1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam

10 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính sông nước trong văn hóa Việt Nam truyền thống
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Thể loại Đề cương môn học
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 669,5 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam được biên tập dưới dạng câu hỏi tự luận ĐỀ CƯƠNG MÔN VHVN ND1: Tính sông nước trong văn hóa Việt Nam truyền thống. Gợi ý: Cần nêu được: • Những đặc điểm nổi bật của địa hình sông nước Việt Nam, có số liệu, dẫn chứng. • Những biểu hiện của tính sông nước/ hình ảnh sông nước trong các thành tố văn hóa Việt Nam (Văn hóa vật chất: Ăn- mặc- ở- đi lại, cách ứng xử với môi trường tự nhiên, với môi trường xã hội cộng đồng; Văn hóa tinh thần: tín ngưỡng, phong tục, ngôn từ, lối sống, tư duy) TL1. 1.1. Vì sao trội tính sông nước Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có tính chất bán đảo rõ nét: khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp, có đường bờ biển dài hơn 2000km. Sự đa dạng môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên đã góp phần nêu bật lên tính trội sông nước của văn hóa truyền thống Việt Nam. 1.2. Biểu hiện tính trội sông nước Trong tập quán kĩ thuật canh tác (đê, ao, kênh, rạch…), cư trú (làng ven sông, ven biển, ngã ba, ngã tư sông,…), ở (nhà sàn, nhà thuyền, nhà bè, nhà nổi, mái nhà hình thuyền hai đầu mái công vút, lợp ngói vảy cá…), ăn (cá nước ngọt, nước mặn, thủy, hải sản…), đi lại (đường thủy phổ biến, phương tiện đa dạng: tàu, thuyền, bè, thúng…), cách ứng xử của con người “linh hoạt, mềm mại như nước”, sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền, bơi chải, “lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dung thuyền”…). Tính sông nước còn được thể hiện trong tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt ở việc thờ những loài sống ở vùng sông nước: rắn, cá sấu, rồng, cá voi… rồi tục thờ nước: nghi thức rước nước trong các lễ hội, lễ lấy nước mới… và kể cả trong việc tang ma thì quan tài ngày xưa được làm theo hình dáng con thuyền vì người xưa quan niệm khi người chết muốn qua được thế giới bên kia thì phải đi qua sông Vong Xuyên. Thêm vào đó, phong tục tập quán, thành ngữ, ca dao, nghệ thuật, lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt cũng mang đậm dấu ấn sông nước: (chèo, tuồng, múa rối nước, hò…), “Nước đến chân mới nhảy”, “Còn nước còn tắt” hay gọi tổ quốc là “Nước”. Bên cạnh những ưu đãi ban tặng, thiên nhiên cũng đặt ra cho con người Việt Nam không ít thách thức bằng những thiên tai bất ngờ, khí hậu thất thường (bão, lũ lụt…)

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN VHVN

ND1: Tính sông nước trong văn hóa Việt Nam truyền thống. 

Gợi ý: Cần nêu được:  

Những đặc điểm nổi bật của địa hình sông nước Việt Nam, có số liệu, dẫn chứng.  

Những biểu hiện của tính sông nước/ hình ảnh sông nước trong các thành tố văn hóa Việt Nam (Văn hóa vật chất: Ăn- mặc- ở- đi lại, cách ứng

xử với môi trường tự nhiên, với môi trường xã hội cộng đồng; Văn hóa tinh thần: tín ngưỡng, phong tục, ngôn từ, lối sống, tư duy) 

TL1.

