Báo cáo thực tập cho cử nhân ngành luật học. Chuyên đề thực tập: Thực tiễn Thi hành về Điều kiện kinh doanh tại cơ sở thực tập là Công ty TNHH KHUYẾN MÃI THÊM NHẬT KÝ THỰC TẬP Hư cấu
Trang 1BỘ … BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT …
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
THỰC TIỄN THI HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY …
Trang 2NĂM: …
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT …
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
Thực tiễn thi hành về điều kiện kinh doanh tại Công ty TNHH …
THUỘC BỘ MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC TẬP:
…
CƠ SỞ THỰC TẬP:
CÔNG TY TNHH …
Trang 3NĂM: …
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bản báo cáo thực tập do tôi
đã thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.
Xác nhận của
Cán bộ hướng dẫn thực tập
Tác giả báo cáo thực tập
( Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
Trang 5TRANG BÌA PHỤ……… ………….……….i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH 1
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH 4
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH 4
2.2 Điều kiện kinh doanh của công ty TNHH 5
2.2.1 Điều kiện chung 5
2.2.2 Điều kiện về vật liệu xây dựng: 7
2.2.3 Việc thực hiện điều kiện sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét của công ty 7
Chương 3: Đánh giá quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật 8
3.1 Đánh giá 8
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh trong xu thế hội nhập hiện nay 10
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 6MỞ ĐẦU
Việt Nam của chúng ta đang trên con đường đổi mới nền kinh tế, phát triển và hội nhập Nền kinh tế thị trường đang vận động theo những qui luật vốn có của nó Sự
đa dạng của nền kinh tế tạo điều kiện cạnh tranh, thúc đẩy ngày một phát triển Tuy nhiên chính sự đa dạng đó cũng tạo nên khó khăn, bất cập trong quản lý Muốn phát triển nền kinh tế thị trường ổn định, thuận lợi trong các thủ tục hành chính phải tổ chức điều chỉnh các quan hệ kinh tế bằng pháp luật, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý kinh doanh, tạo ra sự thông thoáng trong các thủ tục hành chính, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tránh sự rườm rà, phức tạp, tốn kém trong đăng ký kinh doanh, mở rộng qui mô đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh Pháp luật, dù hoàn thiện như thế nào đi nữa mà không được thực hiện có hiệu quả thì không thể đem lại những
gì tốt đẹp mà chủ thể ban hành mong muốn, không đem lại lợi ích cho xã hội, thậm chí là ngược lại Thực hiện pháp luật là sự tiếp nối xây dựng pháp luật, Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề thực hiện pháp luật trong đó có thực hiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện Thực tiễn những năm qua cho thấy, việc thực hiện pháp luật về ngành nhề kinh doanh có điều kiện đã có những bước phát triển đáng kể xong chưa được triệt để và có một phần nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết từ phía chủ thể thi hành pháp luật Yêu cầu đặt ra
là việc phổ biến các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đến các chủ thể thuộc lĩnh vực chuyên môn, nâng cao hiểu biết của chủ thể kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả pháp luật quy định đối với lĩnh vực chuyên môn, tạo sự phối hợp đồng đều từ phía cơ quan chức năng đối với chủ thể thi hành Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh cũng như việc thực hiện các điều kiện này trong các doanh nghiệp, trong đợt thực tập của mình, em xin tìm hiểu về đề tài:
“Thực tiễn thi hành về điều kiện kinh doanh tại Công ty TNHH ”
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
Đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp là một cách thức để nhà đầu tư tiến hành hoạt động kinh doanh, do vậy, hiểu theo nghĩa rộng, điều kiện thành lập doanh nghiệp cũng là một trong những điều kiện kinh doanh cần tuân thủ Tuy nhiên, có những doanh nghiệp lựa chọn ngành, nghề thông thường để kinh doanh, có những doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh doanh cần đáp ứng thêm một số yêu cầu để đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội, môi trường, sức khỏe cộng đồng,…và cũng có doanh nghiệp kinh doanh cùng lúc ngành nghề thuộc cả hai nhóm này Việc phân loại ngành nghề kinh doanh, phân loại điều kiện để quản lí và kiểm soát là việc làm cần thiết và phù hợp trong xu thế thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư hiện nay
Theo nghĩa hẹp, điều kiện đầu tư kinh doanh được định nghĩa trong sự phân biệt với điều kiện thành lập doanh nghiệp, theo đó điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định
Trang 7và áp dụng đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí, kiểm tra, giám sát thực hiện Điều kiện đầu tư kinh doanh
là những yêu cầu, tiêu chuẩn mà doanh nghiệp phải đáp ứng trong suôt quá trình hoạt động kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường
Tại Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014, bên cạnh quy định mục tiêu của việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện (khoản 1) và danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (khoản 2) thì khoản 3 quy định rõ: “Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh” Như vậy, chỉ có Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ mới có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định
về vấn đề này hoặc các nội dung trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Khác với trước đây, các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh đối với các ngành, nghề này được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Theo thống kê từ các quy định của pháp luật trước đây cho thấy, có khoảng 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định phân tán tại 391 văn bản pháp luật Gồm 56 luật, 8 Pháp lệnh, 115 Nghị định, 176 Thông tư, 26 Quyết định của các Bộ trưởng và 2 văn bản của Bộ Các điều kiện kinh doanh được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như giấp phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định, giấy đăng ký, chấp thuận Phần lớn các điều kiện kinh doanh được quy định dưới hình thức giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Trong đó, có 110 ngành nghề yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh với 171 loại giấy phép kinh doanh; có 83 ngành nghề yêu cầu phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với 62 loại giấy chứng nhận; có 44 loại ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề với 53 loại chứng chỉ hành nghề; có 11 ngành
Trang 8nghề yêu cầu vốn pháp định và có 345 ngành nghề yêu cầu phải có chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo quy địnhcủa Luật Đầu tư năm 2014, những điều kiện kinh doanh và số lượng ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đã giảm đáng kể Theo quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2014, thì chỉ còn 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (đã giảm bớt 119 ngành, nghề) Tuy nhiên, theo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư vừa được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 22/11/2016, thì hiện nay chỉ còn 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện Trong đó, lĩnh vực Nông nghiệp phát triển nông thôn có 32 ngành nghề; Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo có 9 ngành nghề; Lĩnh vực Thông tin truyền thông có 16 ngành nghề; Lĩnh vực Xây dựng có 17 ngành nghề; Lĩnh vực Giao thông Vận tải có 30 ngành nghề; Lĩnh vực Lao động -Thương binh và xã hội có 9 ngành nghề; Lĩnh vực Công -Thương có 27 ngành nghề; Lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng có 27 ngành nghề; Lĩnh vực an ninh trật tự có 12 ngành nghề; Lĩnh vực Y tế có 17 ngành nghề; Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ có 7 ngành nghề; Lĩnh vực Văn hóa Thông tin có 17 ngành nghề: Lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường có 16 ngành nghề và Lĩnh vực Tư pháp có 7 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đó là: Hành nghề luật sư, điều kiện kinh doanh: chứng chỉ hành nghề luật sư; Giấy đăng ký hoạt động (đối với tổ chức hành nghề luật sư) hoặc Giấy đăng ký hành nghề luật sư (đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân); Hành nghề công chứng điều kiện kinh doanh: Thẻ công chứng viên; Giấy phép thành lập văn phòng công chứng; Quyết định thành lập phòng công chứng Hành nghề Giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả, điều kiện kinh doanh: Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp; Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp Hành nghề Dịch vụ trọng tài thương mại, điều kiện kinh doanh: Giấy phép thành lập trung tâm trọng tài thương mại; Giấy đăng ký hoạt động; Hành nghề thừa phát lại; Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản và hành nghề Bán đấu giá tài sản
Nhằm góp phần xóa bỏ rào cản trong hoạt động kinh doanh; bảo đảm quyền tự
do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật không cấm, Luật Đầu tư 2020 đã giảm 22 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện so với quy định hiện hành Trong đó có: Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại; Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại; Nhượng quyền thương mại; Kinh doanh dịch vụ Logistic; Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển; Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành nhà chung cư; Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV; Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi; Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm; Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng; Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Trang 9Một số ngành nghề được bãi bỏ khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hiện như:
– Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV;
– Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi;…
