóa
và công nghiệp hóa, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng; Giao đất, cho thuê đất, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất ảnh hưởng mạnh đến 5/6 chỉ tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, đó là quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, quá trình phát triển cơ sở
hạ tầng, thu nhập và mức sống của người dân, tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ đóinghèo; Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất ảnh hưởng mạnh đến 3/6
Trang 18chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đó là quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa,quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và thu nhập, mức sống người dân.
- Từ kết quả xác định được ảnh hưởng tích cực của quản lý nhà nước về đấtđai đến phát triển kinh tế - xã hội, cần tăng cường tính khả thi của công tác lập quyhoạch sử dụng đất; đảm bảo tính minh bạch trong công tác giao đất, cho thuê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thuhồi đất
Trang 19CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1 Đất đai
1.1.1.1 Khái niệm về đất đai
Đất đai (Land) là một diện tích cụ thể trên bề mặt đất, nó được tạo ra từ cácyếu tố: thổ quyển, sinh quyển, thủy quyển và khí quyển Dưới tác động của hoạtđộng của con người sống trên đó có thể làm cho đất đai bị biến đổi theo chiềuhướng tốt lên hoặc suy thoái (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2020)
Một khái niệm khác thuộc lĩnh vực quản lý: Đất đai là những vùng đất có vịtrí, ranh giới, diện tích cụ thể trên mặt đất Các vùng đất này có thể ổn định theothời gian, hoặc thay đổi theo chu kỳ là hoàn toàn chịu tác động của các yếu tố tựnhiên và kinh tế - xã hội (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)
Đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn được hiểu như là kháiniệm pháp lý về bất động sản Tài sản hợp pháp được định nghĩa là không gian bêntrên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình xây dựng về mặt vậtchất hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà Khái niệm đất đai cũng baogồm các khu vực có nước bao phủ (Tommy Österberg, 2011)
Hoạt động quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả phải được đánh giá theo sốlượng, chất lượng Như vậy việc đánh giá này phải được tiến hành thường xuyên vàphải thật sự khách quan, nhất là trong đánh giá các hoạt động có tính nhạy cảm caonhư sử dụng, quy hoạch, giao đất, thu hồi đất… (Đặng Kim Sơn và Nguyễn ĐỗAnh Tuấn, 2011)
Con người không thể dùng tư liệu khác để thay thế đất đai, cũng không thểhủy được đất đai Cho nên con người cần phải sử dụng hợp lý và triệt để đất đai,không ngừng nâng cao hệ số cải tạo đất, từ đó làm cho với số lượng hữu hạn, đất đai
có thể ngày càng cho nhiều của cải, thỏa mãn yêu cầu của toàn xã hội (Vũ TrọngKhải, 2019)
Trong sản xuất, con người kết hợp lao động sống và lao động quá khứ (vậthóa) vào đất Ví dụ trong công nghiệp, không kể ngành công nghiệp khai khoáng,
Trang 20đất đai chỉ có chức năng làm các nền tảng, làm vị trí, trên đó hoàn thành cả quátrình sản xuất, làm cái địa bàn hoạt động mà thôi Quá trình sản xuất và cải tạo rathành quả lao động (sản phẩm) trong ngành công nghiệp chế biến không phụ thuộcvào độ phì nhiêu của ruộng đất và các thuộc tính sẵn có trong đất (Trần Thị ThuHiền, 2016).
Đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống củaloài người như khai thác các tài nguyên khoáng sản, phát triển công nghiệp, cảnhquan, du lịch song có một mục đích quan trọng nhất đó là đất sử dụng cho mụcđích sản xuất nông nghiệp nuôi sống loài người trên toàn bộ hành tinh trái đất Nhưvậy, có thể thấy đất không chỉ là không gian sống của con người, của mọi hoạt độngsản xuất mà còn là nơi tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng củacon người (Christian và Stewart, 1986; Smyth, 1973)
1.1.1.3 Vai trò của đất đai
Các phân tích kinh tế theo cách truyền thống thường chia các yếu tố sản xuấtthành ba loại: đất đai, lao động và vốn Hai yếu tố đầu gọi là yếu tố ban đầu hay yếu
tố khởi thủy của sản xuất bởi vì chúng có trước khi tiến hành sản xuất, sau đó là yếu
tố kết quả của sản xuất, đó là vốn và các hàng hóa vốn
Trong sản xuất, con người kết hợp lao động sống và lao động quá khứ (vậthóa) vào đất (Trần Thị Thu Hiền, 2016) Con người không thể dùng tư liệu khác đểthay thế đất đai, cũng không thể hủy được đất đai Cho nên con người cần phải sửdụng hợp lý và triệt để đất đai, không ngừng nâng cao hệ số cải tạo đất, từ đó làmcho với số lượng hữu hạn, đất đai có thể ngày càng cho nhiều của cải, thỏa mãn yêucầu của toàn xã hội (Vũ Trọng Khải, 2019)
Trang 211.1.2 Quản lý nhà nước về đất đai
1.1.2.1 Khái niệm về quản lý đất đai
Quản lý đất đai là quản lý tất cả các hoạt động trực tiếp và gián tiếp trong sửdụng đất Hoạt động quản lý đất đai chính là phương thức của con người tác độngvào đất và từ đó đất đai được sử dụng có hiệu quả và bền vững hơn (Nguyễn ThếĐặng và cs., 2020)
Quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng là hoạt động có định hướngcủa người quản lý tới đối tượng quản lý một cách cụ thể, theo trình tự nhất định,theo tổ chức, liên kết với các cơ quan của người quản lý để đạt mục tiêu và kết quảtốt nhất Thực chất của quản lý đất đai là cả quá trình với các nội dung quản lý nhưlập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, tổ chức thực thi sử dụng đất, thanh tra giám sát
và điều chỉnh trong quá trình vận hành (Terry, 1988)
Công tác lưu trữ thông tin về đất đai, cập nhật theo giai đoạn các hoạt độngquản lý sử dụng đất và tất cả những thông tin liên quan khác đến đất đai… đều làcác nội dung của quản lý đất đai (United Nations, 1996)
Thực trạng hiện nay của Việt Nam là số hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụngđất, nhất là chuyển khác nhóm đất ngày càng lớn Vì vậy trong quản lý đất đai, cấpphép cho các dự án đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, sân gôn…
từ đất sản xuất nông nghiệp sang các loại đất khác rất cần phải theo quy hoạchthống nhất của Nhà nước (Đỗ Kim Chung, 2018)
Cũng có khá nhiều ý kiến thống nhất rằng chính quyền của quốc gia hay địaphương tiến hành sử dụng kết hợp tất cả các công cụ và kỹ thuật trong quá trìnhquản lý sử dụng đất chính là quản lý đất đai (Georgia, 2001; Engelke andVancutsem, 2012; Peter, 2008; World Bank, 2010)
Quản lý đất đai (Land Administation): Là quá trình lưu giữ và cập nhậtnhững thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và những thông tin khác liên quanđến đất Đó là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹđất, khai thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giảiquyết các tranh chấp liên quan đến đất đai (United National, 1996)
Trang 22Quản lý nhà nước về đất đai (State Administation of Land): Là thuật ngữđược sử dụng ở các nước, nơi đất đai thuộc sở hữu nhà nước để mô tả cách Nhànước quản lý đất đai và kiểm soát sử dụng đất (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2014).
