Các cuộc phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng...5aPhong trào chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến...5bPhong trào chống Pháp theo khuynh hướng tư sản...6CHƯƠNG 2
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN
SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG LÀ NHÂN TỐ HÀNG ĐẦU QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ TIẾP NỐI TRUYỀN
THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG
Môn học: Lịch sử Đảng cộng sản Việt NamGiảng viên: Th.s Nguyễn Thị Đăng ThuSinh viên: Nguyễn Thị Vân
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC KHI CÓ ĐẢNG 4
1 Khái quát chung tình hình Việt Nam khi chưa có Đảng 4
2 Các cuộc phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng 5
a) Phong trào chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến 5
b) Phong trào chống Pháp theo khuynh hướng tư sản 6
CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 7
I Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 7
1 Điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 7
2 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập 9
II Những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 11 1 Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng Tháng Tám 1945 11
2 Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) 12
3 Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (1954 - 1975) 13
4 Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì đổi mới (từ năm 1975 đến nay) 14
CHƯƠNG 3: ĐẤT NƯỚC HỘI NHẬP, ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ TRUYỀN THỐNG TIẾP NỐI CỦA THẾ HỆ TRẺ 17
I Đất nước thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá 17
II Truyền thống tiếp nối của thế hệ sinh viên hiện nay 19
KẾT LUẬN 21
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lý luận chủ nghĩa Mác - Lenin đã chỉ rõ vai trò nhân dân là người sáng tạo nênlịch sử - động lực của các cuộc cách mạng, tuy nhiên sức mạnh của quần chúngchỉ có thể phát huy đầy đủ, đúng đắn khi có sự lãnh đạo của một Đảng cáchmạng chân chính Chính trên ý nghĩa đó áp dụng vào cách mạng Việt Nammuốn làm cách mạng thì: “trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vậnđộng dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọinơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có thểvững thuyền mới chạy”
Luận điểm của Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Cách mạng là sự nghiệp củaquần chúng, nhưng không phải là tổng quần chúng gộp lại một cách cơ học mà
là khối đại đoàn kết toàn dân được giáo dục, được giác ngộ có tổ chức và đượcdẫn dắt bởi đường lối đúng đắn của một tổ chức mang tên Đảng vô sản ĐảngCộng sản có trách nhiệm như người cầm lái, người dẫn đường: Đảng có tráchnhiệm hoạch định đường lối đúng đắn và đưa đường lối đó vào quần chúng đểgiác ngộ tập hợp, tổ chức nhân dân đứng lên đấu tranh thực hiện giải phóng dântộc và xây dựng xã hội mới Trong đó thực tiễn cách mạng Việt Nam từ năm
1930 - 19054 đã khẳng định: “Sự lãnh đạo đúng đắn của đảng là nhân tố quantrọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.”
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của Đảng và nhà nước ta em đã lựa
chọn đề tài: “Sự lãnh đạo đúng đắn của đảng là nhân tố hàng đầu quyết định
thắng lợi của cách mạng việt nam Sinh viên cần làm gì để tiếp nối truyền thống
vẻ vang của Đảng” nhằm nêu rõ thêm về lịch sử hào hùng của Đảng ta cũng như
truyền thống quý báu dân tộc góp phần nhỏ đến các bạn – thế hệ trẻ Việt Nam.Đồng thời, trong quá trình làm bài không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, em rấtmong quý thầy cô cùng các bạn góp ý để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 4CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC KHI CÓ ĐẢNG
1 Khái quát chung tình hình Việt Nam khi chưa có Đảng
Là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng của châu
Á, Việt Nam trở thành đối tượng nằm trong mưu đồ xâm lược của thực dân Pháptrong cuộc chạy đua với nhiều đế quốc khác Sau quá trình dài điều tra và thăm
dò, ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng và
từ đó từng bước thôn tính Việt Nam Xã hội Việt Nam tại thời điểm đó – xã hộitheo chế độ phong kiến (dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn) đã nhanh chónglâm vào giai đoạn khủng khoảng trầm trọng Trước hành động xâm lược củaPháp, Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp (Hiệp ước 1862, 1874, 1883)
và đến ngày 6-6-1884 với Hiệp ước Patonốt (Patenotre) đã đầu hàng hoàn toànthực dân Pháp, Việt Nam trở thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô,
Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”
Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy
nhà nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận của giai cấp
tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực Vô hình chungchúng đã tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, đặctrưng của chế độ thuộc địa Sự cai trị của chính quyền thuộc địa đã làm cho nhândân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ Tất yếu mọi phong trào yêunước bị đàn áp dã man; mọi ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên ngoài vàođều bị ngăn cấm
Về kinh tế, chúng triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư
sản Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm
sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý,
vô nhân đạo, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến đẩy nhân dân ta vào cảnhbần cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậuquả nghiêm trọng, kéo dài
Trang 5Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích
văn hoá nô dịch, sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốtnát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng
Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hộiViệt Nam có những biến đổi lớn, đồng thời, hai giai cấp mới ra đời: giai cấpcông nhân và giai cấp tư sản Từ đó, nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sangchế độ thuộc địa nửa phong kiến Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản:mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâuthuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến taysai Hai mâu thuẫn này có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữadân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu Vì vậy, nhiệm vụchống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến tay saikhông tách rời nhau Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấutranh đòi quyền dân sinh, dân chủ Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam đặt
ra và cần được giải quyết
2 Các cuộc phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng
a) Phong trào chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết đứng đầu (1885-1896), nhiềucuộc khởi nghĩa đã diễn ra sôi nổi rộng khắp và thể hiện tinh thần quật cườngchống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân khi triều đình phong kiến đã đầuhàng Nhưng ngọn cờ phong kiến lúc đó không còn là ngọn cờ tiêu biểu để tậphợp 1 cách rộng rãi, toàn thể các tầng lớp nhân dân, không có khả năng liên kếtcác trung tâm kháng Pháp trên toàn quốc nên cuộc khởi nghĩa của Phan đìnhPhùng thất bại năm 1896 là lúc chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp phongkiến đối với phong trào yêu nước Việt Nam
Phong trào tự phát của nông dân Yên Thế (1897-1913) do Hoàng HoaThám lãnh đạo, đây là cuộc đấu tranh anh dũng của nông dân Việt Nam kéo dàigần 30 năm, ghi mốc son trong lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp (TD
Trang 66Pháp) Sự bền bỉ, ngoan cường của phong trào thể hiện sức mạnh to lớn củanông dân nhưng phong trào vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến” không có khảnăng mở rộng hợp tác và thống nhất tạo thành 1 cuộc cách mạng giải phóng dântộc nên cuối cùng cũng bị TD Pháp đàn áp.
b) Phong trào chống Pháp theo khuynh hướng tư sản
Tiêu biểu là xu hướng bạo động do Phan Bội Châu (1867-1940) tổ chức,lãnh đạo và xu hướng cải cách do Phan Châu Trinh (1872-1926) đề xướng.Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội (chủ trương xây dựng chế độ quânchủ lập hiến như ở Nhật, tổ chức đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhậthọc tập Năm 1912 lập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội với tôn chỉ là đánhđuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc ViệtNam Nhưng chương trình, kế hoạch hoạt động của hội lại thiếu tôn chỉ rõ ràng.Khi Phan bội Châu bị bắt đống thời sự ảnh hưởng của tổ chức này đối với phongtrào yêu nước Việt Nam cũng chấm dứt
Phan Châu Trinh và những người cùng chí hướng muốn giành độc lập dântộc bằng con đường cải cách đất nước: “chấn dân trí, khai dân trí, hậu dân sinh”,bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân quyền, khai thông dân trí, mở mang thựcnghiệp Phan Châu Trinh đã đề nghị nhà nước “bảo hộ” Pháp tiến hành cải cách
để cứu nước PT đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man, giết hại các sĩ phu yêunước và nhân dân tham gia biểu tình
Tất cả các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến hay tư sảnđều thất bại Điều đó đã nói lên 1 sự thật: con đường cứu nước của các phongtrào cách mạng Việt Nam đều rơi vào tình trạng bế tắc Xã hội Việt Nam thiếumột chính Đảng chân chính tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh cáchmạng, thiếu một đường lối chính trị đúng đắn, chưa tập hợp được đông đảo quầnchúng nhân nhân tham gia cách mạng, chưa có phương pháp cách mạng khoahọc
Trang 7CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
1 Điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đườnglối cứu nước, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành(Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngoài, bắt đầu đi tìm con đường cứu
nước Người đã qua nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động, vừa học tập, nghiêncứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ),
tích cực tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến
tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc Người rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính
phục V.I.Lênin và đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ, bảo vệ cách mạng Nga;
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Những hoạt động cách mạng phong phú
đó đã giúp Người từng bước rút ra những bài học quý báu và bổ ích cho sự lựachọn con đường cách mạng của mình
Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin Luận cương đãgiải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở Từ đây, Người
đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”;
xác định những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc Đó là con
đường giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn vớichủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng dân tộc từng nước với phong trào cách mạng
vô sản thế giới
Đối với Nguyễn Ái Quốc, đây là bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đếnvới chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ
Trang 8cộng sản quốc tế Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường thắng lợi cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam Nguyễn Ái Quốc là người Việt Namđầu tiên tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, tìm racon đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam Người đã có những chuẩn bị
cả về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng
Về tư tưởng, từ giữa năm 1921, tại Pháp, cùng một số nhà cách mạng của
các nước thuộc địa khác, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệpthuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) Người viết nhiềubài trên các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san
“Thư tín quốc tế”,
Về chính trị, xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm của
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, kế thừa và phát triển quanđiểm của V.I.Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đưa ranhững luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc Người khẳngđịnh rằng, con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là giải phóng giaicấp, giải phóng dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp củachủ nghĩa cộng sản Đường lối chính trị của Đảng cách mạng phải hướng tớigiành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào, hướng tới xây dựngnhà nước mang lại quyền và lợi ích cho nhân dân
