1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị

192 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang
Người hướng dẫn GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan, TS. Nguyễn Văn Quang
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y
Thể loại Luận án Tiến sĩ Thú y
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 32,28 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu của đề tài (14)
  • 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (15)
  • 4. Những đóng góp mới của đề tài (15)
  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài (16)
    • 1.1.1. Giun tròn đường tiêu hóa lợn (16)
    • 1.1.2. Những hiểu biết về bệnh giun lươn ở lợn (26)
    • 1.2. Một số đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang (31)
      • 1.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Giang (31)
      • 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (32)
      • 1.2.3. Tình hình phát triển chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng (34)
    • 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (35)
      • 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước (35)
      • 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài (40)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu (48)
    • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (48)
    • 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (48)
    • 2.2. Vật liệu nghiên cứu (48)
    • 2.3. Nội dung nghiên cứu (50)
      • 2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn (Swine Strongyloidosis) (50)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (52)
      • 2.4.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại Bắc Giang (52)
      • 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn (56)
      • 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (72)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59 3.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang (73)
    • 3.1.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn tại tỉnh Bắc Giang (73)
    • 3.1.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn (75)
    • 3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn (78)
    • 3.2. Nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn (Swine Strongyloidosis) (92)
      • 3.2.1. Kết quả định danh loài giun lươn ký sinh ở lợn (92)
      • 3.2.2. Nghiên cứu nhiễm giun lươn ở lợn qua xét nghiệm phân (104)
      • 3.2.3. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh (112)
      • 3.2.4. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh giun lươn ở lợn gây nhiễm và lợn nhiễm tự nhiên trên thực địa (119)
      • 3.2.5. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun lươn cho lợn (137)
    • 2. Đề nghị (147)

Nội dung

Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trịNghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị

Tính cấp thiết của đề tài

Lợn là loài vật nuôi được nuôi phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, ngoài ra còn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt Ở các nước đang phát triển nói chung, ở Việt Nam nói riêng chăn nuôi lợn không những đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mà còn rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông hộ

Bắc Giang là một tỉnh có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển Chăn nuôi lợn góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân trong tỉnh. Theo thống kê của Chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Bắc Giang [3], số lượng lợn nuôi tại tỉnh như sau: năm 2017 cả tỉnh có 1.043.749 con, năm 2018 có 1.105.291 con. Cùng với việc tăng nhanh số đầu lợn, người chăn nuôi lợn đã từng bước đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, do đó đưa lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi.

Tuy nhiên, chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Giang cũng gặp không ít khó khăn, trong đó có vấn đề dịch bệnh Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp, bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn vẫn lưu hành khá phổ biến Mặc dù các bệnh giun tròn không gây chết hàng loạt lợn như bệnh truyền nhiễm, nhưng bệnh giun tròn thường diễn ra ở thể mạn tính, làm lợn còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh khác.

Phan Địch Lân và cs (2005) [25] cho biết: bệnh do giun tròn đường tiêu hóa gây ra là những bệnh rất phổ biến và là nguyên nhân làm lợn còi cọc, chậm lớn, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như rotavirus, phó thương hàn dẫn đến hội chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) [23], tác hại lớn nhất của bệnh giun tròn đối với chăn nuôi lợn là làm tăng tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng 15% - 20% so với lợn không bị bệnh, đồng thời làm ô nhiễm trứng và ấu trùng giun tròn trong môi trường chăn nuôi

Kaufmann J (1996) [89], Rửsel K (2017) [123] cho biết, Strongyloides ransomi là một loài giun tròn có kích thước nhỏ được tìm thấy trên toàn thế giới, thấy nhiều hơn ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi có nhiệt độ và ẩm độ thuận lợi Giun gây bệnh nặng cho lợn con 10 - 14 ngày tuổi Giun trưởng thành ký sinh gây hủy hoại biểu mô ruột, làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn dẫn đến tiêu chảy, mệt mỏi, gầy sút, nếu nhiễm nặng lợn có thể tử vong. Ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh có thể nhiễm vào lợn qua đường tiêu hóa, qua da, qua sữa đầu hoặc qua bào thai Vì vậy, lợn con nhiễm giun lươn từ rất sớm. Lợn con nhiễm giun lươn thường bị viêm ruột non cấp, tiêu chảy nặng, không điều trị kịp thời lợn có thể chết do mất nước và mất chất điện giải Tỷ lệ chết của lợn bệnh rất cao, có thể tới 75% số lợn ốm (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2015 [24]). Ở nước ta, trong những năm gần đây đã có các công trình nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn và tác hại do chúng gây ra như: Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [18], Nguyễn Thu Trang (2010) [44], Trương Quốc Dũng (2011) [6], La Văn Công (2016) [2], Nguyễn Văn Thọ và cs (2017) [42] Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa thật đầy đủ, đặc biệt là chưa có tác giả nào nghiên cứu toàn diện về bệnh giun lươn ở lợn Mặc dù chăn nuôi lợn ở tỉnh Bắc Giang khá phát triển nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về thực trạng nhiễm giun tròn và bệnh giun lươn ở lợn, vì vậy chưa có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.

Từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho lợn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị"

Mục tiêu của đề tài

Xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn; nghiên cứu được một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng, trị bệnh giun lươn (Strongloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang.

- Xác định được thành phần loài giun tròn, đánh giá được tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang.

- Xác định được loài giun lươn ký sinh ở lợn, một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh do giun lươn gây ra.

- Đề xuất được biện pháp phòng và điều trị bệnh giun lươn cho lợn.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang; đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun lươn, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phòng, trị bệnh giun lươn cho lợn có hiệu quả cao.

Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp phòng, trị bệnh giun tròn nói chung, bệnh giun lươn nói riêng nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn, hạn chế thiệt hại do giun lươn gây ra, góp phần phát triển chăn nuôi lợn bền vững tại tỉnh Bắc Giang.

Những đóng góp mới của đề tài

- Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang; đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh do giun lươn gây ra trên lợn.

- Xây dựng được quy trình phòng, trị bệnh giun lươn cho lợn có hiệu quả,khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các trang trại và nông hộ trên địa bàn tỉnh BắcGiang và các tỉnh lân cận.

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Lợn nuôi tại các địa phương của tỉnh Bắc Giang.

- Các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn.

- Lợn mắc bệnh giun lươn (do giun tròn Strongyloides spp gây ra).

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2019

- Đề tài được triển khai tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang gồm: Việt Yên, Hiệp

Hòa, Lạng Giang, Yên Dũng và Sơn Động.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu:

+ Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Bắc

Giang thực hiện các nội dung: mổ khám, xét nghiệm phân xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn, nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của lợn nhiễm giun lươn, + Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang: Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu

+ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật: Thực hiện định danh loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn bằng hình thái học, và định danh loài giun lươn bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

+ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Thực hiện quan sát siêu cấu trúc của giun lươn dưới kính hiển vi điện tử quét.

Vật liệu nghiên cứu

- Lợn các lứa tuổi trên thực địa (thu thập và xét nghiệm phân để xác định thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa).

- Lợn khoẻ 1 tháng tuổi: 15 con gây nhiễm giun lươn để bố trí thí nghiệm theo dõi đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun lươn (5 con gây nhiễm qua da, 5 con gây nhiễm qua đường tiêu hóa, 5 con đối chứng).

- Lợn khỏe 1 tháng tuổi: 20 con gây nhiễm giun lươn để bố trí thử nghiệm thuốc tẩy giun lươn (15 con để thử nghiệm thuốc tẩy, 5 con đối chứng).

- Mẫu phân tươi của lợn các lứa tuổi.

- Mẫu cặn nền chuồng, mẫu nước thải chuồng nuôi, mẫu đất bề mặt vườn trồng cây thức ăn cho lợn.

- Mẫu giun thu nhận được từ lợn mắc bệnh.

- Mẫu máu lợn mắc bệnh giun lươn và lợn khỏe.

- Mẫu các phần ruột non, tim, phổi, gan, thận của lợn mắc bệnh giun lươn.

* Dụng cụ, thiết bị và hóa chất

- Kính hiển vi quang học, kính hiển vi olympus CX 21, kính hiển vi điện tử quét

- Bộ dụng cụ xét nghiệm phân gồm: lưới lọc, đũa và cốc thủy tinh, lọ thủy tinh nhỏ, lam kính, lamen, bộ dụng cụ phân ly ấu trùng.

- Dụng cụ lấy máu gồm: xilanh, kim tiêm, pank, tube tráng chất chống đông máu loại EDTA

- Máy phân tích máu Erma PCE - 210 và TC - Matrix

- Máy cắt tế bào Microtom.

