1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đã có rất nhiều đề tài nghiêncứu liên quan đến việc “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của Doanhnghiệp” nói chung và “Phân tích báo cáo tài chính của NHTM” nói riêng, tu

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu sử dụng trong luận văn này là trung thực và kếtquả nghiên cứu trong luận văn này chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện và hoàn thànhluận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghirõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Việt Anh

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình củaCô giáo – PGS TS Nguyễn Minh Phương cùng toàn thể các anh/chị đang công táctại Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánhHà Nội đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứunày.

Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các Thầy, cô giáo trường Đại học KinhTế Quốc Dân Đặc biệt là Cô giáo – PGS TS Nguyễn Minh Phương đã trực tiếphướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Xin chân thành cám ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên Ngânhàng TMCP VietcomBank – Chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứuthực hiện đề tài này.

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài nghiên cứu này sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô hướngdẫn, các anh/chị đang làm việc tại VietcomBank Hà Nội để đề tài hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Nguyễn Việt Anh

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 5

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.6 Phương pháp nghiên cứu 5

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6

2.1.1 Khái quát về báo cáo tài chính 8

2.1.2 Ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động của NHTM đến việc phân tích báo cáo tàichính 9

2.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại 12

2.1.4 Khái niệm và nhiệm vụ của công tác phân tích báo cáo tài chính 17

2.2 Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính 18

2.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 21

2.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 25

2.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính 31

2.4 Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP 45

Trang 4

2.5 Kinh nghiệm phân tích báo cáo tài chính NHTM của các nước trên thế giới và bài 4

Trang 5

học tại Việt Nam 47

2.5.1 Kinh nghiệm phân tích báo cáo tài chính NHTM của các nước trên thế giới 47

Ngoài các chỉ tiêu phân tích đã trình bày ở trên các mục trên, trên thế giới hiện nay cómột số chỉ tiêu phân tích tương đối mới như sau: 47

2.5.2 Bài học đối với công tác phân tích báo cáo trong nước 50

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂNHÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 52

3.1 Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội 52

3.1.1 Tổng quan chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 52

3.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm kinh doanh của NH TMCP Ngoạithương Việt Nam- CN Hà Nội 54

3.1.3 Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN HàNội 55

3.1.4 Tổ chức hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánhHà Nội 56

3.2 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam- Chi nhánh Hà Nội 57

3.2.1 Khái quát công tác phân tích báo cáo tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam – Chi nhánh Hà Nội 57

3.2.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam – Chi nhánh Hà Nội 59

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCHBÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠITHƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 79

4.1 Sự cần thiết của hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính 79

4.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Vietcombank HàNội 80

4.3 Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Vietcombank Hà Nội 80

4.3.1 Về tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Vietcombank Hà Nội 80

4.3.2 Hoàn Thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác phân tích: 81

4.3.3 Về phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Vietcombank Hà Nội 82

4.3.4 Về nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Vietcombank Hà Nội 83

4.3.5 Thực hiện công tác dự báo tài chính tại Ngân hàng 89

KẾT LUẬN 91DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 3.1: Cơ cấu tài sản củaVietcombank Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013 59

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn củaVietcombank Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013 61

Bảng 3.3 Tình hình tổng quát doanh thu, chi phí của Vietcombank Hà Nội 63

Bảng 3.4: Tình hình doanh thu Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013 64

Bảng 3.5: Tình hình chi phí Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013 66

Bảng 3.6 Huy động vốn của Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013 68

Bảng 3.7: Dư nợ tín dụng theo nhóm nợ của Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2011– 2013 77

Bảng 3.8: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2011–2013 77

Bảng 4.1: Bảng cơ cấu vốn huy động của Vietcombank Hà Nội năm 2011, 2012,2013 84

Bảng 4.2: Tỷ số dư nợ trên tổng vốn huy động 86

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức Chi nhánh Vietcombank Hà Nội 57

Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức phòng Tài chính Hội sở 58

Sơ đồ 3.3: Cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế của Vietcombank Hà Nội giaiđoạn 2010-2013 69

Sơ đồ 3.4: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn của Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2010 –2013 70

Sơ đồ 3.5: Phân tích huy động theo loại tiền tệ của Vietcombank Hà Nội giai đoạn2010-2013 71

Sơ đồ 3.6: Tổng cho vay khách hàng Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013 72Sơ đồ 3.7: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2010 –2013 73

Sơ đồ: 3.8: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Vietcombank Hà Nội giaiđoạn 2010-2013 74

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt thời điểm ViệtNam chính thức trở thành thành viên của WTO (World Trade Organizacion - Tổchức thương mại thế giới), các doanh nghiệp đã dần dần ý thức được việc tạo dựngchỗ đứng của mình trong nền kinh tế Điều đó được thể hiện rất rõ trong công cuộccải tổ mô hình tổ chức, định hướng mục tiêu và vấn đề quản trị doanh nghiệp đượcđặt ra như một vấn đề cấp thiết song hành cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinhtế Quản trị doanh nghiệp tốt đồng nghĩa với việc tăng thế mạnh về tài chính, mởrộng cơ hội đầu tư, nâng cao vị thế trong nền kinh tế…

Không nằm ngoài xu thế chung, hệ thống Ngân hàng cũng dần có nhữngbước chuyển biến rõ rệt trong vai trò mạch máu của nền kinh tế Công tác quản trịdoanh nghiệp đã và đang là một bài toán đầy thách thức được đặt ra cho hệ thốngNgân hàng Thương mại Một ngân hàng yếu kém trong công tác quản trị không chỉgây tổn thất tới hoạt động của chính ngân hàng đó, mà còn tạo ra những rủi ro tàichính nhất định tới các doanh nghiệp khác Rõ ràng, khả năng chống đỡ của Ngânhàng càng cao, thì khả năng hỗ trợ cho Doanh nghiệp càng lớn Một doanh nghiệpcó tồn tại và phát triển được hay không, phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tài chính, dovậy, hoàn thiện công tác quản trị tài chính nói chung và phân tích báo cáo tài chínhnói riêng đang được quan tâm và ưu tiên hàng đầu Đã có rất nhiều đề tài nghiêncứu liên quan đến việc “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của Doanhnghiệp” nói chung và “Phân tích báo cáo tài chính của NHTM” nói riêng, tuynhiên, các báo cáo mới chỉ đưa ra được những lỗ hổng trong việc phân tích báo cáotài chính chứ chưa đề ra được những biện pháp rõ ràng, cụ thể đối với hoạt động củaDoanh nghiệp/Ngân hàng Thời gian tới, khi hàng loạt các ngân hàng ngoại ồ ạt vàoViệt Nam, chắc chắn những đòi hỏi về quản trị tài chính ngân hàng sẽ gay gắt hơnđối với các Ngân hàng nội.

Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã đi sâu nghiên cứu hệthống báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chinhánh Hà Nội (VietcomBank Hà Nội) để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng

1

Trang 9

Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanhnghiệp thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuát kinh doanhtrong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắnnguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin cố thể đánh giá đượctiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng tương lai củadoanh nghiệp Từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích, quyết định chính xác nhằmnâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp.

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh đặc thùvì vậy bên cạnh việc vẫn tuân thủ theo những phương pháp, nội dung trong phântích báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung, việc phân tích báo cáo tài chínhtrong ngân hàng vẫn mang những nét riêng và có tầm ảnh hưởng lớn trong hoạtđộng kinh doanh ngân hàng Cụ thể, trong phân tích báo cáo tài chính việc ra quyếtđịnh là mục đích chủ yếu Phân tích báo cáo tài chính là nhằm để “hiểu được cáccon số” hoặc để “ nắm chắc các con số”, tức là sử dụng các công cụ phân tích báocáo tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trongbáo cáo Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằmđể miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban

2

Trang 10

đầu Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính, tùytheo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỷ lệ này muốn làmrõ, bao gồm: khả năng sinh lời, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và cơ cấu vốn.Khả năng sinh lợi dùng để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của công ty,tính thanh khoản để đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụthanh toán nợ ngần ngắn hạn khi đến hạn, hiệu quả hoạt động để đo lường tính hiệuquả trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty để kiếm được lợi nhuận, cơ cấuvốn (đòn bẩy nợ/vốn) để đo lường phạm thi theo đó việc trng trải tài chính cho cáckhoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ phần

Xuất phát từ thực tế đó, bằng những kiến thức tích lũy được trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu tại trường và thời gian tìm hiểu về Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tạiNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội ”

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ với hy vọng có thể đưa ranhững giải pháp hợp lý hơn cho doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính, để sửdụng tài sản và vốn có hiệu quả.

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Phân tích báo cáo tài chính là con đường ngắn nhất để tiếp cận bức tranhtoàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, đã có rất nhiều đề tài nghiêncứu đã đề cập tới vấn đề hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệpnói chung và Ngân hàng nói riêng Nhìn chung các báo cáo đã đưa ra được ưu vànhược điểm trong cách phân tích báo cáo tài chính cũng như nguyên nhân để có thểđịnh hướng kinh doanh đúng đắn Tuy nhiên, những thông tin đưa ra vẫn mang tínhchủ quan, chưa đưa được kết luận cụ thể và các biện pháp triệt để gốc rễ của vấn đề.Cụ thể, với lĩnh vực ngân hàng các đề tài đã thực hiện được những nội dung sau:

- Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tạiNgân hàng thương mại Cổ phần Bắc Á” của tác giả Nguyễn Huyền Trang (2009) đãnêu ra được hiện nay, Ngân hàng Nhà nước nói chung và Ngân hàng Bắc Á nói

3

Trang 11

cách khoa học, hiệu quả Do vậy, dẫn đến việc định hướng chiến lược cho công tycòn khó khăn, chưa đáp ứng được tình hình thực tế Tuy nhiên, luận văn vẫn chưađưa ra được những hệ thống phân tích chỉ tiêu cơ bản của ngành là gì, để có thể đưara những giải pháp phù hợp với thực tiễn.

- Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàngTMCP Quân Đội” của tác giả Đinh Công Huân (2011) đã chỉ ra được mối tươngquan của việc hệ thống hóa các chỉ tiêu tài chính cơ bản, phân tích chỉ tiêu tài chínhvới yếu tố công nghệ của một ngân hàng Từ đó, định hướng hiện đại hóa công nghệthông tin theo hướng đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng như Ban điềuhành Tuy nhiên, đề tài vẫn chưa đề cập tới việc đưa ra các mẫu báo cáo quản trị đểthiết lập một kênh báo cáo tự động trong doanh nghiệp.

- Luận văn thạc sỹ: “ Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần ĐạiDương” của tác giả Võ Hoàng Yến (2010) đã đi sâu phân tích báo cáo tài chính tạicông ty cổ phần Đại Dương, đưa ra giải pháp hoàn thiện thực trạng tài chính củaCông ty Về cơ bản, luận văn đã đưa ra được những giải pháp hoàn thiện thực tạitình hình tài chính của công ty, tuy nhiên, chưa đưa ra được những định hướng triểnkhai trong dài hạn của Công ty.

Trên đây là đóng góp của một số đề tài tiêu biểu trong mảng đề tài phân tíchBCTC tại các NHTM và phân tích BCTC doanh nghiệp Các đề tài này đã nêu bậtđược những ưu, nhược điểm trong công tác phân tích báo cáo tài chính tại cácdoanh nghiệp và NHTM Việt Nam Nhận thức được rõ ràng về các tồn tại đó, cácđề tài này đã đưa ra được các mô hình phân tích BCTC cũng như các chỉ tiêu phântích thiết yếu, tạo tiền đề cho việc vận dụng các cách thức này vào thực tế công tácphân tích BCTC của các Ngân hàng.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng phân tích báo cáo tàichính tại Vietcombank Hà Nội , đánh giá mặt đã làm được và chưa làm được củacông tác phân tích báo cáo tài chính tại đây, từ đó đưa ra những giải pháp để hoànthiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Vietcombank Hà Nội giúp cho những

4

Trang 12

đối tượng cần sử dụng thông tin về báo cáo tài chính của công ty có được cái nhìntổng thể và rõ ràng hơn về tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Để đảm bảo quá trình nghiên cứu diễn ra đúng hướng, các tài liệu thu thậpđược phù hợp với nội dung và phạm vi của đề tài, quá trình nghiên cứu cần phải đặtra các câu hỏi nghiên cứu để định hướng cho việc nghiên cứu của đề tài:

- Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng thương mại ảnh hưởng như thế nào tớicông tác phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng?

- Những nội dung, phương pháp ngân hàng sử dụng và tổ chức phân tích đãphù hợp chưa

- Công tác phân tích đã thực sự được chú trọng chưa

- Ưu điểm và những tồn tại trong phân tích báo cáo tài chính tại VietcombankHà Nội

- Cần phải cải tiến và hoàn thiện những nội dung gi trong phân tích báo cáo tàichính tại Vietcombank Hà Nội

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Với mỗi đề tài nghiên cứu đền cần xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiêncứu để có hướng đi đung trong khi phân tích Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lý luậnvà thực tiễn phân tích báo cáo taị ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu: cácgiải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tạiVietcombank Hà Nội

1.6 Phương pháp nghiên cứu.

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trênquan điểm lịch sử cụ thể và phát triển áp dụng vào quá trình nghiên cứu đề tài, đi từthực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Vietcombank Hà Nội, đưa ranhững mặt ưu nhước điểm, kết hợp với lý thuyết phân tích báo cáo tài chính và kinhnghiệm đúc kết được để hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tạiVietcombank Hà Nội

5

Ngày đăng: 30/06/2024, 08:23

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w