1.1 Vì sao trội tính sông nước Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực

Đông Nam Á, có tính chất bán đảo rõ nét: khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và có hai mùa mưa, khô rõ rệt Sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp, có đường bờ biển dài hơn 2000km Sự đa dạng môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên đã góp phần nêu bật lên tính trội sông nước của văn hóa truyền thống Việt Nam

1.2 Biểu hiện tính trội sông nước

Trong tập quán kĩ thuật canh tác (đê, ao, kênh, rạch…), cư trú (làng ven sông, ven biển, ngã ba, ngã tư sông,…), ở (nhà sàn, nhà thuyền, nhà bè, nhà nổi, mái nhà hình thuyền hai đầu mái công vút, lợp ngói vảy cá…), ăn (cá nước ngọt, nước mặn, thủy, hải sản…), đi lại (đường thủy phổ biến, phương tiện đa dạng: tàu, thuyền, bè, thúng…), cách ứng xử của con người “linh hoạt, mềm mại như nước”, sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền, bơi chải, “lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dung thuyền”…) Tính sông nước còn được thể hiện trong tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt ở việc thờ những loài sống ở vùng sông nước: rắn, cá sấu, rồng, cá voi… rồi tục thờ nước: nghi thức rước nước trong các lễ hội, lễ lấy nước mới… và kể cả trong việc tang

ma thì quan tài ngày xưa được làm theo hình dáng con thuyền vì người xưa quan niệm khi người chết muốn qua được thế giới bên kia thì phải đi qua sông Vong Xuyên Thêm vào đó, phong tục tập quán, thành ngữ, ca dao, nghệ thuật, lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt cũng mang đậm dấu ấn sông nước: (chèo, tuồng, múa rối nước, hò…), “Nước đến chân mới nhảy”, “Còn nước còn tắt” hay gọi tổ quốc là “Nước” Bên cạnh những ưu đãi ban tặng, thiên nhiên cũng đặt ra cho con người Việt Nam không ít thách thức bằng những thiên tai bất ngờ, khí hậu thất thường (bão, lũ lụt…)

TL2.

Đặc điểm môi trường sông nước và ảnh hưởng của môi trường này tới văn hóa Việt Nam

 Đặc điểm môi trường sông nước Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có tính chất bán đảo rõ nét: khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và có hai mùa mưa, khô rõ rệt Sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp, có đường bờ biển dài hơn 2000km Có 2360 con sông dài trên 10km, trung bình 20km có 1 cửa sông Nhiều ao,

hồ, đầm phá, mương, kênh, Sự đa dạng môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên đã góp phần nêu bật lên tính trội sông nước của văn hóa truyền thống Việt Nam

 Ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam

- Trong tập quán kĩ thuật canh tác (đê, ao, kênh, rạch…), cư trú (làng ven sông, ven biển, ngã ba, ngã tư sông,…), ở (nhà sàn, nhà thuyền, nhà bè, nhà nổi, mái nhà

Trang 2

thủy, hải sản…), đi lại (đường thủy phổ biến, phương tiện đa dạng: tàu, thuyền, bè, thúng…) Quan hệ giao thương diễn ra nơi bến thương Đô thị là những thương cảng ven sông, ven biểu ( Thương cảng Hội An, Vân Đồn, Phố Hiến, Thi Lại, )

- Cách ứng xử của con người “linh hoạt, mềm mại như nước” ( Đi với bụt mặc áo

cà sa, đi với ma mặc áo giấy), sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền, bơi chải, “lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dung thuyền”…)

- Tính sông nước còn được thể hiện trong tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt ở việc thờ những loài sống ở vùng sông nước: rắn, cá sấu, rồng, cá voi… rồi tục thờ nước: nghi thức rước nước trong các lễ hội, lễ lấy nước mới… và kể cả trong việc tang

ma thì quan tài ngày xưa được làm theo hình dáng con thuyền Và khi người vừa chết cho 3 đồng xu vào miệng để người chết có tiền đi qua đò khi sang thế giới bên kia Vì người xưa quan niệm khi người chết muốn qua được thế giới bên kia thì phải đi qua sông Vong Xuyên Thêm vào đó, phong tục tập quán, thành ngữ, ca dao, nghệ thuật, lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt cũng mang đậm dấu ấn sông nước: (chèo, tuồng, múa rố i nước, hò…), “Nước đến chân mới nhảy”, “Còn nước còn tắt” hay gọi

tổ quốc là “Nước” Bên cạnh những ưu đãi ban tặng, thiên nhiên cũng đặt ra cho con người Việt Nam không ít thách thức bằng những thiên tai bất ngờ, khí hậu thất thường (bão, lũ lụt…)

