1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THU HÀ

NGUYEN QUANG THIEU

LUAN VAN THAC SI

Chuyên ngành: Van học Việt Nam

Mã số: 60 22 34

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Xuân Thạch

Hà Nội — 2013

Trang 2

MỤC LỤC

(001710000 3

1 Lý do chọn đề tài ¿- 2-52 2x99 E2E12EEEEEE121121121211111111 11111 32 Lịch sử vấn đề + HH gu 4

3 Mục đích, ý nghĩa của đề tài: - 25s StcctctE 2 21211 eExerkerrrrei 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2-5 ©2+z+£+£e+£x+zxerxerxee 13

5 Phương pháp nghiÊn CỨU <6 1 1E vn ng ng ney 13

6 Cấu trúc của luận văn -:- k2 St+E+EEE1SEEEEEEEEEEEE111215511112121 15x xE 14

C0) 0bDO) | 011157 15

Chương 1: TIEN DE LY THUYET VÀ TIEN DE THUC TIEN 151.1 Tiền đề lý thuyết ccccscesscssessessessssesseessessessesseeaseaes 15

1.1.1 Hiện tượng giao thoa thể loại trong văn NOC -‹ 15

1.1.2 Sự giao thoa giữa thơ Và VĂN XHỔI Ăằ- SĂSSSSssseeiseeeeesees 20

1.2 Tiền đề thực tiễn - G5 ST EEE 1211 1101121111 11x ke 261.2.1 Sự giao thoa thể loại - một đặc điển của văn học đương đại 26

1.2.2 Chân dung Nguyễn Quang Thiéu trong dòng chảy chung của văn

học AWONG ỔẠi - cv HH ngư 31

Chương 2: SỰ GIAO THOA GIỮA THƠ VÀ VĂN XUÔI TRONG

TRUYỆN NGAN NGUYEN QUANG THIÊU 5- 55552 36

2.1 Những xúc cảm trữ tình trên trang văn - -<~-« 36

2.1.1 Chất thơ của cuộc sống thường nhật -2 s-5scs55ec: 37

2.1.2 Chất thơ của tâm hôN eocc-cccccccc++eeetEEkkeerrrrrrkrrrrrrie 452.1.3 Chất thơ từ bức tranh thiên nhiên c.c-c-cccccccrree 492.2 Những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc - 555552 52

2.2.1 Biểu tượng dòng SÔHg - 2-52 5++c++EEc£EeEEEEEEeEerkerkerrees 54

2.2.2 Biểu tượng vâng UPGNG cececescecceseessssessesessssesssesessessesssesesseeseesesees 642.2.3 Trẻ em - biểu tượng vỀ sự sống, sự trong sáng 72

Trang 3

2.3 Nghệ thuật tự sự phi cốt truyện - 2 2cs+cs+rerxerxeree 76

2.3.1.Tinh chất phi cốt truyện ]ÓA 2-5255 5c+Ss+£+£££te£tsrerszreei 762.3.2 Tạo dựng tình hudng tTuYỆN 5-©5c©5cSc+Scccccccvrerxerseei 79

Chương 3: SỰ GIAO THOA GIỮA THƠ VÀ VĂN XUÔI TRONG

TAN VAN NGUYEN QUANG THIẾU -555c-ccccce¿ 85

KkSjN®9 600i ẠIẠạmiađadđdđiđiiđđađđ 86

3.1.1 Cái tôi trăn trở về sự suy kiệt của thé gian trong thời đại công

nghiệp hóa, đô thị NO s1 rry 88

3.1.2 Cái tôi hoi tưởng nặng lòng với kỉ ức tuổi thơ . 95

3.2 Giọng điệu trữ tình - Gà HH HH HH HH Hy 99

3.2.1 Giọng giáo huấn sắc lẹmm - 5+ ©5e©52+ce+c+£cecserxerxcred 100

3.2.2 Giọng trò chuyện tâm fÌHÏ1 - «+ s+++kE‡esseEeeeserseeeee 1023.3 Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu «+ ++ 104

