MỤC LỤC
Theo Bergenland H.U(1992) trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), cho thấy bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, sơ sinh, cai sữa và cả lợn sinh sản, nhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai sữa.
Các kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy rằng , khả năng chịu đựng và sự thích nghi của lợn con đối với môi trường bên ngoài còn thấp, làm cho khả năng sinh trưởng phát triển của lợn con bị hạn chế và có thể dễ nhiễm bệnh dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Trong dịch tụy của lợn lớn có tới 15 men để tiêu hóa các chất song ở lợn con chỉ có 2 men là kimozin và lipaza và sau một tuần tuổi lợn con có thêm một số men như tripxin và amilaza, hoạt tính của các men cũng tăng dần theo tuổi, từ 1 - 28 ngày men Tripxin tăng gấp 20 lần, amilaza gấp 30 lần, các men như kimotipxin, prpteinaza, amilaza, elastaza, carbuaxipolypeptidaza cũng tăng dần theo tuổi của lợn con.
Hệ miễn dịch ở heo con. Khả năng miễn dịch của lợn con trong giai đoạn này cũng có những biến đổi đặc biệt. Lợn con sau cai sữa có hàm lượng ℽ- globulin giảm xuống đến 5 tháng nó tăng lên, trong 100 ml máu có 65 mg globulin. Do vậy, sức đề kháng của lợn con cai sữa còn kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung quanh làm lợn con dễ bị nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, stress ở thời điểm này còn khiến heo bị suy giảm miễn dịch, và là nguy cơ dẫn đến các bệnh lý hô hấp ở heo sau cai sữa. chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các nguyên nhân sau đây:. a) Nguyên nhân không truyền nhiễm. Do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn nuôi. Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi sẽ đem lại sức khỏe và tăng trưởng cho lợn. Khi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp, là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh. Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy. Trong tất cả các loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan tâm nhất hiện nay. Hàm lượng Aflatoxin trong các mẫu thức ăn chăn nuụi ở cỏc tỉnh phớa bắc biến động từ 10 đến 2800 àg/1kg thức ăn. Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc với biểu hiện nhiễm độc đường tiêu hóa và gây tiêu chảy dữ dội. Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protit và axit amin không cân đối dẫn đến quá trình hấp thu dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng Albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng Oglobulin huyết thanh cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm rừ rệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh. Nếu khẩu phần ăn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên nhân làm lợn con dễ mắc bệnh. Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều hòa thức ăn đạm và chất béo. Lợn con thiếu khoáng dễ còi xương, cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột tăng độc lực và gây bệnh. Do điều kiện ngoại cảnh. Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá lạnh, mưa gió, ẩm độ, vệ sinh chuồng trại, đều là các yếu tố stress có hại, tác động. đến tình trạng sức khỏe của lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ. Ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chưa ổn định, hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chưa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu. b) Nguyên nhân truyền nhiễm. Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như sán lá ruột lợn ( Fasciolopis busky), giun đũa lợn ( Ascaris suum)…. Triệu chứng và bệnh tích a) Triệu chứng. Heo con bị tiêu chảy, phân nhiều nước, có bọt, màu trắng hoặc vàng, có mùi hôi, tanh khó chịu. Heo cú thể nụn, bụng thúp lại, mắt lừm sõu, da tớm tỏi. Heo mất nước, lông xù, kém ăn, suy kiệt trầm trọng, có thể chết. Nhóm E.coli gây phù đầu thường gặp trên heo con sau cai sữa 1-2 tuần và những con lớn trội trong đàn là những con nhiễm đầu tiên. Heo giảm ăn, đi đứng xiêu vẹo hay nằm liệt, co giật, hôn mê. Xác heo chết gầy, hóp bụng. Chất chứa trong đường ruột lỏng, có màu vàng. Ruột non bị viêm Cata kèm theo xuất huyết, mạch máu màng treo ruột sưng, mềm, đỏ tấy do sung huyết. Niêm mạc ruột non và dạ dày sưng, phủ một lớp nhầy, có nhiều dạng xuất huyết khác nhau. Gan bị thoái hóa, màu đất sét, sưng, túi mật căng. Lách không sưng, bóc lớp vỏ thấy xuất huyết, lách mềm. Những hiểu biết về biện pháp phòng trị bệnh tiêu chảy a) Phòng bệnh.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. heo cai sữa. Quan sát toàn đàn sau đó quan sát từng con, thấy heo có biểu hiện tiêu chảy thỡ đỏnh dấu theo dừi để biết ngày tuổi của heo tiờu chảy, số con tiờu chảy trong ngày và tổng ngày con tiêu chảy trong các ô khảo sát trong từng đợt của Trại, từ đó tính tỷ lệ heo con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy. Khảo sát triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên heo con. Quan sỏt, theo dừi và ghi nhận những triệu chứng lõm sàng và bệnh tớch điển hình của bệnh tại trại. Bảng theo dừi triệu chứng lõm sàng Triệu chứng lâm sàng. Số heo theo dừi. Số heo mắc bệnh. Đợt khảo sát. Triệu chứng toàn thân. Nhiệt độ Kém ăn hay bỏ. ăn, lông xù Ủ rũ, đi xiêu vẹo, nằm liệt Sưng phù mí mắt, hầu, họng Bụng thóp,mắt. lừm sõu Niêm mạc nhợt nhạt, da. tím tái Triệu. chứng cục bộ. Phân dính quanh hậu môn. Màu sắc phân. Mổ khám bệnh tích trên lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy a)Kiểm tra bên ngoài. Thể trạng, da, lông, vết thương, các khối u, mụn nước, vết loét, các lỗ tự nhiên, các khớp, ngoại ký sinh trùng vv.. b)Mổ khám kiểm tra bên trong. Thời gian và kết quả điều trị được tính từ khi cấp thuốc đến khi dứt tiêu chảy không còn cấp thuốc nữa, heo con đi phân lại bình thường, phân dần chuyển thành đặc rồi thành khuôn, heo con hoạt bát và tăng trọng bình thường trở lại.
Tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi, dựa vào tổng thể đàn heo phân bố, heo nằm chồng lên nhau (heo bị lạnh), heo nằm rời rạc tập trung ở máng nước nhiều ( heo nóng), heo 70% đứng chơi ( heo sức khỏe tốt), quan sát heo ăn như thế nào, hoạt động có linh hoạt hay không heo có ho có tiêu chảy không. Để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh (dịch tả heo Châu Phi) cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi trong thời gian thực tập và làm việc tại trại chúng tôi đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại, cụ thể như sau: Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải tắm sát trùng.
Do đây là thời gian tách lọc heo biết ăn và heo chưa biết ăn ra những ô khác nhau để dễ quản lý, làm ảnh hưởng chung đến lượng thức ăn ăn vào ở những đối tượng khác nhau kèm theo cả những stress ban đầu khi mới nhập đàn làm cho heo con bị tiêu chảy kéo dài. Tuy nhiên, qua ngày thứ 2 thì số con bị bệnh đã có biểu hiện khỏe hơn, phân khuôn và đã chạy nhảy và ăn uống tốt hơn, đến ngày thứ 4 hầu hết đã khỏi bệnh, chỉ còn một số con có thể trạng yếu là vẫn còn tình trạng phân chưa khuôn hoặc những con nặng quá thì thường tiên lượng xấu.