1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt theo CT GDPT 2018

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bản thân là giáo viên chủ nhiệm luôn suy nghĩ phải làm thế nào để có thể “cảm hóa” để tất cả học sinh phải ngoan, chăm học, nhưng nếu có học sinh chưa ngoan thì làm cách nào để giáo dục các em hoàn thiện về năng lực, phẩm chất thì việc cần thiết nhất là “Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt”. Với đề tài này sẽ giúp học sinh lớp một dần dần hình thành thói quen và hành vi tốt ở bậc tiểu học, trở thành người công dân tốt cho xã hội. Các giải pháp: Tìm hiểu về học sinh cá biệt Phân loại học sinh cá biệt Những kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh cá biệt Kết hợp một số yếu tố khác

Trang 1

PHÒNG GDĐT TRƯỜNG TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

, ngày tháng năm 20

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứngdụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học SP ứng dụng

I Sơ lược lý lịch tác giả:

II Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:

Trường Tiểu học tôi đang công tác là đơn vị hành chính sự nghiệp ……….

…… đều thuộc vùng nông thôn của ……… Cuộc sống của người dân chủ yếu từnông nghiệp và làm thuê nên mức thu nhập rất hạn chế

- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt- Lĩnh vực: Chuyên môn

III Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:

1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

Trong lĩnh vực giáo dục học sinh, Bác Hồ của chúng ta từng chỉ rằng “ Hiền dữphải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” Vì vậy để giáo dục học sinh trởthành con ngoan, trò giỏi là niềm mong ước lớn nhất của cha mẹ, thầy cô, của bản thâncác em và toàn xã hội Hơn nữa, trẻ em sinh ra như những cây con, đòi hỏi người lớnphải chăm sóc, dạy dỗ và “uốn cây từ thuở còn non” thì những cây ấy sẽ vươn cao vàthành đạt về mặt tri thức và đạo đức.

Giáo dục tiểu học nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu chosự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơbản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở Vì vậy, giáo viên tiểu học là người làm chủlớp học, định hướng cho các em trong các hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức Hiệnnay theo thông tư 27 quy định đánh giá, xếp loại học sinh trong đó đánh giá về năng lựcvà phẩm chất cũng quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh Tuy nhiên,trong lớp lại có những học sinh chưa ngoan nên chưa đạt loại tốt về năng lực, phẩm chấtbiểu hiện như sau:

+ Học sinh chưa biết ăn mặc gọn gàng, chưa chuẩn bị đủ đồ dùng học tập.+ Học sinh ít phát biểu.

+ Học sinh không chịu học bài, viết bài, thiếu tập trung học hay lo ra.

+ Học sinh thiếu lễ phép với thầy cô, hay gây gỗ với bạn bè, phá phách cây kiễng vàtài sản nhà trường.

Trang 2

Trẻ em chưa ngoan phần lớn do môi trường giáo dục từ phía gia đình, xã hội, chamẹ do bận đi làm ăn xa nên sống với ông bà hoặc người thân khác, do gia đình khá giả,nuông chiều quá mức, do cha mẹ cho các em tiếp xúc với điện thoại di động quá nhiềukhông lo việc học, do quan điểm phụ huynh ỷ lại cho rằng giáo viên sẽ không dám la rầycon em họ Ngoài ra cũng còn một số ít trường hợp do nội dung bài dạy quá dài nên giáoviên chú trọng dạy kiến thức, ít quan tâm giáo dục năng lực, phẩm chất cho các em nênvẫn còn vài trường hợp học sinh chưa ngoan.

Đối tượng học sinh cấp tiểu học ở những độ tuổi khác nhau cũng có nhiều dạngkhác nhau: có nhiều em rất ngoan, hiền và biết vâng lời thầy cô giáo Nhưng cũng cómột số em thì ngang bướng, ngổ nghịch… Trong đối tượng học sinh này có một dạng

gọi là “học sinh cá biệt” Đó là loại học sinh luôn tạo ra nhiều sự phiền hà và bận rộn

hơn cho giáo viên Để đưa các em học sinh loại cá biệt này vào khuôn khổ không phảigiáo viên nào cũng thành công trong việc giáo dục và giảng dạy.

