MỤC TIÊU- Xác định được các nội quy của phòng thực hành- Trình bày được nguyên nhân gây điện giật và các biện pháp an toàn - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thực tập- Thực hiện đúng q
Trang 1BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 BÀI MỞ ĐẦU Phần 1: Thực hành an toàn và sử dụng thiết bị thực hành
I MỤC TIÊU
- Xác định được các nội quy của phòng thực hành
- Trình bày được nguyên nhân gây điện giật và các biện pháp an toàn
2 Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện
3 Chức năng của các dụng cụ điện cầm tay
2.2 Thực hành theo quy trình
1 Quy trình sơ cứu người bị điện giật
2 Quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng và ampe kế kẹp
III TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1 Nội quy phòng thực hành
Sinh viên thực hiện đúng các nội của phòng thực hành sau:
- Vào phòng thực hành đúng giờ theo quy định
- Thực hiện đúng hướng dẫn của giảng viên về vận hành máy móc, thiết bị, sửdụng dụng cụ thực hành trong phòng thực hành
- Không tự ý khởi động, vận hành các loại máy móc, thiết bị trong phòng thựchành khi chưa được sự hướng dẫn của giảng viên
- Không tự ý rời khỏi vị trí làm việc được phân công
- Không được sử dụng điện thoại, hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kíchthích, hoặc ăn uống trong giờ học
- Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhận và kiểm tra dụng cụ, thiết bị trước và sau giờthực hành
- Cuối buổi thực hành phải vệ sinh phòng thực hành và máy móc thiêt bị sạch sẽ.Dụng cụ, thiết bị, máy móc và vật tư phải để đúng nơi quy định
- Thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tạiphòng thực hành
- Kính trọng, lễ phép với giảng viên và khách tham quan Đoàn kết, giúp đỡ bạn
bè trong lớp cùng học tập tiến bộ
- Những trường hợp sau đây sẽ không được vào lớp học:
+ Đến phòng thực hành quá trễ so với quy định
+ Trang phục không đúng quy định, không có thẻ sinh viên
Trang 2+ Người có hơi rượu, bia
+ Sử dụng nhiều lần điện thoại trong giờ học
+ Mang theo hung khí, chất gây cháy nổ và gây nguy hại khác,
3.2 An toàn trong sử dụng điện
3.2.1 Những nguy hiểm, tai nạn do dòng điện gây ra
a) Điện giật
- Điện giật chiếm phần lớn trong tai nạn điện và có khả năng gây chết người với
tỷ lệ cao, điện giật do tiếp xúc với phần tử dẫn điện trong các trường hợp sau:
+ Tiếp xúc trực tiếp: Cơ thề người tiếp xúc trực tiếp với các phần từ dẫn diện
(hình 1.1)
Hình1.1 Tiếp xúc trực tiếp với phần tử dẫn điện
+ Tiếp xúc gián tiếp: Cơ thể người tiếp xúc với vỏ của máy móc bị nhiễm điện
(hình 1.2)
Hình 1.2 Tiếp xúc gián tiếp với phần vỏ dẫn điện của thiết bị
Trang 3+ Tiếp xúc điện áp bước: Bước chân người đi vào vùng đất bị nhiễm điện
(hình 1.3)
Hình1.3 Tiếp xúc với điện áp bước
- Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức
độ khác nhau:
+ Cơ bị co giật nhưng không bị ngạt
+ Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn+ Người bị ngất, hoạt động của tim và hô hấp bị rối loạn
+ Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động)
b) Chấn thương do điện
- Chấn thương do điện là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc
hồ quang điện gây ra Các chấn thương do điện như:
+ Bỏng điện: bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tácđộng của hồ quang điện, một phân do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng
+ Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật
+ Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím
c) Cháy nỗ và hỏa hoạn
Sự cố này thường xảy ra do chập điện hoặc sử dụng điện không đúng yêu cầu,dẫn đến cháy dây dẫn điện, phát nhiệt cao tại các mối nối và các đầu tiếp xúc điện gâycháy nổ khi nguồn nhiệt tiếp xúc với vật liệu dễ cháy
3.2.2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người
- Khi tiếp xúc với phần tử mang điện, dòng điện sẽ xuất hiện và tác dụng vào cơ
Trang 4thể người.
