TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN---000O000---BÀI TẬP LỚNĐề tài 60: Trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản của nguyên lývề sự phát triển của phép biện chứng duy vật, rút ra ý
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
-000O000 -BÀI TẬP LỚN
Đề tài 60: Trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản của nguyên lý
về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng quan điểm phát triển trong hoạt
động học tập của sinh viên hiện nay?
GV: Ths Đồng Thị Tuyền Lớp: Triết học Mác- Lê- Nin_1.2(15FS).1_LT
Họ và tên: Nguyễn Minh Quân MSV:21013290
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1 Nguyên lý về sự phát triển 2
1.1 Khái niệm phát triển 2
1.2 Tính chất của sự phát triển Phát triển 2
1.3 Những quan niệm khác nhau về sự phát triển.………3
2 Ý nghĩa phương pháp luận 5
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Gắn liền với thuật ngữ biện chứng, khái niệm phép biện chứng là khoa học
về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của
xã hội loài người và của tư duy
Thuật ngữ “biện chứng” xuất hiện từ thời kỳ cổ đại Trong triết học Hy Lạp lúc bấy giờ, thuật ngữ này được hiểu là nghệ thuật tranh luận, đàm thoại, thông qua sự tranh luận mà người ta tìm ra chân lý Do đó, thuật ngữ “biện chứng” được coi là nghệ thuật phát hiện và tìm ra chân lý… Về sau thuật ngữ “biện chứng” bao quát một phạm vi rộng lớn hơn và được sử dụng để chỉ một phương pháp nhìn nhận, xem xét thế giới – phương pháp biện chứng Ngày nay, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hoá và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống
ý thức của con người Phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy
biện chứng là gì?
1
Trang 41 Nguyên lý về sự phát triển
1.1 Khái niệm phát triển: Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật
1.2 Tính chất của sự phát triển Phát triển: mang tính khách quan – nghĩa
là phát triển của sự vật là tự thân, nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụ thuộc vào mâu thuẫn bên trong sự vật
Phát triển mang tính phổ biến – phát triển diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi Phát triển mang tính đa dạng, phong phú – tức
là tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà phát triển diễn
ra cụ thể khác nhan
Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình
độ ngày càng hoàn thiện hơn
Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì
đó ngày càn đầy đủ, đúng đắn hơn
Ở mỗi giai đoạn lịch sử con người tiến hành sản xuất theo một cách thức nhất định, tức là có một cách sinh sống, cách sản xuất riêng của mình, đó là phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Những
2
Trang 5Đối với tự nhiên: sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể, khả năng tiến hóa của cơ thể, khả năng hoàn thiện quá trình trao đổi VC giữa cơ thể
và môi trường Từ vô sinh đến hữu sinh
Đối với xã hội: Sự phát triển thể hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo
xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của con người giải phóng con người và tạo điều kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách của bản thân
Đối với tư duy: Sự phát triển thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn đối với hiện thực
1.3.Những quan niệm khác nhau về sự phát triển
Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau, quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng
Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật Những người theo quan điểm siêu hình coi tất cả chất của sự vật không có sự thay đổi gì trong quá trình tồn tại của chúng Sự vật ra đời với những chất như thế nào thì toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên, hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra trong một vòng khép kín Họ cũng coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại mà sự vật đang có chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới Những người theo quan điêm siêu hình còn xem sự phát triển là một quá trình tiến lên liên tục không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp
Quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp
đến cao Quá trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời
3
Trang 6Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc Điều đó có nghĩa là quá trình phát triển dường như sự vật ấy quay trở
về điểm khởi đầu song trên cơ sở mới cao hơn
Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc của sự phát triển, khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định Nói cách khác,
đó là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó cũng là quá trình tự thân của mọi sự vật Trái lại, những người theo quan điểm duy tâm hay quan điểm tôn giáo lại thường tìm nguồn gốc của sự phát triển ở thần linh, Thượng đế, các lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức của con người
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Theo quan điểm này, sự phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động, xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ Sự phát triển chỉ là trường hợp đặc biệt của sự vận động Trong quá trình phát triển, sự vật sẽ hình thành những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động của mình Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực tuỳ theo hình thức tồn tại cụ thể của từng dạng vật chất Sự phát triển của giới
vô cơ thể hiện ở dạng biến đổi các yếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động qua lại giữa chúng và trong các điều kiện nhất định sẽ làm nảy sinh các hợp chất phức tạp Từ đó cũng làm xuất hiện các hợp chất hữu cơ ban đầu - tiền đề của sự sống Trong giới hữu cơ, sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của sinh vật với sự biến đổi phức tạp của môi trường, ở sự hoàn thiện thường xuyên quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn và từ đó làm xuất hiện ngày càng nhiều các
4
Trang 7giống loài mới phù hợp với môi trường sống Sự phát triển của xã hội biểu hiện
ở năng lực chinh phục tự nhiên và cải biến xã hội cũng như bản thân con người
