1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tỷ lệ phân bón vô cơ và hữu cơ hợp lý cho rau muống hạt ipomea aquatica l trồng tại huyện củ chi thành phố hồ chí minh

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của rau muống trồng bằng hạt qua 3 vụ gieo trồng liên tiếp.. Vì vậy trong vài chục năm qua, phân bón vô cơ và hữu cơ tổng hợp đã chiếm lĩnh và đã được sử

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ- BÁN CÔNG TPHCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Đề tài :

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ

HỢP LÝ CHO RAU MUỐNG HẠT (Ipomea aquatica L.)

TRỒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC NÔNG NGHIỆP

Giảng Viên Hướng Dẫn: TS NGUYỄN ĐÌNH LÂM

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Thị Yến Oanh

Khóa Học 1998 - 2002

TP Hồ Chí Minh 11 – 2004

Trang 2

Trường Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành và sâu sắc, người đã truyền đạt và trang bị cho em khối kiến thức vô cùng quí báu, tạo nền tảng cho em vào đời

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đình Lâm đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm luận văn này Em cũng chân thành cảm ơn các anh Ngô Minh Dũng, Khương Như Thép và chị Nguyễn Thị Lệ Thanh, cùng các anh chị đang công tác tại phòng Nghiên cứu Cây thực phẩm – Viện Khoa học Kỹ thuật miền Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành luận văn này

Cho con xin được gửi đến Ba, Mẹ đã khổ công dạy dỗ, nâng đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho con được học tập và hoàn thành tâm nguyện này

Xin chân thành cảm ơn các anh chị đi trước và bạn bè đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận văn này

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2004 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Yến Oanh

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐE.À 1

Phần thứ nhất TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

1 Một số đặc tính thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây rau muống 4

1.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật 4

1.2 Đặc điểm thực vật 5

1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của cây rau muống 5

1.3.1 Điều kiện nhiệt độ 5

1.3.2 Yêu cầu đối với nước 7

1.3.3 Yêu cầu đối với ánh sáng 7

1.3.4 Điều kiện đất và dinh dưỡng 9

2 Các kỹ thuật canh tác rau muống trồng bằng hạt 11

Trang 4

3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhóm rau ăn lá ở Việt Nam 16

3.1Tình hình sảnxuất rau an toàn 16

3.2 Cơ cấu chủng loại rau an toàn 16

4 Các loại phân bón hiện có 17

4.1 Khái niệm về phân bón 17

4.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón vô cơ 19

4.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón hữu cơ 20

4.4 Hiệu quả của việc bón phân kết hợp phân hữu cơ, phân vô cơ 21

Phần thứ hai VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 24

5 Vật liệu và các điều kiện thí nghiệm 24

5.1Địa điểm thí nghiệm 24

5.2 Giống rau muống 24

5.3 Đất đai thí nghiệm 24

5.4 Biện pháp kỹ thuật rau muống trồng bằng hạt 24

5.5 Cách bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho rau muống trồng bằng hạt 25

5.5.1 Cách bón phân 25

5.5.2 Phòng trừ sâu bệnh 25

5.6 Thời vụ gieo cấy và thu hoạch 25

5.7 Thời tiết khí hậu 25

5.8 Các loại phân bón tham gia thí nghiệm 26

5.8.1 Nguồn phân hữu cơ 27

5.8.2 Nguồn phân vô cơ 28

Trang 5

6.2 Nội dung nghiên cứu 33

6.3 Các chỉ tiêu theo dõi 34

6.3.1 Chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng 34

6.3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất 35

6.4 Phương pháp xử lý số liệu 35

Phần thứ ba KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 36

7 So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của rau muống trồng bằng hạt qua 3 vụ gieo trồng liên tiếp 36

7.1 So sánh số lá 7, 14, 21 ngày sau khi gieo 36

7.2 So sánh chiều dài lá (cm) đo khi thu hoạch 40

7.3 So sánh chiều cao cây (cm) 7, 14, 21 ngày sau khi gieo và khi thu hoạch 41

8 So sánh năng suất tổng số tấn/ha 47

9 So sánh vật chất khô (gram) 52

10 Chỉ tiêu phân tích dư lượng Nitrate 53

11 So sánh các tỷ lệ phân bón 55

11.1 So sánh bốn công thức phân bón 55

11.2 So sánh tỷ lệ phân bón vô cơ và hữu cơ 57

Phần thứ tư KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59

12 Kết luận 59

13 Đề nghị 59 Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Một số hình ảnh thí nghiệm

Trang 6

muống

Bảng 1.2 Độ pH thích hợp cho các loại rau

Bảng 1.3 Nồng độ dung dịch đất thích hợp cho một số loại rau Bảng 1.4 Lượng hút N, P, K của một số loại rau (kg/ha)

Bảng 1.5 Diện tích gieo trồng rau đậu thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1976 – 1999 (đơn vị: ha)

Bảng 1.6 Lượng chất dinh dưỡng

Bảng 1.7 Lượng phân nguyên chất (kg/ha) Bảng 2.1 Thời vụ gieo cấy và thu hoạch Bảng 2.2 Thời tiết và khí hậu

Bảng 2.3 Đề tài nghiên cứu được tiến hành qua 3 vụ và một trình diễn các công thức phân bón tham gia thí nghiệm

Bảng 2.4 Tổng hợp phân bón kg/ha Bảng 2.5 Lượng phân bón cho 2,4 m2

Bảng 3.1 Số lá (lá) 7 ngày sau khi gieo của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu năm 2004 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM

Bảng 3.2 Số lá (lá) 14 ngày sau khi gieo của rau muống trồng bằng hạt vụ hè- thu năm 2004 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM

Bảng 3.3 Số lá (lá) 21 ngày sau khi gieo của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu năm 2004 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM

Bảng 3.4 Chiều dài lá (cm) đo khi thu hoạch của rau muống trồng bằng hạt vụ

hè-thu năm 2004 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM

Trang 7

Bảng 3.6 Chiều cao cây (cm) 14 ngày sau khi gieo của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu năm 2004 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM

Bảng 3.7 Chiều cao cây (cm) 21 ngày sau khi gieo của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu năm 2004 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM

Bảng 3.8 Chiều cao cây (cm) khi thu hoạch của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu năm 2004 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM

Bảng 3.9 Năng suất tổng số (tấn/ha) của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu năm 2004 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM

Bảng 3.10 Trọng lượng chất khô (gram) của rau muống trồng bằng hạt vụ hè- thu năm 2004 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM

Bảng 3.11 Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu phân tích dư lượng nitrate Bảng 3.12 So sánh bốn công thức phân bón

Bảng 3.13 So sánh công thức phân bón 1, 3, 5, 7 về năng suất và vật chất khô Bảng 3.14 So sánh công thức phân bón 2, 4, 6, 8 về năng suất và vật chất khô

Trang 8

hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

2 Đồ thị 2 Số lá trung bình (14 ngày sau khi gieo) của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

3 Đồ thị 3 Số lá trung bình (21 ngày sau khi gieo) của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

4 Đồ thị 4 Chiều dài lá trung bình (khi thu hoạch) của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

5 Đồ thị 5 Chiều cao cây trung bình (7 ngày sau khi gieo) của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

6 Đồ thị 6 Chiều cao cây trung bình (14 ngày sau khi gieo) của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

7 Đồ thị 7 Chiều cao cây trung bình (21 ngày sau khi gieo) của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

8 Đồ thị 8 Chiều cao cây trung bình (khi thu hoạch) của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

