Platform được tạm dịch là “nền tảng”: là một thuật ngữ lập trình dùng để chỉ một nhóm công nghệ được sử dụng làm cơ sở cho việc phát triển ứng dụng, quy trình hoặc công nghệ ở các lớp ca
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BÁO CÁO
THỰC TẬP NGÀNH KỸ THUẬT
MÁY TÍNH
Giảng viên phụ trách: TS Nguyễn Thị Thanh Vân
Mã môn học: ELT4001 1 Sinh viên: Nguyễn Minh Hiếu Lớp: K66K – Khoa Điện tử viễn thông
Mã sinh viên: 21020908
Số điện thoại: 0388343833 – email: 21020908@vnu.edu.vn
Hà Nội – 2024
Trang 2Mục lục
I Nội dung thực tập 2
2.1 Nền tảng IoT 2
2.1.1 Tổng quan nền tảng IoT 2
2.1.2 Chức năng, thành phần của Platform 2
2.1.3 Nền tảng IoT của Viettel – InnoWay 3
2.1.4 Các thành phần chính của InnoWay 4
2.1.5 Bài tập về nhà 4
II Thảo luận 10
Trang 3I Nội dung thực tập
Thời gian: 29/04/2024 – 05/05/2024
Nội dung:
- Thứ 7: Nghỉ học do công ty có lịch bù làm do nghỉ lễ 30/4 – 1/5
- Chủ nhật: Học bù các kiến thức của ngày thứ 7 – Nền tảng IOT
2.1 Nền tảng IoT
2.1.1 Tổng quan nền tảng IoT
IoT là thuật ngữ đề cập đến mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh với nhau và công nghệ phục vụ cho hoạt động giao tiếp giữa các thiết bị và cloud cũng như là các thiết bị với nhau
Các thiết bị sẽ có định danh riêng và khả năng thu thập dữ liệu về môi trường của chúng Đi kèm với đó
là sự ra đời của chip máy tính giá rẻ và công nghệ viễn thông băng thông cao, tiết kiệm năng lượng Một số thiết bị IoT xuất hiện nhiều trong cuộc sống hằng ngày ví dụ như máy hút bụi, điều hòa thông minh với các tính năng điều khiển, thu thập dữ liệu từ xa
Vậy, platform (nền tảng) IoT là gì ? Và nó có những tác dụng gì ?
Platform được tạm dịch là “nền tảng”: là một thuật ngữ lập trình dùng để chỉ một nhóm công nghệ được
sử dụng làm cơ sở cho việc phát triển ứng dụng, quy trình hoặc công nghệ ở các lớp cao hơn
Digital Platforms là công cụ phần mềm có thể cấu hình và mở rộng dễ dàng Nó được sử dụng để phát triển các chương trình phần mềm, quy trình, dịch vụ và công nghệ Trong đó, IoT backend và cả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram…
IoT Platform, hiểu theo một nghĩa rộng hơn gồm IoT Backend và cả các công cụ phần cứng (dev KIT, Module giao tiếp, SDK…) phục vụ phát triển thiết bị (End device hoặc Hub/ Gateway)
2.1.2 Chức năng, thành phần của Platform
IoT Platform là công cụ phần mềm chuyên biệt để phát triển và quản lý các giải pháp IoT (IoT
solutions)
IoT Platform cung cấp nhiều công cụ để phát triển, sản xuất, quản lý và đưa ra sản phẩm ra thị trường nhanh hơn, rẻ hơn, ít tốn kém hơn
Cho phép giao diện giữa Backend và thiết bị trở nên đơn giản và giảm chi phí
Các thành phần của một giải pháp IoT:
- Infrastructure: Data Center, Server, môi trường ảo hóa (virtual environment)… triển khai
On-Premises hoặc Cloud
- Software: IoT Backend / Platform, phần mềm khác (xử lý nghiệp vụ, logic, Frontend, Mobile app)
- Services: dịch vụ đến tay người dùng
Như vậy, ta có thể thấy, IoT Platform nằm trong phần software của giải pháp IoT, đó là một trong các chức năng của IoT Platform
Trang 4Phân loại nền tảng IoT
Phân loại nền tảng IoT:
- Theo Layer: Theo định hướng bộ công cụ support của nền tảng IoT (Thiết bị, Telco, Data,
Application)
- Theo vertical: Phân theo ngành, nông nghiệp, tiêu dùng, năng lượng, sức khỏe, công nghiệp
- Theo các dòng thiết bị: của chính mình sản xuất, của nhà sản xuất khác, của cả 2 loại trên
- Định hướng người dùng: Cho nội bộ hoặc mở rộng rộng rãi
Platform theo layer:
- AEP (Application Enablement Platforms): Quản lý các ứng dụng, quy trình phát triển, quản lý version, API Các thành phần của nó gồm App management, App development,…
- DEP (Data Enablement Platforms): Quản lý, lưu trữ, phân tích dữ liệu, logic, …
- Telco Management Platforms: Các công cụ quản lý kết nối, SIM, tính cước, quản lý thuê bao
- DMP (Device Management Platforms): Quản lý thiết bị, cấu hình, điều khiển, FOTA, …
So sánh về Time to Market khi thực hiện một giải pháp IoT:
- Buy IoT Application: Nhanh, gọn nhưng khó khăn trong việc customize, chi phí cao
- Buy IoT Platform: Dễ dàng customize, rẻ hơn nhưng sẽ lâu hơn một chút so với mua cả giải pháp
Ưu điểm của việc sử dụng Platform là sẽ tiết kiệm chi phí hơn cũng như việc có thể tùy chỉnh theo các chế độ mong muốn
2.1.3 Nền tảng IoT của Viettel – InnoWay
InnoWay là một nền tảng IoT được nghiên cứu và phát triển bởi Viettel High Tech – đơn vị nghiên cứu, sản xuất công nghệ chủ lực của tập đoàn Viettel
InnoWay ra đời với mục đích giảm chi phí PoC và time to market: tối ưu quy trình xây dựng giải pháp IoT toàn trình gồm: Lớp thiết bị, lớp kết nối, lớp Backend và lớp ứng dụng
Trang 5InnoWay định hướng mở rộng rãi tới các developer dễ dàng sử dụng để phát triển các solutions, các bộ công cụ hỗ trợ việc vận hành khai thác, cho phép tích hợp toàn bộ thiết bị từ các nhà sản xuất khác InnoWay cung cấp bộ công cụ vượt trội so với nền tảng hiện tại có ở Việt Nam về phát triển thiết bị và các công cụ quản lý SIM, provisioning, thuê bao, gói cước
Các giải pháp IoT được phát triển dựa trên nền tảng InnoWay:
- Giải pháp SmartHome
- Định vị thông minh vTag: Tiết kiệm năng lượng, định vị mọi nơi, chuyển mode thông minh (Đã được xem hoạt động trực tiếp thông qua mentor)
- Smart Metering: Đồng hồ đo nước thông minh, đo điện thông minh…
2.1.4 Các thành phần chính của InnoWay
Các khối chức năng của nền tảng InnoWay:
- Khối quản lý người dùng
- Khối quản lý thiết bị
- Khối quản lý dữ liệu
- Khối định nghĩa nghiệp vụ
- Bảng điều khiển, giám sát
Khối quản lý người dùng: Cho phép đăng ký, đăng nhập, quản lý thông tin của người dùng, quản lý vai trò (role) của người dùng trong dự án, quản lý gói cước và thông tin thaCnh toán
Khối quản lý thiết bị: Quản lý kết nối của thiết bị, quản lý thông tin, cấu hình và trạng thái của thiết bị, hành vi, điều khiển thiết bị, firmware
Khối quản lý dữ liệu: Lưu trữ, quản lý luồng dữ liệu, tiền xử lý, làm sạch dữ liệu thô, hỗ trợ phân tích
và tổng hợp, cung cấp các API để theo dõi, giám sát
Khối định nghĩa nghiệp vụ: Cho phép định nghĩa các nghiệp vụ để tiến hành điều khiển, thu thập thông tin
Bảng điều khiển, giám sát: Cung cấp giao diện cho trạng thái của các thiết bị, dữ liệu, cung cấp công cụ điều khiển ảo
Phần thực hành trên lớp tiến hành khá lâu và em cũng không lưu lại quy trình làm cụ thể nên em trình bày quy trình làm bài tập về nhà (cũng gần tương tự phần thực hành tại lớp.)
2.1.5 Bài tập về nhà
Đề bài: Tạo một nút công tắc điều khiển đèn thật (dùng MQTT Explorer để mô phỏng, trong các tuần
sau có thể sẽ thực hiện trên ESP 32), gửi lên cùng một topic điều khiển đồng thời 2 đèn thật Sau đó mỗi đèn thật gửi về một bản tin dùng một topic riêng, sao cho nếu 1 đèn thật tắt thì đèn ảo cũng sẽ tắt theo, không ảnh hưởng lẫn nhau (đèn ảo là đèn trên hệ thống InnoWay)
Các bước làm bài:
Trang 6Bước 1: Tạo một dự án
Bước 2: Tại phần quản lý tổ chức, tạo tổ chức
Trang 7Bước 3: Tại tổ chức muốn quản lý, ạo ra các thiết bị cần sử dụng tại mục thiết bị:
Bước 4: Trong phần thiết bị, tạo ra thuộc tính cho thiết bị, ví dụ với đèn, sẽ có status thể hiện việc đèn
có sáng hay không
Bước 5: Tại phần quản lý nghiệp vụ, tạo ra Thing tương ứng (Thing ở đây đại diện cho một nhóm các nghiệp vụ cụ thể)
Trang 8Bước 6: Bên trong Thing, ta tạo ra các nghiệp vụ tương ứng:
Bước 7: Lập trình cho các nghiệp vụ (tùy từng nghiệp vụ sẽ có thao tác lập trình khác nhau)
Bước 8: Tại mục Adapter, tạo ra các Adapter tương ứng Ta có thể hiểu đơn giản các Adapter như các
bộ chuyển đổi để bên truyền và nhận hiểu được Mỗi Adapter sẽ có thể thực hiện tương ứng 1 hoặc nhiều nghiệp vụ đi kèm
Bước 9: Tại phần bảng điều khiển, tạo ra các bảng điều khiển tương ứng, ví dụ như hình dưới, lamp controller chứa các nút bấm để điều khiển đèn, Đèn là các đèn ảo mô phỏng
Trang 9Bước 10: Sử dụng phần mềm MQTT explorer (vì giao thức truyền thông sử dụng trong bài tập này là MQTT) để nhận các bản tin bật / tắt đèn Cần nhập các thông tin về Host, Port, Username và password Host của bên Viettel, Port mặc định là 1883 Username có thể nhập tùy ý, còn password có thể thu thập bằng cách nhấn vào user tại Innoway -> Copy token thiết bị
Trang 10Bước 11: Giao diện sau khi đăng nhập xong Ta có thể gửi lên các bản tin theo topic, nhận về các bản tin sau khi subscribe
Kết quả:
Nút điều khiển đèn
Trang 11Đèn ảo trước khi tương tác
Đèn ảo sau khi tương tác
II Thảo luận
Tại tuần này, công ty đã trang bị cho sinh viên kiến thức liên quan đến Platform IoT, một trong các
công cụ quan trọng trong việc phát triển các ứng dụng IoT
Tiếp đó, là giới thiệu đến một nền tảng IoT mà Viettel phát triển là InnoWay Hướng dẫn các chức năng của nền tảng này, thao tác, cũng như là thực hành trực tiếp với nền tảng này
Bài tập về nhà không quá khó, giúp sinh viên ôn lại và hiểu cách hoạt động của nền tảng