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Hiện nay, nền kinh tế càng phát triển đòi hỏi xã hội phải có những người có tài, cóđức để góp phần xây dựng đất nước.

Vì vậy, ngành giáo dục đòi hỏi chúng ta là những kĩ sư tâm hồn phải làm những gìđể đào tạo những thế hệ trẻ có đủ tài và đức mà quan trọng là giáo dục học sinh chưangoan, tức là giáo dục các em thực hiện tốt các tiêu chí về phẩm chất và năng lực theothông tư 27 quy định vế đánh giá xếp loại học sinh tiểu học:

a) Về năng lực:b) Về phẩm chất:

Là giáo viên chủ nhiệm lúc nào cũng mong muốn lớp mình có nhiều em học sinhngoan thì việc cần thiết nhất là rèn luyện cho các em thực hiện tốt các tiêu chí về nănglực và phẩm chất của thông tư 27 ngay từ lớp Một để bồi dưỡng, hình thành nhân cách tốtđẹp cho các em trong xã hội hiện tại và tương lai.

Bản thân là giáo viên chủ nhiệm luôn suy nghĩ phải làm thế nào để có thể “cảmhóa” để tất cả học sinh phải ngoan, chăm học, nhưng nếu có học sinh chưa ngoan thì làmcách nào để giáo dục các em hoàn thiện về năng lực, phẩm chất thì việc cần thiết nhất là

“Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt” Với đề tài này sẽ giúp học sinh lớp một dần

dần hình thành thói quen và hành vi tốt ở bậc tiểu học, trở thành người công dân tốt choxã hội.

3 Nội dung sáng kiến:

Trang 3

Giáo dục học sinh cá biệt là công việc rất khó đầy gian nan và thử thách; đòi hỏingười giáo viên phải có trái tim yêu nghề, yêu trẻ và đầy lòng nhân ái Hiện nay do xu thếhội nhập kinh tế thị trường, mặt trái của xã hội len lỏi vào khắp nơi trong mọi ngóc ngáchcuộc sống Nó tác động mạnh mẽ đến tuổi trẻ làm cho các em nhiều lúc mất phươnghướng, suy nghĩ lệch lạc, biến thoái phẩm chất đạo đức Trong đó lứa tuổi học sinh tiểuhọc dễ bị kích động, bởi lứa tuổi này vừa có cá tính tò mò khám phá, vừa nhạy cảm, thíchlàm người lớn Người làm công tác giáo dục còn thờ ơ chưa quan tâm sâu sắc đến việcgiáo dục nhân cách học sinh Tình trạng học sinh hỗn láo, vô lễ với giáo viên, thậm chícòn hành hung với thầy cô trên địa bàn cả nước còn xảy ra đã trở thành vấn đề đau đầutrong ngành giáo dục Đã đến lúc ngành giáo dục cần phải tập trung quyết liệt việc giáodục nhân cách cho học sinh Cổ nhân có câu: “ Yếu tri vi thế quả - Kim tri tắc giả thị”nghĩa là: Muốn biết tương lai thế nào hãy nhìn vào hiện tại Tương lai của ngành giáo dụccó phát triển rực rỡ không? Đất nước sau này có hưng thịnh bền lâu không? Phần lớn thểhiện quá trình giáo dục hiện nay.

Trang 4

Đau lòng biết bao khi nghe cái cảnh vì ham chơi Intơnét mà đánh bà nội chết đi haycái cảnh bạo lực đâm chết nhau trong trường học Nói đến học sinh cá biệt có lẽ trườngnào cũng có Các em nếu thiếu sự quan tâm giáo dục chặt chẽ của nhà trường, gia đình,xã hội thì những điều thương tâm trên tránh đâu cho khỏi Gần 20 năm công tác, bản thâncũng bắt gặp nhiều đối tượng học sinh cá biệt.

