1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á - Trung Tâm Kinh Doanh.pdf

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP Nam Á - Trung Tâm Kinh Doanh
Tác giả Lê Văn Khải
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Bính
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 4,26 MB

Cấu trúc

  • 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (11)
  • 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI (13)
    • 2.1. Mục tiêu tổng quát (13)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (13)
  • 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (13)
  • 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (13)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
  • 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (14)
  • 7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU (15)
    • 7.1. Nghiên cứu trong nước (15)
    • 7.2. Nghiên cứu nước ngoài (17)
    • 7.3. Kết luận về các công trình liên quan đến nâng cao chất lượng tín dụng (18)
  • 8. BỐ CỤC CỦA BÀI NGHIÊN CỨU (18)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (20)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (20)
      • 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng (20)
      • 1.1.2. Khái niệm chất lượng tín dụng (21)
      • 1.1.3. Khái niệm nâng cao chất lượng tín dụng (21)
      • 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng (21)
      • 1.2.1. Bài học kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Quân đội - Sở giao dịch 3 15 1.2.2. Bài học kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Hà Nội 16 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - (25)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - (29)
      • 2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á (29)
      • 2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh (31)
      • 2.1.3. Kết quả hoạt động (0)
    • 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - TRUNG TÂM KINH DOANH TỪ NĂM 2018 - 2022 (34)
      • 2.2.1. Doanh số cho vay theo thời gian (34)
      • 2.2.2. Dư nợ theo thời gian (37)
      • 2.2.3. Cơ cấu huy động vốn của Trung tâm kinh doanh (40)
      • 2.2.4. Doanh số thu nợ (41)
      • 2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn vay (42)
      • 2.2.6. Hiệu quả cho vay (0)
      • 2.2.7. Vòng quay vốn tín dụng (44)
      • 2.2.8. Thu nhập từ hoạt động cho vay (45)
      • 2.2.9. Mức sinh lời từ hoạt động cho vay (46)
      • 2.2.10. Nợ quá hạn (46)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - TRUNG TÂM KINH DOANH (47)
      • 2.3.1. Kết quả đạt được (0)
      • 2.3.2. Những hạn chế (49)
      • 2.3.3. Nguyên nhân (50)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - TRUNG TÂM KINH DOANH (54)
      • 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á (54)
      • 3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh (54)
    • 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - TRUNG TÂM KINH DOANH 45 1. Xây dựng chính sách - quy trình tín dụng nội bộ (55)
      • 3.2.2. Giám sát nghiêm ngặt quá trình giải ngân và sau giải ngân (0)
      • 3.2.3. Hoàn thiện chính sách về tài sản thế chấp (0)
      • 3.2.4. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát nội bộ (57)
      • 3.2.5. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ (57)
    • 3.4. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á - TRUNG TÂM KINH DOANH 48 1. Đối với Ngân hàng TMCP Nam Á (58)
      • 3.4.2. Đối với Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh (59)
  • KẾT LUẬN (28)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (63)

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đã từ lâu, ngân hàng luôn là một trong những chủ thể quan trọng nhất trong nền kinh tế Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ bình ổn thị trường tiền tệ, thực hiện các chính sách tiền tệ - tài khóa của Ngân hàng Nhà nước giúp kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán Trước xu thế hội nhập, hợp tác đa phương như hiện nay, ngành ngân hàng càng phát triển kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại tham gia cấp phát, cho vay bổ sung vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội để tổ chức kinh doanh Hoạt động này là tín dụng - hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng thương mại Tuy là hoạt động cơ bản, nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính, tạo ra lợi nhuận nhất cho các ngân hàng thương mại

Tín dụng ngân hàng không chỉ là đòn bẩy kinh tế mà còn là công cụ giúp Nhà nước điều chỉnh các sách lược kinh tế, chính sách tài khóa, tiền tệ, ổn định sức mua của đồng nội tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể, các tổ chức kinh tế, các cá nhân sở hữu vốn sản xuất kinh doanh thu được hiệu quả, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội

Tuy là hoạt động tạo ra thu nhập chính cho khối ngành ngân hàng, song tín dụng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cần phòng ngừa Hậu quả của rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn có tác động mạnh mẽ và nghiêm trọng đến ngân hàng chủ thể, hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế xã hội nói chung Do đó, bất cứ lúc nào rủi ro tín dụng cũng luôn là vấn đề cấp thiết cần được các nhà kinh tế mổ xẻ, phân tích nhằm tìm ra hướng hạn chế tối đa rủi ro này Và cùng với đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng, tối thiểu hóa khả năng xảy ra rủi ro trong tín dụng là vấn đề sống còn được quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại

Trong những năm qua, tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên chưa phải là quá xuất sắc, vẫn còn một số vấn đề tồn đọng cần được giải quyết Thêm vào đó, vì là Ngân hàng TMCP phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - phân khúc khốc liệt nhất trong mảng cấp phát tín dụng, Ngân hàng TMCP Nam Á nói chung và chi nhánh Trung tâm kinh doanh nói riêng chịu rất nhiều sức ép, cạnh tranh từ các đối thủ, cùng với việc chất lượng tín dụng đang đi xuống ở nhiều ngành, nợ xấu đang dần lộ diện kể từ khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN của NHNN hết hiệu lực và không được gia hạn kể từ tháng 6/2022 Bên cạnh đó, mới đây, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản số 10167/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15% được giao cho các ngân hàng ngay đầu năm 2024

Bên cạnh đó, nợ xấu trên dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Á đang có biểu hiện tăng trong 2 năm trở lại đây, với mức tỷ lệ nợ xấu năm 2022 là 1,63% Cũng trong năm này, Ngân hàng TMCP Nam Á chỉ đạt 89% kế hoạch trong hoạt động huy động vốn và 95% trong hoạt động tín dụng Gặp chung những khó khăn trên, Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh cũng đang đối mặt rủi ro nợ xấu gia tăng trong kinh doanh, vòng quay vốn tín dụng đang dần chậm lại với mức sinh lời từ hoạt động cho cho vay còn thấp

Những điều trên càng thể hiện rõ việc tín dụng sẽ là hoạt động chính mà các ngân hàng thương mại sẽ quan tâm trong thời gian sắp tới, bên cạnh đó chất lượng tín dụng cũng là vấn đề cần ưu tiên trong bối cảnh khó khăn như hiện nay Để Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh ngày càng phát triển bền vững và hiệu quả thì việc nâng cao chất lượng tín dụng là điều tiên quyết và cốt lõi cần được xem xét Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của khóa luận là thông qua việc xem xét, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh, làm rõ được các vấn đề còn tồn đọng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những yếu điểm, bất cập nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á

Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát, dưới đây là các mục tiêu cụ thể cần thực hiện:

Thứ nhất, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng

TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh, từ đó rút ra những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế còn hiện hữu

Thứ hai, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Với mục tiêu được đề ra như trên, khóa luận tập trung vào giải quyết các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Thực trạng, các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân mà Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh mắc phải trong quá trình nâng cao chất lượng tín dụng trong giai đoạn 2018 - 2022?

