Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn cơ bản và có tính chất thích hợp của các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học.. Do đặc trưng của phân môn Tập làm văn với mụ
Trang 1MỤC LỤC
Ký hiệu
I Đặt vấn đề
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do khách quan
1.2 Lý do chủ quan
2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1 Cơ sở lý luận
2.2 Cơ sở thực tiễn
3 Mục đích để tài
4 Lịch sử đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Phạm vi đề tài
II Nội dung công việc đã làm
1 Thực trạng đề tài
1.1 Kết quả khảo sát
1.2 Nhận xét kết quả
1.3 Nguyên nhân những hạn chế
2 Nội dung cần giải quyết
3 Biện pháp giài quyết
4 Kết quả chuyển biến của đối tượng
III Kết luận
1 Tóm lược giải pháp
2 Đối tượng phạm vi áp dụng
IV Phụ lục
Trang 2I Đặt vấn đề.
1 Lý do chọn đề tài.
Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh (HS) 4 kĩ năng: “nghe, nói, đọc, viết” Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn cơ bản và có tính chất thích hợp của các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học Tuy
số tiết Tập làm văn chiếm không nhiều, nhưng lại là phân môn mang tính chất thực hành và sáng tạo Đồng thời, là phân môn có tính chất luyện tập tổng hợp Qua tiết Tập làm văn, HS có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết Nói và viết là hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy – chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng tình cảm, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động
Ngôn ngữ (dưới dạng nói), ngôn ngữ (dưới dạng viết) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội Chính vì vậy hướng dẫn cho HS nói đúng
và viết đúng là hết sức cần thiết Nhiệm vụ này phụ thuộc phần lớn vào kĩ năng sư phạm trong giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là một phân môn khó trong môn Tiếng Việt Do đặc trưng của phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: Hình thành và rèn luyện cho HS có khả năng trình bày văn bản (nghe, nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, nghe - kể chuyện, …về mình hoặc những người xung quanh mình Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập
HS với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói Nếu bắt buộc phải nói các
em thường đọc lại bài đã chuẩn bị trước Do đó giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao
Rèn luyện kĩ năng nói, viết là khâu rất quan trọng trong dạy học phân môn Tập làm văn Luyện kĩ năng nói, viết làm thay đổi không khí lớp học, giúp HS sôi nổi và hào hứng trong học tập
Xuất phát từ những suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, nên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn”
1.1 Lý do khách quan
Trang 3Dạy phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng
có nhiệm vụ cung cấp cho HS một số kiến thức ban đầu cơ bản nhưng phải vừa sức đối với lứa tuổi các em
Dạy Tập làm văn có nhiệm vụ trang bị cho HS một hệ thống khái niệm, sự hiểu biết về cấu trúc ngôn ngữ và những quy luật của nó
Những kĩ năng mà HS cần đạt trong giờ Tập làm văn là biết dùng từ, dùng câu trong nói và viết, nói đúng, dễ hiểu và sử dụng các câu văn hay, nhận ra những từ, câu nhằm giúp HS nhận diện, phân biệt từ loại đúng (chính xác); câu văn sáng nghĩa (câu văn hay) Từ đó HS vận dụng vào giao tiếp như nói, viết,…
Phân môn Tập làm văn còn rèn cho HS khả năng tư duy lôgíc cao và khả năng thẩm mĩ
Tìm hiểu những phương pháp phù hợp tâm lí lứa tuổi và đối tượng HS Tiểu học nhằm góp phần giáo dục các em thành những con người phát triển toàn diện
1.2 Lý do chủ quan
Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân
Được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp những việc mình đã làm và đã thành công trong việc tổ chức dạy học phân môn Tập làm văn
Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ Ban giám hiệu nhà trường và từ bạn bè đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn
Rèn luyện tính năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của xã hội
2 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn:
2.1 Cơ sở lý luận:
Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với học sinh (HS) bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới
Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kĩ năng trên Đối với HS lớp 3 thì đây là phân môn khó và viết đoạn văn ngắn là dạng bài nòng cốt trong
Trang 4phân môn Tập làm văn Nó đòi hỏi ở người HS vốn sống hằng ngày, vốn từ phong phú, đôi mắt quan sát tinh tường, óc tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật Bởi vậy, khi dạy dạng bài này giáo viên (GV) cần nắm rõ tâm lý lứa tuổi HS Bởi ở lửa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp, bên cạnh còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của HS ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức chậm, HS nghèo vốn từ ngữ,… Điều này ảnh hưởng đến học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng
2.2 Cơ sở thực tiễn:
Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo Người GV là một kỹ sư tâm hồn, hơn nữa là một nhà nghệ thuật Việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của HS Chính vì thế nó đòi hỏi người GV phải luôn có
sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết
Phân môn Tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói
và viết Thế nhưng hiện nay, đa số các em HS lớp 3 đều rất sợ học phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì? Viết gì? Ngay cả bản thân GV đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với môn học khác Do đó khi đứng lớp tôi luôn chú
ý đến việc rèn luyện kĩ năng Tập làm văn cho HS
Rèn kỹ năng nghe, nói là khâu rất quan trọng trong giảng dạy phân môn Tập làm văn Nói – HS biết bộc lộ tư tưởng, truyền đạt thông tin trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Luyện kỹ năng nghe – nói làm thay đổi không khí lớp học, giúp cho HS sôi nổi, hào hứng trong học tập Tất cả các vấn đề đó đã góp phần rất lớn về đổi mới phương pháp dạy học, là cơ hội để HS thể hiện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của mình
Xuất phát từ những suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, nên tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn”
2.2.1 Khó khăn, thuận lợi
a Thuận lợi
* Đối với giáo viên
Trang 5Được sự chỉ đạo chuyên môn phòng, chuyên môn trường, tổ chuyên môn có vai trò tích cực giúp GV đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn…
Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, chuyên đề đã có nhiều GV thành công khi dạy Tập làm văn
Qua phương tiện thông tin đại chúng, ti vi, đài, sách, báo,… GV tiếp cận với phương pháp đổi mới khi dạy Tập làm văn thường xuyên hơn
* Đối với học sinh
Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, hài hước, dí dỏm, sách giáo khoa trình bày với kênh hình đẹp, hấp dẫn
HS, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em
b Khó khăn.
Các em từ lớp 2 lên, bước đầu làm quen với phân môn học mới, do hạn chế về vốn sống, môi trường giao tiếp nên ảnh hưởng đến việc học Tập làm văn Các em còn đọc viết chưa rõ ràng, còn nhút nhát, thiếu tự tin và thụ động trong học tập, khả năng chú ý chưa cao, một số em còn ham chơi Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em
3 Mục đích đề tài:
Mục đích của đề tài là tìm ra nhiều hình thức, phương pháp giảng dạy tốt nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cơ bản về viết tập làm văn Học sinh không còn viết câu gãy, câu không có nghĩa, có khái niệm viết tốt những bài viết sắp tới Song song đó còn giúp các em sử dụng được chính xác tiếng Việt khi học các môn học khác trong chương trình bậc tiểu học
4 Lịch sử đề tài:
Thông qua thực tế giảng dạy môn tiếng Việt trong nhiều năm và qua nghiên cứu về đổi mới phương pháp trong cách dạy học mới hiện nay, tôi đã tích lũy một số kinh nghiệm cho bản thân Trong năm học này tôi đã chọn đề tài này để tập trung nghiên cứu và đưa vào giảng dạy ở lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng dạy– học môn tiếng Việt cho các em học sinh lớp Ba/3 - Trường tiểu học Cam THượng
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp gợi mở
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Trang 6- Phương pháp động não.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
6 Phạm vi đề tài:
Với đề tài này, trong năm học 2023- 2024 được tôi nghiên cứu thực nghiệm cho tất cả học sinh của lớp Ba/3, Trường tiểu học Cam Thượng ; để hình thành cho các em những kỹ năng học tốt môn tiếng Việt (đặc biệt là Tập làm văn) Từ đó, các
em có đủ tự tin vững vàng về kiến thức, không những vậy mà còn giúp các em có được những kỹ năng cơ bản làm nền tảng vững chắc để học các lớp sau
II Nội dung công việc đã làm:
1 Thực trạng:
Điều kiện phương tiện phục vụ cho dạy – học còn thiếu ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học phân môn Tập làm văn.Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, cách chấm câu còn hạn chế, có em không viết đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý
1.1 Kết quả khảo sát:
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát HS với đề bài là: Viết về thầy cô cũ của em Kết quả đạt được như sau:
Khi chưa thực hiện
1.2 Nhận xét kết quả:
Qua khảo sát cho thấy HS chưa biết cách diễn đạt, vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít, do vậy bài văn của các em chưa hay, câu văn còn lủng củng Kết quả này cũng thể hiện phương pháp giảng dạy của GV chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong giờ học
1.3 Nguyên nhân những hạn chế:
- Do các em chưa có ý thức học tập còn ham chơi, chưa nhận thức được vai trò học tập
- Do HS thụ động trong học tập
- GV sử dụng các phương pháp giảng dạy chưa phù hợp
- Gia đình quan tâm chưa đúng cách đến việc học tập của các em
2 Nội dung cần giải quyết:
Trang 7Từ những nguyên nhân trên tôi xác định đâu là nguyên nhân chính đối với HS
để có phương pháp và hình thức rèn luyện phù hợp với từng HS
- Quan sát trên lớp theo gợi ý.
