1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chép bài giảng Hiến pháp nước ngoài - Ulaw

60 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BÀI 1: LÝ LUẬN VỀ HIẾN PHÁP TRONG THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI Phần 1. Mục đích ra đời và nội dung cơ bản của một bản hiến pháp A. Chủ nghĩa lập hiến - Là hệ thống các lý thuyết, tư tưởng, quan điểm về hiến pháp. => cơ sở lý luận nền tảng cho sự ra đời của hiến pháp, mối quan hệ giữa HP và CN lập hiến là mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. - 2 nhà tư tưởng tiêu biểu đại diện cho chủ nghĩa lập hiến: + Rút xô –“khế ước xã hội”, trong xã hội có một bản HĐ và bản HĐ quyết định tính chất dân chủ của xã hội đó là hoạt động giữ người dân và người cầm quyền => sau này phát triển thành hiến pháp => HP là bản hợp đồng giữa nhà nước với người dân + Mongteskio “Vạn lý tinh pháp/Tinh thần pháp luật”, trình bày về học thuyết tam quyền phân lập. không có học thuyết tam quyền phân lập mà chỉ học thuyết tam quyền phân lập trong tinh thần pháp luật  Điểm chung: đều là người pháp, những tư tưởng vĩ đại của nhân loại thế kỷ 18 (kỷ nguyên khai sáng) chuẩn bị tiền đề cho cuộc CMTS Pháp. => Pháp được coi là quê hương của chủ nghĩa lập hiến.  Hai nhà tư tưởng trên đã lấy cảm hứng từ Vương quốc Anh. Nước Anh được biết đến như cái nôi của nền dân chủ. Từ TK XIII nước Anh đã xuất hiện mầm mống của dân chủ (Hiến chương tự do), nước Anh cũng là quê hương của nghị viện, quê hương của CMDCTS, quê hương của nội các chế thủ tướng và bộ trưởng nội các chế. Là một quốc gia chỉ làm một cách âm thầm theo tập quán thói quen, tập tục chính trị, đến nay nước Anh vẫn là nước có hiến pháp không thành văn.  Mặc dù có các nhà tư tưởng tiêu biểu nhưng Pháp lại thất bại trong việc xây dựng hiến pháp mất xxx năm và trải qua 16 bản hiến pháp những vẫn chưa toàn diện. Sau này, James Madison Mỹ là người thành công nhất viết nên HP 1987 của nước Mỹ, thấm nhuần và vận dụng thành công nhất… 1. Rút xô với khế ước xã hội. - Công lao lớn nhất và đóng góp quan trọng nhất của Rút xô trong khế ước xã hội là đã chống lại những quan điểm duy tâm thần bí về quyền lực nhà nước mà chế độ phong kiến đã tạo dựng hàng ngàn năm. (CĐPK quan niệm rằng nguồn gốc của quyền lực nhà nước là do đấng siêu nhiên, một lực lượng bên ngoài xã hội tạo ra - tư tưởng thần thánh hóa quyền lực của nhà nước => những gì thuộc về Vua phải xa lạ và khác biệt với người thường => Trong khế ước xã hội, Rút xô đã đưa ra lập luận xác đáng thuyết phục rằng tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, người dân mới là chủ thể của quyền lực nhà nước >> chủ quyền thuộc về nhân dân.)

Trang 1

BÀI 1: LÝ LUẬN VỀ HIẾN PHÁP TRONG THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠIPhần 1 Mục đích ra đời và nội dung cơ bản của một bản hiến pháp

A Chủ nghĩa lập hiến

- Là hệ thống các lý thuyết, tư tưởng, quan điểm về hiến pháp

=> cơ sở lý luận nền tảng cho sự ra đời của hiến pháp, mối quan hệ giữa HP và CN lập hiến là mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn - 2 nhà tư tưởng tiêu biểu đại diện cho chủ nghĩa lập hiến:

+ Rút xô –“khế ước xã hội”, trong xã hội có một bản HĐ và bản HĐ quyết định tính chất dân chủ của xã hội đó là hoạt động giữngười dân và người cầm quyền => sau này phát triển thành hiến pháp => HP là bản hợp đồng giữa nhà nước với người dân

+ Mongteskio “Vạn lý tinh pháp/Tinh thần pháp luật”, trình bày về học thuyết tam quyền phân lập không có học thuyết tam quyềnphân lập mà chỉ học thuyết tam quyền phân lập trong tinh thần pháp luật

 Điểm chung: đều là người pháp, những tư tưởng vĩ đại của nhân loại thế kỷ 18 (kỷ nguyên khai sáng) chuẩn bị tiền đề cho cuộcCMTS Pháp => Pháp được coi là quê hương của chủ nghĩa lập hiến

 Hai nhà tư tưởng trên đã lấy cảm hứng từ Vương quốc Anh Nước Anh được biết đến như cái nôi của nền dân chủ Từ TK XIII nướcAnh đã xuất hiện mầm mống của dân chủ (Hiến chương tự do), nước Anh cũng là quê hương của nghị viện, quê hương củaCMDCTS, quê hương của nội các chế thủ tướng và bộ trưởng nội các chế Là một quốc gia chỉ làm một cách âm thầm theo tập quánthói quen, tập tục chính trị, đến nay nước Anh vẫn là nước có hiến pháp không thành văn

Mặc dù có các nhà tư tưởng tiêu biểu nhưng Pháp lại thất bại trong việc xây dựng hiến pháp mất xxx năm và trải qua 16 bản hiến

pháp những vẫn chưa toàn diện Sau này, James Madison Mỹ là người thành công nhất viết nên HP 1987 của nước Mỹ, thấm nhuầnvà vận dụng thành công nhất…

1 Rút xô với khế ước xã hội

- Công lao lớn nhất và đóng góp quan trọng nhất của Rút xô trong khế ước xã hội là đã chống lại những quan điểm duy tâm thần bí vềquyền lực nhà nước mà chế độ phong kiến đã tạo dựng hàng ngàn năm (CĐPK quan niệm rằng nguồn gốc của quyền lực nhà nước là dođấng siêu nhiên, một lực lượng bên ngoài xã hội tạo ra - tư tưởng thần thánh hóa quyền lực của nhà nước => những gì thuộc về Vua phảixa lạ và khác biệt với người thường => Trong khế ước xã hội, Rút xô đã đưa ra lập luận xác đáng thuyết phục rằng tất cả quyền lực nhànước đều thuộc về nhân dân, người dân mới là chủ thể của quyền lực nhà nước >> chủ quyền thuộc về nhân dân.)

- Mở đầu tác phẩm này Rút xô đã có một luận điểm rất nổi tiếng “Con người sinh ra vốn dĩ là tự do nhưng đâu đâu cũng bị xiềng xích”.Mục đích của tác phẩm này làm sao tháo gỡ xiềng xích cho con người và trả con người về tự do vốn có của họ

- Rút xô cho rằng khi con người được sinh ra luôn có những quyền tự nhiên vốn có quyền sống, quyền tự do quyền hạn phúc (đây là luậtcủa tự nhiên cần phân biệt với luật do nhà nước ban hành => trong mối quan hệ này luật tự nhiên bao giờ cũng cao hơn, có giá trị hơn sovới luật nhà nước ban hành [HP được coi là luật tự nhiên >> có giá trị cao hơn các luật còn lại] Và RX cũng nhận thấy rằng tự do tháiquá của một người sẽ xâm phạm đến tự do của người khác Do đó tự do này phải đặt trong một khuôn khổ nhất định và con người phải cómột phương thức để bảo vệ tự do của mình => Phương thức quan trọng để bảo vệ tự do đó là con người sống trong một quốc gia, mộtcộng đồng dân cư, một lãnh thổ phải góp nhặt và hi sinh bớt tự do của mình cho nhà nước bằng cách bỏ phiếu thành lập ra các cơ quannhà nước, đóng thuế => vì vậy khi một nhà nước được lập ra, sứ mạng quan trọng nhất của nhà nước là phục vụ cộng đồng bảo vệ tự docủa dân chúng trong một khuôn khổ nhất định Vì thế, nếu một nhà nước nào đó bất lực, yếu kém không đủ sức để bảo về tự do thì …, vìthế rút xô cho rằng phải có một bản hợp đồng vận hành quan hệ nhà nước và công dân bình đẳng qua lại hai chiều, trong đó các quyền vànghĩa vụ của nhà nước và nhân dân phải công khai và minh thị => Và hiến pháp chính là bản hợp đồng quan trọng đó (từ pháp luật tự

Trang 2

nhiên, luật đời lẽ công bằng chung cuộc sống mới sinh ra chủ quyền thuộc về nhân dân và tư chủ quyền thuộc về nhân dân mới sinh rahợp đồng xã hội và từ HĐXH mới sinh ra HP vì HP chính là bản HĐ đó)

- Tư tưởng chủ quyền thuộc về nhân dân của RX trong khế ước xã hội, là nguồn cảm hứng quan trọng cho tổng thống thứ 16 của nước MỹAbraham Lincoln Ông đã khái quát thành 6 chữ: nhà nước của dân, do dân, vì dân

- Chủ tịch HCM đã đọc và thấm nhuần tư tưởng này của RX và cũng đã có một câu nói kinh điển là: cán bộ công chức nhà nước là đầy tớ,công bộc của người dân

9/4

Ảnh hưởng và đóng góp của Rút xô đối với lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý của Châu Âu và cả nhân loại: (đây là lý do Rutxo được

châu Âu suy tôn là nhà tư tưởng vĩ đại): Từ học thuyết chủ quyền thuộc về nhân dân đã tạo nên một hệ tư tưởng thống trị châu Âu trong suốtthời gian dài - từ thời kỳ đầu của CMTS TK XVII đến nửa đầu TK XX 1958 Sự thống trị của học thuyết này đã hình thành nên học thuyết/tư tưởng Nghị viện tối cao - đề cao/ suy tôn nghị viện, coi nghị viện là cơ quan có tính trội hơn và được ưu ái hơn các nhánh quyền lực khá

a1) Lý do người Châu Âu đề cao Nghị viện trong suốt thời gian dài: (3 lý do)

- Nghị viện được coi là công cụ trong tay GCTS [GCTS đã coi nghị viện như một công cụ để CMTS lật đổ vương triều, để CMTS thànhcông giành lấy quyền lực về tay mình, thiết lập một chế độ mới Đó chính là giai cấp tư sản đã rất thành công trong việc đấu tranh vớinhà vua, ban đầu là giai cấp hoàng đế, nhà vua chuyên chế nhưng sau này GCTS dần lớn mạnh và bắt đầu đấu tranh để thành lập nên cơquan bên cạnh nhà vua - nghị viện Và GCTS đã khéo léo cài cắm người của mình, đưa đại diện của GCTS và nghị viện, rồi sau đó dùngNghị viện để đấu tranh chính trị cho nhà vua Ban đầu chỉ là những hình thức giám sát, khuyên can; sau đó GCTS lớn dần rồi chuyểnsang chất vấn, phê bình, sát hạch, ; cuối cùng đến khi mâu thuẫn giữa Nghị viện và nhà vua lên đến đỉnh điểm thì CMTS diễn ra Và tấtcả các cuộc CMTS ở Châu Âu đều là các cuộc đấu tranh vũ trang giữa Nghị viện và Nhà vua => Nhờ có nghị viện mà GCTS mới làmđược cách mạng cho nên khi cách mạng thành công thì đương nhiên nghị viên sẽ nhận được nhiều tình cảm

- Nghị viện là một hình ảnh sống động, chân thực để GCTS quảng bá về một nhà nước kiểu mới đó là một nhà nước của nhân dân do nhândân và vì nhân dân - thể hiện qua việc ra nghị sĩ được dân bầu dân trao cho quyền lực, lúc nào cũng hứa hẹn sát cánh bên người dân.Đây là hình ảnh hoàn toàn trái ngược với hình ảnh của vua - hình tượng duy tâm thần bí mà thế lực phong kiến đã tạo dựng hàng ngànnăm

- Rút xô trong khế ước xã hội cũng đề cao nghị viện Lập luận và khởi điểm của Rút xô là chủ quyền thuộc về nhân dân, nhân dân lập ra cơquan nhà nước và trao quyền cho các cơ quan nhà nước đóng thuế nuôi các cơ quan nhà nước nên nhà nước phải là đầy tớ của nhân dân,phục vụ người dân Và có thể nói chủ quyền nhân dân được thể hiện sinh động qua nghị viện Trong khế ước xã hội, Rút xô cho rằngtrong 3 nhánh quyền lực (hành, lập, tư) thì nhánh quyền lực nào có khả năng làm ra luật và bắt các nhóm quyền lực khác áp dụng phải ápdụng thì nhánh quyền lực đó phải được đề cao hơn và có ưu thế hơn Chính câu nói này đã thể hiện Rút xô coi trọng nghị viện hơn làChính phủ và Tòa án Cùng với việc cả châu âu coi trọng rút xô cho nên nhất cử nhất động của rút xô đều được nhân dân ủng hộ thì nghịviện cũng được nhân dân ủng hộ

a2) Những biểu hiện cho thấy thuyết nghị viện tối cao thống trị ở châu âu và người châu âu đề cao nghị viện Và ảnh hưởng của họcthuyết nghị viện tối cao đã tác động như thế nào đối với Châu Âu

- Hầu hết các quốc gia ở châu âu đều chọn chính thể đại nghị là mô hình chính thể đại diện cho quốc gia mình => Châu Âu là khởi nguồncủa chính thể đại nghị, Trong khi đó mỹ, châu Mỹ lại lựa chọn cộng hòa tổng thống Trong chính thể đại nghị, thừa nhận vị trí ưu thế củanghị viện ở chỗ cho phép nghị viện được lập ra chính phủ, tòa án Nghị viện là do dân bầu, sau đó nghị viện mới thành lập ra chính phủ,thành lập ra Tòa án và nghị viện có quyền chất vấn giám sát phê bình các nhánh còn lại, chính phủ và Tòa án phải báo cáo và chịu trách

Trang 3

nhiệm trước nghị viện, đặc biệt nghị viện còn có quyền bất tín nhiệm, lật đổ chính phủ Nếu chính phủ làm mất lòng tin thì nghị viện cóquyền tuyên bố bất tín nhiệm => toàn bộ thủ tướng bộ trưởng phải từ chức tập thể Tình yêu của nghị viện là cơ sở cho thủ tướng và bộtrưởng giữ ghế => Nghị viện được đề cao ưu ái;

- Ở châu Âu trước 1920 không có thành lập một cơ quan bảo hiến nào để kiểm soát tính hợp hiến của một đạo luật do Nghị viện ban hành(vì với thuyết nghị viện tối cao thì người châu âu cho rằng làm luật và sửa luật như thế nào là quyền của Nghị viện và không cần phảikiểm soát tính hợp hiến của đạo luật này vì tin tưởng tuyệt đối vào Nghị viện) [Bởi vì trao nhiều quyền lực vào tay Nghị viện thì Nghịviện mới lật đổ được Vương triều, mới có thể đấu tranh và làm suy thoái Vương triều cho nên GCTS và người châu Âu lúc đó họ hiểurằng càng trao nhiều quyền lực vào tay Nghị viện thì càng tốt, không cần phải kiếm soát nó