Câu hỏi 2: Các giải pháp nào được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận được thực hiện dựa trên phương pháp định tính, cụ thể như sau:

- Phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối: Phương pháp dùng để so sánh các chỉ số theo từng thời điểm, từng giai đoạn của ngân hàng để đánh giá chất lượng tín dụng từ năm 2018 đến năm 2022

- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu được sử dụng từ các báo cáo về tình hình cấp phát tín dụng; báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh; các báo cáo thường niên - báo cáo tài chính thuộc các năm tài chính 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 và các văn bản hiện hành liên quan hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Nam Á

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thu thập, tổng hợp số liệu và thực hiện tính toán nhằm phác họa dữ liệu sao cho phù hợp với mục tiêu phân tích của đề tài bằng phần mềm Microsoft Excel.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh Để đạt được mục tiêu đó, khóa luận cần thực hiện những nội dung nghiên cứu sau:

Nội dung 1: Tổng hợp, đưa ra cơ sở lý luận về tín dụng, chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM

Nội dung 2: Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình chất lượng tín dụng tại

Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh trong giai đoạn 2018 - 2022 để làm rõ những hạn chế còn mắc phải

Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những lợi thế sẵn có và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh.

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thu Nga (2014) đã nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Thái Nguyên” Bài nghiên cứu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2012 thông qua các chỉ tiêu như: Cơ cấu tín dụng theo thời gian; Tình hình dư nợ; Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng; Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Từ đó, bài nghiên cứu đã chỉ ra được những thành tựu và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên, cũng như nguyên nhân hình thành những hạn chế đó Sau cùng, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đến năm 2015 như Đa dạng hóa đối tượng khách hàng; Chính sách chăm sóc đối với từng khách hàng; Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng; Hoàn thiện quy trình tín dung; Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ;

Võ Trần Ngọc Hưng (2014) đã nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Quảng

Nam” Bài nghiên cứu đã nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng NHTM và một số vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng tín dụng; phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, bài nghiên cứu đã nêu lên những nguyên nhân gây nên những hạn chế còn tồn đọng trong chất lượng tín dụng của VCB chi nhánh Quảng Nam, từ đó tác giả đã đề xuất những giải pháp như Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin về khách hàng vay; Tuân thủ chặt chẽ chính sách tín dụng nội bộ và quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng; Đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro; Quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân, trong và sau khi cho vay; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Thực hiện công tác phân loại nợ, trích lập, xử lý dự phòng rủi ro tín dụng; Tăng cường công tác xử lý nợ

Hoàng Thị Việt Hà (2010) đã nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô” đã nêu ra những cơ sở lý luận về hoạt động ngân hàng thương mại (vai trò, các hình thức tín dụng, khái niệm về chất lượng tín dụng) Tác giả cũng đưa ra những cơ sở lý luận về sự cần thiết của chất lượng tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và chỉ ra những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ ngoại bảng, thu nhập từ hoạt động ngoại bảng, sự hài lòng của khách hàng, tính năng của sản phẩm Và tác giả cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như chiến lược phát triển của ngân hàng, chính sách tín dụng của ngân hàng, quy trình tín dụng của ngân hàng, quy trình kiểm tra kiểm toán nội bộ, công tác thẩm định dự án, lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất, khả năng thu thập và xử lý thông tin, đạo đức của chuyên viên tín dụng, các nhận tố khách quan như kinh tế, xã hội, chính trị

Nguyễn Văn Thược (2022) đã nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Thốt Nốt”, với mục tiêu chính là đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Thốt Nốt Để đạt được mục tiêu trên, bài nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng tín dụng như: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay, theo phân khúc khách hàng, theo tài sản bảo đảm; Cơ cấu tỷ trọng nợ; Vòng quay vốn tín dụng; Hệ số thu nợ và tỷ lệ thu nhập từ tín dụng của SAIGONBANK Thốt Nốt giai đoạn 2016 – 2020 Ngoài ra, bài nghiên cứu còn khảo sát ý kiến khách hàng và tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm rút ra những nhận định về thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của SAIGONBANK Thốt Nốt trong thời gian tới.

Nghiên cứu nước ngoài

Güner (2008) đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơ hội cho vay và chất lượng tín dụng, phân tích danh mục tín dụng Nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng càng đa dạng hóa về danh mục trong sản phẩm tín dụng thì càng phân tán được rủi ro, dẫn đến chất lượng tín dụng càng được nâng cao Nghiên cứu đã dùng các mẫu báo cáo lớn nhằm kiểm tra ý nghĩa của mô hình trên nền phương pháp định lượng Đơn cử khi kiểm tra ý nghĩa của mô hình đối với chất lượng danh mục cho vay, tác giả đã phân tích một mẫu lớn các báo cáo hàng quý về tình trạng và thu nhập do Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) biên soạn

Nguyễn Ngọc Linh (2017) đã nghiên cứu về đề tài “Credit risk control for loan products in commercial banks Case: Bank for Investment and Development of Vietnam” Đề tài này bao gồm phần lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng và một phần nghiên cứu thực nghiệm, trong đó sử dụng dữ liệu từ cuộc phỏng vấn qua email với các nhân viên và ban lãnh đạo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Kết quả của đề tài đã chỉ ra một số hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV và đưa ra các khuyến nghị cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và BIDV.

