1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ctst một số yếu tố thống kê và xác suất 9 chương 8 một số yếu tố xác xuất bài 2 xác suất của biến cố lời giải

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác suất của biến cố
Trường học Chân Trời Sáng Tạo
Chuyên ngành Thống kê và xác suất
Thể loại Sách giáo khoa
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 702,5 KB

Nội dung

Kết quả đồng khả năng Các kết quả có thể xảy ra của một phép thử có khả năng xuất hiện như nhau được gọi là đồng khả năng.. Xác suất của biến cố Giả thiết rằng các kết quả có thể xảy ra

Trang 1

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo

BÀI 2 XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

1 Kết quả đồng khả năng

Các kết quả có thể xảy ra của một phép thử có khả năng xuất hiện như nhau được gọi là đồng khả

năng.

2 Xác suất của biến cố

Giả thiết rằng các kết quả có thể xảy ra của một phép thử là đồng khả năng

Khi đó, xác suất của biến cố A, kí hiệu P A , bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố và  tổng số kết quả có thể xảy ra

   

 

n A

P A

n

 Trong đó:

+ n A  là số các kết quả thuận lợi cho A

+ n   là số các kết quả có thể xảy ra

Chú ý: Để tính xác suất của biến cố A, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định n   là số các kết quả có thể xảy ra

Bước 2: Kiểm tra tính đồng khả năng của các kết quả.

Bước 3: Kiểm đếm số các kết quả thuận lợi cho biến cố A

Bước 4: Tính xác suất của biến cố A bằng công thức    

 

n A

P A

n

Trang 2

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo

Bài 1. Các kết quả của một phép thử sau có cùng khả năng xảy ra không? Tại sao?

a) Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất

b) Lấy ngẫu nhiên 1 viên bi từ một hộp có 10 viên bi giống nhau được đánh số từ 1 đến 10

c) Lấy ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ một hộp chứa 2 tấm thẻ ghi số 5 và 5 tấm thẻ ghi số 2 và xem số của nó

Lời giải

a) Các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra vì khả năng gieo ra mặt sấp và ngửa là như nhau b) Các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra vì các viên bi giống nhau nên khả năng được lựa chọn của các viên bi là như nhau

c) Các kết quả của phép thử không cùng khả năng xảy ra vì không thể khẳng định các thẻ lấy ra có cùng khối lượng, kích thước

Bài 2. Kết quả của mỗi phép thử sau có đồng khả năng không? Tại sao?

a) Rút ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ 1 đến 10

b) Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh từ danh sách lớp

c) Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ một hộp chứa 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 8 viên bi trắng rồi quan sát màu của nó, biết rằng các viên bi có cùng kích thước và khối lượng

Lời giải

a) Do các tấm thẻ là cùng loại nên có cùng khả năng được chọn Các kết quả của phép thử là đồng khả năng

b) Do mỗi học sinh có những điều kiện trạng thái khác nhau nên các kết quả của phép thử là không đồng khả năng

c) Do mỗi viên bi đều có khối lượng và kích thước nên có cùng khả năng được chọn Các kết quả của phép thử là đồng khả năng

Bài 3. Đội văn nghệ của lớp 9A có 3 bạn nam và 3 bạn nữ Cô giáo phụ trách đội chọn ngẫu nhiên hai bạn để hát song ca Xét biến cố sau: “Trong hai bạn được chọn ra, có một bạn nam và một bạn nữ” Làm thế nào để tính được xác suất của biến cố ngẫu nhiên nói trên?

Lời giải

Bước 1: Kiểm tra tính đồng khả năng đối với kết quả phép đo thử

Phép thử này có kết quả có thể xảy ra là đồng khả năng

Trang 3

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo

Bước 2: Đếm số kết quả có thể xảy ra

Trong trường hợp này, liệt kê đếm được 15 kết quả có thể xảy ra

Bước 3: Đếm số kết quả thuận lợi cho biến cố

Có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố

Bước 4: Lập tỷ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố và tổng số kết quả có thể xảy ra 9 3

15 5

Bài 4. Hình bên dưới mô tả một đĩa tròn bằng bìa cứng được chia làm 12 phần bằng nhau và ghi các

số 1, 2, 3, , 12; chiếc kim được gắn cố định vào trục quay ở tâm của đĩa

Xét phép thử “Quay đĩa tròn một lần”

a) Viết tập hợp  gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại

b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố A: “ Chiếc kim chỉ vào hình quạt ghi số chia hết cho 3” c) Tìm tỉ số giữa các kết quả thuận lợi cho biến cố A và số phần tử của tập hợp 

d) tính xác suất của biến cố D: “Chiếc kim chỉ vào hình quạt ghi số nguyên tố”