- Ở nước Anh, cái nôi của nền dân chủ, Nghị viện cũng được tin tưởng một cách tuyệt đối qua câu ngạn ngữ: “Nghị viện Anh có thể làm

bất cứ việc gì trừ mỗi việc biến đàn ông thành đàn bà” => Việc nước Anh có Hiến pháp không thành văn cũng một phần do nghị viện tối

cao => Thời kỳ nghị viện tối cao của Nghị viện còn được gọi là thời kỳ hoàng kim của nghị viện [từ khi CMTS nổ ra đến trước 1920]

a3) Thời kỳ hoàng kim của nghị viện bị chấm dứt bởi 2 sự kiện và 2 nhân vật sau:

- Hans Kelsen (người Áo) là một giáo sư danh tiếng ở châu Âu về hiến pháp và chính trị học, đóng góp của ông:

 Bằng những lập luận của mình, ông đã vận động được châu Âu chấp nhận lý thuyết Hiến pháp tối cao và dùng lý thuyết Hiến pháp tốicao này thay thế cho Nghị viện tối cao Ông cho rằng thanh gươm nghị viện này cần mài cho bén để đạt được hiệu quả tốt hơn Nghịviện suy cho cùng là một cơ quan nhà nước, quá đề cao sẽ dẫn đến sự độc tài của số đông làm quyền, sai quyền và dẫn đến rất nhiềuhệ lụy bất ổn; đặc biệt trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước thì không nên quá đề cao Nghị Viện Mà một xã hội muốn pháttriển, muốn có pháp quyền, muốn bảo vệ nhân quyền thì cái tối cao phải là Hiến pháp - điều kiện tiên quyết của dân chủ pháp quyền=> Hans Kelsen rất thành công trong việc thay đổi ý thức hệ của dân châu âu

 Hans Kelsen đã dùng lý thuyết Hiến pháp tối cao để thay nghị viện tối cao nên đặt ra vấn đề thành lập tòa án Hiến pháp để bảo vệhiến pháp vì Hiến pháp tối cao là phải có cơ chế bảo hiến, và một trong những mục đích đầu tiên của mọi Tòa án Hiến pháp đó chínhlà lập Tòa án Hiến pháp trước hết để xem xét tính hợp hiến của một đạo luật do nghị viện ban hành Và Hans Kelsen là người tích cựcxây dụng Tòa án Hiến pháp và vào năm 1920 TAHP đầu tiên được thành lập ở Áo - ngay trên chính quê hương của Hans Kelsen vàsau đó lan ra toàn thế giới Và đặc biệt sau khi du nhập qua Đức thì Đức đã xây dựng và phát triển Tòa án Hiến pháp thành kiểu mẫuvà điển hình [hiện nay người ta hay dùng kiểu mẫu TAHP của Đức]

 Hans Kelsen là người đã phát tiếng súng đầu tiên đánh vào thành trì Nghị viện tối cao

- Charles de Gaulle là tổng thống đầu tiên trong nền cộng hòa thứ V của Pháp, được biết đến là nhà khoa học về luật HP có những tư tưởngvà đóng góp mới cho nền Cộng hòa Pháp Trong nền cộng hòa thứ V của nước Pháp - 1958 De Gaulle đã viết bản Hiến pháp 1958 choPháp, bản Hiến pháp này được coi là việc đặt dấu chấm hết cho thời kỳ hoàng kim của Nghị viện ở châu Âu

=> Như vậy nếu tính từ CMTS Pháp 1789 đến 1958 nước Pháp đã trải qua 169 năm áp dụng học thuyết khế ước xã hội và học thuyết tamquyền phân lập => nhưng áp dụng không thành công và thất bại thảm hại

=> De Gaulle vừa được coi như một người đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên hoàng kim của nghị viện, của Nghị viên tối cao ở châu Âu vừalà người Pháp áp dụng thành công nhất học thuyết của Montesquieu và Rutxo ngay trên đất Pháp HP1958 là một trong 3 bản HP kinh điểmcùng HP1787 của Mỹ và HP1949 của Đức (HP Đức là bản mô tả lại và sao chép lại những yếu tố căn bản của chính thể đại nghị ở nước Anhvì nước Anh là nước sáng tạo ra chính thể đại nghị nhưng nước Anh lại là nước có HP không thành văn)

2) Montesquieu - tinh thần pháp luật - học thuyết tam quyền phân lập

Trang 4

Chú ý: Học thuyết tam quyền phân lập chỉ là một học thuyết trong tác phẩm Tinh thần pháp luật; Học thuyết chủ quyền thuộc về nhân dân là

một học thuyết trong tác phẩm Khế ước xã hội

a) Nội dung chính của tác phẩm tinh thần pháp luật bao gồm:

- Montesquieu đã tập trung phân tích và phê phán tập quyền phong kiến – là một trong các nguyên tắc tổ chức quyền lực đặc trưng trongxã hội phong kiến

 Với tập quyền phong kiến, toàn bộ quyền lực nhà nước gồm 3 quyền chính: lập pháp (tạo ra luật và dùng luật để kiểm soát), hànhpháp (đem luật ra thi hành, quản lý), tư pháp (xét xử, trừng phạt khi có sai phạm pháp luật) Là 3 loại quyền lực trong bất cứ một nhànước nào, trong xã hội phong kiến thì toàn bộ quyền lực này tập trung vào tay nhà vua, một cá nhân, một vương triều, một dòng họ  Đặc điểm của tập quyền phong kiến:

(1) quyền lực của nhà vua là tuyệt đối và vô hạn;

(2) Quyền lực nhà nước trong chế độ tập quyền không có sự kiểm soát, không có cơ quan nào bằng với vua/ cao hơn nhà vua đểkiểm soát quyền lực của nhà vua (ngự sử đài chỉ là cơ quan can gián, không phải kiểm soát) => điều này theo Montes sẽ dẫn đếnlạm quyền, sai quyền, tha hóa quyền lực

=> Chính những đặc điểm này, Montes đã phê phán gay gắt tập quyền phong kiến và đưa ra học thuyết tam quyền phân lập, hay được gọi làhọc thuyết phân quyền Với tam quyền phân lực, Montes đã cho rằng các quyền hành - lập - tư đều thuộc về nhân dân Tư tưởng này đượcMontes tiếp thu từ Rutxo trong học thuyết Khế ước xã hội Bên cạnh đó, Montes cho rằng để người dân thực hiện quyền lập pháp của mìnhthì người dân phải đi bầu cử:

Lập pháp: Bằng lá phiếu của mình người dân trao cho Nghị viện một loại quyền đó là quyền lập pháp nhưng chính ông cũng cho

rằng việc trao quyền cho Nghị viện cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ là vì nghị sĩ suy cho cùng cũng là con người và vẫn sẽ xảy ra nguy cơlạm quyền, sai quyền Trước khi trở thành nghị sĩ thì các ứng cứ viên có thể gặp các cử tri và hứa hẹn nhiều thứ nhưng khi được traoquyền và trở thành nghị sĩ thì không thực hiện lời hứa cam kết với cử tri, không có điều gì để cam kết cho những lời hứa của các ứngviên

Vậy phải làm sao để nghị viện làm luật để bảo vệ lợi ích của nhân dân và làm đúng những cam kết để người dân traoquyền cho Nghị viện? Montes đã trả lời trong học thuyết phân quyền rằng chỉ có quyền hành pháp của tổng thống và quyền

tư pháp của Tòa án để kiểm soát quyền lập pháp của nghị viện - hay còn gọi là dùng quyền lực kiểm soát quyền lực CònMadison - cha đẻ của HP Mỹ cho rằng tham vọng của một con người, một cơ quan phải được kiềm chế, đối trọng và kiểmsoát bởi con người và những cơ quan khác Đây cũng là lý do tại sao ở Mỹ - quốc gia áp dụng học thuyết phân quyền triệtđể lại cho phép tổng thống được quyền phủ quyết các đạo luật của Nghị viện, Tòa án có quyền tuyên bố một đạo luật códấu hiệu vi hiến và từ chối áp dụng luật và thẩm phán có quyền đặt ra án lệ để giải quyết các vụ việc

=> chính những việc kiểm soát này sẽ làm cho việc Nghị viện ban hành các bộ luật này có chất lượng hơn, hợp hiến hơn vàsàng lọc những đạo luật kém chất lượng

Hành pháp thuộc về dân, người dân lập ra Chính phủ và trao cho Chính phủ quyền hành pháp Nhưng vẫn sợ tổng thống lạm quyền,

sai quyền

Vậy làm sao để kiểm soát quyền lực của Tổng thống? Lại dùng chính quyền hành pháp của Nghị viện và tư pháp của Tòa

án Đó là lí do tại sao tổng thống pháp khi làm điều gì cũng phải đưa ra Nghị viện và xin ý kiến và được Nghị viện phêchuẩn mới làm

Quyền tư pháp của Tòa án cũng thực hiện tương tự

Trang 5

Tóm lại toàn bộ nội dung chính của học thuyết phân chia quyền lực toàn bộ nội dung chính của học thuyết phân chia quyền lực có thể đượckhái quát bằng sơ đồ sau đây:

 Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

 Nhân dân chỉ giao cho nghị viện quyền lập pháp, chỉ trao cho chính phủ quyền hành pháp, chỉ trao cho tòa án quyền tư pháp.Mỗi cơ quan chỉ trao một loại quyền – có sự phân chia quyền lực, mục đích để chuyên môn hóa trong việc thực thi quyền lực Cácnhánh quyền lực luôn đặt trong trạng thái cân bằng ngang cơ, rất khó để đánh giá ngành nào quan trọng và cao hơn quyền nào  Mục đích cuối cùng là sự kiểm soát chéo giữa các nhánh quyền lực

+ Tòa án có quyền tuyên bố luật của nghị viện là vi hiến và tạo ra án lệ;

+ Nghị viện được quyền phê chuẩn các quyết định hành pháp và bất tín nhiệm đối với CP;

+ TA kiểm soát CP bằng cách tuyên bố các quyết định của CP bằng cách tuyên bố vi hiến và còn tham gia vào quá trình luận tội; + Nghị viện kiểm soát TA bằng cách phê chuẩn nhân sự, CP được bổ nhiệm thẩm phán

=> tất cả nội dung này phải được ấn định trong HP

Tóm lại mục đích ra đời của một bản HP là để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người trước nhà cầm quyền (người mang quyền lực nhà

nước) Vì nhà cầm quyền cũng là một chủ thể có nguy cơ vi phạm nhân quyền rất cao => Vì vậy hiến pháp là một đạo luật mang tính nhạycảm và mang tính chính trị sâu sắc [không thuần túy là pháp lý mà còn gắn với chính trị] => Cũng là một đạo luật mang tính nhân văn sâusắc, bảo vệ con người trước một chủ thể rất khó bảo vệ

Để đạt mục đích này thì mỗi bản HP phải có 2 nội dung cơ bản:

 Bản HP đó phải ghi nhận chủ quyền nhân dân và các quyền tự nhiên của con người - nhân quyền cơ bản (ghi nhận để thấyrằng đây là một loại pháp luật tư nhiên không do nhà nước ban phát nên nhà nước không thể vô cơ tước đoạt, xa hơn là để thấytrách nhiệm của nhà nước là bảo vệ quyền tự nhiên đó Ghi nhận quyền tự nhiên còn như một ranh giới cấm, rào cản để nhà nướctrong quá trình quản lý không xâm phạm vào ranh giới đó.]

 Bản hiến pháp đó phải ghi nhận sự phân chia quyền lực để chuyên môn hóa quyền lực và kiểm soát chéo giữa

=>Với ý nghĩa như trên thì HP chỉ ra đời và tồn tại và phát triển trong xã hội dân chủ mà thôi (chỉ ra đời gắn với CMTS thế kỷ 17 trở về

sau vì chỉ trong nhà nước tư sản thì mới có chủ quyền thuộc về nhân dân, phân chia quyền lực => ở đâu không có nhân quyền, phân quyềnthì bất thành hiến pháp.) Và nước pháp được biết đến là quê hương của chủ nghĩa lập hiến nơi sản sinh ra rất nhiều học thuyết gia tiêu biểunhưng mỹ mới là quốc gia có HP thành văn đầu tiên và áp dụng thành công nhất lý thuyết về HP với HP 1787- HP thành văn đầu tiên củanhân loại

Trang 6

Với ý nghĩa đó 13 bang đã tiến hành bầu ra 55 đại biểu về philadenphia và tổ chức hội nghị philadenphia diễn ra trong 4 tháng 2 ngày.Trong thời gian này 55 đại biểu thảo luận đưa ra 2 nội dung: những Điều khoản hợp bang để thành lập hợp chúng quốc hoa kỳ và hiến pháp liên bang Hội nghị này còn được gọi là hội nghị lập hiến/hội nghị lập quốc

hòa và rất có uy tín, biết sử dụng người tài => được coi là trung tâm và nhân tố quyết định đến sự thành công của hội nghị

 Để soạn thảo ra hiến pháp liên bang thì vai trò của 55 ông này chỉ để đưa bản soạn thảo, sự thảo, hội nghị đã nhất chí bầu ra 1bang soạn thảo và đứng dầu là James Madison => sau 1 thời gian làm việc tích cực thì đã có dự thảo hiến pháp đầu tiên với 27Điều với nhiều điều khoản, 1 điều bằng 1 chương bây giờ => bị hội nghị lập hiến này bác bỏ khi đưa ra hôi nghị => lí do bị bácbỏ: văn chương dài dòng, khó hiểu, không có tính thống nhất, rõ ràng => Hội nghị này lại thành lập ra Ban văn phong để biên tậplại 27 Điều luật này => còn lại 7 điều:

+ Điều 1: Liên quan đến quyền lập pháp + Điều 2: Liên quan đến quyền hành pháp + Điều 3: Liên quan đến quyền tư pháp

+ Điều 4: Quy định về quyền của các tiểu bang

+ Điều 5, 6, 7 : quá tình phê chuẩn, hiẹu lực, thủ tục sửa đổi => 17/9/1787: dự thảo hiến pháp được đưa ra hội nghị lập hiến (còn lại 42 người) bỏ phiếu và có 39 phiếu đồng ý => sau khi soạnthảo xong Hiến pháp

=> Quá trình phê chuẩn bản hiến pháp này được đưa về cho 13 tiểu bang phê chuẩn, theo quy định phải được ¾ các tiểu bang (ít nhất9 bang) phê chuẩn thì bản hiến pháp này mới phát sinh hiệu lực James Madison đã phải vận động (viết 85 bài báo) để nhằm nêu ra,phân tích các quy định của HP nhưng không có bất kỳ liên bang nào phê duyệt và thậm chí còn các những liên bang phê phán rằngkhông có điều nào trong bản HP Mỹ quy định về quyền con người => sau đó đến năm 1788 thì HP Mỹ đang thông qua tu chính ánthứ nhất gồm 10 khoản liên tiếp về quyền con người và đến năm 1789 thì HP Mỹ mới được phê chuẩn và phát sinh hiệu lực

 Qua sự ra đời của HP mỹ ngày này khi nói về bản HP nguyên thuỷ, HP gốc của nước Mỹ thì phả đề cập đến 2 văn kiện là 7điều đầu tiên về tổ chức bộ máy nhà nước và tu chính án thứ nhất về nhân quyền (HP Mỹ đến nay đã trải qua 27 lần sửa đổi nhưngchỉ có lần sửa đổi thứ nhất thì mới được coi là 1 phần trong HP gốc) => từ sự ra đời của bản HP đầu tiên đã chứng minh 1 nhậnđịnh là: ”Ở đâu không có nhân quyền và ở đâu không có phân quyền thì bất thành Hiến pháp”=> vì vậy người ta đã so sánh HPvới con đại bằng vì một cánh của nó phải sải về nhân quyền, một cách phải sải vè sự phân chia quyền lực, điều này mới có thểkhiến con chim đại bằng cân bằng và bay trên bầu trời tự do

Lý giải chuyên sâu:

Câu 1) Tại sao HP Mỹ được viết ra bởi những người rất tài năng, là những người đi học tại Pháp và tiếp thu những tư tưởng củaMontes và Rútxo nhưng trong 7 Điều đầu tiên không hề đề cập đến quyền con người?

 Lý do 1: Họ đã có suy nghĩ và trao đổi về vấn đề này nhưng họ cho rằng không nên quy định nhân quyền trong HP vì vấn đềnguồn gốc và bản chất của nhân quyền Về nguồn gốc, các nhà lập pháp Mỹ cho rằng nhân quyền là phạm trù mang tính tự nhiên,nếu quy định trong HP thì dễ tạo ra suy diễn vì có HP thì mới có nhân quyền nên không nên quy đinh nhân quyền trong HP Về

Trang 7

bản chất, vấn đề nhân quyền mang tính chất mở, mang tính chất xã hội, luôn được cập nhật và phát triển theo thời gian nên nếudùng HP để quy định nhân quyền thì không thể quy định hết được, nên neeus không cập nhật liên tục sẽ phải thay đổi HP liên tụcvà đây là điều mà các nhà HP không mong muốn do họ hy vọng HP có sự ổn định cao Dưới góc độ của người dân cho rằng nếukhông quy định nhân quyền rõ ràng sẽ được các nhà cầm quyền thao túng => dưới sức ép của dân chúng thì các nhà lập hiến đã phải nhượng bộ (sự nhượng bộ của nhà cầm quyền thì đã chứng minh đượcrằng bản HP Mỹ là bản HP đầu tiên thể hiện rõ tính khế ước của nó - tính thoả thuận trong hợp đồng)

=> các bản HP sau này đều quy định nhân quyền và coi nhân quyền là nội dung trọng tâm đầu tiên của HP và khi viết về nội dung nhân

quyền này cần phải kèm thêm 2 lưu ý: (1) tên chương phải có 2 chữ “CƠ BẢN” vì không thể liệt kê hết các quyền con người; (2) kết thúc

chương nhân quyền thì phải kèm thêm “việc liệt kê các quyền kể trên không có ý nghĩa phủ nhận hay hạ thấp giá trị các quyền con người

khác”

 Lý do 2: xuất phát từ lập luận của các nhà lập hiến Mỹ vì mối tương quan giữa nhân quyền và phân quyền - trong phân quyềncó nhân quyền, mục đích cuối cùng của phân quyền là bảo vệ nhân quyền, nếu có sự phân chia quyền lực hiệu quả sẽ có sự chuyênmôn hoá quyền lực hiệu quả, dẫn đến phục vụ người dân tốt hơn Nếu phan quyền sẽ có kiểm soát tréo khiến giảm thiểu việc saiquyền, tha hoá, lạm quyền quyền lực và sẽ không đàn áp người dân Tất cả các điều này được thực hiện tốt tì nhân quyền sẽ đượcbảo đảm Nhân quyền sẽ được quy định rõ ràng trong một bản tuyên ngôn

 Lý do 3: xuất phát từ lịch sử chính trị của nước Mỹ Tại thời điểm nước Mỹ đã được độc lập thì chế độ nô lệ Mỹ vẫn còn tồntại khiến các nhà nghiên cứu cho rằng cách mạng Mỹ chưa triệt để, chỉ giành được độc lập chứ không giải phóng của con người,chưa giải phóng được phụ nữ => vấn đề quyền con người là vấn đề nhạy cảm và đụng chạm đến lợi ích của các nhà cầm quyền.CĐNL vẫn còn tồn tại đến 95 năm sau cách mạng, mãi đến 1862 lincon lên làm tổng thống thì CĐNL mới được xóa bỏ (Lần bổsung HP thứ nhất chỉ để dành cho những người đàn ông da trắng có tài sản => chứng minh chế độ vẫn còn tồn tại sau 95 nămsau CMTS Mỹ )

Câu 2) Ý nghĩa của bản HP Mỹ

Từ khi được vận hành, phế chuẩn thì HP Mỹ được coi là “BẢN HIẾN PHÁP SỐNG”

 Đối với người Mỹ: sự ra đời, tồn tại, hưng thịnh cùng với đất nước Mỹ => 300 năm một bản HP Nước Mỹ không ngừng pháttriển cùng với bản HP Mỹ HP trở thành báu vật (có ngày sinh nhật HP), trở thành trung tâm của mọi sự tranh luận chính trị, tranhluận pháp lý trong suốt hàng trăm năm qua Vì:

o Tầm nhìn của các nhà lập hiến, các giá trị vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ o Dựa vào quyền giải thích HP của Tòa án

o HP Mỹ là sự bất khả xâm phạm, không dễ sửa đổi

 Là bài văn mẫu mực kinh điểm cho phần còn lại của thể giới khi viết HP

o Lịch sử nhân loại chứng minh rằng, bản HP nào có sự tiếp thu, gần gũi với HP Mỹ thì càng có sức sống lâu đời, cònngược lại thì rất nhanh sẽ bị thay đổi

VD:

Câu 3) Điểm chung của những người làm ra HP Mỹ

 Đều là những người giàu có

 Đều là những người có bản lĩnh, cá tính, có quan điểm cá nhân, có tính phản biện, có khả năng thuyết phục người khác, khôngtheo số đông, có quan điểm và lập trường

Trang 8

VD: Trong cuộc thảo luận về việc chọn phe trong , Alexander Hamilton (AH) đi ngược lại với ý kiến số đông cho chọn Pháp thì AH chọnAnh vì Anh cho rằng Anh và Mỹ có mối quan hệ thấu hiểu nhau (đã phần người Mỹ là người Anh di cư sang) Người Pháp giúp Mỹ vì đố kỵngười Anh có nhiều thuộc địa hơn (vì mục đích cá nhân) Còn Anh và Mỹ luôn là đồng minh thân cận với nhau (đến tận giờ vẫn còn giữ mốiquan hệ hữu hảo - Anh Mỹ luôn là một chiến hào) Vì theo Anh để tận dụng công nghệ đóng tàu của Anh và chiến thuật hải quân để vượtbiển để phát triển Vì vấn đề ngoại giao, nếu mối quan hệ của Anh không tốt, Anh sẽ đánh ngược lại Mỹ, bạn trong thời chiến khác với thờibình => rất thực dụng nhưng cũng rất thực tế

 Đều đề cao bản năng, đề cao bản chất tự nhiên, dục vọng cao

VD: James Madison luôn gửi thư cho con trai để hỏi thăm, bày tỏ sự quan tâm với người con trai của mình, về công việc, về tình yêu để thểhiện rằng đằng sau thành công của ông có tình yêu của người phụ nữ :)))

=> KẾT LUẬN: Đây là bí quyết để có được bản HP sống: phần con phải được giải phóng thoả mãn tối đa thì phần trí tuệ, phẩn bản chất củacon người thực sự được thăng hoa, được phát huy Phần con thể hiện ở vật chất (sự giàu có - xử sở văn minh thì phải giàu có thì làm chính trịsẽ giảm được nguy cơ tham nhũng) Phần con còn thẻ hiện ở tình yêu và tình dục

b) CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP

Kể từ khi bản HP 1787 ra đời đến nay đã trải qua 300 năm và 4 gđ phát triển chính:

b1) 1787 – 1917: từ ngày có HP thành văn đến cách mạng Tháng 10 Nga thành công

1868 Thiên Hoàng Minh Trị tự cải cách Nhật Bản, chính điều này khiến Nhật Bản vẫn có nền dân chủ đến ngày này

 Phạm vi những quốc gia có hiến pháp rất ít, HP chỉ là sản phẩm của vài nước, vì thời kỳ này CMTS chỉ diễn ra thành công ởChâu Âu thôi Ở Châu mỹ chỉ duy nhất hoa kỳ có HP, ở Châu Á có Nhật Bản HP 1889 – nước đầu tiền có CMTS

 Nội dung HP chỉ đề cập đến 2 nội dung có tính chất nguyên thủy của 1 bản HP: nhân quyền và việc phân chia quyền lực đếnđâu để đảm bảo nhân quyền

b1) 1787 - 1917 (từ ngày có HP thành văn đến cách mạng Tháng 10 Nga thành công)

Thiên Hoàng Minh Trị tự cải cách Nhật Bản, chính điều này khiến Nhật Bản vẫn có nền dân chủ đến ngày này

Nội dung HP chỉ đề cập đến 2 nội dung có tính chất nguyên thủy của 1 bản HP: nhân quyền và việc phân chia quyền lực đến đâu để đảm bảonhân quyền

b2) 1917 – 1945 (từ Cách mạng Tháng 10 Nga thành công đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2)

 Bên cạnh HP cổ điển, HP tư sản đã tồn tại thì với sự tháng lợi của CMT10 Nga thì đã có HP mới là HP XHCN Bài văn mẫucủa HP XHCN HP1936 của Liên Xô- gắn liền với Stalin - đây là nguồn cảm hứng để Mao Trạch Đông viết len HP ; Đông Âu, CuBa và các nước thuộc XNCN sau này viết HP So với các bản HP tư sản trước đó thì HP XHCN có 3 sự khác biệt lớn

o Bên cạnh các ND về quyền con người và tổ chức BMNN thì còn có khuynh hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và quyđịnh têm các vấn đề về kinh tế , văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong HP Quy định quá nhiều thứ khiên các bản HPXNCN dàn trải, có xu hướng tuyên ngôn cương lĩnh, làm lu mờ nội dung chính của HP, làm mất đi bản chất khế ước củaHP

o HP XNCN vè cơ bản không tồn tại phạm trù nhân quyền mà thay vào đó chỉ thừa nhân các quyền công dân - chỉ nhữngquyền con người nào được nhà nước thừa nhận và quy định trong hiến pháp thì được chuyển hóa thành quyền công dân –quyền công dân hẹp hơn quyền con người

o Không thừa nhận tam quyền phân lập, theo Trong tập quyền không tồn tại vấn đề kiểm soát quốc hội, Tòa án khôngđược tạo ra án lệ

Trang 9

b3) 1945 - 1990 Liên xô và đông âu sụp đổ (thời kỳ sự phát triển của HP

Vì trong giai đoạn này lịch sử thế giới đã chứng kiến chiên thắng của các phong trào các nước thuộc địa các nước thuộc địa dành tắng lợi thìhàng loạt các quốc gia ra đời đã

b4) 1990 đến nay

Sự phát triển của Hiến pháp được tiếp cận ở 2 góc độ:

 Sau sự kiện LX và Đông Âu sụp đổ, các quốc gia vẫn kiên định mục tiêu xây dựng CNXH là TQ, Việt Nam, Lào, Cu Ba.Nhưng đã có sự điều chỉnh sđ, bs trong HP để thích ứng với tình hình mới chứ không còn đặc sệt tính XHCN như bản HP trước VD: HP năm 82-TQ, 2013-Việt Nam

 Các quốc gia còn lại thì cũng không ngừng có những sđ, bs trong HP của mình và nhìn chung xu thế phát triển chung của cácbản HP trên thế giới trong khoản 100 năm trở lại đây thì nền lập hiến của nhân loại sẽ phát triển theo quy luật chung sau đây:

o Phạm trù nhân quyền luôn luôn được cập nhật mở rộng [thế hệ thứ 3 của nhân quyền: 1.Các quyền về chính trị dân sựcư 1966, 2 Các quyền kinh tế vhxh cư 1967, 3 Các quyền mới phát sinh: quyền chết, quyền được sống trong mtrg tronglành,…]

o Từ 1958 dưới bản HP của TG thì xu hướng của tg đều tập trung quyền hành pháp cho chính phủ (thời kỳ hoàng kim củaNghị viện đã chấm dứt chuyển sang xây dựng chính phủ.) chính phủ chính = phủ của những chính sách quyết định sự thànhbại giàu có của một dân tộc

o Phải có sự phân quyền giữa trung ương và địa phương để đp năng động sáng tạo và tự quản địa phương

o Nhân loại không chỉ quan tâm làm cách nào dể có một bản HP mẫu mực và chất lượng (vì đã có quá nhiều bài văn mẫu)nhưng có thể nói nhân loại còn đặc biệt quan tâm đến cơ chế bảo hiến

 xu hướng phát triển hiện nay

3) Các dấu hiệu đặc trưng của một bản HP (để so sánh HP với thường luật) a Về chủ thể ban hành

Như đã phân tích một trong những điểm khác biệt đầu tiên và quan trọng nhất giữa HP với thường luật đó là

(1) Sự khác biệt cơ bản: nếu thường luật được coi là ý chí của nhà nước được nâng lên thành luật và là công cụ trong tay của nhà nước đểquản lý dân Vì vậy mà quyền lập pháp phải thuộc về các cơ quan nhà nước Trong khi đó thì HP lại được quan niệm là ý chí của người dân,là bản khế ước xã hội giữa nhà nước và người dân, là công cụ trong tay người dân dể quản lý nhà nước Vì vậy quyền lập hiến phải thuộc vềnhân dân Và để quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì chỉ có 2 cách để thông qua bản HP:

- Cách 1: trưng cầu dân ý về HP: Cơ quan nhà nước chỉ có vai trò soạn thảo ra dự thảo HP rồi bản HP này phải được đưa ra toàn dântrong cuộc trưng cầu dân ý Và nếu thu được quá nửa số phiếu hợp lệ thì được coi như hiệu lực của bản HP và người dân bỏ phiếuthông qua như việc ký tên lên bản khế ước (bản HP đầu tiên dùng trưng cầu dân ý - HP Pháp 1958; TBN 1978; Nga 1993) => đây làcon đường dân chủ nhất => biện pháp này thể hiện nền dân chủ trực tiếp một cách rõ nhất

Tuy nhiên lại có nhiều bất cấp: phải có dân chí cao (dân phải có những hiểu biết nhất định về HP); phải có nền kinh tế giàu có; hệthống giao thông thuận lợi; )

- Cách 2: xây dựng một quốc hội lập hiến thay mặt nhân dân để làm HP và khi làm xong thì quốc hội lập hiến này sẽ giải tán => nhiềuquốc gia chọn Nếu chọn quốc hội lập hiến thì phải tách bạch, khác biệt với quốc hội lập pháp Quốc hội lập pháp chỉ là thường luậtvà phải hợp hiến Khuyến cáo không chọn lựa quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp vì tiềm ẩn những rủi ro:

Trang 10

o Trao quyền lập hiến cho quốc hội mà quốc hội lại là một cơ quan nhà nước => vô tình đã khiến HP trở thành công cụ trong tay nhà nước để quản lý dân như thường luật và HP không đạt được mụcđích kiểm soát quyền lực

o Đặt thường luật ngang bằng với Hiến pháp => HP không tối cao => không thể nói đến dân chủ và pháp quyền [Lý doVN không có cơ quan bảo hiến vì ở VN là quốc hội tối cao chứ không phải HP tối cao]

b) Thủ tục sửa đổi bổ sung HP

- Các quốc gia trên thế giới cho rằng: thủ tục sửa đổi HP phải càng khó khăn, phức tạp, càng nhiêu khê càng tốt Như vậy mới có thể khiếncác quốc gia trên thế giới không lợi dụng việc sửa đổi HP thành công cụ để củng cố quyền lực cho nhà cầm quyền

=> bất đắc dĩ mới phải sửa HP

VD: Trên TG ngày nay rất nhiều quốc gia quy định muốn sửa HP thì phải đem ra trưng cầu dân ý (Nhật, Úc, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, ĐanMạch, Phần Lan, )

- Thậm chí có những quốc gia không trưng cầu dân ý nhưng thủ tục sửa HP có độ khó tương tự trưng cầu dân ý (thậm chí còn khó hơn trưngcầu dân ý - ý của thầy)

VD: Mỹ - 1787 - phải có 3 điều kiện để sửa HP (1) Thuyết phục ít nhất 2/3 Hạ nghị sĩ đồng ý sửa HP (2/3 x 435) - Hạ viện Mỹ được xem làkhó tính vì cách thức là việc và cách thức được bầu vào làm việc cở Hạ viện khó khăn, áp lực; (2) Thuyết phục ít nhất 2/3 Thượng nghị sĩđồng ý sửa HP (2/3 x 100) - Thượng viện khó tính vì là người có tuổi, có khinh nghiệm, ; (3) Phải được ít nhất ¾ x 50 tiểu bang đồng ý

c) Hiệu lực pháp lý HP

- Hiến pháp tuy ra đời muộn hơn so vói thường luật nhưng phải là một đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất:

 Lý do 1: HP ra đời nhằm ghi nhận và bảo vệ nhân quyền và phân quyền được coi là lẽ tự nhiên, lẽ công bằng nên phải có giátrị cao hơn luật do nhà nước - do con người ban hành

 Lý do 2: HP ra đời để kiểm soát nhà nước nên phải có hiệu lực tối cao thì mới có thể kiểm soát - Tính tối cao phải thể hiện ở 2 phương diện sau:

 Phương diện 1: Tính tối cao trong HTPL phải được coi là luật mẹ, luật gốc, luật cơ bản xương sống cho toàn bộ HTPL quốcgia Tất cả các VQPL khác do các cơ quan nhà nước ban hành gọi là thường luật được ban hành để triển khai, thi hành HP, đưanhững quy định trong HP được triển khai thi hành trong thực tế => tất cả các văn bản thường luật phải hợp hiến, những thườngluật vi hiến đều phải vô hiệu hóa

 Phương diện 2: Tính tối cao trong đời sống xã hội: tất cả các chủ thể trong đời sống xã hội (dù là ai quyền lực đến đâu thì đềuphải tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành HP và mọi hành vi vi hiến đều phải xử lý nghiêm minh) Đã là một xã hội dân chủ và làmột nhà nước pháp quyền thì không có một chủ thể nào được đặt cao hơn, ngang hàng hay ngoài sự điều chỉnh của HP (HP là tốithượng)

- Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi tính tối cao của HP như là chân lý, là sự thật khách quan Vì vậy HP không cần dành ra 1 điềukhoản để chứng minh tính tối cao này Các nước trên TG quan niệm rằng HP có thật sự tối cao hay không hoàn toàn phụ thuộc vào 3 yếu tốvà các quốc gia phải đảm bảo 3 yếu tố sau:

 Quyền lập hiến thuộc về ai? Nếu quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì HP sẽ tối cao và ngược lại nếu quyền lập hiến thuộc vềcác cơ quan nhà nước thì sẽ không tối cao

 Việc sửa đổi HP có khó khăn hay không? HP càng khó sửa càng tối cao và ngược lại  Có cơ chế bảo hiến hiệu quả hay không? Có tố tụng HP hay không?

Trang 11

=> Trên thế giới hiện nay có 2 cách thức bảo hiến và được đánh giá là hiệu quả:

 (1) mô hình bảo hiến phi tập trung kiểu Mỹ - Nhật => giao quyền bảo vệ HP do HTTA đứng đầu là TATC (có khoảng hơn30% các nước áp dụng mô hình - chủ yếu các nước ở châu Mỹ - tương ứng với mô hình cộng hòa tổng thống)

 (2) mô hình bảo hiến tập trung kiểu châu Âu lục địa (là các nước châu Âu trừ Anh)=> các quốc gia thành lập tòa án HP (điểnhình là Đức) chuyên trách để bảo vệ HP (có khoảng gần 60% các nước trên TG Âu - Á - Phi; mô hình đại nghị, hi) Một số nướckhác lập hội đồng bảo hiến như Pháp (4 nước: Lào, Cam, Tunisia, Mozampique)

4 Phân loại hiến pháp (phải có tiêu chí phân loại)

a) Nếu căn cứ vào nội dung các bản HP thì chia thành: HP cổ điển và HP hiện đại

 HP cổ điển: chỉ quy định 2 nội dung nguyên thuỷ của HP: nhân quyền, phân quyền  HP hiện đại: ngoài nhân quyền và phân quyền thì còn kinh tế, văn hoá xã hội

=> Để phân thành cổ điển hiện đại không dựa vào thời gian ban hành mà dựa vào nội dung của nó

b) Nếu căn cứ vào thủ tục sửa HP: HP cương tính và HP nhu tính

 HP nhu tính: sửa đổi dễ

 HP cương tính: sửa đổi khó khăn, nhiêu khê

c) Nếu căn cứ vào hình thức, cấu trúc nhà nước: HP liên bang và HP tiểu bang

 HP liên bang: toàn bộ liên bang  HP tiểu bang: tại tiểu

d) Nếu căn cứ vào chế độ chính trị: HP

 HP tư bản  HP XHCN

e) Căn cứ và hình thức thể hiện các bản HP: HP thành văn và HP không thành văn

 HP thành văn

 Hp không thành văn

e1) HP thành văn: trong HTPL của quốc gia tồn tại một đạo luật mang tên HP và trong đạo luật đó tập trung quy định tất cả những vấn đề

cơ bản nguyên thủy của một bản HP đó là nhân quyền và phân chia quyền lực để bảo vệ nhân quyền à hầu như các nước trên tg ngày nayđều có HP thành văn – bản HP kinh điển 1787 mỹ; 1949 Đức; 1958 Pháp đại diện cho đại nghị chế, tổng thống chế và bán tổng thống chế

e2) Hp không thành văn: rất ít, tiêu biểu là Anh quốc ngoài ra còn có Oman, Libi

Trong hệ thống pháp luật của quốc gia thì không có văn bản pháp luật nào mang tên HP Các vấn đề cơ bản của HP là nhân quyền vàphân quyền được thể hiện rải rác trong rất nhiều nguồn khác nhau của pháp luật Nhìn chung HP không thành văn của Anh gồm 2phần chính:

 Phần thành văn : gồm tập hợp những đạo luật thường, hiến chương và kể cả những lời giải thích HP của TA có liên quanđến quyền con người và tổ chức BMNN ở Anh [không có HP nhưng có một văn bản là hiến chương tự do năm 1215, nộidung: hạn chế quyền lực của nhà vua trao quyền cho lãnh địa, đây được coi là văn bản mang tính hiến pháp đầu tiên trênthế giới, ngày nay còn được coi là một phần của HP không thành văn của nước Anh …

 Phần không thành văn : là những tập tục chính trị [Thói quen chính trị được lặp đi lặp lại, không được quy định ở đâu cả]mang tính HP (quyền chính trị lq đến QCN và tổ chức BMNN) Linh hồn của bản HP Anh, nước anh theo chính thể đại

Trang 12

nghị ngày nay còn gọi là thủ tướng chế à thủ tướng được coi là linh hồn và trung tâm quyền lực của nước anh ngày nay àtoàn bộ những vấn đề liên quan đến thủ tướng, nội các đều được thể hiện dưới dạng không thành văn

Ví dụ 1: Không hề có quy định nào về cách thành lập thủ tướng Trên thực tế thủ tướng Anh là do nữ hoàng Anh bổ nhiệm,nhưng nữ hoàng chỉ bổ nhiệm chủ tịch của Đảng nào chiếm được đa số ghế trong hạ viện nước Anh làm thủ tướng (5 năm 1lần nước Anh bầu Hạ Viện, hiện nay Hạ viện có 659 ghế và 2 Đảng lớn là Công đảng và Đảng bảo thủ, đảng nào chiếm đượcquá nửa số ghế trong Nghị viện thì chủ tịch Đảng đó trở thành thủ tướng à đây là một tập tục chính trị và thói quen sinh hoạt,thực tế là do dân Anh chọn thủ tướng nữ hoàng chỉ hợp thức hóa sự lựa chọn của người dân Đó là xu hướng, chân lý cho nênkhông cần luật quy định

Ví dụ 2: Một khi hạ viện tuyên bố bất tín nhiệm thủ tướng à thủ tướng và toàn bộ nội các phải nộp đơn lên nữ hoàng xin từchức tập thể

=> Hiến pháp nước anh có phần thành văn và không thành văn trong đó phần không thành văn-tập tục là chủ yếu

Vì sao nước anh có HP không thành văn? 4 lý do:

Thứ nhất, các chuyên gia về HP cho rằng, sự ra đời của một bản HP thành văn luôn gắn liền với những biến cố lớn lao và sự kiệntrọng đại của một quốc gia, dân tộc à thông thường gắn với cuộc CMTS hoặc CM giải phóng dân tộc ví dụ: CMTS Mỹ dẫn đến sự hìnhthành của HCQ HK và HP 1787, CMT8 Việt Nam và HP 1946,… Trong khi đó lịch sử chính trị của Anh quốc được đánh giá khá nhẹ nhẹ,êm ái và hầu như không có những sự kiện, biến cố lớn nào: khởi điểm có thể kể đến tk13, nước Anh bắt đầu có những hạt giống về dân chủ(hiến chương tự do, mầm móng của Nghị viện đã bắt đầu xã hội,…) à những hạt mầm này được vun bồi suốt mấy trăm năm và kéo dài đếntk17 Công bằng mà nói, nước anh tk17 được đánh giá là có nhiều biến cố nhất những biến cố này được đánh giá là chấn động và tạo tiếngvang ở tầm thế giới (1653 CMTS Anh nổ ra) à nước Anh rất đề cao quân vương, nhưng 1653 người anh đã đưa Saclor lên đoạn đầu đài àthiết lập nền cộng hòa à trong không khí đó thì Cromwell 1653 đã có ý định soạn thảo cho người anh một bản HP thành văn nhưngCromwell chưa viết được [vì đang bộn về công việc, cực kỳ đơn độc; muốn soạn được một bản HP không phải một sớm một chiều do khôngcó bài văn mẫu nào hết để tham khảo] thì CMTS Anh đã kết thúc với sự thỏa hiệp với vương triều hệ quả là nền quân chủ nghị viện đượcthiết lập trở lại với nguyên tắc vẫn thiết lập hoàng đế và ngai vàng nắm hành pháp quản lý đất nước, đại diện cho quý tộc phong kiến cònNghị viện là hiện thân của GCTS tiếp tục mài gươm để lật đổ hoàng gia, Nghị viện nắm quyền lập pháp à tạm gọi là 50:50 [HP phải gắn vớinền cộng hòa, nền quân chủ đã quay trở lại nên từ bỏ viết HP] Sau đó Nghị viện dần được củng cố và GCTS dần mạnh lên và GCPK ngàycàng suy yếu, đến giữa TK XVIII toàn bộ quyền hành pháp nằm trong tay của hoàng đế được chuyển giao hết cho thủ tướng và các bộtrưởng từ TK XVIII đến nay hoàng đế và ngai vàng chỉ còn là một bình bông trên bàn cờ chính trị à lịch sử Anh quốc từ tk13- nay trải qua800 năm nhẹ nhàng êm ái, không có biến cố lớn lao cho nên không có cơ hội viết HP thành văn

Thứ hai, đứng dưới góc độ hệ tư tưởng thống trị, nước anh chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nghị viện tối cao à người Anh rấtsùng bái, đề cao Nghị viện Người anh từng cho rằng Nghị viện từng có thể làm bất cứ việc gì trừ việc biến đàn ông thành đàn bà Với tưtưởng đó người anh quan niệm rằng thẩm quyền làm luật thuộc về nghị viện à không cần có một bản HP để kiếm soát Nghị viện và khôngcần đặt ra vấn đề kiểm tra tính hợp hiến của những đạo luật do Nghị viện ban hành

Thứ ba, xét dưới góc độ văn hóa, tâm lý dân tộc thì người anh là một dân tộc rất bảo thủ và hoài cổ [là những gì là kinh nghiệm quýbáu sẽ được tiếp tục làm và không bao giờ thay đổià người anh từng có một câu ngạn ngữ: “thà bị cả thế giới này đánh giá chê bai người anhlà ngu dốt để đổi lấy người anh đã làm được những điều mà họ đã từng làm” (hiểu là những kn quý báu của cha ông, chân lý đã được kiểmnghiệm trên thực tế) còn hơn được đánh giá, khen ngợi là thông minh”] à người anh rất chú trọng đến kinh nghiệm sống, truyền thống cha

Trang 13

ông đặc biệt là những gì đã được thực tiễn kiểm nghiệm à chính những tâm lý này là cơ sở để ươm mầm cho những tập tục chính trị à ngườita thường ss bản HP không thành văn của anh đẹp đẽ và có giá trị như những thảm cỏ danh tiếng ở đại học Oxfort

Thứ tư, về vị trí địa lý nước Anh là một bán đảo và toàn bộ nước anh được bao bọc bởi đại tây dương à với vị trí đắc địa đó, từ rấtsớm người anh đã nhìn ra biển cả với khát vọng tự do, với khát vọng đó làm cho người anh luôn có ý thức chinh phục những vùng đất mới,công nghệ đóng tàu và hải quân phát triển mạnh à nước anh trở thành một nước giàu có và văn minh bậc nhất thời bấy giờ à với khát vọngdân chủ, nước anh có trình độ dân trí cao, đội ngũ luật sư vô cùng phát triển, ngoài ra còn có tự do ngôn luận, tự do báo chí Tất cả nhữngyếu tố trên nước anh được coi là quốc gia văn minh về chính trị, luôn đi đầu cho các định chế chính trị dân chủ và là cái nôi sản sinh ra nhiềuđịnh chế chính trị dân chủ, đạt đến mức độ văn minh chính trị à với nền tảng đó, các chính trị gia như nữ hoàng anh, thủ tướng anh tự nhậnthức được mình phải làm gì, hành sử ntn cho hợp lòng dân, xứng đáng với một quốc gia dân chủ văn minh à Không cần phải có một bản HPđể bắt nữ hoàng, thủ tướng làm gì

Với những lý do đó cho đến ngày nay HP nước anh là HP không thành văn

BÀI 2: ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ TRONG THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠII Những vấn đề lý luận và pháp lý về đảng chính trị

1 Khái niệm Đảng chính trị

Theo nghĩa hiện đại, ĐCT là một tổ chức tập hợp những người có cùng chung lý tưởng, chí hướng, mục đích tự liên kết lại với nhau trongnhững đảng phải với mục đích tối thượng là dành giữ và sử dụng quyền lực nhà nước Biến quyền lực nhà nước thành công cụ trong tay đểthực hiện những mục đích, lý tưởng của mình (hoặc chí ít đối với những nước đa đảng, nếu các đảng chính trị không nắm được quyền lực –đảng đối lập, thì mục đích của nó cũng hướng đến tác động chi phối việc thực thi quyền lực và dành quyền lực trong nhiệm kỳ tới)

 Thông qua những lần vận động dân cử của Đảng đó

- Có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và kỷ luật Đảng nhìn chung là rất nghiêm khắc (đã là đảng viên thì bao giờ cũng phải tuyệt đối trung thànhvới đường lối của đảng, luôn luôn bỏ phiếu để ủng hộ người của đảng mình) à nhìn chung vấn đề kỷ luật đảng ở nước Anh là chặt chẽ khắtkhe nhất Một khi đảng đề ra đường lối chủ trương, đảng viên không được hoài nghi, phản biện về chủ trương đó

- Mỗi một ĐCT ngày nay luôn được sử ủng hộ của người dân thì ĐCT đó mới tồn tại được Sự ủng hộ này được thể hiện dưới 2 khía cạnh:  Thể hiện qua lá phiếu trong cuộc bầu cử (có số phiếu nhất định từ những người ủng hộ, hâm mộ Đảng này)

 Sự hậu thuẫn của những tập đoàn tư bản về tài chính

- Bao giờ cũng có mục đích chính quyền (tức là Đảng chính trị đó bao giờ cũng có mục đích cuối cung vào giành, giữ, tham gia, sử dụngquyền lực nhà nước hoặc chí ít Đảng đó cũng có sự chi phối đến quyền lực nhà nước) => đặc điểm quan trọng nhất của 1 Đảng chính trị vìđây là tiêu chi để phân biệt Đảng chính trị với những tổ chức khác trong xã hội

- Nghiên cứ lịch sử của các Đảng chính trị trên thế giới thì người ta nhận ra rằng đã tồn tại những tổ chức tuy không được gọi là Đảng nhưnglại có mục đích chính quyền thì nhưng tổ chức đó vẫn là Đảng chính trị

Trang 14

Vd: 1993 ở Liên bang Nga chấp nhận sự đa nguyên đa Đảng, thì có tổ chức Quả Táo đù không được gọi là Đảng nhưng khi nước Nga tiếnhành bầu cử Hạ viện (Duma quốc gia) thì Đảng này đã đưa người ra tranh cử => có mục đích chính quyền => là 1 Đảng chính trị

Ngược lại có những tổ chức tuy mang tên là Đảng nhưng lại không có mục đích chính quyền thì tổ chức đó vẫn là tổ chức xã hội thuần túy Vd: Italia 1970 đã thành lập Đảng Tình Dục nhưng mục đích đặt ra để tập hợp những người chung sở thích về vấn đề này chứ không có mụcđích chính quyền => là 1 tổ chức xã hội

(nhưng Đảng Tình Dục ở Úc lại là đảng chính trị - liên quan đến việc chống lại chính sách hạn chế tình dục của nhà nước để hạn chế tệ nạnnạo phá thai, sức khỏe sinh sản, )

3 Mối quan hệ giữa Đảng chính trị và pháp luật

- Trước CTTG II, các quốc gia trên thế giới đều quan niệm rằng vấn đề Đảng chính trị là vấn đề nội bộ của từng Đảng và chỉ cần cương lĩnh,điều lệ Đảng đó quy định, điều chỉnh mà không cần phải dùng pháp luật để điều chỉnh Nhân loại chỉ thật sự quan tâm đến việc phải dùngHiến pháp, pháp luật điều chỉnh các Đảng chính trị từ sau CTTG II đến nay vì:

+ Nhân loại đã trải qua cuộc chiến tranh đau thương do 1 Đảng Phát xít độc tài nằm ngoài sự điều chỉnh của chính quyền Đức lợidụng tự tôn dân tộc để đàn áp các dân tộc khác (đặc biệt là cuộc thảm sát người Do thái) => nhân loại cần sự thức tỉnh và điều chỉnh + Các tự do, báo chí, ngôn luận, biểu tình, được phát triển rực rỡ trên phạm vi toàn thế giới => các Đảng chính trị ra đời hàng loạt=> cần thiết phải dùng Hiến pháp và pháp luật để điều chỉnh

Quan niệm phổ biến của các nước ngày nay về vấn đề Đảng chính trị phải được điều chỉnh bởi 2 yếu tố sau: + Điều lệ Đảng đó điều chỉnh cơ ấu, tổ chức nội bộ của Đảng đó

+ Hiến pháp và pháp luật điều chỉnh hành vi và mối quan hệ bên ngoài của Đảng đó với các tổ chức khác - tức hoạt động của Đảngphải thuộc sự điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật

Vd: Đức Hiến pháp 1949 quy định: “ các Đảng chính trị phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, phải công khai minhbạch nguồn gốc tài sản Bất kỳ Đảng chính trị nào chống lại liên bang đều bị coi là vi hiến và bị giải thể bởi Tòa án Hiến pháp Đức” HP Mỹ 1787, do hình thành HP sớm nên không quy định về Đảng chính trị nhưng sau này pháp luật đã có sự thay đổi và điều chỉnh:“Tất cả các Đảng chính trị phải công khai minh bạch nguồn gốc tài sản, sao kê chi tiết và không được nhận bất kỳ khoản quyên góp,tài trợ nào của cá nhân, tổ chức nước ngoài (sợ nhận tiền tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ không trung thành với tổ quốc, ảnh hưởngđến an ninh quốc gia)

4 Phân loại Đảng chính trị

Trên thế giới tồn tại 3 hệ thống Đảng chính trị:

a) Những quốc gia theo hệ thống đa Đảng

- Tồn tại 3 Đảng chính trị trở lên và cơ hội, điều kiện dành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước đối với các Đảng là như nhau (nếu quốc gia có

nhiều Đảng nhưng chỉ có 1 Đảng áp đảo và chỉ có duy nhất Đảng này có quyền sử dụng quyền lực nhà nước thì đây là quốc gia 1 Đảng) Cácquốc gia theo hệ thống đa đảng được chia thành 2 dạng nhỏ:

(1) Đa Đảng có Đảng nổi trội - khi kết thúc cuộc bầu cử nghị viện thì bao giờ cũng có 1 Đảng chiếm được đa số ghế (>51%) => Đảngnày sẽ đứng ra thành lập Chính phủ và chủ tịch Đảng này sẽ trở thành Thủ tướng => Thủ tướng sẽ lựa chọn các thành viên của Chínhphủ là thành viên của Đảng mình => Chính phủ đoàn kết => được đánh giá là may mắn, vinh dự, đạt yếu tố thiên thời cho Thủ tướngkhi thành viên trong Chính phủ là đội ngũ cả Đảng mình

Vd: Nhật Bản (Dân Đảng dân chủ tự do LDP), Singapore, Campuchia

Trang 15

(2) Đa Đảng nhưng không có Đảng nổi trội - khi bầu cử nghị viện không có Đảng nào chiếm được đa số ghế (>51%) => Chính phủđược thành lập trên cơ sở liên minh giữa các Đảng chính trị với nhau => theo nguyên tắc liên minh thì sẽ có sự chia ghế và thỏa hiệpgiữa các Đảng => đây là điều kém may mắn và bất hạnh cho Thủ tướng vì phải ”sống chung chính trị”/ “đồng sàng dị mộng” => liênminh bấp bênh, dễ tan vỡ , không đoàn kết

Vd: Đức, Pháp, Malaysia, Ý, Ấn Độ,

b) Hệ thống lưỡng Đảng (Anh - Mỹ)

Ở Anh chỉ có 2 Đảng: Bảo Thủ và Công Đảng; Mỹ: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa

- Việc thực thi quyền lực nhà nước chỉ thuộc về1 trong 2 Đảng lớn Và khi 1 trong 2 Đảng khi thắng cử tổng thống và chiếm đa số ghế thì trởthành Đảng cẩm quyền=> ở vị thế đối lập thì Đảng còn lại sẽ không ngừng phản biện, công kích Đảng cầm quyền nhằm để nhiệm kỳ sau dânbỏ phiếu và lên cầm quyền

Lưu ý: Ở các quốc gia lưỡng Đảng vẫn có cơ hội cho Đảng thứ 3, thứ 4 nhưng sự tồn tại của Đảng thứ 2, thứ 4 không ảnh hưởng đến 2 Đảng

lớn kia

Nhận xét:

- Nước Anh không có cơ hội cho Đảng thứ 3 vì xuất phát từ văn hoá, tâm lý người Anh thì họ có truyền thống mê bóng đá nên họ có tâm lýthích để 2 đội đối chọi nhau và khán giả sẽ là người lựa chọn đội nào chiến thắng - ảnh hưởng đến thực hành chính trị ở Anh (lá phiếu củangười dân Anh sẽ ảnh hưởng đến chiến thắng của các Đảng)

- Còn người Mỹ ảnh hưởng truyền thống Anh nên có cơ chế lưỡng Đảng của Anh c) Hệ thống một Đảng

Chỉ tồn tại ở các quốc gia theo Chủ nghĩa xã hội Chỉ 1 Đảng thực thi quyền lực nhà nước là Đảng Cộng sản

- Do xuất phát từ văn hóa, tâm lý dân tộc (Việt Nam: là dân tộc yêu cầu sự đoàn kết, thống nhất, cấu kết cao: Đàng trong, Đàng ngoài; 2miền Nam Bắc, đô hộ; đều sẽ thống nhất)

II/ Chế độ bầu cử 1) Khái niệm

- Bầu cử được hiểu là 1 thu tục được thực hiện bổi những chủ thể đủ điều kiện, tiêu chuẩn (độ tuổi) để thành lập ra cơ quan nhà nước và cácchức danh trong bộ máy nhà nước Trên thế giới ngày nay có 2 hình thức: bầu cử và bầu tín nhiệm

+ Bầu cử: số ứng cử viên nhiều hơn số người được bầu

+ Bầu tín nhiêm: bầu cho ứng viên được giới thiệu trước để ày tỏ sự tín nhiệm với ứng viên đã được chọn trước đó - Trên thế giới có nhưng chức danh, cơ quan sau được bầu bằng cách dân trực tiếp bầu:

+ Nghị viện, quốc hội (nếu quốc gia theo mô hình lưỡng viện - hạ viện/ thượng viện thì hạ viện do dân bầu còn thượng viện có 6 cáchthành lập khác nhau và trong 6 cách thành lập thì có 3 thượng viện do dân trực tiếp bầu: Mỹ, Nhật, Ba Lan)

+ Nguyên thủ quốc gia trong cộng hòa tổng thống (42 nước); cộng hòa hỗn hợp (54 nước) và cộng hòa Hồi giáo (4 nước) => có 99ông do dân trực tiếp bầu trừ Mỹ do dân gián tiếp bầu

+ Cơ quan trong mô hình địa phương: thống đốc tiểu bang, thị trưởng, tỉnh trưởng, hội đồng tự quản địa phương

2) So sánh bầu cử và chưng cầu dân ý

Đều là cách thức để người dân thực hiện nền dân chủ trực tiếp: Giống:

 Hiện tượng của nền dân chủ trực tiếp, đều là cách để người dân trực tiếp thực hiện quyền lực của mình

Trang 16

 Đều được tiến hành ở những chủ thể này cùng điều kiên tiêu chuẩn  Đều dùng lá phiếu bỏ phiếu

Đối tượng: Chọn nhân sự, chọn con người Đối tượng: Chọn vấn đề để giải quyết

Đều đặn, nhiệm kỳ, thường xuyên Không theo nhiệm kỳ, có vấn đề thì giải quyết Có nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có danh sách ứng viên, cử tri khác nhau Toàn bộ lãnh thổ trưng cầu một vấn đề

(1) Đa số tương đối

- Người trúng cử chỉ cần thu được nhiều phiếu hợp lệ hơn các ứng cử viên khác thì trúng cử vd: A, B, C tranh cử tổng thống: A = 45, B = 35, C = 20 => A trúng cử

- Thường ở các nước Châu Mỹ và các nước Châu Phi

- Ưu điểm: Kết quả xác định được xác đinh nhanh, không cần tiến hành lần 2 => đỡ tốn tiền, công sức, thời gian - nhược: Người trúng cử không được lòng đa số, không thuyết phục, không được người dân tin tưởng cao, (2) Đa số tuyệt đối

- Người trúng cử phải được quá nửa số phiếu hợp lệ và nhiều phiếu hơn thì mới trúng cử vd: A = 45, B = 35, C = 20 => không ai trúng cử => bầu vòng 2

- Nếu không trúng thì bầu vòng 2 và để tập trung phiếu và để phải có người trúng thì pháp luật các nước quy định + Các ứng cử viên phải đạt tỷ lệ phiếu nhất định ở vòng 1 thì mới tiếp tục ở vòng 2

Vd: bầu cử Hạ viện Pháp quy định chỉ những ứng viên đạt được 12,5% phiếu bầu trong vòng 1 thì mới được tiếp tục vòng 2 + Hoặc chỉ lấy 2 ứng cử viên cao nhất ở vòng 1 để tiếp tục vòng 2

Vd: bầu cử tổng thống Nga và Pháp - Các nước châu Âu, châu Á

- Ưu điểm: chiếm được số đông, chiến thắng thuyết phục, nhận được sự tin tưởng của người dân, - Nhược điểm: vì phải bầu 2 vòng => tồn kém, mất thời gian, mất công sức

Có ý kiến cho rằng việc lấy được phiếu bầu tại các quốc gia khác nhau thì việc lấy được thêm phiếu bầu của người dân trong vòng 2 trong 1

tháng là điều không được và mất thời gian nên việc sử dụng các này là mất thời gian => Ý kiến này sai Trong chính trị thì có nhiều bước

đột phá và không thể đánh giá trước được điều gì (muốn nghe ví dụ thì nghe trong ghi âm)

b) Phương pháp đại diện tỷ lệ

Trang 17

- Được áp dụng trong cuộc bầu cử mà cử tri không bỏ phiếu cho những ứng cử viên cụ thể mà bỏ phiếu cho các Đảng chính trị mà họ ủng hộvà số ghế của các Đảng chính trị được chia ở các đơn vị bầu cử đó sẽ tương ứng với số phiếu mà cử tri bầu cử cho Đảng đó

=> các chia ghế trong Nghị trường

Trang 18

Vd: tại 1 ddown cij bầu cử được xác định chia 8 ghế trong và có 5 Đảng chính trị ra tranh cử Kết quả: Đảng A = 126.000 phiếu hợp l; ĐảngB = 94.000 ; Đảng C = 88.000; Đảng D = 65.000 ; Đảng E = 27.000 Và giả định phiếu hợp lệ là phiếu chỉ bo cho 1 đảng chính trị

- Được nhiều nước áp dụng:

- Phương pháp chia: Lập bảng chia và lấy số phiếu hợp lệ mà các đảng có để lần lượt chia cho các dãy số tự nhiên Số ghế mà các Đảng đượcchia sẽ ấn định theo các thương số trong bảng chia từ lớn đến nhỏ

+ Bước 1: Xác định định mức bầu cử theo cách 1

+ Bước 2: Lấy số phiếu hợp lệ mỗi đảng có chia cho định mức và chỉ chia đến phần nguyên

Trang 19

+ Số ghế còn lại chưa chia sẽ được lần lượt chia như sau (vận dụng cách 2): Giả định đảng nào cũng được ghế đó rồi mới lấy số phiếuhợp lệ mà mỗi đảng thu được chia cho tổng số ghế được chia cho đảng đó và thương số lớn nhất thuộc về đảng nào thì ghế đó thuộcvề đảng đó

- Áp dụng chia

+ Bước 1: Lấy định mức bầu cử theo cách 1 =

+ Bước 2: Lấy cách 1 => A = 2 ghế ; B = C = D = 1 ghế; E = 0 ghế => Đã chia 5 ghế; còn 3 ghế

+ Bước 3: Chia 3 ghế còn lại như sau: oChia ghế thứ 6: Giả định ghế thứ 6 đảng nào cũng sở hữu

=> A = 126.000 / (2+1) = 42.000 Đảng B = 94.000 / (1+1) = 47.000 Đảng C = 88.000 / (1+1) = 44.000 Đảng D = 65.000 / (1+1) = 32.000 Đảng E = 27.000 / (0+1) = 27.000 => Ghế thứ 6 thuộc về Đảng B

oChia ghế thứ 7: Giả định A = 126.000 / (2+1) = 42.000

Đảng B = 94.000 / (1+1+1) = 31.300Đảng C = 88.000 / (1+1) = 44.000 Đảng D = 65.000 / (1+1) 32.000 Đảng E = 27.000 / (0+1) 27.000 => Ghế thứ 7 thuộc về Đảng C

oChia ghế thứ 8: Giả định A = 126.000 / (2+1) = 42.000 Đảng B = 94.000 / (1+1+1) = 31.300

Đảng C = 88.000 / (1+1 + 1) =29.300

Đảng D = 65.000 / (1+1) = 32.000 Đảng E = 27.000 / (0+1) = 27.000 => A = 3 ghế; B = C = 2 ghế; D = 1 ghế; E = 0 ghế

4) Bầu cử tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ

- Là cuộc bầu cử được đánh giá là kịch tính, hấp dẫn, gây cấn, tốn nhiều giấy mực, nhiều người quan tâm và tranh cãi - Trải qua 3 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn 1: 2 đảng chính trị ở Mỹ sẽ lựa chọn các ứng cử viên đại diện đảng mình ra tranh cử tổng thống Mỹ => đây là giai đoạnthuộc nội bộ cả mỗi Đảng nên được điều chỉnh chủ yếu bởi điều lệ của từng Đảng Pháp luật Mỹ chỉ đưa ra quy định có tính chungnhất: những điều kiện tiêu chuẩn của ứng cử viên tổng thống Mỹ và những hồ sơ, thủ tục ứng cử viên phải nộp khi ứng cử bao gồm:

(1) phải là công dân Mỹ có quốc tịch do sinh ra, không chấp nhận công dân có quốc tịch do nhập quốc tích do an ninh quốcgia; từ 35 tuổi trở lên;

(2) phải công khai minh bạch các khoản thu chi tài trợ, quyên góp, vận động; tuyệt đối không nhân tài trợ của tổ chức, cá nhânnước ngoài;

(3) ứng cử viên tổng thống chỉ định luôn ứng cử viên phó tổng thống => dân Mỹ bầu tổng thống tức là bầu luôn phó tổng thống(phó tổng thống phải là công dân của tiểu bang khác với tổng thống)

- Cơ chế lưỡng đảng và tồn tại 2 đảng lớn: cộng hòa và dân chủ

+ Cộng hòa: nổi tiếng với chủ trương cứng rắn; đường lối, chủ trương đề cao dân tộc, phục vụ người Mỹ; chú trọng niềm tự tôn nướcMỹ; coi trọng sức mạnh công dân Mỹ; đánh vào tâm lý dân tộc; những thành viên của Đảng này đều mang cá tính riêng, mạnh mẽ =>dân Mỹ ủng hộ hơn nhưng cộng đồng quốc tế lại không thích do nhận thấy đảng cộng hòa hơi hiếu chiến => cách chính sách củađảng cộng hòa táo bạo, mạnh mẽ, quyết liệt => khi đảng cộng hòa cầm quyền sẽ xảy ra những cuộc chiến quyết liệt (cuộc chiếnthương mại với Trung Quốc);

Đằng sau đảng này là các tập đoàn dầu khí, dầu mỏ,

Trang 20

+ Dân chủ: đường lối chan hòa, bình đẳng, muốn nước Mỹ chan hòa với thế giới cùng tiến (trong lịch sử đảng dân chủ chấp nhận ứngcử viên tổng thống và phó tổng thống là phụ nữ, chấp nhận người da đen còn đảng cộng hòa thì không) => cộng đồng quốc tế chấpnhận nhưng dân Mỹ lại nhìn nhận đảng này bao đồng, ba phải

Đằng sau đảng dân chủ là những tập đoàn công nghệ cao và sản xuất vũ khí => mỗi một Đảng chính trị có đường lối và chính sách riêng

o (tiếp giai đoạn 1)Cuộc bầu cử của nước Mỹ diễn ra đều đặn 4 năm/ lần và vào tháng 7 dương lịch của những năm diễnra bầu cử tổng thống Mỹ (thân, tý, thìn) thì 2 Đảng chính trị của Mỹ sẽ tổ chức đại hội địa biểu toàn quốc của Đảng để đềcử ứng cử viên đại diện cho Đảng mình để ra tranh cử tổng thống Mỹ Hạn cuối là hết tháng 7 những năm này, mỗi Đảng sẽcông bố ứng cử viên của Đảng mình Vì vậy, các ứng cử viên mà muốn đại diện Đảng mình ra tranh cử tổng thống Mỹ thìphải vận động tranh cử ở từng tiểu bang rồi các ứng cử viên này phải gặp gỡ những đảng viên cùng đảng với mình ở cáctiểu bang đó và vận dụng khả năng, năng lực, các biện pháp, thủ đoạn chính trị để thuyết phục những người này 2 nội dungnhư sau: (1) nếu họ cũng có ý ra tranh cử tổng thống thì phải thuyết phục họ từ bỏ tranh cử tổng thống; nếu họ đang ủng hộngười khác ra tranh cử tổng thống thì thuyết phục họ ủng hộ mình tranh cử tổng thống; thuyết phục đảng viên đảng mình hỗtrợ tiền bạc, tài chính (thường là dùng thủ đoạn chia ghế: phó tổng thống, các ghế bộ trưởng, ) (đối với nước Mỹ thì mỗimột đảng viên nếu có năng lực, điều kiện và nhu cầu đều có thể tham gia tranh cử tổng thống Mỹ chứ không chỉ có mỗi chủtịch Đảng => cuộc chiến nội bộ cam go); (2) trong cuộc tranh cử tổng thống sẽ bỏ phiếu và vận động bỏ phiếu tại đại hộiĐảng vào tháng 7

o Đại hội đại biểu toàn quốc diễn ra vào tháng 7 dương lịch mỗi năm bầu tổng thống thì ứng cử viên phải được quá bán(có sự dàn xếp trong nội bộ trước) Đảng Cộng hòa Mỹ có thông lệ như sau: đại hội đảng đầu tiên của đảng này sẽ diễn ratại bang Miami (linh hồn của đảng Cộng hòa) và nếu như trong năm đó ứng cử viên đảng Cộng hòa trúng cử tổng thống Mỹthì 4 năm sau lại tiếp tục chọn tiểu bang đó là nơi diễn ra tiếp theo; nếu ngược lại không trúng cử sẽ chọn tiểu bang khác + Giai đoạn 2: Cử tri cả nước Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu các đại cử tri

o Đầu tháng 8 đến đầu tháng 11 thì 2 ứng cử viên đại diện 2 đảng sẽ ra tranh cử tổng thống với nhau và các cử tri Mỹ sẽbầu các đại cử tri

=> Như vậy cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chỉ là cuộc bầu cử gián tiếp, tức là dân Mỹ không bầu ra tổng thống Mỹ mà chỉ bầucác đại cử tri và các đại cử tri bầu ra tổng thống Mỹ (bầu cử gián tiếp thống qua đại cử tri - đúng với tinh thần của Hiến phápMỹ

o Số lượng đại cử tri được bầu = số thượng nghị sĩ + số hạ nghị sĩ + 3 = 100 (1 tiểu bang bầu 2 thượng nghĩ sĩ) + 435 + 3(3 đại cử tri đặc biệt đại diện cho Washington, D.C) = 538 đại cử tri; sau này ứng cử viên nào dành được hơn 270 phiếu đạicử tri thì trở thành tổng thống Mỹ

o Các ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ sẽ về từng tiểu bang để vận động tranh cử và cuộc tranh cử tổng thống Mỹ ởcác tiểu bang sẽ tiến hành bầu cử 1 cách động lập dưới luật riêng, cách tính riêng và công bố riêng Nếu có tranh chấp thìcác ứng cử viên tổng thống Mỹ sẽ phải kiện ra tòa án tiểu bang để giải quyết trước, nếu không thảo đáng thì mới kiện lêntòa án liên bang Khi mà tranh cử tổng thống Mỹ thì các ứng cử viên lưu ý: phải có chiến thuật tranh cử; đội ngũ hùng hậu,có chuyên môn, kiến thức để cùng vận động tranh cử Trong quá trình tranh cử cần lưu ý: (1) phải nhận thức sâu sắc rằng sốlượng đại cử tri ở các bang là khác nhau, không đồng đều vì vậy phải có chiến thuật tranh cử hợp lý (tập trung vào các banglớn và đông dân, “bỏ qua” các tiểu bang nhỏ và ít dân); (2) phải biết được bang nào là bang thành trì, thuộc sân sau của

Trang 21

mình, đối với các bang là sân sau của mình thì luôn bỏ cho đảng của mình nên nói để ngắn gọn, cô động để củng cố niềmtin là chính (ít thời gian), đối với bang là sân sau của đảng đối thủ thì “bỏ qua”; (3) phải xác định được “tiểu bang chiếnđịa” - tiểu bang trung lập, do dự để tập trung, quyết liệt để đảng mình có ưu thế; (4) xác định “tiểu bang phong thủy” để xinvía chiến thắng (tiểu bang Florida); (5) phải có các bài tranh cử khác nhau giữa các bang khác nhau và các ứng cử viên phảithuộc các bài tranh cử

o Đối với nước Mỹ, số lượng các đại cử tri ở các bang là khác nhau và có thể thống kê những tiểu bang có số lượng đại cửtri nhiều nhất bao gồm: California (55 đại cử tri), Texas (38 đại cử tri) ; New York (31 đại cử tri); Florida (27 đại cử tri);Ohio (21 đại cử tri); Illinois (20 đại cử tri)

=> bầu cử tổng thống Mỹ áp dụng luật chơi là luật chơi “được ăn cả ngã về không”: ứng cử viên ra tranh cử tại tiểu bang bấtkỳ chỉ cần thắng ở tiểu bang đó tức là thu được số phiếu của cử tri nhiều hơn ứng cử viên khác dù chỉ 1% phiếu thì toàn bộ sốđại cử tri của tiểu bang đó sẽ thuộc về ứng cử viên đó mà không chia theo tỷ lệ (vd: 55 đại cử tri của bang California có 55triệu lá phiếu hợp lệ thì có 28 triệu phiếu bầu cho đảng Cộng hòa và 27 triệu phiếu cho đảng dân chủ => đảng cộng hòa thắng=> là phiếu 55 đại cử tri đó tại bầu cử tổng thống sẽ thuộc về đảng cộng hòa

=> với luật chơi này đã làm cho người trúng cử tổng thống Mỹ luôn nhận được sự ủng hộ của số đông đại cử tri nhưng chưachắc nhận được sự ủng hộ của số đông nhân dân Mỹ => là hiện tượng thắng phiếu cử tri thua phiếu đại cử tri (vd: X dân chủ -Y cộng hòa ra tranh cử tổng thống ở 3 tiểu bang A, B, C và kết quả như sau:

 A = 10.000 cử tri = 2 đại cử tri => X = 9.000; Y=1.000 => X thắng => X = 2 đại cử tri

 B = 15.000 cử tri = 3 đại cử tri => X = 14.000; Y = 1.000 => X thắng => X = 3 đại cử tri

 C = 30.000 cử tri = 6 đại cử tri => X = 14.000; Y = 16.000 => Y thắng => Y = 6 đại cử tri

=> X = 5 đại cử tri; Y = 6 đại cử tri => Y thắng dù số phiếu cử tri ít hơn (X = 37.000 cử tri > Y = 18.000 cử tri)

o Trong Lịch sử bầu cử tỏng thống Mỹ đã có 3/46 tổng thống Mỹ đã thắng bằng luật chơi này (đều là người của đảngCộng hòa): Grover Cleveland (1888); George Walker Bush – Bush con (2000) ( tại thời điểm Al Gore – 262 phiếu đại cử tricần 8 phiếu; Bush – 246 phiếu đại cử tri - cần 24 phiếu Lúc này còn tiểu bang Florida với 27 phiếu đại cử tri thì Bush vớisố phiếu cử tri lớn hơn 1% so với Gore => Bush thắng); Donald Trump (2016)

+ Giai đoạn 3: Các đại cử tri bầu tổng thống: các đại cử tri về thủ phủ bang để bầu tổng thống và các lá phiếu được niêm phong vàchuyển lên cho thượng viện Mỹ; ứng cử viên nào được 270 phiếu đại cử tri trở lên thì được thượng viện tuyên bố đắc cử tổng thốngMỹ Hiến pháp Mỹ cũng quy định rằng nếu không có ứng cử viên nào đạt 270 phiếu đại cử tri trở lên thì nghị viện Mỹ sẽ bỏ phiếubầu tổng thống trong 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất và ứng viên nào được nhiều phiếu hơn thì trở thành tổng thống và người cònlại trở thành phó tổng thống Mỹ Nhưng trên thực tế chưa xảy ra tình huống này bao giờ Có nghĩa là khi thượng viện kiểm phiếu baogiờ cũng có người đạt 270 đại cử tri trở lên

Theo các anh chị thì HP Mỹ dù 300 năm qua không xảy ra trường hợp này nhưng Hiến pháp Mỹ vẫn quy định Vì cách đây 300 năm

lúc viết HP thì các nhà lập hiến chưa định hình được nước Mỹ sẽ theo xu hướng lưỡng đảng mà nghĩ rằng số dân Mỹ đông sẽ theo cơ chế đa

Trang 22

đảng Sau này cơ chế đảng chính trị định hình thì người Mỹ chịu ảnh hưởng của người Anh nên nước Mỹ cũng học theo Anh theo cơ chếlưỡng đảng nên luôn có ứng cử viên đạt 270 phiếu trở lên

Kết luận về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ:

Vấn đề 1: Theo đúng quy định của HP Mỹ thì người dân chỉ bầu gián tiếp tổng thống Mỹ thông qua đại cử tri Tuy nhiên với cơ chế lưỡng

đảng của Mỹ và đặc biệt là vấn đề kỷ luận trong nội bộ đảng (người đảng nào phải bỏ phiếu ủng hộ thành viên Đảng đó) => làm cho cuộcbầu cử tổng thống Mỹ từ gián tiếp sang trực tiếp Vì chỉ cần kết thúc giai đoạn 2 khi dân Mỹ đã hoàn tất bầu ra đại cử tri thì nhìn danh sáchđại cử tri là đã biết ai trúng cử tổng thống Mỹ còn đại cư tri bầu chỉ là hình thức

Tại sao cách đây 300 năm các nhà lập hiến lại bầu trực tiếp Vì các nhà lập hiến Mỹ lo sợ rằng nếu để toàn dân Mỹ trực tiếp bầu tổng

thống Mỹ thì khi trúng cử tổng thống, người đắc cử sẽ có sự tự tin thái quá khi cho rằng mình là người duy nhất ở nước Mỹ được toàn thểdân Mỹ trao quyền lực nên không coi trọng Nghị viện, thẩm phán => điều bất lợi cho sự cân bằng, kiểm soát 3 nhóm quyền lực => muốn 3nhánh quyền lực này kiểm soát chéo một cách hiệu quả thì 3 nhánh này phải cân bằng với nhau, kìm chế đối trọng => dùng đại cử tri để kìmhãn sự tự hào của tổng thống Mỹ

Với luật chơi “được ăn cả ngã về không” thì nó làm cho người trúng cử tổng thống Mỹ chưa chắc là người nhận được sự ủng hộ củađông đảo người dân Mỹ nhưng mặc dù đây được côi là nghịch lý và có rất nhiều sự tranh cãi những có thể khẳng định rằng đến ngày nayngười Mỹ vẫn không có ý định sửa đổi luật chơi này Lý do

(1) phù hợp với tâm lý rạch ròi, sòng phẳng của người Mỹ, đối với nước Mỹ chỉ có thắng và thua;

(2) ảnh hưởng bởi tâm lý mê bóng đá của người Anh và người Mỹ ảnh hưởng từ người Anh - thắng bằng cách nào cũng là thắng và dù tỷ sốlà bao nhiêu cũng chỉ nhận được phần thưởng được định ban đầu;

(3) đã giúp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ khó đoán và kịch tính đến phút chót, mọi sự điều tra, thống kê trước bầu cử chỉ được xem là trò vuichứ không thể khẳng định được kết quả của cuộc bầu cử (về nguyên tắc 1 lá phiếu của cử tri cũng có giá trị lớn làm thay đổi kết quả); (4) chỉ có 3/46 tổng thống Mỹ thắng bằng luật chơi này thì người dân Mỹ vẫn chấp nhận được và như vậy mới có cái để thế giới quan tâm vàcuộc bầu cử hấp dẫn

BÀI 3: NHỮNG ĐẠI CHÍNH THỂ TRONG THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI (luôn có trong đề thi)

Đi so sánh các bản HP được xem là bài văn mẫu và đại diện cho các hình thức chính thể đặc thù => để nhận xét có những kiểu HP gì vànhững hình thức chính thể nào

A Đặt vấn đề I/ Các khái niệm

1 Đại chính thể

- Đây là từ Hán Việt: nói nôm na là nói đến những gương mặt điển hình, gương mặt đại diện cho quốc gia, dân tộc Khi nhìn nhận và đánhgiá một nhà nước thì phải nhìn vào gương mặt đại diện của đất nước đó Gương mặt là tiêu chí khác biệt đầu tiên giữa các nhà nước Vàgương mặt đó được gọi là đại chính thể Như vậy nếu chúng ta coi nhà nước là sự vật, hiện tượng đang tồn tại trong xã hội thì khi nghiên cứuvà đánh giá về nhà nước thì phải xem xét và đánh giá nhà nước đó trên 2 phương diện:

(1) hình thức của nhà nước - vẻ bên ngoài của một nhà nước và khi đánh giá vẻ ngoài của nhà nước thì đi xem xét 3 yếu tố chính: i) hình thức chính thể - cách thành lập và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với nhau (gương mặt, đầu não) ii) hình thức cấu trúc - mối quan hệ giữa trung ương và địa phương: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang

Trang 23

iii) chế độ chính trị - phương pháp cai trị xã hội - tùy vào cách thức có: chế độ chính trị dân chủ - dung các biện pháp dân chủđể điều hành (bầu cử) và chế độ chính trị phản dân chủ - dung các biện pháp áp đặt ý chí một chiều từ phía những người cai trị(thành lập bằng cách truyền ngôi)

(2) bản chất nhà nước - thuộc tính bên trong của nhà nước - trả lời cho câu hỏi nhà nước của ai, do ai lập ra, phục vụ cho ai

=> Như vậy hình thức chính thể của một nhà nước là một khái niệm nằm trong khái niệm hình thức nhà nước Khi nghiên cứu một nhà nướcthường xem xét hình thức chính thể - đầu nào của mọt nhà nước để xác định sự khác biệt với các nhà nước khác Tuy nhiên trong khoa họcpháp lý ngày nay, khi nghiên cứu về các hình thức chính thể thì người ta sẽ tập trung nghiên cứu 2 yếu tố chính:

(1) chế định nguyên thủ quốc gia - người đứng đầu nhà nước => trả lời cho câu hỏi nhà nước đó là chế độ quân chủ hay cộng hòa Cụthể là nếu người đứng đầu nhà nước là hoàng đế, thành lập bằng cách truyền ngôi thì nhà nước đó sẽ có chế độ quân chủ; nếu ngườiđứng đầu là tổng thống, chủ tịch nước, thành lập bàng cách bầu cử có nhiệm kỳ thì nhà nước đó có chính thể cộng hòa

(2) căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan hành pháp và lập pháp: mối quan hệ giữa nghị viện và chính phủ Không xét quan hệ tưpháp vào do đa số các nước trên thế giới quan niệm rằng tư pháp là độc lập và vì vậy người ta thương thiết kế tòa án có rất ít mốiquan hệ với các nhành còn lại nên người ta không xét quan hệ tư pháp vào Thậm chí có các nước đặt trụ sở tòa án tách biệt với 2nhành còn lại (Thụy Sỹ, nam Phi Tùy vào mối quan hệ giữa chính phủ và nghị viện sẽ trả lời cho câu hỏi nhà nước sẽ có chính thểcộng hòa gì:

i) nếu mối quan hệ giữa chính phủ và nghị viện được xây dựng trên cơ sở áp dụng học thuyết phân quyền của Montesquieumột cách mềm dẻo, ôn hòa thì nhà nước sẽ theo chính thể cộng hòa đại nghị

ii) nếu mối quan hệ giữa chính phủ và nghị viện được xây dựng trên cơ sở áp dụng học thuyết phân quyền của Montesquieumột cách cứng rắn, rạch ròi thì nhà nước sẽ theo chính thể cộng hòa tổng thống

iii) nếu mối quan hệ giữa chính phủ và nghị viện được xây dựng trên cơ sở áp dụng học thuyết phân quyền của Montesquieumột cách linh hoạt thì nhà nước sẽ theo chính thể cộng hòa hỗn hợp

Trang 24

hòa đại nghị và quân chủ đại nghị, Thay vàođó dùng chính thể đại nghị để thay thế, chỉchung cho 2 thuật ngữ trên

Quốc gia sáng tạo, người sáng tạo

Tất cả yếu tố căn bản của chính thể đại nghịđược hình thành từ quá trình thực hànhchính trị lâu dài của vương quốc Anh từ đầuTK XIII đến nay => nước Anh được xem làcái nôi của chính thể đại nghị Nhưng do đặcđiểm của người Anh là chỉ làm bằng phongtục tập quán, kinh nghiệm chứ không viết rathành lời nên không có HP thành văn Chínhthể đại nghị khác với 2 chính thể còn lại lànó không phải là sản phẩm của một lýthuyết gia nào, không có người nào đượcxem là người sáng tạo ra chính thể này màchỉ có thực tiễn và tập tục chính trị

James Madison Charles de Gaulle

Bài văn mẫu (HP mẫu)

Sau này khi kết thúc CTTG thứ 2 thì Italiaviết lên HP 1947 và bản HP này được coi làmô tả lại những đặc điểm cơ bản của chínhthể đại nghị ở Anh Đến bản HP 1949 Đứcthì lại vẽ lại một cách linh động, sáng tạohơn => Coi bản HP 1949 Đức là bài vănmẫu cho chính thể đại nghị nhưng chỉ là ghichép lại từ chính thể đại nghị của Anh

(HP 1993 Nga, trong đó HP 1946VN có đầy đủ các yếu tố của cộng hòa hồn hợp - giống với HP1958 Pháp )

Phạm vi các quốc gia áp dụng

65 quốc gia: 33 nước quân chủ đại nghị + 32nước cộng hòa đại nghị Trên TG 39 nướcquân chủ: 6 nước quân chủ tuyệt đối còn lại33 nước quân chủ đại nghị (lục địa Á - Âu):Anh, Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan Cộnghòa đại nghị: Đức, Italia, Ấn Độ, Singapore

42 nước: châu Mỹ trừ 2 nướcCanada (đại nghị do từng là thuộcđịa của Anh) và Cuba + Châu Á (Indo, Philipin) + mộtvài nước ở Châu Phi

54 nước (hầu hết các quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết khi trở thành quốc gia độc lập thì đều chọn cộng hòa hồn hợp)

+ Châu Á (Hàn Quốc, Mông Cổ)+ Châu Phi (quốc gia từng là thuộc địa của Pháp)

Tên gọi khác

- Giai đoạn đầu (thời kỳ hoàng kim Nghịviện): Cộng hòa Nghị viện, đại nghị chế - 100 năm trờ lại đây: thủ tướng chế, nội cácchế, cộng hòa thủ tướng,

=> tên phổ biến: đại nghị chế, thủ tướng

Cộng hòa tổng thống, tổng thốngchế, chế độ tổng thống

Cộng hòa lưỡng tính, Bán tổngthống chế, Chế độ bán tổngthống, chính phủ lưỡng đầu,hành pháp hai đầu, chế độ tổngthống tăng cường, chế độ siêu

Trang 25

chế tổng thống => 2 tên phổ biếnnhất: cộng hòa hồn hợp, bántổng thống chế

2 Đặcđiểmnhậndạng

Chế định nguyên thủ quốc gia

Quân chủ đại nghịCộng hòa đại nghị

Tên gọi

Hoàng đế Tổng thống, chủ tịchnước, chủ tịch hộiđồng liên bang (Thụy Sĩ)

Cách thành lập

Thành lập bằng cách : Truyền ngôi, thừa kế Có 6 cách truyền ngôi

Thành lập bằng cáchbầu cử có nhiệm kỳ(thường là 5 năm) Có 2 cách bầu cử: Donghị viện bầu hoặcdo 1 hội đồng có sựtham gia của nghịviện (Đức)

Dân trực tiếp bầu và trực tiếp traoquyền lực Trong 42 nước chỉ có1 nước duy nhất là Hoa Kỳ là dodân gián tiếp bầu thông qua đạicử tri nhưng thực tế vẫn là trựctiếp bầu Dân trực tiếp trao chotổng thống quyền hành pháp.Thường là nhiệm kỳ 4 năm [Ởchâu Á thì nhiệm kỳ TT indonesialà 5 năm, philipin là 6 năm]

Dân trực tiếp bầu và trực tiếptrao cho quyền lực Thường lànhiệm kỳ 5 năm

Vị trí, vai trò

Người đứng đầu nha nước nói chung và thaymặt toàn bộ nhà nước về mặt đối nội, đốingoại Không nằm trong cơ quan nhà nướcnào cụ thể và cũng không nắm loại quyềnlực cụ thể (có ngoại lệ: Singapore quy địnhtổng thống nằm trong Nghị viện - cơ quanlập pháp nhưng vai trò của tổng thống lạigiống với các nguyên hể khác trong chínhthể đại nghị) Vì nguyên thủ quốc gia khôngnắm được quyền hành pháp, chính phủ,không trực tiếp điều hành đất nước mà chỉtượng trưng, danh nghĩa, hợp thức hóa (cáccơ quan khác làm hết còn nguyên thủ quốc

- Có 2 vị trí:

(1) Người đứng đầu nhà nước nóichung, thay mặt nhà nước về đốinội, đối ngoại

(2) Người đứng đầu chính phủnắm quyền hành pháp; trực tiếpđiều hành, quản lý đất nước => tổng thống có thực quyền và làngười đứng đầu nhà nước theođúng nghĩa, được xác định làtrung tâm trong bộ máy nhà nướcvì nắm được 3 quyền năng: (1)quyền thay mặt nhà nước đối nội

- Có 2 vị trí:

(1) Người đứng đầu nhà nướcnói chung, thay mặt nhà nước vềđối nội, đối ngoại

(2) Người đứng đầu chính phủnắm quyền hành pháp; trực tiếpđiều hành, quản lý đất nước - Khác với nguyên thủ cộng hòatổng thống ở chỗ: Chính phủtrong cộng hòa hỗn hợp có 2phần, có 2 người đứng đầu =>tổng thống ở cộng hòa hồn hợpchỉ nắm được ½ quyền hành

Trang 26

gia chỉ ký tên để hợp thức hóa các văn bản,quy định) Tính hình thức của nguyên thủquốc gia trong chính thể đại nghị biểu hiệnrõ nét và đặc trưng qua 2 khía cạnh sau: (1) “chữ ký phó thự” được hiểu là ở cácquốc gia theo chính thể này, 1 văn bản donguyên thủ quốc gia ban hành chỉ được tôntrọng và được thi hành trong thực tế nếu nhưcó chữ ký kèm theo của thủ tướng hoặc bộtrưởng phụ trách vấn đề đó Chính chữ kýkèm theo là sự đảm bảo cho giá trị thi hànhcác văn bản đó; (2) nguyên tắc “vô tráchnhiệm” của nguyên thủ quốc gia là nguyênthủ quốc gia không chịu bất kỳ trách nhiệmgì hay có nghĩa là nguyên thủ quốc giakhông làm gì cả nên không bao giờ sai.Hoàng đế trị vì nhưng không cai trị

=> Vai trò của nguyên thủ quốc gia nhạtnhòa, có như không

đối ngoại; (2) nắm hành pháp,nắm chỉnh phủ, nắm tiền bạc, conngười, biên chế, ; (3) nằm quyềntổng chỉ huy quân đội, vũ khí - Bên cạnh đó tổng thống cònđược trang bị những công cụ hữuhiệu để kiềm chế, đối trọng với 2nhành quyền lực còn lại đó làquyền phủ quyết luật của Nghịviện và quyền bổ nhiệm thẩmphán (theo dõi hồ sơ lý lịch tưpháp của luật sư để bổ nhiệm) => toàn bộ quyền lực trong taytổng thống, tổng thống là trungtâm

pháp và nửa quyền hành phápcòn lại cho nội các (thủ tướng vàcác bộ trưởng)

- Chính phủ lưỡng đầu cụ thểlà:

(1) tổng thống hoặc định chínhsách hành pháp ở tầm vĩ mô - đềra đường lối chính sách hànhpháp; và nắm 3 bộ gồm: bộ côngan, bộ quốc phòng và bộ ngoạigiao

(2) Thủ tướng và các bộ trưởngđiều hành quản lý, thực thi chínhsách hành pháp (hành chính -hành chỉnh chỉ là một nội dungcủa hành pháp) và nắm giữ cácbộ còn lại

=> vì tông thống nắm ½ quyềnhành pháp nhưng được xem là quyền hành pháp quan trọng(liên quan đến an ninh quốc gia)nên tổng thống trong cộng hòahồn hợp được xem là có thựcquyền và đứng đầu nhà nướctheo đúng nghĩa Cũng được traocho vụ khí đối trọng với cácnhành còn lại

=> vẫn được xem là trung tâmtrong bộ máy nhà nước

Được xây dụng trên cơ sở áp dụng họcthuyết phân quyền một cách mềm dẻo, ổnhòa - phân quyền mềm (nghị viện và chínhphủ có mối quan hệ khăng khít như ngườinhà) Hai nhánh quyền lực này được thànhlập trên cơ sở của nhau và niềm tin - tìnhyêu là cơ sở để xác lập mối quan hệ giữa hai

Được xây dụng trên cơ sở ápdụng học thuyết phân quyền mộtcách cứng rắn, cụ thể, rạch ròihay còn là phân quyền cứng Nghị viện và Chính phủ không cóchung đụng nhau, việc ai nấy làm.Cụ thể như sau :

Được xây dụng trên cơ sở ápdụng học thuyết phân quyền mộtcách linh hoạt (kết hợp yếu tốcủa 2 chính thể còn lại) Luôn có2 người đứng đầu Chính phủ

Trang 27

phủ(Mốiquanhệ lập

phápvàhànhpháp

[Nghị viện (Hạ viện): trên thê giới ngày nay,quốc gia nào tổ chức Nghị viện theo đơnviện thì Nghị viện sẽ là nơi thành lập Chínhphủ còn quốc gia nào tổ chức nghị viện theomô hình lưỡng viện (thượng - hạ viện) thì hạviện mới là nơi thành lập chính phủ, cònthượng viện không có vai trò trong thành lậpchính phủ) Trong 65 quốc gia theo chínhthể đại nghị thì chỉ có Nhật Bản quy địnhthủ tướng Nhật do Thượng - Hạ viện bầu] Cụ thể việc thành lập:

- Đối với quốc gia theo cơ chế lưỡng đảngnhư Anh và đa đảng có đảng nổi trội nhưNhật, Sing, Cam thì luôn có đảng chiếmđược đa số ghế (>51%) trong Nghị viện (Hạviện) và chủ tịch của đảng chiếm đa số ghếsẽ trở thành thủ tướng Thủ tướng sẽ chọnphó thủ tướng và bộ trường là người cùngđảng, cùng phe Đồng thời Thủ tướng còn làchủ tịch của nhóm nghị sĩ chiếm đa số ghêtrong Nghị viện (Hạ viện)

=> Rất may mắn, vinh dự cho Thủ tướng => Thủ tướng muốn gì được đó, quyền lực

MQH trong cách thành lập: Dân trao cho Nghị viện quyền lậppháp trong cuộc bỏ phiếu riêng vàbầu chính phủ - Tổng thống trongcuộc bỏ phiếu khác

=> thành lập độc (đầu do dân bàuvà nhận quyền lực từ nhân dân)

- Tổng thống do dân trực tiếpbầu mà không dựa vào Nghịviện nên Nghị viện không bất tínnhiệm, lật đổ hay không báo cáovà chịu trách nhiệm trước Nghịviện (phần cứng - kế thừa củacộng hòa tổng thống)

- Thủ tướng và các Bộ trưởngthành lập trên cơ sở Nghị viện(Hạ viện) Tổng thống đề xuất,trình ra Nghị viện (Hạ viện) phêchuẩn Tổng thống sẽ chọn 3 bộtrưởng: ngoại giao, quốc phòng,an ninh; thủ tướng chọn các bộtrưởng còn lại => danh sách cácbộ trưởng cũng phải trình choNghị viện (Hạ viện) phê chuẩn => Thủ tướng và các bộ trưởngphải chịu trách nhiệm trướcNghị viện (Hạ viện); Nghị viện(Hạ viện) có quyền bất tínhnhiệm, chất vấn, lật đổ Thủtướng và các bộ trưởng Ngượclại để tránh sự độc tài của Nghịviện thì thủ tướng có quyền yêucầu Tổng thống ký sắc lệch bãinhiệm Nghị viện và bầu Nghịviện mới

=> Nghị viện có quyền lật đổ ½Chính phủ (phần mềm kế thừatừ đại nghị) Cần lưu ý rằng mụcđích của De Gaulle khi tạo racộng hòa hỗn hợp là trao cho

Trang 28

mạnh và vững chức

- Ở nước đa đảng không có đảng nổi trộinhư Đức, Ý, Thái, Ấn thì sau khi bầu Nghịviện (Hạ viện) xong thì không có đảng nàochiếm đa số ghế (>51%) thì Chính phủ đượcthành lập trên cơ sở liên minh với nhau =>phải chia ghế, chia lợi ích trên sự thỏa hiệp => thủ tướng, phó thủ tướng, các bộ trưởngđến từ các đảng, không thuần nhất (nhưngbộ trưởng của các bộ quan trọng sẽ cùngđảng với thủ tướng)

=> kém may mắn, bất hạnh cho Thủ tướng => chính trường bất ổn, ghế thủ tướng khógiữ lâu

Tóm lại:

Nhìn vào Nghị viện (Hạ viện) sẽ biết đượcChính phủ như thế nào, quyết định Thủtướng,

Tổng thống ½ quyền hành phápvà ½ quyền hành pháp còn lạitrao cho Thủ tướng Tuy nhiênđiều này lại “lỡ tay” tạo ra mộtsiêu tổng thống vì Tổng thốngcó những quyền mà không Tổngthống của chính thể nào cóđược: (1) quyền ký sắc lệnh giảitán Nghị viện trước hạn; (2)quyền chấm dứt sự thảo luận dựthảo luật của Nghị viện và đemra trưng cầu dân ý (tước quyềnlàm luật của Nghị viện); (3) yêucầu Nghị viện thảo luận lạiquyết định của Nghị viện (điểnhình là Putin - tổng thống Nga)

MQH trong hoạt động:

- Giữa Nghị viện và Chính phủ là mối quanhệ như một khối thống nhất; sự phân côngnhiệm vụ, quyền hạn là ôn hòa, mềm mại,có thể chuyển hóa cho nhau; sự phân biệtchức năng chỉ có ý nghĩa tương đối; bảo vệ,bao che, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau

Cụ thể:

- Hầu hết thành viên của Chính phủ đều lànghị sĩ (hạ nghị sĩ), trong chính thể này thìNghị viện cũng được giao cho chức nănglàm luật, hơn 95% dự án luật cho Nghị việnlại là Chính phủ, Thủ tướng và các Bộtrưởng => Nghị viện chỉ thẩm tra và biểuquyết thông qua

a) Về báo cáo công tác và chịu trách nhiệm:Nghị viện là cơ sở thành lập chỉnh phủ nênChính phủ phải báo cáo và chịu trách nhiệm

Hoạt động:

- Vì không thành lập trên cơ sởcủa nhau nên 2 nhánh quyền lựcnày hoàn toàn độc lập với nhau.Theo đó: (1) Nghị viện có chứcnăng làm luật và Nghị viện ở mộtnơi riêng biệt

=> 100% dự án luật được viết nêntừ các nghị sĩ;

(2) Tổng thống và các Bộ trưởngchỉ lo hành pháp và không đượcđồng thời là nghị sĩ, không chothành viên của Chính vụ trình luậttrước Nghị viện

=> vì hoạt động độc lập nênkhông báo cáo công tác và chịutrách nhiệm trước nhau mà chỉ báo cáo công tác và chịu trách

Trang 29

trước Nghị viện, Nghị viện có quyền chấtvấn, phê bình Chính phủ Và đặc biệt khiniềm tin – tình yêu của Nghị viện đối vớiChính phủ không còn nữa thì Nghị việnđược quyền ra tuyên bố bất tín nhiệm Chínhphủ

=> Thủ tướng với các Bộ trưởng phải nộpđơn lên Nguyên thủ quốc gia xin từ chức =>trong chính thể đại nghị, để lấy độc trị độc,để hạn chế sự độc tài của Nghị viện thìchính thể đại nghị cho phép Thủ tướng cóquyền yêu cầu Nguyên thủ quốc gia giải tánNghị viện (Hạ viện) trước hạn để tìm kiếmNghị viện (Hạ viện) mới nếu có bằngchứng

nhiệm trước nhân dân vì nhân dânlà người bỏ phiếu và trao quyềncho 2 nhánh quyền lực này - Nghị viện không được chất vấnvà phê bình tổng thống và Nghịviện không được bất tính nhiệmvà lật đổ Thủ tướng và các bộtrưởng; Tổng thông không yêucầu giải tán Nghị viện trước hạn => Từ sự độc lập và cân bằnggiữa 2 nhánh quyền lực này thì đãtạo ra sự kiểm chế và đối trọngnhau dựa trên cơ sở là nhữnghành vi sai trái Theo đó Nghịviện được quyền làm luật nhưngnếu luật vi hiến thì Thủ tướng cóquyền không áp dụng luật và bắtNghị viện thảo luận lại Tổngthống có quyền hành pháp nhưngnếu có quyền vi hiến, tham nhũngthì Nghị viện được quyền luận tộivà phế truất Tổng thống

Tómlại

Trong chính thể đại nghị thì phải có nhữngnét đặc trưng cơ bản là:

(1) bao giờ cũng có một nguyên thủ quốcgia nhạt nhòa, văn vẻ, có cũng như không (2) Quyền hành pháp trong tay Thủ tướng=> Thủ tướng là trung tâm quyền lực => Nên chính thể này còn được gọi là Thủtướng chế

(3) Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghịviện dựa trên niềm tin – tình yêu, là mốiquan hệ khăng khít => khi niềm tin – tìnhyêu không còn thì sẽ bất tín nhiệm, giải tánnhau

(1) Nguyên thủ quốc gia là tổngthống rất có thực quyền

(2) Không có chức danh Thủtướng

(3) Nghị viện và Chính phủ là hainhánh độc lập nên không bất tínhnhiệm, không lật đổ, không báocáo, chịu trách nhiệm trước nhaumà chỉ kiểm soát chéo lẫn nhaunếu có hành vi sai trái

(1) Luôn có Chính phủ lưỡngđầu (Hành pháp lưỡng đầu) => bán tổng thống chế

Trang 30

3 Cơ sở hìnhthành (nguồncảm hứng vàyếu tố tác động)

Dựa trên 3 yếu tố

(1) Lịch sử và chính trị của vùng đất châuÂu (Tương quan lực lượng giữa quý tộcphong kiến và giai cấp tư sản khi làm cáchmạng ở Châu Âu):

- Chừng nào và ở đâu khi làm cách mạng tưsản thì giai cấp tư sản chưa hoàn toàn đủmạnh và thắng thế trước quý tộc phong kiếnvì a) giai cấp tư sản thiếu kinh nghiệm trongviệc lãnh đạo đất nước; b) hình ảnh vị quânvương sâu đậm trọng lòng dân chúng nên đểlại dấu ấn sâu đậm và giai cấp tư sản khôngthể thay thế trong thời gian ngắn; c) giai cấptư sản lân cận không thể hỗ trợ (vương quốcAnh, Tây Ban Nha, ), thiếu sự hỗ trợ từbên ngoài Giai cấp tư sản phải bắt tay thỏahiệp với giai cấp quý tộc và biểu hiện cho sựthỏa hiệp là sau CMTS thì nền quân chủnghị viện được thiết lập Theo đó thì yếu tốquân chủ vẫn trao cho quý tộc phong kiếnnắm giữ (ngai vàng, hoàng đế) - giữ quyềnhành pháp, quản lý đất nước Giai cấp tư sảnnắm Nghị viện - quyền lập pháp Theo thờigian thì giai cấp tư sản dần lớn mạnh, dần cókinh nghiệm quản lý đất nước và tước bỏdần quyền hành pháp của vương triều Đếnnửa TK XVIII thì toàn bộ quyền hành phápmới được chuyển giao về tay Thủ tưởng vàBộ trưởng (mất đến hơn 100 năm)

=> kể từ đó đến nay thì vương triều chỉ cònlà hình thức, với vai trò hợp thức hòa chứkhông còn quyền lực

- Chừng nào và ở đâu giai cấp tư sản hoàntoàn đủ mạnh và thắng thế quý tộc phongkiến để thiết lập chế độ cộng hòa vì:

a) đã tích lũy đủ kinh nghiệm quản lý đất

Dựa trên 3 yếu tố

(1) Lịch sử và chính trị của nướcMỹ và châu Mỹ: a) không trải quachế độ phong kiến hàng ngàn nămtồn tại nên họ không hề có nhữngtrạng thái nhung nhớ vương triềuvà họ cũng không có sự sợ hãi sựđộc tài của những vị quân vương.b) Là vùng đất mới nên đa số làdân di cư nên người dân đa sắctộc và không có sự gắn kết và làdân di cư nên đều là những ngườicá tính khó trị => nước Mỹ đặt ranhu cầu phải có một nguyên thủquốc gia mạnh để quy tụ dân Mỹvà phát triển nước Mỹ

(2) Khi vẽ nên cộng hòa tổngthống không có bài văn mẫu nênMadison đã dựa vào hình ảnhhoàng đế của nước Anh sau cáchmạng tư sản (XVII-XVIII)

=> tổng thống Mỹ được ví nhưông vua không có ngai vàng, nóikhác đi là người Mỹ đã bầu nênmột ông vua và trao cho quyềnlực một nhiệm kỳ và quyền lực bịgiới hạn bởi HP , Sau CMTSanh thì nền quân chủ nghị việnđược xác lập Hoàng đế và NV cóquyền lực tương đương nhau-tổng thống Mỹ và nghị viện cũngnắm quyền lực tương đươngnhau Thứ hai, hoàng đế anh vừađứng đầu nhà nước vừa đứng đầuCP -Tổng thống mỹ cũng vừađứng đầu nhà nước vừa đứng đầu

CHHH được coi như một sựsáng tạo của CTG, với CHHHthì chính trường Pháp đã dần ổnđịnh và nước Pháp đã bắt đầulấy lại vị thế của một quốc giakhai sáng và chấm dứt thời kỳkhủng hoảng suốt 169 năm + Tình hình nước Pháp từ saucuộc đại CMTS 1789-1958: 169năm bất ổn triền miên, nướcPháp áp dụng lý thuyết của RútXô và Montesquieu nhưngkhông thành công Nước pháp làmột quốc gia ở châu Âu cho nênchịu ảnh hưởng sâu sắc của lýthuyết học viện tối cao => biểuhiện sinh động cho sự ảnhhưởng của thuyết nghị viện tốicao, nước pháp và cả châu Âurất trung thành với chính thể đạinghị vì đặc trưng của chính thểđại nghị là đề cao nghị viện vàcho phép nghị viện được lập rachính phủ và được quyền bất tínnhiệm lật đổ chính phủ bất cứlúc nào Tuy nhiên cũng cầnphải nói thêm rằng nước Anh làmột quốc gia ở Châu Âu là cáinôi và rất trung thành với chínhthể đại nghị nhưng nước Anh lạiáp dụng chính thể đại nghị rấtthành công còn nước Pháp thìCTĐN là một điều bất hạnh vàthảm họa vì: ở Anh, nước Anhlà một quốc gia có cơ chế lưỡngđảng cho nên luôn có một đảng

Ngày đăng: 06/07/2024, 20:57

w