1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

về vấn đề vai trò gia đình đối với sự phát triển con người cá nhân và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội việt nam

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Gia Đình Đối Với Sự Phát Triển Con Người, Cá Nhân Và Quá Trình Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam
Tác giả Hồ Quỳnh Minh Châu, Hứa Gia Mẫn, Huỳnh Thị Lệ Hoa, Hồ Gia Huy, Trương Phước, Phạm Xuân Mai, Nguyễn Hùng Khải, Hà Ngọc Anh
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Tiểu luận môn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Vì gia đình, nhà trường là nơi có ảnh hưởng trực tiếp tới sự định hình, phát triển nhân cách của con người và xã hội là nơi thử thách, đánh giá sự trưởng thành của nhân cách đó, cho nên,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRƯỜNG KINH TẾ - -

TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

VỀ VẤN ĐỀ: VAI TRÒ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI, CÁ NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI, CÁ NHÂN 4

1.1 Khái niệm, mục tiêu, chức năng cơ bản của vai trò gia đình đối với sự phát triển con người cá nhân 4

1.2 Giáo dục gia đình giữ vai trò chủ đạo 9

1.3 Thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò của gia đình trong thời gian tới 12

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ GIA ĐÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 17

2.1 Khái niệm gia đình 17

2.2 Vị trí của gia đình trong xã hội 17

2.3 Chức năng cơ bản của gia đình 19

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

MỞ ĐẦU

Gia đình là một nền tảng không thể thiếu đối với sự phát triển của từng cá nhân, con người Gia đình là nơi mà ta sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng, chăm sóc hình thành nên tính cách, đạo đức, lối sống, lối suy nghĩ, đối nhân xử thế đối mọi người Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội giúp duy trì nòi giống, cũng như các truyền thống văn hóa lâu đời mà ông bà, tổ tiên để lại Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và cũng phức tạp hơn Nó có thể đem lại cho con người ta hạnh phúc, yêu thương,

có “nhà” để về và có khi hai chữ “gia đình” lại gieo rắc những bất hạnh, tủi nhục Chính

vì vậy, gia đình có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và xã hội Quá trình xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa cần được thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những truyền thống tốt đẹp song song với những tiến bộ của thời đại Những năm qua nước ta đã và đang xây dựng gia đình văn hóa đạt được một số thành tựu, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại các mặt hạn chế Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm

em xin được trình bày chủ đề “Vai trò gia đình đối với sự phát triển cá nhân, con người

và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam” để hiểu sâu hơn về chủ đề này

Trang 4

CHƯƠNG 1:

VAI TRÒ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI, CÁ NHÂN 1.1 Khái niệm, mục tiêu, chức năng cơ bản của vai trò gia đình đối với sự phát triển con người cá nhân

1.1.1 Khái niệm

“Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, xã hội Gia đình giữ vai trò trung tâm trong đời sống của mỗi con người, là nơi bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, là một trong những giá trị xã hội quan trọng bậc nhất của người Á Đông, trong đó có Việt Nam Đối với mỗi quốc gia thì gia đình được coi là ‘một tế bào xã hội có tính sản sinh’ Do vậy sức mạnh trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia đình” Đối với sự phát triển của

xã hội trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, sự vững vàng bền bỉ của nền tảng gia đình cũng sẽ là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một

xã hội phát triển ổn định và bền vững

Vì gia đình, nhà trường là nơi có ảnh hưởng trực tiếp tới sự định hình, phát triển nhân cách của con người và xã hội là nơi thử thách, đánh giá sự trưởng thành của nhân cách đó, cho nên, mỗi con trẻ/con người nếu có được sự quan tâm đúng mức từ ba môi trường này, nhất là từ gia đình thì tất yếu sẽ có điều kiện phát triển lành mạnh, hình thành, phát triển nhân cách tốt

"Gia đình là kiệt tác của tạo hóa" Trong triết học Mác - Lênin, nhân cách được hiểu

là “những cá nhân con người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao tiếp, của nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử -

cụ thể của đời sống xã hội” Nhân cách là bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân; trong đó, cá nhân là phương thức biểu hiện của giống loài, còn nhân cách vừa là nội dung vừa là cách thức biểu hiện riêng biệt của mỗi cá nhân, là đặc trưng xã hội của con người, là “phẩm chất xã hội” của con người