Kết luận về các công trình liên quan đến nâng cao chất lượng tín dụng

Qua tiếp cận và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy hầu như các công trình nghiên cứu trên tập trung chủ yếu vào việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của các ngân hàng trong giai đoạn trước khi đại dịch Covid

19 diễn ra trong khi Covid 19 là tác nhân đã làm chất lượng tín dụng của ngân hàng thay đổi rất nhiều

Bên cạnh đó, các chủ thể ngân hàng ở các công trình này hầu như tập trung ở các địa bàn ngoại thành hoặc các địa bàn không nằm ở các trung tâm kinh tế lớn như

Tp Hồ Chí Minh hay Hà Nội Việc khác biệt trong địa bàn hoạt động cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh hay chất lượng tín dụng của ngân hàng bởi ngân hàng có địa bàn hoạt động sẽ thu hút tệp khách hàng sâu, rộng hơn các ngân hàng có địa bàn hoạt động ngoại thành

Thêm nữa, các chủ thể ngân hàng trên cũng chưa phải là chi nhánh trung tâm, chi nhánh cốt lõi trong cơ cấu của toàn hệ thống Chi nhánh trung tâm cũng sẽ phản ánh phần nào chất lượng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng nó, bởi dòng tiền, dư nợ tập trung ở chi nhánh trung tâm là rất lớn

Vì vậy, đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh” được thực hiện nhằm lấp đầy khe hở kiến thức theo tác giả là rất cần thiết.

BỐ CỤC CỦA BÀI NGHIÊN CỨU

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, khóa luận có bố cục gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại tại

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Nam Á - Trung tâm kinh doanh

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á - Trung tâm kinh doanh.

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

“Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp thuận để khách hàng sử dụng một lượng tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn Ngân hàng cấp tín dụng bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác” (Nguyễn Văn Tiến, 2005)

“Kinh tế học hiện đại cho rằng tín dụng là mối quan hệ giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên còn lại sử dụng trong thời gian đã định sẵn, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay cho bên chuyển giao tiền hoặc tài sản vô điều kiện theo thời hạn đã thỏa thuận” (Nguyễn Ngọc Sơn & Bùi Đức Tuân, 2012)

Theo khoản 4 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 của Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 01 năm 2024, “cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” (Quốc hội, 2024)

1.1.2 Khái niệm chất lượng tín dụng

Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tăng trưởng về quy mô, hiệu quả, an toàn trong hoạt động tín dụng, thể hiện năng lực quản lý tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tín dụng vì lợi ích của ngân hàng (Lê Thị Thanh

Do đó, chất lượng tín dụng được tác giả quan niệm như sau: Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu biểu thị mức độ ngân hàng thương mại đạt được trong việc tối thiểu hóa thiệt hại từ rủi ro tín dụng nhưng đồng thời vẫn bảo đảm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và sinh lời trong hoạt động cho vay của mình

1.1.3 Khái niệm nâng cao chất lượng tín dụng

Nâng cao chất lượng tín dụng được quan niệm như một chuỗi các hành động quản trị nhằm nâng cao các yếu tố tăng trưởng quy mô, hiệu quả, an toàn trong hoạt động tín dụng Nâng cao được đánh giá, hài lòng của khách hàng về dịch vụ chăm sóc được cung cấp từ phía ngân hàng

Nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cốt lõi cần được các ngân hàng quan tâm nhằm nâng tầm vị thế của mình so với đối thủ cũng như tăng được lòng tin nơi khách hàng, các cổ đông, tối thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp từ nhiều tiêu chí khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả công tác cho vay của ngân hàng Các ngân hàng khác nhau sẽ có hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng khác nhau nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo có một số tiêu chí như sau:

1.1.4.1 Doanh s ố cho vay theo th ờ i gian

Doanh số cho vay theo thời gian là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay của ngân hàng trong tất cả các thời hạn bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh quy mô đầu tư và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó đối với nền kinh tế trong một thời kỳ nhất

Tăng trưởng doanh số cho vay

=Doanh số cho vay năm (t) − Doanh số cho vay năm (t − 1)

Doanh số cho vay năm (t − 1)

Dư nợ theo thời gian là chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay của ngân hàng trong tất cả các thời hạn bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Dư nợ phản ánh vốn hiện đang còn lưu hành ngoài thị trường của ngân hàng, đồng thời chỉ tiêu này cũng phản ánh mối quan hệ với doanh số cho vay với khả năng đáp ứng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại đối với những nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế (Nguyễn Thị Minh Thu, 2015)

Tăng trưởng dư nợ cho vay = Dư nợ năm (t) − Dư nợ năm (t − 1)

1.1.4.3 Cơ cấ u huy độ ng v ố n

Khi xem xét chỉ tiêu này, ta phải xét đến cơ cấu trong công tác huy động vốn của Chi nhánh ở cả trên phương diện phân theo kỳ hạn của tiền gửi lẫn phân theo khách hàng là khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp

Cơ cấu phân theo khách hàng = Huy động phân theo khách hàng

Cơ cấu phân theo kỳ hạn = Huy động phân theo kỳ hạn

Là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn thực tế mà người vay đã trả cho ngân hàng khi đến thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, nó được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ trong một thời kỳ nhất định Doanh số thu nợ càng lớn và tăng so với tổng cho vay chứng tỏ cho vay của ngân hàng càng ngày càng tốt (Nguyễn Thị Minh Thu, 2015)

Tăng trưởng doanh số thu nợ

= Doanh số thu nợ năm (t) − Doanh số thu nợ năm (t − 1)

Doanh số thu nợ năm (t − 1)

Là hệ số phản ánh kết quả sử dụng nguồn vốn huy động cho mục đích cho vay của ngân hàng, hệ số này có thể lớn hoặc nhỏ hơn 1 Nếu hệ số này quá thấp (nhỏ hơn 1) sẽ biểu thị sự khó khăn trong vấn đề cho vay của ngân hàng, vốn huy động của ngân hàng đang bị ứ đọng, không tạo được nguồn thu thay vào đó lại làm tăng thêm chi phí lãi huy động, điều này rất nguy hiểm đối với loại hình kinh doanh lấy lãi cho vay làm thu nhập chính như ngân hàng Ngược lại nếu hệ số này cao (lớn hơn 1) sẽ cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn vay là rất tốt, ngân hàng tận dụng được khả năng tạo tiền của dòng vốn huy động, tránh được dòng tiền nhàn rỗi