Từ thực tiễn trong quá trình trao đổi, làm việc cảm hoá được các em, tôi đã rút rađược nhiều bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Suy nghĩ những vấn đề xã hội, sự xuống cấp trong nhân cách học sinh và tình hìnhthực trạng của trường Trong những năm qua tôi đã đào sâu nghiên cứu tìm ra nguyênnhân, hậu quả và biện pháp tích cực để giáo dục các em cá biệt Chính vì lẽ đó, tôi hướng

đến đề tài “Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt”.

Đề tài chỉ đi sâu vào tìm hiểu và đề ra giải pháp giáo dục học sinh cá biệt chủ yếu ởhọc sinh khối lớp 1.

3.1 Cơ sở lí luận:

Trẻ em là tương lai của đất nước Vì vậy trong nhiệm vụ giáo dục hiện nay , việcgiáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng Muốn trở thành ngườicó ích cho xã hội thì cần phải hội đủ hai điều kiện : đức và tài như Bác Hồ đã từng nói :“Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó , còn có tài mà không có đức thì làngười vô dụng ” Muốn xây dựng con người có đạo đức tốt cho thế hệ mai sau thì khôngphải dễ Vì vậy ngay từ bây giờ khi các em còn trẻ thơ, trong trắng , chúng ta phải giáodục thật tốt để các em hiểu và tự giác thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy , trở thành mộthọc sinh ngoan , trò giỏi Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn ấy không phải một sớm mộtchiều mà đòi hỏi phải có thời gian và lòng kiên trì của mỗi giáo viên chúng ta

Giáo dục là quá trình dạy dỗ, giúp đỡ, giáo huấn học sinh đạt đến những điều mìnhmong muốn Đó là các em trở thành những người hiểu biết sâu rộng về kiến thức khoahọc, cuộc sống, có đạo đức tốt, có những suy nghĩ và hành động đúng đắn.

Tục ngữ có câu: “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài ”, “ Gần mực thì đen, gần đèn thìsáng ” Những học sinh cá biệt chắc chắn điều kiện ngoại cảnh Gia đình - Bạn bè - Xã hộiđang sống là không tốt Nhưng làm sao giúp đỡ các em “ Gần mực mà không đen, ở ốngmà không dài ” Đó là nhiệm vụ của giáo dục của thầy cô của nhà trường chúng ta BácHồ đã dạy :

Trang 5

“ Ngủ thì ai cũng như lương thiệnThức dậy trông ra kẻ dữ hiền Lành dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Đúng vậy, giáo dục là nhân tố quyết định sự hình thành nhân cách của học sinh Đốivới học sinh cá biệt thì đòi hỏi cần phải đầu tư nghiên cứu giáo dục các em nhiều hơn, đểlôi các em trở về vị trí ban đầu và định hướng giáo huấn cho các em trở thành người tốt.Có thế người làm công tác giáo dục mới tự hào, mới sung sướng, xã hội mới bớt đi gánhnặng, đất nước mới phồn vinh trong tương lai.

Đảng và nhà nước ta đã đề cao “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu ”, đầu tư cho giáodục là đầu tư lâu dài trong tương lai Bác Hồ đã khẳng định:

“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp vẻ vang cao cả của người giáo viên, không có lído gì mà chúng ta bất lực hay đầu hàng trước một học sinh cá biệt nào; chỉ có điều chúngta đã giáo dục đúng chưa? Kỹ chưa? Phương pháp giáo dục của ta phù hợp chưa? Chúngta đã đem hết nhiệt huyết chưa?

Đối với học sinh, không phải em nào cũng ngoan ngoãn nghe theo lời của thầy, côgiáo , có những em đến trường không tuân theo nội quy của nhà trường , thiếu lễ phép ,gây mất trật tự trong lớp học, … Đối tượng những học sinh này thì số lượng không nhiềunhưng nó lại là vấn đề cần phải quan tâm Nhiều lúc , chúng ta phải đau đầu, nhức óckhông biết dành bao nhiêu thời gian cho những học sinh cá biệt này

Có giáo dục tốt từng học sinh cá biệt trong lớp thì tập thể mới đi lên , mới vữngmạnh, mới tạo ra thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất – nhân cách mới xứng đáng là nhữngcon người trong xã hội tương lai.