- Về bản chất, dòng điện qua người chính là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổnthương cho con người khi bị điện giật
- Mức độ nguy hiểm của điện giật tùy theo:
+ Biên độ dòng điện (trị số dòng điện)
+ Tần số dòng điện
+ Đường đi của dòng điện
+ Thời gian tồ tại điện giật
+ Tình tráng sức khỏe (hoàn cảnh xẩy ra tai nạn và phản xạ của nạn nhân)
Bảng 1.1 Ngưỡng giá trị dòng điện Ing giới hạn gây ra tác hại lên cơ thể người
Điện xoay chiều, f=(50÷60)Hz Điện một chiều
8÷10 Tay khó rời vật có điện Nóng tăng dần
20÷25 Tay khó rời vật có điện, bắt đầu khó thở Bắp thịt co và rung
50÷80 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh Tay khó rời vật có điện,
khó thở90÷100 Nếu kéo dài với t ≥ 3s thì tim ngừng đập Hô hấp tê liệt
3.2.3 Các phương pháp bảo vệ tránh điện giật
a) Nguyên tắc bảo vệ an toàn ba lớp
Bảo vệ cơ bản
- Bảo vệ thông qua thiết kế lắp đặt hệ thống, các thiết bị nhờ cách điện và khoảngcách không khí, rào chắn để tránh tiếp xúc với các phần tử mang điện
Bảo vệ gián tiếp
- Khi không chủ động tránh khỏi việc tiếp xúc với các phần mang điện, thì cần cócác thiết bị bào vệ bổ sung đề có thể tự động ngát mạch khôi nguồn điện khi sự cố xảyra
Trang 5Hình 1.4 Mô hình về an toàn theo nguyên tắc bảo vệ ba lớp
b) Bảo vệ bằng cách nối đất cho vỏ thiết bị
- Nối đất bảo vệ là biện pháp được sử dụng để tránh các tai nạn bị điện giật chongười vận hành khi có sự cố rò điện ra vỏ của các máy móc, thiết bị có vỏ kim loại Đểtăng mức cường độ an toàn đối với lưới điện có trung tính nguồn được nổi đất, đặc biệt
là các thiết bị điện một pha, hệ thống bảo vệ thường được kết hợp giữa biện pháp nối
đất với nối trung tính bảo vệ và được gọi là thống nối đất bảo vệ dạng TT (hình 1.5).
Hình 1.5 Hệ thống nối đất dạng TT
Trang 6- Khi sử dụng biện pháp nối đất kết hợp với nối trung tính bảo vệ, có hai trườnghọp bảo vệ cho người như sau:
+ Trường hợp xảy ra sự cố chạm vỏ ở mức độ nhẹ (dòng rò nhỏ), thì dòng điện
rò phần lớn sẽ qua điện trở đất Rp, nên hạn chê được dòng điện qua người vì Rp có giátrị nhỏ hơn Rng rất nhiều
+ Trường hợp xảy ra sự cố chạm vỏ ở mức nặng với dòng rò lớn, các thiết bị bảo
vệ như cầu chì, áptômát (CB) sẽ tác động để ngắt thiết bị có sự cố ra khỏi nguồn điện
c) Bảo vệ bằng cách sử dụng thiết bị có cách điện
- Mặc quần áo bảo hộ, mang ủng và găng tay cao su khi tiếp xúc với các phần tửdẫn điện
- Sử dụng các trang thiết bị và dụng cụ cầm tay có cách điện an toàn khi làmviệc
- Sử dụng thảm cao su hoặc sàn gỗ khô để cách điện với đất và những phần tửdẫn điện tốt tiếp xúc với đất
d) Bảo vệ bằng thiết bị chống dòng rò
Tiêu chuẩn quy định
Tiêu chuẩn IEC 60364 quy định về việc sử dụng thiết bị chống dòng rò như bảng
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn quy định sử dụng thiết bị chống rò
Bảo vệ con người trước nguy cơ
Bảo vệ con người trước nguy cơ
Bảo vệ tài sản và thiết bị trước
Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp
- Bảo vệ chống lại tiếp xúc trực tiếp được thực hiện bởi ELCB có độ nhạy cao,
IΔnn ≤ 30mA như minh họa ở (hình 1.6).
