1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua biểu diễn thí nghiệm vui trong dạy học hóa học 9 khoa học tự nhiên 8

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua biểu diễn thí nghiệm vui trong dạy học Hóa học 9, Khoa học tự nhiên 8
Tác giả Phạm Thị Hồng Hạ
Trường học Trường THCS Lương Thế Vinh
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đan Phượng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 4 MB

Nội dung

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNGTRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH ------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THÔNG QUA BIỂU DIỄN THÍ NGHIỆM VUI TRONG DẠY HỌC

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

- -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THÔNG QUA BIỂU DIỄN THÍ NGHIỆM VUI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 9,

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8”

Lĩnh vực/Môn học: Hóa học

Số điện thoại liên hệ: 0378999236

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.Lí do chọn đề tài 1

II Mục đích nghiên cứu 1

III Đối tượng nghiên cứu: 1

IV Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 1

V Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN II: NỘI DUNG 3

I.Cơ sở lí luận 3

II Thực trạng học môn Hóa học, KHTN tại trường THCS 3

III Giải pháp 4

1.Lựa chọn thí nghiệm 4

2 Làm thử thí nghiệm đảm bảo thành công 4

3 Viết lời giới thiệu thí nghiệm 4

4 Tạo sự bất ngờ, kích thích trí tò mò cho học sinh 4

5 Đặt câu hỏi 4

6.Ánh sáng, âm thanh 4

IV.Tiến trình thực hiện 4

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 13

1 Kết luận: 13

2 Khuyến nghị: 13

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lí do chọn đề tài.

Hóa học, Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn khoa học thực nghiệm tìm hiểu các đối tượng trong tự nhiên, đời sống, là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ quan trọng Với nhiều khái niệm khó và trừu tượng, cho nên một trong những định hướng đổi mới dạy học Hóa học, KHTN là tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú cho học sinh Cụ thể tăng cường sử dụng thí nghiệm, các phương tiện trực quan, các phương tiện hiện đại trong dạy học Có thể nói việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học

Thí nghiệm vui có vai trò rất quan trọng vì chúng không chỉ là phương tiện, công cụ lao động của hoạt động dạy học mà thông qua đó giúp cho quá trình khám phá, lĩnh hội tri thức khoa học của học sinh trở nên sinh động và hiệu quả hơn Do đó thí nghiệm là một yêu cầu bắt buộc trong giảng dạy Tuy nhiên, các thí nghiệm trong giảng dạy trên lớp thường đơn giản, ít tạo ra sự hứng thú, bất ngờ cho học sinh, việc biểu diễn các thí nghiệm này chỉ nhằm mục đích chứng minh hay là kiểm chứng, đối chiếu

Đưa những thí nghiệm vui vào trong dạy học, không những giúp các em giải trí sau những giờ học căng thẳng mà còn giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng, lâu bền giúp các em biết vận dụng các kiến thức

đã học để giải thích các hiện tượng quan sát được trong thực tế từ đó khơi dậy

sự đam mê, yêu thích môn học Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua biểu diễn thí nghiệm vui trong dạy học Hóa học 9, Khoa học tự nhiên 8”

II Mục đích nghiên cứu.

- Thí nghiệm vui trong dạy học Hóa học 9, KHTN 8

- Tạo môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

III Đối tượng nghiên cứu:

1 Đối tượng nghiên cứu: Biểu diễn thí nghiệm vui trong dạy học Hóa học

9, Khoa học tự nhiên 8

2.Đối tượng khảo sát thực nghiệm: học sinh khối 8,9 - Trường THCS

Lương Thế Vinh

IV Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.

1.Phạm vi: Thí nghiệm vui Hóa 9, KHTN 8 (phân môn Hóa)

2.Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2023-2024.

Trang 4

-Từ tháng 8/2023 đến tháng 9/2023: Chọn nội dung nghiên cứu; lập đề cương nghiên cứu

-Từ tháng 10/2023 đến tháng 2/2024: Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm

-Cuối tháng 2/2024: Thống kê kết quả, so sánh, phân tích, đối chiếu Rút

ra kết luận khoa học Viết đề tài nghiên cứu

V Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu

- Phương pháp quan sát, điều tra thực tế

- Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả ,tổng kết kinh nghiệm

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG I.Cơ sở lí luận.

