Vìthế, hội chứng tiêu chảy ở heo cai sữa vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớncho các cở sở chăn nuôi heo.Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, để giải quyết phần nào của thực tế sảnxuất, tô
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lịch sử nghiên cứu bệnh
2.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Hội chứng tiêu chảy ở heo là một bệnh lý hết sức nghiêm trọng, gây ra thiệt hại kinh tế cực lớn cho ngành chăn nuôi trên thế giới Do đó, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu về căn bệnh này để đưa ra những giải pháp tối ưu giúp ngành chăn nuôi khắc phục tình trạng này Các nghiên cứu này không chỉ được thực hiện trong nước mà còn được tiến hành ở nước ngoài, nhằm tìm kiếm những phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy ở heo.
Theo Bergenland H.U(1992) trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus.
Theo Lecce J.G (1976), Nilson O (1984) nghiên cứu về virus gây bệnh đường tiêu hóa đã xác định được vai trò của Rotavirus trong hội chứng tiêu chảy ở lợn.
Theo Wilson và Francis, (1986) chẩn đoán bệnh đường ruột do E coli gây ra có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh tích tế bào và sự hiện diện của vi khuẩn Gram âm luôn bám dính vào màng nhày ruột non.
Theo Frydendahl, (2002) yếu tố bám dính F4 và F18 được phát hiện với tỷ lệ 45% và 39% trên heo tiêu chảy sau cai sữa và bị phù ở Đan Mạch.
2.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Hội chứng tiêu chảy ở lợn là một bệnh phổ biến đã và đang gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi Hội chứng tiêu chảy gây thiệt hại thấp nhưng tác hại của nó là làm tổn thương hệ nhung mao ruột non,giảm hấp thu thức ăn, làm cho lợn con còi cọc, tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng Nguy hiểm hơn nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp đã gây ra nhiều sự nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát.
Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải, cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức chết Vì lẽ đó,trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.
Theo Nguyễn Lương (1963), Trịnh Văn Thịnh (1985), Lê Minh Chí (1995), lợn bị tiêu chảy thường mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức.
Hậu quả của việc mắc bệnh ở lợn con thường là còi cọc, thiếu máu và chậm lớn, dẫn đến tỷ lệ sống thấp và tỷ lệ tử vong cao Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi, làm giảm năng suất và lợi nhuận cho người nông dân.
Do điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi phức tạp, bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm ở nước ta, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, độ ẩm không khí cao.
Theo Đoàn Băng Tâm (1987), Sử An Ninh (1993), Lê Văn Tạo và cộng sự (1993), Phan Thanh Phượng và cộng sự (1995), ở nước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm.
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh(1998), cho thấy bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, sơ sinh, cai sữa và cả lợn sinh sản, nhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai sữa.
Đặc điểm sinh lý của heo sau cai sữa
2.2.1 Đặc điểm thần kinh và cơ quan điều nhiệt
Heo con sau cai sữa thông thường sẽ trải qua những thay đổi về dinh dưỡng, tâm lý và môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất bao gồm thay đổi chế độ ăn, tách khỏi heo mẹ, ghép lẫn heo con không cùng lứa hay thay đổi nhiệt độ và các thông số không khí Tâm lý chung của lợn con sống độc lập thường xảy hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn và có thể cắn xé lẫn nhau để tranh giành thứ bậc trong đàn Những thách thức đột ngột, đồng thời này là yếu tố gây căng thẳng không chỉ làm giảm lượng thức ăn vào tự nguyện và tốc độ tăng trưởng sau khi cai sữa mà còn có thể có những tác động bất lợi đáng kể đến cấu trúc và chức năng đường tiêu hóa.
Thân nhiệt của lợn con cai sữa khoảng 39,5 – 39,7 0 C trong giai đoạn cai sữa, nhiệt độ của heo con phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường có thể biến động trên dưới 1 0 C Độ ẩm cũng là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng điều hòa thân nhiệt Nếu độ ẩm cao thì lợn con dễ bị mất nhiệt và có thể bị cảm lạnh Độ ẩm thích hợp cho lợn con ở nước ta là 65 – 70% ( Theo Tomer là 69,8%) Các kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy rằng , khả năng chịu đựng và sự thích nghi của lợn con đối với môi trường bên ngoài còn thấp, làm cho khả năng sinh trưởng phát triển của lợn con bị hạn chế và có thể dễ nhiễm bệnh dẫn đến tỷ lệ sống thấp.