9 Đồ thị 9 Năng suất tổng số của rau muống trồng bằng hạt công thức 175 -130 - 50 (75 % vô cơ + 25 % hữu cơ) vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM 10 Đồ thị 10 Năng suất tổng số của rau muống trồng bằng hạt công thức 175 -130 -

50 (50 % vô cơ + 50 % hữu cơ) vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

Trang 9

Tp.HCM

12 Đồ thị 12 Năng suất tổng số của rau muống trồng bằng hạt công thức 195 -110 - 90 (50 % vô cơ + 50 % hữu cơ) vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

13 Đồ thị 13 Năng suất tổng số của rau muống trồng bằng hạt công thức 205 -160 - 85 (75 % vô cơ + 25 % hữu cơ) vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

14 Đồ thị 14 Năng suất tổng số của rau muống trồng bằng hạt công thức 205 -160 - 85 (50 % vô cơ + 50 % hữu cơ) vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

15 Đồ thị 15 Năng suất tổng số của rau muống trồng bằng hạt công thức 175 -157 - 57 (75 % vô cơ + 25 % hữu cơ) vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

16 Đồ thị 16 Năng suất tổng số của rau muống trồng bằng hạt công thức 175 -157 - 57 (50 % vô cơ + 50 % hữu cơ) vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM 17 Đồ thị 17 Trọng lượng chất khô của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại

huyện Củ Chi, Tp.HCM

18 Đồ thị 18 Năng suất trung bình của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

19.Đồ thị 19 Vật chất khô trung bình của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

Trang 10

21.Đồ thị 21 Vật chất khô của rau muống trồng bằng hạt vụ hè-thu tại huyện Củ Chi, Tp.HCM

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ ngàn xưa chúng ta có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” và chúng ta làm sao quên được với câu châm ngôn “Đói ăn rau, đau uống thuốc” Cho đến nay hai câu châm ngôn đó vẫn lưu truyền trong lòng người dân Việt Nam Bởi vì, dân số càng ngày càng đông, nhu cầu lương thực càng ngày càng lớn, buộc nông nghiệp phải sản xuất nhiều hơn Cùng với sự phát triển của các phương tiện vận tải, các sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa trao đổi giữa các nước và các châu lục Với sự đòi hỏi ấy, phân hữu cơ không đáp ứng được nhu cầu của sản phẩm nông nghiệp Vì vậy trong vài chục năm qua, phân bón vô cơ và hữu cơ tổng hợp đã chiếm lĩnh và đã được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới

Rau là một loại thực phẩm quan trọng trong đời sống con người, rau không thể thiếu được trong bữa ăn của mọi tầng lớp gia đình Chúng ta sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng khi trong bữa ăn có quá nhiều thịt, cá mà không có rau

Trong rau có gì quan trọng như vậy ? Có thể nói trong rau có đủ các chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể của con người như: khoáng, đường, đạm, vitamin các loại Có một số loại rau như là thuốc kháng sinh đối với con người như cà rốt chống tiêu chảy cho trẻ em; hành, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau gia vị… đều có thể dùng để giải cảm, tiêu độc Ngoài số lượng nước chiếm tỷ lệ lớn trong các loại rau, chất xơ (rau muống) có trong rau cũng giúp chống táo bón cho con người

Có hàng ngàn loại thảo mộc có thể dùng làm rau ăn hàng ngày, có loại trồng theo bờ rào ít tốn công chăm sóc (như rau ngót, mồng tơi, rau đay…), có loại mộc hoang dại tự nhiên chúng ta phải trồng trọt và chăm sóc chu đáo Chúng ta cần có kỹ thuật trồng rau tốt mới mong đạt được năng suất cao trên diện tích nhỏ để cung

Trang 12

cấp đủ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu Ở nước ta diện tích trồng rau chủ yếu nằm quanh thành phố và thị xã, chủng loại rau cũng phong phú hơn vì trồng được nhiều loại rau ôn đới Tuy nhiên sản lượng rau tập trung vào thời vụ đông-xuân lại ngắn, nên việc cung cấp rau lúc thừa lúc thiếu Ở miền Nam thời gian khan hiếm rau dài hơn vì mùa khô thiếu nước, mùa mưa quá thừa nước, sâu bệnh cũng nghiêm trọng hơn Thời vụ rau đông-xuân lại ngắn, nên nhu cầu cung cấp rau xanh càng đòi hỏi nhiều hơn ở miền Bắc

Vì vậy, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học trên thế giới vào việc phát triển ngành trồng rau Việt Nam nói chung và ở các tỉnh phía nam Việt Nam nói riêng là vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay Trong những tiến bộ đó, hiện nay người ta đang quan tâm nhiều đến việc sử dụng phân bón sao cho hợp lý Nhằm đánh giá đúng tác dụng tỷ lệ phân bón trong điều kiện canh tác rau tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành làm đề tài: “Nghiên cứu sơ bộ xác định tỷ lệ

phân bón vô cơ và hữu cơ hợp lý cho rau muống hạt (Ipomea aquatica L.) trồng tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:

- Xác định được tỷ lệ hợp lý giữa phân bón hữu cơ và vô cơ trong quy trình canh tác rau muống hạt

- Xác định định lượng hợp lý loại phân vô cơ được nông dân ưa dùng phù hợp với quy trình canh tác rau muống

- Các ảnh hưởng của các nền phân bón khác nhau đến tồn dư nitrat trong rau muống trồng từ hạt

Đề tài được tiến hành trong 03 vụ liên tiếp, trên cây rau muống trồng từ hạt Những công thức phân bón trong đề tài này được kế thừa từ các kết quả nghiên cứu

Trang 13

và kinh nghiệm thực tế của nông dân Chúng tôi tổ chức các thí nghiệm đồng ruộng theo các phương pháp hiện hành, kết hợp với nông dân vùng sản xuất rau an toàn huyện Củ Chi để thí nghiệm, trình diễn, chuyển giao kết quả nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2004 trên đối tượng chủ yếu là rau muống hạt tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh với sự giúp đỡ của cán bộ khoa học của phòng Nghiên cứu Cây thực phẩm (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam)

Trong quá trình thực hiện đề tài này, do trình độ có hạn và thời gian ngắn nên chúng tôi không tránh khỏi những sai sót Chúng tôi rất mong sự góp ý của Thầy, Cô và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn

Trang 14

Phần Thứ Nhất TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU MUỐNG

Tên tiếng Anh: Water morining glory

Tên khoa học: Ipomea aquatica L Thuộc họ Bìm Bìm: Convolvulaceae

1.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật

Rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên ưa ẩm và độ nhiệt cao, hiện nay có ý kiến cho rằng rau muống có nguồn gốc ở Việt Nam, theo tài liệu ghi chép của Trung Quốc thì rau muống có nguồn gốc ở Trung Quốc Rau muống là một loại rau thông dụng của nhân dân Việt Nam “dễ trồng, nhanh ăn, có sản lượng cao”, dễ sử dụng và hợp khẩu vị

Là cây rau chủ lực trong vụ hè, vụ thu có từ tháng 3 đến trung tuần tháng 12, thậm chí có năm thu hoạch quanh năm, đặc biệt rau muống có giá trị giải quyết rau giáp vụ lớn

