Nội dung: - Tổng quan vè bụi và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động- Nghiên cứu ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe của người lao động- Nghiên cứu các phương pháp chống bụi hợp lý áp dụng c
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Vũ Đức Anh Mã học viên: CQ01CH0019
Ngày, tháng, năm, sinh: 09/10/1995 Nơi sinh: Hạ Long – Quảng Ninh
Chuyên ngành: Khai thác mỏ Mã số: 62520603
1 Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất phương pháp chống bụi hợp lý áp dụng cho quá
trình khai thác than hầm lò tại mỏ than Hà Lầm
2 Nội dung: - Tổng quan vè bụi và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe của người lao động
- Nghiên cứu các phương pháp chống bụi hợp lý áp dụng cho mỏ than
Hà Lầm
3 Ngày giao nhiệm vụ:
4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
5 Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Tiến sĩ Hoàng Hùng Thắng
Tiến sĩ Đỗ Xuân Huỳnh
Quảng Ninh, ngày 15 tháng 5 năm
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TRƯỞNG BỘ MÔN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
TL.HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA (CHỦ QUẢN)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Trang 4Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận văn này là cáckết quả thu được trong quá trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất kỳkết quả nghiên cứu nào của các tác giả khác.
Nội dung nghiên cứu có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từcác nguồn tài liệu đã được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo
Nếu sai tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
Tác giả luận văn
Vũ Đức Anh
Trang 5Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo,Khoa Mỏ - Công trình, Bộ môn Khai thác hầm lò Trường Đại học Công NghiệpQuảng Ninh, đặc biệt là T.S Hoàng Hùng Thắng và T.S Đỗ Xuân Huỳnh đãhướng dẫn và gúp đỡ tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin cám ơn sự quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ của các phòng banCông ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin nơi tôi làm việc
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nội dung nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
7 Cấu trúc của luận văn 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỤI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BỤI MỎ ĐẾN KHẢ NĂNG MẮC BỆNH Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG 4
1.1 Những hiểu biết chung về bụi mỏ 4
1.1.1 Khái niệm về bụi mỏ và cách phân loại 4
1.1.1.1 Bụi mỏ 4
1.1.1.2 Nồng độ bụi cho phép trong không khí mỏ 4
1.1.2 Nồng độ bụi và cách xác định 6
1.1.2.1 Nồng độ bụi trong không khí mỏ 6
1.1.2.2 Phân loại không khí theo nồng độ bụi 6
1.1.2.3 Cách xác định nồng độ bụi 7
1.1.3 Các nguồn tạo bụi ở mỏ than hầm lò 11
1.1.3.1 Nguồn tạo bụi nguyên sinh 12
1.1.3.2 Nguồn tạo bụi thứ sinh 12
1.1.4 Các thông số đặc trưng cho nguồn tạo bụi 13
1.1.4.1 Lượng bụi riêng 13
1.2 Tổng quan về ảnh hưởng của bụi đối với sức khỏe người lao động ở mỏ than hầm lò trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.2.1 Trên thế giới 13
1.2.2 Ở Việt Nam 14
1.3 Kết luận Chương 1 17
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỤI ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở MỎ THAN HÀ LẦM 18
Trang 72.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 18
2.1.1.2 Đặc điểm địa chất mỏ 19
2.1.1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn 19
2.1.1.4 Đặc điểm độ chứa khí 23
2.1.1.5 Đặc điểm cấu tạo các vỉa than, chất lượng than 25
2.1.2 Sơ lược về hoạt động của mỏ than Hà Lầm 26
2.1.2.1 Quá trình hoạt động 26
2.1.2.2 Quy mô sản lượng khai thác 27
2.1.2.3 Hiện trạng công nghệ khai thác than mỏ than Hà Lầm 29
2.1.2.4 Công nghệ khai thác, khai thác lò chợ 30
2.1.2.5 Hiện trạng công nghệ vận tải 34
2.1.2.6 Hiện trạng thông gió, thoát nước 34
2.2 Các vấn đề môi trường mỏ than Hà Lầm 35
2.3 Đánh giá ảnh hưởng của bụi mỏ đền sức khỏe người lao động tại mỏ than Hà Lầm 36
2.3.1 Hiện trạng mức độ ô nhiễm bụi trong mỏ hầm lò 36
2.3.1.1 Ô nhiễm bụi trong lò chợ 37
2.3.1.2 Ô nhiễm bụi trong các gương lò cụt 39
2.3.1.3 Ô nhiễm bụi trong các đường lò vận tải và ở các khu vực khác 41
2.3.2 Tính chất của bụi than, bụi đá trong khai thác hầm lò 42
2.3.3 Lựa chọn phương pháp đo bụi 45
2.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của bụi đối với sức khỏe người lao động trong mỏ than 46
2.3.5 Ảnh hưởng của bụi mỏ đối với sức khỏe người lao động 47
2.3.6 Tình hình bụi phổi ở mỏ than Hà Lầm 50
2.3.7 Xác định thời gian làm việc tối đa của công nhân tiếp xúc với bụi trong khai thác than hầm lò 51
2.3.8 Tính toán thời gian làm việc tối đa của công nhân tiếp xúc với bụi khi khai thác lò chợ và đào lò đá ở mỏ than Hà Lầm 53
Trang 8HỢP LÝ ÁP DỤNG CHO CÔNG TY THAN HÀ LẦM 60
3.1 Các phương pháp chống bụi đã áp dụng trong mỏ than Hà Lầm 60
3.1.1 Chống bụi bằng nạp bua nước cho lỗ mìn ở lò chợ 60
3.1.2 Chống bụi bằng thông gió 60
3.1.3 Chống bụi bằng phun nước áp suất cao 61
3.2 Nghiên cứu lựa chọn giải pháp bơm ép nước giảm thiểu bụi trong lò chợ 63
3.2.1 Đặt vấn đề 63
3.2.2 Cơ sở khoa học khi thi công khoan ép nước giảm thiểu bụi 63
3.3 Giải pháp bơm ép nước giảm thiểu bụi ở vỉa 7 64
3.3.1 Giải pháp bơm ép nước bằng các lỗ khoan ngắn: 64
3.3.2 Bơm ép nước bằng các lỗ khoan dài 65
3.4 Lựa chọn khu vực thiết kế 66
3.5 Tính toán xây dựng hộ chiếu bơm ép nước bằng lỗ khoan dài tại lò chợ 7-3 67
3.6 Lựa chọn thiết bị khoan bơm ép nước 70
3.6.1 Lựa thiết bị khoan 70
3.6.2 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của giải pháp bơm ép nước 73
3.6.3 Kết quả thử nghiệm phương pháp chống bụi 74