DẤU ẤN TÍNH SÔNG NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Trong điều kiện của một nước nông nghiệp, nhân dân ta ít có nhu cầu đi lại, thường chỉ có đi ra đồng, đi lại giữa láng giềng với nhau và thỉnh thoảng mới đi lại giữa các làng để dự lễ hội hoặc thăm nhau Do đó, hoạt động giao thông ở Việt Nam thời xưa chậm phát triển Hệ thống đường giao thông bộ ở nước ta đến trước thời Pháp thuộc gồm ba loại đường: đường thiên lý, đường hàng tỉnh và đường hàng xã Đến đầu thế kỷ XX, cùng với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, hệ thống đường

đá, đường nhựa, đường sắt xuyên Việt cũng như liên tỉnh mới được xây dựng Bộ mặt giao thông ở Việt Nam được đổi mới Trong xã hội Việt Nam truyền thống, phương tiện vận chuyển chủ yếu của giới bình dân là đi bộ, gồng gánh đội thúng trên đầu hoặc mang gùi trên lưng Các vật nặng trên bộ được chở bằng xe cút kít (một bánh gỗ) hoặc

xe do trâu bò kéo Nói cách khác, trước ngày tiếp xúc với văn minh phương Tây, người Việt thường sử dụng voi, ngựa, xe trâu, xe bò, kiệu cáng, gùi, điệu, cõng, mang… và được cải tiến theo lối kéo trực tiếp hoặc kéo bằng xe Sách Trung Hoa đời Hán diễn đạt sự khác biệt truyền thống trong cách thức đi lại của người phương Nam

và phương Bắc rất ngắn gọn: Nam di chu, Bắc di mã (Nam đi thuyền, Bắc đi ngựa)

Ở phương Nam sông nước, thuyền rồng là biểu tượng của quyền uy, ở Trung Hoa

du mục thì cái sang trọng của vua thể hiện ở các cỗ xe tam mã, tứ mã… Đường bộ thường nhỏ hẹp, bùn lầy khi trời mưa, nên dân quê thường đi chân đất Các tầng lớp quan liêu thường hay sử dụng các loại vận chuyển cho những phu hầu phục vụ, như võng, cáng, kiệu, có thêm những người hầu che lọng đi theo Trong quân sự và ở những cấp quan cao có dùng ngựa cưỡi và đôi khi dùng voi kéo, do người quản tượng điều khiển

Đò thuyền là hình thức vận chuyển chủ yếu và thích hợp trong một đất nước nhiều sông, rạch, theo chức năng, có các loại đò dọc, đò ngang, theo chủng loại, có các loại thuyền thúng, thuyền đinh, thuyền độc mộc, thuyền buồm…

2

Trang 3

Ngay từ thời Đông Sơn, Phù Nam, Chăm pa, chúng ta đã có nhiều loại thuyền: thuyền độc mộc, thuyền tam bản, thuyền lớn Thuyền chiến, thuyền rồng cũng

được sử dụng trong quân đội và các hàng ngũ quan liêu quý tộc Các người ngoại quốc phương Tây đến Việt Nam trong những thế kỷ XVII, XVIII, XIX đều có nhận xét rằng người Việt Nam đóng thuyền chiến và điều khiển thuyền chiến rất giỏi, kỹ thuật vào loại cao trên thế giới Ngoài ra, nước ta còn có các loại phương tiện giao thông vận tải trên sông nước rất phong phú như ghe, xuồng, bè, mảng, phà, tàu…