Hiệu suất sử dụng vốn vay = Tổng dư nợ cho vay

Tổng nguồn vốn huy động∗ 100%

Hiệu quả cho vay phản ánh tỷ lệ giữa lãi thu được từ hoạt động cho vay và lãi phải trả cho nguồn vốn huy động Nếu tỷ lệ này thấp hơn 1 chứng tỏ ngân hàng đang phải trả lãi cho vốn huy động quá nhiều, trong khi ngân hàng chưa tối ưu hóa dòng tiền cho mục đích cho vay, khiến ngân hàng không thu được quá nhiều lãi cho vay Nguyên nhân khác đến từ việc ngân hàng không đạt được hiệu quả trong việc thu nợ khiến cho dòng tiền lãi cũng không được tối ưu Nếu tỷ lệ này lớn hơn

1, chứng tỏ ngân hàng đang sử dụng dòng tiền huy động được hợp lý

Hiệu quả cho vay = Lãi từ hoạt động cho vay

Chi phí trả lãi huy động

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng

Vòng quay vốn tín dụng = Tổng doanh số thu nợ

Mức dư nợ bình quân

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á -

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - TRUNG TÂM KINH DOANH

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á

2.1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam Á

Ngân hàng TMCP Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành năm 1990

Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Á chỉ có 3 Chi nhánh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng TMCP Nam Á không ngừng lớn mạnh với mạng lưới gần 150 điểm kinh doanh và 100 Điểm giao dịch số tự động ONEBANK trên cả nước, đã có quan hệ với 330 ngân hàng ở khắp quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới So với năm 1992, vốn điều lệ hiện nay tăng hơn 2.000 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng hơn 106 lần, phần lớn là cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao

Mục tiêu hiện nay của Ngân hàng TMCP Nam Á là phấn đấu thành một trong những ngân hàng hiện đại, hàng đầu của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của xã hội

Ngay từ ngày đầu hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Á đã xác định tầm nhìn là trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam với mục tiêu mang đến những giải pháp tài chính tốt nhất cho Khách hàng cá nhân, Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tham gia đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh, an toàn của hệ thống Ngân hàng; Góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, trên cơ sở đáp ứng kịp thời các nhu cầu về sản xuất – kinh doanh – dịch vụ của khách hàng; Tối đa hóa lợi ích cho cổ đông, khách hàng, đối tác cùng toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Nam Á

Năm 2018, Ngân hàng TMCP Nam Á vinh dự lọt trong top 100 doanh nghiệp tiêu biểu Asia 2018; đạt chứng nhận chỉ số hài lòng Khách hàng CSI:2018; được vinh danh ngân hàng có chính sách chăm sóc khách hàng trung thành tốt nhất Việt Nam 2018; đạt Top 10 thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương

Năm 2019, Ngân hàng TMCP Nam Á lọt top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu Asia 2019 do Liên hiệp khoa học doanh nhân Việt Nam trao tặng; vinh dự nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - VietNam Digital Award 2019; vinh dự nhận bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam vì thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngân hàng năm 2017 - 2018

Năm 2020, Ngân hàng TMCP Nam Á lọt top 50 thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất với sinh viên Việt Nam 2020; Ngân hàng duy nhất sở hữu Ứng dụng Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2020; Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng Xanh 02 năm liền (2019 - 2020)

Năm 2021, Ngân hàng TMCP Nam Á là nơi làm việc tốt nhất Châu Á; là ngân hàng quản trị rủi ro xuất sắc nhất Việt Nam; là ngân hàng vì cộng đồng nổi bật nhất Việt Nam; ngân hàng cho hoạt động ngân quỹ tốt nhất Việt Nam

Năm 2022, Ngân hàng TMCP Nam Á vinh dự nhận giải ngân hàng kiến tạo số tốt nhất Việt Nam; ngân hàng đẹp - dịch vụ tốt nhất Việt Nam; là nơi làm việc tốt nhất châu Á

2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh

2.1.2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh

Vào lúc 11 giờ ngày 11/11/2011, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Nam Á đã cắt băng khánh thành chính thức, đưa vào hoạt động Hội sở Ngân hàng TMCP Nam Á tọa lạc tại 201 - 203 Cách mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3, Thành phố

Chi nhánh Trung tâm kinh doanh nằm ở tầng trệt và tầng 1 của tòa Hội sở, được xem như là một trong những chi nhánh trung tâm của Ngân hàng TMCP Nam Á, kiêm nhiệm cung cấp các nghiệp vụ mà Hội sở không cung cấp như Quầy số, Dịch vụ tiền gửi khách hàng cá nhân,

Trải qua hơn 12 năm tồn tại song song cùng với Hội sở chính, Trung tâm kinh doanh đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển thương hiệu Nam A Bank đến với khách hàng, đồng thời khẳng định quyết tâm luôn đi theo mục tiêu, định hướng chung của Ngân hàng là “Phát triển - Hiệu quả - An toàn - Bền vững”

❖ T ổ ng quan v ề Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh

Bảng 2.1: Tổng quan về chi nhánh Trung tâm kinh doanh

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á - chi nhánh Trung tâm kinh doanh Tên viết tắt: Nam A Bank - Trung tâm kinh doanh

Trực thuộc: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á - Hội sở Địa chỉ: 201 - 203 Cách mạng Tháng Tám, quận 3, Thành phố Hồ Chí

Email: Dichvukhachhang@namabank.com.vn

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh) 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động

Chi nhánh Trung tâm kinh doanh có 5 phòng ban, bao gồm:

- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp

- Phòng Khách hàng Cá nhân

- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn

Chức năng chính của các phòng ban này là thực hiện hoạt động kinh doanh như cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, cầm cố giấy tờ có giá, theo quy định hiện hành của pháp luật và của Ngân hàng Đây cũng là các phòng ban mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho Chi nhánh Ngoài ra, các đơn vị này cũng chịu trách nhiệm phối hợp với phòng Hỗ trợ kinh doanh quản lý công nợ, liên hệ với khách hàng, kiểm soát các rủi ro tín dụng như nợ xấu, nợ chậm trả hay các vấn đề về bảo mật thông tin khách hàng nhằm tối thiểu hóa các rủi ro có thể xảy ra

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ và Hành chính

Chức năng chính của phòng ban này là quản lý và thực hiện các hoạt động kế toán của ngân hàng theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng như ghi sổ thu chi, hỗ trợ thông tin tài chính cho các đơn vị khác, kiểm toán và báo cáo tài chính các niên độ cho Ngân hàng Ngoài ra, phòng ban này còn chịu trách nhiệm quản lý các tài liệu kinh doanh từ các phòng ban kinh doanh trình lên, quản lý lịch trình, tổ chức họp ban và phối hợp với các đơn vị kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh trong suốt quá trình giải ngân cho khách hàng