Khả năng thích nghi với ngoại cảnh tương đối rộng, với nhiệt độ từ 18 - 350C, sinh trưởng tốt Rau muống sống được nhiều năm nên để giống dễ, khả năng tiềm tàng sống dưới bùn lâu nên một số vùng đến mùa đông lấy bùn đấp lên trồng su hào, cải bắp, đến mùa ẩm, xới xào rau muống lại lên tốt Trồng được ở nhiều nơi trên cạn, dưới nước, mặt ao hồ, nên diện tích rau muống phát triển nhanh Lúc mất mùa rau muống có thể thay một phần lương thực và là nguồn thức ăn tốt cho gia súc Rau muống là một loại rau ăn lá, có giá trị dinh dưỡng cao dễ chế biến nên

Trang 15

rau muống cho ta 23 kcal, 3,2 g protid, 380 microgam vitamin A, 2,3 vitamin C, rau muống có nhiều Fe, và vitamin B Rau muống có thể dùng ăn sống, luộc, xào, nấu canh

1.2 Đặc điểm thực vật

1.2.1 Bộ rễ Rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới hệ rễ rau muống là rễ

chùm, phát triển rộng và sâu, khả năng tái sinh khỏe, chịu hạn

1.2.2 Thân Thân rau muống có đặc tính rỗng, trên thân hình thành nhiều đốt,

mỗi đốt đều sinh ra chồi nách, và rễ phụ Thân có màu sắc tía, đỏ, hoặc trắng tùy thuộc vào giống

1.2.3 Lá Lá của rau muống có nhiều hình dáng, màu sắc tùy thuộc vào giống

và biện pháp canh tác Biểu hiện của phản ứng đó muôn hình muôn vẻ và có quan hệ tới sinh trưởng, phát triển và sản lượng của rau muống Nói chung, lá của rau muống là lá xanh thẫm có hai loại hình lá liễu, mỗi lá mang một cuốn dài

1.2.4 Hoa Hoa rau muống là hoa hợp tràng hình loa kèn màu trắng bạch,

hoặc có sọc tía, là hoa lưỡng tính, hoa thụ phấn là chính

1.2.5 Quả Quả rau muống hình múi, mỗi quả có 4 hạt, vỏ hạt dày, hạt có

màu sẫm

1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của cây rau muống

1.3.1 Điều kiện nhiệt độ Trong các yếu tố ngoại cảnh, nhiệt độ là yếu tố ảnh

hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển các loại rau Rau có nguồn gốc khác nhau nên yêu cầu nhiệt độ khác nhau, có những loại rau chịu được nhiệt độ – 10C đến –20C trong mấy tháng và chịu được nhiệt độ tư ø-50C đến -70C trong một thời gian ngắn Trường hợp cá biệt có loại rau có thể chịu được nhiệt độ thấp –10 0C đến –120C

Trang 16

Mỗi loại rau đều có yêu cầu nhất định đối với nhiệt độ, khi vượt quá phạm vi của nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao thì cây ngừng sinh trưởng và có thể chết Trong quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đối vối sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau, V M Maccop đã cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất cho các loại rau sinh trưởng cho các ngày râm như sau:

- Dưa hấu, bí ngô, bí đau, dưa bở, mướp là 25oC

- Dưa chuột, cà chua, ớt, cà, đậu cove, bầu là 20C đậu Hà Lan, sàlách, cà rốt, cần tây là 160C

- Cải bắp, cải củ, cải dầu là 130C

Yêu cầu của rau đối với nhiệt độ luôn luôn thay đổi theo điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, nước, ánh sáng, nồng độ khí CO2 và chất dinh dưỡng trong đất và các điều kiện khác Những người sản xuất phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây rau sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng xuất cao và phẩm chất tốt Như sắp xếp thời vụ gieo trồng hợp lý, tìm biện pháp chống rét, chống nóng và phòng trừ sâu bệnh

Nhiệt độ cao làm rau tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, hô hấp tăng nhiệt độ cao, chất dinh dưỡng hao quá nhiều làm cơ thể cây trồng luôn luôn ở trạng thái thiếu dinh dưỡng, cây sinh trưởng còi cọc, yếu ớt và có thể chết

Lá tưới nước đầy đủ, che râm, làm giàn che cây con ở vườn ươm, dùng phương pháp tưới phun, tưới bằng máy phun mưa, do làm thân lá bị ướt nên có thể làm cho nhiệt độ ở lá giảm 60C – 80C, đồng thời làm tăng độ ẩm không khí , cải tạo tiểu khí hậu xung quanh cây

Rau muống là một loại cây ưa nhiệt, trong điều kiện khô hạn, rau vẫn sinh trưởng được với tốc độ chậm Độ nhiệt thích hợp từ 00C - 280C

Trang 17

1.3.2 Yêu cầu đối với nước Nước có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cây rau,

lượng nước trong rau rất cao, chiếm tới 75 – 95 % Nước có ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất và phẩm chất rau Trong quá trình sinh trưởng cũng đòi hỏi luôn ẩm ướt Cung cấp đầy đủ nước là biện pháp nâng cao sản lượng và phẩm chất rau, rau tươi, ngon, non, mềm và có hương vị Nước không đủ cây sinh trưởng khó khăn, cây còi cọc mô gỗ phát triển, nhất là loài rau ăn lá, rau cứng phẩm chất kém, có vị đắng, ăn không ngon

Nước thừa thì nồng độ đường, nồng độ muối hòa tan giảm, phẩm chất giảm, nước nhiều làm cho các mô mềm yếu, giảm sức chống chịu đối với sâu bệnh và khô hạn … Để xác định được loại rau đối với nước, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu nguồn gốc các loại rau, điều kiện hình thành các loại hình nguyên thủy đồng thời nghiên cứu sự cấu tạo của cơ quan hút nước và cơ quan tiêu hao nước Rau muống là loại cây chịu được nhiệt độ cao, nên trong điều kiện khô hạn, thiếu nước

rau vẫn sinh trưởng được nhưng tốc độ chậm

1.3.3 Yêu cầu đối với ánh sáng

Rau muống thuộc nhóm ưa sáng ngắn ngày Độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 4 giờ/ngày Nắng nhiều có tác dụng đến hiệu suất quang hợp, làm lớn nhanh

Thời gian chiếu sáng dài hay ngắn ảnh hưởng rất nhiều đến đặc trưng và tốc độ sinh trưởng phát triển của cây rau Các loại rau có nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu thời gian chiếu sáng khác nhau Mỗi loại rau cần phải có thời gian chiếu sáng nhất định thì mới ra hoa kết hạt Thời gian chiếu sáng rất quan trọng đối với loại rau mà sản phẩm chủ yếu là nụ hoa sulơ, là hoa như các loại bầu, bí, cà, đậu và những loại rau để giống thu hoạch lấy hạt

Trang 18

Bảng 1.1 Ảnh hưởng của độ ẩm đất và độ ẩm của không khí đến năng xuất của rau

Sự phân bố ánh sáng phụ thuộc vào nhiều điều kiện như sự phân bố diện tích dinh dưỡng, tình hình cây lộ ra ngoài ánh sáng, hướng luống phụ thuộc vào hình thái bên ngoài của cây như cây cao hay cây thấp, phân cành nhiều hay ít, đốt dài ngắn và hình dạng lá … Lá ở vị trí cao thì thu được nhiều ánh sáng hơn là ở tầng dưới

Trang 19

1.3.4 Điều kiện đất và dinh dưỡng Đất trồng rau muống trồng đất nào cũng

được, độ pH trung tính hoặc hơi chua

Đất trồng rau muống yêu cầu cũng đơn giản vì rau muống có nguồn gốc ở nhiệt đới nên ưa ẩm và độ nhiệt cao vì vậy trong điều kiện khô hạn, rau vẫn sinh trưởng được nhưng tốc độ chậm do đó rau muống trồng đất nào cũng được