3.2 Cơ sở thực tiễn:

Trường tiểu học ………… chúng tôi nằm trên một địa bàn rộng vì giáp ranh……… Đa số phụ huynh học sinh là dân lao động, công nhân… Có ít điều kiệnquan tâm đến việc học của các em Có em cha mẹ lại đi làm ăn ở thành phố Hồ Chí Minh,Bình Dương…gởi các em lại cho ông bà, người thân nuôi dưỡng.

Thực tế đã chứng minh rằng các cháu ở độ tuổi mầm non nói riêng, ở cấp tiểu học

Trang 6

nói chung việc giáo dục đạo đức là cần thiết hơn cả, đặt lên hàng đầu, bởi đây là môitrường mới, đầu tiên ngoài gia đình nhằm uốn nắn, giáo dục các em hình thành và pháttriển nhân cách Chính vì lẽ đó mà người ta thường nói “ lớp 1 là nền, cấp 1 là móng”.Nền và móng vững chắc ắt “ ngôi nhà sẽ vững chãi”, góp sức chung về việc “ Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực”.

3.3 Nội dung các giải pháp

3.3.1 Tìm hiểu thế nào là học sinh cá biệt?

Học sinh cá biệt là những học sinh có cá tính khác biệt, không đúng theo qui địnhchung trong trường học Thường có cá tính mạnh mẽ, hành động và lời nói thái quá vô lễvới thầy cô, hay gây gỗ với bạn bè; là những học sinh chậm tiến bộ mặc dù thầy cô quantâm giáo dục nhiều ( ở đây chỉ xin đề cập đến học sinh cá biệt về tính cách).

Học sinh cá biệt là những học sinh thường hay vi phạm các nội qui, qui chế trongnhà trường; làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua nề nếp học tập của lớp, mặc dù thầycô, tập thể góp ý xây dựng nhiều lần nhưng “chứng nào tật ấy” không thay đổi.

Đối với những Học sinh cá biệt luôn luôn có tính hiếu động, thích tìm tòi và luôngây sự chú ý cho người khác ở bất kỳ nơi nào, thời điểm nào.

Trước hết chúng ta nên nói đến tính cách của trẻ là sự kết hợp độc đáo giữa đặcđiểm tâm sinh lý của trẻ với điều kiện hoàn cảnh sống nhất định.

Biểu hiện của trẻ là nhanh nhẹn , hoạt bát cùng với sự nghịch ngợm, bất ổn địnhkèm theo , bên cạnh đó học tập có thể là học yếu hoặc trung bình, vì các em đó trong lớpít chú ý hoặc thậm chí không chú ý khi cô giáo giảng bài, luôn quậy phá các bạn ngồi bêncạnh, gây mất trật tự trong lớp.

Biểu hiện về mặt thái độ của trẻ với chung quanh và bản thân, những đứa trẻ hiếuđộng này thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt Biểu hiện của trẻ là ham hoạtđộng, ham hiểu biết, linh hoạt, thường vui vẻ, vô tư , cảm xúc của trẻ bất ổn định, rungcảm nhưng không sâu , nhanh nhớ, mau quên Biểu hiện rõ nét nhất của đặc tính này làbất cứ điều gì hấp dẫn , thích thú vừa sức thì các em sẽ làm ngay, tập trung chú ý rất tíchcực, càng trong học tập thì đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó động não để làm bài, chiếm lĩnhkiến thức thì các em đâm ra chán nản, ít chú ý hoặc không chú ý nên kết quả học tậpthấp.