Đối tượng nghiên cứu của môn Hóa học, Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới

tự nhiên, gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh Bản thân môn Hóa học, khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành và phòng học bộ môn, ở thực địa và các cơ sở sản xuất có vai trò, ý nghĩa quan trọng và là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, môn Hóa học, Khoa học tự nhiên giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

Sử dụng thí nghiệm vui trong dạy học tạo sự tò mò, kích thích tư duy suy nghĩ, tạo sự hứng thú cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, chủ động từ đó phát triển các phẩm chất, năng lực cho các em

II Thực trạng học môn Hóa học, KHTN tại trường THCS.

Ngay từ đầu năm học, tôi đã phát phiếu điều tra về hứng thú và năng lực hóa học, KHTN cho các em khối 8, 9 (gồm 411 học sinh) và thu được kết quả như sau:

*Hứng thú:

Tổng số HS

khối 8,9

Không thích Bình thường Thích Rất thích

*Năng lực:

- 45% học sinh có kĩ năng biết lựa chọn dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm

- 31% học sinh có kĩ năng làm thí nghiệm tốt

- 50% học sinh có kĩ năng quan sát, mô tả thí nghiệm

- 31% học sinh có kĩ năng giải thích hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận

- 42% học sinh có kĩ năng viết phương trình hóa học

- 6% học sinh có khả năng sáng tạo thí nghiệm

Như vậy nhiều học sinh không hứng thú, đam mê với môn Hóa học, KHTN Năng lực thực hành thí nghiệm của các em còn hạn chế, chưa biết vận dụng hiệu quả kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng trong thực tế Nhiều em còn ngại ngùng thuyết trình trước đông người

Với kết quả như trên, tôi thực sự suy nghĩ “Làm thế nào để các em hứng thú với bộ môn Hóa học, môn KHTN và phát triển các năng lực cần thiết về kĩ

Trang 6

năng thực hành làm thí nghiệm, khả năng tự nghiên cứu, tự thực nghiệm, sáng tạo trong tư duy, biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thí nghiệm, giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn … Từ đó tôi đã đưa các thí nghiệm vui vào giảng dạy môn Hóa học 9, KHTN 8

III Giải pháp

1.Lựa chọn thí nghiệm

Khi lựa chọn thí nghiệm giáo viên cần dựa trên các nguyên tắc:

- Lựa chọn thí nghiệm vui phù hợp với nội dung bài học

- Các thí nghiệm phải có khả năng thành công cao, đảm bảo tính an toàn, hiện tượng thí nghiệm rõ nét, tạo sự thú vị, bất ngờ, có tính khả thi cao, có thể phổ biến rộng rãi

2 Làm thử thí nghiệm đảm bảo thành công

Người biểu diễn phải làm thử thí nghiệm sao cho đảm bảo an toàn, thành công và thành thục

3 Viết lời giới thiệu thí nghiệm

Nên có lời giới thiệu vào từng màn thí nghiệm để thu hút học sinh Lời giới thiệu phải hấp dẫn, lôi cuốn, kích thích tính tò mò của học sinh

4 Tạo sự bất ngờ, kích thích trí tò mò cho học sinh

Khi biểu diễn thí nghiệm vui, nguyên nhân, cách tiến hành thí nghiệm phải được dấu kín để tạo sự bất ngờ

5 Đặt câu hỏi

Sau khi đã biểu diễn thí nghiệm vui, người biểu diễn (giáo viên hoặc học sinh) khéo léo đặt câu hỏi đưa ra gợi ý về các hóa chất đã được sử dụng , gợi mở

để học sinh dựa vào kiến thức đã có tư duy giải thích

6.Ánh sáng, âm thanh

- Ánh sáng, phông nền làm nổi bật thí nghiệm ( thí nghiệm đốt cháy: ánh sáng tối, phông nền tối)

- Âm thanh: sôi nổi hay bí ẩn phù hợp với từng thí nghiệm -> hứng thú cho học sinh