Bảng 1.2 Độ pH thích hợp cho các loại rau

pH 6,8 - 6 Cải trắng, súplơ, cần, diếp, cơm xôi, hành tây, dưa bở, măng tâypH 6,8 – 5,5 Cải củ, cà rốt, cải bắp, dưa chuột, cải, ớt, rau muống, tỏi

pH 6,8 – 5,0 Bí ngô, dưa hấu, đậu cove, cà, cà chua, đậu HàLan, cải bixen(Nguồn: Giáo trình trồng rau Bộ Nông nghiệp Vụ Đào tạo NXB Nông nghiệp,

năm 2001)

Bảng 1.3 Nồng độ dung dịch đất thích hợp cho một số loại rau (%)

Tên rau Cây con Cây trưởng thành

Trang 20

vào vụ đông-xuân (các tháng cuối mùa mưa năm trước, đầu mùa mưa năm

Vùng rau thành phố gieo trồng và thu hoạch quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào vụ đông-xuân (các tháng cuối mùa mưa năm trước, đầu mùa mưa năm sau), diện tích rau đông-xuân hàng năm chiếm 46 – 50 % và sản lượng chiếm 60 – 70 %, diện tích vụ hè-thu từ 2800 –3000 ha, vụ mùa từ 2800 – 3000 ha

vào vụ đông-xuân (các tháng cuối mùa mưa năm trước, đầu mùa mưa năm

Thời vụ gieo trồng rau ăn bắp (bắp cải, cải bông) rất tập trung, thường bắt đầu gieo hạt từ tháng 8 – 9, sau một tháng cấy và thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau Thời vụ gieo trồng các loại rau ăn củ thường sớm hơn các loại rau ăn

Bảng 1.4 Lượng hút N, P, K của một số loại rau (kg/ha)

Tên rau

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Sản lượng (tạ/ ha)

Lượng chất dinh dưỡng cho cây N P2O5 K2O NPK Cải củ tứ thời 30 100 50 18 51 119 Xà lách 60 250 57 21 122 200 Dưa chuột 100 300 51 41 78 170 Cải củ 100 200 120 62 99 281 Khoai tây sớm 70 200 100 30 140 270 Hành tây 100 300 90 37 120 247 Cà chua 140 400 103 16 144 268 Cà rốt 120 300 95 30 150 275 (Nguồn: Giáo trình trồng rau Bộ Nông nghiệp Vụ Đào tạo NXB Nông nghiệp,

năm 2001)

lá,thời vụ gieo trồng các loại dưa, bầu bí, các loại đậu ăn tươi và các loại rau gia vị thường ít tập trung

Trang 21

2 1 Giống

Rau muống có hai loại giống: Một loại tía gọi là rau muống đỏ và một rau muống xanh nhạt gọi là rau muống trắng Dựa vào lá để phân loại giống: có giống lá khoai, giống lá liễu, lá liễu thường là giống trắng, lá khoai lá ớt là giống đỏ

2.1.1 Giống đỏ Aên dòn và đậm, nấu ít người ăn thì ngon, nếu nấu ăn tập thể

rau thường đen vì nấu chảo, cọng rau muống to, ngọn ngắn, đốt dày, ưa trồng nước

Qui trình rau muống trồng bằng hạt

Trang 22

2.1.2 Giống trắng Aên hơi dai, nấu lên rau vẫn giữ màu xanh, nước luộc cũng

xanh, trông ngon Giống trắng có nguồn gốc ở Sơn Tây nên gọi là rau muống Sơn Tây, thân trắng xanh nhạt, ít lá, lá nhỏ dài ngọn nhỏ, vỏ dày, và có thể trồng cạn được Có hai cách nhân giống: một bằng sơ, hai bằng hạt, ở Hà Nội nhân giống bằng sơ là chủ yếu nhưng trong tương lai nhân giống bằng hạt sẽ được phát triển

2.2 Thời vụ trồng

Rau muống dễ trồng nhưng trồng đúng thời vụ sẽ cho năng suất cao Nhân

dân có câu ca dao: “tháng 3 cần xuống, muống lên”, nhưng mấy năm gần đây nhân dân Hà Nội đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tốt, nên được thu hoạch quanh năm

Rau muống hạt có thể trồng quanh năm trên địa bàn thành phố, tuy nhiên rau muống tăng trưởng tốt trong mùa mưa hơn mùa khô, nhưng trong mùa mưa rau muống thường bị nhiễm bệnh hơn mùa khô Các vụ trồng khác nhau có thuận lợi và khó khăn khác nhau, rau muống có các thời vụ sau: vụ hè-thu, vụ thu-đông, vụ đông-xuân, vụ xuân-hè

2.3 Chuẩn bị đất

Rau muống trồng đất nào cũng được, trồng rau muống trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ, có nhiều chất hữu cơ, có pH trung tính hoặc hơi chua Nên làm đất kỹ, đất mặt phải cày cuốc sâu, có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất khác nhau Rau muống trồng cạn hoặc gieo hạt lên liếp rộng 1,2 – 1,5 m , cao 12 – 15 cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20 cm Trong mùa mưa: rau muống hạt, trồng cạn có thể trồng trong nhà lưới hoặc che phủ bạt nylon để tránh đất cát bám lên cây và dễ nhiễm các loại sâu bệnh

2.4 Gieo (Khoảng cách trồng)

Trang 23

Diện tích gieo trồng rau – đậu thực phẩm các loại tại khu vực thành phố Hồ

Chí Minh biến động từ 10000 – 12000 ha Năm 1984 có diện tích gieo trồng cao nhất đạt 16500 ha (trong đó rau là 15160 ha, đậu ăn hạt 1410 ha) Từ năm 1980 đến 1985 thành phố chú trọng đầu tư phát triển vùng rau chuyên canh nên diện tích gieo trồng tăng mạnh, nhưng giảm dần từ năm 1986 đến nay

Bảng 1.5 Diện tích gieo trồng rau đậu thực phẩm tại

thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1976 – 1999 (đơn vị: ha)

Chỉ tiêu 1976 1980 1985 1990 1995 1999 Tổng số 11382 11034 15526 12336 13160 10187 Trong đó

Rau các loại 10211 10162 14732 11921 12761 9929 Đậu các hạt 1171 872 794 415 399 258 (Nguồn hội thảo huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh

phía Nam, năm 2001)

có thể gieo từ 8 – 10 kg hạt giống/1000 m2 Rau muống hạt có thể trồng với khoảng cách 10 – 15 cm, tùy theo điều kiện đất Mật độ trồng có thể biến động từ 20000 – 150000 chồi/1000 m2

Vùng trồng rau tập trung ở thành phố có nhiều ở huyện Củ Chi (3000 – 3300 ha/năm); Bình Chánh 2400 – 2650 ha/năm; Hóc Môn 1500 – 2000 ha/năm; quận 12 1000 – 1500 ha/năm; Gò vấp 1000 –1250 ha/năm; các quận Tân Bình, quận 8, Thủ Đức có diện tích gieo trồng rau từ 300 – 670 ha và các quận huyện khác cũng có gieo trồng rau nhưng diện tích gieo trồng hàng năm dưới 100 ha Tùy theo đất trồng, giống và kỹ thuật trồng mà áp dụng mật độ khác nhau Đối với rau muống gieo hạt đất cần phải làm kỹ, sang bằng và bón lót đầy đủ, gieo hạt từ tháng 2 – 8 âm lịch