3.7 Kết luận chương 3 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1 Kết luận 78
2 Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 91 BPS Bệnh bụi phổi silic
2 TCCP Tiêu chuẩn cho phép
3 TNHH-MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
4 PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ
7 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
8 TKV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
9 TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
11 KTKT Kinh tế, kỹ thuật
12 DVPT Lò dọc vỉa phân tầng
15 2ANSH Tổ hợp giàn chống loại 2ANSH
17 GK,GX Giá khung, giá xích
Trang 10Bảng 1.1: Giới hạn nồng độ bụi cho phép 5
Bảng 1.2: Nồng độ bụi tối đa cho phép bụi hạt 5
Bảng 1.3: Nồng độ tối đa cho phép bụi trọng lượng 6Y Bảng 2.1: Bảng tính lượng nước chảy vào 1m lò giếng 19
Bảng 2.2: Bảng chỉ tiêu cơ lý của đá sạn kết 20
Bảng 2.3: Bảng chỉ tiêu cơ lý của đá cát kết 21
Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu cơ lý của đá bột kết 21
Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu cơ lý của sét kết và sét than 22
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chiều đá vách, trụ vỉa than 22
Bảng 2.7: Bảng đặc điểm đứt gãy chủ yếu khu vực mỏ Hà Lầm 25
Bảng 2.8: Bảng thống kê đặc điểm các vỉa than 26
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2014 - 2018 tại Công ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin 28
Bảng 2.10: Bảng chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của các công nghệ khai thác.33 Bảng 2.11: Thông số kỹ thuật 35
Bảng 2.12: Kết quả đo bụi hô hấp thực tếca làm việctrong lò chợ CGH khu I, Vỉa 7 .38
Bảng 2.13: Nồng độ bụi trong các công đoạn của ca sản xuất lò chợvà thời gian của các công đoạn đó 39
Bảng 2.14: Kết quả đo bụi hô hấp thực tế ca đào lò xuyên vỉa đá -300, khu III vỉa 10 sang khu I, vỉa 7 (đo bụi bằng máy đo bụi điện tử hiện số EPAM-5000, Mỹ) .40 Bảng 2.15: Nồng độ bụi hô hấp trong các công đoạn của ca đào lò xuyên vỉa đá -300, khu III vỉa 10 sang khu I vỉa 7 và thời gian của các công đoạn đó 41
Bảng 2.16: Bảng chỉ tiêu cơ lý thạch học vách, trụ các vỉa than 43
Bảng 2.17: Bệnh bụi phổi năm 2014 (tính đến hết ngày 31/12/2014) 50
Bảng 2.18: Bệnh bụi phổi năm 2015(tính đến hết ngày 31/12/2015) 50
Trang 11Bảng 2.20: Bảng tính kết quả đo nồng độ bụi trung bình ca sản xuất theo các công
đoạn làm việc trong lò chợ 54
Bảng 2.21: Bảng tính kết quả đo nồng độ bụi trung bình 55
Bảng 3.1: Đặc tính kỹ thuật của máy khoan ZSQT-35 70
Bảng 3.2: Đặc tính kỹ thuật của một số máy khoan lỗ khoan dài 71
Bảng 3.3: Đặc tính kỹ thuật của máy bơm BRW200/31,5 72
Bảng 3.4: Bảng chỉ tiêu KTKT giải pháp bơm ép nước bằng lỗ khoan dài 74
Bảng 3.5: Kết quả đo bụi trong lò chợ CGH trước và sau khi áp dụng 75
iii
Trang 12Hình 1.2: Hình dáng chung của máy lấy mẫu bụi với màng lọc 8
Hình 1.3: Hình dáng chung của máy lấy mẫu bụi với màng lọc 8
Hình 1.4: Máy đo bụi Tidalometru của hãng Erust Leitz, Wetzlar 9
Hình 1.5: Máy đo bụi mịn trọng lượng 9
Hình 1.6: Nguyên lý làm việc của máy đếm bụi 10
Hình 1.7: Sơ đồ mặt cắt đứng của máy đếm bụi VEB Carl Zeiss Jena 10
Hình 1.8: Máy đếm bụi VEB carl Zeiss Jena 11Y Hình 2.1: Biểu đồ sản lượng than khai thác và tiêu thụ từ năm 2014 đến năm 2018 .29
Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ lò chợ chống giữ bằng giá thủy lực di động 31
Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ lò chợ chống giữ bằng giá khung di động 32
Hình 2.4: Hình ảnh người công nhân làm việc ở lò chợ CGH 48
Hình 2.5: Hình ảnh người công nhân làm việc ở lò chuẩn bị 49
Hình 2.6: Hình ảnh người công nhân khi ra lò 4 Hình 3.1: Nạp bua cho lỗ mìn bằng nước 60
Hình 3.2: Chống bụi bằng phun nước áp suất cao cho com bai khấu than 62
Hình 3.3: Sơ đồ phun nước khi di chuyển mảng chống loại ngăn che 62
Hình 3.4: Chống bụi bằng phun nước áp suất cao cho com bai đào lò 63
Hình 3.5: Bơm ép nước bằng các lỗ khoan ngắn 64
Hình 3.6: Bơm ép nước bằng các lỗ khoan dài 65
Hình 3.7: Bơm ép nước bằng các lỗ khoan dài rẻ quạt và hỗn hợp 66
Hình 3.8: Sơ đồ nguyên lý của các giải pháp bơm ép nước 66
Hình 3.9: Hộ chiếu khoan bơm ép nước bằng lỗ khoan dài 69
Hình 3.10: Máy khoan ZDY-1250 71
Hình 3.11: Ống chống và nút bịt lỗ khoan 73
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của mỏ than HàLầm trên nhiều lĩnh vực đã và đang phát triển có hiệu quả, trong đó sản xuấtthan liên tục có những bước tăng trưởng Cơ sở vật chất được tăng cường,việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động ổn định và không ngừngnâng cao; điều kiện lao động được cải thiện bằng việc đầu tư công nghệ mới,hiện đại và có hệ số an toàn cao Việc đầu tư trang thiết bị công nghệ và cácphương tiện khai thác hiện đại vào sản xuất được đặc biệt chú trọng Công tácvận chuyển sản phẩm cũng được sử dụng hệ thống băng tải liên tục, mángcào, tàu điện cần vẹt, tàu điện ắc quy Riêng với việc vận chuyển người, mỏ
đã đầu tư lắp đặt hệ thống cơ giới hóa chở người bằng monoray Mỏ than HàLầm đã đưa vào áp dụng khai thác 2 lò chợ CGH đồng bộ vỉa 11 công suất600.000 tấn/năm và vỉa 7 đạt công suất 1200.000 tấn/năm sản lượng khai thác3,2 triệu tấn than /năm và không ngừng gia tăng trong thời gian tới
Nhưng khai thác mỏ là một ngành lao động đặc thù, được xếp loại laođộng nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Hầu hết các mỏ có kiến tạo phức tạp,công nghệ khai thác lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu, điều kiện môitrường lao động khắc nghiệt, người lao động phải làm việc dưới hầm sâu, chậthẹp, gò bó, tối tăm, thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gâynên các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp như bụi than,
đá, kim loại (cadimi, man gan ), phóng xạ; bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rungchuyển và các loại khí độc CH4, CO, CO2, TNT
Điều kiện làm việc trong mỏ hầm lò nặng nhọc, nóng ẩm, khí độc hạinhất là bụi phát sinh trong quá trình khai thác sẽ làm tăng khả năng mắc bệnhnghề nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc trong mỏ Đểhạn chế ô nhiễm môi trường nhằm cải thiện tốt dần cho điều kiện làm việccần phải tăng cường áp dụng các biện pháp dập bụi, đưa nồng độ bụi về tiêuchuẩn cho phép, bảo vệ sức khỏe cho người lao động làm việc lâu dài trong
mỏ Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương pháp chống bụi hợp lý áp
dụng cho quá trình khai thác than hầm lò tại mỏ than Hà Lầm’’ mang tính
cấp thiết, đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững khai thác than hầm lò vùngQuảng Ninh, hạn chế tối đa bệnh nghề nghiệp do bụi phổi, bảo đảm sức khỏe
và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
Học viên: Vũ Đức Anh 1 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Đánh giá độ ảnh hưởng của bụi trong quá trình khai thác than hầm lòảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và đề xuất phương pháp chốngbụi hợp lý nhằm giảm nồng độ bụi xuống mức cho phép
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của bụi mỏ đến sức khỏe người lao
động trong mỏ than Hà Lầm và lựa chọn được các phương pháp chống bụihợp lý
- Phạm vi nghiên cứu: mỏ than Hà Lầm
4 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về bụi và ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe người lao động
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe người lao động ở mỏ than
Hà Lầm
- Nghiên cứu đề xuất các phương pháp chống bụi hợp lý áp dụng cho mỏthan Hà Lầm
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, tổng hợp và kế thừa các tài liệu
- Phương pháp phân tích, thống kê và phương pháp đồ thị
- Phương pháp mô hình hóa
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đánh giá được ảnh hưởng của bụi trong khai thác than hầm lò đến sứckhỏe của người lao động Nghiên cứu cơ chế dập và chống bụi tại mỏ than HàLầm Đề xuất được phương pháp chống và dập bụi hợp lý áp dụng trong quátrình khai thác than hầm lò tại mỏ than Hà Lầm
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về bụi và ảnh hưởng của bụi mỏ đến khả năngmắc bệnh ở người lao động
Chương 2 Nghiên cứu ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe người laođộngởmỏ than Hà Lầm
Trang 15Chương 3: Nghiên cứu đề xuất phương pháp chống bụi hợp lý áp dụngcho mỏ than Hà Lầm
Chương 4 : Kết luận và kiến nghị
Học viên: Vũ Đức Anh 3 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 16CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ BỤI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BỤI MỎ ĐẾN KHẢ
NĂNG MẮC BỆNH Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1 Những hiểu biết chung về bụi mỏ.
1.1.1 Khái niệm về bụi mỏ và cách phân loại
1.1.1.1 Bụi mỏ
Bụi trong môi trường lao động là bụi phát sinh từ quá trình sản xuất.Bụi là một tập hợp nhiều phần tử có kích thước nhỏ bé và tồn tại lâu trongkhông khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí: Hơi, mù, khói được hìnhthành từ sự vỡ vụn của vật chất do lực tự nhiên hoặc do quá trình sản xuất gây
ra
Khi bụi xâm nhập vào đường hô hấp:
- Loại < 0,1 μm vào phổi dễ dàng, ít bị giữ lại
- Loại 0,1- 5 μm vào phổi dễ dàng, bị giữ lại ở phổi nhiều nhất chiếm90% tổng lượng bụi bị giữ lại ở phổi, nguy hiểm nhất là loại bụi có kích thước
từ 2-3 μm
- Loại 5-10 μmvào phổi và bị giữ lại ở phế quản
- Loại 10 -50 μm bị giữ lại ở mũi, họng và đại phế quản
- Loại >50 μmthường bị giữ lại ở mũi, họng và bị đẩy ra ngoài
Trong các tiêu chuẩn về bụi các nhà khoa học đưa ra hai loại tiêu chuẩn
về nồng độ bụi nhằm áp dụng các biện pháp khả thi để làm giảm nồng độ bụixuống mức độ cho phép Đó là nồng độ bụi toàn phần và hô hấp
Trong các ngành công nghiệp đặc biệt là khai khoáng với các dâytruyền công nghệ phát sinh tổng lượng bụi lớn, nên thường áp dụng bụi toànphần để kiểm soát công nghệ Do đó, tiêu chuẩn bụi toàn phần được nhiềuquốc gia xem là tiêu chuẩn cơ bản áp dụng trong ngành mỏ
1.1.1.2 Nồng độ bụi cho phép trong không khí mỏ
Mức độ nguy hiểm của bụi đối với cơ thể con người phụ thuộctrước hết là khối lượng và sự khếch tán của nó, sau đó mới phụ thuộcvào các yếu tố khác Với khối lượng bụi như nhau phân bố khác nhau thìbụi có cỡ hạt nhỏ hơn 1- 5μm là nguy hiểm nhất Quy chuẩn kỹ thuật
Trang 17Quốc gia về an toàn trong khai thác hầm lò, QCVN 01:2011/BCTquyđịnh về nồng độ bụi giới hạn cho phép (bụi toàn phần) tại khu vực làm
việc trong hầm lò than, xem bảng 1.1
Bảng 1.1: Giới hạn nồng độ bụi cho phép Đặc tính bụi Hàm lượng Đioxitsilíc tự
do chứa trong bụi, %
Giới hạn nồng độ chung bụi cho phép, mg/m 3
- Trị số nồng độ tối đa cho phép bụi hạt xem bảng 1.2
Bảng 1.2: Nồng độ bụi tối đa cho phép bụi hạt
ca
Lấy theo thời điểm
Lấy theo ca
Lấy theo thời điểm
- Trị số nồng độ tối đa cho phép bụi trọng lượng xem bảng 1.3
Học viên: Vũ Đức Anh 5 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 18Bảng 1.3: Nồng độ tối đa cho phép bụi trọng lượng
Nồng độ bụi hô hấp (mg/cm 3 ) Lấy theo
ca
Lấy theo thời điểm
Lấy theo ca
Lấy theo thời điểm
+ Môi trường hợp vệ sinh là môi trường có mức độ ô nhiễm dưới nồng
độ tối đa cho phép.
Riêng đặc thù khai thác mỏ than, tổng lượng bụi sinh ra trong quá trìnhsản xuất lớn, nên các nhà khoa học lấy tiêu chuẩn nồng độ bụi toàn phần làm
cơ sở để đánh giá ô nhiễm và hiệu quả của các giải pháp chống bụi trong hầm
lò (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò
QCVN01:2011/BCT) bảng 1.1[1].