IV.Tiến trình thực hiện

Tôi đã đưa rất nhiều thí nghiệm vui vào giảng dạy môn Hóa học 9 và KHTN8 trong phần tạo tình huống vào bài Tôi xin giới thiệu đại diện 6 thí nghiệm vui đã áp dụng được học sinh hào hứng đón nhận và đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy

1. Đốt cháy thuyền không dùngBài mở đầu hoặc bài phản ứng hóa học

Trang 7

lửa (KHTN 8)

2. Núi lửa phun trào Muối ( Tính chất hóa học)

(Hóa 9)

3. Bông hoa thần kì Base ( Hóa 9)

Base Thang pH ( KHTN 8)

4. Chiếc đũa thần Axit ( Tính chất hóa học của axit sunfuric đặc)

(Hóa 9)

5. Đốt cháy khăn mùi soa

Bài mở đầu hoặc bài phản ứng hóa học (KHTN 8)

Rượu etylic (Hóa 9)

6. Khẩu pháo đại bác Axetilen

(Hóa 9)

Ví dụ 1: Đốt cháy thuyền không dùng lửa.

Bài áp dụng: Bài mở đầu hoặc bài phản ứng hóa học (KHTN 8)

Lời dẫn: Các em còn nhớ, năm 1861 Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiến

thuyền hiện đại nhất của giặc Pháp trên sông Nhật Tảo đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một bản anh hùng ca Hôm nay cô sẽ tái hiện lại cảnh chiến thuyền bị đốt cháy song không phải dùng lửa đốt mà dung nước để đốt cháy Thật kì lạ phải không các em?

a Chuẩn bị:

- Cồn, nước, soldium (Na)

- Chậu thủy tinh, ống hút, chiếc thuyền giấy

b Tiến hành:

- Cho 1 mẩu soldium (Na) bằng hạt đậu xanh vào chiếc thuyền

- Cho một ít cồn vào chậu thủy tinh

- Cho thuyền trên vào chậu thủy tinh rồi nhỏ nước vào natri được dấu trong thuyền.Thuyền bốc cháy

c Hiện tượng: Thuyền bốc cháy không cần dùng lửa

d Giải thích

2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2 +Q

Nhiệt tỏa ra đốt cháy chiếc thuyền

C2H5OH + 3O2 -> 2 CO2 + 3H2O

Lưu ý để thí nghiệm thành công, đảm bảo an toàn: Na chỉ lấy lượng

nhỏ bằng hạt đậu xanh và chỉ cho một ít cồn được pha loãng vào chậu thủy tinh Nhỏ một ít nước vào đúng vị trí của Na được đặt trong thuyền Để các thứ dễ

Trang 8

gây cháy nổ tránh xa Để chậu thủy tinh không bị nứt vỡ khi thuyền cháy thì trước khi làm thí nghiệm chậu thủy tinh phải được làm ướt đều.

Ví dụ 2: Núi lửa phun trào.

Bài áp dụng: Muối (Tính chất hóa học - Hóa 9)

Lời dẫn: Các em đã bao giờ được đến tận nơi có núi lửa đang hoạt động

để tìm hiểu chưa? Chắc chắn chưa phải không! Nếu bây giờ và ngay tại đây cô cho các em tận mắt chiêm ngưỡng núi lửa phun trào, các em thấy thế nào?

a Chuẩn bị:

- (NH4)2Cr2O7

- Que đóm, tờ amian, bát sứ, bật lửa, mô hình núi lửa

b Tiến hành:

-Cho (NH4)2Cr2O7 vào ½ bát sứ đặt lên tờ amian

- Đưa que đóm đang cháy cắm sâu vào chính giữa hợp chất trong bát sứ

c Hiện tượng: Các phân tử đỏ rực bắn tung tóe trông giống như núi lửa

hoạt động, đang phun trào dung nham Các phân tử tạo thành được đùn lên cao trông như ngọn núi lửa

d Giải thích

Người làm thí nghiệm cho muối (NH4)2Cr2O7 vào trong bát sứ rồi đưa que đóm đang cháy vào nhằm cung cấp nhiệt cho phản ứng phân hủy muối (NH4)2Cr2O7