Do đó, trong môi trường (gia đình, nhà trường, xã hội), thì gia đình và giáo dục gia đình góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người

Trang 5

Điều này càng thấy rõ khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay Đúng như C.Mác và Ph Ăngghen, khi đề cập đến gia đình

đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử, hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở – đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” Cho nên yếu tố huyết thống và tình cảm là nét bản chất nhất của gia đình

Nhưng xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm – tâm

lý, mà còn là một tổ chức kinh tế – tiêu dùng, một môi trường giáo dục – văn hóa, một cơ cấu – thiết chế xã hội đặc biệt Với tất cả những đặc biệt đó, cho thấy gia đình có một vị trí vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của xã hội nói chung Gia đình là “tế bào của xã hội” Điều này chúng ta luôn luôn khẳng định và dù trong hoàn cảnh nào, xã hội nào nó vẫn luôn luôn đúng Nó nói lên mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội, quan

hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống của cơ thể Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hòa của xã hội Trong mối quan hệ ấy, trình độ phát triển về mọi mặt của xã hội quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và quy mô của gia đình

C.Mác nhiều lần lưu ý rằng: tôn giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật…chỉ là những hình thức đặc thù của sản xuất và phục tùng quy luật chung của sản xuất Và thực tế cũng cho ta thấy, gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển xã hội khác nhau Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội Nhiều thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia đình của người ấy Nhiều nội dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế

xã hội, mà còn thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên trong gia đình Qua đó ý thức công dân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có ý nghĩa thiết thực

Trang 6

1.1.2 Mục tiêu

Trên tinh thần đó, “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/5/2012 Chiến lược khẳng định, gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong đó, bên cạnh mục tiêu chung: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”, chiến lược còn đề ra 3 mục tiêu cụ thể, gồm:

+ Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; trong đó, hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực gia đình

+ Mục tiêu 2: Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ; trong đó, phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái

+ Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định…

Tiếp tục đánh giá vị thế, tầm quan trọng của gia đình với tư cách là nền tảng, tế bào của xã hội; đồng thời, là môi trường quan trọng trực tiếp giáo dục lối sống con người, hình thành và phát triển nhân cách con người, giữ vai trò quan trọng trong dân số nước nhà số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số có vai trò đặc biệt quan trọng Trong đó nêu rõ: “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp

Trang 7

và xây dựng gia đình giàu có, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh Xây dựng mỗi trường học thực sự là một trung tâm giáo dục văn hóa, đào tạo nhân tài”

Việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, chiến lược của Chính phủ; các Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Trẻ em ra đời, bổ sung và sửa đổi được thực thi; việc tổ chức thường niên Ngày hội gia đình 28/6 đã góp phần khắc phục hiện tượng một bộ phận gia đình

“hỏng từ gốc” Ở những gia đình đó, cha mẹ phạm tội hoặc sa vào tệ nạn; gia đình bỏ mặc, không quan tâm đến con cái, những gia đình cha mẹ đã mất hoặc bỏ rơi con cái để con trẻ trở thành trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ; cách giáo dục gia đình không đúng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển nhân cách, định hướng lối sống của con trẻ, thiết thực phòng, chống tệ nạn tội phạm, tệ nạn xã hội, lối sống tiêu cực, ích kỷ, thờ ơ vô cảm, hành xử bạo lực của con người nói chung, con trẻ nói riêng

1.1.3 Chức năng cơ bản của vai trò gia đình đối với sự phát triển con người cá nhân

Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người Trong gia đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ trong gia đình, mọi người đều được bảo vệ về vật chất và giáo dục tinh thần; con cái được lớn lên an toàn, người già được nâng đỡ, người lao động có điều kiện phục hồi sức khỏe và niềm an ủi thiêng liêng diễn ra hàng ngày giữa vợ chồng và giữa nhau, mối quan hệ cha và con trai Anh chị em cùng chí hướng, đồng cảm, tương trợ nhau và bên nhau suốt cuộc đời Khi

đó, gia đình chính là ngôi nhà thực sự của mỗi người

Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và yêu cầu về nguồn nhân lực phải “giàu lòng yêu nước, có

ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính” Gia đình chính “là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, mỗi con người, góp phần đắc lực vào chiến lược phát

Trang 8

triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Qua sự nỗ lực của nhiều thế hệ, các gia đình Việt Nam đã hình thành và phát triển những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa đất nước Những giá trị truyền thống quý giá như lòng yêu nước, tình yêu quê hương, tình hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau, thủy chung, hiếu thảo, hiếu học, cần cù, sáng tạo, kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, thử thách luôn được các gia đình Việt Nam gìn giữ và vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay

Có thể thấy, gia đình luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội ngày nay Nếu không xây dựng gia đình giàu có, hạnh phúc, tiến bộ thì không thể có được một xã hội giàu mạnh, vững mạnh, văn minh Vì vậy, xây dựng và phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại là một trong những yếu tố cốt lõi trong mục tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới XHCN

Hiện nay, hầu hết các gia đình đều được xác định là “gia đình văn hóa” Mối quan

hệ mật thiết yêu thương, hòa thuận và tận tâm tồn tại giữa cha mẹ và con cái, ông bà và cháu, anh chị em trong những gia đình này Trẻ lớn lên trong sự quan tâm, yêu thương của người thân, được sự quan tâm chăm sóc chân thành, nhận được sự ủng hộ, ghi nhận, cảm thông Đây là môi trường lý tưởng để thanh thiếu niên phát triển nhân cách tốt Giáo dục gia đình tạo môi trường kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu, lựa chọn các giá trị văn hóa hiện đại Thế hệ tổ tiên trong gia đình có vai trò truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống; gắn kết thế hệ trẻ với cội nguồn Tuy nhiên, ông bà là người đi trước, hệ giá trị tư tưởng và lối sống của họ còn lạc hậu hơn ngày nay Điều này dẫn đến sự phản đối và xung đột với thế hệ trẻ Về sự đối lập, mâu thuẫn giữa hai thế hệ: già – trẻ, cũ – mới nếu không được giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ

Cùng với đó, nền kinh tế thị trường cũng tạo cơ hội cho mỗi gia đình có điều kiện tích lũy, làm giàu và nâng cao cuộc sống, nhưng ngược lại cũng bị chịu sự chi phối của

Trang 9

quy luật phát triển kinh tế thị trường làm cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là thế

hệ trẻ bị ảnh hưởng

Vì vậy, vai trò của gia đình ngày nay càng trở lên vô cùng cấp thiết Trong xu thế hội nhập hiện nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách nhiệm, chia sẻ trong đời sống gia đình Đó là việc chia sẻ những mối quan tâm, lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình Các gia đình có mức độ hiện đại hóa càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại, như sống ở đô thị, có việc làm, có học vấn cao, mức sống cao, các khu vực kinh tế phát triển hơn thì các giá trị chia sẻ và trân trọng được hiện rõ hơn Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người phụ nữ vẫn chưa bình đẳng thực sự so với nam giới, chưa được lắng nghe tâm tư và chia sẻ suy nghĩ của mình Các gia đình ở nông thôn luôn quan niệm người cha là trụ cột, điểm tựa, là “nóc nhà”, “đàn ông xây nhà, đàn bà xây

tổ ấm” Do quan niệm truyền thống quá đề cao người cha – đàn ông trong gia đình nên trong thực tế có không ít người cha phó mặc trách nhiệm công việc gia đình, nuôi dạy, chăm sóc con cái cho người phụ nữ, gây ra tình trạng áp lực công việc gia đình đè nặng trên vai người phụ nữ Con cái thiếu sự quan tâm từ phía cha, mẹ, thiếu kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống

1.2 Giáo dục gia đình giữ vai trò chủ đạo

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội Trong đó:

+ Gia đình là tổ ấm - nơi tràn đầy tình yêu thương ruột thịt, vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư, thực hiện chức năng phát triển nòi giống vừa là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con trẻ và con người

+ Giáo dục nhà trường (bao gồm cả sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội công ích) cung cấp cho con người/học sinh những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, hình thành những năng lực, phẩm chất trí tuệ và phát triển những phẩm chất đạo đức của nhân cách + Giáo dục xã hội qua sách báo, phim ảnh, truyền hình, giao tiếp xã hội, với những nội dung lành mạnh, góp phần tích cực hỗ trợ giáo dục gia đình và nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người