1.1.2 Nồng độ bụi và cách xác định.
1.1.2.1 Nồng độ bụi trong không khí mỏ
Nồng độ bụi là lượng bụi chứa trong một đơn vị thể tích không khí có bụi.Nồng độ bụi được biểu diễn dưới 2 dạng:
- Dạng toàn phần: Là trọng lượng bụi tính bằng mg trong 1 m3 khôngkhí (mg/m3), ký hiệu là K
- Dạng số hạt: Là số hạt chứa trong 1 cm3 không khí chứa bụi
1.1.2.2 Phân loại không khí theo nồng độ bụi
- Không khí ít bụi: K < 1 mg/m3
- Không khí hơi bụi: K = 1 ÷ 1,5 mg/m3
- Không khí bụi: K = 5 ÷ 10 mg/m3
Trang 19- Không khí rất bụi: K = 10 ÷ 20 mg/m3
- Không khí cực kỳ bụi: K < 100 mg/m3
1.1.2.3 Cách xác định nồng độ bụi
a Xác định nồng độ bụi theo trọng lượng
Phương pháp này sử dụng thiết bị dựa trên nguyên tắc lọc khí và máyquang học
- Thiết bị dựa trên nguyên tắc lọc khí: Hút một lượng nhất định khôngkhí có chứa bụi qua một bộ lọc Cân bộ lọc trước và sau khi không khí chứabụi đi qua ta xác định được lượng bụi bị bộ lọc giữ lại rồi chia cho thể tíchkhông khí đã hút qua Cuối cùng sẽ xác định được nồng độ bụi theo trọnglượng Trong phương pháp xác định nồng độ bụi này người ta sử dụng mộtmáy bơm hút không khí chứa bụi và một phin lọc dạng màng để lọc bụi khikhông khí đi qua Hình 1.1 giới thiệu sơ đồ nguyên lý của thiết bị lấy mẫu bụibằng phin lọc
Hình 1.1: Máy lấy mẫu bụi có phin lọc bằng giấy
Nhờ phin lọc này máy có thể giữ lại 100% các hạt bụi với cỡ hạt trên1μm Hình 1.2 và 1.3 giới thiệu hình dáng chung của các thiết bị lấy mẫu bụinhờ màng lọc (phin lọc) được sản xuất ở Đông Đức (cũ)
Học viên: Vũ Đức Anh 7 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 20Hình 1.2: Hình dáng chung của máy lấy mẫu bụi với
P1, P2 - Trọng lượng phin lọc khi sạch và khi có bụi, mg
V - Tốc độ hút không khí chứa bụi, l/phút
t - Thời gian lấy mẫu, phút
K - Nồng độ bụi, mg/m3
- Máy quang học Tyndalometr: Xác định nồng độ bụi trong một thể tíchkhông khí đã biết bằng cách so sánh cường độ ánh sáng bị tán xạ bởi các hạtbụi với một thước đo kèm theo máy
Hình 1.4 giới thiệu hình dáng chung của máy đo bụi trọng lượng do
Trang 21hãng Erust Leitz, Wetzlar (Đức) sản xuất.
Hình 1.4: Máy đo bụi Tidalometru của hãng Erust Leitz,
Wetzlar
Hình 1.5: Máy đo bụi mịn trọng lượng
Trên hình 1.5 giới thiệu máy đo bụi mịn hiện số loại Microdust Pro 800
nm do hãng Casella Cel của nước Anh sản xuất
b Xác định nồng độ bụi bằng cách đếm
Các thiết bị này gồm một số bình hình trụ cấu tạo đặc biệt, với một thểtích xác định trong đó sẽ chứa mẫu khí có bụi Sau khoảng 2-3 giờ, bụi sẽlắng đọng trên những tấm kính bôi mỡ đặt ở phía trước các buồng lấy mẫukhí Nhờ kính hiển vi, ta xác định được số hạt bụi trên một diện tích nhất định
và sau đó tính số hạt bụi chứa trong thể tích không khí ở các buồng rồi biểuthị nồng độ bụi theo số hạt/cm3
Máy đo bụi loại đếm số hạt bụi được sử dụng nhiều ở Cộng hòa Liênbang Đức, Áo, Thụy Điển, Cộng hòa Nam Phi… Loại máy này không chỉphục vụ cho việc lấy mẫu bụi mà còn giúp xác định hàm lượng silic tự do
Học viên: Vũ Đức Anh 9 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 22trong mẫu bụi lơ lửng Máy làm việc dựa trên nguyên lý sau:
Không khí chứa bụi được hút vào máy nhờ bơm chân không và thổiqua lỗ nhỏ lên một mặt đĩa tròn được bôi mỡ dính Do quán tính các hạt bụiđập lên bề mặt đĩa bôi mỡ, còn không khí sạch được thay đổi hướng đi tới
1800 (h1.6) để thoát ra ngoài
Hình 1.7 giới thiệu sơ đồ mặt cắt của máy đếm bụi VEB Carl Zeiss Jena (Cộnghòa dân chủ Đức cũ) Còn hình 1.8 là hình dáng chung của máy
Hình 1.7: Sơ đồ mặt cắt đứng của máy đếm bụi VEB
Carl Zeiss Jena
1- Bơm chân không; 2- Mặt bích; 3- Bu lông; 4- Đĩa giữ bụi; 5- Bụi; 6- Lỗ nhỏ
để không khí đi qua
Hình 1.6: Nguyên lý làm việc của
máy đếm bụi
Trang 23Hình 1.8: Máy đếm bụi VEB carl Zeiss Jena
1.1.3 Các nguồn tạo bụi ở mỏ than hầm lò
Bụi được sinh ra hầu hết ở các khâu công tác mỏ Những nguồn sinhbụi như sau:
- Khoan lỗ mìn
- Nổ mìn
- Khấu than
- Dọn tường đường lò sau khi nổ mìn
- Vận tải bằng máng cào, máng trượt, xe goòng, quang lật, vận tải bằngbăng tải
- Chuyển tải than, đá ở các phỗng rót
- Ở vị trí xúc bốc
- Ở sự di chuyển của người làm việc trong đường lò
- Chèn không gian đã khai thác, nhất là chèn lò bằng khí nén
- Do tốc độ gió lớn làm tung bụi đã lắng đọng trên trần, tường đường lò
Học viên: Vũ Đức Anh 11 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 241.1.3.1 Nguồn tạo bụi nguyên sinh
Là những nguồn tạo bụi trực tiếp do quá trình phá vỡ đất đá.Nguồn tạobụi này bao gồm:
- Khoan nổ mìn
- Khấu than bằng cơ học
- Điều khiển đá vách bằng phá hỏa toàn phần
1.1.3.2 Nguồn tạo bụi thứ sinh
Là những nguồn tạo bụi gián tiếp làm tung một phần hay toàn bộ lượng
bụi đá lắng đọng Nguồn tạo bụi này bao gồm:
lộ thiên và các cửa lò thông gió của các mỏ hầm lò
- Nồng độ bụi tại các khu bãi than, sàng tuyển: Bụi tại khu vực bãi thansàng tuyển đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 12135 lần
- Nồng độ bụi tại các bãi thải: Bụi chủ yếu tập trung tại bãi thải của các mỏ
lộ thiên Nồng độ trung bình tại các bãi thải mỏ lộ thiên cao hơn tiêu chuẩn chophép từ 445 lần
- Nồng độ bụi tại các cảng: Bụi tại các cảng xuất than cao hơn tiêu chuẩncho phép khoảng 19 lần, do việc phát thải bụi từ các hoạt động bốc xúc, đổ rótthan xuống các băng tải
- Nồng độ bụi trung bình tại các khu dân cư: Nồng độ bụi tại các khu dân
cư của khu vực lân cận các mỏ là 0,7mg/m3, cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp 2lần
- Tếng ồn: Theo số liệu đo đạc tại các bãi thải lộ thiên mức ồn là 8394dBA khi có hoạt động của ôtô đổ thải, tại moong khai thác lộ thiên tiếng ồnkhi có máy xúc làm việc và ôtô chạy quanh là 82 87dBA, khu chế biến than
Trang 25tiếng ồn là 8993dBA và khu hành chính văn phòng là 72dBA.Số liệu khảo sáttiếng ồn ở các khu vực đều cho thấy tiếng ồn do hoạt động khai thác mỏ đã caogấp nhiều lần tiêu chuẩn Việt Nam có khả năng cộng hưởng gây ảnh hưởng xấuđến sức khoẻ cán bộ công nhân mỏ.