- Bộ dụng cụ và hóa chất nhuộm tiêu bản gồm: hệ thống tẩm đúc, các giếng nhuộm tiêu bản Bộ hóa chất làm tiêu bản bệnh phẩm vi thể và hệ thống nhuộm tiêu bản như: formol 10%, parafin I, parafin II, cồn 60 o , cồn 70 o , cồn 80 o , cồn 90 o , cồn tuyệt đối, xylen I, xylen II, xylen III, thuốc nhuộm haematoxylin, thuốc nhuộm eosin, canada balsam.

- Dung dịch nước muối bão hòa, dung dịch Barbagallo (gồm: formol 38%: 30 ml, NaCl tinh khiết: 7,5 gam; nước cất: 1000 ml), dung dịch FAA (cồn 95 o : 20 ml, formalin 40%: 6 ml, acid acetic: 1 ml, nước cất: 40 ml).

- Bộ dung dịch rút nước trong cơ thể giun tròn, gồm:

+ Dung dịch I: 99 ml formalin 4% + 1 ml glyxerin

+ Dung dịch II: 95 ml cồn 96 o + 5 ml glyxerin

+ Dung dịch III: 50 ml cồn 96 o + 50 ml glyxerin

- Bộ dụng cụ và thiết bị gồm: tủ lạnh âm, cối chày sứ, máy ly tâm,micropipete, máy điện di, máy soi gel, máy ủ, máy PCR, bình bảo quản mẫu tế bào động vật.

- Kít DNeasy Tissue Kit (QIAgen), bộ hóa chất QIAquick PCR purification kit (QIAGEN Inc Mỹ), các hóa chất và dụng cụ khác sử dụng trong xác định loài bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

- Máy giải trình tự gen tự động ABI Prism 3130 Genetic Analyser (Applied Biosystem).

- Thuốc sát trùng: P.V.D iodin 10%; Chloramin B; Good Farm L thành phần gồm: glutaraldehyte 15% và benzalkonium chloride 10%.

- Thuốc tẩy giun lươn cho lợn: fenbendazole, ivermectin, thiabendazole.

- Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm khác.

Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại Bắc Giang

2.3.1.1 Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn tại Bắc Giang

2.3.1.2 Xác định loài và sự phân bố các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại Bắc Giang

2.3.1.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn

* Nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa qua kết quả mổ khám

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại các địa phương.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn.

* Nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn qua xét nghiệm phân

+ Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở các địa phương.

+ Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn

+ Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi của lợn.

+ Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn theo phương thức chăn nuôi. + Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn theo mùa vụ.

2.3.2 Nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn (Swine Strongyloidosis)

2.3.2.1 Định danh loài giun lươn gây bệnh ở lợn

- Kết quả mổ khám phát hiện và thu thập giun lươn ở lợn tại Bắc Giang.

- Kết quả định danh loài giun lươn bằng kỹ thuật hình thái học

- Kết quả định danh loài giun lươn bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

2.3.2.2 Nghiên cứu nhiễm giun lươn qua xét nghiệm phân

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở các địa phương.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo tuổi lợn.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo mùa vụ.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo phương thức chăn nuôi.

2.3.2.3 Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh

- Sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở chuồng nuôi, hố nước thải chuồng nuôi, mẫu đất ở vườn trồng cây thức ăn cho lợn.

- Nghiên cứu thời gian trứng giun lươn nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh trong phân lợn ở phòng thí nghiệm

- Nghiên cứu thời gian sống của ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh trong phân lợn ở phòng thí nghiệm

2.3.2.4 Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun lươn ở lợn

* Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của lợn gây nhiễm giun lươn

+ Thời gian hoàn thành vòng đời của giun lươn.

+ Triệu chứng lâm sàng, tổn thương đại thể, tổn thương vi thể do giun lươn gây ra.

+ Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh giun lươn.

* Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của lợn nhiễm giun lươn ở các địa phương

2.3.2.5 Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun lươn cho lợn

* Thử nghiệm và xác định thuốc tẩy giun lươn có hiệu lực cao và an toàn

- Thử nghiệm hiệu lực và an toàn của thuốc tẩy giun lươn trên lợn thực nghiệm.

- Thử nghiệm hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn cho lợn trên thực địa.

- Sử dụng thuốc đặc hiệu tẩy giun lươn đại trà cho lợn tại các địa phương của tỉnh Bắc Giang.

* Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh giun lươn cho lợn

- Thử nghiệm tác dụng diệt ấu trùng giun lươn của một số chất sát trùng.

- Nghiên cứu số lần dùng thuốc tẩy dự phòng cho lợn hợp lý và hiệu quả.

* Đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun lươn cho lợn

Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại Bắc Giang

2.4.1.1 Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn tại tỉnh Bắc Giang: nội dung này được thực hiện bằng phương pháp trực tiếp quan sát, phỏng vấn các hộ chăn nuôi lợn và ghi phiếu điều tra.

2.4.1.2 Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn

* Phương pháp điều tra dịch tễ

Sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang, nghiên cứu can thiệp và các nghiên cứu thực nghiệm (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001 [40]).

(*) Phương pháp thu thập mẫu và dung lượng mẫu

- Mẫu được thu thập theo phương pháp mẫu chùm nhiều bậc: mỗi huyện lấy ở

7 xã, mỗi xã lấy ở 5 thôn Tại mỗi thôn lấy mẫu ngẫu nhiên ở các hộ nuôi lợn tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang (huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang và Sơn Động) Dung lượng mẫu được tính bằng phần mềm dịch tễ Win episcope 2.0. Xét nghiệm thăm dò 100 mẫu phân lợn, thấy tỷ lệ nhiễm là 50% Với độ tin cậy 99%, tính toán được số mẫu phân tối thiểu cần lấy là 3320 (mỗi huyện lấy tối thiểu 664 mẫu), số lợn mổ khám tối thiểu là 1320 con (mỗi huyện mổ khám 264 con) Tuy nhiên, thực tế số lượng mẫu phân xét nghiệm và số lợn đã mổ khám tại 5 huyện cụ thể như sau:

TT Huyện Số mẫu phân (mẫu)

Lợn mổ khám tại cơ sở giết mổ

Tổng số lợn mổ khám (con)

(*) Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn qua xét nghiệm phân

- Tuổi lợn: được phân ra thành 4 lứa tuổi, số mẫu lấy được bố trí như sau: Lợn ≤ 2 tháng tuổi: 1.271 mẫu

Lợn > 6 tháng tuổi (gồm: lợn nái sinh sản và lợn nuôi thịt ): 1.054 mẫu

Số mẫu xét nghiệm được phân bố cụ thể như sau:

Chỉ tiêu đánh giá: mỗi nông hộ chăn nuôi một vài con lợn; thức ăn cho lợn là các phế phụ phẩm tận dụng của ngành trồng trọt như: ngô, khoai, sắn, rau xanh, cám xát; chuồng trại đơn sơ.

+ Chăn nuôi bán công nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá: mỗi nông hộ chăn nuôi từ 10 đến 50 con; khoảng 70% thức ăn nuôi lợn là các phế phụ phẩm tận dụng của ngành trồng trọt như: ngô, khoai, sắn, rau xanh, cám xát, còn lại là thức ăn công nghiệp, chuồng trại xây cao ráo sạch sẽ, chuồng nuôi có rãnh thoát nước.

Chỉ tiêu đánh giá: mỗi nông hộ chăn nuôi trên 50 con, thức ăn nuôi lợn sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, chuồng trại xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, có máng ăn, máng uống tự động; một số nông hộ xây dựng chuồng nuôi hiện đại và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi.

- Mùa: nghiên cứu ở 4 mùa, số lượng mẫu phân bố theo từng mùa như sau: + Mùa Xuân từ tháng 2 đến tháng 4: 1.239 mẫu

+ Mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 7: 1.267 mẫu

+ Mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 10: 1.220 mẫu

+ Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau: 1.194 mẫu

- Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh

+ Hố nước thải chuồng nuôi: 320 mẫu nước

+ Bãi trồng cây thức ăn cho lợn: 320 mẫu đất

* Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại giun tròn đường tiêu hóa lợn

(*) Phương pháp mổ khám, thu thập giun tròn đường tiêu hóa lợn Để tìm giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa, tiến hành mổ khám cơ quan tiêu hóa của lợn theo phương pháp mổ khám toàn diện một cơ quan của Skrjabin K I. (1928), thu thập mẫu giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn (theo tài liệu của Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [15])

Giun tròn thu thập ở mỗi phần của cơ quan tiêu hóa và của mỗi lợn đều được để riêng Sau khi thu thập, để giun tròn chết tự nhiên trong nước cất hoặc nước lã sạch, sau đó cố định trong dung dịch FAA (cồn 95 o : 20 ml, formalin 40%: 6 ml, axit axetic: 1 ml, nước cất: 40 ml) để làm tiêu bản cố định về hình thái Mỗi lọ đều có nhãn ghi thông tin cần thiết Những nội dung ghi trên nhãn cũng được ghi đầy đủ vào sổ mổ khám.