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện luật Đầu tư 2014 đã có những sửa đổi, cải cách, nhưng trong danh mục này vẫn còn nhiều ngành, nghề không phù hợp, trong đó, một số ngành, nghề không có tác động đáng kể tới lợi ích công cộng Hầu hết các ngành, nghề này đều mang “dáng dấp” của hoạt động kinh doanh thông thường Những rủi ro, nếu có sẽ tác động đến các chủ thể tư và chủ thể này đã
có hệ thống pháp luật tư bảo vệ Một số ngành, nghề khác có thể thay bằng biện pháp quản lý khác thay vì điều kiện đầu tư kinh doanh Những ngành này cần sự quản lý của Nhà nước bởi điều kiện kinh doanh không phải là công cụ quản lý tốt nhất Tiêu biểu như quản lý bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định quản lý quá trình kinh doanh hay quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra nhiều ngành, nghề chưa phù hợp đưa vào danh mục
Do những tồn tại trong việc quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên đã đặt ra nhiều thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế nước ta ,Do đó luật đầu tư 2020 đã loạt bỏ một số ngàng nghề ra khỏ ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Đây là một nội dung mới rất quan trọng thu hút sự quan tâm của giới Doanh nhân Việc Quốc hội quyết định tiếp tục cắt giảm 22 ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện nhằm góp phần xóa bỏ rào cản trong hoạt động kinh doanh; bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật không cấm Quy định quan trọng này của Luật được nhiều chuyên gia đánh giá là
đã kế thừa thành công tinh thần tiến Bộ của Luật Đầu tư qua các phiên bản
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH
Tên công ty: CÔNG TY TNHH
(NGOC THANG MECHANICAL AND CONSTRUCTION LIMITED COMPANY) Địa chỉ:
Mã số thuế:
Người ĐDPL:
Ngày hoạt động: …
Trang 10Giấy phép kinh doanh:
Lĩnh vực: C23920 Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (Ngành chính)
Công ty TNHH Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đạt được nhiều thành tựu đáng kể
2.2 Điều kiện kinh doanh của công ty TNHH
Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:
2392 - 23920: Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
Nhóm này gồm:
- Sản xuất gạch ngói không chịu lửa, gạch hình khối khảm;
- Sản xuất đá phiến và đá lát thềm không chịu lửa;
- Sản xuất vật liệu xây dựng bằng gốm sứ không chịu lửa như: Sản xuất gạch gốm sứ, ngói lợp, ống khói bằng gốm
- Sản xuất gạch lát sàn từ đất sét nung;
- Sản xuất các đồ vật vệ sinh cố định làm bằng gốm
Loại trừ:
- Sản xuất đá nhân tạo (ví dụ đá hoa cẩm thạch) được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic);
- Sản xuất sản phẩm gốm sứ chịu lửa được phân vào nhóm 23910 (Sản xuất sản phẩm chịu lửa)
2.2.1 Điều kiện chung
Thứ nhất, phải được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của
pháp luật Việt Nam Đây là điều kiện tiên quyết để mỗi chủ thể kinh doanh được
“khai sinh tư cách pháp lý” cũng như tạo tiền đề cho hoạt động quản lý nhà nước Thủ tục đăng ký, thành lập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014
Thứ hai, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh
phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam:
Trang 11Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố
ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định
áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài
và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
Điều kiện này tựu chung lại yêu cầu người chịu trách nhiệm về an ninh, trật
tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ phải có lý lịch tư pháp rõ ràng, không vi phạm quy định của pháp luật hình sự, có đạo đức tốt
Thứ ba, đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.” Cụ thể, các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy bao gồm: “1 Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau đây: a) Có quy định, nội quy về an toàn phòng cháy
và chữa cháy; b) Có các biện pháp về phòng cháy; c) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở; d) Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; đ) Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan; e) Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; g) Có hồ sơ theo dõi,
quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy” Để có được giấy chứng nhận đủ
điều kiện phòng cháy chữa cháy, cần thực hiện theo các thủ tục sau: Bước 1.
Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật ( hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy; Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt
về phòng cháy chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đối với
cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác; Bản thống kê các phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị; Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện
về phòng cháy và chữa cháy; Phương án chữa cháy) Bước 2 Đại diện cơ sở hoặc
phương tiện cần cấp giấy đến nộp hồ sơ tại trụ sở Phòng/Cục cảnh sát PCCC công