1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẤT VÀ NGƯỜI AN GIANG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN TÙNG CHINH

124 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Văn chương thường được vun đắp nên từ những chất liệu của đời sống hiện thực và hiện thực về vùng đất, con người luôn trở thành trung tâm của sự phản ánh. Văn học hiện đại Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có sự đổi thay mạnh mẽ về diện mạo, trong đó có sự phát triển của văn học địa phương. Văn học miền Tây Nam Bộ vận động và phát triển trong mối quan hệ với văn học của đất nước. Có khá nhiều cây bút đã đóng góp mạnh mẽ cho nền văn chương khu vực miền Tây Nam Bộ, cụ thể là văn học của vùng đất An Giang. Văn học An Giang đã góp thêm sức cho dòng chảy của nền văn học nước nhà với nhiều thành tựu tiêu biểu, với không ít tác giả có tác phẩm được chọn giảng dạy trong nhà trường từ lâu. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như Viễn Phương, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức,… Những năm gần đây, văn chương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long liên tục xuất hiện những cái tên khá mới của vùng đất An Giang tươi đẹp như: Trần Tùng Chinh, Võ Diệu Thanh, Mai Bửu Minh, Đoàn Văn Đạt, Nguyễn Lập Em,… với những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Đó là những tác phẩm chứa đựng bao tâm tư, trăn trở về cuộc sống và con người miền Tây thân thương. Trần Tùng Chinh cũng là một trong số những nhà văn có những tác phẩm mang đậm hương vị của vùng đất và con người An Giang. Điều này cũng không lạ, bởi lẽ, ông có một cuộc sống gắn bó với An Giang từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành và trong ông luôn chất chứa một tình yêu sâu đậm đối với vùng đất thấm đượm phù sa này. Là người con của Nam Bộ giàu lòng nhân hậu và lạc quan nên Trần Tùng Chinh cũng thể hiện trên những trang viết của mình sự nhẹ nhàng, hồn nhiên, trong trẻo. Khởi đầu sự nghiệp văn chương từ khi còn là một sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn, đến nay, Trần Tùng Chinh đã khá thành công với nhiều giải thưởng văn học ở mảng truyện ngắn. Không những thế, các sáng tác dành cho lứa tuổi thiếu nhi, tuổi teen của ông tạo nên sức ảnh hưởng nhất định trong việc hình thành nhân cách của các em học sinh. Từ đó, nhà văn “trẻ” Trần Tùng Chinh bắt đầu được nhiều độc giả biết đến và dành nhiều tình cảm cho ông. Những tác phẩm của nhà văn được in trên các trang báo, tạp chí quen thuộc: Áo trắng, Văn nghệ, Thất Sơn, Hoa học trò,… cũng được độc giả đón nhận như một món quà tinh thần. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu về sáng tác của nhà văn này là hợp lí.

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành không chỉ có sự cố gắng của bản thân màcòn có sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè Bằng tình cảm chân thànhnhất, tôi xin được bày tỏ lòng tri ân đến:

Trường Đại học Sài Gòn, phòng Đào tạo sau đại học, cùng các giảngviên đã tận tình chỉ dạy và tạo điều điện cho tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.

Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Hà Minh Châu – ngườihướng dẫn khoa học và cũng là người đã luôn tận tình chỉ bảo, động viên tôitrong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành công trình khoa học của mình.

Bên cạnh đó, tôi xin cám ơn nhà văn Trần Tùng Chinh - người đã cungcấp nhiều tài liệu, thông tin về tác giả và những sáng tác của mình - luôn nhiệttình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn khích lệ và hỗ trợ tôi trong suốtquá trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu sót; tôi rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, đóng góp của quýthầy cô.

Xin chân thành cảm ơn!

TPHCM, ngày 14/6/2019Tác giả luận văn

Phạm Hồng Ngọc

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Phạm Hồng Ngọc, tôi cam đoan rằng những kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là công trình của riêng tôi dưới sự hướngdẫn của TS Hà Minh Châu, những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác vàcác số liệu được sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ.

Tác giả luận văn

Phạm Hồng Ngọc

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iLỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

1 Lí do chọn đề tài 12 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 54.2 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 66 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Những đóng góp mới của đề tài 78 Kết cấu luận văn 7

CHƯƠNG 1: TRẦN TÙNG CHINH VÀ MỐI DUYÊN NỢ VỚI AN GIANG9

1.1 Trần Tùng Chinh – Từ nhà giáo đến nhà văn 9

1.1.1 Đôi nét về cuộc đời 91.1.2 Quá trình sáng tác 11

1.2 Trần Tùng Chinh và quê hương An Giang 14

1.2.1 An Giang - miền quê gắn bó sâu nặng 14

1.2.2.Truyện ngắn viết về An Giang trong văn nghiệp của Trần Tùng Chinh 17

1.3 Trần Tùng Chinh trong làng văn An Giang 20

1.3.1 Vài nét về văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 201.3.2 Nhà văn Trần Tùng Chinh trong văn học An Giang 23

Trang 7

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT VÀ NGƯỜI AN GIANG TRONGTRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN TÙNG CHINH 28

2.1 Đất An Giang trong truyện ngắn của Trần Tùng Chinh 28

2.1.1 Vùng đất của nhiều địa danh Nam Bộ nổi tiếng282.1.2 Vùng đất được thiên nhiên ưu đãi 34

2.1.3 Vùng đất đa dạng về văn hóa 39

2.2 Người An Giang trong truyện ngắn của Trần Tùng Chinh 49

2.2.1 Con người cần cù, chịu khó, thích ứng theo mùa 492.2.2 Con người thân thiện, trọng nghĩa tình 57

2.2.3 Con người hồn nhiên, chân chất, giàu mơ ước 62

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐẤT VÀ NGƯỜI AN GIANGTRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN TÙNG CHINH 72

3.1 Nghệ thuật xây dựng không gian, nhân vật trong truyện ngắn của Trần Tùng Chinh 72

3.1.1 Nghệ thuật tạo dựng không gian thiên nhiên vùng An Giang723.1.2 Nghệ thuật phác họa bức tranh sinh hoạt đời sống ở An Giang

3.3 Giọng điệu trần thuật 93

3.3.1 Giọng điệu dân dã, hóm hỉnh 933.3.2 Giọng điệu tâm tình 97

3.3.3 Giọng điệu trầm ngâm, suy tư 102KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Văn chương thường được vun đắp nên từ những chất liệu của đời sốnghiện thực và hiện thực về vùng đất, con người luôn trở thành trung tâm của sựphản ánh Văn học hiện đại Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có sựđổi thay mạnh mẽ về diện mạo, trong đó có sự phát triển của văn học địaphương Văn học miền Tây Nam Bộ vận động và phát triển trong mối quan hệvới văn học của đất nước Có khá nhiều cây bút đã đóng góp mạnh mẽ chonền văn chương khu vực miền Tây Nam Bộ, cụ thể là văn học của vùng đấtAn Giang Văn học An Giang đã góp thêm sức cho dòng chảy của nền vănhọc nước nhà với nhiều thành tựu tiêu biểu, với không ít tác giả có tác phẩmđược chọn giảng dạy trong nhà trường từ lâu Có thể kể đến những cái tênquen thuộc như Viễn Phương, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức,… Những nămgần đây, văn chương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long liên tục xuất hiệnnhững cái tên khá mới của vùng đất An Giang tươi đẹp như: Trần TùngChinh, Võ Diệu Thanh, Mai Bửu Minh, Đoàn Văn Đạt, Nguyễn Lập Em,…với những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật Đó là những tácphẩm chứa đựng bao tâm tư, trăn trở về cuộc sống và con người miền Tâythân thương

Trần Tùng Chinh cũng là một trong số những nhà văn có những tácphẩm mang đậm hương vị của vùng đất và con người An Giang Điều nàycũng không lạ, bởi lẽ, ông có một cuộc sống gắn bó với An Giang từ thuở ấuthơ đến khi trưởng thành và trong ông luôn chất chứa một tình yêu sâu đậmđối với vùng đất thấm đượm phù sa này Là người con của Nam Bộ giàu lòngnhân hậu và lạc quan nên Trần Tùng Chinh cũng thể hiện trên những trangviết của mình sự nhẹ nhàng, hồn nhiên, trong trẻo Khởi đầu sự nghiệp vănchương từ khi còn là một sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn, đến nay, Trần

Trang 9

Tùng Chinh đã khá thành công với nhiều giải thưởng văn học ở mảng truyệnngắn Không những thế, các sáng tác dành cho lứa tuổi thiếu nhi, tuổi teen củaông tạo nên sức ảnh hưởng nhất định trong việc hình thành nhân cách của cácem học sinh Từ đó, nhà văn “trẻ” Trần Tùng Chinh bắt đầu được nhiều độcgiả biết đến và dành nhiều tình cảm cho ông Những tác phẩm của nhà văn

được in trên các trang báo, tạp chí quen thuộc: Áo trắng, Văn nghệ, Thất Sơn,

Hoa học trò,… cũng được độc giả đón nhận như một món quà tinh thần Thiết

nghĩ, việc nghiên cứu về sáng tác của nhà văn này là hợp lí.

Là người con của miền Tây cùng với sự yêu thích truyện ngắn của TrầnTùng Chinh, người viết có động lực nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm về vùngđất và con người trong tác phẩm của nhà văn này, cụ thể là tập trung tìm hiểunhững giá trị nổi bật trong truyện ngắn Trần Tùng Chinh Xuất phát từ những

lí do trên, người viết đã lựa chọn đề tài Đất và người An Giang trong truyệnngắn của Trần Tùng Chinh để nghiên cứu Hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần

làm rõ hơn chân dung và những nét riêng biệt đầy sáng tạo của một cây bútmiền Tây và những đóng góp nhất định cho văn học Nam Bộ nói chung, vănhọc An Giang nói riêng.