- Phòng Hỗ trợ kinh doanh

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - TRUNG TÂM KINH DOANH TỪ NĂM 2018 - 2022

2.2.1 Doanh số cho vay theo thời gian

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà khách hàng vay vốn từ phía ngân hàng qua các lần giải ngân được tính theo một thời kỳ, một giai đoạn nhất định hoặc nó là số tiền mà khách hàng thực hiện hoạt động giao dịch vay vốn từ phía ngân hàng được gia hạn trong khoảng thời gian nhất định Đối với cho vay ngắn hạn: Khoản vay này thường được các doanh nghiệp sử dụng nhằm bổ sung vốn lưu động, đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời của doanh nghiệp Đây là khoản vay mang lại thu nhập thấp và không ổn định cho ngân hàng bằng vay trung hạn hoặc dài hạn, tuy nhiên tỷ trọng vay ngắn hạn lại chiếm rất cao trong dư nợ cho vay Đối với cho vay trung và dài hạn: Đây là khoản vay được sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu xây dựng cơ sở sản xuất, mua sắm phục vụ kinh doanh lâu dài Chính vì tính chất dài hạn mà các khoản vay này có tính thanh khoản rất thấp, rủi ro do các biến động thị trường hay chính sách khách hàng mang lại là rất lớn

Vì lẽ đó, Trung tâm kinh doanh luôn có những điều khoản ràng buộc chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho khoản vay Bên cạnh đó, khoản vay này cũng không thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay, bởi lẽ tệp khách hàng điển hình của Trung tâm kinh doanh là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, là những doanh nghiệp ưa thích các khoản vay ngắn hạn

Doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh được thể hiện qua Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.1 như sau:

Bảng 2.2: Doanh số cho vay theo thời gian của Trung tâm kinh doanh Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á -

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay từ 2018 - 2022 của Trung tâm kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á -

Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.1 biểu thị doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh tăng liên tục trong giai đoạn 2018 - 2022, báo hiệu sự khởi sắc trong công tác cho vay của Chi nhánh Nhìn chung, xu hướng chính trong giai đoạn này là sự chuyển dịch thời hạn vay, từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, trong khi cho vay ngắn hạn đang thu hẹp dần thì trung và dài hạn, đặc biệt là dài hạn đang dần mở rộng, chiếm tỷ trọng cao hơn

Về doanh số cho vay ngắn hạn: Năm 2019 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 33.895 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 81,04%, so với năm 2018 doanh số cho vay tăng 7.776 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 29,77% Năm 2020 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 33.966 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,42%, tăng thêm 71 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng tỷ lệ tăng 2,10% Năm 2021 ghi nhận doanh số cho vay ngắn hạn sụt giảm mạnh với doanh số ghi nhận là 22.105 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,99%, giảm hơn 11.860 tỷ đồng so với năm 2020 Nguyên nhân của tình hình này đến từ việc Trung tâm kinh doanh thực hiện theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành, Trung tâm kinh doanh đã nghiêm túc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng theo quy định Thêm việc giai đoạn này khách hàng mong

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn muốn vay dài hạn để tránh sức ép tài chính trong giai đoạn dịch bệnh, nguồn tiền của khách hàng đang rất không ổn định, dự phóng cũng bị ảnh hưởng, việc khách hàng mong muốn được kéo dài thời hạn vay là điều dễ hiểu Sang năm 2022, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 31.187 tỷ đồng, chiếm 55,17%, tăng 9.082 tỷ so với năm

2021, tương ứng tỷ lệ tăng là 41,09% Đây được xem như dấu hiệu khả quan về việc cho vay ngắn hạn sẽ quay lại trở thành chủ đạo trong hoạt động cho vay của Trung tâm kinh doanh nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước về việc siết dần vốn vay ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Về doanh số cho vay trung và dài hạn: Năm 2019 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt lần lượt là 2.981 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 7,13%) và 4.949 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 11,83%), so với năm 2018, doanh số cho vay trung hạn và dài hạn đều tăng, trung hạn giảm 871 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ giảm 22,61%) và dài hạn tăng 2.802 tỷ đồng (tương ứng tăng 130,51%) Năm 2020 doanh số cho vay trung hạn và dài hạn đạt lần lượt là 11.524 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 21,86%) và 7.239 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 13,73%), doanh số cho vay trung hạn tăng thêm 8.543 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 286,58%) và doanh số cho vay dài hạn tăng thêm 2.290 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 46,27%) so với năm 2019 Sang năm 2021, doanh số cho vay trung hạn và dài hạn lần lượt đạt 15.044 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 27,90%) và 16.773 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 31,11%), so với năm 2020, doanh số cho vay trung hạn tăng thêm 3.520 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 30,54%), doanh số cho vay dài hạn tăng thêm 9.534 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 131,70%) Sang năm 2022, doanh số cho vay trung và dài hạn đã dần dịu lại, đặc biệt là sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh số cho vay trung hạn với doanh số ghi nhận là 7.863 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 13,91%), trong khi doanh số cho vay dài hạn đạt 17.475 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 30,92%), so với năm 2021, doanh số cho vay trung hạn đã giảm hơn 7.100 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ giảm 47,73%), doanh số cho vay dài hạn vẫn ghi nhận tăng thêm 702 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 4,19%)

2.2.2 Dư nợ theo thời gian

Dư nợ theo thời hạn là số dư nợ cho vay trong tất cả các thời hạn bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng tín dụng mà ngân hàng cấp phát cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định

Tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh được thể hiện qua Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.2:

Bảng 2.3: Dư nợ theo thời gian của Trung tâm kinh doanh Đơn vị tính: Tỷ đồng

Số dư Số dư Số dư Số dư Số dư

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á -

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay từ 2018 - 2022 của Trung tâm kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á -

Như số liệu được trình bày trong Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.2, ta thấy được:

Về dư nợ ngắn hạn: Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, dư nợ ngắn hạn vẫn có xu hướng tăng, nhưng chỉ tăng về số dư nợ chứ không tăng về tỷ trọng Năm 2019 dư nợ cho vay ngắn hạn đã đạt 25.288 tỷ đồng, chiếm 83,23% trong