3.3.1 Ngôn ngữ giàu hình ANN se svESseeEeeeesseeeeeee 1043.3.2 Ngôn ngữ giàu HHỊD đÏIỆU 55s SsvkEsseEssekseee 107

KET LUẬN ¿22 222<‡EESEEEEE221211211211271 1111211211211 21E 1xx 111

TÀI LIEU THAM KHAO ¿2-5 + E+SE+E££E£EE£EE+EE+Eerkerxerxres 113

Trang 4

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, xã hội Việt Nam có những biếnchuyển mạnh mẽ trên nhiều phương diện Nền kinh tế thị trường, xu thế

“toàn cầu hóa” va sự bùng nỗ thông tin đã tạo nên diện mạo mới cho một

xã hội hiện đại, dân chủ Cùng với những thay đôi cơ giới là sự chuyềnbiến sâu xa trong thế giới nội cảm, trong cách nghĩ, lỗi sống và tư tưởng cá

nhân, trong tâm thức văn hóa cộng đồng Sự rộng mở của một thế giới đa

chiều kích còn dẫn đến những biến đổi quan trọng trong thế giới quan, nhânsinh quan của người cầm bút Văn học giai đoạn này đã trải qua nhữngchan động mạnh mẽ với những cuộc lột xác trong tư duy va trong cách thứcbiểu đạt thé giới Đổi mới, cách tân trở thành khát vọng tự thân thôi thúc

người nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo Không chỉ mở rộng biên độ phản ánh, khám

phá hiện thực ở bề sâu, các nhà văn còn nỗ lực phá vỡ các khuôn mẫu nghệthuật truyền thống Một trong những nỗ lực ấy là việc xóa nhòa ranh giới

loại hình, thể loại Văn học du nhập vào trong nó cách biéu đạt của cácmôn nghệ thuật khác như: hội họa, kiến trúc, điện ảnh nhằm tạo ấn tượngmạnh cho độc giả Không ít chuẩn mực chặt chẽ của thể loại cũng bị nhiềunguoi viết “ngang nhiên” phá bỏ để tạo dựng một thế giới nghệ thuật mang

đậm dấu ấn cá nhân và biéu lộ sức sáng tạo dồi dao của mình.

Là một tác giả không thé không nhắc đến của văn học đương đại,

Nguyễn Quang Thiều được biết đến như một hiện tượng văn học phức tạp.Gây sóng gió trên thi đàn với tập tho Sw mất ngủ của lửa xuất bản năm

1992, từ đó đến nay, những thi phẩm của anh luôn được người đọc và giới

nghiên cứu, phê bình quan tâm đánh giá rất sôi nổi Nói đến Nguyễn Quang

Thiéu người ta vẫn thường nói đến phương diện người viết tho, gần như bỏ

quên phương diện người việt văn xuôi, mặc dù cây bút nay đã từng cho ra

Trang 5

mắt đến 14 tập văn xuôi gồm đủ các thé loại: Truyện ngắn, tản văn, tiểuthuyết Và điều đáng nói là, văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều cũng thểhiện rất rõ ý thức tìm tòi, đổi mới về mặt thê loại Chính vì vậy, chúng tôilựa chọn đề tài Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và tản

văn của Nguyễn Quang Thiêu với hy vọng khám phá một cách toàn diện

thế giới nghệ thuật mà nhà thơ, nhà văn này đã dày công xây đắp.

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những công trình, bài viết nghiên cứu vé sự tương tác giữa các thể

loại văn học.

Ké từ khi lý luận về thi pháp học thể loại lên ngôi, các công trình

nghiên cứu chuyên sâu về các thể loại xuất hiện rất nhiều Ở mỗi côngtrình, các nhà nghiên cứu đã lưu ý đến hiện tượng giao thoa, tương tác giữa

các thê loại văn học Tuy nhiên, dường như chưa có công trình cụ thé naotập trung nghiên cứu một cách sâu sắc van dé nay.