- GV cần cung cấp giúp các em sự lựa chọn
- GV nên tập cho HS trả lời thành câu đủ ý
- Hướng dẫn HS hình thành đoạn văn
- Giúp HS nắm được trình tự các bước
- Nhận xét, sửa bài
3 Biện pháp giải quyết:
a Hướng dẫn kĩ năng quan sát cho HS khi viết văn.
Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của GV hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà GV cần khai thác kĩ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp HS tránh được kiểu kể liệt kê Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn HS cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật
- Thông qua phương pháp quan sát, GV rèn cho HS kĩ năng nói, trình bày miệng, trước khi làm bài viết Trên cơ sở đó, GV điều chỉnh giúp HS hoàn thiện bài viết Với phương pháp này, tôi thường tổ chức cho HS luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm (HS có thể kết nhóm theo ý thích, để có sự thoái mái, tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm)
- Khuyến khích HS diễn đạt tự do, suy nghĩ chân thật, thể hiện thoái mái Sau
đó mới dần dần uốn nắn cách hành văn của các em mới tự nhiên
Ví dụ: Khi các em nói về hoạt động của chú gà trống như sau: “Nó đập cánh và gáy to lắm” Ta có thể khuyến khích các em là tả đúng rồi nhưng nếu em sứ dụng một số từ gợi tả thì chắc chắn câu văn của em sẽ hay hơn nhiều như: “ Nó vỗ cánh
và rướn cổ gáy vang”
Ví dụ: Dựa vào mẫu câu các em được học ở phần luyện n tập: “Ai – là gì?”; “Ai – làm gì?”; “Ai – thế nào?” GV hướng dẫn HS nhận biết những vấn đề sai
- Câu văn viết ra của em đã đủ hai bộ phận chưa? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? (hoặc cái gì?/con gì?) ? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc làm gì?/ như thế nào?)
b GV cần cung cấp giúp các em sự lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ
cho hợp lí
Trang 8Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn…
Ví dụ: Khi viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hừng đông, sớm mai Viết về gia đình có các từ như: đoàn tụ, sum họp, quây quần, … Để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa, … GV cần chuẩn bị kĩ với một bài để hướng dẫn HS vận dụng những từ ngữ thích hợp vào bài viết
- Để hỗ trợ cho HS, GV cần cung cấp cho HS: Nhiều từ ngữ gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, …
Ví dụ: Mặt biển xanh và rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh mông Nối các câu văn lại thành những từ ngữ liên kết như: và, thì, nếu, vậy, là,…
* Lưu ý: HS trong đoạn văn tránh lặp lại nhiều lần mà phải thay những từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự Ví dụ: Bác Hồ thành Bác, Người,…
- Thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn
Ví dụ: Buổi sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh,…
- Sau khi thành lập sơ đồ, giới thiệu những bài văn hay của HS ở năm học trước nhằm kích thích tinh thần học tập của các em, … Có thể các em sẽ thành lập đoạn văn như sau: “Nhà em có nuôi một chú gà Nó có bộ lông màu đỏ tía Nó gáy rất to
Em rất yêu nó” GV có thể khuyến khích HS là “em làm đúng nhưng chưa hay” Từ những ý tưởng ban đầu của HS, chúng ta sẽ hình thành một đoạn văn hay hơn nhé:
“Chú gà trống nhà em trông mới oai vệ làm sao! Toàn thân nó phủ một lớp lông vũ màu đỏ tía Sáng sáng, trống tía nhảy tót lên ụ rơm đầu hè rướn cổ gáy vang ò ó o! Mỗi khi đi học về, em thường rải cho nó một ít thóc và vuốt ve cái đuôi dài, cong cong của nó” Khi đó, HS sẽ thấy được vẫn là ý tưởng cũ nhưng đoạn văn đã được lột xác, thêm thắt những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho đoạn văn đẹp hơn, nghệ thuật hơn
c Trong các tiết dạy, GV nên tập cho HS trả lời thành câu đủ ý
Chú ý đến các bài Tập đọc có liên quan đến tiết Tập làm văn Từ đó HS có thể rút ra những câu văn hay, từ ngữ đẹp và ghi nhớ sau này vận dụng
Ví dụ: Qua bài “Con heo đất” HS rút ra được đoạn văn tả về chú heo đất trong bài: “Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó” Vốn từ có trong phần luyện tập GV có thể cho các em chơi trò chơi, thi đua tìm từ ngữ tả về
Trang 90 chú heo: mắt, mũi, miệng, lưng, bụng, khe bỏ tiền, hình dáng chú heo, tai, chân Các
em sẽ rất hứng thú và tìm được rất nhiều từ
d Hướng dẫn HS hình thành đoạn văn.