1.1.2.2 Chức năng của quản lý nhà nước về đất đai
a Chức năng quản lý đất đai
Theo Tommy Österberg (2011), Mô hình chức năng của hệ thống quản lý đấtđai bao gồm:
- Pháp luật: Bảo vệ quyền sở hữu bất động sản và cung cấp hệ thống các quy
định điều chỉnh các quyền này để phù hợp với sự phát triển kinh tế và xã hội bềnvững
- Quy hoạch sử dụng đất: Thiết lập các quy tắc sử dụng đất bền vững và giải
quyết xung đột giữa các nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác nhau
- Đăng ký đất đai: Các thông tin về quyền sở hữu và giá trị thửa đất được
công bố công khai cho tất cả các bên quan tâm như chính phủ, chủ sở hữu bất độngsản, các tổ chức tín dụng và các chủ thể thị trường khác
- Định giá đất: Giá trị đất đai và tài sản được xác định để cung cấp thông
tin đầy đủ cho chủ thể thị trường và các đối tượng khác về hiệu quả kinh tế tươngứng Giá đất là cần thiết cho các giao dịch thị trường, để đánh giá giá trị của bấtđộng sản như tài sản thế chấp cho các khoản đầu tư, và căn cứ để các chính phủ tínhthuế đất đai
- Hệ thống thông tin đất đai: Bản chất của quản lý đất đai hiệu quả là sự dễ
dàng tiếp cận thông tin đáng tin cậy và cập nhật về quyền sử dụng, mục đích sửdụng và giá đất Thông tin về đăng ký mang lại quyền lợi hoặc cung cấp thôngtin về quyền lợi, do vậy, cần phải đáng tin cậy và mang tính độc lập vì vậy tráchnhiệm đối với hệ thống thông tin thuộc về chính phủ
Tại Việt Nam, so sánh với chức năng quản lý đất đai chung trên Thế giới thìđến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn vẫn đang thực hiện 15 nội dung của quản lý nhànước về đất đai (Luật Đất đai 2013) bao gồm:
- Nội dung 01: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đấtđai và tổ chức thực hiện văn bản đó
Trang 23- Nội dung 02: Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giớihành chính, lập bản đồ hành chính.
- Nội dung 03: Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sửdụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điềutra xây dựng giá đất
- Nội dung 04: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Nội dung 05: Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mụcđích sử dụng đất
- Nội dung 06: Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
- Nội dung 07: Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Nội dung 08: Thống kê, kiểm kê đất đai
- Nội dung 09: Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
- Nội dung 10: Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
- Nội dung 11: Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất
- Nội dung 12: Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấphành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Nội dung 13: Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
- Nội dung 14: Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáotrong quản lý và sử dụng đất đai
- Nội dung 15: Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
b Vai trò của Nhà nước trong quản lý đất đai
- Đảm bảo các quyền về đất đai hợp pháp của người sở hữu, sử dụng đất đai
và cung cấp bảo hiểm cho các khoản vay
- Hỗ trợ việc định giá để đánh thuế đất và bất động sản
- Cung cấp tư liệu để vận hành thị trường đất và bất động sản
- Cung cấp tư liệu về cấu trúc và những hạn chế về sử dụng đất
- Giám sát tác động môi trường của những dự án phát triển
- Tạo thuận lợi cho cải cách đất đai
Trang 24- Hỗ trợ kinh phí sáng tạo ban đầu cho hệ thống quản lý sử dụng đất (UnitedNational, 1996).
1.1.3 Phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1 Khái niệm về kinh tế, xã hội và phát triển kinh tế - xã hội
a Kinh tế
- Khái niệm: Theo Từ điển wikipedia.org/wiki (2020) “Kinh tế là tổng hòa
các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội - liên quan trực tiếpđến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với mộtnguồn lực có giới hạn Kinh tế dùng để chỉ phương thức sản xuất bao gồm cả lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất; chỉ tổng hợp quan hệ vật chất trong xã hội phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”
Khái niệm kinh tế: Đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đếnsản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Tuy nhiên, định nghĩa
về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế Nói đơn giản kinh tế cónghĩa là: Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp, con người và xã hội loàingười tìm cách trả lời 5 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thếnào? Lưu thông, Phân phối như thế nào? Phát triển sản phẩm theo hướng nào?
- Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị:
Kinh tế là yếu tố vật chất của xã hội còn chính trị là yếu tố tinh thần, tưtưởng của xã hội mà vật chất quyết định ý thức, nghĩa là kinh tế giữ vai trò quyếtđịnh đối với chính trị Kinh tế quyết định bản chất của chế độ chính trị, quyết địnhnội dung, phương thức và phương hướng hoạt động của hệ thống chính trị Giai cấpnào thống trị kinh tế, thì tất yếu sẽ nắm giữ quyền lực chính trị
Chính trị được thể chế hóa thành cơ quan quyền lực nhà nước, thành bộ máynhà nước nên nó cũng có được sức mạnh vật chất, sức mạnh kinh tế, do đó có thểtác động trở lại kinh tế Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là sự phản ánhnền kinh tế nhưng không phải phản ánh giản đơn mà phản ánh được bản chất củanền kinh tế, phản ánh khái quát các quy luật vận động của nền kinh tế - xã hội nên
có khả năng vượt trước, định hướng được cho sự phát triển kinh tế, chuẩn bị những
Trang 25tiền đề cần thiết về vật chất và tư tưởng cho sự ra đời của chế độ kinh tế mới (Báchkhoa toàn thư, 2020).