Ngắn hạn Dài hạn Trung hạn tổng số dư nợ, so với năm 2018 chỉ đạt 18.476 tỷ đồng thì năm 2019 đã tăng 6.812 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng trưởng 36,87% Năm 2020, số dư nợ ngắn hạn đạt 24.582 tỷ đồng, chiếm 58,52%, sụt giảm so với năm 2019 là 706 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 2,79% Sang đến năm 2021, số dư nợ ngắn hạn chỉ còn 17.066 tỷ đồng, tương ứng chiếm 36,81%, sụt giảm so với năm 2020 là 7.516 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 30,58% Nguyên nhân cho sự bất cân đối này đến từ việc giai đoạn 2020 - 2021 là giai đoạn nền kinh tế đang trì trệ do dịch bệnh, các doanh nghiệp hạn chế vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, trong khi khách hàng cá nhân cũng không mặn mà với vay tiêu dùng, đây là hai đối tượng quan trọng nhất của Ngân hàng TMCP Nam Á nói chung và Trung tâm kinh doanh nói riêng, khi

2 đối tượng này giảm vay ngắn hạn, sự sụt giảm là không tránh khỏi Đến năm

2022, dư nợ ngắn hạn đã đạt 25.115 tỷ đồng, chiếm 47,47%, tăng so với năm 2021 là hơn 8.000 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng hơn 47% Nhìn chung, đây cũng là một điểm sáng cho thấy thành phần dư nợ đã dần quay lại tỷ trọng hợp lý, đặc biệt khi nợ ngắn hạn là nguồn thu nhập quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Về dư nợ trung và dài hạn: Trong giai đoạn 2018 - 2022, dư nợ trung và dài hạn đều có xu hướng tăng, đặc biệt là dư nợ dài hạn có xu hướng tăng cả số dư lẫn tỷ trọng Năm 2019, dư nợ trung hạn và dài hạn lần lượt là 2.204 tỷ đồng (chiếm 7,25%) và 2.890 tỷ đồng (chiếm 9,51%), so với năm 2018 dư nợ trung hạn giảm

787 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ giảm 26,31%) và dư nợ dài hạn tăng 1.634 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 130,10%) Sang năm 2020, dư nợ trung hạn và dài hạn lần lượt là 9.088 tỷ đồng (chiếm 21,64%) và 8.336 tỷ đồng (chiếm 19,84%), so với năm 2019 dư nợ trung hạn tăng 6.884 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 312,34%) và dư nợ dài hạn tăng 5.446 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 188,44%) Giai đoạn năm

2021, dư nợ trung hạn và dài hạn lần lượt là 12.254 tỷ đồng (chiếm 26,43%) và 17.047 tỷ đồng (chiếm 36,77%), so với năm 2020 dư nợ trung hạn tăng 3.166 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 34,84%) và dư nợ dài hạn tăng 8.711 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 104,50%) Nguyên nhân giai đoạn 2019 - 2021 dư nợ trung và dài hạn có sự gia tăng đột ngột như vậy đến từ việc dịch bệnh Covid 19 hoành hành khiến các doanh nghiệp đồng loạt chuyển sang vay trung và dài hạn nhằm cầm cự đợi nền kinh tế phục hồi, từ đó gây nên sự chuyển dịch kỳ hạn không mong đợi này Sang năm 2022, dư nợ dư nợ trung hạn và dài hạn lần lượt là 8.015 tỷ đồng (chiếm 15,15%) và 19.779 tỷ đồng (chiếm 37,38%), so với năm 2021 dư nợ trung hạn giảm 4.239 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ giảm 34,59%) và dư nợ dài hạn tăng 2.732 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 16,03%)

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn vẫn là xu hướng chính của Trung tâm kinh doanh, phản ánh rõ tệp khách hàng chính mà Ngân hàng TMCP Nam Á hướng đến chính là đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân vay tiêu dùng

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - TRUNG TÂM KINH DOANH

Ngân hàng TMCP Nam Á đã hai năm liên tiếp không đạt mục tiêu đề ra, năm 2021 dư nợ cho vay chỉ đạt 96% kế hoạch trong khi năm 2022 Ngân hàng TMCP Nam Á chỉ có dư nợ cho vay đạt 95% kế hoạch Kèm theo đó là các chỉ số an toàn tín dụng theo Thông tư 41, Thông tư 36 giảm khiến cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Nam Á nói chung và của Trung tâm kinh doanh nói riêng có xu hướng kém đi Do đó, ban lãnh đạo chi nhánh cần có những cải cách, chỉ đạo nhằm cải thiện chất lượng tín dụng của chi nhánh, nhằm giúp chi nhánh phát triển tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo

Dựa vào thực trạng kinh doanh đã phân tích ở trên, ta có thể nhận thấy những điểm sáng đã đạt được trong tiến trình nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh như sau:

2.3.1.1 Tăng trưởng trong doanh số cho vay

Như số liệu được thể hiện trong Bảng 2.2, doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh vẫn tăng trưởng dù không đều trong giai đoạn dịch bệnh tiến triển hết sức phức tạp với doanh số cho vay năm 2022 là hơn 56.000 tỷ đồng, vẫn tăng gần 3.000 tỷ đồng so với năm tài chính 2021

2.3.1.1 Tăng trưởng trong dư nợ cho vay

Như số liệu đã được thể hiện trong Bảng 2.3, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh vẫn tăng trưởng trong giai đoạn 2018

- 2022, bất chấp khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 khiến kinh tế đình trệ

Một mặt, vì là chi nhánh đặc biệt của Ngân hàng TMCP Nam Á, lại nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh nên Trung tâm kinh doanh có đầy đủ điều kiện nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay Một mặt, chi nhánh cung cấp các sản phẩm phục vụ đa dạng nhu cầu khách hàng như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay nhằm mua sắm máy móc, qua đó thu hút nhiều tệp khách hàng với các nhu cầu khác nhau

Thêm vào đó, trong giai đoạn dịch bệnh, Trung tâm kinh doanh đã nghiêm túc thực hiện các chỉ thị cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất, Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng nơi Trung tâm kinh doanh, qua đó giúp chi nhánh vẫn tăng trưởng dư nợ cho vay trong giai đoạn khó khăn