- Trong trường hợp này không cho phép có thời gian trễ, tác động Trip phải tứcthời
Trang 7Hình 1.6 Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp bằng ELCB Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp
- Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp được thực hiện bởi cơ cấu tác động cắt tức thờicủa cầu dao tự động (MCCB)
- Nếu dòng điện sự cố kéo dài hoặc không đượcc kiểm soát tốt, khuyến cáo sửdụng ELCB có độ nhạy trung bình, IΔnn ≤ 300mA như minh họa ở (hình 1.7).
Hình 1.7 Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng ELCB
Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp:
- Bảo vệ chống lại tiếp xúc trực tiếpđược thực hiện bởi ELCB có độ nhạycao, IΔnn ≤ 30mA như minh họa ở hình
- Trong trường hợp này không cho phép
có thời gian trễ, tác động Trip phải tứcthời
Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp:
- Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp được thực hiện bởi cơ cấu tác động cắt tức thời của cầu dao tự động (MCCB)
- Nếu dòng điện sự cố kéo dài hoặckhông đượcc kiểm soát tốt, khuyến cáo
sử dụng ELCB có độ nhạy trung bình,(ví dụ: IΔnn ≤ 300mA)
Trang 8Bảo vệ con người trước nguy cơ hỏa hoạn và phá hủy thiết bị
- Bảo vệ hệ thống trước nguy cơ hỏa hoạn được thực hiện bằng cách sử dụng ELCB có độ nhạy trung bình, IΔnn ≤ 300mA
- Bảo vệ hệ thống chống lại sự phá hủy thiết bị được thực hiện bởi ELCB có độ nhạy thấp IΔnn < 30A, điều này ngăn ngừa được lực điện động tác động vào cáp và
thanh dẫn (hình 1.8).
Hình 1.8 Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng ELCB
3.3 Sơ cứu người bị điện giật
3.3.1 Những công việc đầu tiên khi gặp người bị điện giật
- Nhanh chóng đưa nạn nhân thoát khỏi mạch điện
- Đưa nạn nhân ra chổ thoáng khí, yên tĩnh
- Nới rộng quần áo, thắt lưng Lấy hết các vật trong miệng ra
- Tiến hành các phương pháp sơ cấp cứu
3.3.2 Hô hấp nhân tạo
a) Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay nạn nhân đặt dưới đầu, một tay duỗi thẳng, mặtnghiêng về phía tay duỗi thẳng Lấy nhớt dãi trong miệng, kéo lưỡi ra nếu lưỡi thụtvào
Người làm hô hấp nhân tạo ngồi trên lưng nạn nhân, hai đầu gối quỳ kẹp vào haibên hông, hai bàn tay để hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái sát sống lưng Khi làmđộng tác hô hấp nhân tạo, người cứu hơi chồm lên phía trước, ấn tay xuống, đưa cảtrọng lượng cơ thể về phía trước, miệng đếm 1,2,3 rồi từ từ trở về tư thế ban đầu, tay
Bảo vệ con người trước nguy cơ hỏa hoạn và phá hủy thiết bị:
- Bảo vệ hệ thống trước nguy cơ hỏahoạn được thực hiện bằng cách sử dụngELCB có độ nhạy trung bình (ví dụ:300mA)
- Bảo vệ hệ thống chống lại sự phá hủythiết bị được thực hiện bởi ELCB < 30A
Trang 9vẫn đặt trên lưng, miệng đếm 4, 5, 6 Cứ làm như vậy 12 lần trong một phút đến khi
nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh của mới thôi (hình 1.9).
Hình 1.9 Đặt nạn nhân nằm sấp b) Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
Đặt người bị nạn nằm ngửa, dưới lưng đặt một cái gối hay quần áo vo trịn lại,đầu hơi ngửa, lấy khăn sạch kéo lưỡi ra và một người ngồi giữ lưỡi
Người cứu ngồi phía trên đầu, hai đầu gối quỳ cách đầu nạn nhân 20 - 30 cm, haitay cầm lấy hai khủy tay nạn nhân từ từ đưa lên phía trên đầu Sau 2-3 giây lại từ từnhẹ nhàng đưa tay người bị nạn xuống dưới, gập lại và lấy sức của người cứu để épkhuỷu tay của nạn nhân vào lồng ngực của nạn nhân sau đó 2 - 3 giây lại đưa trở lênđầu
Cần thực hiện từ 16 - 18 lần trong một phút cho đến khi nạn nhân tự thở được
hoặc có lệnh của y bác sĩ bảo mới thôi (hình 1.10).