Vì kinh tế giữ vai trò quyết định nên mọi đường lối chủ trương đều phải xuấtphát từ hiện thực khách quan, không được lấy chính trị áp đặt càng không đề rađường lối chính sách khi điều kiện kinh tế - xã hội khách quan chưa chín muồi
Vì chính trị có tác động to lớn nên cần phát huy tính tích cực của quần chúngtrong công cuộc xây dựng xã hội mới, chú ý thực hiện tinh thần làm chủ, tự giáccho quần chúng, nhưng không được tuyệt đối hóa chính trị sẽ chủ quan duy ý chí
Kinh tế quyết định nên đổi mới phải bắt đầu từ đổi mới kinh tế, đồng thờicần tiến hành từng bước đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế là cơ sở, nền tảng để đổimới chính trị, còn đổi mới chính trị lại tạo môi trường, điều kiện và giữ vai trò địnhhướng cho đổi mới kinh tế
b Xã hội
Khái niệm: Theo Từ điển wikipedia.org/wiki (2022): Xã hội làmột nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên,hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịucùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối Các xã hội được đặctrưng bởi các mô hình mối quan hệ (quan hệ xã hội) giữa các cá nhân có chungmột nền văn hóa và thể chế đặc biệt; một xã hội nhất định có thể được mô tả là tổng
số các mối quan hệ như vậy giữa các thành phần của nó Trong khoa học xã hội,một xã hội lớn hơn thường thể hiện các mô hình phân tầng hoặc thống trị trong cácnhóm nhỏ Trong tư tưởng cấu trúc, xã hội có thể có nghĩa là các mối quan hệ kháchquan mà con người có với thế giới vật chất và với những người khác, chứ khôngphải là "những người khác" ngoài cá nhân và môi trường xã hội quen thuộc của họ
Theo Berger P.L (1967), “Xã hội là một sản phẩm của con người, và không
có gì ngoài một sản phẩm của con người, mà liên tục tác động đến các nhà sản xuấtcủa nó" Theo tác giả, xã hội được tạo ra bởi con người, nhưng sự sáng tạo này quaytrở lại và tạo ra hoặc nhào nặn con người mỗi ngày
Gerhard Lenski (1974), phân biệt các xã hội dựa trên trình độ công nghệ,truyền thông và kinh tế của họ: (i) thợ săn và hái lượm, (ii) nông nghiệp đơn giản,
Trang 26(iii) nông nghiệp tiên tiến, (iv) công nghiệp và (v) đặc biệt (ví dụ: xã hội đánh cáhoặc xã hội hàng hải) Hệ thống này tương tự như hệ thống được phát triển trước đóbởi các nhà nhân chủng học Morton H Fried, một nhà lý luận xung đột và ElmanService, một nhà lý thuyết hội nhập, người đã tạo ra một hệ thống phân loại cho các
xã hội trong tất cả các nền văn hóa của con người
c Phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trongmột thời gian nhất định Phát triển kinh tế bao hàm các sự tăng trưởng kinh tế tức làtăng về quy mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội
Phát triển xã hội là quá trình phát triển con người xã hội, con người cộngđồng, con người trong sự liên hiệp tự do và bình đẳng về quyền và cơ hội; là làmcho con người được sống trong những điều kiện ngày càng đầy đủ về vật chất vàtinh thần trong một môi trường tự nhiên và xã hội trong sạch, lành mạnh, an toàn;làm cho con người có đủ sức khỏe, tri thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để sống, laođộng và hoàn thiện mình, xứng đáng là con người, trong các quá trình lịch sử củamột quốc gia dân tộc và của toàn nhân loại
- Phát triển kinh tế – xã hội được hiểu là sự đi lên của nền kinh tế và xã hội;lấy tăng trưởng kinh tế làm cơ sở để cải thiện chất lượng cuộc sống Vậy để có đượcmột nền kinh tế – xã hội phát triển, chúng ta phải có chiến lược cụ thể, đúng đắn
Theo từ điển Bách khoa toàn thư (2020): Phát triển kinh tế - xã hội là quátrình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh
tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộcsống
Khái niệm tăng trưởng gồm có: Tăng trong khái niệm tăng trưởng là nói tới
“nhiều hơn lên, hoặc trở nên nhiều hơn về số lượng, mức độ; trái với giảm”, tức nói
về bản chất (nội dung) của tăng trưởng; từ trưởng là nói tới từ “ghép sau để cấu tạodanh từ”, tức nói về tính chất (hình thức) của tăng trưởng Giữa tăng và trưởng làtồn tại sự cân đối, cân bằng, hài hòa về số lượng, mức độ tăng, giảm, tức nói về thựcchất (nguyên lý) sự thực hay sự thật của tăng trưởng Trong Từ điển tiếng Việt, tăngtrưởng được các nhà khoa học xã hội nhìn nhận là “lớn lên, tăng thêm về trọnglượng, kích thước” Như vậy, tăng trưởng có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu
Trang 27hiện hệ thống tri thức học thuật về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quangiữa bản chất, tính chất, thực chất cân đối (tăng), cân bằng (giảm), hài hòa (tăng,giảm) của lượng và chất Mô hình cấu trúc của tăng trưởng có thể được biểu thị nhưsau: bản chất cân đối về chất - thực chất hài hòa về chất lượng - tính chất cân bằng
về lượng (Nguyễn Hữu Đống và Nguyễn Thành Trung, 2019)
1.1.3.2 Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, chú trọng cho những chỉ tiêu pháttriển kinh tế - xã hội trọng tâm Cụ thể Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày
12/4/2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 (Bảng 1.1)
(Quốc hội, 2016) Thực tế thực hiện đã gần đạt trong giai đoạn
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam 5 năm (2016 - 2020) T
Đơn vị tính
Kế hoạch đạt
I Các chỉ tiêu về kinh tế
1.2 GDP bình quân đầu người đến năm 2020 USD 3.200 - 3.5001.3 Tỷ trọng CN và dịch vụ trong GDP năm 2020 % 851.4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm % 32 - 34
1.6 Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp % 30 - 351.7 Năng suất lao động xã hội bình quân tăng %/năm 51.8 Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm %/năm 1 - 1,5
II Các chỉ tiêu về xã hội
2.3 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2020 % < 4