- Con người thì giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, hiểu rõ về thủy triều Đặc biệt ông cha ta có tục vẽ mắt cho thuyền bởi quan niệm thuyền cũng là một sinh vật có hồn, vẽ mắt cho truyền để tránh các loài thủy quái dưới biển làm hại Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại nơi bến sông cũng rất phát triển, hình thành nên những đô thị ven sông ven biển So với đường thủy thì đường bộ thì kém phát triển hơn do tục sống định cư để trồng lúa nước, các con đường chủ yếu là nhỏ hẹp, chưa có nhiều các phương tiện giao thông và con người thì đi bộ, dùng trâu bò là phương tiện giúp kéo, thồ, tích hợp với việc cày cấy Nhìn chung với đời sống vật chất đơn giản nên giao thông đi lại của người Việt cũng không có bước phát triển vượt bậc, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của chính mình

2 VĂN HÓA SÔNG NƯỚC Ở NAM BỘ NHÌN TỪ KHẢO CỔ HỌC

- Giao thông, giao thương sông nước/biển/ ghe xuồng, cởi mở và tiếp nhận

- Thời kỳ khai phá vùng đất Nam bộ: Phần đông lưu dân Ngũ Quảng vào Nam một cách tự phát, họ tổ chức thành từng nhóm một vài gia đình hoặc cử những người khỏe mạnh đi trước đến vùng đất mới, tạo dựng cơ sở rồi đón gia đình vào sau Phương tiện lưu chuyển chính là ghe – thuyền bởi lúc bấy giờ, việc đi lại giữa các phủ miền Trung với vùng Gia Định chủ yếu bằng đường biển Tất nhiên cũng có những người chấp nhận mạo hiểm trèo đèo lội suối đi bằng đường bộ, có khi ở lại một địa phương nào đó một thời gian rồi lại tiếp tục tìm đến vùng đất mới Đồng Nai Số này

có lẽ ít hơn bởi đường đi quá gian nan và mất nhiều thời gian.- Từ cuối thời Nguyễn ở Nam bộ hình thành các thị tứ Vị trí của các đô thị Nam bộ thường ở trung tâm của mạng lưới giao thông đường thủy từng khu vực, tận dụng sự thuận tiện của hệ thống sông, kênh rạch, đường biển… và những bến – chợ trước đó để hình thành các bến cảng trong đó có những cảng thị quan trọng như Sài Gòn, Cù Lao Phố, Mỹ Tho, Ba Vát (Bến Tre), Hà Tiên…sau này như Cần Thơ, Long Xuyên, Sa Đéc… Có thể nói tính chất của đô thị Nam bộ là những “đô thị sông nước”, người ta biết đến đô thị không chỉ là những thành quách, các công trình hành chính hay tôn giáo mà còn được biết đến vì những bến - chợ nổi tiếng với sự phong phú của hàng hóa, sự giao lưu trao đổi buôn bán trù mật, sự đông đúc đa dạng của cư dân

- Ví dụ như Gia Định thành có cấu trúc giao thông đường thủy: Sông Sài Gòn là giao thông đường thủy quan trọng nhất, cảng Bến Nghé xưởng đóng tàu Ba Son là vị trí tiền tiêu, cửa ngỏ giao dịch buôn bán với những tàu nước ngoài Hệ thống kho bãi, nhà máy dọc theo kênh rạch dày đặc như rạch Thị Nghè, kênh Bến Nghé, kênh Tẻ, rạch Cầu Kho Kênh Tàu Hủ nối liền các tỉnh miền Tây và cảng Bến Nghé, là con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo, lương thực… làm nên nền ngoại thương từ rất sớm

ND2: Tín ngưỡng và các loại tín ngưỡng ở Việt Nam: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, tín ngưỡng phồn thực.  