2.3.1.2 Hiệu suất sử dụng vốn vay tốt

Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh có hiệu suất sử dụng vốn vay cực kỳ tốt là hơn 80%, chứng tỏ cứ 100 đồng huy động được, Trung tâm kinh doanh sẽ cho vay hơn 80 đồng Điều này thể hiện việc chi nhánh sử dụng tốt nguồn vốn huy động, hạn chế tối đa tiền nhàn rỗi trong quá trình kinh doanh, qua đó làm tăng dư nợ cho vay, gián tiếp làm tăng lợi nhuận thu về

Giai đoạn 2021 - 2022 chứng kiến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng khiến lãi suất huy động của Ngân hàng TMCP Nam Á cũng tăng lên theo Cụ thể giai đoạn cuối năm 2022, mặt bằng lãi suất huy động của ngân hàng phổ biến từ 8

- 10% với kỳ hạn trên 1 năm, trong đó Ngân hàng TMCP Nam Á có mức lãi suất huy động là 8,5% với kỳ hạn 12 và 13 tháng Cùng với việc các doanh nghiệp không thể kinh doanh khiến dòng tiền huy động tăng mạnh hơn dòng tiền cho vay, làm cho hiệu suất sử dụng vốn vay ở giai đoạn này thấp đi nhưng tựu chung vẫn đạt hiệu suất cao

2.3.1.3 Thu nhập từ hoạt động cho vay cao

Từ Bảng 2.6, ta thấy được thu nhập từ hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh luôn nằm trong khoảng 90%, chứng tỏ lĩnh vực mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn là hoạt động cho vay, trong 100 đồng thu nhập, cho vay đã chiếm 90 đồng Đối với một ngân hàng, hoạt động cho vay được xem như hoạt động kinh doanh cốt lõi, là nguồn thu nhập chính giúp nuôi sống ngân hàng và là nguồn tạo ra lợi nhuận lớn nhất Với tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tới 90%, Trung tâm kinh doanh khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực cho vay, thể hiện được uy tín đối với khách hàng, năng lực cạnh tranh đối với khu vực

2.3.2.1 Các khoản vay dài hạn vẫn còn cao

Các khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh tuy đã tăng tỷ trọng nhưng vẫn nằm ở mức khiêm tốn so với các ngân hàng khác, việc các khoản nợ trung và dài hạn quá cao khiến công tác kiểm soát vốn cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng trở nên rắc rối và khó khăn Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh cần nới rộng tỷ trọng của khoản vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng của các khoản vay trung và dài hạn theo mức tỷ lệ an toàn mà Ngân hàng Nhà nước ban hành

2.3.2.2 Vòng quay vốn tín dụng thấp

Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh đang tương đối thấp, chỉ hơn 1 trong giai đoạn 2021 - 2022 (Bảng 2.8) Với việc vòng quay vốn tín dụng thấp như vậy có thể gây ra rủi ro tín dụng, tạo nên hệ lụy xấu đối với khả năng luân chuyển vốn

Trong giai đoạn 2021 - 2022, vòng quay vốn chỉ đạt tương ứng 1,04 và 1,05, phản ánh việc doanh số thu nợ gần như bằng với dư nợ bình quân hay rõ hơn là tốc độ luân chuyển vốn của Trung tâm kinh doanh đang không được tốt Tuy rằng nguyên nhân sâu xa là từ việc chi nhánh thực hiện Chỉ thị 02/CT-NHNN về việc ân hạn, giãn nợ cho khách hàng, song phía Trung tâm kinh doanh cũng cần lưu ý về việc cải thiện tình trạng trên Nếu vòng quay vốn tín dụng vẫn cứ giảm dần trong những năm tiếp theo, chi nhánh có thể đứng trước nguy cơ gặp phải những rủi ro trong công tác quản lý vốn

2.3.2.3 Mức sinh lời từ hoạt động cho vay chưa cao

Tuy thu nhập từ hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh rất cao, đạt khoảng 90%, nhưng mức lời từ hoạt động này là không thật sự cao, chỉ đạt quanh 13% trong giai đoạn 2018 - 2022 (Bảng 2.7)

Nguyên nhân của vấn đề trên xuất phát từ việc Trung tâm kinh doanh có lượng dư nợ cho vay lớn, nhưng doanh số thu nợ qua các năm chưa cao, kéo theo lãi từ hoạt động này cũng chưa thật sự tốt Chính vì tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay và lãi từ hoạt động cho vay gần như suýt soát nhau, nên mức sinh lời từ hoạt động cho vay mới "đứng yên" ở mức 13%

2.3.2.4 Nợ quá hạn đang có xu hướng gia tăng

Số dư nợ quá hạn của năm 2022 đã gần như gấp đôi số dư nợ quá hạn của năm 2020, chứng tỏ rằng hoạt động cho vay của chi nhánh đang còn rủi ro, hoạt động thu nợ chưa thật sự tốt Chi nhánh cần đặc biệt lưu ý tình trạng này, bởi có thể nợ quá hạn sẽ biến thành nợ xấu, gây ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của chi nhánh, tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất cao

2.3.2.5 Đội ngũ nhân viên còn khá trẻ

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - TRUNG TÂM KINH DOANH

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á

Trong giai đoạn từ năm 2023 trở đi, Ngân hàng TMCP Nam Á định hướng hoạt động tín dụng là hoàn thiện tổ chức, củng cố và nâng cao năng lực tài chính, quản trị, kiểm soát và điều hành, đồng thời tiếp tục hiện đại hóa công nghệ thông tin để chuẩn bị cho phát triển trung và dài hạn, hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại bậc nhất Việt Nam

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Nam Á cũng hướng đến kế hoạch dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế năm 2023 đạt 132.000 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm

2022, tuy nhiên mức tăng trưởng vẫn nằm trong tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước ban hành

3.1.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh

Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh ra mục tiêu tiếp tục theo sát định hướng của Ngân hàng TMCP Nam Á cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tp HCM Đồng thời mở rộng quy mô tín dụng, Trung tâm kinh doanh sẽ nâng cao hiệu quả tín dụng bằng nhiều biện pháp và luôn đảm bảo phương châm an toàn - hiệu quả Mở rộng công tác cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ các đơn vị xuất nhập khẩu

Ngoài ra, Trung tâm kinh doanh vẫn tiếp tục thực hiện chương trình cơ cấu bộ máy điều hành hoạt động tín dụng sao cho tinh gọn, linh hoạt, hiệu quả và năng suất nhất, đáp ứng được nhu cầu của chi nhánh và của khách hàng Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cam kết tuân thủ các quy định về tỷ lệ vốn, tỷ lệ nợ quá hạn và các chỉ số an toàn khác được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống tài chính.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - TRUNG TÂM KINH DOANH 45 1 Xây dựng chính sách - quy trình tín dụng nội bộ