(NH4)2Cr2O7 N2+ Cr2O3+ 4H2O

* Lưu ý để thí nghiệm thành công: (NH 4 ) 2 Cr 2 O 7 phải được nghiền nhỏ, que đóm đang cháy đưa vào chính giữa hợp chất trên đến khi (NH 4 ) 2 Cr 2 O 7 bắt đầu cháy thì mới bỏ ra

t o

Trang 9

Ví dụ 3: Bông hoa thần kì

Bài áp dụng: Bazơ (Hóa 9); Base.Thang pH ( KHTN8)

Lời dẫn: Cô có 3 bông hoa không có màu Các em làm thế nào để biến

bông hoa không màu này thành bông hoa có màu sắc sặc sỡ ( lưu ý là không được tô màu, phun màu)

a Chuẩn bị:

Dung dịch phenolphthalein, nước xay cải bắp tím,dung dịch NaHCO3, NaOH, 3 bông hoa giấy (được làm bằng giấy lọc hoặc giấy nhún), 2 bình xịt nhỏ

b Tiến hành

- Nhúng bông hoa số 1 vào dung dịch phenolphtalein,2 bông còn lại (số 2,3) vào nước bắp cải tím để khô

- Xịt dd NaOH vào bông hoa 1 và 2, xịt dung dịch NaHCO3 vào bông hoa còn lại

c Hiện tượng: 3 bông hoa lập tức đổi màu thành màu hồng, màu xanh,

màu vàng rất đẹp

d Giải thích:

NaOHlà dd bazơ làm đổi màu chất chỉ thị (phenolphthalein không màu chuyển thành màu hồng) nên bông hoa nhúng phenolphthalein sẽ chuyển thành màu hồng khi xịt dd NaOH

Nước bắp cải tím chứa chất chỉ thị thuộc nhóm anthocyanin Chúng chuyển màu đỏ trong môi trường acid, hóa xanh trong môi trường base Tùy vào base mạnh hay yếu mà cho ra màu xanh lá cây nhạt đến vàng Bông hoa nhúng nước bắp cải tím sẽ chuyển sang màu vàng khi xịt dd NaOH, chuyển sang màu xanh khi xịt dung dịch NaHCO3

*Lưu ý để thí nghiệm thành công, an toàn: Nhúng bông hoa giấy vào dung

dịch phenolphthalein hay nước bắp cải tím phải để khô mới lên màu đẹp Có thể

Trang 10

thay NaOH bằng dung dịch nước vôi trong Ca(OH) 2 để đảm bảo an toàn khi thí nghiệm.

Ví dụ 4: Chiếc đũa thần

Bài áp dụng: Axit (Tính chất hóa học của axit sunfuric đặc- Hóa 9)

Lời dẫn: Làm thế nào để thắp sáng một ngọn nến mà trong tay không có

diêm, bật lửa.Bạn nào có thể làm được?Không thể phải không! Nhưng cô

có thể Chỉ cần chiếc đũa thần kì này cô sẽ thắp sáng ngọn nến ngay lập

tức

a.Chuẩn bị:

-H2SO4đ, KClO3

-Đũa thủy tinh, nến

b.Tiến hành:

-Rắc đều KClO3 bột vào sợi bấc

-Lấy đũa thủy tinh nhúng vào H2SO4đ đưa gần tiếp xúc với sợi bấc

c Hiện tượng: Nến bốc cháy.

d.Giải thích

Sợi bấc được làm từ xenlulozơ Khi đưa đũa thủy tinh nhúng H2SO4 đ tiếp xúc với sợi bấc H2SO4 đ sẽ lấy nước của xenlulozơ

(C6H10O5)n 6nC + 5nH2O + Q

Phản ứng tỏa nhiệt làm cho KClO3 bị phân hủy thành O2

2KClO3 2KCl + 3O2

C+ O2 CO2 (phản ứng cháy)

t 0

t 0

t 0

Trang 11

Lưu ý để thí nghiệm thành công, đảm bảo an toàn: sợi bấc nến phải

tách thành các sợi nhỏ và được rắc đều KClO 3 bột Sau đó đũa thủy tinh nhúng vào H 2 SO 4 đ phải được nhỏ ngay vào đầu sợi bấc Đũa thủy tinh dùng xong phải cho ngay vào chậu thủy tinh có nước để không gây nguy hiểm.