Trang 10

Muốn có 1 xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình” Bởi gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội; đồng thời, cũng là nơi bảo tồn

và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người Gia đình Việt Nam truyền thống được hình thành

và phát triển, gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên; với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như: Kính trên nhường dưới, hòa thuận, thủy chung, nghĩa tình, hy sinh cho con, tôn trọng, hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, v.v trở thành cái nôi, thành nền tảng hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con người Việt Nam

Với ý nghĩa là môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân từ khi chào đời đến phát triển, trưởng thành liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên, văn hóa gia đình là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội Vì rằng, đó là khởi nguồn sinh ra con người, nuôi dưỡng con người từ thuở lọt lòng đến khi trưởng thành Văn hóa gia đình là

hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, gắn liền với những điều kiện cụ thể của

tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội Trong những thành tố của văn hóa gia đình, việc tổ chức cuộc sống có nề nếp, trật tự, gia phong; việc dạy dỗ, ứng xử, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên gia đình thuộc các thế hệ rất quan trọng, bởi thông qua đó, các thế

hệ đi trước truyền thụ cho con trẻ những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người Nhân cách, đạo đức, lối sống của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến con trẻ; trong khi đó, sự giáo dục

ở gia đình không có chương trình, kế hoạch cụ thể và các thành viên không được đào tạo chính quy về giáo dục, cho nên, giáo dục gia đình không chuẩn mực sẽ dẫn con trẻ đến suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn Nền tảng của một gia đình hạnh phúc biểu hiện ở mối quan hệ ứng xử tốt đẹp, hiểu biết, sẻ chia, thông cảm và thương yêu nhau giữa vợ và chồng; sự thương yêu, chăm sóc, hy sinh của cha mẹ vì con và sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo của con đối với cha mẹ, ông bà… Cho nên, văn hoá gia đình và giáo dục trong một

Trang 11

gia đình văn hóa tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng thực hiện và đó cũng chính

là gia lễ, gia phong - cái gốc của gia đình, giữ cho con người Việt Nam và tạo cho gia đình

và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt

Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm ban đầu đối với quá trình xã hội hóa của con trẻ/cá nhân, ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của con trẻ Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và nhân cách của mỗi con người, mà nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng

mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại… Trong hành trình đó, lứa tuổi ấu thơ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình là giai đoạn quan trọng, mặc dù khi đó, nhân cách chưa được thể hiện rõ ràng, song thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, con trẻ bắt đầu thu nhận các tương tác nhân - sinh - quan để hình thành nhân cách của mình Để con trẻ trở thành một người có nhân cách tốt, việc giáo dục của mỗi gia đình đóng vai trò chủ đạo Theo đó, giáo dục con trẻ không chỉ dừng lại ở lời nói hay mà phải bằng những cử chỉ, việc làm đẹp, bởi mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn, nhất là cha mẹ có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của con trẻ Người xưa thường nói “dạy con từ thuở còn thơ”, cho nên, việc thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, lời nói lễ phép, kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo… để khi trưởng thành con trẻ thấu hiểu, biết ơn đấng sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ là hết sức cần thiết

Trong mỗi gia đình, kết hợp giữa giáo dục truyền thống với hiện đại, cha mẹ, ông bà không chỉ giáo dục con trẻ đạo đức và văn hóa gia đình, giáo dục lao động, giáo dục phát triển trí tuệ, giáo dục thể lực toàn diện, giáo dục thẩm mỹ; trong đó, việc giáo dục, dạy dỗ

về thái độ, cử chỉ, giao tiếp và ứng xử lễ nghĩa, kính trọng người già, chăm lo, nhường nhịn người nhỏ tuổi; uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con trẻ mà còn rèn tính tự giác trong học tập, suy nghĩ, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp, kỹ năng sống… giúp con trẻ hình thành nhân cách, sớm ý thức được trách nhiệm của mình đối với mọi người và mọi người đối với mình trong gia đình Văn hóa gia đình chính

là thành lũy kiên cố để bảo vệ và giúp con trẻ duy trì, phát huy được những giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; đồng thời, khơi dậy cho con trẻ

Ngày đăng: 03/07/2024, 20:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w