2 Lịch sử vấn đề

Văn chương luôn song hành cùng với những bước chuyển của thời đại,của vận mệnh đất nước Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, văn học cảnước nói chung và văn học An Giang nói riêng đã có nhiều sự vận động,chuyển mình đầy nội lực Văn học đã khái quát được những vấn đề cơ bảncủa đời sống, số phận con người trong sự vận động và phát triển để đáp ứngnhững nhu cầu bức thiết của đời sống xã hội đương đại Đặc biệt, ở thể loạitruyện ngắn, nhiều tác giả đã có những đóng góp vô cùng quý giá, đáng ghinhận và tự hào Nhà văn Trần Tùng Chinh xuất hiện trên văn đàn chưa lâu.Do vậy, đến thời điểm hiện tại, những công trình, bài viết nghiên cứu về nhàvăn và sáng tác của ông còn khiêm tốn Hầu hết những bài viết về truyện ngắn

Trang 10

của Trần Tùng Chinh chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát, những ấntượng, cảm xúc về một tập truyện hay một tác phẩm cụ thể nào đó nằm rải ráctrên các trang mạng, báo, tạp chí

Trong số những bài giới thiệu về Trần Tùng Chinh và các tác phẩm của

ông, có những ý kiến, cảm nhận về truyện ngắn của ông Nhận định về truyện

ngắn Trần Tùng Chinh, chúng ta có thể kể đến bài viết Vòm trời trong xanhtrong Phố hiền của Nguyễn Thị Tuyết (được đăng tải trên website:toquoc.vn) Đó là những cảm nhận của người viết về riêng tập truyện Phố

hiền xuất bản 2011 Bài viết cho thấy những khám phá về ý nghĩa truyện ngắn

của Trần Tùng Chinh qua cách viết khơi gợi của nhà văn Tác giả nhận định:“Từ đáy sâu của đau khổ và tuyệt vọng mà con người vẫn giữ được mình vàsống tốt, đó mới là điều đáng ngưỡng vọng Và tôi chắc chắn nhiều bạn đọccũng ngưỡng vọng bầu trời trong xanh cao vợi thoát thai từ “Phố hiền” nhưtôi…Thật ra, đốt đuốc khảo sát bề mặt văn bản chúng ta cũng không tìm thấymột hình ảnh bầu trời trong “Phố hiền” Thậm chí cũng không có một ánhmắt, một góc nhìn theo hướng nhìn lên, mà chỉ nhìn xuống - từ góc nhìn độcđáo của chú thằn lằn trong “Mùa hè đến sớm”, hoặc cái nhìn ngang sắc ngọtcủa anh chàng họa sĩ nghiệp dư khi nhìn thành phố Long Xuyên lúc vềchiều… Nhưng sao đọc xong 15 truyện ngắn, nhỏ, xinh trong 112 trang khổ

13x19cm, trong tôi lại lấp lánh một vòm trời cao xanh diệu vợi?” [78] Phố

hiền thể hiện một tình yêu, tình thương con người, niềm hy vọng, lạc quan về

tương lai Sự chân thành, giản dị trong cách thể hiện đã đưa người đọc, ngườinghe đi vào thế giới của những truyện ngắn trong tập truyện để hiểu hơn ýnghĩa sâu xa của chúng.

Ngoài ra còn có những bài viết, những phát biểu của các nhà văn trong

dịp tổng kết trao giải thưởng, hoặc đăng trên các báo Bài viết Thế giới học

trò mang phong vị miền Tây sông nước của Lê Như Thanh đã nhận xét về

giọng văn có sắc thái riêng trong tập truyện Trại mùa xuân của Trần Tùng

Trang 11

Chinh: “14 truyện ngắn là liên hoàn những chi tiết sống động, được tác giả

Trần Tùng Chinh thể hiện bằng giọng văn duyên dáng hóm hỉnh, có lúc tưngtửng hài hước nhưng cũng thật gần gũi mà chắc rằng phải là người làm trongnghề sư phạm, có tình yêu thương và gắn bó thiết tha với thế giới học đường

mới có được” [60] Nhận định về truyện ngắn Bên giếng nước, nhà văn Lê

Văn Thảo, Chủ tịch hội đồng giám khảo tại buổi trao giải cuộc thi truyệnngắn đồng bằng sông Cửu Long cho rằng: “Truyện hay ở cách viết Tròn trịa,ngắn gọn, chân thật giản dị, những tiếng nói như tự đáy lòng Bản thiện là bảntính con người Sau bao nhiêu chuyện đau lòng như vậy, bị đuổi ra khỏi chínhcăn nhà của mình như vậy, về ở nơi đất lở ầm ầm suốt đêm, ngày cúng giỗ lénvề nhìn mả người bà, chính người đó đã nói lên lời thật nhân từ, bao dung”[61] Nhà văn đã đánh giá cao cách viết bình dị nhưng có sức hấp dẫn riêngcủa truyện ngắn Trần Tùng Chinh

Trong bài viết Trần Tùng Chinh: Áo Trắng - người bạn thân thiết trong

cuộc sống của tôi, nhà văn Đoàn Thạch Biền đã từng nhận định: “Truyện

ngắn của Chinh thường sử dụng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh của miền quêNam Bộ Biết giữ những cái riêng của vùng đất mình đang sống, đấy là ưuđiểm đã giúp truyện của Chinh ít bị lẫn lộn vào truyện của các bạn khác” [79].Đoàn Thạch Biền nhận ra được cái hay, cái đẹp trong văn Trần Tùng Chinh.Các tác phẩm của Trần Tùng Chinh không chỉ hay trong việc sử dụng ngôn từmà nó còn gợi lên nét đẹp của miền quê Nam Bộ thân thương.

Nhìn chung, các ý kiến trên đều khẳng định giọng văn, lối viết mangtính đặc trưng của Trần Tùng Chinh và hiện thực, con người trong truyệnTrần Tùng Chinh thể hiện những thông điệp có ý nghĩa về cuộc sống, conngười

Những nghiên cứu về nhà văn và sáng tác của Trần Tùng Chinh, cho thấy,vấn đề mảnh đất và con người An Giang trong truyện ngắn của Trần TùngChinh mặc dù đã được đề cập đến ở một số phương diện nhưng chưa có một

Trang 12

công trình nào khảo sát, nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống Tuy nhiên, kếtquả nghiên cứu của những người đi trước là những gợi ý quan trọng để chúng tôithực hiện đề tài của mình.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vùng đất và con người An Giangtrong các truyện ngắn của Trần Tùng Chinh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài Đất và người An Giang trong truyện ngắn của Trần

Tùng Chinh, người viết tiến hành khảo sát toàn bộ sáng tác ở thể loại truyện

ngắn của nhà văn Trần Tùng Chinh, cụ thể là 8 tập truyện ngắn:

- Mùa thu vàng mưa nắng (1998), Nhà xuất bản Văn nghệ

- Thủ khoa (2004), Nhà xuất bản Kim Đồng- Mùa mưa ở lại (2006), Nhà xuất bản Kim Đồng- Bâng quơ trên núi (2006), Nhà xuất bản Kim Đồng.

- Phố hiền (2011), Nhà xuất bản Hội nhà văn - Hội liên hiệp văn học nghệ

thuật

- Bên giếng nước (2012), Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ

- Chuyến xe ngựa về Bảy núi (2017), Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ- Trại mùa xuân (2017), Nhà xuất bản Kim Đồng

Và những truyện đã được in trên các báo Áo trắng, Tuổi trẻ chủ nhật,

Người lao động cuối tuần, Hoa học trò, tạp chí Thất Sơn

Trang 13

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày cuộc đời, con đường sáng tạo và mối duyên nợ của nhà văn TrầnTùng Chinh với quê hương.

- Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về vùng đất, con người An Giang và nghệthuật thể hiện trong truyện ngắn Trần Tùng Chinh.

- Bước đầu chỉ ra những đóng góp của nhà văn đối với văn chương Đồngbằng sông Cửu Long.

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử - xã hôi: Vận dụng phương pháp này, đề tài tìm

hiểu về lịch sử hình thành vùng đất An Giang, những đặc điểm xã hội, conngười An Giang và những biểu hiện của nó trong văn học.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hoá - văn học): Sử dụng

phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa - văn học để thấy sự tiếp xúc vănhoá giúp phát hiện những dấu ấn, những yếu tố văn hoá ở vùng đất An Giangtrong truyện ngắn của Trần Tùng Chinh.

Phương pháp so sánh – đối chiếu: Sử dụng phương pháp này, đề tài sẽ

có sự đánh giá khách quan hơn khi so sánh đặc điểm truyện ngắn Trần TùngChinh với đặc điểm sáng tác của một số cây bút trong khu vực khi viết vềcùng một đối tượng.Từ đó, người viết nhấn mạnh được điểm đặc trưng vàkhác biệt của tác giả Trần Tùng Chinh.

Phương pháp hệ thống: Hỗ trợ cho việc hình thành các luận điểm của

luận văn khi xem xét tác phẩm truyện ngắn trong chỉnh thể thống nhất của tácphẩm và trong toàn bộ truyện ngắn của nhà văn.

Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: Phương pháp này được vận

dụng để tiếp cận, khảo sát tác phẩm văn học trên phương diện nghệ thuật đểkhẳng định những đặc điểm nổi bật về phương thức phản ánh trong truyệnngắn của nhà văn.

Trang 14

Phương pháp tiểu sử: Vận dụng phương pháp này để nghiên cứu tiểu

sử, tính cách của nhà văn Trần Tùng Chinh Từ việc tìm hiểu về cuộc đời tác giả để hiểu rõ hơn về các tác phẩm của nhà văn

Thao tác phân tích – tổng hợp: Đây là các thao tác được sử dụng

thường xuyên trong toàn đề tài Người viết sẽ tìm hiểu, khảo sát rộng rãi cácbình diện nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và rút ra những nhận xét có tínhkhái quát, đồng thời, lý giải vấn đề để nắm rõ về vùng đất và con người miềnTây trong truyện ngắn Trần Tùng Chinh.

Thao tác thống kê: Thống kê lại tần suất xuất hiện của các yếu tố đặc

biệt cần thiết để làm rõ mục đích nghiên cứu, đồng thời thấy được sự sáng tạomới lạ của nhà văn

7 Những đóng góp mới của đề tài

- Luận văn là công trình đầu tiên tìm hiểu đặc điểm về vùng đất và con ngườiAn Giang trong truyện ngắn của Trần Tùng Chinh với cái nhìn tập trung và hệthống

- Luận văn bước đầu chỉ ra những đóng góp cho sự phát triển của văn chươngNam Bộ của một nhà văn mới, mang đậm phong cách miền Tây.