Cách ghi nhãn mổ khám:

Phân loại sơ bộ các loài giun tròn đã thu thập được từ những lợn nhiễm giun tròn (qua mổ khám) dưới kính lúp và kính hiển vi, căn cứ vào hình thái, cấu tạo của giun tròn trưởng thành theo khóa định loại của Phan Thế Việt và cs (1977) [51], De Ley P và Blaxter M (2004) [67], chia giun tròn thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm những giun có đặc điểm hình thái giống nhau và tiến hành làm tiêu bản cố định. Mỗi nhóm giun tròn làm 20 mẫu tiêu bản cố định (gồm 10 giun đực, 10 giun cái), riêng giun lươn chỉ có giun cái ký sinh nên làm 15 tiêu bản cố định để tiến hành định loại.

Sơ bộ định loại giun tròn bằng cách làm trong mẫu vật bằng dung dịch làm trong (glyxerin + axit lactic + nước cất theo tỷ lệ 1 : 1 : 1), sau đó làm tiêu bản cố định theo phương pháp của De Grisse A T (1969) [66]

Nguyên lý của phương pháp làm tiêu bản cố định là rút nước trong cơ thể giun tròn qua 3 dung dịch (I, II và III), sau đó lên tiêu bản cố định:

Cho mẫu giun tròn từ dung dịch cố định sang chén nhuộm có chứa 0,5 ml dung dịch I Đặt chén nhuộm vào trong bình thủy tinh đậy kín, có chứa 1/10 thể tích là cồn 96 o và áp suất bão hòa Đặt bình thủy tinh có chứa mẫu giun tròn trong tủ ấm, thời gian tối thiểu 12 giờ ở nhiệt độ 40 o C Sau 12 giờ chuyển các chén nhuộm chứa giun tròn ra khỏi bình, để vào tủ ấm, để dung dịch bay hơi Dùng công tơ gút, hút

Tuổi: Địa điểm mổ khám:

Ngày lấy mẫu: bỏ hết dung dịch I ở các chén nhuộm chứa giun tròn và thay bằng dung dịch II, dùng đĩa petri đậy lên trên, để hở một khe nhỏ để cồn bay hơi trong thời gian 24 giờ ở nhiệt độ 40 o C Sau đó hút bỏ hết dung dịch II và thay bằng dung dịch III, lại cho vào tủ ấm, đậy nắp và để ở nhiệt độ 40 o C trong vòng 24 giờ.

Giun tròn sau khi đã xử lý hết nước, tiến hành làm tiêu bản cố định trong dung dịch glyxerin:

- Dùng ống đồng để khoanh các vòng parafin.

- Đặt một giọt nhỏ glyxerin tinh khiết vào giữa các vòng parafin

- Gắp một vài cá thể giun tròn đặt vào trong vòng tròn đã có sẵn giọt glyxerin (số lượng giun tròn tùy theo kích thước của chúng) Sau đó đưa mẫu giun tròn lên kính hiển vi soi nổi để sắp xếp lại sao cho giun tròn được xếp cùng chiều và không đặt chồng lên nhau.

- Để nghiêng lamen khoảng 45 o , cho một đầu tiếp xúc trước rồi hạ dần đầu kia sao cho không khí không bị lẫn vào giọt glyxerin.

- Đặt lamen lên thanh nhiệt có nhiệt độ 65 o C trong vài phút, hơ trên ngọn lửa đèn cồn, parafin sẽ chảy đều và gắn chặt lamen.

- Gắn lamen bằng nhựa dính Balsam canada.

Việc định danh loài giun tròn đường tiêu hóa lợn được tiến hành tại phòng Ký sinh trùng - Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật

* Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu phân

Tiến hành lấy mẫu phân lợn vừa thải ra (mỗi lợn chỉ lấy 1 mẫu phân, vì vậy số mẫu phân chính là số lợn điều tra), mỗi mẫu để trong lọ nhựa có nắp hoặc túi nilon buộc kín, có nhãn ghi các thông tin: giống lợn, tuổi, tính biệt, trạng thái phân, phương thức chăn nuôi và các biểu hiện lâm sàng của lợn (nếu có), thời gian và địa điểm lấy mẫu

Các mẫu phân lợn được bảo quản trong thùng xốp có đá khô, sau đó được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc bảo quản bằng cách nhỏ vào mẫu phân 1 giọt formol 10% và tiếp tục bảo quản trong điều kiện lạnh 2 - 8 o C, tuy nhiên bảo quản mẫu không quá 3 ngày.

- Phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng giun tròn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59 3.1 Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang

Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn tại tỉnh Bắc Giang

Để đánh giá thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn cho lợn tại tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã tiến hành điều tra 950 hộ nuôi lợn trên địa bàn 5 huyện: Việt Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Yên Dũng và Sơn Động bằng phương pháp phỏng vấn và ghi phiếu điều tra Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn cho lợn tại Bắc Giang

Biện pháp sử dụng Số hộ điều tra

Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi 950 305 32,11 Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại 950 102 10,74

Tẩy giun tròn định kỳ cho lợn 950 141 14,84 Áp dụng phối hợp ≥ 2 biện pháp phòng bệnh giun tròn cho lợn 950 48 5,05

Không sử dụng biện pháp phòng bệnh 950 286 30,11

Trong 950 hộ điều tra tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang đã có nhiều hộ áp dụng biện pháp phòng chống bệnh giun tròn cho lợn, song kết quả thực hiện chưa cao, cụ thể:

Việc vệ sinh chuồng trại, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi là biện pháp phòng bệnh dễ thực hiện nhất nhưng chỉ có 305 hộ thực hiện, chiếm 32,11%, số hộ không thực hiện là 67,89%. Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại: trong tổng số 950 hộ điều tra có 102 hộ áp dụng, chiếm 10,74%, số hộ không áp dụng là 89,26%.

Biện pháp thu gom phân ủ theo phương pháp nhiệt sinh học là biện pháp tiêu diệt mầm bệnh ký sinh trùng hiệu quả, bởi khi ủ phân dưới tác dụng của vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ có trong phân làm nhiệt độ đống phân tăng cao sẽ diệt được hầu hết trứng và ấu trùng của ký sinh trùng Tuy nhiên, chỉ có 7,16% số hộ điều tra thực hiện biện pháp này

Về biện pháp tẩy giun định kỳ cho lợn: có 141 hộ thực hiện tẩy giun định kỳ cho lợn, chiếm 14,84%, tỷ lệ hộ không áp dụng biện pháp này còn khá cao 85,16%. Trong 950 hộ có 48 hộ chiếm 5,05% đã phối hợp từ 2 biện pháp trở lên trong quá trình phòng bệnh giun tròn cho lợn Ngoài ra có tới 30,11% số hộ gia đình không sử dụng biện pháp nào phòng bệnh giun tròn cho lợn. Đối chiếu thực trạng công tác phòng chống bệnh giun sán cho lợn ở Bắc Giang với nội dung học thuyết diệt trừ bệnh giun sán của Skrjabin K I (1944) chúng tôi thấy, công tác phòng chống bệnh giun tròn cho lợn tại tỉnh Bắc Giang còn chưa tốt Số hộ thực hiện phối hợp nhiều biện pháp để phòng bệnh cho lợn ít Mặt khác, các hộ không thực hiện biện pháp phòng bệnh nói trên chủ yếu là nuôi lợn tận dụng, quy mô chăn nuôi nhỏ, chưa chú ý tới công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun tròn nói riêng ở lợn Hơn nữa, kiến thức về vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi của người dân còn hạn chế Đặc biệt, nhiều bà con chưa được tham gia các lớp tập huấn về biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng cho vật nuôi, do đó lợn nuôi ở các địa phương của tỉnh Bắc Giang có nguy cơ nhiễm giun tròn cao.

Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn tại tỉnh Bắc Giang tương tự như kết quả điều tra công tác phòng chống bệnh giun tròn ở một số địa phương của một số tác giả trong nước cụ thể: tại một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng có tới 44,4% - 49,1% các chuồng nuôi lợn không đảm bảo vệ sinh thú y (Trần Văn Quyên và cs., 2008 [38]) Nguyễn Thị Bích Ngà (2015) [32] cho biết: công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng cho lợn tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn chưa tốt, có 9,55% và 4,62% số hộ định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng trại; 8,64% và 12,61% số hộ thu gom phân ủ, 28,64% và 11,34% số hộ tẩy giun định kỳ cho lợn

Không những vậy, kết quả này còn tương tự với kết quả của một số tác giả nước ngoài: tại Cameroon, Kouam M K và cs (2018) [93] đã điều tra và cho biết,chỉ có 26% số hộ nông dân nuôi lợn với quy mô nhỏ thực hiện tẩy giun định kỳ cho lợn Tại Thái Lan, Moonsan P và cs (2018) [104] đã phỏng vấn 20 nông dân tạiBan Na Chaiwai, tỉnh Phitsanulok kết quả cho thấy, 100% số hộ được phỏng vấn không sử dụng thuốc tẩy giun, sán cho lợn và cũng không thường xuyên phun thuốc sát trùng, tiêu độc chuồng trại.

Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn

Để xác định được thành phần loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 1.325 lợn nuôi tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang, thu thập, bảo quản và định loại theo khóa định loại của Phan Thế Việt và cs (1977) [51], De Ley

P và Blaxter M (2004) [67] Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2 Thành phần và sự phân bố các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn tại Bắc Giang

Thành phần loài giun tròn Nơi ký sinh

Phân bố (huyện) Tần suất xuất hiện theo xã

Tần suất xuất hiện theo huyện

Ascaris suum (Goeze, 1782) Ruột non 2/7 2/7 3/7 3/7 3/7 37,14 100

(Schwartz và Alicata, 1930) Ruột non 7/7 7/7 5/7 7/7 7/7 94,29 100

Tổng số loài phát hiện 4 4 4 4 4

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Đã phát hiện được 4 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn là Ascaris suum, Strongyloides ransomi, Oesophagostomum dentatum và Trichocephalus suis.

Tần suất xuất hiện của các loài giun tròn ký sinh ở lợn nuôi tại các xã có sự khác nhau: loài Strongyloides ransomi thấy tần suất xuất hiện cao nhất 33/35 xã chiếm tỷ lệ 94,29%, tiếp đến là các loài Trichocephalus suis xuất hiện 16/35 xã, chiếm 45,71%; loài Ascaris suum xuất hiện ở 13/35 xã, chiếm 37,14%; loài

Oesophagostomum dentatum tần suất xuất hiện ít nhất (22,86%) Tuy nhiên, tần suất xuất hiện 4 loài giun nói trên ở 5 huyện đều 100%.

Hình thái 4 loài giun tròn ký sinh đường tiêu hóa của lợn tại Bắc Giang cụ thể như sau:

Là loài giun có kích thước lớn, giun có màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn, đỉnh đầu có ba môi bao bọc quanh miệng Trên rìa môi có 1 hàng răng cưa rất rõ.

Con đực: Dài 150 - 240 mm, rộng 3 - 3,5 mm, đuôi cong về phía bụng, có hai gai sinh dục dài bằng nhau, dài 0,7 - 0,9 mm Dọc theo hai bên mặt bụng của phần đuôi có 75 nhú, ngoài ra có 1 nhú trước hậu môn và 7 đôi nhú sau hậu môn.

Con cái: Dài 290 - 300 mm, rộng 4,5 - 5 mm, có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng mảnh, uốn khúc dẫn từ buồng trứng tới tử cung, tử cung là một ống hẹp Âm đạo ngắn, mở ra ở lỗ sinh dục cái nằm ở mặt bụng, cách mút đầu cơ thể khoảng 1/3 chiều dài thân Trứng hình ô van, vỏ dày, có 4 lớp vỏ, lớp vỏ ngoài cùng có đường viền hình răng cưa, dài 0,06 - 0,08 mm, rộng 0,04 - 0,05mm. Ở Việt Nam, năm 1966 Nguyễn Thị Lê đã đề cập đến loài Ascaris suum ký sinh trên lợn Bùi Lập và cs (1988) đã phát hiện thấy loài Ascaris suum phổ biến ở cả 3 vùng đồng bằng, vùng núi và cao nguyên miền Trung Trung Bộ Lương Văn Huấn đã tìm thấy loài này ở lợn tại 12 tỉnh phía Nam Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) đã thấy loài này ở lợn tại Thái Nguyên Trương Văn Dũng (2011) đã thấy loài này ở lợn tại Hà Nội

Hình 3.1 Giun đũa lợn Ascaris suum a Hình thái chung (ảnh chụp) b Phần đầu; c Phân đuôi con đực; d Phần đuôi con cái; e Trứng (hình kẻ vẽ)

Loài Strongyloides ransomi Schwartz và Alicata, 1930 Đặc điểm hình thái và kích thước của loài giun này được trình bày ở mục 3.2.1.2

Oesophagostomum dentatum là loài giun tròn nhỏ, không có cánh đầu, túi miệng nông, có 9 tua ngoài, 18 tua trong Túi đầu to, gai cổ ở hai bên chỗ phình to của thực quản

Giun đực dài 7,8 - 8,6 mm, rộng 0,34 - 0,40 mm, có túi đuôi Có hai gai giao hợp bằng nhau, dài 0,8 - 0,9 mm; thực quản dài 0,38 - 0,4, rộng 0,1 - 0,12 mm Giun cái dài

10 - 11,2 mm, rộng 0,4 - 0,48mm; thực quản dài 0,4 - 0,44, rộng 0,1 - 0,12 mm; hậu môn cách đuôi 0,4 - 0,44 mm; lỗ sinh dục cách đuôi 0,8 - 0,84 mm Âm đạo dài 0,1

- 0,15 mm hơi xuyên vào cơ quan thải trứng

Trứng hình bầu dục vỏ mỏng, phôi bào hình chùm nho, kích thước 0,06

Hình 3.2 Giun kết hạt Oesophagostomum dentatum a Giun đực; b Giun cái (ảnh chụp) c Phần đầu; d Phần đuôi giun đực; e Phần thân chứa tử cung đầy trứng; f Phần đuôi giun cái; g Trứng (hình kẻ vẽ) Ở Việt Nam, giun Oesophagostomum dentatum được tìm thấy trong ruột già của lợn nhà ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước (trích theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2015) [24]

Giun màu trắng sữa, phần đầu nhỏ, thực quản có các tế bào xếp thành chuỗi hạt, có chiều dài bằng 2/3 cơ thể, phần sau ngắn và to, bên trong là ruột và cơ quan sinh sản

Giun đực dài 36 - 40 mm, phần đầu rộng 0,05 - 0,06 mm, phần sau rộng 0,6 - 0,7 mm, đuôi hơi tù, phần đuôi cuộn tròn lại Chỉ có một gai giao hợp dài 1,7 - 1,8 mm, được bọc trong một cái màng gọi là bao sinh dục kích thước 0,3 x 0,2 mm; lỗ huyệt thông ra ngoài ở phần cuối của giun Giun cái dài 44 - 48 mm, phần đầu rộng 0,1- 0,14 mm, phần sau rộng 0,9 - 1,02 mm; đuôi thẳng; lỗ sinh dục cách đuôi 13 -

15 mm, hậu môn ở vào phần cuối của thân.

Trứng giun tóc hình hạt chanh, màu vàng nhạt, có 2 núm ở 2 đầu, có kích thước 0,050 - 0,062 mm x 0,024 - 0,028 mm. Ở Việt Nam, giun được tìm thấy ở tất cả các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam Năm 1958, Trịnh Văn Thịnh tìm thấy giun này ở lợn tại các tỉnh Nghĩa Lộ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Hưng, Nam Hà, Hà Bắc Trương Quốc Dũng (2011) tìm thấy giun ký sinh ở lợn tại Hà Nội, Nguyễn Thị Bích Ngà (2015) phát hiện thấy giun này ký sinh ở lợn tại Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Hình 3.3 Giun tóc lợn Trichocephalus suis a Giun đực; b Giun cái (ảnh chụp) c Phần đầu giun đực; d Phần đuôi giun đực; e Phần đầu con cái; f Phần đuôi giun cái; g Phần lỗ sinh dục giun cái; h Trứng (hình kẻ vẽ)Như vậy, 4 loài giun tròn ký sinh ở lợn nuôi tại tỉnh Bắc Giang đều là những loài giun phổ biến và gây tác hại nhiều cho lợn ở nước ta.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn

3.1.3.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại các địa phương qua mổ khám Để đánh giá được tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn qua mổ khám tại các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang Chúng tôi đã mổ khám 1.325 lợn nuôi tại 5 huyện: Việt Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Yên Dũng và Sơn Động Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại các địa phương (qua mổ khám) Địa phương

Số lợn mổ khám (con)

Cường độ nhiễm (số giun/lợn min ÷ max)

* Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, có 743/1325 lợn mổ khám nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, chiếm 56,08%, với cường độ nhiễm chung biến động từ 1 đến 1026 giun/lợn Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa giữa các huyện có sự khác nhau: lợn nuôi tại huyện Sơn Động có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất (68,50% và 8 - 1026 giun/lợn); thấp nhất là huyện Lạng Giang (43,68% và 1 - 467 giun/lợn) Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn tại huyện Sơn Động so với huyện Lạng Giang có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun tròn qua mổ khám lợn tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang khá cao Tập quán chăn nuôi và nhận thức của người chăn nuôi về công tác vệ sinh phòng bệnh cho lợn là những yếu tố quyết định đến tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn cao hay thấp Kết quả khảo sát cho thấy, ở những địa phương chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi truyền thống phổ biến, thức ăn chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của sản xuất trồng trọt nên dinh dưỡng không đảm bảo, công tác vệ sinh thú y và tẩy giun, sán cho lợn chưa được chú ý đúng mức thì tỷ lệ lợn nhiễm giun tròn cao và ngược lại Bởi khi lợn được nuôi trong điều kiện thức ăn không đủ dinh dưỡng sức đề kháng giảm nên lợn dễ cảm nhiễm bệnh, công tác vệ sinh thú y kém, hiện tượng phân không được thu gom thường xuyên, phân lưu cữu trong chuồng nuôi là điều kiện thuận lợi cho trứng và ấu trùng của ký sinh trùng phát triển xâm nhập và gây bệnh cho lợn.