* Các bước hình thành
- Hướng dẫn HS làm miệng, trả lời từng câu hỏi, gợi ý cho HS trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau
- Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, chưa hay, GV cần cung cấp
và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thể cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn
- Hướng dẫn HS sắp xếp các câu trả lời theo một trình tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng
- Cho một số HS làm miệng cả bài Sau đó hướng dẫn HS viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn ngắn
- Từ đó các em đã nắm được đặc điểm của đồ vật cần tả mà phát triển thành một đoạn văn Hoặc ta có thể cho các em hình thành một đoạn văn qua trò chơi
“Tiếp sức”
- GV yêu cầu HS tạo thành câu, cứ thể nối tiếp nhau thành lập đoạn văn Trong lúc đó, GV có thể ghi lại trên bảng, để các em có thể sửa chữa
- Trong phần giới thiệu, ta có thể gặp trường hợp sau:
Ví dụ: Nhà em có cái tủ lạnh (Trong bếp, em thích nhất là chiếc tủ lạnh) Tủ có
2 cửa đựng đá và đựng rau củ (Tủ nhà em có hai ngăn là ngăn đá và ngăn mát) Ngăn đá nhỏ, để làm đá, kem, và cất thịt cá dùng lâu ngày…
- Trong phần nội dung (phần quan trọng nhất) GV luôn nhắc nhở HS rằng nội dung thường có hai phần đó là: Tả hình dáng và tả hoạt động của đồ vật Đây chính
là lúc GV phải khai thác triệt để vốn sống của HS, đồng thời gợi mở để HS lĩnh hội kiến thức mới
- Đưa một số trò chơi như: Viết tiếp sức một đoạn văn, sắm vai người thân, …
Để tạo sự hứng thú trong học tập cho HS Đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác Thông qua trò chơi, HS còn phát triển cả về thể lực và nhân cách, giúp cho HS học Tiếng Việt một cách nhẹ nhàng hơn và tạo sự thân thiết giữa thầy và trò Trò chơi về chú gà đã phần nào nói lên đặc điểm của chú gà mà các em cần vận dụng để tạo thành đoạn văn ngắn Khuyến kích HS lồng cảm xúc vào bài làm của mình
e Giúp HS nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn.
Trang 10- Nắm vững quy tắc bàn tay:
+ Viết về gì? (Em chuẩn bị đi khai giảng)
+ Tìm ý (Tự giới thiệu tên, tuổi, lớp Em chuẩn bị đi khai giảng: sách, vở, quần
áo, cảm xúc vui mừng, hồi hộp )
+ Sắp xếp ý (theo suy nghĩ)
+ Viết đoạn văn (viết theo ý đã sắp xếp)
+ Hoàn chỉnh đoạn văn (Sửa lỗi chính tả, dấu câu…)
Quy tắc bàn tay
g Nhận xét, sửa bài
Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp HS nhận ra lỗi sai để sửa chữa, hoàn thành bài văn HS lớp 3 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi sai, trong quá trình nhận xét, GV phát hiện, giúp HS khắc phục, biết lựa chọn thay thế các từ ngữ cho phù hợp Đối với những bài làm có ý hay, GV giúp HS trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn
- Giới thiệu những bài văn hay của HS ở năm trước nhằm kích thích tinh thần học tập của HS
+ Trong các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng, đầy đủ GV có thể tranh thủ thời gian cuối tiết học giúp HS chuẩn bị đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ bài viết cho tiết sau, hoặc chuẩn bị bài tự học ở nhà trước khi lên lớp Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, GV có thể soạn, cung cấp những câu hỏi cho các em
Ví dụ: Bài viết về gia đình
- Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
- Những người đó làm công việc gì?