Công trình đầu tiên không thể không nhắc đến, đó là các chuyên luậncủa M Bakhtin: Li luận và thi pháp tiểu thuyết; Những vấn dé thi pháp

Poxtoiepxki Đặc biệt, ngay từ năm 1941, trong bài viết Tiểu thuyết như

một thé loại văn học (in trong chuyên luận Li luận và thi pháp tiểu thuyết),

tuy không dùng đến khái niệm tương tác thể loại nhưng M Bakhtin đã đưara những luận điểm quan trọng về một “cuộc đấu tranh sâu sắc hơn và

mang tinh lich sử hơn giữa các thể loại, sự biến thái và phát triển nòng cốt

thể loại của văn học” [4] Ông dé cao vai trò của tiêu thuyết trong việc tácđộng, khuấy đảo, tạo nên những quan hệ không hài hòa giữa các thể loại:

lan at thê loại này, thu hút thể loại kia vào trong cầu trúc của mình, biệngiải lại và sắp xếp trong tâm cho chúng Tiểu thuyết xúc tác làm đổi mới tat

cả các thể loại khác Do vậy, vào những thời đại tiêu thuyết thống ngự, tiểuthuyết về nhiều phương diện, đã và đang báo trước sự phát triển của tương

Trang 6

lai của toàn bộ văn học Trong công trình này, M Bakhtin cũng nêu quan

điểm về tính uyên chuyền, linh hoạt, tính vượt rào và tính không quy phạmcủa thể loại này.

Công trình tiếp theo có thé kế tới là Logic học vé các thể loại văn

học của nhà nghiên cứu người Đức, Kate Hamburger do Vũ Hoàng Địch,

Trần Ngọc Vương dịch Trong tác phẩm lý luận này, Kate Hamburger đãđưa ra một cách phân chia thể loại văn học khác với cách phân chia truyền

thong với tiêu chí dựa trên một sự phan biệt các kiểu sử dụng hoặc kiểu

chức năng của ngôn ngữ Theo đó, “việc sử dung ngôn ngữ về mặt văn họchoặc được dùng dé kiến tạo những dạng hiện thực hư cấu hoàn toàn, vàmột cách rất đặc thù, những nhân vật hoạt động không phải với tư cách lànhững doi tượng của các lời phát ngôn, mà với tư cách chủ thé được uu đãi

bằng sự tu tại (đó là trường hợp của he cau tu sự hoặc kịch), hoặc đượcdùng dé sản sinh ra những lời phát ngôn về hiện thực mà chức năng củachúng không phải dé truyén dat, mà là dé kiến tao một kinh nghiệm từngnếm trải không thể tách rời được với sự phát ngôn của nó, và nguồn gốccủa nó về bản chất là không thể xác định được, nghĩa là không thể gắn cho

một chủ thể hiện thực (nhà thơ) hoặc hư cầu (một người nói tưởng tượng):đó là trường hợp của thơ trữ tinh” (15, tr.11] Như vậy, hai thể loại thuầntúy văn học lớn trong quan niệm của Kate Humburger là hư cau và thơ trữtình Ngoài việc phân biệt rõ sự khác nhau của hai thể loại này, trong phần

IV của cuốn sách, tác giả đã phát hiện ra những hình thức đặc biệt hoặc hỗnhợp Humburger đã chỉ ra trong loại ballade và trong tho mono -dramatique những sự len lỏi có thể gọi là đối xứng của hư cấu trong diện

trường của thơ trữ tình.

Những luận đề có tính chất cách tân một cách đũng cảm của Kate

Humberger trong cuôn sách Logic học về các thê loại văn học đã khiên

Trang 7

Gerard Genette phải thốt lên trong Lời tựa cuốn sách, cho rang công trìnhlà “mot trong những tượng dai nổi tiếng của thi học hiện đại, và chắc chắnlà một cuốn sách được bình luận rộng rãi nhất và được tranh luận hăngsay nhất kề từ khi được xuất bản lan dau tiên vào năm 1957” [15, tr.5].

Ở Việt Nam, nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam từ phương diệntương tác, giao thoa thé loại là một hướng nghiên cứu mới, được một sé

công trình gần đây quan tâm.