2.2.2 Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hóa heo con
Bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện về chức năng.
Trong quá trình bú sữa, hệ thống tiêu hóa của lợn con phát triển vượt bậc Chiều dài ruột non tăng gấp 5 lần, ruột già dài bằng 40-50 lần và dung tích hệ tiêu hóa tăng 40-50 lần Lúc sơ sinh, dạ dày chỉ nặng 6-8g, chứa 35-50g sữa Tuy nhiên, sau 3 tuần, trọng lượng dạ dày tăng gấp 4 lần và đến ngày thứ 60 đã lên tới 150g, chứa được 700-1.000g sữa Tương tự, tuyến tụy nặng gấp 4 lần và khối lượng gan gấp 3 lần so với khi mới sinh.
Bảng 2.1 Sự phát triển cơ quan tiêu hóa ở lợn con
Dung tích dạ dày (ml)
Ruột non Ruột già Dạ dày ruột non m L m l m l
Ghi chú: m= mét (dài), l= lít ( dung tích)
Khả năng tiêu hóa của lợn con rất hạn chế Theo A.V Kavasnhixki, dịch vị của lợn con dưới một tháng tuổi hoàn toàn không có axit HCl ở dạng tự do, vì lượng axit này tiết ra ít và nó nhanh chóng liên kết với các niêm dịch.
Ngoài sự thiếu HCl tự do còn có sự giảm axit trong dịch vị thức ăn liền với HCl làm cho hàm lượng HCl tự do rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ dày của lợn con bú sữa Vì thiếu HCl tự do trong dạ dày nên hệ vi sinh vật dễ lên men gây nên hiện tượng ỉa chảy ở lợn con Theo E.M Fed (1983) pH trong dạ dày lợn con thay đổi theo tuổi:
7 ngày tuổi : 2,8 10 ngày tuổi : 2,8 - 3,1 19 ngày tuổi : 2,4 - 2,7 45 ngày tuổi : 1,0 - 1,8 Cũng theo tác giả này thì khả năng tiêu hóa protein của lợn con tùy thuộc vào lượng axit tự do ở trong dạ dày và sau 3 tuần tuổi thì lợn con có khả năng này Tuyến tụy bắt đầu hoạt động trong thời kỳ bào thai và bào thai càng lớn hoạt động tuyến tụy càng tăng lên, dịch tụy cũng được phân tiết tăng lên theo tuổi Theo A.D Xinhexcop, thì tuyến tụy được phân tiết tăng lên như sau:
20 - 30 ngày tiết : 50 - 350 ml 40 ngày tiết : 460 ml
Enzym tiêu hóa ở lợn tỷ lệ nghịch với hàm lượng nạc trong thịt Lợn đen có hàm lượng enzym lipase và amylase cao hơn lợn trắng, trong khi lợn trắng lại có hàm lượng enzym trypsin cao hơn Dịch tụy và dịch ruột của lợn con tăng dần hàm lượng men tiêu hóa theo tuổi Lợn con trong 3 tuần đầu chỉ có khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ sữa, còn các chất dinh dưỡng từ thức ăn nhân tạo thì chưa tiêu hóa được.
Tuần tuổi Protein khô dầu lạc Bột sữa khử bơ
Khả năng tiêu hóa các chất tinh bột của lợn con được thể hiện qua hàm lượng men như sau (Canninglam, 1959):
Tuổi lợn con Glucoza Maltoza Amidonaza
Khi lợn con lớn lên, khả năng tiêu hóa của chúng cũng tăng theo Bằng chứng là sự gia tăng hoạt động của các enzyme trong dịch tụy, đặc biệt là HCl tự do và pepsinogen Đây là những yếu tố quan trọng quyết định khả năng tiêu hóa protein Vì vậy, để nuôi lợn con thành công trong giai đoạn này, cần cung cấp cho chúng thức ăn dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Từ chỗ lợn con sống nhờ hoàn toàn vào sữa lợn mẹ và các thức ăn bổ sung thêm Lúc cai sữa, lợn con phải tự độc lập sống và lấy thức ăn hoàn toàn từ bên ngoài để đảm bảo cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của chúng Do vậy, trong giai đoạn ban đầu này lợn con thường dễ bị khủng hoảng về môi trường sống mới hay bị các chứng rối loạn do thức ăn hoặc tiêu hóa thức ăn không tốt.