Sự phát triển của mỗi con người biểu hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về thể chất và tinh thần, phù hợp với sự vận động và phát triển của môi trường trong đó có con người sinh sống Như vậy, sự phát triển trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội, trong bản thân con người, trong tư duy Nếu xem xét từng trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên, vận động tuần hoàn, thậm chí có vận động đi xuống Song nếu xét cả quá trình vận động với không gian rộng và thời gian dài thì quá trình vận động đi lên là khuynh hướng chung của mọi sự vật
2 Ý nghĩa phương pháp luận
Từ nguyên lý về sự phát triển rút ra những ý nghĩa phương pháp luận: Xây dựng quan điểm phát triển:
Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển không nhìn nhận sự vật đứng im, chết cứng, không vận động, không phát triển Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ định kiến, đối lập với sự phát triển
Nhận thức sự vật phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó, để có những phương án dự phòng chủ động trong hoạt động tránh bớt được vấp váp, rủi ro; nghĩa là con người sẽ chủ động, tự giác hơn trong hoạt động thực tiễn Phát triển là khó khăn, phức tạp Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh tin tưởng vào tương lai
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trê w, định kiến, đối lâ wp với sự phát triển
Theo quan điểm phát triển, để nhâ wn thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, mô wt mă wt cần phải đă wt sự vâ wt hiê wn tượng theo hướng đi lên của nó; mă wt khác, con đường của sự phát triển lại là mô wt quá trình biê wn chứng, bao hàm tính
5
Trang 8thuâ wn nghịch đầy mâu thuẫn, vì vâ wy đòi hỏi phải nhâ wn thức được tính quanh co, phức tạp của sự vâ wt, hiê wn tượng trong quá trình phát triển của nó, tức là phải có quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhâ wn thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đấu tranh phê phán với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến Văn kiện Đại hội Đảng lần IX có viết: “ Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin tưởng lẫn nhau hướng tới tương lai” Gắn liền CNH với HĐH, đẩy mạnh CNH, HĐH để đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2001), Đảng ta đã nhấn mạnh phải thực hiện “CNH đất nước theo hướng hiện đại” và coi đây là một nhiệm vụ trung tâm, phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc Việc chuyển từ quan niệm “công nghiệp hóa” sang quan niệm “công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại” (Đại hội VII) và “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đại hội Đảng lần thứ VIII và Đại hội Đảng lần thứ IX), là một sự phát triển quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng ta về CNH, HĐH đất nước Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã khẳng định, “CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa
Cũng bắt đầu từ đây, một quan niệm mới về CNH ngày càng được định hình
rõ nét, CNH không chỉ đơn giản là phát triển công nghiệp, xây dựng nhà máy
Đó là quá trình cải biến căn bản, toàn diện để tạo nền tảng của một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế tiên tiến, quan hệ sản xuất phù hợp sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và chính sách phát triển vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam Đó cũng là quá trình tăng
6
Trang 9cường nguồn lực con người, năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, thân thiện và bảo vệ môi trường theo quan điểm phát triển bền vững
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên lý cơ bản nhất của phép biê wn chứng duy
vâ wt, nó giúp chúng ta nâng cao được nhâ wn thức được những tính chất phức tạp, quanh co về sự vâ wt, hiê wn tượng trong thế giới quan, đồng thời giúp ta giải quyết được những mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vâ wt, hiê wn tượng Chẳng hạn, bản thân chúng ta là cán bô w, công nhân, viên chức, lao đô wng muốn có sự thăng tiến trong công viê wc đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất của công viê wc mình đang làm,
từ đó học tâ wp, tìm hiểu những cách làm mới, hiê wu quả hơn để làm tốt hơn công viê wc, đó gọi là sự phát triển trong con người
7
Trang 10KẾT LUẬN
Việcvận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tậpmang ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt với sinh viên để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân
Các cá nhân trong học tập phải biết nắm chắc cơ sở lý luận cuẩ quan điểm toàn diện, để từ đó có thể vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ, phải chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu rõ về bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân
Bên cạnh đó, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định Ngoài ra, cá nhân cần phải nắm rõ chương trình học và cũng phải thấy
rõ khuynh hướng phát triển của chuyên ngành theo học trong thời gian sau đó, yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu là gì? Xã hội hiện tại và tương lai đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội
Là sinh viên, là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải hành động ngay hôm nay, ngay bây giờ bằng cách cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập, trao dồi rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành một công dân có ích cho
xã hội, cùng tham gia lao động sản xuât với toàn dân để xây dựng nước Việt nam ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn
8
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20, Sđd
[2] C Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.19, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[3] C Mác và Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, t.32, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[4] C Mác và Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, t.37, Sđd
[5] Giáo trình Triết học Mác - Lênin Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2009 [6] Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin NXB Chính trị quốc gia - 2013
[7] Slide bài giảng GV Đồng Thị Tuyền
9