Công trình Lý luận văn học (Phương Luu chủ biên, Nhà xuất bảnGiáo dục, Hà Nội, 1997) chương Thể loại của tác phẩm văn học do TrầnĐình Sử phụ trách đã cho chúng tôi những tiền đề lý luận cần thiết để địnhdanh được các khái niệm cần thiết Trần Đình Sử đề cập đến khái niệm théloại cũng như sự phân loại văn học: Thể loại vừa có những yếu tố ôn định,

truyền thống; lại vừa có các yếu tố vận động, đổi mới do sự phát triển vănhọc và tài năng sáng tạo của nhà văn Từ đặc trưng ấy, ngay trong việc

nghiên cứu thê loại, Trần Đình Sử đã đề xuất những điều kiện cần và đủ

của nhà nghiên cứu: Muốn nhận thức đặc điểm của một thể loại có giá trị,người ta vừa phải có tri thức về các qui luật lặp lại của các thể loại, lại vừa

biết nhận ra tính độc đáo trong sự vận dụng sáng tạo thể loại của tác giả.Đây là những tiền đề lý luận quan trong trong việc triển khai vấn đề Muốnnhận thức về sự giao thoa thể loại thì trước hết cần năm được đặc trưng củatừng thé, cũng như từng loại; phải nhận chân cho được cái nòng cốt bat

biến của mỗi loại/ thé Ngoài ra, có ý nghĩa rất lớn đó là bài viết: Đặc điểmcủa truyện ngắn hiện đại Trong bài viết này tác giả nêu rõ trong những đặcđiểm của truyện ngắn hiện đại có đến hai đặc điểm thể hiện sự thâm nhậpcủa các thé loại vào truyện ngắn: Truyện ngăn hiện đại gần với thơ và

truyện ngắn hiện đại gan với kịch Luôn luôn tôn tại bên cạnh tiểu thuyết vàrất khó khu biệt rạch ròi về ranh giới thê loại với tiêu thuyết, đó chính là

Trang 8

truyện ngắn Với quan niệm tương tác thé loại nằm trong chính đặc trưngcủa loại thé, công trình Truyện ngắn - Lý luận tác gia và tác phẩm của LêHuy Bắc trong khi đề cập đến Truyện ngắn như một thể loại đã lưu tâm đếnnhững tác phẩm có sự giao thoa của hai thé loại trên Bài viết cũng dé cập

đến sự ảnh hưởng qua lại giữa truyện ngăn và thơ.

Đề tài cấp bộ: Sự tương tác của các thể loại trong văn học Việt Namtừ dau thé kỷ XX đến 1945 do TS.Tôn Thất Dụng chủ nhiệm đề tài là công

trình đầu tiên đặt van đề diện mạo và đặc điểm văn học một giai đoạn từhướng nhìn tương tác thê loại Qua bức tranh sinh động của đời sống tươngtác thé loại được chứng minh bang nhiều cứ liệu tác giả, tác phẩm; các tácgiả đề tài giúp chúng ta có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn về diện mạovăn học Cùng với dé tài của Tôn Thất Dụng, qua bai viết: Sự trong tac

giữa các thể loại văn học và thé thơ văn xuôi trong thơ mới 1932 - 1945,Nguyễn Phong Nam đã đi sâu xem xét sự giao thoa thể loại trong một

phong trào thơ có nhiều thành tựu Ở đây, ông đã tập trung phân tích về sự

tác động của các thê loại đối với việc hình thành những thê thơ rất đa dạngvà đầy sáng tạo trong Thơ mới.

Dưới góc độ văn học sử còn có nhiều bải viết, trực tiếp hoặc giántiếp quan tâm đến vấn đề này Từ những tiền đề lý luận của M Bakhtin, VũTuấn Anh lại đi vào:Đời sống thể loại trong quá trình văn học đương đại.

Bài viết cung cấp một cái nhìn khái quát về đời sống thé loại trong văn họcsau 1975; đặc biệt, Vũ Tuấn Anh luôn lưu tâm đến phương diện giao thoathể loại Ông đặc biệt đề cao góc nhìn thể loại Theo ông, mỗi giai đoạn văn

học là 1 chỉnh thé thâm mĩ thống nhất, trong đó có sự liên kết và tác độnglẫn nhau giữa các thé loại Do vay ma, cau trúc thé loại của giai đoạn văn

học luôn có những nét khác biệt so với giai đoạn trước và sau nó Do vậy,

Vũ Tuấn Anh đi đến một mệnh dé: Một phương diện quan trọng - nếu

Trang 9

không muốn nói là quan trọng hơn cả - đề nhận thức một giai đoạn văn họclà khảo sát những biến đổi trên mặt bằng thé loại cũng như những biến tháitinh vi bên trong đời sống của mỗi thể loại.