Lời giải

a)  = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12}

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 3, 6, 9, 12

c) Tỉ số   4 1

12 3

d) Các kết quả thuận lợi cho biến cố D là: 2, 3, 5, 7, 11

Vậy   5

12

P D 

Bài 5. Nền ẩm thực Việt Nam được đánh giá cao trên thế giới, thu hút nhiều người sành ăn trong nước

và quốc tế 16 món ngon đặc sản đến từ các tỉnh, thành phố được chọn ra như sau: cốm Vòng (Hà Nội), chả mực (Quảng Ninh), bánh đậu xanh (Hải Dương), bún cá cay (hải phòng), gà đồi Yên Thế (Bắc Giang), nộm da trâu (Sơn La), thắng cố (Lào Cai), miến lươn (Nghệ An), cơm hến (Huế), cá mực nhảy (Hà Tĩnh), bánh mì Hội An (Quảng Nam), sủi cảo ( Thành phố Hồ Chí Minh), bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh), cá lóc nướng (Cần Thơ), cơm dừa (Bến Tre), gỏi cá (Kiên Giang)

Chọn ngẫu nhiên một trong 16 món ngon đó Tính xác suất mỗi biến cố sau:

a) S: “Món ngon thuộc miền Bắc”;

b) T: “Món ngon thuộc miền Trung”;

Trang 4

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo

c) U: “Món ngon thuộc miền Nam”

Lời giải

a) Có 7 biến cố thuận lợi cho biến cố S là: cốm Vòng, chả mực, bánh đậu xanh, bún cá cay, gà đồi Yên Thế, nộm da trâu, thắng cố

Vậy   7

16

P S 

b) Có 4 biến cố thuận lợi cho biến cố T là: miến lươn, cơm hến, cá mực nhảy, bánh mì Hội An

Vậy   4 1

16 4

c) Có 5 biến cố thuận lợi cho biến cố U là: sủi cảo, bánh canh Trảng Bàng, cá lóc nướng, cơm dừa, gỏi cá

Vậy  

16

t

Bài 6. Một hộp có 20 viên bi với kích thước và khối lượng như nhau Bạn Ngân viết lên các viên bi đó các số 1, 2, 3, , 20; hai viên bi khác nhau thì viết hai số khác nhau

Xét phép thử “Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong hộp”

a) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên viên bi được lấy ra

b) Viết không gian mẫu phép thử đó

c) Tính xác suất biến cố: “Số xuất hiện trên viên bi được lấy ra chia 7 dư 1”

Lời giải

a) Các kết quả có thể xảy ra là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20

b)  = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20}

c) Có 3 kết quả thuận lợi là: 1, 8, 15

Vậy   3

20

P T 

Bài 7. Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn 1 000

a) Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra trong phép thử trên?

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Số tự nhiên viết ra chia hết cho 100”;

B: “Số tự nhiên viết ra là lập phương của một số tự nhiên”

Lời giải

a) Số kết quả có thể xảy ra là: (999 – 500) : 1 + 1 = 500 (số)

b) Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 500, 600, 700, 800, 900

Vậy   5 1

500 100

Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: 512, 729

Vậy   2 1

500 250

Trang 5

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo

Bài 8. Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, , 52; hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau

Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp Tính xác suất các biến cố sau:

a) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số nhỏ hơn 27”

b) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số lớn hơn 19 và nhỏ hơn 51”

Lời giải

a) Kết quả thuận lợi cho biến cố là những số từ 1 đến 26

Có 26 kết quả thuận lợi cho biến cố

Vậy 26 1

52 2

b) Kết quả thuận lợi cho biến cố là những số từ 20 đến 50

Có (50 – 20) : 1 + 1 = 31 kết quả thuận lợi cho biến cố

Vậy 31

52

P 

Bài 9. Nhóm học sinh tình nguyện khối 9 của một trường trung học cơ sở có 6 bạn, trong đó có 3 bạn nam là: Trung (lớp 9A); Quý (lớp 9A); Việt (lớp 9C) và 3 bạn nữ là: An (lớp 9A); Châu (lớp 9B); Hương (lớp 9D) Chọn ngẫu nhiên một bạn trong nhóm đó để tham gia hoạt động tình nguyện của trường

a) Liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra trong phép thử trên Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Bạn được chọn là bạn nữ”;