III Các chỉ tiêu về môi trường
3.1 Tỷ lệ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh năm 2020 % 90 - 953.2 Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý năm 2020 % 853.3 Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý năm 2020 % 95 - 100
(Nguồn: Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội, 2016)
Trang 281.2 Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1 Ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội trên Thế giới
1.2.1.1 Đất đai thế giới
Tổng diện tích bề mặt của Trái đất là 510 triệu km2, trong đó chủ yếu là diệntích đại dương chiếm khoảng 71 %, còn lại là diện tích lục địa, chiếm 29 % Nambán cầu có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với Bắc bán cầu Phân bố quỹ đất có khả
năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới (Bảng 1.2) cho thấy sự chênh lệch về diện
tích giữa các châu lục, trong đó châu Mỹ và châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất
Bảng 1.2 Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp các châu lục trên Thế giới
Một hệ thống quản lý đất đai và bất động sản có chức năng xác lập hồ sơ vềquyền sở hữu, sử dụng đất đai, giá đất và các tài liệu khác liên quan đến đất là một
hệ thống không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường lành mạnh và thôngthoáng cũng như để quản lý bền vững tài nguyên đất Các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển và đang phát triển đều hướng tới việc xây dựng và kiện toàn hệthống quản lý đất đai và bất động sản với mục đích: đảm bảo quyền sở hữu, sử dụng
và an toàn quyền hưởng dụng hỗ trợ cho thuế đất và bất động sản; đảm bảo an toàntín dụng; phát triển và giám sát thị trường bất động sản; bảo vệ đất Nhà nước; giảmthiểu tranh chấp đất đai thuận lợi cho quá trình đổi mới hệ thống quản lý đất đai;
Trang 29tăng cường quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ quản lý môitrường; phát hành các tài liệu thống kê đất đai phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Tùy thuộc tình hình đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội, mục tiêu chiến lược,quy hoạch phát triển; yêu cầu quản lý đất đai và bất động sản trong từng thời kỳ,mỗi quốc gia lựa chọn phương án khác nhau cho một hệ thống quản lý đất đai vàbất động sản Các nước phát triển (Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Australia ) cólịch sử hình thành và phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại hơn 100 năm, tíchlũy được nhiều kinh nghiệm và thu được nhiều thành quả; các nước phát triển vàđang phát triển trong khu vực (Thái Lan, Malaixia, Singapore) được hình thànhtrong khoảng 70 năm (1950 - 2020) theo kinh nghiệm của các nước phát triển; cácnước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường (Trung Quốc và các nước Đông Âu) đã và đang đổi mới trong khoảng
40 năm (1980 - 2020)
Hệ thống quản lý đất đai và bất động sản hiện tại của các nước có những đặcđiểm chung: i) Trực thuộc Bộ quản lý đa ngành về tài nguyên, môi trường, quyhoạch, phát triển hạ tầng (Thụy Điển, Hà Lan, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc,Malaixia; ii) Tổ chức hoạt động chuyên môn theo ngành dọc từ trung tương đến địaphương; iii) Cơ cấu hệ thống gồm các thành phần chính: chính sách, pháp luật, quyhoạch sử dụng đất, đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và bất động sản, địnhgiá, hệ thống thông tin; iv) Hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai và bất động sảntrên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại: công nghệ GPS, viễn thám, hàngkhông trong việc đo đạc lập bản đồ, công nghệ thông tin trong việc xây dựng hệthống thông tin địa lý (GIS), thông tin đất đai (LIS) phục vụ cho công tác quyhoạch, đăng ký, định giá (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2014)
1.2.1.3 Ảnh hưởng của quản lý đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội ở một số nước trên Thế giới
a Ảnh hưởng của quản lý đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội ở Đức
Cải cách chính sách đất đai ở Đức xảy ra lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 18, trên
cơ sở học thuyết của nhà kinh tế chính trị học Mỹ Henry George, nhằm phục vụ chonền kinh tế thị trường tự do Theo đó, quyền sở hữu đất chuyển cho chính quyền(thuật ngữ khoa học là “công hữu hóa” còn ngôn ngữ bình dân là “lấy đất”) đồng
Trang 30nghĩa với mua bán hàng hóa, phải được bồi hoàn đầy đủ trị giá (khác với tịch thu,sung công chỉ áp dụng trong lĩnh vực hình sự).
Về công hữu hóa đất đai ở Đức: Nước Đức hiến định quyền hữu sản, quyềnnày được họ quy định tại điều 14, điểm 1 của hiến pháp và được giới hạn tại điểm 3:Nếu lợi ích chung đòi hỏi, nhà nước được phép công hữu hóa với mức bồi thườngđúng trị giá Tới năm 1981, tòa bảo hiến Đức ra án quyết giới hạn nội hàm công hữuhoá là: Không được công hữu hóa nếu giám định cho thấy chính quyền sở hữu đấtảnh hưởng xấu tới giá trị sử dụng nó (bởi thước đo quyền sở hữu giữa chính quyền
và người dân đúng hay sai nằm ở chỗ chủ sở hữu nào bảo đảm phát huy được giá trị
sử dụng
Nước Đức cũng có Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước khi lấy đấtgây thiệt hại: Bộ luật Dân sự quy định nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi cơquan công quyền hành xử sai luật gây thiệt hại Nhân viên công lực trực tiếp gâythiệt hại có chủ đích hoặc cẩu thả cho công dân phải trả khoản tiền nhà nước đãđứng ra bồi thường thiệt hại cho công dân đó