Trong tập tiểu luận, phê bình Van hoc, thé giới mở, Nguyễn Thành

Thi đã dành riêng phần Mộ: góc nhìn văn học quốc ngữ Việt Nam, vận

động và tương tác với dung lượng hơn 100 trang để tìm hiểu quá trình

tương tác thể loại trong cả tiến trình vận động của văn học quốc ngữ ViệtNam từ cuối thế kỷ XIX đến nay Từ đó, nhà nghiên cứu đưa ra những phác

thảo mang tính “lược đồ”, xem xét, điều chỉnh lại việc phân kỳ văn họcquốc ngữ Việt Nam từ góc nhìn thể loại và tương tác thé loại Trong công

trình này, Nguyễn Thành Thi cũng có bài viết bàn về một mối tương tác cụthé: May ghi nhận vé tuong tac tiéu thuyét - fruyện ngắn và sự biến đổinòng cốt của hai thể loại này Hướng nghiên cứu của Nguyễn Thành Thi

trong công trình này đã đặt ra nhiều vấn đề lý thú, gợi mở cho luận vănnhiều tiền đề quan trọng.

Nhà nghiên cứu Bui Việt Thắng có nhiều bài viết về truyện ngănhiện đại, trong cuốn Van học Việt Nam thé kỷ XX, ông phụ trách phantruyện ngăn Ở đó, bên cạnh việc trình bày về diễn trình truyện ngăn ViệtNam thé ky XX, tác giả có chú ý đến mối giao duyên thé loại Đó là sự giao

duyên giữa tự sự và trữ tình để tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình nhữngthập niên đầu thé kỷ, đó còn là sự hội ngộ của truyện và kí dé tạo ra thé loại

truyện - kí trong văn học 1945 - 1975 Ngoài ra, dấu hiệu của giao thoa thêloại, đặc biệt là giữa thơ và văn xuôi còn được khẳng định rải rác trongnhiều bài viết như: Quan niệm về thể tài truyện ngắn trong văn học ViệtNam sau 1975 của Phùng Ngọc Kiếm, Chất thơ trong ngôn ngữ tiểu thuyết

Việt Nam đương đại của Nguyễn Thị Ninh, Thơ văn xuôi và văn xuôi thơ

của Rosa Chacel

Trang 10

Bên cạnh các cuốn sách quy tụ, tập hợp nhiều ý kiến là các luận án đisâu nghiên cứu về sự giao thoa, tương tác thé loại Tiêu biểu là luận án Sựtương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay của Trần ViếtThiện Chọn hai thé loại chủ đạo của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay là

tiêu thuyết và truyện ngăn, luận án đã cho thấy một bức tranh tương tác,giao thoa thé loại với những chiều, những kiểu, những cấp độ tương tácvừa phong phú vừa độc đáo Từ đó, tác giả đi đến những khái quát quan

trọng về những tín hiệu mới của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay Cóthé nói, đây là công trình nghiên cứu trực diện và sâu sắc về van đề tươngtác thé loại trong văn học hiện đại Luận án của Nguyễn Thị Bình quan tâm

đến: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 - khảo sát

trên nét lớn, trong đó có một nét lớn quan trọng, đó là đổi mới về phương

diện thê loại Luận án: Những đặc điềm của văn xuôi Việt Nam cuối nhữngnăm 80 dau những năm 90 của Hoàng Thị Hồng Hà lại đề cập đến nhữngđặc điểm của văn xuôi, trong đó có: Một quan niệm mới về con người,những đổi mới về ngôn ngữ và giọng điệu Tác giả cũng cho ta cái nhìn

sinh động về diện mạo văn xuôi trong những năm có nhiều đột phá của văn

học dân tộc.