B: “Bạn được chọn thuộc lớp 9A”

Lời giải

a) Các kết quả có thể xảy ra là: Trung, Quý, Việt, An, Châu, Hương

b) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: An, Châu, Hương

Vậy   3 1

6 2

P A  

Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: Trung, Quý, An

Vậy   3 1

6 2

P B  

Bài 10. Trên mặt phẳng cho năm điểm phân biệt A, B, C, D, E, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng Hai điểm A, B được tô màu đỏ, ba điểm C, D, E được tô màu xanh Bạn Châu chọn ra ngẫu nhiên một điểm tô màu đỏ và một điểm tô màu xanh (trong năm điểm đó) để nối thành một đoạn thẳng

a) Liệt kê các cách chọn mà bạn Châu thực hiện

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

P: “Trong hai điểm chọn ra, có điểm A”;

Q: “Trong hai điểm chọn ra, không có điểm C”

Lời giải

a) Các cách chọn có thể có là: A và C, A và D, A và E, B và C, B và D, B và E

Trang 6

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo

b) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố P là: A và C, A và D, A và E

Vậy   3 1

6 2

P P  

Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố Q là: A và D, A và E, B và D, B và E

Vậy   2 1

6 3

P Q  

Bài 11. Một bó hoa gồm 3 bông hoa màu đỏ và 1 bông hoa màu vàng Bạn Trúc Linh chọn ngẫu nhiên

2 bông hoa từ bó hoa đó

a) Liệt kê các cách chọn mà bạn Trúc Linh thực hiện

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

R: “Trong 2 bông hoa được chọn, có đúng 1 bông hoa màu đỏ”;

T: “Trong 2 bông hoa được chọn, có ít nhất 1 bông hoa màu đỏ”

Lời giải

a) Các cách chọn có thể có là: đỏ 1 và vàng, đỏ 2 và vàng, đỏ 3 và vàng, đỏ 1 và đỏ 2, đỏ 2 và đỏ 3, đỏ 1

và đỏ 3

b) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố R là: đỏ 1 và vàng, đỏ 2 và vàng, đỏ 3 và vàng

Vậy   3 1

6 2

P R  

Có tất cả 4 kết quả thuận lợi cho biến cố T

Vậy   4 2

6 3

P T  

BÀI TẬP RÈN LUYỆN Bài 12. Bạn Tùng gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần Xét các biến cố sau:

E: “Cả hai lần gieo con xúc xắc đều xuất hiện mặt có số chấm là số nguyên tố”

F: “Cả hai lần gieo con xúc xắc đều không xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn”

a) Phép thử là gì?

b) Giả sử số chấm xuất hiện trên con xúc xắc trong lần gieo thứ nhất, thứ hai tương ứng là 2 và 5 chấm Khi đó, biến cố nào xảy ra? Biến cố nào không xảy ra?

Lời giải

a) Phép thử là: gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần

b) Xác định biến cố xảy ra:

 Biến cố E: Để biến cố E xảy ra, cả hai lần gieo con xúc xắc đều phải xuất hiện mặt có số chấm là số nguyên tố

- Lần gieo thứ nhất: 2 (số chẵn) là số nguyên tố

- Lần gieo thứ hai: 5 là số nguyên tố

Vậy biến cố E xảy ra

Trang 7

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo

 Biến cố F: Để biến cố F xảy ra Cả hai lần gieo con xúc xắc đều không xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn

- Lần gieo thứ nhất: 2 (số chẵn)

- Lần gieo thứ hai: 5 (số lẻ)

Vậy biến cố F không thể xảy ra

Bài 13. Bạn Hoàng lấy ngẫu nhiên một quả cầu từ một túi đựng hai quả cầu gồm một quả màu đen và một quả màu trắng, có cùng khối lượng và kích thước Bạn Hải rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ một hộp đựng 3 tấm thẻ A, B, C

a) Mô tả không gian mẫu của phép thử

b) Xét các biến cố sau:

E:”Bạn Hoàng lấy được quả cầu màu đen”

F:”Bạn Hoàng lấy được quả cầu màu trắng và bạn Hải không rút được tấm thẻ A”

Hãy mô tả các kết quả thuận lợi cho hai biến cố E và F

Lời giải

a) Phép thử có hai hành động độc lập:

- Hành động 1:

