Hộp thoại Place Part xuất hiện, tiến hành lấy những linh kiện từ trong thư viện ra, nhấp chuột vào nút Add Library… Hộp thoại Browse File xuất hiện, tại khung Look in nhấp chuột vào mũi
Trang 1LỜI GIỚI THIỆU
Với mục đích chia sẻ các kiến thức thu nhặt được và muốn các bạn có
ý định học thiết kế mạch, giúp các bạn không mất nhiều thời gian Tôi xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm mà tôi đã trải qua Tất cả những kinh nghiệm này đều được tôi mày mò, sưu tầm thu lượm trên mạng và trên các diễn đàn Các tài liệu này nó chỉ là từng phần nhỏ từ các nơi được tôi sưu tầm và tổng hợp lại Trong tài liệu này có sử dụng một số bài viết của cộng đồng các bạn trên mạng, cũng như trên các diễn đàn Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về kinh nghiệm cũng như tài liệu của các đàn anh đi trước Họ đã mở ra các diễn đàn rất hay và bổ ích giúp rất nhiều cho mục đích tự nghiên cứu của sinh viên và các bạn đam mê khoa học Toturial này có sử dụng các thông tin trên một số diễn đàn như: dientuvietnam.net, diendandientu.com, dieukhientudong.com, picvietnam.com.
Để thiết kế được một mạch để ứng dụng vào một mục đích nào đó Các bạn phải trải qua một số bước sau:
1 Vẽ sơ đồ mạch.
2 Chuyển sang sơ đồ mạch in.
3 Làm mạch in.
4 Gắn linh kiện.
Trang 2I./Vẽ sơ đồ mạch.
Orcad là một chương trình dùng để thiết kế mạch khá hay Nó là một phần mềm khá đầy đủ các chức năng: nó vừa có thể thiết kế mạch, xuất ra mạch in, vừa có thể mô phỏng được mạch Nhưng tôi chưa dùng công cụ mô phỏng Orcad bao giờ vì đối với tôi mô phỏng thì proteus là quá hay rồi Nên trong khuôn khổ Toturial này tôi chỉ giới thiệu cho các bạn phần
Capture CIS và Layout Plus.
Đầu tiên để bắt đầu học Orcad thì tất nhiên bạn phải có phần mềm học Orcad Hiện nay đã có bản Orcad 10.0 nhưng bản Orcad này không thông dụng và rất nặng khi cài vào máy, bạn chỉ cần Orcad 9.0 hoặc 9.2 là đủ Nó vừa thông dụng, vừa đầy đủ Các bạn có thể kiếm phần mềm này trên mạng, nhưng nói chung các bạn không nên để mất thời gian và tiền download phần mềm này trên mạng vì chỉ với 8000đ là bạn có ngay một đĩa cài Orcad mà không phải lang thang trên mạng tìm kiếm (mất thời gian).
Việc cài Orcad vô cùng đơn giản nhưng tôi thấy trên các diễn đàn các bạn cũng hỏi rất nhiều nên ở đây tôi xin giới thiệu luôn cho các bạn:
Cho đĩa vào chạy như bình thường, ấn NEXT liên tục đến đoạn:
Trang 3Các bạn chọn Standalone Licensing rồi NEXT, NEXT tiếp cho đến khi xuất hiện
Các bạn nhớ gõ Keys Code là: 1,2,5,6,7,8,9,j,k nhé Chú ý mỗi số trên một dòng như trên hình vẽ trên rồi NEXT
Trang 4rồi bạn cứ chọn NEXT tiếp sẽ thành công.
Sau khi cài xong, bạn nhớ copy các file trong thư mục Crack
vào C:\Program Files\Orcad Rồi chạy file PDXOrCAD.exe
Màn hình sẽ xuất hiện:
Như các bạn thấy hướng dẫn khi chạy file Crack này rồi đó: Các bạn phải thoát khỏi chương trình Orcad nếu nó đang chạy.
Các bạn nhớ thay đổi đường dẫn ở phần Directory là: C:\Program
Files\Orcad\ Rồi ấn Apply thế là xong.
Trang 5Đây là hình ảnh khi các bạn cài thành công.
Bước đầu thế là xong, bây giờ bạn đã có công cụ trong tay Chúng ta cùng bắt đầu nghịch Orcad nào.
nhưng chỉ có một yêu cầu ở đây là các linh kiện thay thế tương đương cho
Trang 6Ctrl + E : Properties.