3.3.2 Những biểu hiện của học sinh cá biệt

- Qua lời nói: Thường là các em ăn nói cộc lốc, thiếu Dạ - Thưa, ngôn ngữ tỏ ra vô

Trang 7

lễ với thầy cô và người lớn Trình bày vấn đề gì thường ấp a ấp úng, hay nói dối và tìmcách chạy tội Do học yếu nên lời nói, lời viết không rõ ràng Đối với bạn bè thường sửdụng lời nói tỏ vẻ người bề trên, ra vẻ “ Đại ca”, hách dịch; lời nói có tính chất đe doạ,bắt nạt hù doạ học sinh khác; có khi sử dụng xảo ngôn để lừa đối bạn bè và thầy cô

- Qua cử chỉ hành động: Học sinh cá biệt thường có những hành động thái quá, vô

lễ Trước mặt thầy cô thường tỏ ra lì lợm, ngang bướng, không biết vâng lời, thậm chí tỏvẻ thách thức với thầy cô; có khi tỏ ra nghe lời nhưng giả dối Với bạn bè thường cónhững hành động gây gỗ, đánh lộn nhau gây mất đoàn kết Thường hay bắt nạt học sinhkhác một cách vô cớ Nghiêm trọng hơn là có những hành động vi phạm pháp luật nhưtrộm cắp, dùng vật cứng, hung khí để đánh lộn hay bỏ học chơi la cà, lân la vào cácquán

- Qua quan hệ với bạn bè và người khác: Học sinh cá biệt có những quan hệ bạn

bè và người khác hết sức phức tạp Đối với bạn bè tốt các em thường ngại tiếp xúc, tìmcách xa lánh bởi sợ các bạn tố giác và phản ánh đến nhà trường, gia đình những điềumình sai phạm Học sinh cá biệt thường tìm cách lôi kéo những học sinh hư hỏng khácvào cuộc để thành lập nên băng nhóm, bè phái Các em thường quan hệ với người xấuhoặc bị những người xấu lôi kéo làm những việc phạm pháp

3.3.3 Những dạng học sinh cá biệt và biện pháp xử lý

- Khả năng tập trung chú ý của em Hòarất kém, em không muốn làm theo lờithầy cô, hay ngồi chơi một mình, dễ nổicáu, khi bị nhắc nhở thì em bày biện đồdùng học tập đầy ra cả bàn, rồi ngồi thừra không làm việc Em thường gây gổ,đánh cãi nhau với bạn bè, phá hoại đồđạc của bạn Trong giờ học, em luôn làmphiền bạn như hay đi khỏi chỗ, đứng haynằm lên bàn của bạn không cho bạn học.Em hay đổ lỗi cho người khác về nhữngsai lầm của mình.

- Tăng năng động, rối loạn hành vi.

Trang 8

- Do mẹ bỏ đi làm xa, ở nhà với ngoại bịbệnh và cậu 2.

- Em hay trốn học, ở nhà thì không chịuhọc bài, viết bài Có tiền em mới chịu đihọc Ông bà lại không la rầy em.

- Ba mẹ đi làm ăn xa, lâu lâu mới về mộtlần Em ở nhà với bà ngoại.

- Do gia đình khá giả hay cho em xemđiện thoại di động

- Em hay trốn học, ở nhà thì không chịuhọc bài, viết bài.

- Ba mẹ đi làm cả ngày Em ở nhà với bàngoại.

- Em hay hỗn với ba, với bà ngoại Sánghay khóc nhè, không chịu đi học ở nhàthì không chịu học bài, viết bài.

- Ít phát biểu, thiếu tập trung học hay lora

- Mẹ bỏ đi từ lúc nhỏ khi biết ba của emCầm Đào bị bệnh thận mãn tính Bàngoại vì muốn bù đắp cho em nên đã rấtyêu thương em.

a/ Dạng học sinh ương ngạnh do gia đình quá chìu chuộng: Trên thực tế có một

số gia đình khá giả hoặc do quá bận rộn công việc nên quá chìu chuộng con cái cả về vậtchất lẫn tinh thần Các em khi đến lớp nên ít nghe lời thầy cô, tỏ ra cứng đầu, khó bảochậm tiến bộ.

Như em ………… :

Mẹ bỏ đi từ lúc nhỏ khi biết ba của em ………… bị bệnh thận mãn tính Bà ngoại vìmuốn bù đắp cho em nên đã rất yêu thương em Em hay hỗn với ba, với bà ngoại Sánghay khóc nhè, không chịu đi học ở nhà thì không chịu học bài, viết bài.