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm ba chương như sau:

Chương 1: Trần Tùng Chinh và mối duyên nợ với An Giang

Chương 2: Đặc điểm của đất và người An Giang trong truyện ngắn của

Trang 15

vụ của chương 1 là cung cấp cái nhìn tổng quát về tác giả Trần Tùng Chinh.Nội dung chương thể hiện đôi nét về cuộc đời, quá trình sáng tác và mốiduyên nợ của Trần Tùng Chinh với vùng quê An Giang Chương 2 tập trunglàm rõ đặc điểm của đất và người An Giang trong truyện ngắn của Trần TùngChinh trên phương diện nội dung để chúng ta có cái nhìn bao quát về vùngđất và con người ở An Giang Chúng tôi dành chương 3 cho việc khảo sát đặcđiểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn của Trần Tùng Chinh để thấy rõphong cách sáng tác và nghệ thuật viết truyện của ông

Trang 16

CHƯƠNG 1: TRẦN TÙNG CHINH VÀ MỐI DUYÊN NỢ VỚI AN GIANG1.1 Trần Tùng Chinh – Từ nhà giáo đến nhà văn

1.1.1 Đôi nét về cuộc đời

Trần Tùng Chinh xuất thân từ gia đình ba mẹ đều là giáo viên ở AnGiang Quê nội của nhà văn ở thị trấn Cái Dầu, Châu Phú Thị trấn Cái Dầu làmột khu vực khá đông dân cư, tập trung nhiều tộc người sinh sống: Kinh,Khmer, Hoa, Quê ngoại anh ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (trước đây làhuyện Bảy Núi) Tri Tôn là một huyện miền núi, với nhiều di tích lịch sử, nơithường diễn ra nhiều lễ hội văn hóa như lễ hội đua bò, lễ cúng trăng, Tết Chol

Tùng Chinh

Sinh năm 1966 trong gia đình có sáu chị em, Trần Tùng Chinh lớn lênvào giai đoạn đất nước thời bao cấp nhiều khó khăn Với nghề giáo, ba mẹông phải gồng gánh để sáu người con đều học hành thành đạt Tuổi thơ củanhà văn khá vất vả khi hàng tháng phải xin phép nghỉ học đôi ba ngày vào dịprằm và ngày 30 âm lịch để cùng mẹ về quê ngoại bán tàu hủ (đậu phụ) phụgiúp gia đình Dấu ấn quê ngoại Tri Tôn vì thế đậm đà và ấn tượng hơn trongsáng tác so với những trang văn viết về quê nội Châu Phú của tác giả Tuynhiên, cũng chính trong giai đoạn vất vả ấy, từ môi trường gia đình, ba mẹ đãhướng ông và các chị em trong nhà đến việc đọc sách, yêu thơ ca, vun đắptâm hồn ông Dẫu biết nghề giáo là vất vả, không giàu sang nhưng truyềnthống của gia đình, cách giáo dục của ba mẹ đã có tác động lớn đến việc chọnnghề giáo của ông.

Tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 1983, Trần Tùng Chinh tiếp bướcchị Hai anh theo học khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thành phố HồChí Minh Năm 1988, anh ra trường và về dạy cấp 3 ở một trường vùng ngoạiô (huyện Châu Thành) Long Xuyên Ngôi trường Trung học Phổ thông ChâuThành (nay là trường Trung học Phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm) trở thành

Trang 17

không gian trong rất nhiều truyện ngắn viết về tuổi học trò của ông Nhà văntừng tâm sự trên trang báo sinh viên Đại học An Giang rằng: “Tiếng “thầy”với mình đặc biệt lắm, nếu không muốn dùng một mỹ từ khác, là thiêng liênglắm Thật ra, tiếng “thầy” mình đã nghe khi còn rất nhỏ, khi ai đó gọi bamình Ba (và cả mẹ mình nữa) làm nghề giáo từ khi hai người chưa về cùngmột nhà Lúc đó, ở một ngôi trường quê, thời xưa cũ, khoảng thập niên 60,dân tình gặp ba mình là cúi đầu “chào thầy”, bất kể ba vừa rời khỏi cổngtrường tạt qua tiệm tạp hóa mua đồ hoặc được mời có mặt ở một đám giỗ,

đám thôi nôi, đầy tháng ở nhà một ai đó trong thị trấn” [18].

Năm 1998, Trần Tùng Chinh thuyên chuyển về trường Trung học Phổthông chuyên Thoại Ngọc Hầu và một năm sau đó, nhà văn chuyển về giảngdạy ở trường Cao đẳng Sư phạm An Giang, sau này là trường Đại học AnGiang và công tác ở Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm từ đó đến nay Bêncạnh nghề giáo, Trần Tùng Chinh vẫn đều đặn viết văn, viết về mảnh đất vàcon người ở An Giang, miền Tây Nam Bộ.

Đặc biệt, Trần Tùng Chinh còn phụ trách câu lạc bộ Văn thơ củatrường Đại học An Giang với nhiều hoạt động nổi bật Anh chăm chút vàươm mầm cho nhiều cây bút trẻ An Giang đam mê sáng tác, bổ sung vào lựclượng sáng tác trẻ hùng hậu của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh nhànhư Trương Chí Hùng, Nguyễn Đức Phú Thọ, Trần Sang, Nguyễn Bàng,Nghiêm Quốc Thanh, Nguyễn Thị Thanh Hiếu, Hoàng Thị Trúc Ly, LêQuang Trạng,… Không chỉ là hội viên của phân hội Văn học, các cây bút trẻnày còn là lực lượng chủ yếu của câu lạc bộ sáng tác trẻ của Hội và đều có tácphẩm được xuất bản, trong đó nhiều bạn đã đạt giải trẻ của Liên hiệp các hộiVăn học nghệ thuật toàn quốc

Hiện nay, Trần Tùng Chinh là Trưởng Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sưphạm, Trường Đại học An Giang Công việc chính của ông là giảng dạy vànghiên cứu văn học Tuy nhiên, ông vẫn dành thời gian cho những trang viết

Trang 18

của mình, đặc biệt là viết cho thiếu nhi với một giọng văn trong sáng, hồnnhiên và tràn đầy tình yêu thương của một nhà giáo – nhà văn.

1.1.2 Quá trình sáng tác

Trần Tùng Chinh bắt đầu con đường văn chương với truyện ngắn Tía

ơi! Năm 1992, tác giả Trần Tùng Chinh xuất hiện trên tập san Áo Trắng qua

sự phát hiện và giới thiệu của nhà văn Đoàn Thạch Biền và năm 1993, ông đạtgiải nhì cuộc thi truyện ngắn do tập san này tổ chức Những cơ duyên ấy đã

giúp nhà văn gắn bó với Áo Trắng suốt từ đó đến tận bây giờ Truyện ngắn

đầu tiên của ông đã đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, không cầu kỳ,không quá đa nghĩa mà như chính ngôn ngữ hằng ngày của người dân miềnsông nước Cửu Long Từ đó, thể loại truyện ngắn cũng gắn bó với ông đếnthời điểm hiện tại

Các sáng tác của Trần Tùng Chinh bắt nguồn từ cảm hứng về môitrường học đường qua những lần lên lớp, những buổi chuyện trò thân tình mỗisớm chiều với học trò thân thương Từ môi trường ấy, anh bắt đầu nung nấunhững tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn Những trang văn đầu tiên củaTrần Tùng Chinh đến với bạn đọc khởi nguồn từ đó Hầu hết các tác phẩmcủa ông đều mang những thông điệp nhẹ nhàng về tình yêu, tình bạn, tìnhthầy trò với những sắc màu tươi sáng, dễ thương Dần dà, truyện của TrầnTùng Chinh được sinh viên yêu quý bởi sự mộc mạc, giản dị, gần gũi và bởitâm huyết với học trò và với nghề của ông Trần Tùng Chinh ngày càng đượcnhiều người nhắc đến với vai trò là một nhà văn của tuổi học trò gắn vớinhững tình cảm chân thành, bình dị qua mỗi tác phẩm của mình

Những truyện ngắn do thầy Chinh sáng tác như Mùa thu vàng mưa

nắng (1998), Thủ khoa (2004), Bâng quơ trên núi (2006) hay gần đây là Trạimùa xuân (2017) có sức lôi cuốn không chỉ vì nội dung tác phẩm viết về

quãng thời gian đẹp nhất của đời học sinh - lứa tuổi đầy lãng mạn và mộng

mơ với văn phong trong sáng, gần gũi mà nó còn có ý nghĩa mang “một vé về

Trang 19

tuổi thơ” cho những ai đã từng là cô, cậu học trò hồn nhiên với nhiều trò tinhnghịch khó quên của tuổi ô mai

Với đề tài nhẹ nhàng, gần gũi, dễ đi vào lòng người cùng giọng vănhóm hỉnh, duyên dáng, tập truyện ngắn của Trần Tùng Chinh dành trọn sựyêu mến của các bạn trẻ mà nó dường như cũng đưa bạn đọc ở các lứa tuổikhác trở về với những ký ức đáng nhớ ngày xưa Lật từng trang sách, đọctừng câu chuyện, người đọc cứ tủm tỉm cười, bồi hồi nhớ và nhiều khi hòamình vào môi trường sống, không khí học tập và cả tâm trạng của nhân vật

như trong các truyện: Con gà trống, Chàng trai của năm, Chuột nhắt, Cơn

bệnh, Bài học cho lớp trưởng, Bâng quơ trên núi, Cà phê không đường,… Ở

đó có những kỳ cắm trại sôi nổi, những lần hội diễn văn nghệ khó quên,những kỳ thi đầy căng thẳng, lo âu, những trò nghịch ngợm của lũ học trò,những xao xuyến, thẹn thùng của những mối tình đầu, những kỷ niệm đángnhớ với thầy cô, bạn bè, trường lớp,

Tác giả thổi hồn vào những câu chuyện của mình bằng những nét đặctrưng của miền Tây sông nước như: bơi xuồng, tắm sông, bắt chuột đồng,băng cầu khỉ, mùa nước nổi, những món ăn dân dã đậm chất Nam Bộ, Những nét văn hóa, nếp sinh hoạt truyền thống, đặc trưng của miền sông nướctạo nên phong vị hấp dẫn, mới lạ cho những tập truyện dành cho “tuổi mườibảy bẻ gãy sừng trâu” Những tập truyện ngắn dành cho thiếu niên như làngió mát lành, tươi trẻ, làm tâm hồn người đọc nhẹ nhàng, thư thái và thêm sứcsống

Ở những chặng đầu tiên trên con đường sáng tác, Trần Tùng Chinh vẫnluôn cho rằng: “Tôi chỉ là một thầy giáo viết văn thôi, tôi không phải là nhà vănvà cũng không có ý định trở thành nhà văn Tôi viết cho tuổi mới lớn vì tôi yêulứa tuổi này của chính mình và của bao lứa học trò yêu mến của mình Tôi cũngchưa bao giờ thử sức viết ở một đối tượng khác, một lứa tuổi khác Đơn giản vì

tôi không tìm được cảm xúc nên không thể viết được” [79] Tuy vậy, sau một

Trang 20

thời gian dài ấp ủ, với sự từng trải của một tâm hồn đa cảm, anh cảm nhận sâusắc những câu chuyện đời, chuyện người Từ đó, những tập truyện dành chobạn đọc ở tuổi lớn hơn ra đời Năm 2012, sự chuyển mình trong sáng tác của

ông được đánh dấu bằng tập truyện Bên giếng nước và gần đây là tập truyện

Chuyến xe ngựa về Bảy núi, năm 2017 Chúng tiếp tục được độc giả đón nhận

nồng nhiệt, tiêu biểu có các truyện: Chuyến xe ngựa về Bảy núi, Bên giếng

nước, Đêm phòng trọ, Nhị đi lấy chồng, Mùi chồng, Cậu tôi, Ví dầu tình bậu,Nắng chiều,… Trong đó, truyện ngắn Bên giếng nước của Trần Tùng Chinh

vinh dự đạt giải nhất truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long lần IV năm 2011và giải C của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam với tập truyện

ngắn Chuyến xe ngựa về Bảy núi năm 2017.

Khác với những câu chuyện về tuổi teen hồn nhiên, sôi nổi, ở nhữngtruyện này, Trần Tùng Chinh viết về cuộc sống, con người Nam Bộ, về vùngđất An Giang mang những đặc trưng riêng thể hiện ở văn hóa vật chất và văn

hóa tinh thần: Lục bình, Lý lu là, Nước nổi, Khói đồng mùa xuân, Cô trò,

Chuyện ngoài đồng, Lội sông,… Truyện ngắn của Trần Tùng Chinh cũng chú ý

đến những phận người trong xã hội Những thăng trầm của một kiếp người cùngnhững dằn vặt khổ đau cũng được nhắc đến đầy cảm thông, thấu hiểu của một

nhà văn giàu tình người: Thiên di, Khóc nữa đi Kim, Đón gió heo may, Đường

còn xa lắm, Thủ khoa, Phố hiền, Nhà ngoại,… Không chỉ là nỗi khổ, niềm đau,

những hạnh phúc dù nhỏ bé thôi, đơn sơ thôi cũng hiển hiện trên trang văn TrầnTùng Chinh một cách dịu dàng, ngọt ngào qua từng câu chữ như trong truyện:

Giấc mơ nhỏ đêm giáng sinh, Một chuyến về thành, Tám à, Chuyến xe trongđêm trăng, Tên Dần tuổi Cọp, Về với ông, Sao cứ hoài thương?,… Không chỉ

làm sống dậy thời tuổi trẻ của bao người bằng sự tinh nghịch, ngô nghê của lũhọc trò, truyện của anh còn làm thổn thức con tim những người đã trưởng thànhqua những câu chuyện tình yêu đẹp nhưng còn dang dở, hay những buổi hẹn hòlãng mạn giữa thiên nhiên tươi đẹp của xứ sở An Giang Tiêu biểu như các

Trang 21

truyện: Chuyến xe ngựa về Bảy núi; Cậu tôi; Tạnh mưa; Má ơi, con má; Lục

bình; Hẹn chiếc áo xanh,…

Trần Tùng Chinh miệt mài lao động, không ngừng trau dồi trong suốtnhững tháng ngày vừa làm thầy giáo, vừa viết văn Chính vì thế, quá trìnhsáng tác của tác giả có tính liên tục Sau nhiều năm viết cho trẻ thơ, nhà văncũng đã có sự thay đổi về đề tài để phù hợp với nhiều đối tượng Những trangviết của ông không chỉ hướng về tuổi mới lớn nữa mà những sáng tác của ôngđã dần chuyển sang đối tượng trưởng thành hơn nên cũng sâu sắc, nhiều ýnghĩa hơn Có thể nói, trong đường văn của Trần Tùng Chinh truyện ngắnchính là thể loại sở trường của tác giả

Có thể khẳng định rằng, thầy Trần Tùng Chinh được nhiều độc giả biếtđến với vai trò là một nhà văn của tuổi học trò với những tình cảm chânthành, mộc mạc, bình dị khi nói về tình bạn trong sáng, hồn nhiên, tình thầy

trò cao đẹp qua mỗi tác phẩm của mình Bằng cái tâm và tấm lòng của người

thầy, Trần Tùng Chinh đặt hết tiếng lòng mình vào mỗi trang viết, viết chothế hệ trẻ, cho chính những học trò thân thương của mình Và không chỉ dừnglại ở tình yêu to lớn dành cho học trò, thầy còn gửi gắm những thương yêusâu nặng hơn cho vùng đất nơi mình sinh ra, lớn lên

1.2 Trần Tùng Chinh và quê hương An Giang1.2.1 An Giang - miền quê gắn bó sâu nặng

Cuộc đời nhà văn Trần Tùng Chinh gắn bó với quê hương An Giangbởi lẽ An Giang không chỉ là nơi “chôn nhau cắt rốn” mà còn là nơi nhà vănsống, lớn lên và làm việc cho đến ngày nay Tuổi thơ của tác giả gắn với cánhđồng, con kênh, con rạch và bao trò chơi trẻ con vùng nông thôn Tuổi trưởngthành của ông mười năm đầu theo nghiệp phấn bảng, gắn với vùng ngoại ô dùgần thị xã Long Xuyên nhưng vẫn thấm đẫm hương đồng gió nội Tuổi trungniên của ông (tính từ 1998 đến nay) dẫu gắn với thành phố Long Xuyên hiệnđại nhưng vẫn là vùng đất An Giang mang hơi thở của núi non, sông nước,

Trang 22

đồng ruộng miền Tây Trần Tùng Chinh xuất thân, trưởng thành từ quê hươngAn Giang Có thể nói, ông chưa bao giờ rời xa quê hương mình ngoài nhữngnăm tháng đi học đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, chính vì thế, đề tài vềAn Giang luôn là nguồn cảm hứng vô tận của tác giả Trong giảng dạy vàtrong sáng tác, nhà văn luôn hết mình cống hiến cho mảnh đất quê hương AnGiang An Giang đã nuôi dưỡng tâm hồn ông để ông thành một nhà văn nhưngày nay Quê nội ở Châu Phú, quê ngoại ở Tri Tôn, ba mẹ là giáo viên giảngdạy tại An Giang, chính vì thế mà thời thơ ấu, những năm tháng thiếu niên,trưởng thành, với nhà văn, vùng đất này gắn bó như máu thịt Nhà văn nốinghiệp ba mẹ, là một giáo viên tại quê hương An Giang Duyên nợ với mảnhđất thân thương này vì vậy có bao giờ dứt được Thế nên, đọc truyện của TrầnTùng Chinh, độc giả sẽ không khỏi bất ngờ về một An Giang rất thân thươngcứ hiển hiện trong suốt hành trình sáng tác của nhà văn Đó là khung cảnhmênh mông sông nước, hình ảnh những chiếc ghe, con thuyền, cầu khỉ nơixóm cù lao, những buổi học nhóm, những lũ trẻ cùng nhau bắt chuột đồng,hái bông điên điển mùa nước nổi, Mỗi trang sách mở ra, người đọc đều dễdàng mường tượng đâu đó mùi khói đốt đồng thoang thoảng, làn gió mát rượithổi nhè nhẹ làm lay động mặt sông, và đâu đó âm thanh của tiếng cười đùatinh nghịch và những trăn trở, ưu tư của những con người đã bước qua cáituổi xế chiều… Sinh ra và lớn lên ở An Giang nên cuộc đời nhà văn TrầnTùng Chinh cũng gắn bó với sinh hoạt văn hóa nơi đây Tác giả có được vốnsống, vốn hiểu biết về vùng đất vào mùa nước nổi ở vùng An Giang, ghethuyền là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Mùa khô, xe ngựa làphương tiện được sử dụng rộng rãi Từ lâu, xe ngựa đã trờ thành phương tiệndi chuyển độc đáo, đặc thù của người dân địa phương Người dân cũng trởnên yêu và nghiện xe ngựa từ lúc nào không biết: “Nên mỗi bận về quê, cườithì chịu, tôi cứ ung dung ngồi trên xe ngựa lon ton, nghe vòng bánh xe gỗquay tròn theo nhịp phi nước kiệu của chú ngựa ô và tiếng lạc ngựa leng keng

Trang 23

lóc cóc Rồi cứ tréo nguẩy trên cái thùng xe sau lưng ngựa, nhìn ngắm trờimây non nước, thỉnh thoảng nảy người một chút bởi cái đuôi ngựa vẩy cáiphạch, giật cả mình Và khi nào tới nhà thì tới” [8, tr.136].

Trần Tùng Chinh gắn bó sâu nặng với miền quê An Giang của ông.Những cánh đồng trải dài bát ngát, những ngày nước nổi chèo thuyền, bơixuồng tìm kiếm cá tôm, bông điên điển luôn là những kí ức khó quên vớinhà văn An Giang là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, là nơi đầu tiên củavùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp nhận nguồn nước sông Mêkông, có haicon sông Tiền và sông Hậu chảy qua Tuy là vùng đất phù sa màu mỡ

nhưng An Giang còn có các dãy núi hùng vĩ kéo dài liên tiếp nhau gọi là dãyThất Sơn Với nhà văn Trần Tùng Chinh, những dãy núi trập trùng, liên tiếp;

những địa danh quen thuộc của vùng đất An Giang: “Tri Tôn”, “Xà Tón”,“Bảy Núi”, “Tức Dụp”, “Nhà Bàn”,… đã quá gần gũi Nhà văn đã không biếtbao lần nhìn ngắm, thưởng thức những cảnh đẹp của quê hương Tác giả cũnghiểu rất rõ văn hóa vùng miền, các dân tộc sinh sống ở An Giang An Gianglà nơi mà ngoài người Kinh là chủ yếu, còn có người Hoa, Chăm, Khmer Vìvậy mà văn hóa của vùng đất này khá phong phú Tất cả những điều ấy đượcđưa vào trong tác phẩm của nhà văn rất tự nhiên, chân thật và sinh động

Cũng chính tại vùng quê này, Trần Tùng Chinh đã được ba mẹ nuôinấng bằng những món ăn đậm hương vị đồng quê, có những món ăn gắn vớimùa nước nổi Rồi mỗi lần về quê nội, quê ngoại, anh lại được thưởng thứcnhững món ngon do bà nội, bà ngoại nấu để đãi cháu Đó cũng là những dấuấn của quê hương trong tâm hồn nhà văn Rồi Trần Tùng Chinh lập gia đình.Gia đình nhỏ của anh với vợ và hai con gái sống cùng ba mẹ anh ở mảnh đấtAn Giang Anh lại càng gắn bó với mảnh đất quê hương, càng tiếp xúc, gầngũi và hiểu sâu hơn về con người ở vùng đất quê nhà.

Có thể nói, An Giang là cái nôi nuôi lớn tâm hồn nhà văn Trần TùngChinh, là nơi có nhiều những huyền thoại linh thiêng từ khi mở đất, những nét

Trang 24

đẹp đặc trưng của miền sông nước, lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc hàohùng đã khiến nhà văn không khỏi tự hào Bên cạnh đó, An Giang với tác giảcòn là nơi có nhiều đồi núi với bao huyền bí, những món ăn đặc sản mang dưvị rất riêng Là người con sinh ra và lớn lên tại nơi đây, sao Trần Tùng Chinhcó thể không tương tư, không khắc ghi để rồi thể hiện trên từng trang văn nhẹnhàng, mềm mại

1.2.2.Truyện ngắn viết về An Giang trong văn nghiệp của TrầnTùng Chinh

Đất và người An Giang là nguồn cảm hứng sáng tạo của Trần TùngChinh Đọc những trang văn của ông, người đọc cảm nhận rõ tình yêu sâuđậm mà tác giả dành cho vùng đất này Có thể khẳng định những truyện ngắncủa Trần Tùng Chinh đều viết về vùng đất và con người An Giang Viết vềvùng đất An Giang, nhà văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa cónhững nét đặc trưng so với các tỉnh khác và các vùng miền khác Trongtruyện ngắn của Trần Tùng Chinh, thiên nhiên và văn hóa gợi lên những kỉniệm khó phai về xóm làng, miệt vườn, miệt ruộng, về môi trường sống cầnthiết của con người Viết về con người An Giang, nhà văn Trần Tùng Chinhphản ánh đời sống sinh hoạt gắn với môi trường sông nước và qua đó tác giảca ngợi phẩm chất và tâm hồn của người An Giang Sức hút trong nhữngtruyện ngắn viết về An Giang của Trần Tùng Chinh chính là ở lối viết giản dịnhưng rất dí dỏm của tác giả

Trong những truyện viết về tuổi học trò, Trần Tùng Chinh biết nắm bắttâm lý, ngôn ngữ của lớp trẻ để thể hiện vào tác phẩm của mình Nhà văn luônđặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để thể hiện được tâm tư, tình cảm, cáchnói năng, ứng xử gần gũi, thực tế Nhờ đó, câu chuyện được dẫn dắt tự nhiênvà lôi cuốn Trần Tùng Chinh từng trải lòng mình về những sáng tác dành chotuổi học trò : “Tôi đứng lớp được gần 30 năm Những cảm xúc từ bục giảngtrong tôi luôn mới mẻ Những ký ức thời đi học ngày xưa của riêng mình

Trang 25

cộng hưởng với sinh hoạt, cách cảm, cách nghĩ của những lứa học trò trongcuộc sống hiện đại ngày nay tạo ra những đối sánh thú vị.Và những câuchuyện của trường lớp, của từng em học trò… trở nên nóng hổi trên trangviết Với tôi, mỗi học sinh là một câu chuyện riêng hấp dẫn, nhất là những emđược cho là cá biệt; và đi vào thế giới tâm hồn các em là đi vào những trang

viết sinh động đầy màu sắc” [59] Hơn nữa, những nhân vật học trò trong các

truyện ngắn của nhà văn vốn là những đứa con của vùng đất An Giang Nhàvăn dành sự quan tâm lớn cho đối tượng này Bản chất hồn nhiên, trong sáng,thuần chất của lứa tuổi học sinh vốn là đặc điểm cơ bản khu biệt trẻ em vớingười lớn và đó cũng là những giá trị không bao giờ thay đổi Trong truyệnngắn của Trần Tùng Chinh, sự ngây thơ, hồn nhiên hiện lên chân thực và sốngđộng bởi tác giả viết về chính tuổi học trò của mình và viết về chính nhữngđứa học trò mà mình giảng dạy.

Những tập truyện đầu tay dành cho lứa tuổi học trò bên cạnh việc pháchọa chân dung một thế hệ những người trẻ trưởng thành từ miền quê AnGiang với đầy ắp những hoài bão, yêu thương thì hình ảnh sông nước, ghethuyền cũng trở thành điểm nhấn gần gũi, quen thuộc về những người con AnGiang nói riêng, người dân miền Tây nói chung Các truyện ngắn

như Facebook thầy văn, Thủ khoa, Bâng quơ trên núi, Phố hiền, Mùa thu

vàng mưa nắng, Khói đồng mùa xuân, Lý ngựa ô, Tên Dần tuổi Cọp,… là

những truyện ngắn ghi lại tình cảm bè bạn, thầy trò ấm áp hòa cùng với nétvăn hóa, nếp sinh hoạt đặc trưng miền sông nước An Giang luôn là phong vịriêng trong các sáng tác của tác giả Nhà văn Trần Tùng Chinh mở ra chongười đọc những góc nhìn vô cùng thơ mộng về cuộc sống của miền Tâysông nước với những sinh hoạt vùng miền rất đặc trưng của An Giang, quagiọng văn hóm hỉnh, tinh nghịch và tươi trẻ.

Tập truyện ngắn Bên giếng nước là một trong những tập truyện đánh

dấu sự đổi mới của nhà văn qua các trang viết Bởi đó không chỉ là những

Trang 26

truyện về sự ngây thơ, hồn nhiên trong suy nghĩ của tuổi học trò, mà còn lànhững con người với nhiều cảnh đời và những nghĩ suy cho phận đời, phậnngười Tất cả làm nên bức tranh sống động, giàu sức gợi và nhiều cảm xúc vềđời sống của người An Giang Nói về bản sắc vùng Đồng bằng sông CửuLong thì có lẽ đây chính là truyện phản ánh rõ nét con người, vùng đất đồngbằng nhiều hơn cả Đây là tác phẩm đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi viết

Truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ IV năm 2011 Những câu

chuyện được mở ra một cách tự nhiên, thanh thoát như chuyện đất lở ở TânChâu tưởng như chuyện của tự nhiên trời đất, không biết từ lúc nào vận vàosố phận con người Đây chỉ là câu chuyện trong một gia đình của nhữngngười máu mủ ruột thịt với nhau nhưng để lại nhiều nỗi trăn trở về số kiếpcon người khi tiếng kêu thét lên đau đớn đến xé lòng lúc hai mẹ con bị chínhnhững người ruột thịt đẩy ra khỏi nhà

Chuyến xe ngựa về Bảy núi là tập truyện ngắn thứ 8 của nhà văn – thầy

giáo Trần Tùng Chinh Tập truyện gồm 19 truyện ra mắt bạn đọc vào tháng9/2017 đưa bạn đọc khám phá sông nước miền Tây qua những câu chuyệnđời, chuyện người Đó có thể là những mối tình không thành để lại cho ngườitrong cuộc sự tiếc nuối day dứt hay là những toan tính tranh giành tài sản củacác bà chị dâu với một cô em chồng Đó còn là những hoàn cảnh không maymắn, những mất mát hụt hẫng của con người trong hành trình đi tìm hạnhphúc của mình Không gian của những câu chuyện luôn xoay quanh nhữngđịa danh vô cùng quen thuộc, nổi tiếng của An Giang: Bảy Núi, Tri Tôn,Long Xuyên, đồi Tức Dụp,… Những nét đẹp xưa cũ của quê hương, nhữngvạt lục bình trôi nổi trên sông, những làn sương mờ chập chờn hư ảo xuấthiện trong từng câu chuyện thật đẹp mà cũng thật buồn Cảm xúc khi nhìnthấy những cảnh đẹp, đượm buồn của quê hương luôn mang lại cho người tanhiều suy tư trong những bộn bề của cuộc sống.

Trang 27

Số lượng truyện ngắn trong văn nghiệp của Trần Tùng Chinh tuy khôngnhiều nhưng mỗi tập truyện khi phát hành đều để lại những dư âm, sức ảnhhưởng nhất định đến độc giả Không quá dụng công vào cốt truyện, khôngquá cầu kì, trau chuốt trong cách thể hiện nhưng truyện ngắn của nhà vănkhiến người đọc có nhiều xúc cảm Những câu chuyện của nhà văn luôn mangtrong đó một quê hương An Giang trù phú, tươi đẹp với những con người thậtthà, chất phát, chịu thương chịu khó, giàu tình cảm Truyện ngắn của TrầnTùng Chinh là bức tranh của cuộc sống hàng ngày ở vùng đất An Giang vớitình yêu, niềm hãnh diện và cả những suy tư, trăn trở của tác giả.

1.3 Trần Tùng Chinh trong làng văn An Giang

1.3.1 Vài nét về văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975

Văn học Việt Nam sau 1975 phát triển mạnh mẽ, có sự nở rộ ở thể loạivăn xuôi Với nhiều nhà nghiên cứu, đây là “thời kì vàng” của văn xuôi ViệtNam Nó đã mở ra cho các nhà văn những chân trời mới để khám phá và trảinghiệm về cuộc sống Hàng loạt tác phẩm văn xuôi ra đời cùng với một lựclượng sáng tác đông đảo các nhà văn trẻ làm nên diện mạo đặc biệt cho vănhọc giai đoạn này Trong sự phát triển ấy, văn xuôi khu vực Đồng bằng sôngCửu Long nói chung và khu vực An Giang nói riêng cũng đạt được nhiềuthành tựu nổi bật.

Tại Hội thảo Văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đổi mới, nhàvăn Lê Văn Thảo nhận định: “Nhà văn là người sử dụng ngôn ngữ, như gỗ

đối với người thợ mộc, từng chữ từng câu gắn kết thành truyện Chúng ta maymắn ở một vùng đất có kho tàng ngôn ngữ đa dạng, phong phú, vừa hiện đạivừa đơn sơ giản dị Nhiều từ còn trinh nguyên, như thuở những người áo tơidao mác đi khai phá Lại có những từ như mới từ sông nước đi vào trang văn.Cảnh sắc ruộng đồng cũng vậy” [61].

Nhà thơ Hữu Thỉnh tại Bàn tròn Văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long

lần thứ nhất do Hội Nhà văn Việt Nam, Ban liên lạc Hội Nhà văn tại Đồng

Trang 28

bằng sông Cửu Long và Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang phối hợp tổchức vào ngày 10.09.2004 tại thành phố Mỹ Tho khen ngợi: “Đồng bằng sôngCửu Long là vùng khó khăn nhất, xa nhất, nhưng lại làm được nhiều nhất vàluôn đi tiên phong” [61].

Qua những trang văn của các tác giả vùng Đồng bằng sông Cửu Long,tính cách của con người Nam Bộ được khắc họa khá rõ nét Đó là những conngười trọng đạo nghĩa, hào phóng, lạc quan, thật thà, chân chất, nhân hậu,…

Các tác giả văn xuôi Nam Bộ thường thể hiện rõ cá tính và bản lĩnh trong cáctác phẩm của mình Đa số các tác giả đều sử dụng rất thuần thục đặc trưngcủa ngôn ngữ Nam Bộ, hầu hết các truyện ngắn đều có giọng điệu Nam Bộ rấtrõ nét Thể loại tiểu thuyết đã xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long khá sớmtừ những năm đầu thế kỷ XX khi văn học quốc ngữ bắt đầu xuất hiện Vănxuôi Đồng bằng sông Cửu Long cũng đạt được nhiều thành tựu Trước 1975,

một số nhà văn đã xuất hiện với tiểu thuyết nổi tiếng như: Đất rừng phương

Nam của Đoàn Giỏi, Hòn Đất của Anh Đức, Mùa gió chướng của Nguyễn

Quang Sáng,… Nhiều sáng tác của các tác giả thuộc khu vực này gây đượctiếng vang lớn, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến bạn đọc

Tuy nhiên, sau 1975, có một thời kỳ, nhà văn ít viết tiểu thuyết và tiểuthuyết Đồng bằng sông Cửu Long cũng có dấu hiệu chững lại Đất nướcthống nhất nhưng lại đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách do hậu quảcủa chiến tranh để lại Văn học cũng đứng trước thách thức mới Ở giai đoạnnày, dù có một số nhà văn vẫn sáng tác nhưng động lực khiến các nhà vănviết tiểu thuyết chủ yếu là vì gánh nặng “cơm áo gạo tiền” nên những tácphẩm hầu hết chưa có sự đột phá và chưa để lại dấu ấn trong lòng độc giả

Đội ngũ tác giả văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long là sự kế thừa, tiếpnối của nhiều thế hệ qua nhiều giai đoạn Lớp nhà văn trải nghiệm qua haicuộc kháng chiến trường kì của dân tộc cùng đội ngũ trẻ giàu nhiệt huyết tạonên một đội ngũ không chỉ hùng hậu về số lượng mà còn nâng cao về chất

Trang 29

lượng Các tác giả đã khẳng định được vị trí, tên tuổi của mình trước 1975 vàvẫn có sức viết dồi dào, tiếp tục có nhiều đóng góp ở giai đoạn sau 1975 nhưNguyễn Quang Sáng, Đoàn Giỏi, Anh Đức, Trang Thế Hy, Sau 1986, làngvăn vùng đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện thêm nhiều cây bút mới nổi bậtnhư Lê Văn Thảo, Nguyễn Ngọc Tư, Đoàn Văn Đạt, Nguyễn Lập Em, NgôKhắc Tài, Phạm Nguyên Thạch, Ca Giao, Võ Diệu Thanh,… Đội ngũ ấy baogồm cả những nhà văn được sinh ra, trưởng thành ở miền Tây và cũng cónhững nhà văn từ những miền đất khác nhưng có cảm hứng với cuộc sốngvùng Đồng bằng sông Cửu Long đầy phong phú Nguồn bổ sung cho đội ngũsáng tác chính là các cuộc thi sáng tác truyện khắp khu vực đã khuyến khích,động viên từ tác giả có kinh nghiệm cho đến những cây bút trẻ Có thể nói,Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu một đội ngũ sáng tác đa dạng, phong phúvề vốn sống và tài năng Đó đều là những tác giả bắt nhịp nhanh với thờicuộc, góp phần tạo nên diện mạo mới, mang đặc trưng riêng của văn xuôivùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 tập trung phản ánhnhững đề tài về con người với tâm hồn, tính cách đặc trưng của người dânNam Bộ: thân thiện, cởi mở, hào phóng, giàu tình cảm,… gắn liền với cuộcsống ruộng đồng, bủa giăng sông ngòi, kênh rạch,… mang đậm văn hóa NamBộ Văn xuôi Nam Bộ thời kỳ này, trong đó có truyện ngắn, đã có nhữngbước chuyển biến mạnh mẽ về việc sử dụng các phương thức nghệ thuật và cónhững thành công nhất định Nhà văn thường viết bằng vốn sống, kinhnghiệm của mình nên lối diễn đạt thường mộc mạc, chân thành, giản dị Mỗinhà văn đều cố gắng khắc họa rõ nét chân dung con người và vùng đất quêhương Hầu hết các nhà văn trong giai đoạn này đều có những nét độc đáo,tạo nên những cá tính sáng tạo riêng.

Trong sự phát triển của văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long, nhữngnăm gần đây, văn xuôi An Giang đã có những bước chuyển mình vô cùng

Trang 30

quan trọng với đội ngũ sáng tác trẻ, đông đảo, giàu nội lực, gồm nhiều thế hệkhác nhau và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật Từ năm 1986 trở đi, vănhọc bước vào quỹ đạo đổi mới Văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long có bướcphát triển mới, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn.

1.3.2 Nhà văn Trần Tùng Chinh trong văn học An Giang

Những năm trở lại đây, An Giang có thể được xem là cái nôi ươm mầmnhững tài năng trẻ Nếu như trước đây, An Giang nổi danh với nhiều tên tuổilớn trong lĩnh vực văn xuôi như: Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng,… thì hiệnnay, trên văn đàn xuất hiện khá nhiều những tên tuổi trẻ trong làng văn AnGiang như: Võ Diệu Thanh, Trần Tùng Chinh, Trần Sang, Trương Chí Hùng,Nguyễn Bàng,… Mỗi cây bút trẻ đều có những sở trường riêng và để lại dấuấn của mình trong lòng bạn đọc Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Ủy viên BanChấp Hành Hội Nhà văn Việt Nam – Trưởng ban Nhà văn Trẻ đánh giá:“Sống động, phong phú, đó là ấn tượng đầu tiên mà văn trẻ mang đến trongthời gian qua Văn đàn tồn tại cùng lúc bao nhiêu xu hướng, bao nhiêu quanniệm về nghệ thuật văn chương Kèm theo đó là sự đa dạng về phong cách, vềthể loại cũng như về chủ đề Nhìn kỹ hơn, sâu hơn, có thể thấy cảm thức vềthời đại là có thật trong văn trẻ, là có thật những mĩ cảm hiện đại, và nhữngquan niệm hoàn toàn mới về chức năng, giá trị của văn học đang hiện diện

trong văn trẻ Và làm nên diện mạo chung của văn học trẻ cả nước, không thể

không kể đến sự xuất hiện ấn tượng với những đóng góp đặc biệt đáng kể của

văn học trẻ An Giang” [49].

Nhà văn hiện rất được độc giả chú ý là Võ Diệu Thanh Võ Diệu Thanhbắt đầu viết từ năm 18 tuổi, đoạt giải nhất Văn chương Thủ Khoa Nghĩa do HộiVăn học Nghệ thuật An Giang kết hợp Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang tổ

chức năm 1994 Sau thành công của tác phẩm Cô con gái ngỗ ngược, tácphẩm đạt giải thưởng cuộc thi Sáng tác Văn học Tuổi 20, nhà văn Võ Diệu

Thanh đã ghi dấu ấn đáng kể trong lòng độc giả ở thể loại truyện ngắn Không

Trang 31

khó để nhận ra điểm giống nhau giữa Võ Diệu Thanh và Trần Tùng Chinh làcả hai tác giả đều lấy quê nhà An Giang là nguồn cảm hứng Võ Diệu Thanhsinh ra và lớn lên ở vùng đất An Giang Những trang viết của chị cũng bắt đầutừ cảm hứng về quê hương từ những cảm nhận, những thương cảm với nhữngcảnh đời trớ trêu quanh mình.

Đa dạng trong thể loại và đề tài có thể kể đến tác giả trẻ Vĩnh Thông.Anh bắt đầu sáng tác từ năm 14 tuổi với những bài thơ dành cho tuổi học trò.Sau một thời gian, Vĩnh Thông trưởng thành hơn và mạnh dạn bước vào khaiphá mảng văn xuôi Tác giả có bài đăng báo đầu tiên trên Văn nghệ Thànhphố Hồ Chí Minh tháng 8/2010 Đến nay, nhà văn đã có các tác phẩm đăngtrên Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ThấtSơn, Thế giới trong ta, tạp chí văn nghệ một số tỉnh thành và nhiều trangmạng… Mười năm trôi qua, Vĩnh Thông vẫn lặng lẽ viết, và ngày càng cónhiều đóng góp, cống hiến cho làng văn An Giang.

Đạt được nhiều thành tựu và có những đóng góp nổi bật ở thể loạitruyện ngắn không thể không kể đến gương mặt tuổi trung niên Trần TùngChinh Là nhà văn có một nền tảng học vấn bài bản, lại là một thầy giáo hếtlòng vì học sinh, dù chỉ mới bắt đầu sáng tác từ thập niên chín mươi nhưnganh đã gặt hái được nhiều giải thưởng ở các cuộc so tài văn chương uy tín,của văn đàn Việt Những sáng tác của anh để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạnđọc Anh không đặt nặng vấn đề viết lách mà chủ yếu viết vì học trò, vì đammê và luôn nuôi cảm hứng của mình trên trang viết Sáng tác của Trần TùngChinh luôn mang đến những thông điệp nhân văn cho cuộc sống và cao hơncả là muốn văn hóa đọc không bị mai một.

Hiện nay, An Giang luôn tạo ra nhiều sân chơi bổ ích nhằm tạo tiền đề,động lực, chắp cánh ước mơ cho các cây bút trẻ Năm 2011, An Giang ra mắtCâu lạc bộ Văn - Thơ trẻ dành riêng cho các bạn trẻ yêu văn chương AnGiang còn có một Câu lạc bộ Văn - Thơ trẻ trực thuộc trường Đại học An

Trang 32

Giang cũng thu hút rất đông hội viên Người có công duy trì hoạt động củaCâu lạc bộ và sâu sát từng bước đi không ai khác là nhà văn Trần TùngChinh.

Trần Tùng Chinh là một trong số rất nhiều cây bút trẻ có sự đóng góptích cực cho văn học vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giangnói riêng Anh là cây viết giàu nội lực, là người truyền lửa đam mê, chắp cánhcho văn học tỉnh nhà Đúng như nhận định của Lê Quang Trang: “An Giangđang có một đội ngũ viết trẻ, tâm huyết, trình độ, có điều kiện học hỏi, giaolưu nhiều kênh thông tin tạo nên một dòng văn học trẻ An Giang đầy triển

vọng” [29].

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước nói chung, vùng quê An Giangnói riêng còn nhiều khó khăn, tác giả Trần Tùng Chinh đã đem đến cho độcgiả một phong vị mới nhưng rất đỗi quen thuộc Nó đủ sức lay động lòngngười bằng những giá trị nhân văn qua những trang văn nhẹ nhàng thấm đẫmchất trữ tình Dù hòa mình vào dòng văn học địa phương nhưng tác giả đã tạo

cho mình một phong cách riêng Tại Hội thảo Văn xuôi Đồng bằng sông Cửu

Long thời kì đổi mới nhà văn Hồ Tĩnh Tâm đã từng phát biểu: “Văn xuôi Nam

Bộ vẫn thiên về lối kể lấy cốt truyện làm điểm tựa, ít khi sa vào miêu tả dông

dài; các tác giả viết bằng vốn sống là chính” [61] Tiếp nhận truyện ngắn của

Trần Tùng Chinh, chúng ta sẽ thấy sáng tác của nhà văn đã vượt qua nhữngđiều như nhận định trên vừa đề cập đến Sự đa dạng về đề tài trong truyệnngắn của Trần Tùng Chinh khiến người đọc thích thú Đồng thời, đó cũng làsự chuyên nghiệp của nhà văn trong lĩnh vực viết với sự đầu tư, thâm nhập từcuộc sống thực tế Truyện không chỉ viết bằng vốn sống mà còn là tiếng lòngcủa nhà văn Mạch văn cứ trôi chảy theo tâm trạng con người, theo những kýức khó phai của nhà văn nên không hề gượng ép và câu nệ chữ nghĩa.

Cái hay, cái riêng của Trần Tùng Chinh trong sáng tác đó chính là trongsố hơn 52 truyện ngắn của nhà văn, các nhân vật là những con người chưa

Trang 33

một lần nào bộc lộ cái tị hiềm hay thù hận dù trong những hoàn cảnh hết sứckhó khăn, khắc nghiệt Dõi theo các nhân vật trong sáng tác của nhà văn, ta sẽthấy đó là một hành trình xuyên suốt quan tâm đến con người của một nhàvăn đầy ắp tình người, tình đời Viết về đối tượng nào nhà văn cũng cho thấycó sự trải nghiệm, khám phá riêng, tạo nên dư vị riêng nên người đọc khithưởng thức không thấy ngao ngán, trùng lắp Với Nguyễn Nhật Ánh, cái trẻtrung, tinh nghịch, tình cảm nhẹ nhàng của tuổi học trò được thể hiện trong rất

nhiều tập truyện: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ

xanh, Những nhà văn Nam Bộ như: Sơn Nam, Trang Thế Hy, Võ Diệu

Thanh, Mai Bửu Minh, Nguyễn Ngọc Tư, viết nhiều về đề tài của cuộc sốngcủa con người miền Nam Ở những mảng đề tài này, nhà văn Trần TùngChinh đã góp nên một tiếng nói về thực tế cuộc sống đồng bằng với nhiều tácphẩm đoạt giải thưởng của khu vực Nhìn chung, ở bất cứ đề tài nào, tác giảđều có sự thể hiện một hướng đi mới với sự duyên dáng của một phong cáchriêng như nhà văn Đoàn Thạch Biền đã từng nhận định: “Truyện ngắn củaChinh thường sử dụng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh của miền quê Nam Bộ.Biết giữ những cái riêng của vùng đất mình đang sống, đấy là ưu điểm đãgiúp truyện của Chinh ít bị lẫn lộn vào truyện của các bạn khác” [79].

Như các nhà văn Nam Bộ hay các nhà văn An Giang, trong truyện ngắncủa mình, Trần Tùng Chinh với vốn sống và sự trải nghiệm cũng thể hiện cáinhìn và sự lý giải về con người Tuy nhiên, truyện ngắn Trần Tùng Chinhmang một nét riêng, không trùng lặp Thiết tha với vùng đất và con ngườiNam Bộ và chiêm nghiệm, trăn trở, băn khoăn về cuộc sống, con người miềnTây, đặc biệt là con người An Giang, là tình cảm được thể hiện rõ trên nhữngtrang văn của Trần Tùng Chinh Truyện ngắn của Trần Tùng Chinh thể hiệnsự đa dạng về đề tài và đối tượng phản ánh cùng với văn phong vừa giản dị,tinh tế vừa sâu sắc Có thể nhận thấy ở mảng đề tài viết cho tuổi teen, nhà vănđã mang vào trang văn hơi thở của những con người trẻ trung, trong sáng, hồn

Trang 34

nhiên, tinh nghịch vô cùng gần gũi và thân thương Viết cho lứa tuổi trưởngthành hơn, thấu hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc đời, tình người thì tácgiả mang đến hình ảnh những con người giàu tình cảm, chân chất, nhân hậu,vị tha.

Tiểu kết

Cuộc đời nhà giáo – nhà văn Trần Tùng Chinh từ thuở ấu thơ đến khitrưởng thành gắn bó sâu nặng với miền quê An Giang xinh đẹp, trù phú Lớnlên từ vùng quê nghèo khó, hầu hết những sáng tác của anh đều viết về vùngđất và con người ở quê hương mình và đặt trọn vẹn tình yêu thương cháybỏng xen lẫn tự hào vào đó Có khá nhiều nhà văn chọn quê hương sông nướclà chất liệu chính trong các tác phẩm của mình nhưng Trần Tùng Chinh vẫngiữ được cho mình nét riêng, sự sáng tạo riêng Nguồn cảm hứng về AnGiang cùng nhiều nỗi niềm dành cho các cô cậu học trò nhỏ, nỗi trăn trở vềnhững khó nhọc của người dân nơi đây đã tạo nên điều đặc biệt hơn cả trongcác tập truyện của Trần Tùng Chinh Chọn nghiệp văn chương, chọn nghềgiáo, anh mang trong mình sự bao dung, chan chứa tình yêu thương, cảmthông, sẻ chia với mọi mảnh đời Nhờ đó, những tác phẩm của anh luôn chấtchứa những dư vị ngọt ngào với giọng văn nhẹ nhàng, vui tươi dẫu cuộc sốngnơi đây còn nhiều khó khăn

Trang 35

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT VÀ NGƯỜI AN GIANGTRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN TÙNG CHINH

2.1 Đất An Giang trong truyện ngắn của Trần Tùng Chinh2.1.1 Vùng đất của nhiều địa danh Nam Bộ nổi tiếng

Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Trần Tùng Chinh trước hết làcảm hứng ngợi ca quê hương đất nước Đó là quê hương An Giang của nhàvăn – nơi ông sinh ra, trưởng thành và gắn bó cho đến nay An Giang là tỉnhnằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, với đặc thù của một tỉnh miền Tây NamBộ có hai mùa: mùa mưa và mùa nắng, có đồng lúa mênh mông, có sông xanhnước biếc, núi đồi bao quanh Trải qua nhiều năm dài khó khăn rồi phát triển,nhiều nơi ở An Giang vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ vốn có An Giang có thểđược xem là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của miền Tây Nam Bộ vớicảnh sắc thiên nhiên quyến rũ, thơ mộng Mảnh đất mà nhà văn Trần TùngChinh từng sống và gắn bó luôn là hành trang tinh thần, trở thành một phầnmáu thịt trong đời sống của anh Trong những tập truyện của Trần TùngChinh, nhiều địa danh nổi tiếng của vùng đất An Giang được nhắc đến với

một tình yêu lớn xen lẫn tự hào Cụ thể là các địa danh “Tri Tôn” trong

Chuyến xe ngựa về Bảy Núi , Tạnh mưa, Cậu tôi; “Tân Châu” trong Bên

giếng nước; “Xà Tón”, “chợ Nhà Bàn”, “Bảy Núi”, “Bắc Dầu”, “Tân Phú”,

“Láng Chim”, “Láng Tượng”, “Bãi Cây Dang” trong Một chuyến về thành;“Suối Vàng”, “Suối Bạc” trong Hoa bạch xà,… Đây cũng là điểm khác biệtgiữa nhà văn Trần Tùng Chinh so với hai nhà văn khác của văn học An Gianglà nhà văn Võ Diệu Thanh và nhà văn Mai Bửu Minh Quê hương, vùng đấttrong sáng tác của hai nhà văn này là địa lí, địa danh, cảnh sắc của cả đồngbằng sông Cửu Long Với nhà văn Trần Tùng Chinh, phạm vi hẹp hơn khinhà văn chỉ tập trung miêu tả vùng đất An Giang.

Trần Tùng Chinh đã viết về những địa danh của vùng đất An Giang vớisự am hiểu tường tận Quê ngoại của nhà văn Trần Tùng Chinh ở thị trấn Tri

Trang 36

Tôn, huyện Tri Tôn nên địa phương này xuất hiện nhiều trong những tácphẩm của ông, rất đỗi thân quen, bình dị Tri Tôn là một huyện miền núi códiện tích lớn nhất và dân cư thưa thớt nhất tỉnh An Giang Nó được xem làvùng đất được ưu ái nhất miền Tây khi có đến bảy núi:

“An Giang Bảy Núi anh hùng

Nhân dân góp sức truy lùng đánh Tây”.

Rừng núi Thất Sơn ở An Giang có địa hình cao tạo ra những hồ nướcthiên nhiên tuyệt đẹp làm nên vùng đồng bằng sơn thủy hữu tình Nó là mộttrong những nơi quy tụ những người con anh hùng yêu quê hương thiết tha,có tinh thần chống giặc ngoại xâm Tinh thần, nghị lực của họ được hun đúctừ bao thế hệ Những người mẹ, người vợ nơi đây sẵn sàng hy sinh tình cảmriêng tư, đưa chồng, đưa con ra chiến trường và chờ đợi: “Ngày giải phóng.Tri Tôn treo cờ đỏ sao vàng ngợp chợ Ngoại nhắc cái ghế ra trước nhà tựacửa ngồi chờ Một ngày, hai ngày, năm bữa rồi nửa tháng Ngoại cứ ngồi nhưthế Cô Tư Quỳnh ra cứ, về ủy ban huyện công tác, bữa nào hai bận đi rồi về,cũng gặp ngoại ngồi đó, im lặng sừng sững như bóng núi, kiên nhẫn và chịuđựng, lặng lẽ và tràn đầy hy vọng Mắt chợt sáng lên thì bóng dáng một ngườibộ đội với vành mũ tai bèo che khuất mặt xuất hiện và cũng đôi mắt đó trở

nên u buồn rưng rưng thất vọng khi họ đi qua, khuất sau ngõ chợ” [2, tr.48].

Bên cạnh niềm tự hào về vùng đất anh hùng, con người vẫn còn đó những

khắc khoải, nhớ tiếc bóng hình của người thân Anh Kiếm trong Cậu tôi đã

anh dũng hy sinh trong một lần giặc càn quét Nhưng nỗi niềm của ngoại thìchưa bao giờ nguôi ngoai Ngoại vẫn chờ anh về vì hòa bình rồi mà chẳngthấy tin anh Thương cho người đã hy sinh và cả người ở lại Vùng đất AnGiang linh thiêng và anh hùng gắn với nhiều giai thoại, luôn vững vàng trongcác trận chiến, là lá chắn thép vững vàng trong chiến tranh biên giới TâyNam Bom rơi, bão đạn là thế, nhưng người dân nơi đây luôn kiên cường, anh

dũng giữ vững quê hương: “Cái tụi quỷ trên mấy chiếc tàu lớn đó, hễ gặp

Trang 37

xuồng là bắn, không cần phân biệt dân thường hay cán bộ phe mình Chỉ cầntiếng người lao xao hoặc tiếng con nít khóc, là xả súng Những loạt đạn tànkhốc, bay xối xả, loạn xạ Mạng người hên xui, chết sống không biết chừng.Cứ cắn răng mà chịu trận… Đêm nước rong, thuyền của má chèo một mạchkhông nghỉ ra Bắc Dầu, cá góc Tân Phú, Láng Chim, Láng Tượng rồi vào BãiCây Dang… Thường là má giành tay chèo mà bơi, bơi rụng rời cả tay và chỉthi thoảng nghỉ trong chốc lát… xuồng má con tôi phải đến sông cái và vộivàng tất tả nhanh chóng qua sông lúc tàu giặc đang say ngủ” [3, tr.57] Sốngtrong hoàn cảnh gian nguy, sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, nhưngkhông ai nản lòng, chùn bước Họ - những con người bất khuất – vẫn ngày

đêm quên mình chiến đấu vì Tổ quốc Tri Tôn trong truyện ngắn Bâng quơ

trên núi được Trần Tùng Chinh tô vẽ từ ánh nhìn thân thương, vừa lạ, mà

cũng thật quen Những dãy núi mờ mờ hơi sương, ẩn hiện trong những ngàymưa tầm tã, những con đường lên núi quanh co đẹp và thơ mộng đầy quyếnrũ Niềm tự hào về quê hương An Giang nói chung và Tri Tôn nói riêng đượctác giả gửi gắm qua nhân vật Hoa: “Lũ bạn rủ rê nhau về nhà ngoại của Hoa ởTri Tôn - đi núi chơi

Núi đẹp thật Ngay cả núi cũng có phượng vĩ Mưa tạnh đột ngột nhưngay giờ hẹn Cơn mưa từ khuya có lẽ đã đủ gội xanh mướt lá Con đườngquanh co lên núi ẩm ướt nên hoang sơ hơn và quyến rũ kỳ lạ Vài con sóc bétí thảng thốt rồi nhút nhát chạy trốn bên vách đá Cả bọn ngơ ngẩn ngắm núi.Hoa có vẻ tự hào lắm về ngọn núi này ở quê mình Cái giọng trong vắt của nóhuyên thuyên giới thiệu Hà nghe như có tiếng suối chảy đâu đây và đứnglắng tai nghe rồi hỏi nhẹ như hỏi chính mình rằng có nghe gì không? Có,tiếng suối Lại Nguyện” [9, tr.28].

Tri Tôn mang nét đẹp cổ kính, hoang dã và là một vùng đất trù phú Ởđó, có những ngôi chùa xưa cũ, linh thiêng và uy nghiêm theo năm tháng màngười dân tin rằng đem lại sự an bình cho tâm hồn; có những con đường nho

Trang 38

nhỏ liu xiu bên những dòng kênh xanh mát dịu Cái bình yên, dịu dàng ấyhiếm nơi nào có được Nhìn ngắm cảnh vật ấy qua ô cửa kính nhỏ, lòng ngườicũng trở nên thanh thản, nhẹ nhàng hơn Vẻ đẹp của thị trấn Tri Tôn hiện ramờ mờ ảo ảo, bên cạnh những dãy núi mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đồngbằng châu thổ này khiến nhà văn thốt lên: “Công nhận Tri Tôn đẹp thiệt !Hướng ra cửa xe, tôi nhìn thấy những dãy phố cổ nằm rêu phong với thờigian Những con đường nhỏ chừng như chỉ thích hợp cho những bà mẹ quêquang gánh ra chợ sớm, những ngôi chùa Miên cổ kính và độc đáo Hướng raxa là một con kênh xanh mát dịu dàng nằm ngoan ngoãn bên thị trấn thật bìnhyên này” [4, tr.14] Dù là một chàng trai khá hiếu động, nhưng Quang trong

Mùa mưa ở lại có những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của quê mình Qua ô

cửa kính, hình ảnh quê hương lúc mờ, lúc tỏ, lúc ẩn, lúc hiện, từng cảnh vậthiện ra cổ kính, rêu phong, dịu dàng làm lòng người cũng thật bình yên

Đồi Tức Dụp - theo tiếng Khơ-me nghĩa là nước đêm, cũng là nơinhững người con anh hùng được ghi nhận công lao “Tức Dụp nằm trong dãy

núi Cô Tô có độ cao 216m và chu vi khoảng 2.200m Nhìn từ xa, núi Cô Tôvà đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên gọi là Phụng HoàngSơn Đồi Tức Dụp có một hệ thống hang động chi chít như tổ ong vĩ đại,thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá Những năm 1940, Tức Dụp đãlà nơi ẩn náu của các chiến sĩ cộng sản Khi bị khủng bố nhân dân đem bánhtrái đến trước cửa hang cúng Trời Phật, nhưng thực ra là tiếp tế cho cáchmạng Tại đây, quân cách mạng đã bám trụ và hoạt động trong sự đùm bọc

của nhân dân” [69] Dù chứa đựng bao hồi ức đầy mất mát, những vết thươngdo chiến tranh gây ra vẫn còn đó, mảnh đất anh hùng này vẫn mạnh mẽ vươnlên, người dân vẫn vui sống và nỗ lực cho một cuộc sống mới tràn đầy hyvọng: “Đó là một ngày bình thường như bao ngày Trời rất đẹp Mây trắngtừng cụm bông nổi lên từ dãy núi Dài và hành quân về phía đông Nhưng nềntrời lại rất xanh Con đường mòn đầy cát núi dẫn đến đồi Tức Dụp với hai

Trang 39

hàng cây thốt nốt lá xanh reo trong nắng Sát chân đồi, những hòn đá phủ rêuxanh bị đạn pháo quào xể mặt, đề lộ ra những khoảng vôi màu trắng xámloang lổ, thương tích…” [2, tr.43-44] Khung cảnh xanh tươi mướt mát ấy

trong truyện ngắn Cậu tôi của Trần Tùng Chinh làm cho tâm hồn con người

bình an hơn trước những mênh mông tươi đẹp của làng quê yên bình

Không chỉ là một vùng đất với những địa danh gắn liền với nhữngchiến công hiển hách, mà ai gắn bó với An Giang chắc cũng không thể quênbảy ngọn núi đẹp nhất và nổi tiếng của vùng đất này: Núi Cấm, Núi Cô Tô,Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước và Núi Dài Năm Giếng Trong đó,Núi Cấm An Giang là nổi tiếng hơn cả Trong truyện của Trần Tùng Chinh,những địa danh không chỉ để lại dấu ấn trong lòng của những người con sốngbám làng, bám đất nơi đây, mà đối với những người xa xứ như nhân vật CàThu, nó là một tình yêu không thể phai mờ, một nỗi nhớ da diết khôn nguôi.Cà Thu rời quê hương ra đi tròn hai mươi năm, nghèn nghẹn trở về trên

chuyến xe ngựa của vùng Bảy núi thân thương: “Ở góc nhìn quen thuộc này,

bà không nhìn ra phía trước ngọn con đường hướng về Xà Tón mà bắc nhìnngang hai bên đường Đó là nơi những cánh đồng trải tấm thảm xanh rì ra tậnchân núi Những ngọn núi nối tiếp nhau, hết núi Ông Két, rồi núi Cấm, tới núiDài” [3, tr.6] Vùng Bảy núi là kỉ niệm khó phai và cũng là sợi dây gắn kết bàvới quê hương

Suối Vàng, Suối Bạc nằm ngay dưới chân núi Cô Tô cách trung tâmhuyện chưa đầy 2 km Suối Vàng là tên dân gian thường gọi nơi đây, nhưngSuối Vàng thật ra là một hồ nằm dưới chân núi Tô, ở một nơi khá mát mẻ,yên tĩnh Do hồ nằm cạnh núi nên có thể leo núi thưởng ngoạn phong cảnhhoang sơ, đắm mình với những con suối chảy trong xanh mát lạnh Địa danhSuối Vàng được nhà văn Trần Tùng Chinh nhắc đến cùng Động Chân Tiên,

Hang Cọp,… trong Bạch hoa xà Đó là câu chuyện kể đầy thần bí về chốn hội

tụ những điều tâm linh Truyện kể về cuộc đời của chàng Sinh, về chuyện

Trang 40

chàng đi tìm thảo dược gặp cô nàng Bạch Hoa Nhị hiện lên bên dòng SuốiBạc trong veo: “Từ lúc trời sập tối, núi rừng nhanh chóng phủ một màu đen,sau khi lặn lội lên đỉnh núi, vòng trở lại Động Chân Tiên, ngang qua HangCọp, dừng nghỉ chân ở Suối Vàng, rồi thẳng tiến lên Dồ Hội Ngộ” [3, tr.160].Địa danh Suối Vàng được nhà văn kể lại bằng sự kết hợp giữa yếu tố huyềnthoại và yếu tố hiện đại, tạo nên màu sắc riêng.

Trong những truyện về những địa danh nổi tiếng ở An Giang của TrầnTùng Chinh, địa danh Mỹ Hòa Hưng được tác giả miêu tả với niềm hãnh diệnvà tình cảm yêu thương Mỹ Hòa Hưng là một xã thuộc thành phố LongXuyên, tỉnh An Giang Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên với sông nước mênhmông, làng bè trên sông, kênh rạch chằng chịt, vườn cây ăn trái và các di tíchlịch sử văn hóa có giá trị như: khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, miếuÔng Hổ, Cồn Mỹ Hòa Hưng trong mắt lũ học trò vùng quê đầy ắp niềm vui,

yêu thương và kỉ niệm Chàng trai của năm đã ghi lại những kí ức tuyệt đẹp

của đám bạn thân cùng đùa nghịch trong cảnh sắc dịu dàng, “đẹp đến đốntim” của dòng sông Hậu: “Ngày Tất niên, cả lũ hẹn nhau thật sớm ở bến đò ÔMôi để qua phà cồn Mỹ Hòa Hưng, nhà thầy bên đó Đi sớm nên mặt trời hụplặn trên sông giỡn nắng cho tụi Nhi chụp hình seo phì quá trời quá đất Cả lũxuýt xoa trước cảnh đẹp và tỏ ý tiếc rẻ vì cuối tuần được nghỉ chỉ lo nằmnướng trên giường mà không dậy sớm ra sông ngắm bình minh Không chỉcảnh sông Hậu buổi sáng dịu dàng mát mẻ ngày gần Tết đẹp đến đốn tim màtụi lớp Nhi hôm nay cũng đẹp” [9, tr.3] Với lũ học trò, địa danh này khôngchỉ đẹp mà còn gắn với kỉ niệm thời cắp sách

Như nhiều nhà văn Nam Bộ, Trần Tùng Chinh đã đưa vào trang văncủa mình những địa danh nổi tiếng của vùng quê Nam Bộ Không giống vớinhững nhà văn khác, nhà văn Trần Tùng Chinh chỉ chú trọng những địa danhcủa vùng đất An Giang Trần Mạnh Hùng cho rằng: “Bằng việc đưa nhữngđịa danh có thật vào trong tác phẩm, các nhà văn đã khắc họa đậm nét cảnh

Ngày đăng: 01/07/2024, 08:25

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w