Trang 24

lượng hạt gieo 1 ha cần 25 –30 kg hạt giống có thể gieo khô hoặc gieo ẩm Rau muống hạt thì gieo hạt khô cần phủ rạ giữ ẩm, hạt nảy mầm bóc rạ tưới đều Gieo vãi trên luống hay rãi theo rạch, nếu gieo hàng thì hàng nọ cách hàng kia 15 cm, nếu gieo vãi thì sau khi rắc hạt xong, dùng cào hay trang, cào qua để hạt rau lẫn vào đất, hút được ẩm dễ dàng, phủ ẩm giữ ẩm cho đất

2.5 Chăm sóc (bón phân)

Nhân dân có “Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”, vì thế nước đảm nhận một vai trò chủ lực cho việc chăm sóc vì đây là rau muống hạt trồng sạch nên • Nước: tưới nước cho rau muống là biện pháp cần thiết để tăng năng suất, nếu độ ẩm thấp hơn 70 % cần tiến hành tưới cho rau muống để đảm bảo đất có độ ẩm 85 – 90 % Lượng nước tưới, số lần tưới cho rau muống cần căn cứ vào độ ẩm đất trước lúc tưới Nên dùng nước sạch tưới cho rau muống, không nên dùng nước thải khu công nghiệp, khu dân cư tưới cho rau muống, mới gieo cần giữ ẩm mỗi ngày, sau đó mỗi ngày tưới 1 - 2 lượt, khi hạt nảy mầm bóc ra tưới đều, khi cây có một hai lá thật, ngừng tưới nước sau vài 3 ngày để thúc phân sau đó tưới nước mỗi ngày

• Bón phân (tính cho 1000 m2) Tùy theo đất mà lượng bón phân khác nhau, trung bình lượng phân bón như sau:

+ Bón lót: phân chuồng hoai mục 1,5 – 2 tấn, super lân 10 – 15 kg, kali 3 – 4 kg + Bón thúc: Thường dùng urê, sau mỗi lần thu hoacïh khoảng 15 – 20 kg urê

Các loại phân trên trộn lẫn vào nhau rồi rãi đều trên luống hay vãi theo rạch khi làm đất Nhưng cần chú ý: Không bón quá nhiều urê, cần bón urê lần cuối vào trước khi thu hoạch ít nhất là một tuần Nếu bón NPK hoặc DAP, cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp

Trang 25

• Xới vun: Khi rau muống cao khoảng 2 - 3 cm thì dùng đất nhỏ vun phủ gốc một lớp mỏng để giữ cho cây con khỏi bị đổ và ra rễ ở đốt trên cho cây bám chặt vào đất trên, hút được nhiều chất dinh dưỡng

• Phòng trừ sâu bệnh: Rau muống hạt thường ít gặp bệnh hại mà thường bị các loại sâu hại Những dịch hại chính trên rau muống: Oác bươu vàng, sâu khoang, rầy, bệnh gỉ trắng, đốm lá, tuyến trùng … Aùp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với dịch hại rau muống sẽ hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng, bắt ốc, hái bỏ ổ trứng ốc, sâu khoang Biện pháp che phủ bạt nylon trong mùa mưa, bón phân cân đối có hạn chế ngăn ngừa bệnh hại rau muống có hiệu quả, trong mùa mưa nên trồng rau muống trông nhà lưới giúp cho cây có khả năng chống bệnh tốt hơn Khi sâu bệnh có mật độ cao có thể gây hại dùng thuốc bảo vệ thực vật như sau:

+ Đối với sâu khoang: Dùng các loại chế phẩm vi sinh, thuốc có nguồn gốc từ BT như Biocin, Dipel …, có nguồn gốc NPV như Vici, Seba … hoặc dùng thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Sumicindin, Karate…

+ Đối với rầy hại: Dùng Butyl, Trebon, Actara…

+ Đối với bệnh: Có thể dùng Monceren, Ridomyl MZ

2.6 Thu hoạch

Trong suốt thời kỳ sinh trưởng rau đòi hỏi rất nhiều dinh dưỡng, nhất là đạm Các chồi mầm ở phía gốc có khả năng tái sinh mạnh hơn các chồi mầm ở ngọn, do đó thu hoạch rau sát đất thì chống nảy mầm

Tuỳ theo mục đích sử dụng, thời điểm thu hoạch đối với rau muống gieo hạt từ 20 – 30 ngày, đối với rau muống trồng khoảng cách giữa các lứa thu hoạch từ 18

Trang 26

- 21 ngày Một năm thu hoạch 8 – 10 lần, năng suất trung bình từ 20 – 30 tấn/ha

Rau muống là loại rau dễ trồng, không kén đất

+ Để giống rau muống lấy hạt Trồng cấy vào đầu tháng 8 đầu tháng 9, chăm sóc

như rau cấy để ăn nhưng không thu hái, đến tháng 11 rau sẽ ra hoa, kết quả Khi quả có màu vàng thì thu hái, đem về phơi cho vỏ quả hơi khô, cho vào cối giã hoặc vào cối xay cho vỏ quả vỡ ra, lấy hạt làm sạch rồi phơi cho hạt khô mới cất giữ vào cối xay cho vỏ quả vỡ ra, lấy hạt làm sạch rồi phơi cho hạt khô mới cất giữ sang vụ khác gieo

3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NHÓM RAU ĂN LÁ Ở VIỆT NAM 3.1 Tình hình sản xuất rau an toàn

Hiện nay, chương trình sản xuất rau an toàn của Tp HCM đã có những bước chuyển biến đáng kể, từ khi có chương trình này, tình hình ngộ độc do ăn rau đã giảm hẳn Là một thành phố đông dân rau xanh ngày càng trở nên quan trọng vì thế năm 2002 thành phố đã chính thức đưa cây rau vào chương trình phát triển nông nghiệp “2 cây - 2 con” Tất cả các nghiên cứu và hoạt động phục vụ sản xuất rau an toàn từ trước đều chỉ mới tập trung vào giải quyết vấn đề bức xúc nhất là sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nhưng đến nay thì các nội dung khác

như vấn đề bón phân, tưới nước nay đã được nghiên cứu

Mặc dù có những năm gần đây ngành rau của ta đã có nhiều tiến bộ trong sản xuất cũng như trong chế biến, tiêu thụ, nhưng nhìn chung chúng ta còn thua kém nhiều nước khác, do còn có các tồn tại sau chưa được giải quyết

3.2 Cơ cấu chủng loại rau an toàn

Trang 27

Sản lượng rau các tháng không đều, nhiều nhất là các tháng 1, 2, 3 và thấp nhất trong các tháng 7, 8, 9 Vụ rau mùa khô (thường gọi là rau đông–xuân) thường rất phong phú về chủng loại (25/29 loại rau), diện tích gieo trồng chiếm trên 50 % diện tích và năng suất cao nhất trong năm Cơ cấu chủng loại rau còn tùy thuộc tập quán nhu cầu thị trưòng và địa bàn sản xuất, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh trồng nhiều loại rau, củ, quả như: đậu cove, đậu đũa, các loại cà, đưa leo, bầu bí, củ cải… Củ Chi 92% rau củ quả, Hóc Môn 87 %