Hình 1.10 Đặt nạn nhân nằm ngửa 3.3.3 Hà hơi thổi ngạt
a) Phương pháp hà hơi thổi ngạt
Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ bên cạnh sát ngang vai nạn nhân.Dùng hai tay để ngửa hẳn đầu nạn nhân ra phía trước, một tay mở miệng, một ngóntay có cuốn vải kiểm tra họng nạn nhân
Người cấp cứu hít hơi thật mạnh rồi áp kín miệng mình vào miệng nạn nhân thổimạnh, sau đó ngửa cổ ra phía sau lấy hơi Khi thổi thì dùng hai ngón tay trỏ và tay cáicủa bàn tay phải bịt cánh mũi của nạn nhân lại, khi lấy hơi thì thả hai ngón tay bịt mũinạn nhân ra Tiếp tục như vậy với nhịp độ 14 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự thở
Trang 10được hoặc có lệnh của y bác sĩ bảo thôi mới thôi.
Hình 1.11 Phương pháp hà hơi thổi ngạt
a Thổi ngạt kết hợp ấn tim; b Vị trí ấn tim
b) Phương pháp hà hơi thỏi ngạt kết hợp với ấn tim
Một người tiến hành hà hơi thổi ngạt như trên Một người thứ hai nhấn tim Haitay người nhấn tim đặt chồng lên nhau, để 1/3 dưới xương ức nạn nhân Nhịp độ phốihợp giữa hai người như sau: ấn tim 4 - 5 lần thì thổi ngạt kết hợp với ấn tim là mộtphương pháp hiệu quả nhưng lưu ý khi nạn nhân bị tổn thương cột sống chúng ta
không nên làm động tác nhấn tim (hình 1.11).
3.4 Sử dụng dụng cụ cầm tay của người thợ điện
3.4.1 Sử dụng thước kẹp
Thước kẹp được sử dụng để đo kích thước lõi thép khi tính toán kiểm tra, quấn
lại dây quấn máy điện (hình 1.12).
Hình 1.12 Thước kẹp 3.4.2 Sử dụng thước panme
Thước Panme được sử dụng để đo kiểm tra đường kính của dây điện từ (dây
emay) dùng trong máy điện (hình 1.13).
Hình 1.13 Thước panme 3.4.3 Sử dụng đồng hồ vạn năng
Trang 11Đồng hồ đo điện vạn năng (đồng hồ VOM) được sử dụng để kiểm tra thông
mạch, chạm vỏ của các dây quấn trong máy điện, kiểm tra điện áp nguồn,…(hình 1.14).
Hình 1.14 Đồng hồ VOM 3.4.4 Sử dụng ampe kẹp
Ampe kẹp được sử dụng để kiểm tra dòng điện chạy trong các dây pha của
máy điện (hình 1.15).
Hình 1.15 Đồng hồ ampe kẹp 3.4.5 Sử dụng kìm điện
Hình 1.16 Các loại kìm điện
- Kìm vạn năng: loại kìm này được dùng để vặn các mối nối của dây dẫnđiện, vặn các đai ốc có lực vặn nhỏ (hạn chế sử dụng chức năng này), và cũng có
Trang 12thể được sử dụng đế cắt dây dẫn điện (hình 1.16).
- Kìm cắt: loại kìm được dùng để cắt dây dẫn điện và vỏ cách điện của dây
dẫn điện khi thực hiện nối các đầu dây (hình 1.16).
- Kim mỏ nhọn: loại kìm này được sử dụng để cắt dây dẫn điện, vặn các
mối nối của dây dẫn điện với lực nhỏ và không gian hẹp (hình 1.16).
3.4.6 Sử dụng khoan điện
Khoan điện cầm tay được sử dụng trong gia khuôn quấn máy điện, vặn vít
với lực vặn nhỏ và một số gia công xuyên lỗ khác (hình 1.17).
Hình 1.17 Khoan điện cầm tay 3.4.7 Sử dụng mỏ hàn điện
Mỏ hàn được sử dụng để hàn các đầu dây trong máy điện (hình 1.18).