2.2.3 Hệ miễn dịch ở heo con
Khả năng miễn dịch của lợn con trong giai đoạn này cũng có những biến đổi đặc biệt Lợn con sau cai sữa có hàm lượng ℽ- globulin giảm xuống đến 5 tháng nó tăng lên, trong 100 ml máu có 65 mg globulin Do vậy, sức đề kháng của lợn con cai sữa còn kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung quanh làm lợn con dễ bị nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa Ngoài ra, stress ở thời điểm này còn khiến heo bị suy giảm miễn dịch, và là nguy cơ dẫn đến các bệnh lý hô hấp ở heo sau cai sữa.
Hội chứng tiêu chảy trên heo cai sữa
Lợn là loài gia súc dạ dày đơn, đồng thời lợn là loài ăn tạp Điều đó có nghĩa là quá trình tiêu hóa của lợn cần thực đơn cân bằng về chất và lượng, bởi lẽ khi sự cân bằng mất đi, không những quá trình tiêu hóa bị giảm mà còn làm giảm quá trình hấp thu Hậu quả của việc này là dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa và như vậy hội chứng tiêu chảy được thiết lập Cần nhấn mạnh là hội chứng tiêu chảy và hiện tượng hấp thu kém vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau Mối tương quan này cũng giống như mối tương quan giữa còi cọc và hấp thu kém Do vậy, một khi hội chứng tiêu chảy được thiết lập thì tự bản thân con vật rất khó lập lại trạng thái cân bằng sinh lý bình thường và việc cữa trị hội chứng tiêu chảy cũng rất khó khăn. Ở nước ta bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa đông xuân, nhất là sau những trận mưa lớn, những ngày có độ ẩm cao và khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ở các trại chăn nuôi tập trung bệnh xảy ra rất nhiều, mặc dù đã thực hiện tốt các khâu về chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho heo con, heo mẹ nhưng bệnh vẫn xảy ra lúc lẻ tẻ, lúc ồ ạt gây thiệt hại kinh tế.
2.3.1 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy heo cai sữa
Hội chứng tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát Song cho dù bất cứ nguyên nhân nào đều dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các nguyên nhân sau đây: a) Nguyên nhân không truyền nhiễm
Do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn nuôi Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi sẽ đem lại sức khỏe và tăng trưởng cho lợn Khi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp, là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy Trong tất cả các loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan tâm nhất hiện nay Hàm lượng Aflatoxin trong các mẫu thức ăn chăn nuụi ở cỏc tỉnh phớa bắc biến động từ 10 đến 2800 àg/1kg thức ăn Cú đến 10% các loại thức ăn hiện dùng là không ăn toàn cho gia súc, gia cầm ( Trần Thế Thông, Lã Văn Kinh (1996)) Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc với biểu hiện nhiễm độc đường tiêu hóa và gây tiêu chảy dữ dội.
Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protit và axit amin không cân đối dẫn đến quá trình hấp thu dinh dưỡng không tốt Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng Albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng Oglobulin huyết thanh cũng giảm Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm rõ rệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh.
Nếu khẩu phần ăn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên nhân làm lợn con dễ mắc bệnh Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều hòa thức ăn đạm và chất béo Lợn con thiếu khoáng dễ còi xương, cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột tăng độc lực và gây bệnh.
Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đáng kể đến sức đề kháng của gia súc, đặc biệt là lợn con theo mẹ Những thay đổi đột ngột về thời tiết, vệ sinh chuồng trại và các yếu tố stress khác có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của lợn con Hệ thống cơ quan của lợn con chưa hoàn thiện, khiến chúng dễ bị tổn thương hơn do khả năng phòng vệ và hệ thần kinh còn non yếu.