4 CÁC LOẠI PHÂN BÓN HIỆN CÓ 4.1 Khái niệm về phân bón

Phân bón là chất bổ sung cho đất một hay nhiều nguyên tố cần thiết cho cây

trồng, gồm 16 nguyên tố Trừ 3 nguyên tố (H, O, C) do nước và không khí mang lại, còn 13 nguyên tố do công nghiệp hóa chất cung cấp dưới dạng các loại phân bón khác nhau Tùy theo hàm lượng có trong cây trồng và đất, các nguyên tố được chia thành 3 nhóm:

• Nguyên tố đa lượng: N, P, K

• Nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S, Fe …

• Nguyên tố vi lượng: Bo, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn

Tất nhiên tác dụng lớn nhất là của các nguyên tố đa lượng được bón cho cây dưới dạng phân đa lượng

Phân đạm (N): là thành phần của nguyên sinh chất tế bào, axit amin (protein), axit nucleic (AND và ARN), các enzim và diệp lục… Tăng sinh trưởng và phát triển của mô sống, quyết định phẩm chất nông sản, giúp cho cây tăng thêm lá, nhánh, hạt, quả

Trang 28

Phân lân (P): là thành phần của axit nucleic, phosphatid, protein, lipid, coenzim, NAD, NADN, ATP và nhiễm sắc thể Cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả, giúp cây trồng trưởng thành nhanh

Phân kali (K): hoạt hóa các enzim có liên quan đến quá trình quang hợp, chuyển hóa hydrat cacbon và protein cũng như giúp di chuyển và duy trì sự ổn định của chúng Điều khiển quá trình sử dụng nước bằng đóng mở khí khổng, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm dạng NH4 Cải thiện sử dụng ánh sáng khi thời tiết âm u nên tăng hiệu suất quang hợp, tăng khả năng chống rét của cây nhờ tăng quá trình tích lũy đường trong mô tế bào, do vậy giảm nhiệt độ đóng băng của nó Aûnh hưởng quá trình hình thành màng tế bào và độ chắc của nó nên tăng khả năng chống lốp, đổ, tăng khả năng chống bệnh của cây trồng, tăng sản lượng và chất lượng nông phẩm, làm cứng cây, tăng sức chống đỡ với dịch bệnh và hạn hán (Phân chứa S làm cân bằng độ màu mỡ của đất, đóng góp vào việc cải tạo những vùng đất mặn kiềm tính, đất bị vôi hóa, …)

Như vậy, 3 loại phân bón trên có tác dụng phối hợp, nhờ vậy tăng thu hoạch của cây trồng và bất cứ loại cây nào cũng cần 3 loại phân bón nói trên (với liều lượng tùy theo độ phì nhiêu sẵn có của đất và loại cây) Mặt khác khi bón cho cây các chất dinh dưỡng cung cấp phải cân đối, thừa một nguyên tố cũng có hại

Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn môi trường sinh thái

Trang 29

4.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón vô cơ

Trước năm 1959 nông dân Việt Nam chỉ biết dùng phân hữu cơ bón ruộng, phân hóa học không mấy ai biết dùng, sau hòa bình lập lại, nhà nước nhập phân đạm việc nghiên cứu và phổ biến sử dụng phân đạm được thực hiện Một thời gian sau phân đạm được nông dân tín nhiệm và dùng phổ biến từ đầu thập kỷ 60, liều lượng đạm lúc đó dùng không vượt quá 60 kg N/ha với giống lúa cao cấp Những năm đầu của thập kỷ 60, hai nhà máy là supe lân Lâm Thao và phân lân Tecmô Văn Điển được xây dựng, nhiều công trình nghiên cứu về lân và phổ biến dùng lân được bắt đầu Song lúc đó nông dân vẫn không thích bón lân Vào đầu thập kỷ 70, một số giống mới, thấp cây, năng suất cao hơn giống cũ như NN 8, NN 5… được phổ biến Cùng với sự phát hiện mất cân đối đạm, lân trong một số đất như đất chiêm trũng, đất phèn, đất dốc tụ …, lân đã trở thành yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất Hiện nay lân đã được dùng phổ biến và được nông dân ưa chuộng Liều lượng bón cho đất trên nhiều loại đất ở vùng đồng bằng đạt bình quân 35 kg P2O5/ha gieo trồng

Đất trồng của chúng ta nói chung còn nghèo dinh dưỡng kể cả đa, trung, và vi lượng, nhất là ở vùng trung du và đồi núi Nhưng bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng chưa đầy đủ Chỉ tính riêng đa lượng (N, P, K) đã có sự mất cân đối Ngay cả những vùng thâm canh trồng lúa bón phân cũng mất cân đối

Tóm lại, việc sử dụng phân hóa học của nước ta trong thời gian qua là: liều lượng thấp, chất lượng chưa cao, tỷ lệ sử dụng NPK mất cân đối, chưa sử dụng đồng đều ở các vùng và đặc biệt là hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng chưa cao Bón phân cho một số loại rau cải: Tất cả các loại rau cải đều yêu cầu một lượng

Trang 30

chất dinh dưỡng rất cao, nhất là đạm và kali Đặc biệt là các loại rau ăn lá càng cần lượng đạm rất lớn

4.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón hữu cơ

Trước thế kỷ XIX nông nghiệp thế giới nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng vốn là nền nông nghiệp hữu cơ Ở Châu Aâu, khi chưa có phân hóa học

(Siemens, 1979) 1 ha trồng trọt không cung cấp đủ lương thực cho 1 người Ở Việt

Bảng 1.6: Bảng về lượng chất dinh dưỡng (tổng hợp tài liệu nước ngoài)

Loại rau

Năng suất tấn/ha

Lượng chất dinh dưỡng nguyên chất rau hút trên 1 hecta qua 1 vụ (tính bằng kg)

N/Đạm P2O5/Lân K2O/Kali CaO (vôi) Súp lơ

Bắp cải Cải xoan Cải xanh Su hào Cải củ Đậu cove Dưa leo Cà rốt Tỏi Cần tây Cà chua Hành

300 500 400 200 150 350 100 300 400 200 200 400 300

150 175 175 125 75 200

80 50 155

80 120 100 90

70 70 70 30 40 90 25 40 60 40 50 25 40

150 200 175 175 100 240 80 80 45 100 180 140 120

100 200 175 100 80 80 65 30 235

80 150 130 72 (Nguồn: Phân phức hợp hữu cơ vi sinh, năm 2000)

Trang 31

Nam cách đây 20 năm, bình quân bón mỗi vụ cho 1 ha gieo trồng khoảng 5 – 6 tấn, trừ một số vùng thâm canh cao lượng bón đạt trên 10 tấn/ha gieo trồng Ngược lại,

ở một số vùng, do chăn nuôi giảm sút, lượng phân chuồng không có hoặc có ít thì số

lượng bón lại còn thấp hơn nhiều hoặc có hiện tượng cấy chay – không phân chuồng Theo tài liệu của Bùi Đình Dinh thì trong thời gian tới chúng ta cần khuyến cáo để bà con nông dân tận dụng triệt để bón được trung bình 7 tấn/ha gieo trồng N, trong toàn quốc Ước tính tương 48 – 50 kg NPK/ha gieo trồng, chiếm khoảng 20 %

Bảng 1.7 Bón phân cho một số loại rau cải

Loại cải

Lượng phân nguyên chất (kg/ha)