Hình 1.18 Mỏ hàn điện 3.4.8 Sử dụng tuôc-nơ-vít
Tuốc-nơ-vít đuwọc sử dụng để vặn các đai ốc só đầu dạng vít Tùy thuộc vàohình dáng của đầu đai ốc, tuốc-nơ-vít loại dẹp hay pake được lựa chọn sử dụng phù
hợp (hình 1.19).
Hình 1.19 Tuốc-nơ-vít 3.4.9 Sử dụng cờ-lê và mỏ-lết
Cờ-lê và mỏ-lết được sử dụng để tháo lắp các đai ốc có đầu dạng hình lục giác và
Trang 13có lực vặn lớn Kích thước của cờ-lê và mỏ-lết được lựa chọn phù hợp với kích thước
của đầu đại ốc, và được quy định theo tiêu chuẩn (hình 1.20).
Hình 1.20 Cờ-lê và mỏ-lếch
Trang 14BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 NỐI DÂY DẪN VÀ CÁP ĐIỆN
I MỤC TIÊU
- Phân biệt được dây điện mềm, dây điện đơn và dây cáp điện
- Thực hành được các mối nối dây dẫn và dây cáp điện
- Thực hiện đúng quy trình và nguyên tắc an toàn
II NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1 Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1 Phân biệt các loại dây dẫn và dây cáp điện
2 Yêu cầu kỹ thuật của các mối nối dây
3 Chức năng của các dụng cụ điện cầm tay
2.2 Thực hành theo quy trình
1 Quy trình nối dây dẫn điện
2 Quy trình nối dây cáp điện
III TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1 Dây dẫn điện
Dây dẫn dùng để dẫn điện Thường được chế tạo bằng ba vật liệu chính là đồng,nhôm hoặc thép Tuy nhiên, do khả năng dẫn điện tốt hơn, nên đồng được sử dụng làmdây dẫn điện nhiều hơn so với nhôm và thép
Dây dẫn được chế tạo với nhiều kích thước và chủng loại khác nhau, như:
+ Dây dẫn trần: là dây không bọc cách điện
+ Dây dẫn bọc: là loại dây dẫn có bọc cách điện bằng nhựa PVC
+ Dây dẫn một sợi, dây dẫn hai sợi, dây dẫn nhiều sợi
+ Dây dẫn sử dụng ở điện áp cao, dây dẫn sử dụng ờ điện áp thấp
Trong điện dân dụng, dây dẫn đơn (dây một sợi) và dây dẫn đôi (dây mềm) cóbọc cách điện thường được sử dụng (hình 3.1)
Hình 3.1 Dây dẫn ruột đồng, vỏ cách điện PVC
a) Dây dẫn đơn; b) Dây dẫn đôi
Trang 153.3 Yêu cầu kỹ thuật của mối nối dây
Một mối nối tốt phải đạt những yêu cầu sau:
+ Dần điện tốt: điện trở mối nối phải nhỏ
+ Độ bền cơ học cao: chịu được sức kéo, cắt và rung chuyển
+ An toàn điện: được cách điện tốt, các đầu dây tại mối nối không sắt để tránhlàm thủng lớp băng cách điện
+ Đảm bảo về mặt mĩ thuật: mối nối phải gọn và đẹp
IV YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH
Yêu cầu thiết bị thực hành cho một nhóm thực hành:
TT Chủng loại – quy cách kỹ thuật Đơn vị Số lượng Ghi chú
Trang 16Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành
mm2 ta có thề dùng kềm cắt để tuốt vỏdây (chú ý không phạm vào lõi dây) hoặcdùng kềm tuốt dây chuyên dùng
dùng dao
- Lưỡi dao cát tạo với dây một góc30° (như chuốt viết chì) để tránh vết cắt ởlõi làm dây dễ bị gãy
Bước 3 Làm sạch lõi dây bằng giấy
nhám
- Dùng giấy nhám mịn hoặc dùng daocạo sạch lớp vecni và lớp oxit hoá bề mặt
ở lỗi dây vừa chuốt vỏ cách điện
5.2 Nối thẳng hai dây dẫn (dây đơn có d < 2,6 mm)
Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành
một đoạn gấp 50lần đường kính lõi (quấnđược 5-7 vòng cộng với 8-10 lần đườngkính của lõi dây)
nhám
lệ 1:4