Do vi khuẩn Trong đường ruột của gia súc nói chung và lợn nói riêng, có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ Hoạt động sinh lý của lợn chỉ diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đương ruột luôn ở trạng thái cân bằng Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả lợn bị tiêu chảy.
Bình thường vi khuẩn E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng Trong máu, nhờ cấu trúc kháng nguyên O và khả năng dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ không đặc hiệu, khả năng thực bào Ở các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiếp tục phát triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn Rota-virus, TGE, Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus là những loại virus có vai trò nhất định trong hội chứng tiêu chảy Virus làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, làm suy yếu sức đề kháng cơ thể, gây ỉa chảy cấp.
Virus TGE (Transmissible gastroenteritis) được chú ý nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét lạnh Virus chỉ gây bệnh cho lợn, lợn con 2 đến 3 ngày tuổi hay mắc nhất và có tỷ lệ chết cao Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng, chúng không sinh sản ở dạ dày và kết tràng.
Rotavirus thường gây tiêu chảy cho lợn, bò và người Lợn con từ 1 đến 6 tuần tuổi hay mắc với các biểu hiện lâm sàng như kém ăn hay bỏ ăn, tiêu chảy nhiều lân trong ngày, gầy sút nhanh chóng do mất nước, nằm bẹp một chỗ.
Giai đoạn cuối, con bệnh biểu hiện thiếu máu, trụy tim mạch và chết trong vòng 2 đến 3 ngày.
Do ký sinh trùng Ký sinh trùng trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc chúng cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như sán lá ruột lợn ( Fasciolopis busky), giun đũa lợn ( Ascaris suum)…
2.3.2 Triệu chứng và bệnh tích a) Triệu chứng
Heo con bị tiêu chảy, phân nhiều nước, có bọt, màu trắng hoặc vàng, có mùi hôi, tanh khó chịu.
Heo có thể nôn, bụng thóp lại, mắt lõm sâu, da tím tái.
Heo mất nước, lông xù, kém ăn, suy kiệt trầm trọng, có thể chết.
Nhóm E.coli gây phù đầu thường gặp trên heo con sau cai sữa 1-2 tuần và những con lớn trội trong đàn là những con nhiễm đầu tiên.
Heo giảm ăn, đi đứng xiêu vẹo hay nằm liệt, co giật, hôn mê.
Sưng phù ở mí mắt, hầu, họng. b) Bệnh tích
Xác heo chết gầy, hóp bụng.
Chất chứa trong đường ruột lỏng, có màu vàng.
Niêm mạc ruột non và dạ dày bị viêm, phù nề, phủ một lớp nhầy, xuất hiện nhiều dạng xuất huyết Mạch máu màng treo ruột sưng to, mềm, đỏ ửng do xung huyết.
Gan bị thoái hóa, màu đất sét, sưng, túi mật căng.
Lách không sưng, bóc lớp vỏ thấy xuất huyết, lách mềm.
Tim to, cơ tim mềm.
2.3.3 Những hiểu biết về biện pháp phòng trị bệnh tiêu chảy a) Phòng bệnh
Trong chăn nuôi, ngoài giống và thức ăn thì công tác thú y luôn được trú trọng Đây là điều kiện không thể thiếu để công tác chăn nuôi luôn bền vững và hiệu quả Công tác thú y gồm phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạṇ chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.
Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt:
Tổng quan khu vực nghiên cứu
Huyện Ea Súp nằm ở phía tây bắc của tỉnh Đắk Lắk Huyện lỵ của huyện là thị trấn Ea Súp, nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 70 km Huyện có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Ea H'leo và huyện Cư M'gar
Phía tây giáp Vương quốc Campuchia
Phía nam giáp huyện Buôn Đôn
Phía bắc giáp huyện Chư Prông và huyện Chư Pưh thuộc tỉnh Gia Lai.
