1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

truyện thơ truyện kiều nlvh truyện kiều trang nguyễn thị quỳnh

6 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyện Kiều
Tác giả Nguyễn Du
Trường học Trường THPT Nguyễn Huệ
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề kiểm tra cuối kì
Năm xuất bản 2023 - 2024
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Truyện Kiều, Văn chiêu hồn… Các tác phẩm thể hiện sự cảm thông sâu sắc

Trang 1

TRƯỜNG ….

TỔ VĂN

ĐỀ CHÍNH THỨC

( Đề này có 01 trang )

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên học sinh Lớp

I ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“ Thương nhau xin nhớ lời nhau,

Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.

Chén đưa nhớ bữa hôm nay,

Chén mừng xin đợi ngày này năm sau!

Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai sẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường!”

( Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)

Chú thích:

* Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên Quê làng Tiên Điền, huyện

Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn Sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Truyện Kiều, Văn chiêu hồn… Các tác phẩm thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh,… và lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người

*Bối cảnh đoạn trích: Sau khi bị Sở Khanh lừa, Thuý Kiều phải sống kiếp của một cô gái lầu xanh Sau

đó, Kiều đã được Thúc Sinh “chuộc” ra khỏi lầu xanh, và có một cuộc sống hạnh phúc Sau một thời gian, Thúc Sinh chia tay Thuý Kiều về nhà gặp Hoạn Thư để thông báo chuyện giữa hai người Đoạn thơ này miêu tả cuộc chia tay trên, được trích từ câu 1501 đến câu 1526 trong Truyện Kiều

* Giải thích từ ngữ:

- Bào: áo Khi ly biệt người ta hay nắm lấy áo nhau, thể hiện sự quyến luyến Chia bào tức là buông áo

- Phong: Một loại cây ở Trung Quốc, lá chia ra nhiều cành, đến mùa thu thì sắc lá hoá đỏ

- Quan san: Quan ải, núi non, thường được dùng để chỉ sự xa xôi cách trở

- Dặm hồng: Dặm đường đi giữa bụi hồng Chinh là đi đường xa, an là yên ngựa Người ta thường dùng hai chữ chinh an để chỉ việc đi đường xa

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0.5 điểm)

Câu 2 Chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích? (0.5 điểm)

Câu 3 Trong các câu thơ: “Người lên ngựa kẻ chia bào”, “Người về chiếc bóng năm canh”,“Kẻ đi

muôn dặm một mình xa xôi”,“Người” và “kẻ” được nhắc đến là những nhân vật nào? (0.5 điểm)

Câu 4 Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ “Người lên ngựa kẻ chia

bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.”? (1.0 điểm )

Câu 5 Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ: “Người về chiếc

bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”? (1.0 điểm)

Câu 6 Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”? (1.0 điểm)

Câu 7 Ngoài tác phẩm Truyện Kiều, anh/ chị hãy kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài người phụ

nữ trong văn học trung đại?(0.5 điểm)

Câu 8 Thái độ tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích? (1.0 điểm)

II LÀM VĂN (4.0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:

“Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai sẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường!”

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)

Hết

Trang 2

-TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

TỔ VĂN – CÔNG DÂN

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I- NĂM HỌC: 2023 –

2024 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

HƯỚNG DẪN CHẤM

1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

0.5

2 Những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích: rừng phong, dặm hồng bụi cuốn, ngàn dâu, vầng trăng

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng đáp án hoặc từ 2 đến 3 hình ảnh đều được : 0.5 điểm.

- Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

0.5

3 “Người” và “kẻ” được nhắc đến trong các câu thơ là các nhân vật: Thúc Sinh, Thúy Kiều

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm, một nhân vật được 0.25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

0.5

4 Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ “Người lên

ngựa kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

- Phép đối : Người lên ngựa/ kẻ chia bào

- Tác dụng:

+ Giúp cho lời thơ cân đối, nhịp nhàng, tăng tính nhạc, giàu giá trị biểu cảm

+ Phép đối có tác dụng biểu đạt thấm thía hơn, cảm động hơn tâm trạng lưu luyến của Thúc Sinh – Thúy Kiều khi chia ly và tình cảnh cô đơn vò võ của Thúy Kiều sau khi chia tay Thúc Sinh

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.

- Học sinh trả lời được tác dụng: 0.75 điểm.

- Học sinh chỉ ra được phép đối: 0.25 điểm

- Học sinh trả lời không trả lời: 0.0 điểm.

1.0

5 Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện hai câu thơ: Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

- Nỗi cô đơn và nhỏ bé, cảm giác lẻ loi, bất lực: người về thì “chiếc bóng”, kẻ

đi xa thì “một mình”, người thì “năm canh” vò võ thao thức, kẻ thì “muôn dặm xa xôi”

- Nỗi buồn thao thức, đơn chiếc, lẻ bóng vô cùng, vô tận củaThúy Kiều

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án : 1.0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời được ý 1 : 0.5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

1.0

6 Nội dung của hai câu thơ:

- Mượn hình ảnh thiên nhiên là vầng trăng để nhấn mạnh sự chia lìa của Thúy Kiều và Thúc Sinh

- Diễn tả nỗi buồn thương, cô đơn, trống vắng của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0.5 điểm.

1.0

Trang 3

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0.5 điểm.

7 Ngoài tác phẩm Truyện Kiều, hai tác phẩm khác viết về đề tài người phụ nữ

trong văn học trung đại Gợi ý HS có thể kể tên các tác phẩm sau: Chuyện người con gái Nam Xương, Quan Âm Thị Kính, Chinh phụ ngâm, Bánh Trôi nước

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm, một tác phẩm được 0.25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

0.5

8 - Đoạn trích đã tái hiện được cảnh chia li lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở (Thúy Kiều) và người đi (Thúc Sinh) cùng với dự cảm tan vỡ của Thúy Kiều

- Diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật; thể hiện sự đồng cảm của tác giả với niềm khát khao hạnh phúc và bi kịch đau đớn của con người

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời được một trong hai ý: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời kiểu khác nhưng thuyết phục, hợp lý là chấp

nhận được.

1.0

a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0.25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0.0 điểm.

0.5

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

2.0

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm Giới thiệu bối cảnh của đoạn trích.

- Nội dung đoạn trích:

+ Bốn câu trên là cảnh ban ngày, nơi đưa tiễn: Bức tranh nội tâm, bức tranh li biệt khắc sâu nỗi nhớ của người vợ đang hướng theo chồng đi xa Tâm tư con người ẩn dấu hiển hiện dưới hình bóng của cảnh vật thiên nhiên xa rộng, mênh mông vừa nhẹ nhàng thấp thoáng vừa cô đơn buồn tủi

+ Bốn câu sau là cảnh ban đêm, nơi phòng khuê: thể hiện nỗi buồn của người

vợ nhớ chồng Hình bóng cô đơn,thao thức khôn nguôi của nàng Kiều, và hình ảnh lẻ loi của Thúc Sinh trên con đường muôn dặm đường xa xôi vời vợi, thể hiện sâu sắc lòng thương cảm xót xa của nhà thơ

- Nghệ thuật:

+ Từ ngữ, hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng ("rừng phong", "ngàn dâu xanh", "màu quan san", )

+ Nghệ thuật đối (Người về >< Kẻ đi, chiếc bóng >< một mình, năm canh >< muôn dặm, )

+ Từ Hán Việt ("quan san", "bào", "chinh an", )

+ Vận dụng ca dao một cách sáng tạo ("Vầng trăng ai xẻ làm đôi", "Người về chiếc bóng năm canh", )

+ Giọng thơ da diết, đầy cảm xúc

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2.0 - 2,25 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm

Trang 4

Đánh giá và mở rộng:

- Đoạn trích là những vần thơ hay nhất về những say đắm và những nỗi nhớ nhung sầu muộn của một tình yêu không trọn vẹn, lãng mạn và đầy bi kịch Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình khi diễn tả nỗi khát khao chính đáng của những đôi trai gái yêu đương

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được từ 2 - 3 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

- Không cho điểm nếu bài làm không đánh giá.

0.5

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ

pháp.

0.25

e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới

mẻ

Hướng dẫn chấm:

- Bài viết trình bày sâu sắc, có cách diễn đạt mới,có liên hệ, có dẫn chứng thuyết phục: 0.5 điểm.

- Bài viết trình bày chưa sâu sắc, chưa có cách diễn đạt mới,chưa có liên hệ, thiếu dẫn chứng hoặc chưa thuyết phục: 0.25 điểm.

- Không cho điểm nếu bài làm trình bày thiếu rõ ràng, dơ bẩn, không dẫn

chứng.

0,5

Trang 5

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MA TRẬN BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I

TỔ VĂN - CÔNG DÂN Môn: Ngữ văn lớp 11 – Năm học: 2023 -2024 Thời gian: ( 90 phút)

1 Khung ma trận đề 100% tự luận- Lớp 11

TT Kĩ năng

Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng

Viết văn bản nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn học

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

% điểm

2 Viết Viết văn bản nghị luận về một đoạn trích/tác

2 Bản đặc tả

TT Nội

dung

kiến

thức

/kĩ

năng

Đơn vị kiến thức /kĩ năng

Mức độ kiến thức/kĩ năng cần đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

Tổng Nhận

biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao

HIỂU

Truyện thơ (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nhận biết:

- Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn trích/văn bản

- Xác định được các đặc điểm nổi bật của thể loại Truyện thơ:

nội dung, tư tưởng tình cảm nhân vật, các biện pháp nghệ thuật…

Thông hiểu:

- Hiểu được nội dung của văn bản/đoạn trích

- Nhận xét, đánh giá về các đặc điểm nổi bật của truyện thơ

Vận dụng: Thông qua đọc hiểu

văn bản rút ra bài học ý nghĩa, liên hệ ý nghĩa đối với bản thân

2 VIẾT Viết bài

văn nghị luận về một tác phẩm truyện thơ ( Truyện Kiều – Nguyễn Du

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận

- Nêu được thông tin về tác giả, tác phẩm

- Xác định được cách thức trình

bày của một bài văn Thông hiểu:

- Hiểu vấn đề cần nghị luận

- Phân tích, đánh giá được tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích

Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng tạo lập

Trang 6

văn bản như dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp; kiến thức đã học

về các thể loại để triển khai phân tích

- Rút ra được thông điệp, liên hệ bản thân

Vận dụng cao:

- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận, phân tích, đánh giá; có phát hiện sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, có giọng điệu riêng

Ngày đăng: 18/07/2024, 15:43

w