1.1.4 Các thông số đặc trưng cho nguồn tạo bụi
1.1.4.1 Lượng bụi riêng
Là tỷ số giữa lượng bụi được tạo ra trong không khí và trọng lượngtheo thể tích than, đá được khấu hay được bốc
Q- Lượng gió đi qua nguồn tạo bụi, m3/phút
A- Công suất của máy hay thiết bị khi làm việc sẽ tạo bụi, t/phút
K1, K2- Nồng độ bụi trung bình ở luồng gió ra và gió vào, mg/m3
Q- Lượng gió cần thông gió cho vị trí công tác, m3/ph
1.2 Tổng quan về ảnh hưởng của bụi đối với sức khỏe người lao động ở
mỏ than hầm lò trên thế giới và ở Việt Nam
Trang 26tính chất gây mất khả năng lao động vĩnh viễn, bệnh bụi phổi silic là mộttrong những vấn đề sức khỏe nghề nghiệp quan trọng nhất thế giới.
Theo tổ chức y tế thế giới (WTO) tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi-silic ở côngnhân phải tiếp xúc với bụi silic tại các nước đang phát triển từ 21-54,6% và tỷ
lệ hiện mắc bệnh bụi phổi-silic cũng rất khác nhau ở các nước và ở các ngànhnghề khác nhau
Ở các nước công nghiệp phát triển đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnhbụi phổi-silic Tuy nhiên, nhiều ca mới vẫn tiếp tục xuất hiện
Tình hình mắc bệnh bụi phổ-silic thật sự nghiêm trọng ở các nước đangphát triển, nơi mà hàng triệu công nhân có nguy cơ mắc bệnh
Đối với công nhân làm việc tại các hầm mỏ đã được chứng minh cónguy cơ mắc bệnh bụi phổi than từ những năm 1831 với tên gọi “bệnh phổiđen ở công nhân than” Kể từ đó đến nay ở các nước trên thế giới đã ghi nhậnbệnh bụi phổi – than làm một bệnh mắc phải ở những công nhân khai thácthan và một số nghiên cứu được công bố tại Anh, Mỹ Đã chứng minh rõràng mối liên quan giữa sự tiếp xúc của công nhân khai thác than với bụi than
và gây nên bệnh bụi phổi-than
Bệnh bụi phổi - than là bệnh nghề nghiệp của các nước trên thế giớinhư Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc và tại Mỹ qua thời gian lâu dài từ 1865 đếnnăm 1977 bệnh bụi phổi - than đã chính thức được công nhận là bệnh nghềnghiệp được bồi thường và năm 1981 luật thuế thu nhập đã chấp nhận đánhthuế sức khỏe vào than để lấy kinh phí bồi thường cho những người mắc bệnhbụi phổi - than trong quá trình làm việc
1.2.2 Ở Việt Nam
Ngành khai thác than hiện nay ở Việt Nam đang là một trong nhữngngành đóng góp cao đối với ngân sách nhà nước và thu hút được nhiều laođộng tham gia, sản lượng than khai thác được trong năm 2004 là 25 triệu tấn,tổng doanh thu khoảng 15.000 tỷ đồng và thu hút hơn 90.000 lao động, trong
đó có hơn 40.000 lao động trực tiếp tại các mỏ
Bệnh bụi phổi- than đã được mô tả chi tiết tại các tài liệu Y học laođộng, có thể tóm tắt các đặc điểm riêng biệt của bụi phổi than như sau:
Trang 27- Dịch tễ: Bệnh bụi phổi-than được phát hiện ở các công nhân có tiếpxúc thường xuyên và lâu dài với bụi than ở các hầm mỏ khai thác than, nơisàng tuyển và chế biến than
- Giải phẫu: Đại thể: hạt than khác hẳn hạt silico, hạt mầu đen, rắn, kíchthước 1-3mm, có những hạt có kích thước lớn đến 7 mm hoặc lớn hơn và cáchạt than thông thường là hình tròn, các hạt nằm rải rác ở phần trên của phổi và
sờ thấy ngay khi giải phẫu có thể sở thấy được ở mặt cắt ngang của phổi; Vithể, các đám bụi than gồm các hạt bụi ở trong và ngoài tế bào, tập trung chủyếu ở xung quanh và gần phế quản nhỏ, và ống Lambert Các sợi lưới tăngsinh và làm lòng thòng các hạt bụi và tế bào Các chất tạo keo không bị xơhóa, có nhiều đại thực bào trong phế nang Một số phế nang dày, chặt và rắnlại
Hình 1.9: Hình ảnh cắt ngang phổi của người bị
bệnh bụi phổi với các hạt than mầu đen
Học viên: Vũ Đức Anh 15 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Hình 1.10: Hình ảnh vi thể các hạt bụi than xen kẽ trong
và ngoài tế bào xung quanh phế nang
Trang 28Hình 1.11: Hình ảnh tinh thể mầu đen trong dịch rửa
phổi ở công nhân than
- Lâm sàng: bệnh nhân thường ít có triệu chứng lâm sàng và cung
tương tự như bệnh bụi phổi – silíc là tức ngực, khó thở, nhưng ở bệnh bụiphổi than người bệnh thường xuyên khạc ra đờm đen
- Cận lâm sàng: Chức năng hô hấp thường có biều hiện hạn chế hoặcphối hợp hạn chế – tắc nghẽn; X-quang phổi thường có các nốt mờ tròn đềuđôi khi có các đám mờ lớn
Việc xác định công nhân tiếp xúc với môi trường lao động bị ô nhiễmbụi than và mắc bệnh bụi phổi - than đã được chứng minh ở các nước khác từrất sớm, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho công nhân tiếp xúc vớibụi than tại Việt Nam bệnh bụi phổi than đã được công nhận từ năm 2014
1.3 Kết luận Chương 1
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được của Chương 1, có thể rút racác kết luận như sau:
Trang 291.Trong các mỏ than hầm lò, bụi được phát sinh ra ở tất cả các khâucông tác Nồng độ bụi có thể xác định bằng phương pháp đo trọng lượng hoặcđếm số hạt trong một thể tích không khí có bụi Riêng đặc thù khai thác mỏthan, tổng lượng bụi sinh ra trong quá trình sản xuất lớn, luận văn chọn tiêu