Trang 4

 Với từng loại hình tín ngưỡng: khái niệm; Những biểu hiện/ đặc điểm của tín ngưỡng đó; Lấy ví dụ cụ thể minh họa; Ý nghĩa trong đời sống của người Việt; Những tích cực và hạn chế của việc thực hành những tín ngưỡng đó. 

1 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên 

4

Trang 6

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một phần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam Với người Việt sống bằng nghề lúa nước, sự gắn bó với tự nhiên kéo dài và bền

chặt. Tín ngưỡng này tập trung vào việc thờ cúng các linh hồn thiên nhiên, được coi là thế lực đứng đằng sau các hiện tượng tự nhiên có thể nhìn thấy được trong thiên nhiên Bên cạnh đó, trong quá trình lao động, con người và tự nhiên tác động qua lại lẫn nhau Tự nhiên cung cấp cho ta môi trường, các thành phần để trồng trọt như: nắng, nước, đất, và chúng ta khai thác thế mạnh của thiên nhiên, đồng thời cũng chống lại các thiên tai của tự nhiên Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự

nhiên đã đưa đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Đây là tín ngưỡng dân gian thuần

Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã

hội Trong tín ngưỡng này có việc thờ thực vật và động vật Về thực vật được tôn sùng nhất là Cây lúa Ở mọi miền đất nước, dù là người Việt hay các vùng dân tộc

thiểu số, đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa, … Tục thờ hạt lúa thần, gọi vía lúa, rước lúa, cầu mưa, rước nước, tịch điền, hạ điền, là sự biểu hiện lòng tôn kính “Thần Lúa” của người nông dân Cây lúa được tôn thờ khắp nơi, và sau đó là các loài cây xuất hiện sớm như cây cau, cây đa, cây dâu, quả bầu. Thờ cúng thực vật là

một phần quan trọng của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Về động vật, thiên về thờ thú

hiền như hươu, nai, cóc, đặc biệt là thờ các loài vật phổ biến ở vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu Những con vật này đóng vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp Người Việt có câu: “Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng” Thiên tướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức biểu trưng: Tiên, Rồng Theo như truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là

“giống Rồng Tiên” Người Việt thờ các thần thánh liên quan đến không gian và thời gian, như Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ Phương chi thần, và Thập nhị Hành khiển. Các nữ thần này có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở và duy trì sự sống Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên không chỉ là một phần của tín ngưỡng dân gian, mà còn thể hiện sự kết nối sâu sắc giữa con người và thiên nhiên, đóng góp vào văn hóa và tâm linh của người Việt Nam Tôn giáo chính thống của người Việt Nam

2 Tín ngưỡng phồn thực là gì?

Đầu tiên, chúng ta có thể thấy nghề trồng lúa nước có ảnh hưởng rất rõ tới tín ngưỡng và các tục lệ thờ cúng của người dân ta Một trong những biểu trưng rõ ràng

nhất là tín ngưỡng phồn thực Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy

trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực Ở Việt Nam, tín

6

Trang 7

ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí nam và nữ (khác với ấn Độ chỉ thờ sinh thực khí nam) và thờ cả hành vi giao phối (người và thú, ngay ở Đông Nam Á cũng ít có dân tộc thờ việc này) Các nghi lễ thờ cúng thần nông nghiệp, các ma thuật phục vụ mùa màng, các hình thức khác nhau của tục hèm, kiêng cấm trong trồng trọt, những dị đoan về mối liên hệ tình dục con người với sự mắn đẻ sinh sôi của vật nuôi và cây trồng đều gắn liền với tín ngưỡng phồn thực Nói đến tín ngưỡng phồn thực, chúng ta đều hiểu rằng đó là nói đến tiếng vang nào đó của tín ngưỡng nông nghiệp thời cổ về mối liên hệ siêu nhiên giữa con người và đất đai, cây trồng với vật nuôi Không những thế, nghề lúa nước cũng rất trọng phụ nữ Một cuốn sách nghiên cứu (xuất bản năm 1984) đã liệt kê được 75 nữ thần, chủ yếu là các bà mẹ, các Mẫu (không những có Ông Trời, mà còn có Bà Trời tức Mẫu Cửu Trùng, ngoài ra