2.4.2 Đặc điểm tự nhiên a) Địa hình Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng tạo nên vùng bán bình nguyên rộng lớn nằm kẹp giữa hai cao nguyên: Buôn Ma Thuột ở phía Đông, Đắk Nông - Đắk Min ở phía Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 170-180m và nghiêng dần từ Đông sang Tây Độ dốc trung bình từ 0-80. Địa hình trên địa bàn có các dạng chính sau:
Bắc bán bình nguyên Ea Súp: địa hình bằng phẳng thoải dần về phía Tây bắc, tạo nên bán bình nguyên rộng, là toàn bộ lưu vực suối Ea Súp và sông Ea H'Leo.
Nam bán bình nguyên Ea Súp: vùng giáp Buôn Đôn địa hình bằng thoải, có núi xen kẽ tạo nên những bán bình nguyên hẹp, địa hình thấp dần theo hướng tây nam. b) Khí hậu
Huyện Ea Súp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tiểu vùng khí hậu cá biệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa cao nguyên, nhiệt độ cao, nắng nóng Tổng tích ôn vào loại nhất tây nguyên, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Tổng lượng mưa trung bình 1.420 mm/năm Đây là vùng có lượng mưa trên năm nhỏ so với các vùng khác trong tỉnh.
Mưa nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa tập trung đến 93,5% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa mùa khô không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa, tháng 1; 2 và 3 hầu như không có mưa. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 78,7%, độ ẩm trung bình cao nhất là 91,5%, độ ẩm trung bình thấp nhất là 46,4%.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 24 0 C, nhiệt độ trung bình cao nhất 33,3 0 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,2 0 C. c) Thủy văn, sông suối
Nằm trên khu vực hạ lưu của hệ thống sông Sêrêpốk, Ea Súp có mạng lưới sông suối với mật độ dày, khoảng 0,4-0,6 km/ km2, nhưng hầu hết chỉ có nước vào mùa mưa.
Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn khá lớn do lượng mưa phân bố không đều trong năm, gây nên tình trạng thiếu nước vào mùa khô nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của huyện.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Heo cai sữa (từ lúc bắt về trại cho đến 60 ngày tuổi) tại trại Ea Súp (Cty CP Chăn nuôi C.P.VN), xã Ya Tơ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Trại Ea Súp (Cty CP Chăn nuôi C.P.VN),xã Ya Tơ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Từ ngày 04 tháng 3 năm 2024 tới ngày 31 tháng 5 năm 2024.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên phạm vi khu chuồng nuôi heo cai sữa tại trại Ea Súp(Cty CP Chăn nuôi C.P.VN),xã Ya Tơ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Phương tiện khảo sát
- Dụng cụ thú y: ống tiêm, nhiệt kế, dụng cụ mổ khám.
- Giấy, bút ghi nhận quá trình khảo sát.
Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát quy trình chăn nuôi tại trại - Tỷ lệ tiêu chảy trên heo cai sữa.
- Khảo sát triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên heo con tại Trại.
- Mổ khám bệnh tích trên lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy tại Trại.
- Theo dõi và ghi nhận thời gian và kết quả điều trị tại Trại- Đề xuất biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Ghi nhận tỷ lệ heo tiêu chảy và ngày con tiêu chảy
Chúng tôi tiến hành kiểm tra sức khỏe đàn heo thường xuyên, bao gồm cả việc quan sát phân heo trên nền chuồng và tình trạng heo con sau cai sữa Việc theo dõi chặt chẽ các chỉ số này giúp chúng tôi phát hiện kịp thời những trường hợp heo bị tiêu chảy, qua đó có biện pháp can thiệp nhanh chóng, tránh lây lan bệnh và ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi.
Theo dõi và quan sát toàn đàn cũng như từng cá thể, ghi nhận những dấu hiệu tiêu chảy Đánh dấu để xác định tuổi heo phát bệnh, số lượng heo tiêu chảy mỗi ngày và tổng số ngày tiêu chảy trong các chuồng khảo sát của trại Từ đó tính toán tỷ lệ heo con tiêu chảy và tỷ lệ ngày heo con tiêu chảy.
