1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án kế hoạch bài dạy trình chiếu ppt ngữ văn 9 kết nối tri thức với cuộc sống bài 1 thực hành tiếng việt điển cố điển tích

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhận biết điển tích, điển cốĐiển tích, điển cố là gì?Điển tích, điển cố tồn tại như thế nào trong VB?Tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố?Muốn hiểu được ý nghĩa của điển tích, đi

Trang 1

Tiết 4: Thực hành tiếng Việt ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ

Trang 2

Mục tiêu bài học

Hiểu được thế nào là điển tích, điển cố.

Tìm được một số điển tích, điển cố trong văn học trung đại Việt Nam Nêu ý nghĩa của chúng.

Thử “sáng tạo” các điển tích, điển cố;

Vận dụng điển tích, điển cố vào viết văn.

Trang 3

chim Việt cành nam

B thời gian qua nhanh, đời người đã đến lúc kết thúc

3 khuynh thành khuynh

quốcC Điểm yếu chết người của đối tượng4 gót chân A-sinD sức mạnh của sắc đẹp ở người phụ nữ

Trang 5

Nhận biết điển tích, điển cốĐiển tích, điển cố là gì?

Điển tích, điển cố tồn tại như thế nào trong VB?Tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố?

Muốn hiểu được ý nghĩa của điển tích, điển cố khi đọc VB, cần phải làm gì?

Lấy ví dụ một điển tích, điển cố mà em biết.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Trang 6

I Điển tích, điển cố1 Khái niệm

- Điển cố (còn được gọi là điển tích) là khái niệm xuất phát từ tên gọi Hán Việt, nhằm gọi tên những câu chuyện xưa cũ, những hình ảnh, hình tượng đã có trong văn học trước đó, có tính tượng trưng, được nhắc lại một cách khái quát, thay thế nội dung muốn nói.

Trang 7

I Điển tích, điển cố2 Dạng tồn tại

- Điển cố, điển tích: Tồn tại và xuất hiện trong văn bản chỉ là từ ngữ, nhưng nó gợi lên một câu chuyện, sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó.

Trang 8

I Điển tích, điển cố3 Tác dụng

– Dùng điển tích, điển cố có tác dụng làm cho câu thơ, câu văn hàm súc, trang nhã, uyên bác

- Văn nghị luận: Củng cố lí lẽ, làm tăng sức thuyết phục của văn bản

Trang 9

I Điển tích, điển cố4 Lưu ý

– Điển tích, điển cố thường khó hiểu đối với người đọc ngày nay, vì thế, cần tra cứu mỗi khi gặp điển tích, điển cố mà mình chưa hiểu.

- Lạm dụng điển cố, điển tích văn bản sẽ trở nên nặng nề, khó hiểu, sáo mòn, hạn chế tính độc đáo.

Trang 10

II LUYỆN TẬP

1 BÀI TẬP 1 (SGK/17): Đọc lại các chú thích ở chân

trang của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và cho biết những trường hợp sử dụng điển tích, điển cố? Nếu SGK không giải thích, em có hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố đó không? Vì sao?

Trang 11

II LUYỆN TẬP

1 BÀI TẬP 1 (SGK/17):

– Những điển tích, điển cố được sử dụng trong Chuyện người con gái Nam Xương:

+ Trước khi Vũ Nương gieo mình xuống sông Hoàng Giang: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ, mùa dưa chín quá kì; nước hết chuông rền; ngõ liễu tường hoa; núi Vọng Phu;

+ Khi Phan Lang nói chuyện và khuyên Vũ Nương trở về trần gian: Tào Nga; Tinh Vệ; ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam; quăng thoi đứng dậy; mất búa đổ ngờ; ý dĩ đầy xe, Quang Võ đổ ngờ lão tướng; trói lại mà giết, Tào Tháo đến phụ ân nhân

- Đọc tác phẩm, gặp điển tích, điển cố, ta có thể chưa hiểu được, vì đều liên quan đến câu chuyện dân gian, từ ngữ xa xưa, có khi từ nền văn học nước ngoài xa lạ.

Trang 12

II LUYỆN TẬP

2 BÀI TẬP 2 (SGK/17): Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

- Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa

- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.-

- Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà có mối hận gieo mình nơi sông.- Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam

a Cho biết các cụm từ in đậm có đặc điểm gì chung?

b Đọc chú thích để biết nghĩa của các cụm từ in đậm trong các câu trên?c Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ?

Trang 13

2 BÀI TẬP 2 (SGK/17):

a Cụm từ in đậm trong các câu đều ẩn chứa câu chuyện, sự tích nào đó Tuy nhiên, ý

nghĩa sâu xa của từng câu chuyện, sự tích thì không phải ai cũng biết Muốn biết, phải xem chú giải hay tìm tài liệu để tra cứu

b Nghĩa của các cụm từ in đậm ở chú thích trong SGK (tr 12, 14).

+ “đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa”: Theo truyền thuyết người đàn bà có chồng đi xa, ngày ngày lên núi ngóng trông đến nỗi hóa đá Câu này ý nói không còn được coi là tiết phụ nữa.

+ “vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ”: Mỵ Nương con gái An Dương Vương, gả cho Trọng Thủy, bị Trọng Thủy lừa lấy mất lẫy nỏ thần Nước mất nàng bị vua cha chém chết Vì nàng lòng ngay bị chết oan, nên máu của nàng hóa thành ngọc trai.→ Câu nói này muốn nhắc tới cái sự ra đi, chết nhưng họ vẫn giữ trong mình lòng trọng sáng, thành nhã Cỏ Ngu mĩ: câu nói này muốn nói tới lòng chung thủy của nàng dù đã ra đi nhưng không bao giờ phản bội

Trang 14

2 BÀI TẬP 2 (SGK/17):

b Nghĩa của các cụm từ in đậm ở chú thích trong SGK (tr 12, 14).

+ “nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ”: Nàng Tào Nga người đời Hán, cha chết đuối, tìm không được xác Tào Nga mới 14 tuổi chạy theo bờ sông kêu khóc; 17 ngày không thấy xác cha, nàng cũng nhảy xuống sông tự tử Con gái vua Viêm Đế ra chơi bể Đông, chết đuối, hóa làm chim Tinh Vệ, ngày ngày ngậm đá núi Tây về lấp bể

+ “ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam”: Ngựa Hồ sinh ở đất Bắc quen với gió Bắc nên dù đi xa hễ thấy gió Bắc nổi thì hý Chim Việt sinh ở đất Việt cảm thụ được khí ấm áp, cho nên khi bay đi xứ khác, thường đến đậu ở cành cây phía nam cho ấm, giống với khí hậu quê hương

Trang 15

2 BÀI TẬP 2 (SGK/17):

c Tác dụng của từng cụm từ in đậm trong câu:

Điển tích núi Vọng Phu thể hiện tình yêu sâu nặng, lòng chung thuỷ sắt son Trong lời khấn trước khi nhảy xuống sông trẫm mình, Vũ Nương nhắc điển tích này để thể hiện sự xót xa của mình: đến cả cái tình cảnh đáng thương của nàng Vọng Phu, Vũ Nương cũng không thể có được

– Hai điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ đều nói đến những điều linh thiêng, kì lạ của người đàn bà sau khi chết (chết mà vẫn tỏ được sự trong trắng, thuỷ chung) Nhắc đến hai điển tích này trong lời khấn trước khi tự tử, Vũ Nương muốn sau khi mình ra đi, người đời không hoài nghi về phẩm giá của mình

– Phan Lang nhắc đến điển tích về Tào Nga và Tinh Vệ − những người con gái có cái chết hoàn toàn không giống với việc lựa chọn cách trẫm mình vì oan khuất của Vũ Nương Theo Phan Lang, cách hành xử của Vũ Nương cũng phải khác: nên tìm đường trở về quê nhà với người xưa

– Vũ Nương dùng điển tích ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam để nói rằng tuy được sống với các nàng tiên nơi cung nước, nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ quê luôn canh cánh trong lòng.

Trang 17

Cảm ơn các em đã hợp tác !

Ngày đăng: 08/07/2024, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w