Phạm Văn Khuê (1980) [12] đã mổ khám toàn diện 1.055 lợn và mổ khám không toàn diện 900 lợn ở 7 lò mổ tại một số tỉnh thành ở Nam Bộ, kết quả cho thấy, có tới 81,80% lợn nhiễm giun tròn đường tiêu hóa.

La Văn Công (2016) [2] cho biết, lợn nuôi tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng và Bắc Kạn nhiễm giun tròn với tỷ lệ nhiễm qua mổ khám là 71,67%.

Như vậy, kết quả về tỷ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn qua mổ khám của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên Theo chúng tôi, do điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, phương thức chăn nuôi và nhận thức của người chăn nuôi khác nhau dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn khác nhau.

Kết quả về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn qua mổ khám tại các địa phương được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ ở hình 3.4.

Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn qua mổ khám

Biểu đồ ở hình 3.4 cho thấy rõ hơn sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại các địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang qua mổ khám, thông qua sự cao thấp của các cột trong biểu đồ.

3.1.3.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn qua mổ khám

Bằng phương pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hóa của Skrjabin K I. (1928), chúng tôi đã xác định được 743 lợn nhiễm giun tròn, thu thập mẫu giun tròn, định loại và đếm số lượng từng loài giun tròn ký sinh ở mỗi cá thể lợn Từ đó xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm Kết quả được trình bày ở bảng 3.4 và biểu đồ ở hình 3.5.

Bảng 3.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn (qua mổ khám)

Số lợn mổ khám (con)

Cường độ nhiễm (Số giun/lợn) min - max

5 Giun lươn và giun tròn khác

6 Giun tròn khác (nhiễm hỗn hợp) 12 0,91 d 7 - 125

* Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

Hình 3.5 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn

(qua mổ khám) Kết quả bảng 3.4 và biểu đồ ở hình 3.5 cho thấy: có sự khác nhau về tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn phát hiện ở lợn tại Bắc Giang Trong 4 loài giun được phát hiện thì tỷ lệ và cường độ nhiễm loài Strongyloides ransomi cao nhất (22,34% và 4 - 1.026 giun/lợn), tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài Trichocephalus suis và Ascaris suum thấp hơn rõ rệt so với loài Strongyloides ransomi (P< 0,05), nhiễm thấp nhất là loài Oesophagostomum dentatum (3,92% và 2 - 87 giun) Số lợn nhiễm hỗn hợp giun lươn và giun tròn khác là 14,64% và 13 - 712 giun/lợn, chỉ có

12 trường hợp nhiễm giun tròn khác mà không có giun lươn, chiếm 0,91% và cường độ nhiễm là 7 - 125 giun/lợn

Từ kết quả trên, chúng tôi thấy: tỷ lệ nhiễm theo các loài giun tròn ở lợn tại Bắc Giang liên quan tới vòng đời và điều kiện chăn nuôi ở từng địa phương.

Loài Strongyloides ransomi có vòng đời phát triển trực tiếp, thời gian hoàn thành vòng đời ngắn (7 - 8 ngày), có khả năng nhiễm vào cơ thể ký chủ theo nhiều con đường khác nhau (ấu trùng gây nhiễm có thể qua đường tiêu hóa hoặc qua da).Mặt khác, theo Taylor M A và cs (2015) [144] ấu trùng L3 có sứcgây bệnh có thể tồn tại lâu dài ở ngoài môi trường Đặc tính này làm tăng khả năng ấu trùng có sức gây bệnh gặp được ký chủ Mặc dù loài giun này ký sinh nhiều ở lợn con và gây hại lớn, song do công tác vệ sinh thú y chưa tốt, việc tẩy giun tròn đường tiêu hóa cho lợn chưa được chú ý đúng mức, nên khi giết mổ lợn trưởng thành thấy vẫn nhiễm giun lươn nhiều Ngoài mổ khám lợn lớn ở nông hộ và cơ sở giết mổ, chúng tôi còn kết hợp với các cơ sở giết mổ lợn nhỏ dưới 2 tháng tuổi (lợn sữa) để khảo sát tỷ lệ nhiễm giun tròn Đây chính là nguyên nhân khiến lợn nhiễm giun lươn cao nhất. Trong vòng đời của Oesophagostomum dentatum cũng không cần ký chủ trung gian, ấu trùng có sức gây bệnh chỉ lây nhiễm cho lợn qua đường tiêu hóa, trong khi đó ấu trùng giun lươn có thể lây nhiễm qua nhiều con đường nên khả năng phơi nhiễm mầm bệnh cao hơn Ngoài ra thời gian hoàn thành vòng đời của giun

Oesophagostomum dentatum là 32 - 43 ngày, dài hơn so với thời gian hoàn thành vòng đời của giun lươn

Những lợn dưới 2 tháng tuổi rất ít khi có giun kết hạt ký sinh Vì vậy, ở Bắc Giang lợn nhiễm giun Oesophagostomum dentatum với tỷ lệ thấp nhất.

Như vậy, tỷ lệ nhiễm 4 loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại Bắc Giang thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Dũng (2011) [6] tại Hà Nội và kết quả nghiên cứu của La Văn Công (2016) [2] tại Thái Nguyên, Cao Bằng và Bắc Kạn

3.1.3.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang (qua xét nghiệm phân)

Xét nghiệm 4.920 mẫu phân lợn tại 5 huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Yên Dũng, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang, nhằm xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn trên đàn lợn nuôi tại các huyện Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.5 và biểu đồ ở hình 3.6.

Bảng 3.5 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang (qua xét nghiệm phân) Địa phương (Huyện) Số lợn kiểm tra

Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%)

* Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang (qua xét nghiệm phân)

Kết quả bảng 3.5 và biểu đồ ở hình 3.6 cho thấy: lợn nuôi tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang đều nhiễm giun tròn, trong tổng số 4.920 lợn kiểm tra có 2.926 lợn nhiễm, chiếm 59,47%, biến động từ 48,63% đến 71,33% Lợn nuôi tại huyện Sơn Động nhiễm giun tròn đường tiêu hóa nhiều nhất (71,33%); các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa và Yên Dũng tỷ lệ nhiễm lần lượt là 61,63%, 58,88% và 56,75%; lợn nuôi tại huyện Lạng Giang nhiễm thấp nhất (48,63%) Sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn ở huyện Sơn Động và huyện Lạng Giang có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

Sơn Động là huyện miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí còn thấp nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn hạn chế, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ là phổ biến, chuồng lợn rất sơ sài, tình trạng vệ sinh thú y kém, vấn đề tẩy giun, sán định kỳ cho lợn chưa được bà con quan tâm.Ngược lại, tại huyện Lạng Giang, người chăn nuôi đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, quy mô chăn nuôi lớn, số hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp nhiều, công tác vệ sinh thú y và ý thức tẩy giun, sán cho lợn tốt hơn, vì vậy lợn nhiễm giun tròn tỷ lệ thấp hơn những huyện khác.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại một số địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Trần Văn Quyên và cs (2008) [38] cho biết: tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở vùng này dao động từ 41,6% đến 72,5% Đồng thời tác giả cũng cho biết, điều kiện vệ sinh thú y có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn

Nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn (Swine Strongyloidosis)

3.2.1 Kết quả định danh loài giun lươn ký sinh ở lợn

3.2.1.1 Kết quả mổ khám phát hiện và thu thập giun lươn ở lợn tại Bắc Giang

Mổ khám 1.325 lợn nuôi tại các nông hộ và trang trại thuộc 5 huyện của tỉnhBắc Giang để phát hiện những lợn nhiễm giun lươn và thu mẫu Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn được trình bày ở bảng 3.10 và biểu đồ hình 3.11.