- Tỷ lệ heo tiêu chảy (TLHTC)
TLHTC (%) = (Số con tiêu chảy/ Số con khảo sát)*100
- Tỷ lệ ngày tiêu chảy (TLNTC)
TLNTC (%) = (Tổng số ngày bị tiêu chảy /Tổng số ngày nuôi) *100
3.5.2 Khảo sát triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên heo con
Quan sát, theo dõi và ghi nhận những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình của bệnh tại trại.
Bảng theo dõi triệu chứng lâm sàng
Nhiệt độ Kém ăn hay bỏ ăn, lông xù Ủ rũ, đi xiêu vẹo, nằm liệt Sưng phù mí mắt, hầu, họng Bụng thóp,mắt lõm sâu Niêm mạc nhợt nhạt, da tím tái Triệu chứng cục bộ
Phân dính quanh hậu môn
Màu sắc phân tiêu chảy
3.5.3 Mổ khám bệnh tích trên lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy a)Kiểm tra bên ngoài
Thể trạng, da, lông, vết thương, các khối u, mụn nước, vết loét, các lỗ tự nhiên, các khớp, ngoại ký sinh trùng vv b)Mổ khám kiểm tra bên trong
Phương pháp mổ khám theo sách hướng dẫn giải phẫu bệnh của TS.
Nguyễn Văn Khanh (trường Đại học Nông lâm TP HCM, 2007), quy trình mổ khám heo tiến hành như sau: Đặt lợn nằm ngửa bụng trên bàn mổ Dùng dao cắt các cơ trong nách tới khớp xương bả vai, cắt các cơ trong bẹn tới khớp hông ở cả hai bên chân Bẻ gập chân sang hai bên cho lợn nằm ngửa trên bàn.
Dùng dao cắt lớp da và cơ từ cằm kéo dài tới cửa vào lồng ngực, cắt tiếp lớp sụn xương ức ở hai bên lật xương ức, kéo dài tới cơ hai bên thành bụng để bộc lộ toàn bộ các tổ chức vùng cổ, xoang ngực, xoang bụng.
Quan sát những biến đổi bên ngoài các tổ chức về màu sắc, kích thước, hình dáng v.v
Kiểm tra màng, dịch xoang bao tim, mở kiểm tra cơ, van, chân cầu bên trong tim, kiểm tra thực quản.
Lấy gan, mật, lá lách ra để kiểm tra về màu sắc, kích thước, độ cứng mềm, ký sinh trùng v.v
Cắt đứt da, cơ dọc theo khớp bán động háng, dùng mũi dao tách rời khớp bán động háng, bộc lộ xoang chậu.
Loại bỏ màng treo ruột, kéo dạ dày, ruột non, ruột già tới tận hậu môn để ra ngoài kiểm tra sau cùng, tránh nhiễm bẩn dụng cụ và các tổ chức khác.
Kiểm tra hệ thống hạch trong cơ thể.
Rạch kiểm tra hệ thống tiêu hoá theo thứ tự từ dạ dày tới hậu môn đặc biệt chú ý tới vùng van hồi manh tràng về các chất chứa, dịch, màu sắc, điểm hoại tử, xuất huyết v.v
3.5.4 Ghi nhận thời gian và kết quả điều trị
Thời gian điều trị tính từ thời điểm bắt đầu cấp thuốc đến khi heo con ngừng tiêu chảy và phân trở lại bình thường, chuyển dần thành phân đặc rồi thành phân khuôn Khi đó, heo con cũng hoạt bát và tăng trọng bình thường trở lại.
- Tỷ lệ chữa khỏi (TLCK)
TLCK (%) = (Số con chữa khỏi/ Tổng số con điều trị)*100
- Tỷ lệ tái phát (TLTP)
TLTP (%) = (Số con tái phát/ Tổng số con điều trị khỏi)*100
- Tỷ lệ chết do tiêu chảy (TLCDTC)
TLCDTC (%) = (Số con chết do tiêu chảy/ Tổng số con khảo sát)*100.
- Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác (TLCDNNK)
TLCDNNK (%) = (Số con chết do nguyên nhân khác/ Tổng số con khảo sát)*100