Trang 9

Như em ……….:

Ba mẹ đi làm ăn xa, lâu lâu mới về một lần Em ở nhà với bà ngoại Em hay trốnhọc, ở nhà thì không chịu học bài, viết bài Có tiền em mới chịu đi học Ông bà lại khôngla rầy em.

* Biện pháp xử lí:

-Đối với học sinh: Tôi tâm sự, trao đổi thuyết phục, phân tích để các em nhận thấy

rằng: Ông bà, cha mẹ nào cũng giàu lòng thương con nhưng tình thương ấy bị các em lạmdụng, đòi hỏi ở cha mẹ quá nhiều thì mình trở thành người có tội và phụ lại tấm lòng yêuthương của cha mẹ, ông bà.

- Đối với phụ huynh: Tôi trực tiếp gặp gỡ trao đổi, phân tích cho họ thấy không nên

cho tiền các em một cách thoải mái, không nên nuông chìu các em quá mức; phải theodõi sự chi tiêu của các em, sự kết bạn vui chơi của các em ở nhà, ở trường Nếu thoảimái, lỏng lẻo việc cho tiền các em và không nghiêm khắc khi các em mắc phải khuyếtđiểm khác nào đưa con mình vào vòng tội lỗi

Qua việc trao đổi phân tích với học sinh và phụ huynh, nhiều em đã tiến bộ rấtnhanh, ngăn chặng được nhiều em có chiều hướng xấu Một số phụ huynh đã sớm nhậnra những sai lầm của mình Họ càng lo lắng quan tâm theo dõi các em và phối hợp tốt vớinhà trường để giáo dục.

Trang 10

b/ Dạng học sinh cá biệt do gia đình bỏ rơi thiếu quan tâm: Trong cuộc sống có

nhiều gia đình chỉ biết lo làm ăn kinh tế thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc việc học hànhcủa con cái Chuyện học của con được chăng hay chớ Có thể do quá bận công việc làmăn buôn bán, thường phải đi xa nhà để con tự lập sinh sống năm bảy hôm mới về hoặcbuôn bán bận rộn quá không có thời gian quan tâm đến con Dạng học sinh cá biệt nàythực ra do không có người quản lí, quan tâm nên mới hư hỏng ( hiện nay dạng học sinhnày khá phổ biến) Lúc đầu các em lơ là việc học, học yếu dần rồi chán học Khi bố mẹphát hiện ra con mình hư hỏng mới quan tâm rồi la mắng, đánh đập trút giận lên thân con.Nhưng thực ra gây áp lực thêm cho con Bởi ở trường bạn bè, thầy cô rầy la, quở trách vìlàm ảnh hưởng thi đua của tập thể lớp, về nhà bố mẹ lại ghét gỏng giận dữ, thậm chí còntrút lên mình con những trận đòn roi vô cớ cho nên đang hư hỏng trở nên lì lợm, bướmbỉnh, quậy phá

- Đối với học sinh: Bản thân tôi trực tiếp gặp gỡ trao đổi, tâm sự phân tích việc sai

trái của các em; chỉ rõ cho các em thấy việc bố mẹ bận rộn lo làm ăn kinh tế để xây dựnggia đình mà mình lơ là việc học tập là sai trái, thiếu trách nhiệm với gia đình, là nhữngngười con bất hiếu phần lớn các em nhận ra điều đó rồi sửa chữa

- Đối với phụ huynh: Bản thân tôi gặp gỡ trao đổi phân tích từng cá tính học sinh và

chỉ ra cho phụ huynh thấy được việc con mình hư hỏng là hậu quả của việc thờ ơ vô tráchnhiệm, thiếu quan tâm chu đáo, khoán trắng việc học hành cho các em Giúp họ nhận raviệc thiếu sót của mình và định hướng cho họ cần phải phối hợp với nhà trường để theodõi và giáo dục các em Cần tránh dùng những biện pháp mạnh thô bạo như đánh đập,chửi mắng mà nên “mền mỏng mà buột chặt ”, lấy tình cảm và sự quan tâm để cảm hoágiáo dục các em trở lại người tốt Chớ vội thất vọng, chán nãn mà buông thả các em.