chuẩn nồng độ bụi toàn phần theo (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn
trong khai thác than hầm lò QCVN-01/2011/BCT)làmcơ sở để đánh giá ô
nhiễm và hiệu quả của các giải pháp chống bụi trong hầm lò
2 Tỷ lệ công nhân làm việc ở mỏ than hầm lò ở các nước công nghiệpphát triển bị mắc bệnh bụi phổi có thể đạt khoảng 21 ÷ 54,6% trong tổng sốchỉ sau 12 năm trở đi Còn ở Việt Nam trong tổng số người mắc bụi phổi thìcông nhân ngành than chiếm tỷ lệ cao
3 Cùng với sự phát triển của ngành than thì tỷ lệ công nhân mắc bệnhbụi phổi ngày càng có xu hướng tăng lên Trong giai đoạn 1999 – 2004 có rấtnhiều công nhân ở các mỏ than trong vùng Quảng Ninh có nguy cơ mắc bệnhbụi phổi vì tiếp xúc với bụi trong thời gian dài
Học viên: Vũ Đức Anh 17 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 30CHƯƠNG 2:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỤI ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI
LAO ĐỘNG Ở MỎ THAN HÀ LẦM 2.1 Tổng quan về mỏ than Hà Lầm
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên mỏ than Hà Lầm
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Mỏ than Hà Lầm thuộc phường Hà Lầm, thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh, cách thành phố Hạ Long 7 km về phía Đông Bắc
Phía Bắc giáp Xí nghiệp Than 917 - Công ty Than Hòn Gai, phía Tây giáp
Xí nghiệp Than Thành Công - Công ty Than Hòn Gai, phía Đông giáp Công ty
Cổ phần Than Hà Tu và phía Nam là thành phố Hạ Long
Được giới hạn bởi toạ độ sau:
X: 2 318 310 2 322 014
Y: 719 207 724 739
Z : Lộ vỉa Đáy tầng than
(Theo hệ toạ độ, độ cao nhà nước năm 1972)
Diện tích khoảng 10 km2
Địa hình khu mỏ phần lớn không còn nguyên thuỷ, bao gồm các tầng đáthải, các moong khai thác và các đồi núi trọc Hiện tại trong khu vực có các vỉathan: 14(10), 13(9), 11(8), 10(7), 9(6), 8(5), 7 (4), 6(3), 5(2), 4(1)
Khí hậu khu vực mang đặc điểm khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, mộtnăm có hai mùa rõ rệt Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ thay đổi
từ 24o - 35oC, trung bình 28o - 30oc , nóng nhất trên 38oc Mùa khô kéo dài từtháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ thay đổi từ 16o - 21oc, thấp nhất có nămđến 4oC Độ ẩm trung bình 72% - 87% Lượng mưa trung bình hàng năm hơn
2000 mm, lượng mưa cao nhất tập trung vào tháng 7 và tháng 8
Cơ sở hạ tầng và điều kiện giao thông hết sức thuận tiện và được hoànthiện từ lâu, đáp ứng rất tốt cho công tác khai thác mỏ
2.1.1.2 Đặc điểm địa chất mỏ
Theo kết quả nghiên cứu địa tầng của các báo cáo địa chất trước đây chothấy: Địa tầng mỏ than Hà Lầm được xếp vào giới Cổ sinh (paleozoi), giớiTrung sinh ( Meezozoi) và Tân sinh (Kainozoi)
Trang 31Địa tầng chứa than của mỏ than Hà Lầm nằm trong điệp Hòn Gai (phụđiệp giữa) Chiều dày trầm tích thay đổi từ 500-700m, trung bình 540m Thànhphần chủ yếu gồm : bột kết, cát kết, sạn kết ít, sét kết , cuội kết và các vỉa than.
Trong địa tầng chưa than tồn tại 10 vỉa than, các vỉa than có chiều dày từmỏng trung bình đến dày và rất dày Các vỉa 9(6); 7 (4) ; 6 (3) ; 5 (2) ; 4 (1) lànhững vỉa không duy trì liên tục trên toàn khu mỏ, các vỉa 10 (7) ; 111(8) ; 13(9); 14 (10) là các vỉa duy trì liên tục , trong biên giới khai thác các vỉa này đều
có trữ lượng công nghiệp tương đối lớn Nhìn chung các vỉa than có cấu tạophức tạp
2.1.1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn
*Đặc điểm địa chất thủy văn
Do ảnh hưởng của quá trình khai thác lộ thiên và hầm lò một số nơi mặt địahình khu mỏ Hà Lầm bị rạn nứt và sụt lún đã tạo điều kiện cho nước mặt, nướcmưa ngấm xuống bổ sung cho nước dưới đất và chảy vào lò khai thác
Tổng lượng mưa hàng năm giao động từ 1500 2500 mm đã cung cấp chonước dưới đất thông qua các khe nứt, đới sụt lún
Bảng 2.1: Bảng tính lượng nước chảy vào 1m lò giếng Mức sâu
khai
thác
Các thông số tham gia tính toán Q 1
trung bình (m 3 /h)
Q 2
mùa mưa (m 3 /h)
K tb
(m/ng)
H (m)
R 0
(m)
M (m)
*Đặc điểm địa chất công trình
Đặc điểm tính chất địa chất công trình của các lớp đất đá trong khu mỏ+ Đất Đệ tứ (Q):
Đất Đệ tứ có thành phần chủ yếu là cát, sạn, sỏi lẫn sét, mức độ liên kếtyếu, chúng chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động xâm thực bào mòn dodũng mặt , dũng chảy tạm thời về mựa mưa gây nên
Học viên: Vũ Đức Anh 19 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 32Tầng đá thải: Chiếm một phần diện tích phía đông bắc khu mỏ, có chiềudày trung bình 30 60 m, cá biết có chỗ đến 80 m, thành phần gồm các tảng,hòn đá cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết và sét kết kích thước không đồng đều,sắp xếp rất hỗn độn
+ Đặc điểm địa chất công trình của các lớp đá trong tầng chứa than