2.2 Tình hình nghiên cứu, phê bình tác phẩm của Nguyễn Quang Thiéu.

Từ sau khi tập thơ Siw mắt ngủ cua lứa được Hội nhà văn Việt Nam

trao giải thưởng vào năm 1993, tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều được

giới phê bình chú ý và trở thành một hiện tượng văn học khá phức tạp Cóthé thấy ba phản ứng khác nhau của người đọc đối với Nguyễn Quang

Trang 11

Sơn, Đỗ Minh Tuấn Đỗ Minh Tuấn cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều“phát lộ tâm thức thời đại” Nguyễn Đăng Điệp khăng định: “NguyễnQuang Thiéu là một thi sĩ viết thơ dang ở mức thé nghiệm đã dé lại dấu ấncủa minh trong tiễn trình đổi mới thơ ca, góp phan dua thơ Việt Nam tiễn

thêm một bước nữa trên con đường hiện dai” [12] Phạm Xuân Nguyên

nhận ra “chát giọng lạ” trong thơ Nguyễn Quang Thiéu: “Tôi gọi tập thơ

được giải của Thiéu là khúc nhạc Thiéu cất lên từ đồng quê, vọng lên từkiếp người với một giọng điệu rất hiện đại” [18] Ngoài ra, ở Khoa Văn

học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, có một luận văn

thạc sĩ của Lê Thị Bích hợp nghiên cứu về thơ Nguyễn Quang Thiều với đềtài: Tw duy thơ Nguyên Quang Thiéu qua các tập thơ từ 1990 đến 2000.Đây có thé coi là công trình nghiên cứu dai hơi hiếm hoi về tác giả NguyễnQuang Thiéu Luận văn đã tìm hiểu tư duy thơ Nguyễn Quang Thiéu qua

sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, qua hệ thống biểu tượng và

ngôn ngữ thơ nhằm tìm ra những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của

nhà thơ này.

Thứ hai là, phê phán quyết liệt các thi pham của Nguyễn QuangThiéu: Tran Mạnh Hảo trong bài viết: Sw mắt ngủ cua lửa hay bệnh ngủcủa thơ đã xem thơ Nguyễn Quang Thiéu là “non kém về mặt nghệ thuật ”,thơ “tdy giả cấy”, “thơ dịch xối” Trần Đăng Khoa một mặt thừa nhận“Nguyễn Quang Thiéu đã phá bỏ lỗi di quen, mở ra con đường mới chưa

hé có” [28], mặt khác lại chê thơ Nguyễn Quang Thiéu Tây quá “đặc sảncủa thơ Thiêu là cái giọng lơ lớ Tây” [2S].

Thứ ba là, những tác giả trẻ chịu ảnh hưởng của thơ Nguyễn Quang

Thiéu: Trong bài phỏng van Vi Thùy Linh mong một bữa tối với NguyễnQuang Thiéu, nói về Nguyễn Quang Thiéu, nhà thơ Vi Thùy Linh thừanhận: “7i nghĩ rằng đó là nhà thơ đáng đọc nhất của nên thơ ca đương

10

Trang 12

đại Việt Nam Ông có từ trường rất mạnh Tôi không chịu ảnh hưởng củaông nhưng tôi biết có rất nhiều người làm thơ, không chỉ những người mớivào nghề mà kể cả những người kỳ cựu, cũng chịu ảnh hưởng từ ông haybắt chước ông” [33] Nhà thơ Dạ Thảo Phương khi trả lời phỏng vấn báo

vnexpress.net cũng không ngần ngại cho rang: “Người có ảnh hưởng mạnhnhất đến ý thức sang tac cua tôi là nhà thơ Nguyễn Quang Thiệu”.

Về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiéu: Có một số bài viết mang

tính tổng quát như: Truyện ngắn - Những vấn dé lý thuyết và thực tiễn thểloại O đây, nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã nhận định: “Về khía cạnh thipháp, truyện ngắn 1986 - 2000 đã trở nên phong phú vẻ hình thức, phongcách và bút pháp Hình thức da dạng “có truyền kỳ hiện đại “Bến trangian” (Lưu Sơn Minh), “Hai người đàn bà xóm Trại” (Nguyễn Quang

Thiéu)” Trong bài “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, PGS.TS

Nguyễn Bich Thu cũng khang định Nguyễn Quang Thiéu cùng với nhiều

nhà văn khác như Tạ Duy Anh, Y Ban, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thị

Thu Huệ đã tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn thời kì đổi mới.