Bắp cải Cải xoan Súp lơ Cải xanh Su hào

120 – 180 120 - 180 120 - 180 80 - 120 80 – 100

80 80 80 60 60

160 - 240 160 - 240 160 - 240 100 - 160 100 – 160 (Nguồn: Phân phức hợp hữu cơ vi sinh, năm 2000) 30 % P2O5 và 58 % K2O trong tổng số nhu cầu tối thiểu

4.4 Hiệu quả của việc bón phân kết hợp phân hữu cơ phân vô cơ

Bón phân cân đối là một biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất cây trồng và phẩm chất nông sản Đồng thời cũng là để tăng thu nhập cho nông dân, ổn định và tăng độ phì nhiêu đất trồng, phục hồi và tăng độ phì nhiêu cho đất thoái hóa, điều chỉnh dinh dưỡng trong đất và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường Ngay trên P đất phù sa sông Hồng, là loại đất cân đối dinh dưỡng, nhưng bón kali cân đối với N,

cũng góp phần tăng năng suất đáng kể

Trang 32

Vì vậy khuyến cáo áp dụng biện pháp bón phân cân đối giữa hữu cơ với vô cơ, giữa các yếu tố đa lượng với đa lượng, giữa đa lượng với trung lượng, vi lượng có một ý nghĩa rất lớn trong sản suất nông nghiệp

Khi chúng ta chú trọng tới bón phân cân đối tức là chúng ta đã nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón Hệ số sử dụng phân hóa học trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng còn rất thấp Hệ số sử dụng phân đạm chỉ dụng 35 – 50 %, phân lân 20 – 30 % và phân kali 40 – 50 % Hiệu lực tồn dư của lân và kali đã khẳng định, nhân với đạm hầu như khộng có đạm dùng không hết trong vụ đều bị rửa trôi hoặc bay trở lại không khí Vì vậy nghiên cứu mất đạm là một trọng tâm cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp Theo chúng tôi để nâng cao hệ số sử dụng các phân trên phải ngoài những biện pháp công nghiệp là sản suất các phân dễ hấp thụ cho cây, chậm tan để chống bay hơi Hoặc các biện pháp nông nghiệp là bón đúng lúc, bón đủ, bón nhiều lần … thì còn biện pháp hết sức quan trọng là tăng cường bón phân hữu cơ và phân vi sinh vật trên nền phân vô cơ

Tóm lại, hiện nay có một số các quan điểm về sử dụng phân bón hữu cơ – vô cơ như sau:

- Một số ngưới cho rằng phân hóa học (bao gồm đa, trung, vi lượng) có thể thay thế hoàn toàn phân sinh học Nhưng sau nhiều năm sử dụng trong sản xuất, trong thí nghiệm phát hiện một số mặc tiêu cực của việc chỉ sử dụng phân hóa học

- Một số người khác cho rằng phải quay lại nền nông nghiệp hữu cơ và một số nước đã áp dụng kế hoạch đó Thế nhưng bị sai lầm, Borlang (1994) trong hội nghị quốc tế về thổ nhưỡng tại Mêhico đã kết luận: niềm tin quá đáng vào phân hữu cơ đã làm cho các nhà hoạch định chính sách ở Châu Phi lầm đường

Trang 33

- Gần đây một số nhận định có tính bao quát hơn và được mọi người ủng hộ phân sinh học (phân chuồng, phân xanh, phụ phế phẩm, cây nông nghiệp, phân vi sinh ) có tác dụng rất lớn trong tạo nền thâm canh để tăng năng suất cây trồng, nhưng chỉ có phân sinh học thôi thì không thể cung cấp đầy đù dinh dưỡng cho cây trồng để có năng suất khó đảm bảo đủ lương thực thực phẩm cho nhân loại Do đó FAO (1993) đã đề chương trình sử dụng tổng hợp các loại phân sinh học và hóa học một cách cân đối (IPMS) chương trình này cũng đã và đang triển khai ở Việt Nam

Trang 34

Phần Thứ Hai VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

5 VẬT LIỆU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM 5.1 Địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành tại ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh

5.2 Giống rau muống

Hạt giống được nhận từ công ty Trang Nông, giống có thời gian sinh trưởng 20 – 26 ngày, chiều cao cây trung bình 40 – 50 cm, năng suất trung bình 20 – 30 tấn/ha

5.3 Đất đai thí nghiệm

Đất thí nghiệm là loại đất xám phù sa cổ có đặc điểm chung là có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua, chua trên toàn phẫu diện, độ chua tăng dần theo chiều sâu, pH nước tầng mặt thường từ 5 – 5,5, xuống tầng đáy thường 4 – 4,5 Đất nghèo hữu cơ, nghèo dưỡng chất, nghèo cả N, P2O5 và K2O, cation trao đổi cũng rất nghèo Về tính chất lý hóa đất xám điển hình này có tầng đất mặt thường dày trên dưới 20 cm, thành phần cơ giới nhẹ và ít thay đổi trên các tầng của phẫu diện, cấp hạt cát chiếm 55 – 60 %, sét và thịt từ 40 - 45 % Trong đó, tỷ lệ cát giảm nhẹ theo chiều sâu, cấp hạt sét thì ngược lại tăng theo chiều sâu

5.4 Biện pháp kỹ thuật rau muống trồng bằng hạt

Gieo sạ trực tiếp (gieo cách hàng 20 – 25 cm), sau gieo 7 - 10 ngày xới nhẹ và tưới urê loãng ½

Trang 35

5.5 Cách bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho rau muống trồng bằng hạt

5.5.1 Cách bón phân

Bón lót đồng đều trên các ô thí nghiệm với lượng phân Supe lân là 100 % trước khi gieo

Bón thúc lần I sau 7 ngày trồng bón Humix 100 % Bón thúc lần I sau 7 ngày trồng bón Urê 1/2

Bón thúc lần II từ 14 sau khi trồng bón Urê ½ 5.5.2 Phòng trừ sâu bệnh

Sau khi gieo từ 7 – 10 ngày thì tưới thuốc trừ sâu phòng bệnh như tuyến trùng, đốm lá

5.6 Thời vụ gieo cấy và thu hoạch

Bảng 2.1 Thời vụ gieo cấy và thu hoạch

Vụ Chủng loại rau Ngày gieo Ngày thu hoạch Thời gian sinh trưởng 1

2 3

Rau muống

26 / 04 / 2004 28 / 06 / 2004 07 / 08 / 2004

20 / 05 / 2004 22 / 07 / 2004 02 / 09 / 2004

24 ngày 26 ngày 25 ngày

Lập thí nghiệm so sánh một số tổ hợp để lựa chọn cho một tổ hợp phân bón thích hợp Các tổ hợp phân bón được thành lập đưa vào các công thức hiện đang áp dụng trong thực tế do cơ quan nghiên cứu (Trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM), do cơ quan chỉ đạo sản xuất (Sở Nông nghiệp & PTNT) hướng dẫn và từ thực tế kinh nghiệm lâu đời của nông dân sản xuất giỏi vùng rau năng suất cao của xã Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và nông dân huyện Củ Chi,

5.7 Thời tiết khí hậu

Trang 36

Bảng 2.2 Số liệu khí tượng thủy văn ở thành phố Hồ Chí Minh

từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2004

(Nguồn: Đài Khí tượng và Thủy văn Nam Bộ, 2004)