Ctrl + Y : Redo
Ctrl + Z : Undo
Ctrl + U : Phá Group.
Shift + W : Đi dây.
Shift+ Home: Zoom all.
Trang 7Để tạo một Project mới để vẽ bạn làm như sau:
Vào File\New\Project
Các bước chi tiết để vẽ mạch “Điều chỉnh độ sáng đèn” được mô tả khá chi tiết trong tài liệu của ELECTRONIC DESIGN AUTOMATION, tôi xin giới thiệu với các bạn:
Trang 8THIẾT KẾ MẠCH IN MẠCH ĐIỀU CHỈNH ĐỘ SÁNG ĐÈN
Trong bài tập này bạn sẽ được hướng dẫn thiết kế mạch in cho mạch điều chỉnh độ sáng đèn có sơ đồ nguyên lý như sau :
Để khởi động chương
trình vẽ sơ đồ nguyên lý
mạch điện trong Orcad, nhấp
chọn Start > Programs >
OrCAD Release 9 >
Capture
Màn hình OrCAD
Capture xuất hiện, chọn
File > New > Project Hộp
thoại New Project xuất
hiện Tại khung Name nhập
tên cần đặt cho mạch vào,
tại khung Location nhấp
chuột vào nút Browse để
chọn đường dẫn cho mạch
gửi vào Chọn xong nhấp
OK
Trang 9Trong mạch này gồm có : 1 CẦU DIODE, 3 RẮC CẮM 2 CHÂN, 1 TỤ PHÂN CỰC, 1
DIODE ZENER, 6 ĐIỆN TRỞ,1 QUANG TRỞ, 1 BIẾN TRỞ, 4 TRANSISTOR, 1 TRIAC, 2 CHÂN MASS
Để lấy linh kiện ra từ thư viện, nhấp
chọn Place > Part… hay nhấn tổ hợp phím
Shift + P trên bàn phím
Hộp thoại Place Part xuất hiện, tiến hành lấy những linh kiện từ trong thư viện ra, nhấp chuột vào nút Add Library…
Hộp thoại Browse File xuất hiện, tại khung Look in nhấp chuột vào mũi tên hướng
xuống để chọn thư mục Library trong Orcad Tại khung bên dưới nhấp chọn mục Discrete
Chọn xong nhấp Open
Trang 10Hộp thoại Place Part lại xuất hiện, tại khung Libraries thấy xuất hiện mục
DISCRETE, nhấp chọn mục này Tại khung Part nhấp chuột vào thanh cuộn bên phải, nhấp
chọn tên R Chọn xong nhấp OK di chuyển con trỏ ra màn hình làm việc và nhấp chuột tại
những vị trí khác nhau để chọn vị trí, số lượng linh kiện
Để lấy quang trở chọn Place > Part… Hộp thoại Place part xuất hiện, nhấp chọn R2,
chọn xong nhấp OK và di chuyển con trỏ ra màn hình làm việc để nhấp chọn vị trí quang trở
Để lấy biến trở chọn Place > Part… Hộp thoại Place part xuất hiện, nhấp chọn
RESISTOR VAR 2, chọn xong nhấp OK và di chuyển con trỏ ra màn hình làm việc để nhấp
chọn vị trí linh kiện
Trang 11Để lấy cầu diode
chọn Place > Part… Hộp
thoại Place part xuất
hiện, nhấp chọn RB152,
chọn xong nhấp OK và
di chuyển con trỏ ra
màn hình làm việc để
nhấp chọn vị trí cầu
diode
Để lấy tụ phân cực, chọn
Place > Part… Hộp thoại Place
part xuất hiện, nhấp chọn
CAPACITOR POL, chọn xong
nhấp OK và di chuyển con trỏ ra
màn hình làm việc để nhấp chọn vị
trí tụ
Trang 12Muốn lấy diode zener, chọn Place > Part… Hộp thoại Place part xuất hiện, nhấp chọn
DIODE ZENER, chọn xong nhấp OK và di chuyển con trỏ ra màn hình làm việc để nhấp chọn
vị trí zener
Để lấy TRIAC, chọn Place > Part… Hộp thoại Place part xuất hiện, nhấp chọn T2323,
chọn xong nhấp OK và di chuyển con trỏ ra màn hình làm việc để nhấp chọn vị trí triac
Để lấy các chân cắm, chọn Place > Part… Hộp thoại Place part xuất hiện, nhấp chọn
Add Library…
Trang 13Hộp thoại Browse File xuất hiện, nhấp chuột vào thanh cuốn bên dưới để tìm và chọn mục Connector Chọn xong nhấp OK
Hộp thoại Place Part xuất
hiện, tại khung Libraries nhấp chọn
mục CONNECTOR Tại khung Part
nhấp chọn chân cắm cần, ở đây ta
nhấp chuột vào tên CON2 Chọn xong
nhấp OK và di chuyển con trỏ ra màn
hình làm việc rồi nhấp chọn vị trí, số
lượng chân cắm
Trang 14Để lấy các Transistor, chọn Place > Part… Hộp thoại Place part xuất hiện, nhấp chọn
Add Library…
Hộp thoại Browse File xuất hiện, nhấp chuột vào thanh cuốn bên dưới để tìm và chọn mục Transistor Chọn xong nhấp OK
Hộp thoại Place Part
xuất hiện, tại khung Libraries
nhấp chọn mục TRANSISTOR
Tại khung Part nhấp chọn loại
Transistor ta cần, ở đây ta
nhấp chuột vào tên 2N3904
Chọn xong nhấp OK và di
chuyển con trỏ ra màn hình làm
việc rồi nhấp chọn vị trí, số
lượng transistor
Trang 15Để lấy chân Mass cho mạch, hãy nhấp chuột
vào biểu tượng Place ground trên thanh công cụ
Hộp thoại Place Ground xuất hiện, tại khung Symbol nhấp chọn tên
GND_POWER/CAPSYM Chọn xong nhấp OK và di chuyển con trỏ ra màn hình làm việc rồi
nhấp chọn vị trí, số lượng chân Mass cần cho mạch
Sau khi tất cả các linh kiện đã được lấy ra màn hình làm
việc, để hình dạng linh kiện không xuất hiện tại con trỏ chuột
nữa, nhấp chuột vào biểu tượng Select trên thanh công cụ
Tất cả các linh kiện đã lấy ra màn hình làm việc như sau:
Tiếp tục tiến hành sắp xếp linh kiện Muốn di chuyển linh kiện, chỉ việc nhấp chuột vào biểu tượng linh kiện và rê chuột Muốn quay linh kiện đối xứng qua trục đứng, chỉ việc nhấp
Trang 16Trong khi di chuyển, có khi hai chân linh kiện chạm nhau Hộp thoại OrCAD Capture
xuất hiện rằng nếu bạn muốn nối hai chân linh kiện này với nhau thì bạn nhấp chuột vào nút
OK Nếu bạn không muốn nối thì bạn cũng nhấp chuột vào nút OK rồi nhấp chuột vào biểu
tượng Undo trên thanh công cụ để di chuyển lại
Khi di chuyển các linh kiện theo sơ đồ nguyên lý, các linh kiện được sắp xếp như sau:
Tiến hành nối chân các linh kiện theo sơ đồ
nguyên lý Nhấp chọn Place > Wire trên thanh công cụ
Con trỏ chuột thay đổi thành hình chữ thập, nhấp chuột
tại chân linh kiện cần nối rồi di chuyển con trỏ đến
chân linh kiện cần nối với nó và nhấp chuột
Cứ thế tiếp tục cho đến khi tất cả các linh kiện được nối theo sơ đồ nguyên lý sau:
Trang 17Để thay đổi giá trị
linh kiện, nhấp đúp chuột
vào giá trị linh kiện Hộp
thoại Display Properties
xuất hiện, tại khung Value,
nhập giá trị cần đặt cho
linh kiện Nhập giá trị xong
nhấp OK
Sau khi thay đổi giá
trị linh kiện xong ta có sơ
đồ nguyên lý hoàn chỉnh
như sau:
Trang 18Để kiểm tra lỗi cho sơ đồ nguyên lý và
chuyển sang sơ đồ mạch in, nhấp chuột vào biểu
tượng Minimize ở góc phải phía trên màn hình
Màn hình như sau xuất hiện, tại khung bên trái nhấp chọn trang PAGE1 Sau đó nhấp
chuột vào biểu tượng Design rules check trên thanh công cụ để kiểm tra lỗi
Hộp thoại Design Rules Check xuất hiện, nhấp chuột vào nút OK để tiến hành kiểm
tra Nếu không thấy thông báo gì nghĩa là mạch không có lỗi
Trang 19Tiếp tục tạo tập tin có đuôi .mnl để
thiết kế mạch in Nhấp chuột vào biểu
tượng Create netlist trên thanh công cụ
Hộp thoại Create
netlist xuất hiện, nhấp
chuột vào Layout, tại khung
Netlist File có thể nhấp
chuột vào nút Browse để
chọn đường dẫn cho tập tin
được gửi vào Chọn xong
nhấp OK, (khuyên không
nên nhấp chuột vào nút
Browse để thay đổi đường
dẫn)
Hộp thoại OrCAD
Capture xuất hiện, ta nhấp
chuột vào nút OK để tiếp
tục
Ta chuyển sang chế độ thiết kế mạch in bằng cách chọn Start > Programs > OrCAD
Release 9 > Layuot Plus
Trang 20Màn hình thiết kế mạch in xuất hiện,
nhấp chuột vào File > New để mở một File
mới
Hộp thoại Load Template File xuất
hiện, nhấp chuột vào nút Open
Hộp thoại
Load Netlist Source
xuất hiện, nhấp chọn
tên mạch cần thiết kế
mạch in Chọn xong
nhấp Open
Hộp thoại Save File As
xuất hiện, tại khung File
name, nhập tên cần đặt cho
mạch in (tùy chọn) Nhập xong
nhấp chuột vào nút Save
Trang 21Sau một thời gian chờ đợi, hộp thoại như sau xuất hiện Trong hộp thoại Link Footprint
to Component có thông báo là không thể tìm thấy chân mạch in của R7 có tên là
RESISTOR_VAR_2 Vì thế nên tìm chân cho linh kiện này bằng cách nhấp chuột vào nút Link existing footprint to component…
Hộp thoại Footprint for RESISTOR_VAR_2 xuất hiện, tại khung Libraries nhấp chọn
mục JUMPER Tại khung Footprints nhấp chọn mục JUMPER 300 để chọn chân mạch in cho
biến trở này Chọn xong nhấp Ok
Trang 22Hộp thoại Link Footprint to
Component xuất hiện với thông báo là
không thể tìm thấy chân mạch in của Q1
có tên là T2323 Vì thế, cần tìm chân
cho linh kiện này bằng cách nhấp chuột
vào nút Link existing footprint to
component…
Hộp thoại Footprint for T2323 xuất hiện, tại khung Libraries nhấp chọn mục TO Tại
khung Footprints nhấp chọn mục TO126 để chọn chân mạch in cho IC Chọn xong nhấp Ok
Hộp thoại Link
Footprint to Component
lại xuất hiện, ta thấy thông
báo là không thể tìm thấy
chân mạch in của D2 có
tên là DIODE_ZENER Vì
thế nên ta tìm chân cho linh
kiện này bằng cách nhấp
chuột vào nút Link
existing footprint to
component…
Trang 23tiếp tục xuất hiện thông
báo là không thể tìm thấy
chân mạch in của C1 có tên
là CAPACITOR_POL Vì
thế nên phải tìm chân cho
linh kiện này bằng cách
nhấp chuột vào nút Link
Trang 24Hộp thoại Link Footprint to
Component xuất hiện thông báo là
không thể tìm thấy chân mạch in của D1
có tên là RB152 Vì thế nên tìm chân
cho linh kiện này bằng cách nhấp chuột
vào nút Link existing footprint to
component…
Hộp thoại Footprint for RB152 xuất hiện, tại khung Libraries nhấp chọn mục
BCON100T Tại khung Footprints nhấp chọn mục BCON100T/VH/TM1SQ/W.100/4 để chọn
chân mạch in cho cầu diode Chọn xong nhấp Ok
Hộp thoại
Link Footprint to
Component lại xuất
hiện thông báo không
thể tìm thấy chân
mạch in của R8 có
tên là R2 Vì thế nên
phải tìm chân cho linh
kiện này bằng cách
nhấp chuột vào nút
Link existing
footprint to
component…
Trang 25Component có thông
báo là không thể tìm
thấy chân mạch in của
Q3 có tên là 2N3904 Vì
thế nên cần tìm chân
cho linh kiện này bằng
cách nhấp chuột vào nút
Link existing footprint
to component…
Hộp thoại
Footprint for 2N3904
xuất hiện, tại khung
Libraries nhấp chọn mục
TO Tại khung Footprints