Lê Thị Hường trong bài viết: Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay(Tạp chí văn học, số 4 -1995) cũng đã khảo sát và đánh giá kết thúc củatruyện ngắn Mua hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều: “Cách kếtthúc của Nguyễn Quang Thiéu tiêu biểu cho kiểu kết thúc của truyện ngắnhôm nay và là mô hình kết thúc phổ biến ” Nguyễn Khắc Viện cũng đã đọcva phân tích truyện ngắn Gio dai trong tập truyện Người đàn bà tóc trắng

của Nguyễn Quang Thiéu và ông nhận định: “Chi qua một truyện ngắn màtác gid đã nêu lên bao nhiêu van dé tâm lý di sâu vào những manh moithâm kín nhất của tâm tư con người Nguyễn Quang Thiéu qua la nha tam

lý học xuất sắc ” (Báo Văn nghệ) Thể loại tiểu luận va tan văn của Nguyễn

11

Trang 13

Quang Thiéu, hiện chưa có công trình nghiên cứu, bài viết nào quan tâm,đề cập đến.

Riêng về hướng nghiên cứu giao thoa thể loại trong các sáng tác củaNguyễn Quang Thiéu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình khoa học nàođi sâu tìm hiểu Tuy nhiên, ở bài viết giới thiệu cuốn sách Nguyễn Quang

Thiéu, tác phẩm chọn lọc, Nguyễn Chi Hoan có một nhận định liên quan

khi cho rằng: “Su truyền cảm đó được tạo lập bằng chất thơ - đặc điểm thứ

hai noi bật ở những câu chuyện này, một đặc điềm khác thường ở chỗ nó

nồi trội hon hắn chất tự sự của văn truyện kể ở đáy” [61 tr 6].

Có thể thấy, việc nghiên cứu phê bình sự nghiệp văn học của NguyễnQuang Thiều chủ yếu tập chung vào mảng thơ ca với nhiều ý kiến tráichiều Những mảng sáng tác khác, đặc biệt là văn xuôi và sự giao thoa giữacác thé loại trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều van con bỏ ngỏ Cáccông trình nghiên cứu đài hơi mang tính chất hàn lâm về tác giả này rấthiểm hoi Phần lớn bài viết chỉ mang tính chất phê bình, cảm nhận Vì vậy,

trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã có về lý luận giao thoa thể loại, luận

văn hy vọng sẽ đem đến một cái nhìn mới mẻ, toàn diện về các sáng tácvăn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn và tan văn của Nguyễn Quang Thiéu.

3 Mục đích, ý nghĩa của đề tài:

Từ tình hình nghiên cứu đã nêu trên, trong điều kiện tư liệu và khảnăng cho phép, chúng tôi xác định mục đích của dé tài là: Tìm hiểu những

biểu hiện cụ thé của sự giao thoa thé loại trong thơ và văn xuôi ở những tácphẩm truyện ngắn va tan văn của Nguyễn Quang Thiều ở cả phương diện

tiếp cận và chiếm lĩnh hiện thực lẫn hình thức nghệ thuật Từ đó thấy được

ý thức cách tân thể loại và những thành công của cây bút này, góp một

tiếng nói khách quan trong việc đánh giá vai trò, vị trí của Nguyễn QuangThiéu trong nền văn chương đương dai.

12

Trang 14

Đạt được những mục đích trên, luận văn sẽ có ý nghĩa như một tư

liệu tham khảo để những độc giả quan tâm đến sự nghiệp văn học củaNguyễn Quang Thiéu có thé sử dụng để hiểu rõ hơn những nét đặc sắctrong mang sáng tác văn xuôi của Nguyễn Quang Thiéu.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là các tác

pham văn xuôi của Nguyễn Quang Thiéu từ 1990 đến nay, giới hạn tácphẩm văn xuôi trong khuôn khổ truyện ngắn và tản văn Về truyện ngắn,

tác phẩm của Nguyễn Quang Thiéu đã được in đi in lại và tuyên chọn trongnhiều tập truyện của các nhà xuất bản Mới đây, năm 2011, Nhà xuất bảnPhu nữ đã tập hợp phan lớn truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiéu dé introng cuốn: Nguyễn Quang Thiéu, tác phẩm chon lọc Luận văn sẽ tậptrung tìm hiểu 30 truyện ngắn được chọn lọc trong cuốn sách này, ngoài ra

cũng không quên khảo sát thêm một số truyện khác được in trong các tậptruyện đã xuất bản trước đây Về tản văn, các tác phâm của Nguyễn QuangThiéu được in rải rác trên các báo, tạp chí điện tử nhưng vào năm 2012đã được tuyên in thành cuốn sách mang tiêu đề Có một kẻ rời bỏ thành phố