Đá của tầng chứa than gồm : Cát kết, bột kết, sét kết, cuội kết, sét than vàcác vỉa than, chúng nằm xen kẽ nhau Các lớp đá có độ gắn kết rắn chắc, thuộcloại đá cứng bền vững Nhìn chung các lớp đá có đặc điểm và tính chất cơ lýnhư sau:
- Sạn kết: Thường có màu xám sáng, chiến tỷ lệ trung bỡnh 13,4% trongđịa tầng, phân bố chủ yếu ở khoảng giữa địa tầng các vỉa than, chiều dày biếnđổi từ 1,5 7,0 m Thành phần chủ yếu là các hạt thạch anh, được gắn kết bằng
Cường độ kháng kéo (Kg/cm 2 )
Khối lượng thể tích (g/cm 3 )
Khối lượng riêng (g/cm 3 )
Lực dính kết (Kg/
cm 2 )
Góc nội
ma sát (độ)
Lớn
o00'Nhỏ
o30'Trung
o56'
- Cát kết: Thường có màu xám tro, xám sáng, cấu tạo phân lớp dày, đôi nơicấu tạo khối, kẽ nứt phát triển Chiều dày biến đổi phức tạp từ 0,5 15 m, cábiệt có những lớp chiều dày đến 25 m duy trì không liên tục theo cả đườngphương và hướng dốc, hạt từ mịn đến thô được gắn kết bằng xi măng silíc rấtbền vững Các lớp cát kết thường nằm khoảng cách giữa hai vỉa than
Trang 33Bảng 2.3: Bảng chỉ tiêu cơ lý của đá cát kết
Giá
trị
Cường
độ kháng nén (Kg/cm 2 )
Cường độ kháng kéo (Kg/cm 2 )
Khối lượng thể tích (g/cm 3 )
Khối lượng riêng (g/cm 3 )
Lực dính kết (Kg/cm 2 )
Góc nội
ma sát (độ)
Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu cơ lý của đá bột kết
Giá
trị
Cường độ kháng nén (Kg/cm 2 )
Cường độ kháng kéo (Kg/cm 2 )
Khối lượng thể tích (g/cm 3 )
Khối lượng riêng (g/cm 3 )
Lực dính kết (Kg/cm 2 )
Góc nội
ma sát (độ)
đá nửa cứng đến cứng
Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu cơ lý của sét kết và sét than
Học viên: Vũ Đức Anh 21 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 34trị
Cường độ kháng nén (Kg/cm 2 )
Cường độ kháng kéo (Kg/cm 2 )
Khối lượng thể tích (g/cm 3 )
Khối lượng riêng (g/cm 3 )
Lực dính kết (Kg/cm 2 )
Góc nội
ma sát (độ)
Lớn nhất 1987,00 103,13 2,82 2,93 315,00 34o15'
Trung bình 353,26 32,86 2,58 2,67 92,82 29o40'Đặc điểm tính chất địa chất công trình của đá vách trụ các vỉa than
+ Đá vách, trụ vỉa than thường là các lớp bột kết, sét kết, đôi chỗ là các lớpcát kết Các lớp đá này không ổn định, chỗ dày, mỏng khác nhau, đôi chỗ tạothành các thấu kính Đặc biệt một số ít điểm đá vách, trụ trực tiếp là lớp sét thanmỏng, lớp này độ liên kết yếu, khi gặp nước dễ bị trương nở
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chiều đá vách, trụ vỉa than Vỉa
0.36-56.739.45
0.04-40.8 1.85
0.25-49.62 6.26
0.16-29.77 5.49
1.09-32.5910.16
0.09-7.63 1.40
0.08-78.94 6.75
0.29-40.27 8.31
0.15-77.9916.72
0.09-78.99 2.67
0.19-42.45 4.18
0.42-15.79 4.60
1.73-51.5010.07
0.09-6.57 1.28
0.28-37.90 4.12
0.09-61.31 9.88
0.46-31.048.55
0.19-12.78 2.52
0.19-21.71 5.59
1.44-12.87 7.16
0.29-1.69 0.39-18.20 0.89-14.08
0.16-2.14 0.10-9.98 0.24-4.19
Trang 350.35-2.16 1.03
0.59-11.62 3.65
0.40-6.21 3.23
2.02
1.08-13.816.50
0.34-2.13 1.13
0.19-11.25 2.94
4.53-7.71 6.41
2.1.1.4 Đặc điểm độ chứa khí
Trong các vỉa than và đá vây mỏ than Hà Lầm có chứa các loại khí thiênnhiên chủ yếu đặc trưng cho quá trình trầm tích và biến chất của than , đó là cácloại khí: Nitơ, Cacbonic, hydro, Meetan…
* Hàm lượng và độ chứa khí tự nhiên của các vỉa than
-Hàm lượng thay đổi từ 1,18 ÷ 88,18%, trung bình 28,13%
-Độ chứa khí tự nhiên thay đổi từ 0,01 ÷ 4,89cm3/gkc, trung bình0,86cm3/gkc
Như vậy theo quy định phân cấp mỏ dựa vào độ thoát khí tương đối, với
số lượng mẫu và chiều sâu nghiên cứu hiện tại khí mỏ than Hà Lầm thuộc loại Itheo khí Mê tan
* Kiến tạo
Học viên: Vũ Đức Anh 23 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 36Mỏ than Hà Lầm là một phần của dải than Đông Triều – Mạo Khê – HònGai – Cẩm Phả Vì vậy , về mặt kiến tạo khu mỏ cũng mang những đặc điểmkiến tạo phức tạp chung toàn dải than
Cắc đứt gãy, nếp uốn phát triển khá nhiều, đồng thời có quy mô khácnhau Phần lớn các đứt gãy là các đứt gãy thuân phát triển theo hai phương chính
là phương á kinh tuyến hoặc á vĩ tuyến
Cấu trúc chung của khu mỏ có những đặc điểm chính như sau:
* Nếp uốn:
Nếu coi dải than Hòn Gai - Cẩm Phả là nếp uốn bậc I thì các nếp uốn ởkhu Hà Lầm là nếp uốn bậc II trở lên Thứ tự mô tả các nếp uốn theo thứ tự từTây sang Đông như sau :
- Nếp lồi mỏ than Hà Lầm: Đây là nếp lồi lớn nằm phía Tây khu mỏ, mặttrục nghiêng về Đông ở phần phía Bắc 650- 700 và càng về phía Nam có chiềuhướng dạng đối xứng
- Nếp lõm mỏ than Hà Lầm: Đây là nếp lõm phát triển phức tạp, nằm cáchnếp lồi Hà Lầm từ 650 m đến 850 m Có thể nói đây là một phức nếp uốn bởitrên các cánh của nếp lõm tồn tại những nếp lồi và lõm lớn nhỏ uốn lượn theonhiều phương khác nhau, là nếp lõm không đối xứng có trục hơi nghiêng vềĐông (650 - 700) và kéo dài theo phương Bắc - Nam duy trì tốt ở phần phía Bắc
có xu hướng tắt dần ở phía Nam