Về vấn đề Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Cách mạng
trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vữngcách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”
Về tổ chức, sau khi lựa chọn con đường cứu nước - con đường cách mạng
vô sản cho dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc thực hiện “lộ trình” “đi vào quầnchúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độclập Sau một thời gian hoạt động ở Liên Xô để tìm hiểu, khảo sát thực tế về cáchmạng vô sản, tháng 11- 1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc) - nơi cóđông người Việt Nam yêu nước hoạt động để xúc tiến các công việc tổ chức
Trang 99thành lập Đảng Cộng sản Tháng 2-1925, Người lựa chọn một số thanh niên tíchcực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập
Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốcđược giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận Nó lôi cuốn nhữngngười yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên caotrào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân ngàycàng trở thành một lực lượng chính trị độc lập Sự truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin vào phong trào quần chúng và phong trào công nhân, làm cho phong tràođấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ,đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo Vì vậy, các tổ chức cộng sản lầnlượt được thành lập:
- Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ
- Mùa Thu năm 1929 An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.,
- Ngày l-l-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở TrungKỳ
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộngsản tuyên bố thành lập Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấutranh cách mạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạtđộng biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn Yêu cầu bứcthiết của cách mạng đặt ra là cần có một Đảng Cộng sản duy nhất để lãnh đạophong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam Lãnh tụNguyền Ái Quốc - cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗilạc của dân tộc Việt Nam - là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứngyêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản
Từ ngày 6-l đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sảnhọp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồngchí Nguyễn Ái Quốc Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là
Trang 10Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sửnhư là Đại hội thành lập Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kếtquả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những nămđầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phongtrào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sànglọc nghiêm khắc của lịch sử và của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tưtưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chíNguyễn Ái Quốc
Đó là một mốc lớn, bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng ViệtNam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước.Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đã xác định: cách mạng ViệtNam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất đúng đểthực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã
hội, giải phóng con người.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạngđúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnhđạo cách mạng
Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt khủng hoảng bế tắc
về đường lối cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩđại: cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vôsản thế giới Đó là kết quả của sự vận động và phát triển thống nhất của phongchào cách mạng trong cả nước sự chuẩn bị tích cực, sáng tạo, bản lĩnh của lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc, sự đoàn kết nhất trí của những chiến sĩ cách mạng tiênphong vì lợi ích của giai cấp và dân tộc Sự lựa chọn con đường cách mạng vôsản phù hợp với nội dung và xu thế của thời đại mới được mở ra từ cách mạng
Trang 1111tháng Tháng Mười Nga: “Đối với nước ta, không còn con đường nào khác để cóđộc lập dân tộc thực sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân Cần nhấn mạnh rằngđây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với
sự ra đời của Đảng ta”
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử cho phát triển củadân tộc Việt Nam, trở thành nhân tố quyết định then chốt đưa cách mạng ViệtNam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
II Những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
1 Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng Tháng Tám 1945
Ngay khi vừa mới ra đời, với đường lối cách mạng cứu nước đúng đắn,Đảng ta đã quy tụ, đoàn kết và thống nhất tất cả các giai cấp, các tầng lớp yêunước, xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp, đấu tranh chốngthực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.Qua 15 năm đầu tiên lãnh đạo cách mạng (1930-1945), trải qua các cuộcđấu tranh gian khổ hy sinh, với 3 cao trào cách mạng lớn (1930-1931, 1936-
1939, 1939-1945), khi thời cơ đến Đảng đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩaTháng Tám năm 1945 thành công Nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô
lệ của chế độ thực dân và lật nhào chế độ phong kiến tay sai thối nát
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọcTuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập nên nhànước của dân, do dân và vì dân Dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới - kỷnguyên độc lập, tự do, dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Đánh giá ý nghĩa lịch sử của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giaicấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lầnnày là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa