1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn giới thiệu các tác phẩm mác lênin hồ chí minh dân vận

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài báo là sự kết tinh được thể hiện một cách toàn diện, hoànchỉnh, cô đọng, khúc chiết, dễ hiểu, dễ nhớ tư tưởng Hồ Chí Minh về nhữngvấn đề căn cốt nhất trong công tác dân vận của Đảng,

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINHTRONG TÁC PHẨM “DÂN VẬN” 31.1 Khái quát nội dung tác phẩm “Dân vận” 31.2 Tư tưởng chính trị trong tác phẩm Dân vận 3Chương 2 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM VÀ SỰVẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 112.1 Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm 112.2 Vận dụng những tư tưởng lớn trong tác phẩm vào công tác dân vận củaĐảng trong giai đoạn hiện nay: 142.3 Những giải pháp phát huy giá trị lý luận, thực tiễn và ý nghĩa sâu sắctrong tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian tới: 19

KẾT LUẬN 22TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ ChíMinh rất coi trọng đến công tác dân vận Ngay từ những ngày đầu cách mạng,Người đã khẳng định công tác dân vận là một nhiệm vụ chiến lược, có ýnghĩa quyết định đến sự thành bại của cách mạng Tư tưởng Hồ Chí Minh vềcông tác dân vận được hình thành từ tình thương yêu nhân dân, thương yêucon người, tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụnhân dân, đó là hệ thống những quan điểm, phương thức dân vận được thấmnhuần trong cả cuộc đời và trong các tác phẩm của Người Những tư tưởng ấycủa Hồ Chí Minh được phát triển một cách hoàn chỉnh trong tác phẩm Dânvận đăng trên Báo Sự Thật số ra ngày 15-10-1949 Tuy tác phẩm Dân vận chỉcó 573 từ, nhưng hàm chứa nhiều nội dung công việc thiết thực và cấp báchvới những chỉ dẫn quý báu về cách thức tiến hành công tác dân vận; khôngnhững chỉ ra quan niệm về dân vận, mà còn nêu lên những quan điểm chỉ đạocông tác dân vận, phương thức dân vận và lực lượng làm dân vận rất cụ thể,dễ hiểu, dễ làm Bài báo là sự kết tinh được thể hiện một cách toàn diện, hoànchỉnh, cô đọng, khúc chiết, dễ hiểu, dễ nhớ tư tưởng Hồ Chí Minh về nhữngvấn đề căn cốt nhất trong công tác dân vận của Đảng, như mối quan hệ giữadân chủ và dân vận; quan điểm, nguyên tắc tiến hành công tác dân vận; tráchnhiệm vận động quần chúng của cả hệ thống chính trị; phương pháp vận độngquần chúng và những phẩm chất cần có đối với cán bộ dân vận.

Khắc sâu lời dạy của Bác Hồ, quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng ta đãlấy lợi ích của nhân dân, của dân tộc làm mục đích phấn đấu Với tư cách là tổchức chính trị, Ðảng ta đã vươn lên, xây dựng và rèn luyện đội ngũ, tổ chứcvà hoạt động thật sự tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, tổ chứcvà lãnh đạo nhân dân, được nhân dân tin cậy, nuôi dưỡng, chở che, cùng toàndân vượt qua mọi khó khăn thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giànhchính quyền về tay nhân dân, xây dựng đất nước ngày một phồn vinh, tất cả

Trang 4

đều vì hạnh phúc của nhân dân Ðúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kếttrong tác phẩm Dân vận: những thành công của cách mạng là do dân vận khéomà đạt được Ðảng ta đã biết vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân,không để sót một người dân nào, gộp thành lực lượng toàn dân, để thực hànhnhững công việc nên làm, tạo nên sức mạnh đoàn kết của toàn dân

Chính vì vậy, em xin chọn vấn đề “Tư tưởng chính trị và giá trị củatác phẩm Dân vận” làm tiểu luận kết thúc môn học

Trang 5

Chương 1

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONGTÁC PHẨM “DÂN VẬN”

1.1 Khái quát nội dung tác phẩm “Dân vận”

Bước vào năm 1949, thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Phápđang trong giai đoạn cầm cự, chuẩn bị bước vào những chiến dịch lớn trongcuộc trường kỳ kháng chiến anh dũng của dân tộc, thì tháng 5-1949, Pháp đềra kế hoạch Rơ-ve, tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4, lập hànhlang Đông - Tây: Hải Phòng - Hoà Bình - Sơn La, chuẩn bị tiến công ViệtBắc lần thứ hai Đây là thời điểm quan trọng chuẩn bị vật chất và tinh thầncho những chiến dịch lớn ở Tây Bắc Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ ChíMinh viết nhiều bài báo đăng trên Báo Sự thật, Báo Cứu quốc, Báo Quân du

kích,… để hiệu triệu, kêu gọi toàn dân cứu nước; trong đó, tác phẩm “Dânvận”, với hình thức bài báo, chỉ với 612 từ, đăng trên báo Sự thật số ra ngày

15-10-1949, với bút danh “X.Y.Z” Bài báo là sự kết tinh được thể hiện mộtcách toàn diện, hoàn chỉnh, cô đọng, khúc chiết, dễ hiểu, dễ nhớ tư tưởng HồChí Minh về những vấn đề căn cốt nhất trong công tác dân vận của Đảng, nhưmối quan hệ giữa dân chủ và dân vận; quan điểm, nguyên tắc tiến hành côngtác dân vận; trách nhiệm vận động quần chúng của cả hệ thống chính trị;phương pháp vận động quần chúng và những phẩm chất cần có đối với cán bộdân vận.

Tác phẩm được chia thành 4 phần: I Nước ta là nước dân chủ II

-Dân vận là gì? III- Ai phụ trách dân vận? IV - -Dân vận phải thế nào?

1.2 Tư tưởng chính trị trong tác phẩm Dân vận

1.2.1 Tư tưởng “lấy dân làm gốc”

Tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh được kế thừa từ truyềnthống của cha ông, nhất là về vai trò, sức mạnh của Nhân dân, như các bậctiền nhân đã dạy Kế thừa tư tưởng “trọng dân”, “thân dân” theo truyền thống

Trang 6

của dân tộc, đồng thời Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận của Chủ nghĩa Lênin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, nên Người đặc biệt đánhgiá cao vai trò, sức mạnh của Nhân dân Người nói: “Trong bầu trời không gìquý bằng Nhân dân”; “Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoànkết của Nhân dân"; “Dân là gốc của nước”; “Dân là quý nhất, là quan trọngnhất” Trong tác phẩm "Dân vận", Người khẳng định: “Bao nhiêu lợi ích đềuvì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”… và “Nói tóm lại, quyền hành vàlực lượng đều ở nơi dân”.

Mác-Tư tưởng Hồ Chí Minh “Lấy dân làm gốc”, để Nhân dân hăng hái thamgia, ủng hộ sự nghiệp cách mạng thì phải phát huy dân chủ, tức là để “dânlàm chủ” và “làm lợi cho dân” Người căn dặn cán bộ, đảng viên: “Chúng taphải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: Dân rất tốt Lúc họ đã hiểu thì việc gìkhó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ" Ngườinhấn mạnh: “Nếu không có Nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta Kinh nghiệmtrong nước và các nước đã cho chúng ta biết: Có lực lượng dân chúng việc totát mấy, khó khăn mấy làm cũng được Không có, thì việc gì làm cũng khôngxong Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng,đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”.

Gốc rễ của tư tưởng “lấy dân làm gốc” còn là vấn đề quan hệ máu thịt,gắn bó giữa Đảng với dân Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách xa dân chúng, khôngliên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như lơ lửng giữa trời, nhất định thấtbại” Đó là bài học xương máu của các đảng chính trị nói chung, nếu phạmvào sai lầm vừa xa dân, vừa che giấu khuyết điểm Vì vậy, tổ chức đảng, mỗicán bộ, đảng viên phải thường xuyên đánh giá kết quả công tác, thực hiện phêbình và tự phê bình, kịp thời nhận ra khuyết điểm để sửa chữa sai lầm.

Để phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân, trong tác phẩm "Dân vận",Người khẳng định: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất

Trang 7

cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh v.v ) đều phảiphụ trách dân vận”.

1.2.2 “Dân vận khéo” là phải biết phát huy dân chủ

Hồ Chí Minh khẳng định, phát huy dân chủ không có nghĩa là: “Khôngphải ở chỗ chào hỏi kính thưa lễ phép mà đủ Không được phung phí nhânlực, vật lực của dân Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhândân Biết giúp đỡ Nhân dân cũng là biết tôn trọng dân” Theo Người, trongquan hệ với Nhân dân, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác dân vậnphải sâu sát, tìm hiểu kỹ càng: “Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ củadân Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân Phải tôn kính dân, phải làmcho dân tin, phải làm gương cho dân” Để có thể: “Nói dân tin, ở dân quý, làmdân theo”, người cán bộ dân vận phải khiêm tốn học hỏi Nhân dân, thành thựclắng nghe sự góp ý, phê bình của Nhân dân.

Trong tác phẩm "Dân vận", để trả lời câu hỏi “Dân vận là gì?”, Chủtịch Hồ Chí Minh thẳng thắn chỉ rõ: “Dân vận không thể chỉ dùng báochương, sách vở, mít-tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ Trước nhất làphải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: việc đó làlợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được Thứ hailà bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân,cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi độngviên và tổ chức toàn dân ra thi hành Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúpđỡ, đôn đốc, khuyến khích dân Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểmthảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”.

Với Hồ Chí Minh, không bao giờ Người coi mình đứng cao hơn Nhândân mà chỉ tâm niệm suốt đời là người phục vụ trung thành và tận tụy củaNhân dân, “Như một người lính vâng mệnh quốc dân ra trước trận” Đối vớiNhân dân, từ các vị nhân sĩ trí thức đến bà con lao động, Chủ tịch Hồ ChíMinh là tấm gương đạo đức mẫu mực, là tượng đài tỏa ra ánh sáng của mộttâm hồn lớn, một nhân cách lớn Mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế

Trang 8

luôn thấy ở Người sự gần gũi, ấm áp tình thương và sự bao dung, nếp sốnggiản dị và đức tính khiêm nhường, một sự giản dị thật vĩ đại, bởi vì Người đãhy sinh tất cả cho Tổ quốc, cho Nhân dân; đặc biệt là lời căn dặn của Ngườivới cán bộ, đảng viên trong bản Di chúc thiêng liêng: "Mỗi đảng viên và cánbộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm,chính, chí công, vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng làngười lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân".

1.2.3 Cán bộ dân vận phải nêu gương từ lời nói, đến hành động

Đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận phải luôn thấu triệt tưtưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh: “Đảng cầm quyền, nhưng Nhân dân là chủ,quyền là do Nhân dân ủy nhiệm, nên phải dốc lòng phục vụ Tổ quốc, phụngsự Nhân dân”.

Thực hiện phương pháp nêu gương trong công tác dân vận, Hồ ChíMinh nhấn mạnh, không gì thuyết phục hơn là bằng hành động thực tiễn,bằng việc làm cụ thể Người nói: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”;“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà tađược họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức.Muốn hướng dẫn Nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắtchước" Người là tấm gương mẫu mực trong việc khởi xướng, gương mẫuthực hiện phong trào “Hũ gạo cứu đói” (năm 1945) Người đề xuất và tự mìnhmỗi tuần nhịn ăn một bữa, góp phần gạo vào hũ gạo cứu đói, được Nhân dânnhiệt liệt hưởng ứng, trở thành phong trào rộng lớn trong cả nước Nêu gươngbằng hành động để thuyết phục Nhân dân nghĩa là người cán bộ phải đi đầu,xông pha vào những nơi ác liệt nhất, gánh vác những công việc khó khănnhất; giải quyết mọi công việc, từ vận động, tập hợp lực lượng, đến chỉ đạotriển khai thực thi nhiệm vụ Nêu gương bằng hành động là “Nói đi đôi vớilàm”, cán bộ cấp trên gương mẫu, trách nhiệm cao trước cấp dưới và quầnchúng; kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, xa rời thựctế, xa rời cơ sở, xa rời quần chúng; kiên quyết phê phán những cán bộ, đảng

Trang 9

viên không dám nói, không dám hành động, hoặc “nói nhiều làm ít”, “nói màkhông làm”, “nói một đàng, làm một nẻo”, thậm chí thụ động, ngồi chờ, ỷ lại,sợ trách nhiệm.

Hồ Chí Minh khẳng định, dùng phương pháp “nêu gương” để vận độngNhân dân đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên ở bất kỳ vị trí công tác nào cũng phảinêu cao tính chiến đấu tự phê bình và phê bình Người quán triệt: "Phải đemtinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên vàNhân dân" Theo Người, để thực hành nêu gương, mỗi cán bộ, đảng viên,nhất là người đứng đầu phải luôn coi trọng rèn luyện tác phong lãnh đạo, tácphong công tác; sâu sát thực tiễn, gần gũi Nhân dân, thực hành dân chủ, nói điđôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn Người cán bộ dân vận phải có tácphong: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm Chứkhông phải nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh Họ phải thật thà nhúng tayvào việc” như Người chỉ rõ trong tác phẩm "Dân vận".

1.2.4 Phương pháp dân vận

Về phương pháp dân vận: Đây là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh

đặt ra với những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt với cán bộ dân vận Đó là:“phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

Óc nghĩ, được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu Điều này cho thấy

Người đặc biệt chú ý đến tầm cao trí tuệ của người làm công tác dân vận.Hoạt động dân vận trước hết là sự hiểu biết về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; khả năngtuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng; nắm bắt được tâm tư, tìnhcảm của quần chúng để kịp thời tham mưu cho Đảng những chủ trương, giảipháp đúng đắn, kịp thời để phát huy tích cực và ngăn chặn mặt tiêu cực phátsinh trong quần chúng Cán bộ dân vận phải tham mưu, đề xuất cho Đảng,Nhà nước xây dựng ban hành được các chủ trương, đường lối, chính sách hợplòng dân, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;phải có trình độ tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng.

Trang 10

Mắt trông, là yêu cầu đặc biệt nghiêm ngặt đối với cán bộ dân vận Cán

bộ dân vận phải sát cơ sở, tuyệt đối không quan liêu, chỉ ngồi nghe điện thoại,nhận báo cáo rồi nhận định, phán xét Theo Hồ Chí Minh, muốn vận độngquần chúng, muốn tham mưu được cho Đảng và Nhà nước về công tác vậnđộng quần chúng cho thiết thực, đạt hiệu quả cao thì điều đặc biệt quan trọnglà phải mục thị được sự việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ công tác dânvận.

Tai nghe, đây là một phương pháp khoa học của công tác dân vận.

Theo Hồ Chí Minh, người làm công tác dân vận phải nắm bắt kịp thời cácthông tin quần chúng, phải biết nghe dân nói, phải hiểu được nguyện vọngchính đáng của dân và biết loại trừ những thông tin nhiễu, thiếu chân thực,không khách quan, không đúng sự thật Nghe được dân nói, nhưng không rơivào tình trạng theo đuôi quần chúng mà phải biểu thị được thái độ vừa cầu thịvừa định hướng dẫn dắt được quần chúng.

Chân đi, là một đòi hỏi bức thiết luôn đặt ra đối với cán bộ dân vận.