Ngoài ra, Đức còn có Luật Mua bán đất đai nông lâm GrdstVG nhằm bảođảm sự tồn tại, phát triển của ngành này trước nguy cơ người dân bán hết đất nông -lâm nghiệp, đặc biệt là để bảo tồn tự nhiên và môi trường, bảo đảm an ninh lươngthực thực phẩm Luật quy định việc mua bán tới một giới hạn diện tích nào đó (tùyquy định của từng địa phương) thì phải có giấy phép của chính quyền, thông quamột quy trình chặt chẽ để xác định trách nhiệm pháp nhân và cá nhân đại diện phápnhân đó, cả về hành chính lẫn hình sự đối với việc cấp phép (Nguyễn Sỹ Phương,2020)
b Ảnh hưởng của quản lý đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội ở Hoa Kỳ
Trong thời gian hơn 140 năm từ lúc thành lập nước đến trước thập niên 30của thế kỷ 20, lập pháp đất đai Mỹ có thể chia làm hai giai đoạn: từ 1785 Nghị việnliên bang thông qua pháp lệnh đất đai lần thứ nhất đến 1862 ban hành Luật đất ở;trước 1862 chủ yếu dùng hình thức công khai bán đấu giá đất công; còn từ 1862 vềsau thì trọng tâm của việc phân phối đất đai chuyển sang hình thức cho tặng đấtmiễn phí đối với người khai hoang
Trang 31Theo quy định của Luật đất ở (20/5/1889) thì cư dân sở tại ở và trồng trọt 5năm trở lên, cá nhân đủ 21 tuổi hoặc chủ một gia đình thì được cấp 160 mẫu Anhđất công "Luật tặng đất học viện Molier" quy định Chính phủ liên bang cấp cho cácbang một số lượng đất công theo số lượng nghị sĩ, các bang có thể bán đi để duy trì
ít nhất một trường nông nghiệp hoặc trang bị cho một trường đại học để từ đó việcphát triển và dạy học khoa học nông nghiệp và cơ khí tăng lên, mở ra một hệ thốnggiáo dục nông nghiệp hoàn thiện
Chính phủ có khuynh hướng bán đất công cho những người khai thác thực sự(giá đất ngày càng giảm và quy mô thửa đất ngày càng nhỏ, điều kiện thanh toánngày càng được nới rộng ); điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chế độ trang trại giađình ở Mỹ, nhưng cũng tiềm ẩn một khiếm khuyết là đa số đất tốt đều đã bán hết từthập kỷ 80 của thế kỷ 19, tài nguyên sinh thái rừng bị phá hoại nghiêm trọng
Đến thập kỷ 30 của thế kỷ 20, đất công canh tác được ở Mỹ về cơ bản đãphân phối hết, mặt khác, do khai thác quảng canh nên rừng bị huỷ hoại, đất đai bịxói mòn nhiều, sử dụng nhiều chế phẩm hoá học làm đất thoái hoá càng nhanh, đãdẫn đến sự chú ý của Chính phủ đối với việc bảo vệ đất: chủ trương hạn chế việcthả nhiều gia súc và chặt cây rừng, khống chế hạn ngạch tiêu thụ nông sản và bùgiá, thực hiện kế hoạch "ngân hàng đất đai" để rút ra một khối lượng lớn đất bỏ hoá,Chính phủ tiến hành xây dựng công trình mẫu về đập nước, hệ thống tiêu nước vàtrồng cỏ phủ lên những nơi đất bị xói mòn (Vương cảnh Tân, dẫn theo Tôn GiaHuyên –Nguyễn Đình Bồng, 2007)
Tại Mỹ các công tác quản lý đất đai như xây dựng quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất cho sản xuất nông lâm nghiệp, cho xây dựng đô thị, công tác chuyển mụcđích sử dụng đất, công tác khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm về đất đai, thu hồiđất…đều do nhà nước là chủ quyết định (Giridhari S.Paudel and Gopal B.Thapa,2004)
c Ảnh hưởng của quản lý đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội ở Đài Loan
Theo Tôn Gia Huyên (2019), tại Đài Loan quản lý đất đai được thực hiện bởicác quy định từ chính sách ra đời của nhà nước Từ sự biến động của những chínhsách đất đai của Đài Loan, chủ yếu bao gồm chuyển mục đích sử dụng đất nông
Trang 32nghiệp, bán đất đai thuộc sở hữu nhà nước, biến động sử dụng đất đai phát triển khucông nghiệp, sắp xếp khu tổng hợp công thương, bố trí các sân golf, phát triển khuvực nhạy cảm môi trường… thì chính sách các khoản thể hiện ở các xu thế sau đây:
- Chuyển đất nông nghiệp vào việc khác: Điều kiện đối với đất nông nghiệpđược chuyển ngày càng nới lỏng, mức hồi quỹ do biến động trong tương lai ngàycàng ít đi và tư cách của người được mua đất của nông dân ngày càng không bị hạnchế
- Bán đất thuộc sử nhà nước: Trước đây chỉ cho thuê mà không bán thì naycho bán linh tinh, từ thửa nhỏ đến thửa lớn đất đai thuộc sử nhà nước
- Thay đổi mục đích sử dụng đất: Trình tự làm biến động ngày càng đơngiản, thời gian làm thủ tục ngắn lại, những hạn chế về điều kiện để biến động ngàycàng nới lỏng
- Phát triển khu nông nghiệp: Sự hạn chế đối với các loại đất khác biến thànhkhu công nghiệp ngày càng nới lỏng…
Quy nạp lại xu thế biến động của các khoản chính sách đất đai ở trên chothấy có những đặc điểm sau: Những biện pháp quản lý khống chế trước đây dần dầnđược loại trừ; thay đổi mục đích sử dụng đất và phát triển đất đai ngày càng dễ dàng
và tốc độ ngày càng nhanh; hồi quỹ đất đối với thay đổi mục đích sử dụng đất và lợiích phát triển ngày càng ít
d Ảnh hưởng của quản lý đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc
Hiến pháp (sửa đổi) năm 2004, nhấn mạnh việc thu hồi đất theo “lợi ích côngcộng” và sửa đổi từ “trưng dụng” sang “trưng thu”, càng làm nghiêm trọng tìnhtrạng thu hồi đất nông nghiệp Khi thu hồi một mảnh đất canh tác, buộc phải bồihoàn bằng một mảnh đất có diện tích và chất lượng tương đương và phải phù hợpvới quy hoạch tổng thể; một số trường hợp thu hồi đất phải do Quốc vụ viện phêchuẩn Năm 2007, Luật về Quyền sở hữu tài sản được ban hành đã có những quyđịnh mới đối với quan hệ sở hữu đất đai nhằm tăng cường quyền tài sản đối vớingười sử dụng đất, kích thích tính cạnh tranh trong việc sử dụng hiệu quả và phân
bổ hợp lý nguồn tài nguyên đất đai
Nhìn chung phương thức quản lý đất đai ở Trung Quốc đã có tác động rất
Trang 33tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ưu tiên công nghiệp hóa
và đô thị hóa Quá trình chuyển dịch đất đai theo cơ chế bắt buộc do Nhà nướcquyết định đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế phi nông nghiệp và các không gian