+ Lấy được quả màu đen

+ Lấy được quả màu trắng

- Hành động 2:

+ Rút được tấm thẻ A

+ Rút được tấm thẻ B

+ Rút được tấm thẻ C

Do đó, không gian mẫu của phép thử có 6 kết quả có thể xảy ra

Không gian mẫu:

Ω = {(Đen, A); (Đen, B); ( Đen, C); (Trắng, A); (Trắng, B); ( Trắng, C)}

b) Mô tả các kết luận thuận lợi cho biến cố:

E: “Bạn Hoàng lấy được quả cầu màu đen”

Các kết quả thuận lợi cho biến cố E là: (Đen, A); (Đen, B); (Đen, C)

F: “Bạn Hoàng lấy được quả cầu màu trắng và bạn Hải không rút được tấm thẻ A”

Các kết quả thuận lợi cho biến cố F là: (Trắng, B); (Trắng, C)

Bài 14. Bạn An gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất Bạn Trung tung một đồng xu cân đối và đồng chất So sánh khả năng xảy ra của các biến cố sau:

A: “An gieo được mặt có chẵn chấm”;

B: “An gieo được mặt có 2 chấm”;

C: “Trung tung được mặt sấp”

Lời giải

- Số kết quả có thể xảy ra với phép thử của An là 6 kết quả

Trang 8

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo

- Số kết quả có thể xảy ra với phép thử của Trung là 2 kết quả

- Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 2 chấm; 4 chấm; 6 chấm

Do đó khả năng xảy ra của biến cố A là: 3.100% 50%

- Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: 2 chấm

Do đó khả năng xảy ra của biến cố B là: 1.100% 16, 67%

- Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố C là: mặt sấp

Do đó khả năng xảy ra của biến cố C là: 1.100% 50%

Vậy khả năng xảy ra của biến cố A và C là bằng nhau và lớn hơn khả năng xảy ra của biến cố B

Bài 15. Một hộp chứa 4 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 4; 7; 9 Bạn Khuê và bạn Hương lần lượt mỗi người lấy ra 1 tấm thẻ từ hộp Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ là số lẻ”;

B: “Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ là số lẻ”;

C: “Số ghi trên tấm thẻ của bạn Khuê nhỏ hơn số ghi trên tấm thẻ của bạn Hương”

Lời giải

Do 4 tấm thẻ là cùng loại nên các thẻ có cùng khả năng được chọn Số cách lấy có thể có là: (1; 4), (1; 7), (1; 9), (4;1), (4; 7), (4; 9), (7; 1), (7; 4), (7; 9), (9; 1), (9; 4); (9; 7) nên không gian mẫu có 12 cách

- Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (1; 7), (1; 9), (7; 1), (9; 1), (7; 9), (9; 7)

Xác suất biến cố A:   6 1

12 2

- Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (1; 4), (4; 1), (7; 9), (9; 7), (4; 9), (9; 4)

Xác suất biến cố B:   6 1

12 2

- Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố C là: (7; 1), (7; 4), (4; 1), (9; 1), (9; 4), (9; 7)

Xác suất biến cố C:   6 1

12 2

Bài 16. Bạn Thắng có n tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến n Bạn Thắng rút ngẫu nhiên 1 tấm thẻ Biết rằng xác suất của biến cố “Lấy được tấm thẻ ghi số có một chữ số là 0,18 Hỏi bạn Thắng có bao nhiêu tấm thẻ?

Lời giải

Có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố : “Lấy được tấm thẻ ghi số có một chữ số là 0,18” là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9

Vậy Thắng có số tấm thẻ là:

9

0,18

P

n

 

Suy ra n = 9 : 0,18 = 50 (tấm thẻ)

Trang 9

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo

Bài 17. Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất Xét hai biến cố sau:

A: “Xuất hiện hai mặt có cùng số chấm”;

B: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc lớn hơn 8”

Biến cố nào có khả năng xảy ra cao hơn?

Lời giải

Có 36 kết quả có thể xảy ra là  = {(i; j) | 1 i  6, 1 j  6, i; j  N}

Vì xúc xắc cân đối và đồng chất nên nó cùng khả năng xảy ra

- Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 1 chấm và 1 chấm, 2 chấm và 2 chấm, 3 chấm và 3 chấm, 4 chấm và 4 chấm, 5 chấm và 5 chấm, 6 chấm và 6 chấm

Xác suất xảy ra biến cố A là:   6 1

36 6

- Có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: 3 chấm và 6 chấm, 6 chấm và 3 chấm, 4 chấm và 6 chấm, 6 chấm và 4 chấm, 5 chấm và 6 chấm, 6 chấm và 5 chấm, 4 chấm và 5 chấm, 5 chấm và 4 chấm

Xác suất xảy ra biến cố B là:   8 2

36 9

Do 2 1

9 6 nên biến cố B có khả năng xảy ra cao hơn.