Đây cũng là một yếu tố chống căn bệnh quan liêu, hành chính nặng về làmviệc theo kiểu giấy tờ của các cơ quan Như chúng ta đã biết, sinh thời, dù bậntrăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian đicơ sở để khảo sát tình hình thực tế, lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tháogỡ những khó khăn nảy sinh trong dân Xuống với dân như về với gia đìnhmình, Người tuyệt đối không “cờ rong, trống mở” không xe đưa, xe đón,không báo trước Người hết sức nghiêm khắc với bệnh tô vẽ, thổi phồng thànhtích dẫn tới lừa dân, hại nước, dối trên, lừa dưới của một số cán bộ mắc bệnhthành tích Xuống với dân, về với cơ sở Người rất cảm thông với những khókhăn mà cơ sở phải bươn trải do nước ta còn nghèo, dân trí còn thấp… nênkhi góp ý, phê bình Người chỉ dùng những lời nhẹ nhàng nhưng lại hết sức cụthể, sâu sắc Bởi vậy, nên tác động của những chuyến đi thực tế của Người đểlại ấn tượng sâu sắc với những tác dụng thiết thực, sinh động.

Trang 11

Miệng nói, là một phương pháp không thể thiếu của người làm công tác

dân vận Người cán bộ dân vận phải thường xuyên có trách nhiệm tuyêntruyền và cổ động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, phápluật, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng Theo Hồ Chí Minh, để dân hiểu,dân tin, dân ủng hộ và làm theo thì công tác tuyên truyền bằng miệng nói phảiđúng và phải khéo Nói với dân phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực và cụ thể,tránh mệnh lệnh “Ta phải thế này, ta phải thế kia…” Hơn thế, còn phải cóthái độ mềm mỏng: đối với người già, các bậc lão thành phải cung kính lễ độ,với đồng chí, đồng bào phải khiêm tốn, với phụ nữ phải đúng mực nghiêmtrang, với nhi đồng thì phải thương yêu quý mến.

Theo Hồ Chí Minh, quần chúng của ta vốn không thuần nhất, nên đếnvới từng đối tượng, người cán bộ dân vận phải chọn cách phù hợp, nhưngđiều đặc biệt quan tâm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ dânvận là đến với dân, nói với dân phải chân thành, bình đẳng, không độc thoại.

Tay làm, đây là một phương pháp hết sức quan trọng và thiết thực của

cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác dân vận nói riêng Nói đi đôi vớilàm còn là phạm trù đạo đức đối với tất cả chúng ta Sinh thời, Chủ tịch HồChí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề này Người có hàng loạt bài viết, bàinói phê phán những cán bộ, đảng viên “nói không đi đôi với làm”, “đánhtrống bỏ dùi” Như chúng ta đều biết, ở Hồ Chí Minh đạo đức thể hiện ở hànhđộng, nói để làm, nói đi đôi với làm, nói về đạo đức đi đôi với thực hành bằngđạo đức, coi trọng hiệu quả công việc, lấy hiệu quả của công việc làm thướcđo đạo đức Người từng nói: “phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêucho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình Hãy kiênquyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc khôngnhằm mục đích nâng cao sản xuất” Trong cuộc sống của mình Hồ Chí Minhluôn thực hành phương thức “nhân nhi giáo, ngôn nhi giáo”, tức là trước hếtphải giáo dục bằng lời nói.

Trang 12

Sinh thời, Bác Hồ luôn nhắc nhở: Muốn thực sự làm lãnh đạo, ngườichỉ huy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải hết sức giữ gìn và nêu gương vềmặt đạo đức Bởi vì theo Người sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội và lòng tincủa dân đối với Đảng không phải lý tưởng cao xa mà trước hết, cụ thể và trựctiếp nhất là ở tấm gương của những người cộng sản đang cùng ăn, cùng làmviệc với dân đặc biệt là những người có chức có quyền.

Tóm lại, chỉ vẹn có 13 từ, Người chỉ ra về phương pháp dân vận “phảióc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” mà hàm chứa thậtđầy đủ, tất cả đều thống nhất, hòa quyện chăt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau,rất giản dị và sâu sắc, chân thực và tự nhiên trở thành cẩm nang về phươngpháp dân vận cho tất cả những người làm công tác dân vận từ Đảng, chínhquyền đến đoàn thể nhân dân.

Ngày đăng: 05/07/2024, 12:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w