đô thị Điều này giúp cho Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới Ngượclại, các tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội cũng đã diễn ra Trước hết,khu vực tam nông chưa được tham gia thị trường nên thiếu động lực phát triển,người nông dân chịu thiệt thòi và xu hướng chủ yếu là dòng lao động có chất lượng
từ khu vực nông thôn đổ về các đô thị Mặt khác, việc chuyển dịch đất đai dễ dàng
đã tạo nên tình trạng sử dụng đất lãng phí và ô nhiễm môi trường khá nặng Tìnhtrạng "thành phố ma" xuất hiện ở hầu hết các địa phương (Nguyễn Minh Hoàn,2013)
e Ảnh hưởng của quản lý đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội ở Thái Lan
Thái Lan là nước có nền kinh tế phát triển thuộc nhóm đầu của khu vựcASEAN Trong quản lý đất đai, dịch vụ định giá bất động sản ở Thái Lan đã hoạtđộng từ rất lâu, có lịch sử gắn liền với quá trình phát triển thị trường bất động sảnnhưng lại thiếu những chuẩn mực nghề nghiệp Vào những năm cuối của thập kỷ 80của thế kỷ trước, khủng hoảng tài chính đã làm cho giá bất động sản giảm đi khoảng
6 lần Kết quả định giá sai đã làm cho nhiều định giá viên về bất động sản bị bắt.Thực tế này đã đặt ra yêu cầu phải chuẩn hóa nghề nghiệp định giá, hoàn chỉnh cơ
sở dữ liệu phục vụ định giá, phát triển đào tạo để nâng cao trình độ các định giáviên Đến năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính mới ở khu vực Đông Nam Á bắtđầu và quốc gia bị tác động mạnh nhất là Thái Lan Một lần nữa, khủng hoảng tàichính này đã buộc các nhà định giá của Thái Lan phải tiếp tục hoàn chỉnh chuẩnnghề nghiệp và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Hiệp hội các định giá viên Thái Lan được thành lập vào năm 1993 Hiệp hộinày đã đưa ra ngay các hướng dẫn nghề nghiệp và chuẩn định giá dựa trên cáchướng dẫn của Ủy ban chuẩn định giá quốc tế và kinh nghiệm của hiệp hội định giámột số nước Chuẩn định giá của Thái Lan trong giai đoạn đầu này đã tập trung vào
9 vấn đề chủ yếu: (i) định giá viên, (ii) phân loại tài sản, (iii) những nguyên tắctrong chuẩn bị cho quá trình định giá tài sản, (iv) chuẩn báo cáo định giá tài sản, (v)
Trang 34chuẩn kết quả định giá, (vi) dữ liệu tối thiểu cần thiết cho định giá tài sản và phươngpháp luận định giá, (vii) chuẩn về giá trị thị trường, (viii) các điều kiện ràng buộc vềtài sản tác động vào giá trị tài sản, (ix) chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Năm 1997, Hiệp hội định giá viên Thái Lan đã tiếp tục hoàn chỉnh tổ chức vàđưa ra một số chuẩn mới hoặc nâng cấp một số chuẩn cũ, cụ thể gồm 5 nội dung: (i)
áp dụng chuẩn quốc tế về thực tế định giá vào Thái Lan, (ii) nâng cấp chuẩn đạođức nghề định giá, (iii) thành lập Ủy ban chuẩn định giá và đạo đức nghề nghiệpđịnh giá, (iv) tiêu chuẩn của hội viên Hiệp hội định giá viên Thái Lan, (v) thành lập
Ủy ban chấp hành của Hiệp hội định giá viên Thái Lan (Đặng Hùng Võ, 2017)
Từ thực tiễn quá trình phát triển hoạt động định giá ở Thái Lan, có thể rút ra
3 yếu tố quan trọng nhất cần bảo đảm: (i) trình độ và đạo đức định giá viên, (ii) các
dữ liệu cần thiết phục vụ định giá, (iii) khung pháp lý hợp lý cho hoạt động địnhgiá
1.2.2 Ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội
ở Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam
Trong quá trình đổi mới (1986 - 2016), Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết
về xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
cơ chế kinh tế Thể chế hóa chính sách đất đai của Đảng, kế thừa Hiến pháp 1980,
1992, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 đã quy định đất đai thuộc sở hữutoàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đaitheo pháp luật Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Đất đai (1998, 2001), Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 đã thểchế hoá chính sách đất đai của Đảng và cụ thể hoá các quy định về đất đai của Hiếnpháp, từng bước hoàn thiện các nguyên tắc, cơ chế quản lý đất đai theo thể chế kinh
tế thị trường định hướng XHCN
Về nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: Luật Đất đai 1987, 1993 đã quy
định nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: i) Điều tra khảo sát, đô đạc,phân hạng đất, lập bản đồ địa chính; ii) Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai; iii)Ban hành các chế dộ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất, và tổ chức thực hiện các chế
Trang 35độ, thể lệ ấy; iv) Giao đất thu hồi đất; v) Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính kêđất đai, cấp GCNQSDĐ; vi) Việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sửdụng đất đai (Điều 9); đến Luật Đất đai 2003 kế thừa 7 nội dung trên, đồng thời quyđịnh thêm 6 nội dung mới gồm: i) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ
sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; ii) Quản lý việc giao đất, cho thuêđất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; iii) Quản lý tài chính về đất đai; iv)Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động sản; v) Quản lý,giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; vi) Quản lý cáchoạt động dịch vụ công về đất đai Luật Đất đai 2013 kế thừa các quy định của LuạtĐất đai 2003, bổ sung thêm 3 nội dung mới: i) Quản lý việc bồi thường hỗ trợ táiđịnh cư khi thu hồi đất, ii) Xây dựng hệ thống thông tin đất đai iii) Phổ biến, giáodục pháp luật về đất đai và bỏ nội dung: Quản lý và phát triển thị trường QSDĐtrong thị trường BĐS; đồng thời xác định xác định rõ quyền của đại diện chủ sở hữu