Ví dụ 5: Đốt cháy khăn mùi soa.

Bài áp dụng: Rượu etylic (Hóa 9) hoặc bài mở đầu hay bài phản ứng hóa học ( KHTN 8)

Lời dẫn: Gọi 1 HS lên đốt 1 khăn mùi soa rồi nhận xét sản phẩm thu

được (Sản phẩm là cục tro)

Gọi 1 HS khác đốt 1 chiếc khăn mùi soa có tẩm dung dịch cồn rồi cho biết hiện tượng (Khăn bốc cháy xong vẫn giữ nguyên vẹn như ban đầu)

GV: Tại sao lại có sự khác biệt đó?

a Chuẩn bị

- Cồn, nước

- Khăn trắng, cốc thủy tinh, kẹp inox, bật lửa

b Tiến hành

- Nhúng khăn vào dung dịch cồn pha với nước rồi vắt bỏ bớt nước

- Đốt khăn

c Hiện tượng: Khăn bốc cháy xong vẫn giữ nguyên vẹn như ban đầu

d Giải thích: Cồn là chất rất dễ bay hơi, hơi của chúng rất dễ cháy

Với vài giọt cồn trên khăn ướt thì khi cháy lượng nhiệt tỏa ra chỉ đủ làm nước ở khăn bay hơi mà không cháy khăn

*Lưu ý để thí nghiệm thành công, đảm bảo an toàn: Cồn pha với nước

theo tỉ lệ là 1:2 hoặc 1 : 3 sau đó nhúng khăn mùi soa vào và vắt vừa phải (không được vắt khô cũng không được để nhiều nước) Có thể thay cồn bằng axetôn hoặc ete

Trang 12

Ví dụ 6: Khẩu pháo đại bác

Bài áp dụng: Axetilen ( Hóa 9)

Lời dẫn: Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bộ đội ta đã

tiêu diệt nhiều máy bay của địch bằng các khẩu pháo đại bác.Hôm nay, các em

sẽ được chiêm ngưỡng khẩu pháo đại bác do câu lạc bộ hóa học của trường sáng chế Khẩu pháo đại bác này không phải dùng để bắn máy bay mà để chào mừng các em đã tham dự chương trình HÓA HỌC VUI ngày hôm nay!

a.Chuẩn bị: - Đất đèn ( CaC2), nước, cồn

- Ống tre (ống tuýp), giá đỡ, đuốc, gói mảnh vụn giấy nhiều màu

b.Tiến hành:

- Lấy một đoạn ống tre (ống tuýp) dài chừng 60-70cm đã đục bỏ mấu chỉ

để lại mấu cuối cùng.Trên ống tre (ống tuýp) cách mấu cuối cùng khoảng 20 cm khoét một lỗ nhỏ Sơn màu cho ống tre (ống tuýp) trông giống như khẩu pháo đại bác

- Cho một ít nước vào ống tre (ống tuýp)

- Đặt ống tre (ống tuýp) đó trên bệ đỡ nghiêng 45o

-Cho một ít đất đèn vào và đậy nút là gói bọc các mảnh vụn giấy màu -Châm đuốc để gần lỗ đã được khoét trên ống

c.Hiện tượng: Pháo nổ bắn tung tóe các mảnh giấy màu như màn pháo hoa.

d Giải thích:

CaC2+ 2H2O Ca(OH)2 + C2H2 +Q

Đốt đuốc để gần lỗ đã được khoét trên ống tre (ống tuýp) nhằm cung cấp nhiệt cho phản ứng đốt cháy axetilen (C2H2 )

2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O

C2H2 cháy tạo ra tiếng nổ và khí sinh ra tạo áp lực lớn đẩy tung nút làm bắn các mảnh vụn giấy màu

t 0

Ngày đăng: 19/07/2024, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w