Bài 18. Một chiếc hộp có chứa 5 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 3; 5; 6; 7; 9

Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 tấm thẻ từ hộp

a) Xác định không gian mẫu và số kết quả có thể xảy ra của phép thử

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ chia hết cho 3”;

B: “Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ lớn hơn 13”;

Lời giải

a)  = {(3; 5), (3; 6), (3; 7), (3;9), (5; 6), (5; 7), (5; 9), (6; 7), (6; 9), (7; 9)}

Suy ra n() = 10 cách

Do 5 tấm thẻ là cùng loại nên các thẻ có cùng khả năng xảy ra

- Có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (3; 5), (3; 6), (3; 7), (3;9), (5; 6), (5; 9), (6; 7), (6; 9), (7; 9) Xác suất biến cố A:   9 0,9

10

- Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (5; 9), (6; 9), (7; 9)

Xác suất biến cố B:   3 0,3

10

Bài 19. Một chiếc hộp chứa 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 1 viên bi trắng Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng Dung lần lượt lấy ra ngẫu nhiên từng viên bi từ trong hộp cho đến khi hết bi

a) Xác định không gian mẫu của phép thử

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Viên bi màu xanh được lấy ra cuối cùng”;

Trang 10

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo

B: “Viên bi màu trắng được lấy ra trước viên bi màu đỏ”;

C: “Viên bi lấy ra đầu tiên không phải là bi màu trắng”;

Lời giải

a)  = {(xanh; đỏ; trắng), (xanh; trắng; đỏ), (trắng; xanh; đỏ), (trắng; đỏ; xanh), (đỏ; xanh; trắng), (đỏ; trắng; xanh)} suy ra n  = 6 cách. 

Do 3 viên bi có cùng kích thước và khối lượng nên chúng có cùng khả năng xảy ra

- Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (trắng; đỏ; xanh), (đỏ; trắng; xanh)

Xác suất biến cố A:   2 1

6 3

P A  

- Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (xanh; trắng; đỏ), (trắng; xanh; đỏ), (trắng; đỏ; xanh)

Xác suất biến cố B:   3 1

6 2

P B  

- Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố C là: (xanh; đỏ; trắng), (xanh; trắng; đỏ), (đỏ; xanh; trắng), (đỏ; trắng; xanh)

Xác suất biến cố C:   4 2

6 3

P C  

Bài 20. Một túi chứa 3 viên bi màu xanh và một số viên bi màu đỏ có cùng kích thước và khối lượng Bạn Luân lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi Biết rằng xác suất của biến cố “Lấy được viên bi màu xanh” là 0,6 Hỏi trong túi có tổng bao nhiêu viên bi?

Lời giải

Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố : “Lấy được viên bi màu xanh” là: viên bi xanh 1; viên bi xanh 2; viên

bi xanh 3 Vậy trong túi có tổng bao nhiêu viên bi là:

3

0,6

P

n

  suy ra n = 3 : 0,6 = 5 (viên bi)

Bài 21. Cho hai túi I và II, mỗi túi chứa ba tấm thẻ được ghi các số 2; 3; 7 Rút ngẫu nhiên từ mỗi túi ra một tấm thẻ và ghép thành số có hai chữ số với chữ số trên tấm thẻ rút từ túi I là chữ số hàng chục Tính xác suất của các biến cố sau:

a) A: “Số tạo thành chia hết cho 4”

b) B: “Số tạo thành là số nguyên tố”

Lời giải

Mỗi túi có 3 thẻ nên có 3 3 = 9 kết quả có thể xảy ra khi rút

Vậy không gian mẫu có 9 phần tử

Ω = {(2, 2); (2, 3); (2, 7); (3, 2); (3, 3); (3, 7); (7, 2); (7, 3); (7, 7)}

a) A: "Số tạo thành chia hết cho 4”

Trong 9 kết quả có thể xảy ra, có 2 kết quả thỏa mãn điều kiện trên:

(3, 2); (7, 2)

Ngày đăng: 02/07/2024, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w