Nếp lồi 158: Có phương Bắc - Nam, trục chìm dần ở phía nam và phát triểnhơi nghiêng về phía đông với góc dốc 70 750 Là một nếp lồi không đối xứng,cánh Tây có độ dốc thay đổi từ 30 400, cánh Đông có độ dốc thay đổi từ 20
300 càng về phía Nam độ đốc giảm dần Về mặt cấu trúc địa chất thì nếp lồi 158 làranh giới kiến tạo giữa hai khối phía Đông và phía Tây Hà Lầm
* Đứt gãy:
Hệ thống đứt gãy trong khu mỏ than Hà Lầm phát triển khá phức tạp Trong
đó có hai đứt gãy lớn là đứt gãy L-L và đứt gãy Hà Tu Hai đứt gãy này có đớihuỷ hoại, và cự ly dịch chuyển hai cánh lớn Bên cạnh đó còn các đứt gãy F.A,F.B, FC, F.D, F.K, F.G, F.T, F.M và đứt gãy Mongplane Ngoài những đứt gãy
đã nêu trên trong khu Hà Lầm còn có rất nhiều đứt gãy nhỏ có phương phát triểntrùng với phương của các đứt gãy chính
Bảng 2.7: Bảng đặc điểm đứt gãy chủ yếu khu vực mỏ Hà Lầm
Trang 37Chiều rộng đới
vỡ vụn (m)
Góc dốc mặt trượt (độ)
Chênh lệch cốt cao (m)
2.1.1.5 Đặc điểm cấu tạo các vỉa than, chất lượng than
Trên cơ sở tổng hợp tài liệu địa chất của các báo cáo địa chất, khoáng sàng
mỏ than Hà Lầm tồn tại 11 vỉa than: 14B, 14(10), 13(9), 11(7), 10(6), 9(6), 8(5),7(4), 6(3), 5(2) và 4(1) được chia thành 02 nhóm:
- Nhóm có giá trị công nghiệp gồm 8 vỉa: 14(10), 13(9), 11(8), 10(7), 9(6),7(4), 6(3) và 5(2)
- Nhóm ít có giá trị công nghiệp gồm 3 vỉa: 14B, 8(5) và 4(1)
Học viên: Vũ Đức Anh 25 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 38Bảng 2.8: Bảng thống kê đặc điểm các vỉa than
Chiều dày
đá kẹp (m)
Số lớp kẹp (lớp)
Độ dốc vỉa (độ)
Phân loại
Mức ổn định Cấu tạo
14 0,48-53,19
15,20(128)
0,48-46,7610,52
0,00-14,174,48
0-178
0-6525
0,00-10,750,84
0-62
5-7025
0,00-11,032,32
0-133
5-6025
Tương đối
ổn định
Tương đốiđơn giản
10 0,66-27,82
7,40(209)
0,66-23,756,57
0,00-4,571,51
0-63
5-7026
0,00-6,860,43
0-61
8-7527
Không
ổn định
Tương đốiđơn giản
7 0,34-49,20
14,92(71)
0,34-45,8113,46
0,00-7,911,45
0-10 3
10-7026
Tương đối
ổn định
Tương đốiđơn giản
6 0,20-18,79
2,82(45)
0,20-13,342,32
0,00-5,450,50
0-41
10-7026
Không
ổn định
Tương đốiđơn giản
5 0,17-8,00
2,95(35)
0,17-6,952,45
0,00-2,860,50
0-41
15-3220
Không
ổn định
Tương đốiđơn giản
2.1.2 Sơ lược về hoạt động của mỏ than Hà Lầm
2.1.2.1 Quá trình hoạt động
Công ty Cổ phần than Hà Lầm - tiền thân là mỏ than Hà Lầm được thànhlập vào ngày 01/08/1960 Mỏ được tách ra từ xí nghiệp quốc doanh than HònGai tiếp quản từ thời Pháp để lại Ngày 01/10/2001 mỏ than Hà Lầm được đổitên thành Công ty than Hà Lầm - doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập củaTổng Công ty than Việt Nam".Ngày 01 tháng 02 năm 2008 Công ty chuyển sanghoạt động theo mô hình Công ty cổ phần
Hiện nay Công ty mang tên chính thức là: Công ty cổ phần Than Hà Lầm
Trang 39- Vinacomin, là thành viên hạch toán độc lập của, sơ đồ tổ chức điều hành sảnxuất
Trụ sở: Số 1 - Phố Tân Lập - Phường Hà Lầm - TP Hạ Long - Tỉnh QuảngNinh
Ngành nghề sản xuất kinh doanh: chủ yếu khai thác chế biến tiêu thụ than
2.1.2.2 Quy mô sản lượng khai thác
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của mỏ than Hà Lầm (cty cpthan Hà Lầm) đều tăng trưởng qua từng năm, hoàn thành cả về chỉ tiêu hiện vật
và giá trị Sản lượng than khai thác bình quân trong 5 năm là 2.391 nghìn tấn, tốc
độ tăng bình quân 13,87%, Thu nhập bình quân năm 2018 so với năm 2014bằng 136,81% Về doanh thu: Năm 2015, 2016, 2017, doanh thu tương đối cao,đạt trên 2 nghìn tỷ đồng, năm 2018 doanh thu đạt trên 3 nghìn tỷ đồng, tốc độtăng bình quân là 10,27% so với năm 2014 Nguyên nhân là do lượng than tiêuthụ cao, giá bán cao nhất từ trước đến nay dẫn đến tăng doanh thu (Được thểhiện trong bảng 2.9)
Về chỉ tiêu sản lượng: Tốc độ tăng sản lượng từ năm 2014 -:- 2015 tăng25,5%, tốc độ tăng sản lượng từ năm 2015 -:- 2016 tăng 10,09%, năm 2016 -:-
2017 tăng 13,25%, năm 2017-:- 2018 tăng 7,43%, tính trung bình trong cả giaiđoan, tốc độ tăng sản lượng trung bình tăng 13,87%
Tiền lương bình quân của mỗi công nhân viên từ năm 2014 đến năm 2018
có chiều hướng tăng, tốc độ tăng bình quân 8,15% Chỉ có lao động có chiềuhướng giảm dần, nguyên nhân là do trong những năm gần đây thợ lò bỏ việcnhiều, không tuyển được lao động mới Để kịp thời động viên, khuyến khíchngười lao động Công ty duy trì chế độ khen thưởng công nhân viên xuất sắc,thưởng những ngày lễ tết, thưởng làm thêm giờ…làm cho thu nhập bình quâncủa mỗi công nhân viên năm 2018 đã được tăng thêm Hiện tại, với khó khănchung của nền kinh tế, mỏ than Hà Lầm vẫn đang cố gắng đảm bảo được nguồnthu nhập hợp lý cho người lao động
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2014 - 2018 tại Công
ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin
Học viên: Vũ Đức Anh 27 Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Trang 40Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
10,667
12,089
13,261