nhấp chọn mục TO202AB
để chọn chân mạch in cho
Transistor Chọn xong
nhấp Ok
Trang 26Tiến hành sắp xếp các linh kiện Để không bị giới hạn bởi khung mạch in có sẵn, nhấp chuột vào biểu tượng Reconnect Mode trên thanh công cụ
Tiếp tục nhấp chuột vào biểu tượng linh kiện và rê chuột đến vị trí cần đặt linh kiện rồi nhấp chuột Muốn quay linh kiện một góc 90 o nhấp chọn biểu tượng linh kiện rồi nhấp phải
chuột, một cửa sổ xuất hiện, nhấp chuột vào Rotate hay nhấn phím R trên bàn phím
Sau khi sắp xếp xong ta có các linh kiện được sắp xếp trong mạch như sau:
Để vẽ khung giới hạn cho mạch in, nhấp chuột vào biểu tượng Obstacle Tool trên thanh
công cụ
Trang 27Con trỏ chuột thay đổi hình dạng, nhấp chuột tại một điểm cần đặt cho khung giới hạn,
di chuyển con trỏ đến điểm cần đặt khác và nhấp chuột Cứ thế tiếp tục cho đến khi khung mạch in hoàn chỉnh như sau:
Sau khi khung giới hạn mạch in hoàn
thành, để thoát khỏi lệnh này, hãy nhấp phải
chuột, một cửa sổ xuất hiện, nhấp chuột vào
End Command
Để chọn lớp cho chương trình chạy
mạch in, nhấp chuột vào biểu tượng hình carô
(View Spreadsheet) trên thanh công cụ Một
cửa sổ xuất hiện, nhấp chọn Strategy… >
Route Layer
Hộp thoại Route Layer xuất hiện, nhấp chọn tại tất cả các ô trong cột Enable, dòng
BOTTOM, INNER1, INNER2 Chọn xong nhấp phải chuột, một cửa sổ xuất hiện, nhấp chọn
Properties
Trang 28Để đỡ khó nhìn thì bạn nên ẩn Layer 23 AST đi bằng cách:
Ấn Shift +3 -, thế là Layer này sẽ ẩn đi, và trông màn hình đỡ rối hơn nhiều.
Khi đặt linh kiện, không phải lúc nào đặt linh kiện xa nhau thì tốt đâu Nếu trong mạch của bác có nhiều nguồn hay nhiều chức năng như digital và analog thì các linh kiện của cùng nhóm nên đặt gần nhau hơn so với đặt với nhóm khác chứ không phải trải đều trên board là tốt Các bạn có thể nhờ máy tự đặt linh kiện bằng cách vào Auto\Place\board Sau một hồi sắp xếp thì các bạn có thể được như thế này.
Trong khi sắp xếp linh kiện có thể bạn muốn có các ô mạng lưới để dễ xác định vị trí.Chọn Option -> System setting -> Visible Grid =2,
RoutingGrid = 10,Via Grid =0 Kết quả sẽ được.
Trang 29Trước khi routing, các bạn nên chỉnh một số thông số: Như độ rộng của đường mạch, khoảng cách giữa các đường mạch Muốn thay đổi các thông số này các bạn làm như sau.
Vào View Spreadsheet\Nets\Bôi đen tất cả\
Tôi sẽ giải thích thêm cho các bạn dễ hiểu: Min Width, Conn Width, Max Width là độ rộng của Net mạch in Các bạn không nên để 3 cái này có cùng giá trị vì như thế nó sẽ bị cứng nhắc trong cách đi mạch Máy sẽ tự động chỉnh độ rộng của Net, khi ít đất thì nó chọn Min, khi nhiều đất nó chọn Max Như thế linh hoạt hơn.
Về vấn đề routing: Tôi khuyên các bạn nên đi bằng tay, chứ đừng để auto Vì khi để auto, máy chạy không thông minh lắm nên có thể tạo ra những đường mạch hết sức loằn ngoằn, tôi thì thường kết hợp cả đi mạch bằng tay và đi mạch bằng auto Khi đi mạch bằng auto, nếu thấy đoạn này loằn ngoằn thì bạn đi bằng tay, nguyên tắc chỉ đơn giản vậy thôi Chạy một hồi thì các bạn sẽ có kết quả như thế này Dùng công cụ Obstacle Tool để vẽ