1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trắc nghiệm tiếng việt lớp 3

8 1 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài liệu gồm nhiều kiến thức của tiếng việt lớp 3 như: phép tu từ, chính tả, kiểu câu, dấu câu,... Chỉ với 10k bạn sẽ có 43 câu hỏi trắc nghiệm đã có đáp án.

Trang 1

Câu 1: Trong câu: ”Anh Đom Đóm lại đi gác” bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi nào?

A Ở đâu B Khi nào C Vì sao D Làm gì

Câu 2: Thành ngữ nào không cùng nhóm nghĩa với các thành ngữ còn lại.A Đồng tâm hiệp lực

B Một lòng một dạC Đồng sức đồng lòngD Đồng cam cộng khổ

Câu 3: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào”?A Bãi biển trải dài tới tận chân trời xa.

B Các loài côn trùng đang bay trên cao

C Người ta có thể ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ ngủ.D Em là học sinh lớp 3.

Câu 4: Tìm những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau:

Chú Trường vừa chồng trọt giỏi vừa chăn nuôi giỏi Vườn nhà chú cây lào cây ấy saichĩu quả Dưới ao cá chôi, cá chắm, cá chép từng đàn Cạnh ao, truồng lợn, chuồnggà trông rất ngăn nắp.

A Chồng, trọt, lào, chĩu, chắm.B Chồng, lào, chôi, chĩu, chuồngC Lào, chĩu, chôi, truồng.

D Chồng, lào, chĩu, chôi, chắm, truồng

Câu 5: Từ so sánh trong câu "Cháu khỏe hơn ông nhiều" là từ nào?A Cháu B Hơn C Ông D Nhiều

Câu 6: Những câu nào dưới đây được đặt theo mẫu câu : Ai thế nào ?A Em đang cặm cụi làm bài.

B Bạn Lan là lớp trưởng lớp 3A.

C Anh Kim Đồng thông minh và nhanh nhẹn.

Câu 7 Cho câu : “ Trên cành cây, chú chim sâu đang chăm chỉ bắt sâu.” Bộ phậngạch chân trả lời câu hỏi nào ?

A Ở đâu ?B Khi nào ?C Vì sao ?

Câu 8 Dòng nào sau đây là những từ chỉ đặc điểm ?A xanh ngắt, đồng lúa, hiền lành, hung ác.

B xanh ngắt, hiền lành, hung ác, ăn uống.C xanh ngắt, hiền lành, chăm chỉ, thông minh.

Câu 9 Cho câu : “ Bạn Lan lớp em là một học sinh giỏi.” Thuộc mẫu câu nào ?A Ai là gì ?

Trang 2

B Ai thế nào ?C Ai làm gì ?

Câu 10 Dòng nào sau đây có từ viết sai chính tả ?A sản xuất, thủy triều, huýt sáo

B bánh rán,triều chuộng,lấp lánh.C lạnh lùng, nặng nề, con gián.

Câu 11: Từ so sánh được sử dụng trong câu sau là từ ngữ nào? Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần.A To như B Như cái sàng C Như.

Câu 12 Chọn câu kiểu: “ Ai là gì? ” trong câu sau:A Tiếng chim lảng lót trong vườn.

B Mozart là một thiên tài âm nhạc.C Hương rừng ngào ngạt, lan xa.Câu 13 Từ nào sau đây chỉ trẻ em?

A Ông, bà B Nhi đồng C Thanh niên.Câu 14 Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A Rạng rơ B Rạng rỡ C Rạng rớ.Câu 15 Những từ nào viết sai?

A Loay hoaiB Quay cópC Hí hoáyD Ngọ ngoạy

Câu 16 Từ nào sau đây không phải là từ chỉ hoạt động:

A Chạy.

B Làm bài tập.C Đọc sách.D Sách vở.

Câu 17 ; Câu nào dưới đây không thuộc mẫu câu : Ai làm gì ?

A, Sau trận mưa rào , mọi vật đều tươi sáng B, Đàn bọ ngựa mới nở chạy tíu tít.

C, Thỉnh thoảng,một chú bọ ngựa con trở về thăm ổ trứng mẹ.

Câu 18 Trong câu:" Nhiều cây thân thẳng tắp, tán lá tròn xoe." đâu là những từ chỉ đặc điểm?

A Thẳng tắp, tròn xoeB Thân thẳng, lá trònC Thẳng tắp, lá trònD Thân thẳng, tròn xoe

Trang 3

Câu 19 Trong câu:"thấy có người đi tới, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác" đâu là những từ nêu hoạt động?

A Người, đi tới, dừng, ngơ ngác

B Đi tới, dừng, nhìn

C.Thấy, người, dừng, nhìnD.Đi tới, dừng, nhìn, ngơ ngác

Câu 20: Cuối mỗi câu nêu yêu cầu, đề nghị thường có dấu gì?A Dấu phẩy

B Dấu gạch ngangC Dấu hỏi

D Dấu chấm than

Câu 21: Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu khiến?A Trời ơi! Nóng quá!

B Gió thổi mát quá!

C Sắp mưa rồi, con cất quần áo đi!D Cả A, B đều đúng

Câu 22: Câu nào dưới đây không thuộc kiểu câu khiến?

A Hãy đội mũ khi ra ngoài trời nắng!B Hôm nay, em đi học.

C Sắp mưa rồi, con cất quần áo đi!D Cả A, B đều đúng

Câu 23: Câu nào sau đây dùng để đưa ra yêu cầu, đề nghị?A Các bạn đang vẽ tranh trong rừng

B Bạn nào cũng vẽ cảnh vật trong mưaC Mưa to thật rồi!

D Các em chọn cảnh để vẽ nhé

Trang 4

Câu 24: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau đây

“Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!”A Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

B Nàng quay lạiC Nàng bảo thị nữD Cả A, B, C

Câu 25: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau đây

Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau không, chú mình?Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!”

A Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựngB Có đau không, chú mình?

C Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!D Cả A, B, C

Câu 26: Dấu ngoặc kép thường được dùng để làm gì?

A Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.B Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.C Cả A, B đều đúng

D Cả A, B đều sai

Câu 27: Dấu ngoặc kép trong câu dưới đây có tác dụng gì?

Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: "Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà."

A Dẫn lời nói trực tiếp của của nàng tiênB Dẫn lời nói trực tiếp của của bà

C Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

Trang 5

Câu 29: Trong câu cảm, thường có các từ ngữ nào dưới đây?A ôi, chao ôi, trời, quá, lắm

B nào, đi, nhé, nhaC ôi, nhé, nào, nhaD đi, nhé, trời, quá

Câu 30: Câu nào sau đây có sử dụng phép so sánh?

A Một vài con nai rời bến nước, lững thững tìm về ổ ở khuất đâu đó dưới lùm cây

B Thoạt đầu nó chậm rãi nhô lên, đỏ hồng như một trái dưa hấu mới bổC Nó leo mau lên cao và nắng chợt chói chang lúc nào không hay

Câu 31: Câu sau đây có những sự vật nào được so sánh với nhau:

"Mặt trời chậm rãi nhô lên, đỏ hồng như một trái dưa hấu mới bổ"

A Mặt trời được so sánh với trái dưa hấu mới bổ.

B Mặt trời được so sánh với nhô lên.

C Trái dưa hấu mới bổ được so sánh với đỏ hồngCâu 32: Câu nào sau đây không dùng phép nhân hóa ?

A Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.B Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ

Trang 6

C Cây gạo trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư

Câu 33 : Câu nào dưới đây không có bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì ? :A Bé ở nhà phải ngoan để bố yên tâm đi công tác.

B Chúng ta không được săn bắn để bảo vệ các loài động vật quý hiếm.C “Sách đỏ” là loại sách nêu tên các loài động vật, thực vật quý hiếm Câu 34: Đâu không phải từ ngữ chỉ hoạt động ?

A rửa xeB đọc bàiC vui sướng

D nhảy dây

Câu 35: Trong những câu sau, đâu là kiểu câu Ai là gì ?A Em và các bạn ấy là học sinh.

B Ở câu lạc bộ, em và các bạn rất ngoan ngoãn, đoàn kết.

C Ở câu lạc bộ, em và các bạn chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.Câu 36 : Câu nào sau đây không phải là câu so sánh?

A Mặt trời đỏ rực như lòng đỏ trứng gà.B Sân cỏ êm như một chiếc đệm.

c Bầu trời xanh biếc

Câu 37: Dòng nào sau đây nói đúng nghĩa của từ “nghẹn ngào” ?A Không nói được vì quá xúc động.

B Buồn bã.C Chán nản

Trang 7

Câu 38: Đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Con gì ? trong câu dưới đây ?

"Dưới cánh đồng, những chú bò thung thăng gặm cỏ."

A Dưới cánh đồng.B những chú bò

C thung thăng gặm cỏ

Câu 39: Đâu không phải là câu so sánh ?

A Quả dừa như chú lợn con bám vào thân mẹ.

B Ông mặt trời như quả cầu lửa ban phát ánh nắng soi sáng khắp nhân gian.

C Quả bóng tròn lăn trên sân cỏ.

Câu 40: Câu nào dưới đây không có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu ?

A Ở làng Chử Xá, bên dòng sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử.

B Hội đua voi diễn ra ở Tây Nguyên.

C Ông Trương Vĩnh Ký là người có hiểu biết rất rộng

Câu 41: Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ “ nhà bác học”?

A Là người có hiểu biết sâu rộng và giỏi giang trong việc chế tạo.B Là người có hiểu biết sâu rộng về khoa học.

C Là người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học

Câu 42: Câu nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa ?

A Rùa con đi chợ đầu xuân.B Chợ đông hoa trái bộn bề.

C Rùa mua hạt giống đem về trồng gieo

Câu 43: Đâu là câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: " Tháng 6 em sẽ

được nghỉ hè."

Trang 8

A Ai sẽ được nghỉ hè vào tháng 6 ?B Khi nào em sẽ được nghỉ hè ?C Tháng 6 em làm gì ?

Ngày đăng: 25/07/2024, 19:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w