Bảng 3.10 Kết quả mổ khám phát hiện và thu thập giun lươn ở lợn tại Bắc

Số lợn mổ khám (con)

Số lợn nhiễm giun lươn (con)

Cường độ nhiễm (min - max giun/lợn)

* Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

Kết quả bảng 3.10 cho thấy, trong tổng số 1.325 lợn mổ khám có 490 lợn nhiễm giun lươn, chiếm 36,98%, cường độ nhiễm chung là 4 - 1.026 giun/lợn Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn tại các huyện có sự khác nhau: lợn nuôi tại huyện Sơn Động có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất (50,18% và 11 - 1.026 giun/lợn); lợn nuôi tại huyện Lạng Giang có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn thấp nhất (20,69% và 4 -

467 giun/lợn) Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn tại huyện Lạng Giang so với các huyện Việt Yên và Sơn Động có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

Nguyễn Thu Trang (2010) [44] cho biết: lợn nuôi tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên nhiễm giun lươn là 30,81% La Văn Công (2016) [2] đã xác định được tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc cụ thể như sau: tỉnh Thái Nguyên 37,22%, Cao Bằng 30,56% và Bắc Kạn 32,22% Như vậy, kết quả về tỷ lệ nhiễm giun lươn qua mổ khám ở lợn tại tỉnh Bắc Giang khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun lươn qua mổ khám ở 5 huyện của tỉnhBắc Giang được thể hiện rõ thêm ở biểu đồ ở hình 3.11.

Hình 3.11 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn tại các huyện của tỉnh Bắc Giang

Biểu đồ ở hình 3.11 làm rõ hơn những số liệu được trình bày ở bảng 3.10, thông qua sự cao thấp của các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm giun lươn tại 5 huyện, trong đó cột biểu thị tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn nuôi tại huyện Sơn Động cao nhất và thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn nuôi tại huyện Lạng Giang. 3.2.1.2 Kết quả định danh loài giun lươn bằng kỹ thuật hình thái học

Theo Bowman D D và Georgi J R (2014) [58], Taylor M A và cs (2015) [144] đặc điểm sinh học đặc biệt của các loài giun thuộc giống Strongyloides là chỉ tìm thấy giun cái ký sinh trong ruột non của động vật và khi trứng theo phân ra ngoài ấu trùng nở ra phát triển theo hai hướng: trực tiếp và gián tiếp Ở hướng phát triển gián tiếp ấu trùng trải qua 4 giai đoạn phát triển thành giun đực và giun cái tự do ở môi trường ngoại cảnh

Căn cứ vào đặc tính sinh học của giun lươn, ngoài mổ khám lợn để thu thập giun lươn từ ruột non, chúng tôi còn theo dõi sự phát triển của giun đực, giun cái thế hệ tự do trong phân ở ngoại cảnh và thu thập những giun này Những giun cái sống ký sinh, giun đực và giun cái sống tự do đã thu thập được chúng tôi thực hiện phương pháp làm trong tiêu bản giun, đo kích thước và quan sát cấu tạo giun lươn dưới kính hiển vi quang học để định danh loài theo khóa định loại của Phan ThếViệt và cs (1977) [51], De Ley P và Blaxter M (2004) [67] Mặt khác, giun cái ký sinh còn được quan sát siêu cấu trúc dưới kính hiển vi điện tử quét, kết quả đã xác định được loài giun S ransomi ký sinh trên lợn tại tỉnh Bắc Giang Kết quả mô tả về đặc điểm hình thái và kích thước của giun S ransomi được chúng tôi trình bày ở bảng 3.11 và các hình 3.12a, 3.12b, 3.12c 3.12d, 3.12e, 3.13, 3.14a, 3.14b, 3.14c.

Bảng 3.11 Kích thước của giun S ransomi ký sinh ở lợn tại tỉnh Bắc Giang

Loại mẫu Chỉ tiêu đo

Chiều dài (mm) Rộng (mm)

Giun cái trưởng thành sống ký sinh

Phần rộng nhất của cơ thể 0,055 ± 0,0006

Thực quản 0,99 ± 0,022 Âm môn cách đuôi 1,913 ± 0,024

Giun cái sống tự do

- Phần hành thực quản 0,035 ± 0,0008 0,031 ± 0,0002 Âm môn cách đuôi 0,587 ± 0,008

Trứng giun Hình bầu dục 15 0,051 ± 0,0003 0,028 ± 0,0003

Kết quả quan sát hình thái của giun S ransomi dưới kính hiển vi điện tử S -4.800 (FE-SEM , Hitachi) thấy, loài giun này có những đặc điểm hình thái nổi bật đó là: xoang miệng hỡnh chuụng cõn, kớch thước 5,70àm x 7,35àm, thực quản cú gai.Xung quanh miệng, chia thành 8 thùy trong đó: 4 thùy hình lưỡi nhô lên khỏi bề mặt xoang miệng phía gốc của mỗi thùy có tuyến nhờn nhô ra trong xoang miệng tạo nên gai thực quản, 4 thùy bao quanh xoang miệng Âm môn được cấu tạo như một đôi môi; trên bề mặt cơ thể có gai cuticun lồi ra; chiều rộng cơ thể 0,032 mm, đuôi cùn đầu mút của đuôi chẻ

Sato H và cs (2008) [130] đã mô tả cấu tạo vùng miệng của loài S ransomi bằng kính hiển vi điện tử quét: xoang miệng hình chuông cân, thực quản có gai, miệng 8 thùy, 4 thùy nhô lên khỏi bề mặt xoang miệng, 4 thùy xung quanh miệng. Ngoài ra, tác giả còn cho biết, cấu tạo xoang miệng đặc biệt quan trọng để phân biệt các loài trong giống Strongyloides Như vậy, đặc điểm cấu tạo siêu cấu trúc vùng miệng của loài giun S ransomi ký sinh trên lợn tại Bắc Giang (hình 3.12a) phù hợp với mô tả của tác giả này.

Hình 3.12a Cấu tao xoang miệng và phần đầu của loài Strongyloides ransomi ở các góc chụp và độ phóng đại khác nhau

Hình 3.12 b Gai cuticun trên bề mặt cơ thể

Hình 3.12 c Âm môn của giun cái ký sinh

Hình 3.12 d Vân trên bề mặt cơ thể Hình 3.12 e Cấu tạo đuôi của giun

Kết quả quan sát và đo kích thước của giun lươn cái ký sinh, giun đực và giun cái thế hệ tự do dưới kính hiển vi quang học kết hợp kẻ vẽ ở bảng 3.11 cho thấy: Giun cái ký sinh có hình sợi chỉ, dài trung bình 4,8 mm, rộng nhất của cơ thể có kích thước trung bình 0,055 mm Cơ thể thu hẹp về phía trước, phần đầu có đường kính trung bình 0,023 mm, phía sau cơ thể cũng nhỏ lại, đuôi hình nón, tù. Thực quản dài 0,99 ± 0,022 mm Hậu môn cách đuôi 0,065 ± 0,002 mm Âm môn là một khe ngang, có một đôi môi, nằm giữa phần phía sau của cơ thể, cách đuôi 1,913 ± 0,024 mm Buồng trứng uốn khúc Hai buồng trứng là những ống mỏng, xuất phát gần lỗ sinh dục, một buồng trứng hướng lên phía trên cơ thể, một còn lại hướng xuống đuôi Tử cung chứa 1 - 10 trứng; trứng giun hình bầu dục vỏ mỏng trong có chứa ấu trùng, kích thước trung bình 0,051mm x 0,028 mm.

Hình 3.13 Giun S ransomi cái ký sinh (A ảnh chụp, B hình kẻ vẽ) a Hình dạng chung; b Phần đầu; c Phần đuôi; d phần lỗ sinh dục; e Phần đuôi chứa hậu môn Ngoài nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài giun Strongyloides ransomi ký sinh trong ruột non của lợn, chúng tôi còn lấy phân của lợn nhiễm giun lươn nuôi ở nhiệt độ phòng (25 o C - 30 o C) sau 3 ngày thu thập bằng phương pháp phân ly ấu trùng quan sát và đo kích thước bằng kính hiển vi quang học kết quả cho thấy, những đặc điểm về hình thái, kích thước của con đực, con cái thế hệ tự do loài giun

Strongyloides ransomi mà chúng tôi quan sát được phù hợp với những mô tả của

Schwartz B và Alicata J E., 1930 [132], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [26].