Phụ huynh đã nhận ra và kết hợp với nhà trường làm rất tốt nên các em tiến bộ rấtrõ.

c/ Dạng học sinh cá biệt có hoàn cảnh khá đặc biệt: Nói đến hoàn cảnh đặc biệt ở

Trang 11

đây tôi muốn đề cập đến một số em sống và lớn lên trong một gia đình bất hạnh như bốmẹ li dị, bố mẹ mất sớm phải ở với người thân, bố mẹ bất hoà hay đánh đập, chửi mắnghoặc sinh ra không biết bố Học sinh cá biệt ở dạng này thường tỏ ra lạnh lùng, bất cần,tự ti, mặc cảm không muốn ai quan tâm chia sẻ đến mình, cho rằng sự quan tâm củangười khác là sự thương hại, bố thí Chính vì vậy các em có tâm trạng ấm ức, uất hận đời sống tinh thần và vật chất của các em gặp nhiều khó khăn Đây là học sinh có cá tínhmạnh, ngoan cố rất đáng lo; nếu không giáo dục tốt các em thì là gánh nặng cho xã hộisau này Việc cảm hoá được học sinh này là một quá trình gian khổ đầy thử thách.

Như em ………

Khả năng tập trung chú ý của em …… rất kém, em không muốn làm theo lờithầy cô, hay ngồi chơi một mình, dễ nổi cáu, khi bị nhắc nhở thì em bày biện đồ dùng họctập đầy ra cả bàn, rồi ngồi thừ ra không làm việc Em thường gây gổ, đánh cãi nhau vớibạn bè, phá hoại đồ đạc của bạn Trong giờ học, em luôn làm phiền bạn như hay đi khỏichỗ, đứng hay nằm lên bàn của bạn không cho bạn học Em hay đổ lỗi cho người khác vềnhững sai lầm của mình.

Tôi quyết tâm ra sức tìm hiểu về gia đình ……… và biết được một sự thật đau lòng ………

Sau khi tìm hiểu tôi đi đến kết luận em Kim Hòa bị tăng năng động, rối loạn hànhvi.

-Đối với học sinh: Đối với dạng học sinh này chúng ta cần lấy tấm lòng chân thật,

tìm cách gần gũi để chia sẻ tình cảm với các em Điều tế nhị không nên động chạm đếntình cảm đau thương của các em Tránh dùng những hình thức kỉ luật nặng gây tổnthương tình cảm dẫn đến các em dể hiểu nhầm trên đời này không có ai thương mìnhhoặc mình là thứ bỏ đi Phải làm sao cho các em tin tưởng ở mình và cảm thấy mình làchỗ dựa tinh thần duy nhất của các em Cần phân tích, định hướng cho các em phải cónghị lực phấn đấu vượt lên trên số phận Gieo vào lòng các em suy nghĩ và hành độngđúng đắn tránh buông xuôi, chán chường vì hoàn cảnh, yếu hèn nhút nhát là đáng chêtrách.

-Đối với phụ huynh ( hoặc người đỡ đầu): Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi em tôi

tìm cách tiếp xúc đến phụ huynh Đối với những phụ huynh là người đỡ đầu ( Ông bà,chú, bác ) tôi động viên họ cố gắng quan tâm giáo dục các em thật nhiều, đem hết tráitim yêu thương để quản lí dạy bảo các em; tránh đừng để các em đau lòng qua lời nói vìtrong lòng các em đã sẵn nỗi đau rồi Riêng đối với học sinh chỉ còn cha hoặc mẹ hay vì

Trang 12

lí do nào đó cha mẹ không chung sống với nhau thì tôi khuyên phụ huynh nên quan tâmchăm sóc tinh thần cho các em; hãy phân tích cho các em hiểu để chia sẻ hoặc nhờ ngườithân trong gia đình khuyên nhủ động viên các em.

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:59

Xem thêm:

w