3.2.1 Xây dựng chính sách - quy trình tín dụng nội bộ

Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh cần xây dựng bộ chính sách tín dụng nội bộ nhằm bảo đảm được sự hài hòa, phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Nam Á, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu như:

- Phát huy được những điểm mạnh mà khu vực Quận 3 mang lại như dân cư tập trung đông, là khu vực sầm uất, tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh, có tiềm năng kinh doanh các hoạt động như cho vay, huy động vốn, Song song với đó, Trung tâm kinh doanh cũng cần có giải pháp cân nhắc nhằm hạn chế tối đa trong việc cấp vốn cho các ngành nghề không phù hợp với địa phương

- Đáp ứng được mục tiêu dài hạn là gia tăng khả năng cạnh tranh của Trung tâm kinh doanh trong khu vực, đặc biệt là trong mảng cho vay Bên cạnh đó, bộ chính sách tín dụng nội bộ cũng phải quan tâm đến việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng đồng thời tối thiểu hóa nợ quá hạn phát sinh

Bên cạnh việc xây dựng chính sách tín dụng nội bộ thì quy trình tín dụng nội bộ cũng nên được xem xét nhằm thống nhất được các bước trong quy trình tín dụng từ thẩm định đến sau giải ngân, để đạt được vậy Trung tâm kinh doanh cần thực hiện các biện pháp:

- Các phòng ban, bộ phận chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh và của Ngân hàng TMCP Nam Á phải thường xuyên kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh các trường hợp không thực hiện đúng quy trình tín dụng

- Trung tâm kinh doanh cần quán triệt nhận thức của nhân viên về tính cân bằng trong việc tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó ngăn ngừa được bộ phận nhân viên vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà không chấp hành hoặc nới lỏng các tiêu chuẩn trong quy trình tín dụng nội bộ

3.2.2 Giám sát nghiêm ngặt quá trình giải ngân và sau giải ngân

Sau khi xem xét kết quả thẩm định tín dụng của nhân viên tín dụng, phương án sử dụng vốn, mục đích vay vốn và dự phóng dòng tiền thanh toán của khách hàng, nếu đơn xin cấp tín dụng được phê duyệt, quá trình giải ngân sẽ diễn ra

Sau khi giải ngân, rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ các lý do như phương án kinh doanh không phù hợp, dự phóng dòng tiền không hợp lý mà vẫn được phê duyệt cấp tín dụng hoặc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích ban đầu Để tối thiểu hóa những rủi ro này, Trung tâm kinh doanh cần giám sát nghiêm ngặt quá trình sau giải ngân như sau:

- Cán bộ tín dụng cần nghiêm túc thẩm định mục đích sử dụng vốn, phương án vay vốn của khách hàng, đặc biệt phương án vay vốn phải phù hợp với đặc điểm của khoản vay

- Đối sánh với dự phóng dòng tiền của khách hàng để theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các dòng tiền của khác hàng trong tương lai

- Tăng cường hợp tác với bộ phận giám sát và đối tác liên quan đến hoạt động tín dụng Việc chia sẻ thông tin và hợp tác với các bên liên quan có thể cung cấp cái nhìn bổ sung và hỗ trợ trong việc quản lý dư nợ

3.2.3 Hoàn thiện chính sách về tài sản thế chấp

Tuy rằng nhà nước chưa có quy định thống nhất về cơ chế định giá tài sản thế chấp, nhưng bản thân Ngân hàng TMCP Nam Á nói chung và Trung tâm kinh doanh nói riêng cần hoàn thiện chính sách về định giá tài sản thế chấp Trong những năm tới đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ rất cần vốn nhằm mở rộng sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là hình thức vay vốn bằng tài sản thế chấp

Chính vì thế, Trung tâm kinh doanh cần có quy tắc chặt chẽ, phòng ngừa được những lỗ hổng trong quy định hiện hành Để làm được như vậy, Ngân hàng TMCP Nam Á nói chung và Trung tâm kinh doanh nói riêng cần xây dựng bộ quy tắc áp dụng cho toàn hệ thống, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về định giá tài sản thế chấp có cấu trúc phức tạp như công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, đội ngũ này cũng phải thường xuyên được bổ sung nguồn kiến thức về các vấn đề liên quan

3.2.4 Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát nội bộ

Nếu Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh chỉ thực hiện mở rộng quy mô tín dụng mà nới lỏng công tác giám sát, kiểm soát nội bộ thì khả năng chất lượng tín dụng đi xuống là điều tất yếu sẽ xảy ra Vì lẽ đó, việc thường xuyên thực hiện công tác giám sát, kiểm soát nội bộ là vấn đề cốt lõi, đóng vai trò là công cụ giúp Trung tâm kinh doanh ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt là rủi ro tín dụng Để nâng cao chất lượng của công tác giám sát, kiểm soát nội bộ, phía Trung tâm kinh doanh cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như: Thực hiện giám sát, kiểm soát nguồn nhân lực, kiểm tra công tác quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng để kiểm soát tổng dư nợ cho vay Việc giám sát, kiểm soát phải được tiến hành đồng bộ trước, trong và sau giải ngân nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh

3.2.5 Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ

Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh cần rèn luyện, đào tạo thêm kinh nghiệm cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tín dụng bằng những khóa tập huấn ngắn ngày do Ngân hàng TMCP Nam Á tổ chức Ngoài ra, chi nhánh còn có thể thực hiện tuyển dụng những chuyên viên đã có kinh nghiệm về làm việc để có thể truyền đạt được kiến thức, kinh nghiệm thẩm định cho các cán bộ trẻ

Bên cạnh đó, Trung tâm kinh doanh cũng có thể thực hiện một số công tác sau nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Nâng cao trình độ chuyên môn, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ đồng thời cung cấp tài liệu cho nhân viên tự nghiên cứu

Ngày đăng: 10/07/2024, 17:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.1 biểu thị doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP  Nam Á - Trung tâm kinh doanh tăng liên tục trong giai đoạn 2018 - 2022, báo hiệu - Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á - Trung Tâm Kinh Doanh.pdf
Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.1 biểu thị doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Á - Trung tâm kinh doanh tăng liên tục trong giai đoạn 2018 - 2022, báo hiệu (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w