Hình 3.14 a Hình thái giun Strongyloides ransomi đực thế hệ tự do (k giun đực, l phần đầu, m phần đuôi) (ảnh chụp)

Hình 3.14 b Hình thái giun Strongyloides ransomi cái thế hệ tự do (n giun cái, o phần đầu, p âm môn, q phần đuôi) (ảnh chụp)

Hình 3.14 c Hình ảnh giun đực và giun cái (hình kẻ vẽ) k giun đực, l phần đầu giun đực, m phần đuôi giun đực, o giun cái, l k m n p o q p âm môn, q phần đuôi con cái

3.2.1.3 Kết quả định danh loài giun lươn ký sinh ở lợn bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Sau khi định danh loài bằng kỹ thuật hình thái học, 5 mẫu giun lươn được thẩm định bằng kỹ thuật phân tử Bằng kỹ thuật PCR đã thu nhận được đoạn gen 18S rDNA của 5 mẫu giun lươn thu thập tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang Hình 3.16. cho thấy, các băng điện di tương ứng khoảng 863bp (hình 3.16).

Hình 3.15 Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đoạn gen 18S rDNA của giun lươn trên thạch agarose gel 1.0%

* Quan hệ về loài của giun lươn Strongyloides ransomi thu thập ở lợn tại tỉnh Bắc Giang

Kết quả giải trình tự đoạn gen 18S rDNA của 5 mẫu giun lươn ở lợn đã thu được 5 trình tự 18S rDNA (mã truy cập trên ngân hàng gen là LC324899 - LC324893) Độ dài của các trình tự này sau khi cắt bỏ đoạn mồi là 812 bp.

Khoảng cách di truyền giữa các quần thể loài Strongyloides ransomi và các loài khác dựa trên phân tích trình tự 18S rDNA được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12 Khoảng cách di truyền giữa các quần thể loài Strongyloides ransomi và các loài khác dựa trên phân tích trình tự gen18S rDNA

Kết quả so sánh cho thấy, các trình tự gen 18S rDNA thu được từ 5 mẫu giun

Strongyloides spp tại Bắc Giang hoàn toàn tương đồng với nhau và tương đồng

100% với trình tự KU724126 của giun lươn Strongyloides ransomi từ Campuchia, nhưng hơi khác (0,3%) với trình tự AB453327 từ Nhật Bản Khoảng cách di truyền của loài S ransomi so với các loài khác dao động từ 1,1% - 2,2%.

Sau khi so sánh mức độ tương đồng về trình tự gen 18S rDNA giữa loài giun nghiên cứu với các loài khác thuộc giống Strongyloides trong ngân hàng gen, dựa vào phần mềm MEGA 6 xây dựng cây hệ phả bằng phương pháp Maximum Likelihood (ML) để xác định mối quan hệ nguồn gốc loài Kết quả được thể hiện ở hình 3.16.

Hình 3.16 Cây phả hệ được xây dựng từ trình tự gen 18S rDNA bằng phương pháp Maximum Likelihood

* Ghi chú: Các trình tự tải từ ngân hàng gen gồm mã số truy cập, tên loài, tên nước viết tắt theo mã số 2 chữ cái (KH = Campuchia, MM = Myanma, JP = Nhật Bản, DE = Đức, UK = Anh,

Đề nghị

Áp dụng rộng rãi biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh giun lươn cho lợn ở tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển bền vững.

1 Nguyễn Hồng Châm (2018), Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi bán chăn thả tại tỉnh Lào Cai và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, tr 42 - 55.

2 La Văn Công (2016), Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn và biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Nxb Đại học Nông Nghiệp, tr 52 - 74, tr 115 - 116.

3 Chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Bắc Giang (2018), “Thống kê số lượng và sản phẩm chăn nuôi năm 2018”, Biểu 010N/BCC-NLTS, pp 1 - 2.

4 Nguyễn Văn Diên, Trần Thị Minh Thuần (2019), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn (Strongyloidosis) ở heo sóc nuôi tại huyện Krongpa, tỉnh Gia Lai”,

Kỷ yếu hội nghị Khoa học Chăn nuôi - Thú y Toàn quốc, tr 329 - 333

5 Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỳ, Nguyễn Văn Thưởng (1995), Kỹ thuật nuôi lợn thịt lớn nhanh, nhiều nạc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 62 - 63.

6 Trương Quốc Dũng (2011), Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn nuôi tại huyện Thanh Trì Hà Nội, đặc điểm phát triển của giun lươn Ascaris suum và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Học viện Nông

7 Thân Thị Đang, Lê Ngọc Mỹ, Tô Long Thành và Nguyễn Thị Kim Lan (2010),

“Vai trò ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVII, số 1, tr 43 - 51

8 Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Lực, Nguyễn Thị Minh (2017), Động vật chí Việt

Nam (Giun tròn ký sinh bộ Trichocephalida, Rhabditida và Strongylida), Nxb

Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, tr 28 - 40.

9 Phạm Thị Minh Đức, Trịnh Bỉnh Dy, Lê Thu Liên, Nguyễn Văn Tường, Phùng Xuân Bình, Trịnh Hùng Cường (2019), Sinh lý học, Nxb Y học, tr 118 -121.

10 Lương Văn Huấn (1995), Giun sán ký sinh ở lợn một số tỉnh phía Nam và biện pháp phòng ngừa, Luận án phó Tiến sỹ Thú y, Hà Nội, tr 138.

11 Bùi Quý Huy (2006), Phòng chống các bệnh ký sinh trùng từ động vật lây sang người, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 71

12 Phạm Văn Khuê (1980), Thành phần và đặc điểm sinh thái giun sán ký sinh ở lợn Nam Bộ, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 140 - 141

13 Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp,

14 Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Nông nghiệp,

15 Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 24, tr 28, tr 121 - 126, tr 144 - 147, tr 166 - 170, tr 176 - 179.

16 Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “Vai trò của ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa tại Thái Nguyên” Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập VIII, số 3, tr 36 - 40.

17 Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 55 - 64

18 Nguyễn Thị Kim Lan, La Văn Công, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh (2009), “Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảy tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y , Tập XVI, số 1, tr 36 - 41.

19.Nguyễn Thanh Lãm và Yasunobu Matsumoto (2013), “Phát hiện quyết định kháng nguyên trong phân tử protein AS16 của Ascaris suum , ứng dụng trong sản xuất vaccine tái tổ hợp phòng bệnh giun đũa ở heo”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Nông nghiệp 2, tr 100

20 Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa, Trần Thị Chinh, Phan Thị Thu Anh (2012), Sinh lý bệnh học , Nxb Y học, Hà Nội, tr 75 - 76.

21 Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ (2006), Các bệnh ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn, biện pháp phòng trị, Nxb

22 Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành,

Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 204 - 207.

23 Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Quốc Doanh, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Văn Diên,

Hạ Thúy Hạnh (2011), Một số bệnh ký sinh trùng quan trọng ở lợn, Nxb Hà Nội, tr 7 - 36.

24 Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Văn Diên, Nguyễn Bá Hiên, Bạch Quốc Thắng, Hạ Thúy Hạnh (2015), Bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm Việt

Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 225 - 250.

25 Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng và Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun tròn của vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 8 - 56

26 Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Hà Huy Ngọ, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,

27 Phan Lục (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà

28 Phan Lục, Nguyễn Đức Tâm (2003), “Nhận xét về sự phát triển của giun đũa lợn trong giun đất” Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập VII, số 2, tr 41 - 43.

29 Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan, Bùi Trần Anh Đào (2015), Bệnh lý học thú y I, Nxb Đại học Nông Nghiệp, tr 122.

30 Đỗ Đức Lực, Nguyễn Đình Hiền, Hà Xuân Bộ (2017), Thiết kế thí nghiệm, Nxb Đại học Nông nghiệp

31 Nguyễn Tài Năng, Trần Đức Hạnh, Phạm Đức Chương, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.192 - 197

32 Nguyễn Thị Bích Ngà (2015), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp gây ra ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Luận án tiến sỹ thú y, Đại học Thái Nguyên, tr 52 -

33 Nguyễn Thị Bích Ngà, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Kim Lan, Trương Thị

Tính (2011), “Tình hình nhiễm giun Oesophagostomum spp ở lợn tại tỉnhThái Nguyên”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVIII, số 5, tr 73 - 77.

34 Nguyễn Thị Bích Ngà, Nguyễn Thị Kim Lan, Hạ Thúy Hạnh, Đỗ Vân Giang (2014), “Một số đặc điểm lâm sàng, bệnh tích ở lợn nhiễm giun tròn

Trichocephalus suis tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, 118 (4), tr 95 - 99.

35 Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Quang Tính, Phan Thị Hồng Phúc (2016), Chẩn đoán bệnh gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 86, 89, 97, 98, 101 - 106.

36 Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, Lê Thanh Hòa (2017), “Một số đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh giun lươn ở lợn tại tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XXIV, số 1, tr 67 - 71.