về đất đai: i) Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; ii) Quyếtđịnh mục đích sử dụng đất; iii) Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụngđất iv) Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; v) Quyết định giá đất vi) Quyếtđịnh trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất vii) Quyết định chính sách tàichính về đất đai viii) Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 13)
Từ Luật Đất đai 1987 đến Luật Đất đai 2013, Quản lý đất đai ở Việt Nam từng bước
đã phát triển cả về 4 công cụ: pháp luật, quy hoạch, kinh tế, hành chính (Nguyễnđình Bồng, Nguyễn Thị Thu Hồng, 2017)
1.2.2.2 Ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội
Trước đây đất đai, nhất là ở nông thôn là do các hợp tác xã quản lý Quá trìnhquản lý lỏng lẻo, thiếu sự tham gia của người dân đã làm cho đất đai trở nên kiệtquệ gây nên bất ổn cho xã hội Từ khi Việt Nam có chính sách giao đất, cho thuê đấtcho người sử dụng đât như các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâudài cho đến nay, công tác quản lý đất đai đã có những thành tựu quan trọng Đất đai
đã được sử dụng ổn định lâu dài và có hiệu quả ngày càng cao cho xã hội (PhùngVăn Nghệ, 2018)
Trang 36Tác động của công tác quản lý đất đai hợp lý đã làm tăng phát triển kinh tế
và xã hội như liên quan tới giải quyết việc làm, tăng thu nhập đời sống, nâng caotrình độ dân trí nông thôn phản ánh rõ hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp mang lạicho xã hội (Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Thị Phong Thu, 2016)
Công tác quản lý đất đai ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện và ngàycàng đạt được những thành tựu quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội củađất nước Tuy nhiên, đánh giá về một số công tác trong quản lý đất đai vẫn cònnhững tồn tại cần được khắc phục, đó là: tại nhiều địa phương, việc phê duyệt, điềuchỉnh quy hoạch sử dụng đất còn chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất trênthực tế, do vậy, quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần(Nguyễn Tuấn Anh, 2018)
1.2.2.3 Ảnh hưởng của một số công tác quản lý nhà nước về đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
a Ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất “là quy hoạch tài nguyên đặc biệt, làm cơ sở cho quyhoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất; bảo đảm tính liên vùng, liên tỉnh, kết nối giaothông, hành lang kinh tế ven biển, trọng điểm và quốc tế; gắn kết hữu cơ giữa đô thị
và nông thôn; giữa yêu cầu công nghiệp hóa với nhu cầu đô thị hóa trên phạm vitoàn quốc và từng địa phương” (Quốc hội, 2021)
● Ảnh hưởng tích cực
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (QHKHSDĐ) và thực thi quyhoạch đó là việc tổ chức sử dụng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội Sử dụng đất đai có hiệu quả chính là việc thực thi bản quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất Bản quy hoạch kế hoạch sử dụng đất có khả thi thì các hoạt động sử dụngđất được triển khai theo đúng yêu cầu phát triển chung của vùng và quốc gia (TônGia Huyên, 2015)
Trong quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất là nội dung quan trọng số một
và là bước gần như quyết định đến tất cả các hoạt động của công tác quản lý đất đaicủa một địa phương, của một vùng và cả quốc gia
QHSDĐ ở Việt Nam bắt đầu được vận hành một cách chính thức theo Luật
Trang 37từ năm 1987 Trải qua gần 30 năm vận hành, có thể thấy QHSDĐ đã dần đi vào nềnnếp và là cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ; làcông cụ để quản lý, và phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận xã hội QHSDĐ cũng
đã hỗ trợ tích cực cho phát triển KTXH; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thịtrường, góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các giao dịch về đất đai và tổchức đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) (Lương Văn Hinh và cs., 2020)
Quá trình tổ chức thực hiện QHSDĐ cũng đã huy động được sự tham gia củangười dân Chính hoạt động này đã góp phần cho nhận thức của người dân đượcnâng cao, thực hiện pháp luật được tốt hơn, an ninh trật tự xã hội được củng cố và làtiền đề cho xây dựng chính quyền ở cấp cơ sở được vững mạnh (Tôn Gia Huyên,2015)
● Ảnh hưởng tiêu cực
Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong lập và thực hiệnQHSDĐ hạn chế QHSDĐ còn thiên về hình thức, nặng về thống kê, phân bố sốlượng mà thiếu những tính toán về hiệu quả KTXH môi trường nên tính khả thicủa QHSDĐ không cao; các giải pháp tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, không kịpthời; công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coitrọng (Đỗ Thị Tám và Kha Văn Ót, 2014)
Một số địa phương tình trạng tự phát chuyển mục đích sử dụng đất; giao đất,cho thuê đất, chuyển QSDĐ không đúng với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(QHKHSDĐ) đã phê duyệt và hiện tượng “dự án treo” vẫn còn dẫn đến lãng phínguồn tài nguyên đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân trongkhu vực có QHSDĐ QHSDĐ chưa thực sự trở thành “Bản hiến pháp của đời sống”(Phan Thị Thanh Huyền và cs., 2022)
Việc lấy ý kiến của dân về dự thảo QHKHSDĐ gần như chưa được thựchiện, trong khi người dân thực sự có nhu cầu muốn biết quy hoạch phát triển ra sao
để có những quyết định riêng đối với mảnh đất của mình Người dân biết kỹ vềphương án QHSDĐ mới có điều kiện để tham gia giám sát việc thực hiện quyhoạch, tránh được những trường hợp quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,công nhận QSDĐ không phù hợp quy hoạch, cũng như giải quyết tốt những
Trang 38trường hợp quy hoạch "treo" Đây là tác động cơ bản của chính sách quản lý đất đaibằng quy hoạch lên khía cạnh xã hội của quá trình phát triển (Đặng Tiến Sĩ, 2016).