là Mẫu Thượng Ngàn, Bà chúa Sông v.v ) Trong đó, bà Trời, bà Đất, bà Nước là những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thân thiết nhất với cuộc sống của người nông dân trồng lúa nước Ba vị này tồn tại dưới dạng tín ngưỡng Tam Phủ Tiếp theo trời, đất và nước là những nữ thần Mây – Mưa – Sấm – Chớp – các hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước Đến khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam, nhóm nữ thần này trở thành hệ thống Tứ Pháp: Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần Mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng và Pháp Điện (thần Chớp) thờ ở chùa

Bà Dàn

TL2

MỞ BÀI: Ở Việt Nam, bên cạnh sự tồn tại của các tôn giáo chính thống, còn có các tín ngưỡng dân gian, trong đó là tín ngưỡng phồn thực Đây là tín ngưỡng bản địa cổ truyền, đặc trưng của cư dân nông nghiệp

Nội dung:

phồn = nhiều, thực = sinh sôi, nảy nở  tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi, nảy nở, muôn vật tốt tươi, phồn thịnh với 2 hình thức:

+ Thờ sinh thực khí (linga – yoni): Các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói về ước vọng phồn sinh Người xưa, qua trực giác, tin rằng năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay ở con người có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng Do vậy tín ngưỡng phồn thực, với nhiều nghi thức thờ cúng, phát sinh và phát triển đa dạng

+ Thờ hành vi giao phối: Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều dân tộc nông nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á

- Biểu hiện:

+ Tư duy lưỡng tâm

VD: Đồng tiền có 2 mặt âm dương ; bánh chưng dài, bánh dày tròn

+ Các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng phồn thực VD: Lễ hội “Linh tinh tình phộc” ở Phú Thọ Người dân Tứ Xã làm hai “linh vật” bằng gỗ mít, gói trong dải khăn son, đặt trong hòm nhỏ sơn son rồi cất trong “ngăn bí mật” phía trên bàn thờ trong miếu “Vật linh” luôn được gìn giữ tôn nghiêm, cẩn thận, “ngăn bí mật” và chiếc hòm luôn được khóa kín, chỉ được đưa ra vào “giờ thiêng” - 0h đêm 11 rạng 12 tháng Giêng.Hai người được chọn cầm hai vật linh diễn cảnh giao hợp trong tiếng hò reo, tiếng hát sôi nổi của mọi người

Trang 8

+ Các trò chơi VD: Trò cướp cầu – một trò chơi Việt Hai phe tranh nhau một quả cầu màu đỏ (dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên mình Với cùng ước mong phồn thực, cầu may, cầu hạnh phúc là hàng loạt trò chơi như tung còn, ném cầu, đánh phết đánh đáo, bắt trạch trong chum, …

+ Các phong tục tập quán VD: Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa

"tùng dí", thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam

và nữ, cứ mối tiếng trống "tùng" thì họ lại "dí" hai vật đó lại với nhau Phong tục "giã cối đón dâu" cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực

KẾT BÀI: Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tín ngưỡng phồn thực đã trở thành 1 thứ trầm tích văn hóa trong nền văn hóa Việt Thể hiện tư tưởng trực quan, sinh động của

cư dân nguyên thủy Đến nay tín ngưỡng phồn thực vẫn còn để lại dấu ấn đậm nét trong văn hóa Việt Nam

TL3.

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về "Phồn Thực", nhưng đều có chung một định nghĩa: Phồn có nghĩa là nhiều; Thực có nghĩa là nảy nở Phồn thực là tín ngưỡng

thờ cơ quan sinh dục của nam và nữ hoặc thờ hành vi giao phối để nói về ước vọng phồn sinh

ở Việt Nam Tín Ngưỡng Phồn Thực là một trong những tín ngưỡng lâu đời, xuất

hiện trong nền kinh tế nông nghiệp lúa nước luôn đề cao sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam là tín ngưỡng thờ cơ quan sinh dục của nam,

nữ và hành vi giao phối

Các lễ hội Phồn Thực nổi tiếng Việt Nam

Những lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực của người Việt cũng được lưu giữ ở nhiều làng quê và thu hút sự quan tâm của cộng đồng

Lễ hội Linh Tinh Tình Phộc Phú Thọ

Lễ hội Trò Trám hay còn gọi là "Linh tinh tình phộc" diễn ra vào ngày 11 và 12 tháng Giêng ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ được xem là lễ hội mang tín

Tâm điểm của lễ hội Trò Trám là lễ mật diễn ra lúc sang canh đêm 11 rạng ngày 12 tháng Giêng âm lịch, thời gian giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu

Sau phần lễ, ánh sáng trong đền đều tắt, chủ tế hô “linh tinh tình phộc”, hai nhân vật chính (là cặp vợ chồng được lựa chọn kỹ càng) với nam cởi trần đóng khố cầm nõ – tượng trưng cho sinh thực khí nam; nữ mặc váy, đeo yếm đào cầm nường – tượng trưng cho sinh thực khí nữ làm các thao tác tượng trưng hoạt động tính giao Ba lần đâm trúng – mùa màng tươi tốt, bội thu; hai lần – được mùa; một lần là làm ăn kém…

Lễ hội rước "của quý" tại Ná Nhèm Lạng Sơn

Lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày là "bôi nhọ mặt") là lễ hội truyền thống của người Tày đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng

Lễ hội Ná Nhèm tưởng niệm vua Mạc Thái tổ - Mạc Đăng Dung Trong số các lễ vật dâng vua có hai vật tế gây chú ý là tàng thinh và mặt nguyệt (sinh thực khí nam và nữ) tượng trưng cho mong muốn con đàn cháu đống, duy trì nòi giống, dòng họ

8

Trang 9

Lễ hội “Ông Đùng Bà Đà” Thái Bình

Lễ hội diễn ra vào ngày 14-4 âm lịch hàng năm tại Đền thờ bà chúa Muối thuộc làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Lễ hội là nơi gửi gắm ước vọng của những người dân làng muối về sự sản sinh, sinh sôi, dồi dào

Hội làng Đồng Kỵ Bắc Ninh

Lễ hội diễn ra ngày 6 tháng giêng hàng năm

Phần hội có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ) , tan hội hai sinh thực khí được đốt đi

và tro đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài đồng để mùa màng tốt tươi Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra

3 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng

Khái niệm: Thành hoàng làng là 1 vị thần bảo trợ cho 1 thành quách cụ thể Có nguồn gốc từ Trung Quốc từ xa xưa và được du nhập vào VN thời Bắc thuộc

+ Theo nguyên mẫu: Thành hoàng làng Thưng Long: thần Long Đỗ, Tô Lịch Giang thần Ngoài r còn có hệ thống Thăng Long tứ trấn

 Hướng Đông: thần Bạch Mã tượng trưng cho Mặt trời, thờ thần Mặt trời

 Hướng Tây: thần Linh Lang, đền Voi Phục, thờ Nước

 Hướng Nam: thần Cao Sơn, thờ ở đền Kim Liên, thờ núi

 Hướng Bắc: thánh Trấn Vũ, thờ ở đền Quán Thánh

+ Đến thời kì độc lập của Đại Việt, các vương triều Lí, Trần, Lê vẫn duy trì tục thờ thành hoàng thành Thăng Long Đến thời nhà Nguyễn đã cho xây các miếu thờ thành hoàng ở các tỉnh và lập bài vị thờ thần thành hoàng các tỉnh trong miếu thờ ở kinh đô Huế

+ Ở các làng quê, tín ngưỡng này dần dần hòa tan và tồn tại với sức sống mãnh liệt Thần thành hoàng của mỗi một làng quê được coi như một vị thánh

 Ở một số vương triều (cụ thể nhà Lê – TK XV) được nhà nước rà soát lại hệ thống các vị thần, xếp hạng và ban sắc phong cho các vị thần (quan chức hóa các vị thần) + Về thân phận thành hoàng làng: ở mỗi nơi lại có những vị thần có xuất thân khác nhau

 Thành hoàng làng có thể là người có công sức với nước, với làng (là người sáng lập

ra làng, là người dạy nghề cho dân làng – ông tổ nghề, người chết vào giờ thiêng, )

 Thành hoàng làng có thể là nhân thần (những nhân vật lịch sử như Ngô Quyền, Hai

Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, …) hay nhiên thần (thần Tản Viên, thần Long Vương, thần

Tử Pháp,…), có thể là phúc thần, ác thần, dâm thần, có thể là một, hay nhiều người + Về cách thức: thành hoàng làng ở các làng quê thường được thờ phụng trong đình, làng, nghè, miếu, … Các lễ hội của làng thường gắn với tín ngưỡng thờ thành hoàng KẾT BÀI: Đối với dân làng, thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp luật cùng hi vọng của cả làng, lại cũng là 1 mối liên hệ vô hình, chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin để vượt qua những khó khăn trong cuộc đời

Trang 10

một niềm tin thiêng liêng, một chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng từ bao đời

đậm dấu ấn tâm linh và thể hiện quan niệm “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam

Nguồn gốc và đặc điểm tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng của người Việt:

Thuật ngữ Thành Hoàng là một từ Hán Việt: “Thành Hoàng” có nghĩa là thành

hào, hào có nước gọi là trì, không có nước gọi là hoàng Đắp đất làm “thành”, đào hào làm “hoàng” Thành Hoàng xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại vào thế kỷ V, VI trước Công nguyên và được thờ như là vị thần bảo hộ cho một thành trì, một phủ, một châu, hay một huyện Xã hội Trung Quốc được phân chia thành hai cấp: vương và hầu, vua cai quản chư hầu Mỗi chư hầu như là một vương quốc nhỏ có một tòa thành và một số

ấp nông thôn vây quanh Do vậy, để bảo vệ thành phải có Thành Hoàng, bảo vệ ấp thổ địa Vì vậy việc thờ Thành Hoàng là khá phổ biến khắp đất nước Trung Hoa vào thời

cổ đại

 Ở Việt Nam, Thành Hoàng là vị thần được tôn thờ chính trong các đình, miếu làng, là vị thần linh cai quản toàn bộ thôn, xã là thần hộ mệnh, phù hộ, độ trì và che chở, ban phúc cho dân làng Danh hiệu Thành Hoàng xuất hiện vào đầu thế kỷ IX, khi Cao Biền lập đền thờ Tô Lịch, một nhân thân và suy tôn là Đô Phủ Thành Hoàng thần quân, tức là Thành Hoàng của thành Đại La (Hà Nội ngày nay) Tuy tín ngưỡng thờ Thành Hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng vì quy mô và cơ cấu làng cổ Trung Quốc có nhiều điểm khác với làng cổ Việt Nam, nên tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Việt cổ có khác Ở Việt cổ thờ Thành Hoàng không phải lúc nào cũng thờ thần bảo vệ Thành Hoàng, mà thờ chủ yếu những người có công với dân với nước, người có công lập ra làng, xã, huyện, phủ, hoặc người có công truyền dạy nghề cho dân làng, hoặc người tốt của dân. Việc thờ Thành Hoàng có khi là một sức mạnh thiên nhiên như: núi,

10

Ngày đăng: 02/07/2024, 08:35

w