37 Đoàn Thị Phương (2010), Nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn (Swine Strongyloidosis) tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

38 Trần Văn Quyên, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Thọ (2008), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn tại một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập VI, số 1, tr 42 - 46.

39 Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2019), “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; phương hướng, nhiệm vụ năm 2019”, Số 22 BC

40 Nguyễn Như Thanh, Trương Quang, Bùi Quang Anh (2001), Dịch tễ học thú y.

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 70 - 150.

41 Bùi Thị Tho, Nguyễn Thị Thanh Hà (2015), Dược lý học thú y, Nxb Đại học

42 Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Hùng, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn

Ngày đăng: 27/07/2024, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hồng Châm (2018), Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi bán chăn thả tại tỉnh Lào Cai và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, tr. 42 - 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêuhóa ở lợn nuôi bán chăn thả tại tỉnh Lào Cai và biện pháp phòng trị
Tác giả: Nguyễn Hồng Châm
Năm: 2018
2. La Văn Công (2016), Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn và biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Nxb Đại học Nông Nghiệp, tr. 52 - 74, tr. 115 - 116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa,một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn và biện phápphòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam
Tác giả: La Văn Công
Nhà XB: Nxb Đạihọc Nông Nghiệp
Năm: 2016
3. Chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Bắc Giang (2018), “Thống kê số lượng và sản phẩm chăn nuôi năm 2018”, Biểu 010N/BCC-NLTS, pp. 1 - 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê số lượng và sản phẩmchăn nuôi năm 2018”, "Biểu 010N/BCC-NLTS
Tác giả: Chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Bắc Giang
Năm: 2018
4. Nguyễn Văn Diên, Trần Thị Minh Thuần (2019), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn (Strongyloidosis) ở heo sóc nuôi tại huyện Krongpa, tỉnh Gia Lai”, Kỷ yếu hội nghị Khoa học Chăn nuôi - Thú y Toàn quốc, tr. 329 - 333 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm dịch tễ bệnhgiun lươn (Strongyloidosis) ở heo sóc nuôi tại huyện Krongpa, tỉnh Gia Lai”,"Kỷ yếu hội nghị Khoa học Chăn nuôi - Thú y Toàn quốc
Tác giả: Nguyễn Văn Diên, Trần Thị Minh Thuần
Năm: 2019
5. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỳ, Nguyễn Văn Thưởng (1995), Kỹ thuật nuôi lợn thịt lớn nhanh, nhiều nạc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 62 - 63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi lợn thịtlớn nhanh, nhiều nạc
Tác giả: Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỳ, Nguyễn Văn Thưởng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
6. Trương Quốc Dũng (2011), Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn nuôi tại huyện Thanh Trì Hà Nội, đặc điểm phát triển của giun lươn Ascaris suum và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, tr. 27 - 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợnnuôi tại huyện Thanh Trì Hà Nội, đặc điểm phát triển của giun lươn Ascarissuum và biện pháp phòng trị
Tác giả: Trương Quốc Dũng
Năm: 2011
7. Thân Thị Đang, Lê Ngọc Mỹ, Tô Long Thành và Nguyễn Thị Kim Lan (2010),“Vai trò ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVII, số 1, tr. 43 - 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con saucai sữa và biện pháp phòng trị”, "Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y
Tác giả: Thân Thị Đang, Lê Ngọc Mỹ, Tô Long Thành và Nguyễn Thị Kim Lan
Năm: 2010
8. Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Lực, Nguyễn Thị Minh (2017), Động vật chí Việt Nam (Giun tròn ký sinh bộ Trichocephalida, Rhabditida và Strongylida), Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, tr. 28 - 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động vật chí ViệtNam (Giun tròn ký sinh bộ Trichocephalida, Rhabditida và Strongylida)
Tác giả: Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Lực, Nguyễn Thị Minh
Nhà XB: NxbKhoa học tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2017
9. Phạm Thị Minh Đức, Trịnh Bỉnh Dy, Lê Thu Liên, Nguyễn Văn Tường, Phùng Xuân Bình, Trịnh Hùng Cường (2019), Sinh lý học, Nxb Y học, tr. 118 -121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học
Tác giả: Phạm Thị Minh Đức, Trịnh Bỉnh Dy, Lê Thu Liên, Nguyễn Văn Tường, Phùng Xuân Bình, Trịnh Hùng Cường
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2019
10. Lương Văn Huấn (1995), Giun sán ký sinh ở lợn một số tỉnh phía Nam và biện pháp phòng ngừa, Luận án phó Tiến sỹ Thú y, Hà Nội, tr. 138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giun sán ký sinh ở lợn một số tỉnh phía Nam vàbiện pháp phòng ngừa
Tác giả: Lương Văn Huấn
Năm: 1995
11. Bùi Quý Huy (2006), Phòng chống các bệnh ký sinh trùng từ động vật lây sang người, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng chống các bệnh ký sinh trùng từ động vật lâysang người
Tác giả: Bùi Quý Huy
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
12. Phạm Văn Khuê (1980), Thành phần và đặc điểm sinh thái giun sán ký sinh ở lợn Nam Bộ, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 140 - 141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Nôngnghiệp
Tác giả: Phạm Văn Khuê
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1980
13. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 118 - 156 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng thú y
Tác giả: Phạm Văn Khuê và Phan Lục
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
14. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 103 - 173 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở giacầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2011
15. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 24, tr. 28, tr. 121 - 126, tr. 144 - 147, tr. 166 - 170, tr. 176 - 179 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: NxbNông nghiệp
Năm: 2012
16. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “Vai trò của ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa tại Thái Nguyên”. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập VIII, số 3, tr. 36 - 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của ký sinhtrùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa tại TháiNguyên”. "Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân
Năm: 2006
17. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 55 - 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng học thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang
Nhà XB: Nxb Nôngnghiệp
Năm: 2008
18. Nguyễn Thị Kim Lan, La Văn Công, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh (2009), “Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảy tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y, Tập XVI, số 1, tr. 36 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìnhhình bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảytại Thái Nguyên”, "Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, La Văn Công, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh
Năm: 2009
19. Nguyễn Thanh Lãm và Yasunobu Matsumoto (2013), “Phát hiện quyết định kháng nguyên trong phân tử protein AS16 của Ascaris suum, ứng dụng trong sản xuất vaccine tái tổ hợp phòng bệnh giun đũa ở heo”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Nông nghiệp 2, tr. 100 - 106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện quyếtđịnh kháng nguyên trong phân tử protein AS16 của "Ascaris suum", ứngdụng trong sản xuất vaccine tái tổ hợp phòng bệnh giun đũa ở heo”, "Tạpchí Khoa học trường Đại học Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Thanh Lãm và Yasunobu Matsumoto
Năm: 2013
20. Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa, Trần Thị Chinh, Phan Thị Thu Anh (2012), Sinh lý bệnh học, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 75 - 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý bệnh học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa, Trần Thị Chinh, Phan Thị Thu Anh
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2012

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.2. Giun kết hạt Oesophagostomum dentatum - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.2. Giun kết hạt Oesophagostomum dentatum (Trang 77)
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loài giun tròn - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loài giun tròn (Trang 78)
Hình 3.3. Giun tóc lợn Trichocephalus suis - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.3. Giun tóc lợn Trichocephalus suis (Trang 78)
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn qua mổ khám - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn qua mổ khám (Trang 80)
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở một số địa phương - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở một số địa phương (Trang 82)
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn (Trang 85)
Bảng 3.7. Biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi lợn - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Bảng 3.7. Biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi lợn (Trang 87)
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn theo - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn theo (Trang 90)
Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn theo mùa trong năm - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn theo mùa trong năm (Trang 91)
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn tại các huyện - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn tại các huyện (Trang 94)
Hình 3.12 b. Gai cuticun trên bề mặt cơ thể - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.12 b. Gai cuticun trên bề mặt cơ thể (Trang 96)
Hình 3.12 c. Âm môn của giun cái ký sinh - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.12 c. Âm môn của giun cái ký sinh (Trang 97)
Hình 3.12 d. Vân trên bề mặt cơ thể Hình 3.12 e. Cấu tạo đuôi của giun - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.12 d. Vân trên bề mặt cơ thể Hình 3.12 e. Cấu tạo đuôi của giun (Trang 97)
Hình 3.13.  Giun S. ransomi cái ký sinh  (A. ảnh chụp, B. hình kẻ vẽ) - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.13. Giun S. ransomi cái ký sinh (A. ảnh chụp, B. hình kẻ vẽ) (Trang 98)
Hình 3.15. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đoạn gen 18S rDNA của giun - Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Hình 3.15. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đoạn gen 18S rDNA của giun (Trang 99)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w