b Ảnh hưởng của giao đất, cho thuê đất
Giao đất, cho thuê đất được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân vềđất đai do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu Việc giao đất và cho thuê đất phảiđảm bảo các nguyên tắc là phù hợp với QHKHSDĐ; đúng thẩm quyền; đúng đốitượng; theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; đúng hạn mức, thời hạn; doUBND các cấp có thẩm quyền thực hiện
Hình thức giao đất được áp dụng cho đất ở được sử dụng lâu dài (vô thờihạn) và hình thức thuê đất được áp dụng cho các loại đất được sử dụng có thời hạn.Trong đó có hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và trả tiền thuêđất hàng năm Đây là một chính sách đất đai quan trọng trong bất kỳ đất nước nào,
có tác động khá mạnh tới phát triển KTXH
● Ảnh hưởng tích cực
- Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất:
Nhờ nhìn nhận đất đai trên quan điểm vốn hóa, người dân đã tích cực đầu tư
để chuyển đổi mục đích SDĐ theo hướng hiệu quả Mặt khác, người dân có thểchuyển giá trị tài sản từ QSDĐ thành tiền để đầu tư, có thể thế chấp để vay tiền tạicác tổ chức tín dụng, có thể góp vốn bằng QSDĐ để đầu tư, và có thể tích tụ thêmđất đai để phát triển sản xuất Những tác động này khiến người dân quý trọng đấthơn, bảo tồn và phát triển giá trị của đất thông qua đầu tư, quản lý và sử dụng tiếtkiệm đất đai, nhờ đó mà có thu nhập cao hơn (Phan Thị Thanh Huyền và cs., 2022)
- Tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) được xem là một trong những nguồn vốn quan trọng Tổng kết 25năm thu hút FDI đã chứng minh khả năng thu hút vốn FDI có mối liên quan chặtchẽ với việc đổi mới chính sách đất đai, đã mang lại những hiệu quả tích cực đối vớithu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam qua đó thúc đẩy KTXH Việt Nam phát triểnnhanh và bền vững (Đặng Tiến Sĩ, 2016)
- Góp phần ổn định xã hội và thực hiện quyền bình đẳng:
Trang 39- Góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn:
Theo Nguyễn Đình Bồng (2021), điểm xuất phát của kinh tế nước ta là sảnxuất nông nghiệp thuần nông tự cung tự cấp Nông dân chiếm đa số trong tổng dân
số cả nước, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa
xã hội; nguồn gốc đất nông nghiệp của hộ gia đình được Nhà nước giao đất sản xuất
ổn định lâu dài không thu tiền (theo quy định của Luật Đất đai 1993, Nghị định64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất nôngnghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuấtnông nghiệp và Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành bản quyđịnh về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn địnhlâu dài vào mục đích lâm nghiệp Chính sách giao đất cho hộ gia đình cá nhân làđộng lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong suốt 30 năm qua và gópphần đưa Việt Nam trở thành nước cung cấp nông sản hàng đầu trên thế giới
- Góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và phát triển kinh tế doanh nghiệp:Việc chuyển mục đích sử dụng đất được giao hoặc cho thuê đã góp phần tạocho hộ gia đình có cơ hội chuyển đổi công ăn việc làm Mặt khác, hộ gia đình có cóhội thực hiện quyền dân chủ theo quy định của pháp luật để được tham gia vàoquyết định chuyển mục đích sử dụng đất (Đặng Tiến Sĩ, 2016)
● Ảnh hưởng tiêu cực
- Việc thực hiện thực giao đất nông nghiệp bình quân theo nhân khẩu nôngthôn (có tốt, có xấu, có gần có xa, chết không thu hồi, sinh không giao thêm) đãdẫn đến tình trạng ruộng đất manh mún lâu dài, tuy từng bước khắc phục qua cácphong trào dồn điển, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đến nay tình trạng đấtnông nghiệp phân tán vẫn là phổ biến Tiêu chí phản ánh: (i) chỉ số bình quân đấtsản xuất nông nghiệp hộ nông thôn 0,6643 ha/hộ, rất thấp so với các nước trong khuvực và trên thế giới, cản trở quá trình đi lên sản xuất hàng hóa tập trung, quy môlớn; (ii) Cơ cấu lao động nông thôn chậm chuyển dịch: tỷ lệ hộ nông thôn/hộ nôngnghiệp cả nước bình quân 53,99 %, (theo vùng từ 31,42 % đến 84,75 %) (iii) Chỉtiêu tổng hợp: giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp đóng góp 4,6 % tổng GDP, thu
Trang 40nhập 2.750 USD/ người, dân số nông thôn 62,7 triệu/96,5 triệu (chiếm 65 %), laođộng nông nghiệp 18,8 triệu/54,7 triêu, chiếm 34,5%) (Nguyễn Đình Bồng, 2021).
- Chất lượng đất canh tác ngày càng bị giảm, khả năng tập trung đất đai chưacao, quản lý sử dụng kém hiệu quả, khả năng đô thị hóa còn chậm: Việt Nam códiện tích đất bình quân đầu người khá thấp, chỉ khoảng 0,4 ha/người Trong quátrình công nghiệp hóa, một diện tích đất nông nghiệp khá lớn đã phải chuyển sang
để xây dựng hạ tầng, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, v.v nhưng tỷ lệ đôthị hóa còn chậm (mới đạt mức 35 % dân số và 50 % lao động) Thực trạng này chothấy chính sách đất đai về bồi thường, hỗ trợ, TĐC vẫn chưa bảo đảm được côngnghiệp hóa toàn diện cả khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp Quá trình pháttriển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa đã lấy đi mỗi năm khoảng 100.000 ha đất(70 % là đất nông nghiệp) Hiệu quả sản xuất nông nghiệp giảm (Phan Thị ThanhHuyền và cs., 2022)
- Gây khó khăn đối với thu hút đầu tư FDI: Quy định hiện nay chỉ cho phépnhà đầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn hình thức thuê đất là chưa bình đẳngtrong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời khó khăn trong việc xử lý cơchế tài chính khi nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở để bán Công tác thu hút đầu
tư chậm do thiếu quỹ đất “sạch” hoặc tiến độ giải phóng mặt bằng khó khăn kéodài, nên tỷ lệ giải ngân vốn đăng ký ở nhiều địa phương còn thấp Bên cạnh đó việctriển khai các quy định về đấu giá QSDĐ và đấu thầu dự án còn hạn chế (Bộ Tàinguyên và Môi trường, 2012)
- Tác động của chính sách đất đai đến cơ cấu và phân tầng xã hội: Cơ cấu xãhội và phân tầng xã hội thể hiện rất rõ qua phân hóa giàu nghèo và nhất là tình trạngnghèo (tỉ lệ hộ nghèo và hệ số Gini) Về điều này, tuy Việt Nam đã đạt được nhữngthành công rất đáng ghi nhận, xong thực trạng nghèo đói, xu hướng biến đổi nghèođói và công cuộc xóa đói giảm nghèo cũng gặp rất nhiều trở ngại (Đặng Tiến Sĩ,2016)
c Ảnh hưởng của đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quản lý đất đai thông qua việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấpgiấy chứng nhận QSDĐ thống nhất trên phạm vi cả nước đã được quy định cụ thể