4 5 6 7 8 9

Tp HCM Tp HCM Tp HCM Tp HCM Tp HCM Tp HCM

31,1 29,5 28,1 27,8 28,0 28,1

31,1 38,5 35,5 35,7 35,6 35,6

28,7 23,8 23,8 24 22,9 23,8

13,2 264 247 356 201 284

75 80 81 80 81

43 55 53 52 50

112 87 80 90 79

176 143 163 161 162

Ghi chú: TB – trung bình, CN – cao nhất, TN – thấp nhất

thành phố Hồ Chí Minh Các công thức bón phân được thể hiện bằng lượng N, P, K là 3 yếu tố đa lượng chính để cân đối lượng phân thương phẩm Để có điều kiện lựa chọn, một công thức phân bón lại được tạo thành 2 tổ hợp, một tổ hợp dùng 25 % N, P, K từ phân hữu cơ, 75 % từ phân vô cơ và một tổ hợp 50 % N, P, K từ vô cơ và 50 % từ hữu cơ Đây là những tỷ lệ phối hợp thường được dùng trong nghiên cứu và sử dụng phân bón, như vậy sẽ có 8 tổ hợp tương đương với 8 công thức phân bón trong thí nghiệm (Bảng 2.3) Tất cả các công thức trên đều được dùng kết hợp với phân bón lá chất lượng cao

Phương pháp thiết lập các công thức như sau: Ví dụ, công thức bón phân Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM là 100 N – 80 P2O5 – 60 K2O, 2 tổ hợp A1 và

5.8 Các loại phân bón tham gia thí nghiệm

Trang 37

Bảng 2.3 Đề tài nghiên cứu được tiến hành qua 03 vụ và một trình diễn các công

thức phân bón tham gia thí nghiệm

Stt Công thức Từ kết quả nghiên cứu và ứng dụng 1 175 -130 - 50 (75 % vô cơ + 25 % hữu cơ) Kế thừa từ Đại Học Nông Lâm Tp

HCM 2 175 -130 - 50 (50 % vô cơ + 50 % hữu cơ)

3 195-110-90 (75 % vô cơ + 25 % hữu cơ) Tổng kết và công nhận của Sở Nông Nghiệp và PTNT Tp HCM

4 195-110-90 (50 % vô cơ + 50 % hữu cơ)

5 205-160-85 (75 % vô cơ + 25 % hữu cơ) Nông dân vùng sản xuất rau an toàn Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai 6 205-160-85 (50 % vô cơ + 50 % hữu cơ)

7 175-157-57 (75 % vô cơ + 25 % hữu cơ) Nông dân vùng sản xuất rau an toàn Củ Chi, Tp.HCM

8 175-157-57 (50 % vô cơ + 50 % hữu cơ)

A2 sẽ như sau: A1 (75 % vô cơ – 25 % hữu cơ) sẽ có 25 N – 20 P2O5 – 15 K2O, lấy từ phân hữu cơ còn lại 75 N - 60 P2O5 – 45 K2O lấy từ phân vô cơ Lấy một nguyên tố làm chuẩn ví dụ A1 để xác định lượng phân hữu cơ, dùng phân hóa học bổ sung phần thiếu của P và K trong phân hữu cơ Phân hữu cơ dùng ở đây là phân hữu cơ vi sinh (lót) đã xử lý vi sinh của công ty trách nhiệm hữu hạn Hữu Cơ

5.8.1 Nguồn phân hữu cơ: (Humix gà)

Sử dụng phân Humix gà với hàm lượng N, P2O5, K2O ( 2 - 2,5 - 1), Humix gà

(phân gà đã xử lý) là sản phẩm 100 % hữu cơ, đặc biệt thích hợp cho nông sản sạch

a) Thành phần: Phân gà đã xử lý 85 %, bột tôm cá 10 %, bột rong biển 5 %

b) Cách sử dụng: Bón cho cây trồng trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển,

bón lót trộn đều phân với đất trồng trước khi gieo hạt, bón thúc xới đất, bón phân, lấp đất lại và tưới cho thấm đều

Trang 38

c) Liều lượng: Thay thế các loại phân chuồng truyền thống, bón nhiều, ít, tùy theo

tập quán sử dụng và loại cây trồng

d) Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp 5.8.2 Nguồn phân vô cơ:

Sử dụng phân urea, supe lân và kali clorua (KCl)

a) Urea: Có 44 – 48 % N là đạm nguyên chất chiếm 59 % tổng số đạm sản xuất

trên thế giới Là loại phân có tỷ lệ N cao nhất loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước hút ẩm mạnh Thích nghi rộng trên nhiều loại đất và cây trồng, thích hợp đất chua phèn, dùng để bón thúc, bón lót, pha loãng theo nồng độ

b) Super lân: Là phân lân chế biến, là dùng lân tự nhiên chế biến thành phân lân

chế biến, có hàm lượng lân cao hơn, nhiều tính chất tốt hơn, cây dễ hấp thụ với nguyên tắc là cho H2SO4 tác động lên apatit hoặc phosphorit

* Tính chất: Có 17 – 20 % P2O5 dễ tiêu, dạng bột hay hạt, mịn, màu xám hoặc trắng xám có mùi chua Phân super dễ tan trong nước, dễ hút nước đóng cục khi bị ẩm

* Sử dụng: Thích hợp với nhiều loại cây, loại đất, bón lót, bón ngay lúc gieo trồng,

bón thúc sớm

c) Kali: * Vai trò: Kali đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng

trong quá trình đồng hóa của cây, tăng khả năng đề kháng cây, giúp cây cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn chịu rét cho cây Tăng phẩm chất và năng suất nông sản khi thu hoạch như làm giàu đường trong quả, màu sắc quả đẹp, thơm và dễ bảo quản Cây trồng cần nhiều K hơn N nhưng vì trong đất, có kali nhiều hơn N, P trong cây K dự trữ nhiều ở thân lá

Trang 39

* Tính chất: Dạng bột màu hồng như muối ớt, nông dân mình gọi là phân muối ớt,

có dạng màu trắng như muối bọt, dễ tan trong nước, dễ bị hút ẩm và đóng cục, chứa 50 – 60 % kali nguyên chất, để khô có độ rời tốt, dễ bón, để ẩm kết dính kho bón, phân chua sinh lý Chiếm 93 % tổng lượng phân K sản xuất trên thế giới, viết tắt là MOP (Muriate of Potash)

* Sử dụng: Bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất, dùng bón lót, bón thúc

Thí nghiệm xác định tỷ lệ phân bón vô cơ và hữu cơ hợp lý cho rau muống hạt trồng tại huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh trên 8 công thức khác nhau:

Công thức: Đại học Nông Lâm

+ 75 % vô cơ

- N: 131,25 kg = 285,3 kg ure - P: 97,5 kg = 609,4 kg lân supe - K: 37,5 kg = 62,5 kg KCl

* Công thức 2: tính theo tỷ lệ vô cơ/hữu cơ 50 % vô cơ + 50 % hữu cơ

+ 50 % hữu cơ

- N: 87,5 kg = 50,0 kg N từ Humix gà + 81,52 kg ure - P: 65,0 kg = 62,5 kg Humix gà + 15,63 super lân

Trang 40

- K: 25,0 kg = 2.500 kg K từ Humix gà

+ 50 % vô cơ

- N: 87,5 kg = 190,2 kg ure - P: 65,0 kg = 406,3 kg lân supe - K: 20,0 kg = 41,7 kg KCl

Công thức : Sở Nông nghiệp và PTNT Tp Hồ Chí Minh

* Công thức 4: tính theo tỷ lệ vô cơ/hữu cơ 50 % vô cơ + 50 % hữu cơ

Ngày đăng: 22/07/2024, 15:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN