1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ Án biên tập bản Đồ Địa chính bằng phần mềm microstation và tmv ( Đồ án 9,5 )

102 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT KHOA TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BỘ MÔN ĐỊA CHÍNH ………………………………. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV-MAP BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ TÂN SƠN, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM Giáo viên hướng dẫn: ThS.Phùng Minh Sơn Sinh viên thực hiện: Trần Khánh Hiệp MSSV: 2021030307 Lớp: QLĐĐ – K65 Hà Nội, năm 2024  NỘI DUNG DANH MỤC HÌNH VẼ 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7 LỜI CẢM ƠN 8 MỞ ĐẦU 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 10 1.1. Khái niệm và vai trò của bản đồ địa chính 10 1.1.1. Định nghĩa về địa chính 10 1.1.2. Định nghĩa về bản đồ địa chính 10 1.2. Nội dung bản đồ địa chính 14 1.3. Tỷ lệ bản đồ địa chính 18 1.3.1. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 18 1.3.2. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 18 1.3.3. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 18 1.3.4. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 19 1.3.5. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 19 1.3.6. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 19 1.4. Phép chiếu và hệ tọa độ địa chính 19 1.5. Thành lập lưới không chế trắc địa. 23 1.5.1. Khái quát lưới tọa độ địa chính. 23 1.5.2. Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính. 24 1.5.3. Thành lập lưới đường truyên kinh vĩ. 25 1.6. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính. 25 1.6.1. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc. 25 1.6.2. Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không. 26 1.6.3. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp trên thực địa 28 1.6.4. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không. 29 1.6.5. Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ xung. 31 1.7. Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính 31 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV 33 2.1. Phần mềm Microstation và TMV Map 33 2.1.1. MicroStation 33 2.1.2 Các chức năng cơ bản của MicroStation 37 2.1.3. TMV Map 39 2.1.4 Quy trình thực hiện 41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 44 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 44 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 47 3.2. Biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation, TMV Map 49 3.2.1. Biên tập bản đồ tổng 49 3.2.2. Biên tập bản đồ địa chính 59 3.3. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các biện pháp khắc phục 86 3.3.1. Thuận lợi 86 3.3.2. Khó khăn 87 3.3.3. Cách khắc phục 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Lưới chiếu Gauss, UTM 20 Bảng 1.1: Chỉ tiêu kỹ thuật lưới đo vẽ 23 Hình 1.2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính 25 Hình 1.3: Sơ đồ mô tả các phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không 26 Hình 1.4: Sơ đồ thể hiện Phương pháp đo ảnh 27 Hình 1.5: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp trên thực địa 28 Hình 1.6: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không 29 Hình 1.7: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính 31 Hình 2.1: Giao diện của phần mềm Microstation V7i 35 Hình 2.2: Quy trình thực hiện 40 Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 44 Hình 3.2: Sơ đồ biên tập bản đồ tổng 49 Hình 3.3: Folder “BDDC Tan Son” 49 Hình 3.4: File bản đồ Microstation 50 Hình 3.5: File bản đồ Microstation 51 Hình 3.6: BanDoTong design file trắng 51 Hình 3.7: Giao diện References 51 Hình 3.8: Attach Reference 52 Hình 3.9: References Files 52 Hình 3.10: Hộp thoại Levels 53 Hình 3.11: BanDoTong 54 Hình 3.12: Merge References 54 Hình 3.13: BanDoTong 55 Hình 3.14: Công cụ Place Fence 55 Hình 3.15: Giao diện Place Fence 55 Hình 3.16: BanDoTong 56 Hình 3.17: Công Cụ Manipulate 56 Hình 3.18: Giao diện lệnh Move 56 Hình 3.20: BanDoTong 57 Hình 3.21: Save As Microstation SE  Microstation V7 58 Hình 3.22: Giao Diện Microstation V7 cùng với TMV Map 58 Hình 3.23: Sơ đồ biên tập bản đồ địa chính 59 Hình 3.24: Giao Diện TMV – Map 59 Hình 3.25: Chọn đơn vị hành chính 60 Hình 3.26: Kết nối cơ sở dữ liệu 60 Hình 3.27: Tìm, sửa lỗi tự động 61 Hình 3.28: MRF Clean (Giao diện của tìm, sửa lỗi tự động) 61 Hình 3.30: Hình ảnh lỗi thủ công 63 Hình 3.31: BanDoTong hết lỗi 63 Hình 3.32: Giao diện tạo Topology 64 Hình 3.33: Tạo Topology cho BanDoTong 65 Hình 3.34: Tạo sơ đồ bảng chấp 65 Hình 3.35: Thành công việc tạo sơ đồ phân mảnh cho bản đồ 66 Hình 3.36: Đường khép thửa 66 Hình 3.37: Đường địa giới hành chính 67 Hình 3.38: Giao diện tạo bản đồ địa chính 67 Hình 3.39: Giao diện tạo mảnh bản đồ địa chính 69 Hình 3.40: Mảnh bản đồ cut tên “bando1” 70 Hình 3.41: Hoàn thành việc sửa lỗi tạo vùng 71 Hình 3.42: Đánh số thửa tự động 72 Hình 3.43: Bảng thông tin thửa đất 73 Hình 3.44: Gán thông tin từ nhãn 74 Hình 3.45: Tạo khung bản đồ bằng TMV- Map 75 Hình 3.46: Tham số khung 76 Hình 3.47: Dựng Khung 77 Hình 3.48: Bản đồ địa chính đã dựng khung 77 Hình 3.49: Vẽ nhãn thửa 79 Hình 3.50: Vẽ nhãn thửa 79 Hình 3.51: Bản đồ địa chính đã biên tập hoàn thiện 80 Hình 3.52 : Giao diện tạo hồ sơ thửa đất 81 Hình 3.53 : Kết quả đo đạc địa chính thửa đất ( thửa số 280) 82 Hình 3.54 : Chỉnh sửa 83 Hình 3.55 : Kết quả đo đạc địa chính thửa đất ( thửa số 281) 84 Hình 3.56: File lưu kết quả đo đạc 85   DANH MỤC BẢNG BIỂU Số bảng Tên bảng Trang 1.1 Chỉ tiêu kỹ thuật lưới đo vẽ 24 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐĐC Bản đồ địa chính CSDL Cơ sở dữ liệu GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPS Global Positioning System - Hệ thống định vị toàn cầu HSKT Hồ sơ kỹ thuật KT-KT Kinh tế kỹ thuật MTV Một thành viên TT- BTNMT Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường TT- TCĐC Thông tư Tổng Cục Địa Chính UTM Universal Trasverse Mercator - Hệ tọa độ vuông góc WGS World Geodetic System - Hệ tọa độ trắc địa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

KHOA TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAIBỘ MÔN ĐỊA CHÍNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ MAP BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ TÂN SƠN,

TMV-HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

Giáo viên hướng dẫn:ThS.Phùng Minh Sơn Sinh viên thực hiện: Trần Khánh Hiệp

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 10

1.1 Khái niệm và vai trò của bản đồ địa chính 10

1.4 Phép chiếu và hệ tọa độ địa chính 19

1.5 Thành lập lưới không chế trắc địa 23

1.5.1 Khái quát lưới tọa độ địa chính 23

1.5.2 Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địachính 241.5.3 Thành lập lưới đường truyên kinh vĩ 25

Trang 3

1.6.5 Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ địa hình

cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ xung 31

1.7 Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính 31

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 44

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 44

3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 47

3.2 Biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation, TMV Map 49

Trang 4

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Lưới chiếu Gauss, UTM 20

Bảng 1.1: Chỉ tiêu kỹ thuật lưới đo vẽ 23

Hình 1.2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính 25

Hình 1.3: Sơ đồ mô tả các phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không 26

Hình 1.4: Sơ đồ thể hiện Phương pháp đo ảnh 27

Hình 1.5: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽtrực tiếp trên thực địa 28

Hình 1.6: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không 29Hình 1.7: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính 31

Hình 2.1: Giao diện của phần mềm Microstation V7i 35

Hình 3.6: BanDoTong design file trắng 51

Hình 3.7: Giao diện References 51

Hình 3.14: Công cụ Place Fence 55

Hình 3.15: Giao diện Place Fence 55

Trang 5

Hình 3.16: BanDoTong 56

Hình 3.17: Công Cụ Manipulate 56

Hình 3.18: Giao diện lệnh Move 56

Hình 3.20: BanDoTong 57

Hình 3.21: Save As Microstation SE  Microstation V7 58

Hình 3.22: Giao Diện Microstation V7 cùng với TMV Map 58

Hình 3.23: Sơ đồ biên tập bản đồ địa chính 59

Hình 3.24: Giao Diện TMV – Map 59

Hình 3.32: Giao diện tạo Topology 64

Hình 3.33: Tạo Topology cho BanDoTong 65

Hình 3.34: Tạo sơ đồ bảng chấp 65

Hình 3.35: Thành công việc tạo sơ đồ phân mảnh cho bản đồ 66

Hình 3.36: Đường khép thửa 66

Hình 3.37: Đường địa giới hành chính 67

Hình 3.38: Giao diện tạo bản đồ địa chính 67

Hình 3.39: Giao diện tạo mảnh bản đồ địa chính 69

Hình 3.40: Mảnh bản đồ cut tên “bando1” 70

Hình 3.41: Hoàn thành việc sửa lỗi tạo vùng 71

Trang 6

Hình 3.51: Bản đồ địa chính đã biên tập hoàn thiện 80

Hình 3.52 : Giao diện tạo hồ sơ thửa đất 81

Hình 3.53 : Kết quả đo đạc địa chính thửa đất ( thửa số 280) 82

Hình 3.54 : Chỉnh sửa 83

Hình 3.55 : Kết quả đo đạc địa chính thửa đất ( thửa số 281) 84

Hình 3.56: File lưu kết quả đo đạc 85

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂUSố

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Mỏ - Địachất Hà Nội, em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình từ cácthầy cô, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Trắc địa Bản đồ vàQuản lý Đất đai Các thầy cô đã truyền đạt cho em không chỉ kiếnthức lý thuyết mà cả những kỹ năng thực hành quý báu trong suốtthời gian học tập.

Thực tế chứng minh rằng không có sự thành công nào thiếu đisự hỗ trợ, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp Như câu cadao tục ngữ xưa đã nói: “Không thầy đố mày làm nên.” Thật vậy,nếu không có sự hướng dẫn và dạy bảo tận tâm từ các thầy cô, đồán tốt nghiệp này khó có thể hoàn thiện.

Để hoàn thành tốt bài báo cáo này, với tấm lòng biết ơn sâusắc, em xin chân thành cảm ơn ThS Phùng Minh Sơn, giảng viênngành Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, ngườiđã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốtnghiệp.

Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên,bài đồ án tốt nghiệp này chắc chắn không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiếnđóng góp quý báu của các thầy cô để em có thể hoàn thiện bài đồán này tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

SINH VIÊN

Trang 9

Trần Khánh Hiệp

Trang 10

MỞ ĐẦULý do chọn đề tài

1) Tầm quan trọng của bản đồ địa chính trong quản lýđất đai

Bản đồ địa chính là công cụ quan trọng trong quản lý đất đai,cung cấp thông tin chi tiết về ranh giới, diện tích và vị trí của thửađất Nó không chỉ là cơ sở pháp lý cho việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất mà còn giúp các cơ quan chức năng quản lý đấtđai hiệu quả, giảm thiểu tranh chấp và hỗ trợ quy hoạch phát triểnbền vững.

2) Sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tintrong biên tập và quản lý bản đồ địa chính

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là phần mềmchuyên dụng như Microstation và TMV Map, nâng cao độ chính xácvà hiệu quả trong biên tập và quản lý bản đồ địa chính Công nghệnày giúp tự động hóa các quy trình, tiết kiệm thời gian và chi phí,đồng thời đảm bảo dữ liệu địa chính luôn được cập nhật và duy trìchính xác.

3) Lý do chọn xã Tân Sơn làm khu vực nghiên cứu

Xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam được chọn làm khuvực nghiên cứu do đây là một địa bàn có sự phát triển nhanhchóng về kinh tế - xã hội, đồng thời còn tồn tại nhiều vấn đề cầngiải quyết trong quản lý đất đai Việc nghiên cứu và ứng dụngcông nghệ trong biên tập bản đồ địa chính tại đây sẽ giúp nângcao hiệu quả quản lý đất đai, hỗ trợ công tác quy hoạch và pháttriển bền vững cho địa phương.

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH1.1 Khái niệm và vai trò của bản đồ địa chính

1.1.1 Định nghĩa về địa chính

Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam năm 1996,“Địa chính là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ đo đạc, thống kê đấtđai trong cả nước”

Theo nghĩa Hán - Việt thì “địa chính” là một từ gồm hai thànhtố, “địa” là đất, mảnh đất, thửa đất, lãnh thổ, ; “chính” là côngviệc của nhà nước đề ra các phép tắc, luật lệ để quản lý xã hội(hành chính) Như vậy, “địa chính” là công việc của nhà nước vềquản lý đất đai.

Theo Chung Bảo Kỳ, trong quyển “Biển từ” của Trung quốc,1979, người ta định nghĩa “Địa chính là bản ghi (quyển sách) dùnglàm căn cứ cho việc đăng ký đất đai, trưng thu ruộng đất của chínhphủ đương thời”

Theo Stéphane Lavigne, “Địa chính được xem như là trạng tháihộ tịch của quyền sở hữu nhà đất ”

 Địa chính là thể tổng hợp của các tư liệu, văn bản xác định rõvị trí, ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyềnsở hữu, quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc phân bổ, đánh thuếđất, và của việc quản lý, bao gồm trách nhiệm thành lập, cập nhậtvà bảo quản các tài liệu địa chính

1.1.2 Định nghĩa về bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên đề về đất đai, trên bản đồthể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích, số hiệu thửa và loạiđất của từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất đáp ứng được yêu cầuquản lý đất đai Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lýkhác liên quan đến đất đai

Trang 12

Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sởxã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước, được cơquan thành lập và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính,mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từngthửa đất, từng chủ sử dụng đất

Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thườngở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn, mỗi loại đất được vẽ bản đồ địachính với tỷ lệ khác nhau và phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơitrên toàn quốc

Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổihợp pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhậttheo định kỳ

1.1.3.Mục đích và tầm quan trọng của bản đồ địachính.

1.1.3.1 Mục đích

 Làm cơ sở để lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyềnsở hữu đất và quyền sở hữu nhà, ghi nhận hiện trạng và biến độngvề địa giới hành chính của phường, thị trấn, quận thị xã và thànhphố.

 Lập quy hoạch cá khu dân cư nông thôn, xây dựng các khuphố thiết kế các công trình xây dựng như cấp thoát nước, đườngdây cáp, điện

 Làm cơ sở để thành lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và ghi nhận hiện trạng sửdụng đất.

 Thể hiện chính xác vị trí ranh giới, diện tích và một số thôngtin địa chính khác của từng thửa đất trong một vị trí hành chínhnhất định.

Trang 13

 Là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháplý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đấ đai đến từng thửa từng chủ sửdụng đất.

1.1.3.2 Tầm quan trọng

Bản đồ địa chính là một tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địachính mạng tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ tới từngthửa đát, từng chủ sử dụng Nó là cơ sở để giải quyết tranh chấpđất dai các khiếu nại tố cáo về đất đai Phải đảm bảo mức độ đầyđủ và chi tiết cần thiết các yếu tố phi không gian và yếu tố pháplý.

1.1.3.3 Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính dược sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bảnđồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường.Mỗi bộ bản đồ có thể là một hoặc nhiều tờ bản đồ ghép lại Đểđảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụngtrong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử dụng bản đồvà quản lý đất đai phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các yếu tốtcơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố kahcs có liên quan.

1.1.3.4 Yếu tố điểm

Điểm là vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc đặc biệt.Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trênđường biên thửa đất, các điẻm đặc trưng của địa vật, địa hình.Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa vàtọa độ của chúng.

1.1.3.5 Yếu tố đường

Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua cácđiểm thực địa Đối với đường gấp khúc cần quản lý tọa độ cácđiểm đặc trưng của nó Các đường cong có dạng hình học cơ bảncó thể quản lý các yéu tố đặc trưng Tuy nhiên trên thực tế đo đạcnói chung và đo đạc địa chính nói riêng thường xác định đường

Trang 14

cong bằng cách chia nhỏ đường cong tới mức các đoạn nhỏ của nócó thể coi là đường thẳng và nó được quản lý như một đường gấpkhúc.

1.1.3.6 Thửa đất

Là tên gọi của phạm vi trong ranh giới được sử dụng đất củatừng chủ sử dụng và phải tồn tại, xác định trên thực địa về vị trí,hình thể, diện tích ranh giới Đường ranh giới thửa đất ở thực địacó thể là con đường bờ ruộng, tường xây, hàng rào hoặc đánhgiấu từng các dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng.

Thửa đất phụ: trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa đấtnhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định Có các phầnđược sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau,mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sửdụng đất.

1.1.3.7 Lô đất

Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất Thôngthường lô đất được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sôngngòi Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý khác nhua như cùngđộ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông, thủy lợi, theo mục đíchsử dụng hay cùng loại cây trồng.

Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản

hoặc đường phố Đó là đơn vị hành chính có đẩy đủ các yếu tổ chức

Trang 15

quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cạch toàndiện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trongphạm vi lãnh thổ của mình

Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địachính: Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính

vì vậy trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầucủa công tác quản lý đất đai Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ cácyếu tố sau:

Điểm khống chế tọa độ và độ cao Trên bản đồ cần thể hiện

đầy đủ các điểm hống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâudài Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mmtrên bản đồ.

Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường

địa giưới quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, cácmốc địa giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới Khiđường địa giới cấp thấp trùng với các đường địa giới cấp cao hơn thìưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao hơn Các đường địa giưới phảiphù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thông trong các cơ quannhà nước.

Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa

chính Ranh rới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viềnkhép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong Để xác định vị tríthửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranhgiới của nó như điểm góc thửa, điểm ngoặt, điểm cong của đườngbiên Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng.

Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất

ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất chưa sử

Trang 16

dụng Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từngloại đất chi tiết.

Công trình xây dựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ

lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở đất khu vực đô thị thì trên từngthửa đất phải thể hiện chính xác ranh giưới các công trình xây dựngcố định như nhà ở, nhà làm việc, Các công trình được xây dựngtheo mép tường tương ứng phía ngoài Trên vị trí công trình còn biểuthị tính chấp công trình như nhà cấp bốn, nhà tầng.

Ranh giới sử dụng đất: trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các

khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của doanh nghiệp, các tổchức xã hội, doanh trại quân đội,

Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt,

đường bộ, đường trong làng, đường ngõ, đường phố, Đo vẽ chínhxác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới dường, các công trình cầucống trên đường và tính chất đường cong

Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh

mương, ao hồ, Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tạithời điểm đo vẽ Khi đo vẽ trong khu vực dân cư thì phải vẽ chính xácrãnh thoát nước công cộng Song ngòi, kênh mương cần phải ghi chútên riêng và hướng nước chảy

Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý

nghĩa định hướng.

Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ

giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệdường điện cao thế, bảo vệ đê điều.

Dáng đất: khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện

dáng đấ bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao.

1.2 Nội dung bản đồ địa chính

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 25/2015/TT-BTNMT quyđịnh:

Trang 17

 Khung bản đồ;

 Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địachính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ cóchôn mốc ổn định;

 Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp; Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giaothông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trìnhcông cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;

 Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửađất;

 Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồcác công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng củathửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời Các công trìnhngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêucụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình;

 Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đườnggiao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch vàcác yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;

 Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ýnghĩa định hướng cao;

 Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiệnphải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình);

 Ghi chú thuyết minh.

 Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuântheo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục IIvà điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

 Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp:a)Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiệntrên bản đồ địa chính, phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đãđược ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với

Trang 18

các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thểhiện theo quy định của Bộ Ngoại giao;

b) Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chínhphải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý cóliên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp;

c) Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địachính được đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệttrung bình tối thiểu trong 05 năm Trường hợp chưa xác định đượcđường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiệnranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểmđo vẽ bản đồ địa chính;

d)Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thểhiện trên hồ sơ địa giới hành chính, và đường địa giới các cấp thựctế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chínhthì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tàinguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan cóthẩm quyền giải quyết Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địagiới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màuđen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằngmàu đỏ) và phần có tranh chấp.

Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thìbiểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất;

đ) Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhậnthể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liênquan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư này.Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thựctế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hànhchính có liên quan.

 Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giaothông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công

Trang 19

cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn: các loại mốc giới, chỉ giớinày chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địahoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vịtrí điểm chi tiết của bản đồ địa chính.

 Đối tượng thửa đất

a) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng củamột người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụngđất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùngmục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giớithửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đấttrên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh, nối haiđiểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;

c) Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳngnối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất;

d) Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửanối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;

đ) Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giớithửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất cóvườn, ao gắn liền với nhà ở đó;

e) Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác địnhlà đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùngmục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sửdụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệttheo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thựcđịa);

g) Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sửdụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửađất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo

Trang 20

đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước Trường hợp độrộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thìranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa,đường rãnh nước.

Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên giấy tờpháp lý về quyền sử dụng đất và đã quá thời hạn đưa đất vào sửdụng quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thìngoài việc thể hiện loại đất theo hiện trạng còn phải thể hiện thêmloại đất theo giấy tờ đó trên một lớp (level) khác; đơn vị đo đạc cótrách nhiệm tổng hợp và báo cáo cơ quan tài nguyên và môitrường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận về những trườnghợp thửa đất có loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên giấytờ tại thời điểm đo đạc.

Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thểhiện các mục đích sử dụng đất đó Trường hợp thửa đất có vườn,ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước công nhận (cấp Giấychứng nhận) toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở thì thể hiện loạiđất là đất ở.

 Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất

Trang 21

a) Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựngtrên mặt đất được xác định theo mép ngoài cùng của tường baonơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài cùng của hình chiếu thẳngđứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấukhông tiếp giáp mặt đất vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếpgiáp mặt đất (không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụ trêntường nhà, mái che).

Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theomép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của côngtrình đó.

b) Hệ thống giao thông biểu thị phạm vi chiếm đất của đườngsắt, đường bộ (kể cả đường trong khu dân cư, đường trong khu vựcđất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ mục đích công cộng) và cáccông trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hèphố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu.

c) Hệ thống thủy văn biểu thị phạm vi chiếm đất của sông,ngòi, suối, kênh, mương, máng và hệ thống rãnh nước Đối với hệthống thủy văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và đườngmép nước ở thời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ ảnh Đối vớihệ thống thủy văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vichiếm đất của công trình.

1.3 Tỷ lệ bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính các tỷ lệ đều được thể hiện trên bản vẽ hìnhvuông việc chia mảnh bản đồ địa chính dựa theo độ lưới ô vuôngcủa hệ tọa độ vuông góc phẳng Theo khoản 5 điều 5 Thông tư 55/BTNMT Quy định về chia mảnh, đánh số mảnh bản đồ địa chínhnhư sau:

1.3.1.Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000

 Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế là 06 x 06 km tương ứng với một mảnh bản đồ

Trang 22

địa chính tỷ lệ 1:10000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn củamảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng vớidiện tích là 3,600 héc ta ngoài thực địa.

 Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữsố: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 sốchẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độY của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnhbản đồ địa chính.

1.3.2.Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000

 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông,mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 03 x 03 km tương ứng với mộtmảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Kích thước khung trong tiêuchuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm,tương ứng với diện tích là 900 héc ta ngoài thực địa.

 Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữsố: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trongtiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.

1.3.3.Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000

 Chia mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông,mỗi ô vuông có kích thước thực tế 01 x 01 km tương ứng với mộtmảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Kích thước khung trong tiêuchuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm,tương ứng với diện tích 100 héc ta ngoài thực địa.

 Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệucủa mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnhbản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông

Trang 23

1.3.4.Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000

 Chia mảnh, bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông,mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với mộtmảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Kích thước khung trong tiêuchuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm,tương ứng với diện tích 25 héc ta ngoài thực địa.

 Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bảnđồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chínhtỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông.

1.3.5.Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500

 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông,mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng vớimột mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 Kích thước khung trongtiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm,tương ứng với diện tích 6,25 héc ta ngoài thực địa.

 Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệumảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồđịa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặcđơn.

1.3.6.Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200

 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ôvuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với mộtmảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 Kích thước khung trong tiêuchuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tươngứng với diện tích 1,00 héc ta ngoài thực địa.

 Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu

Trang 24

mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồđịa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông.

1.4 Phép chiếu và hệ tọa độ địa chính

 Hệ tọa độ phẳng là hệ toạ độ phẳng Gauss - Kruger, được thiếtlập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc, chia trái đấtthành 60 múi 60 hoặc 120 múi 3o

 Điểm gốc độ cao là điểm Hòn Dấu, Đồ Sơn, Hải phòng b Hệ tọa độ VN 2000

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và1:10000 được thành lập ở múi chiếu 30 trên mặt phẳng chiếu hình,trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 và độ cao Nhà nước hiện hành

Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi quaGREENWICH

Điểm gốc của hệ tọa độ mặt phẳng (điểm cắt giữa kinh tuyếntrục của từng tỉnh và xích đạo) có X = 0 km, Y = 500 km.

Trường hợp có sự chia tách, sát nhập thành tỉnh mới, Bộ TàiNguyên và Môi trường sẽ quy định kinh tuyến trục cho tỉnh mớitrên cơ sở đảm bảo yêu cầu của quản lý đất đai trên địa bàn tỉnhvà chuyển đổi dữ liệu quản lý đất đai (nếu có) là ít nhất.

Các tham số chính của Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000:

Ellipxoid quy chiếu quốc gia là Ellipxoid WGS-84 toàn cầuvới kích thước:

Bán trục lớn : a = 6378137,0 mĐộ dẹt : f = 1:298,257223563

Trang 25

Tốc độ góc quay quanh trục: ω = 7292115,0 x 10-11rad/sHằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005 108 m3 s-2.

Vị trí Ellipxoid trong hệ quy chiếu Quốc gia: Ellipxoid

WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổViệt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thủychuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.

Điểm gốc hệ tọa độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện

Nghiên cứu Địa chính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ)thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt – HàNội.

Hệ tọa độ phẳng: Hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập

trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số đượctính theo EllipxoidWGS-84 toàn cầu.

Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia: Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn

Dấu – Hải Phòng.

c Thông số đơn vị đo (Working Units)

 Đơn vị làm việc chính (Master Units): mét (m). Đơn vị làm việc phụ (Sub Units): mi li mét (mm). Độ phân giải (Resolution): 1000.

 Tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point/GlobalOrigin):

X = 500.000m, Y = 1.000.000 m.d Phép chiếu tọa độ phẳng

Bản đồ địa chính phải thể hiện trên mặt phẳng qua một phépchiếu xác định Phép chiếu cần được chọn sao cho biến dạng của cácyếu tố thể hiện trên bản đồ là nhỏ nhất, tức là ảnh hưởng biến dạngphép chiếu đến độ chính xác các yếu tố đo đạc và cần quản lý thểhiện trên bản đồ là không đáng kể.

Trang 26

Trong thực tế có hai lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc đã vàđang được sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam, đó là lưới chiếuGauss - Kruger và UTM Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng củahai lưới chiếu Gauss - Kruger và UTM được giới thiệu trên hình 1.1.

Hình 1.1: Lưới chiếu Gauss, UTM

Trên cùng một múi chiếu và cùng Eoipxoid thực dụng thì toạđộ phẳng UTM có quan hệ với tọa độ Gauss - Kruger theo các côngthức sau:

xU = mo xG

yU = mo (yG - 500) + 500.000mU = mo mG

Trong đó: mo = 0,9996 cho múi 60, mo = 0,9999 cho múi 30, xU, yU là toạ độ phẳng trên múi chiếu UTM,

xG, yG là toạ độ phẳng trên múi chiếu Gauss –Kruger,

mU là tỷ lệ chiếu của lưới chiếu UTM.

e Lựa chọn tỷ lệ và phương pháp đo vẽ thành lập bản đồ địa chínhTheo điều 6 thông tư 55 quy định về thành lập bản đồ địachính về việc lựa chọn tỷ lệ và phương pháp đo vẽ thành lập bảnđồ địa chính đề cập:

Trang 27

Tỷ lệ đo vẽ thành lập bản đồ địa chính được xác định trên cơsở loại đất và mật độ thửa đất trung bình trên 01 hecta (ha) Mậtđọ thửa đất trung bình trên 01 ha gọi tắt là M_t được xác địnhbằng số lượng thauwr đất chia cho tổng diện tích (ha) của các thửađất.

Tỷ lệ 1:200: Được áp dụng đối với đất thuộc nội thị của đô thị

loại đặc biệt có M_t≥ 60

Tỷ lệ 1:500: Được áp dụng đối với khu vực có M_t≥25 thuộc

đất đô thị, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông thôn có dạng đôthị; M_t≥30 thuộc đất khu dân cư nói chung

Tỷ lệ 1:1000: Được áp dụng đối với các trường hợp sau:

 Khu vực có M_t≥ 10 thuộc đất khu dân cư;

 Khu vực có M_t≥ 20 thuộc đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp,kéo dài; đất nông nghiệp trong phường, thị trấn, xã thuộc cáchuyện tiếp giáp quận và các thuộc thị xã, thành phố trực thuộctỉnh;

 Khu vực đất nông nghiệp tâp trung có M_t≥60

Tỷ lệ 1:2000: được áp dụng đối với các trường hợp sau:

 Khu vực có M_t≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp; Khu vực có M_t≤ 4 thuộc khu dân cư

Tỷ lệ 1:5000: Được áp dụng với các trường hợp sau:

 Khu vực có M_t≤ 1 thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệpđất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác;

 Khu vực có M_t≥ 02 thuộc khu vực đất lâm nghiệp

Tỷ lệ 1:10000: Được áp dụng đối với các trường hợp sau:

Trang 28

1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000 được lựa chọn đo vẽ cùng tỷ lệ vớicác loại đất các khu vực tương ứng.

Lựa chọn phương pháp đo vẽ thành lập bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được thành lập bằng phương pháp đo vẽ trựctiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử, phương pháp sử dụngcông nghệ GNSS hoặc phương pháp sử dụng ảnh hàng không kếthợp voiws đo vẽ trực tiếp ở thực địa.

Phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệGNSS không phải đo tĩnh và phương pháp sử dụng ảnh hàng khôngkết hợp với đo vẽ trực tiêp ở thực địa chỉ được áp dụng để thànhlập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 ở khu vực đất nông nghiệp vàbản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000; 1:5000; 1:10000, nhưng phải quyđịnh rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500 chỉ được sử dụng phươngpháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử đểthành lập.

1.5 Thành lập lưới không chế trắc địa.

1.5.1 Khái quát lưới tọa độ địa chính.

Lưới khống chế trắc địa là lưới khống chế mặt bằng đượcthành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau mục đích chủ yếu đovẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; 1:2000; 1:1000 ở các vùng nôngthôn và tỷ lệ 1:500; 1:200 ở các vùng đô thị.

Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhànước dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính.Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khốngchế nhà nước.

Hiện nay lưới tọa độ chính hạng I, II được phủ trùm trên toànbộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xửlý tổng hợp với các số liệu khác nhau nên đảm bảo tính thống nhấtvà hệ thống trên phạm vi cả nước Lưới tọa độ hạng III và hạng IV

Trang 29

đã được xây dựng ở một số vùng, đảm bảo độ chính xác và mật độđiểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâmnghiệp Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vìmất mát và hư hỏng nhiều.

Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựavào lưới hạng I và hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địachính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1hoặc 2 cấp Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng côngnghệ GPS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương phápđường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử.

1.5.2 Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính.

Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuậtcủa quy phạm hiện hành như chiều dài tuyến, sai số khép góc, saisố tương đối đường chuyền tuân theo các chỉ tiêu sau:

Bảng 1.1: Chỉ tiêu kỹ thuật lưới đo vẽ

Tỷ lệ bảnđồ

Trang 30

Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đếnđiểm nút, giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đườngchuyền đã quy định ở bảng trên

Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắnhơn 20m Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền khôngchênh nhau quá 2.5 lần, 1 số cạnh trong đường chuyền không quá15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000.

Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai khônglớn hơn 0,05m.

Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng:

Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ đo hai lần riêng biệt, chênhlệch giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy đo)

Chênh cao đo hai lần cùng với đo cạnh ngang chênh lệchgiưuax đo đi và đo về phải nhỏ hơn ± 100 L mm ( L là chiều dàitính theo km).

1.5.3 Thành lập lưới đường truyên kinh vĩ.

Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo.

Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếpcho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính Lưới được đodẫn đồng thời cả tọa độ và độ cao, có hai c ấp hạng lưới và l ướikinh vĩ cấp 1 và l ưới linh vĩ cấp 2.

Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ cácđiểm có t ọa độ chínhxác ừt điểm địa chính trở lên.

Trang 31

Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có t ọa độ, độcao chính xác ừt điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên.

 Biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.

1.6.1 Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc.

Phương pháp toàn đạc đòi hỏi các điểm khống chế phải rảiđều trên toàn khu đo với mật độ điểm dày đặc Tỷ lệ bản đồ cànglớn, địa vật che khuất càng nhiều thì phải tăng số điểm khốngchế.

Hình 1.2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005)

Trang 32

Ưu điểm: Phương pháp toàn đạc có thể đo trực tiếp đến

từng điểm chi tiết trên đường biên thửa đất, đo nhanh, có thể đocả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, độ chính xác cao.

Nhược điểm: Thời gian ngoại nghiệp nhiều, quá trình vẽ

bản đồ thực hiện trong phòng dựa vào s ố liệu đo và b ản sơ hoạnên không thể quan sát trực tiếp ngoài thực địa dễ bỏ sót cácchi tiết làm sai lệch các đối tượng cần thiết trên bản đồ, giáthành cao.

1.6.2 Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không.

Đã từ lâu ảnh hàng không được sử dụng rộng rãi và hiệu quảtrong quá trình thành lập bản đồ địa hình từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệlớn Ảnh hàng không có ưu điểm giúp chúng ta xác định, thu thậpcác thông tin địa vật, địa hình một cách nhanh chóng và kháchquan.

Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật của công nghệ thông tinmới đang nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi vào ngành đo ảnhnên việc thành lập bản đồ bằng ảnh hàng không được tự độnghoá cao.

Ở những vùng đất nông nghiệp ít bị địa vật và cây cối chekhuất các đường biên thửa đất, bờ ruộng thể hiện khá rõ nét trênphim ảnh hàng không.

Do đó dùng ảnh hàng không để thành lập bản đồ địa chính ởvùng đất nông nghiệp là hoàn toàn có th ể thực hiện được Ứngdụng phương pháp này sẽ tăng hiệu quả kinh tế và đẩy nhanh tốcđộ thành lập bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước.

Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàngkhông:

1 Phương pháp phối hợp.

2 Đo vẽ lập thể trên máy toàn ănng chính xác.3 Phương pháp giải tích.

Trang 33

4 Phương phápđo ảnh số.

Phương pháp 1, 2, 3 được mô tả ở sơ đồ sau:

Hình 1.3: Sơ đồ mô tả các phương pháp thành lập bản đồ địachính bằng ảnh hàng không

Phương pháp đo ảnh số đo được mô tả qua sơ đồ sau:

Hình 1.4: Sơ đồ thể hiện Phương pháp đo ảnh

Trang 34

Ưu điểm: Thời gian tiếp xúc ngoài thực địa ngắn, thời gian

làm việc trong phòng tăng lên làm cho công tác thành lập bản đồso với phương pháp đo vẽ trực tiếp nhàn hơn và đạt hiệu quả caohơn Đo vẽ bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không là một trongnhững phương pháp tiên tiến hiện nay ở Việt nam.

Nhược điểm: Độ chính xác bản đồ được thành lập phụ thuộc

vào nhiều yếu tố của tấm ảnh bay chụp như: Độ gối phủ của mộtdải ảnh cần đảm bảo theo quy phạm, độ nét của ảnh, chất liệutấm ảnh, tỷ lệ tấm ảnh bay chụp.

Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình và điềukiện ngoại cảnh khi bay chụp Hơn nữa trong quá trình làm việctrong phòng còn nhiều sai sót nhầm lẫn trong việc đoán đọc cũngnhư có nhiều sai sai số trong khi định vị tấm ảnh.

1.6.3 Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đovẽ trực tiếp trên thực địa

Hình 1.5: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phươngpháp đo vẽ trực tiếp trên thực địa

Trang 35

 Chi phí thành lập bản đồ lớn, sử dụng nhiều công lao động đòihỏi có trình độ tay nghề và kinh nghiệm.

 Thời gian đo đạc chủ yếu ngoài thực địa do đó kết quả năngsuất lao động à tiến độ thực hiện phụ thuộc vào thời tiết và điềukiện làm việc.

 Phương pháp đã sử dụng các loại máy móc và công nghệ hiệnđại nhưng hiệu suất vẫn không bằng các phương pháp khác.

1.6.4 Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không.

- Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàngkhông.

Trang 36

Hình 1.6: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnhhàng không

Ưu điểm:

 Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành bay chụptheo các dải cho một khu vực do đó phương pháp này thích hợp đovẽ thành lập bản đồ cho một vùng lớn cho hiện quả cao về mặtnăng suất, giá thành và thời gian.

 Khắc phục được những khó khăn của sản xuất đo vẽ ngoạinghiệp.

 Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ thành lập bảnđồ địa chính đảm bảo độ chính xác ở tỷ lệ trung bình.

Nhược điểm:

 Độ chính xác không đảm bảo thành lập bản đồ địa chính tỷ lệlớn: (1:200; 1:500; 1:1000)

Trang 37

 Phương pháp cho hiệu quả thấp đối với khu vực có nhiều địavật che khuất ranh giưới các thửa đất.

 Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ xung, đối soátthực địa.

 Không áp dụng được với các khu vực nhỏ, các khu vực nằmkhông liền với nhau (nếu phải chụp ảnh thì giá thành làm bản đồsẽ bị đẩy cao).

1.6.5 Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ địa hình

cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ xung.

Để đáp ứng yêu cầu về bản đồ trong công tác quản lý nhànước về đất đai, bộ Tài nguyên và môi trường đã chỉ đạo thành lậpbản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 và 1:20000 cho khu vựuc đất lâmnghiệp, đất đồi núi từ bản đồ đã có chủ yếu là bản đồ địa hình cócùng tỷ lệ.

Trong phương pháp này bản đồ được sử dụng làm gốc biên vẽcần đảm bảo chất lượng bản đồ tốt và mới, kết hợp với các tài liệubổ sung như ảnh hàng không, vệ tinh, và bản đồ chuyên ngành.Các yếu tố thửa đất được nhận biết từ các bản đồ tài liệu, sau đóđược đối soát, bổ sung hoàn thiện bằng điều tra, đo đạc ngoài thựcđịa.

1.7 Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính

Quy trình thực hiện biên tập bản đồ địa chính được thực hiệntheo sơ đồ tổng quát sau:

Trang 38

Hình 1.7: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính

Thu thập số liệu

Tạo file bản vẽ

Chuẩn hoá bản đồ địa chính tổng

Biên tập bản đồ địa chính tổng

Biên tập mảnh bản đồ địa chính

Tạo kết quả đo đạc

In ấn và lưu trữ

- Sửa lỗi- Tạo vùng- Tạo bảng chắp

- Tạo mảnh bản đồ địa chính

- Khép vùng các đối tượng dạng tuyến

- Chuẩn hóa bản đồ ĐC- Sửa lỗi

- Tạo vùng- Đánh số thửa

- Gán dữ liệu từ nhãn- Tạo khung BĐĐC- Vẽ nhãn

- Biên tập hoàn chỉnh BĐĐC- Phân lớp thông tin bản đồ- Chuẩn màu sắc bđ

Trang 39

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀMMICROSTATION VÀ TMV

2.1 Phần mềm Microstation và TMV Map

2.1.1 MicroStation

MicroStation SE là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) củatập đoàn Intergraph và là một môi trường đồ họa rất mạnh, chophép xây dựng, quản lý các đối tượng của đồ họa thể hiện cácyếu tố bản đồ MicroStation SE còn được sử dụng làm nền cho cácứng dụng khác như Famis, Geovec, IrasB, IrasC, MSfC, Mrfflag…

Các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa trong MicroStationSE rất đầy đủ và mạnh mẽ, giúp thao tác với dữ liệu đồ họanhanh, đơn giản, giao diện thuận tiện cho người sử dụng Đặc biệtvới nhiều tính năng mở của MicroStation SE cho phép người sửdụng tự thiết kế các đối tượng dạng điểm, dạng đường, dạngpattern mà rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ khác khólàm được.

Các bản vẽ trên MicroStation SE được lưu dưới dạng file(*.dgn) Mỗi file bản vẽ đều được định vị trong một hệ thống tọađộ nhất định với các tham số về lưới tọa độ, đơn vị đo tọa độ,phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc… Để nhanhchóng khi tạo file, các tham số này thường được xác định sẵntrong một file chuẩn gọi là Seedfile Seedfile là một file bản vẽtrắng, không có dữ liệu nhưng đã thiết lập sẵn các cơ sở toán họccủa bản đồ và một số thông số khác cho bản đồ Khi tạo file mới,

Trang 40

người sử dụng chỉ việc chọn Seedfile sao cho phù hợp để saochép các tham số này từ Seedfile sang file cần tạo.

MicroStation SE còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import,export) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file có dạng(*.dxf) hoặc (*.dwg).

Xây dựng dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính trongMicrostation

Xây dựng dữ liệu không gian cho phân mêm thực chất là tạocơ sở dữ liệu bản đồ số Dữ liệu không gian được tố chức theonguyên tắc phân lớp các đối tượng, mã hóá, số hóa để có toạ độtrong hệ toạ độ và được lưu chủ yêu ở dạng vector Các tải liệu, sốliệu để xây dựng bản đồ địa chính được lấy từ bản đồ giải thửa, sốliệu đo mới, số liệu bố sung ngoài thực địa để đưa vào trong phầnmêm làm dữ liệu không gian xây dựng bản đồ địa chính.

+ Nếu là dữ liệu đo ngoại nghiệp gồm các trị đo góc, cạnh hoặctoạ độ phẳng của các điểm thực địa, nó được ghi nhận ở dạng sốsách thông thường hoặc số đo diện tử Các tư liệu này được thunhập trực tiếp hoặc qua một modul phần mềm riêng để tính toạđộ, mã hóa tạo quan hệ nối để tạo ra các đối tượng bản đồ số.

+ Dữ liệu không gian được đưa vào qua việc số hóa bàn đồ sốhoặc dùng máy quét (Scanner) Phương pháp này các thiết bị đượccài đặt qua bàn số hóá và môi trường windows, dùng các lệnh tạomới các đối tượng hay sử dụng các thanh công cụ để tạo đối tượngbản đồ Phương pháp này sử dụng bàn số hóa đạt độ chính xácthấp và phụ thuộc nhiều vào người thực thi nhiệm vụ Nếu sử dụngmáy quét để chuyển đổi dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh hàng khôngsang dữ liệu dạng số và được lưu dưới dạng raster, phương phápnày đạt độ chính xác cao, lượng thông tin lớn, tốn ít thời gian nhậpvà thu thập dữ liệu năng xuất lao động cao.

Tổ chức dữ liệu trong Microstation SE

Ngày đăng: 29/06/2024, 23:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w