28 tản văn trong cuốn này sẽ là cơ sở để luận văn tìm hiểu sự giao thoagiữa thơ và văn xuôi trong tản văn của Nguyễn Quang Thiéu Ngoài ra, bộphận thơ của Nguyễn Quang Thiều cũng được luận văn xem xét trong thế

so sánh với truyện ngắn và tản văn dé thay được sự thống nhất trong nội

dung và phong cách của cây bút này.5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thê loại và giao thoa thê loại trong sáng tác của một tácgiả văn học, dé tài trước hết ứng dụng phương pháp loại hình nhằm phân

loại các loại/ thể làm cơ sở cho việc nhận thức sự giao thoa thể loại Theođó, phương pháp loại hình được sử dụng nhằm xác định các yếu tổ thuộc về

13

Trang 15

nòng cốt bất biến của các loại/ thê Ngoài ra, luận văn còn vận dụng lý luậnthi pháp thể loại dé làm tiền dé tìm hiểu sự giao thoa giữa các thể loại trongsáng tác của Nguyễn Quang Thiều Các thao tác phân tích tác phẩm, sosánh đối chiếu được luận văn sử dụng đề đi sâu tìm hiểu những biểu hiện

cụ thé của sự giao thoa thé loại trong các sáng tác của Nguyễn Quang

Thiéu - một đặc điểm thể hiện rõ sự tìm tòi, nét độc đáo của tác giả này

trong dòng chảy xô bồ, phức tạp của văn học hiện đại.6 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn gồm ba

- _ Chương 1: Tiền đề lý thuyết và thực tiễn

- Chương 2: Sự giao thoa giữa tho và văn xuôi trong truyện ngắn của

Nguyễn Quang Thiéu.

- Chương 3: Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong tản văn của

Nguyễn Quang Thiéu.

14

Trang 16

NỘI DUNG

Chương 1: TIEN DE LÝ THUYET VA TIEN DE THUC TIEN1.1 Tién dé ly thuyét

1.1.1 Hiện tượng giao thoa thể loại trong văn học

e Cơ sở của hiện tượng giao thoa thể loại:

Thể loại văn học được hiểu là một hiện tượng loại hình của sáng tácvà giao tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của cácyếu tố tác phẩm Trong giáo trình Ly ludn văn học (Phương Luu chủ biên),

Trần Đình Sử khăng định: “Thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đờisống, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trưòng quan sát, một quan niệm

đời sống, đồng thời cũng là nguyên tắc xây dựng thé giới nghệ thuật” [34].

Nhiều nhà nghiên cứu cũng thống nhất về khái niệm thể loại như một hình

thức chỉnh thể có tính quy luật của loại hình.

Sự phân loại văn học là bước đầu tiên để nhận thức các qui luật thểloại Khi phân chia thé loại (hay thé tai) tác phẩm văn học, người ta thườngcăn cứ vào ba tiêu chí chủ yếu: 7, t6 chất thẩm mĩ chủ đạo; 2, giọng điệu;3, dung lượng và cau trúc chung của tác phẩm [54] Một tong hòa các tiêu

chí như vậy làm nên “nòng cốt” (hay mô hình) thé loại Các nhà lý luận bậc

thầy từ Aristotle cho đến Boileau đều xuất phát từ ba phương thức phản

ánh hiện thực mà phân chia toàn bộ tác pham van hoc thanh ba loai: Tu su,

trữ tinh, kịch Trong quá trình phát triển của đời sống văn hoc nói chung vađời sống cụ thể của văn học Việt Nam nói riêng đã sản sinh ra các “thể”,các “tiêu loại” phong phú mà những cách phân loại trước đó tỏ ra bat cập,thiếu khả năng bao quát Trong công trình Ly /uận văn học, Trần Dinh Sử

đã khắc phục những nhược điểm trên bằng cách chia một cách qui ướcthành năm loại Ngoài ba loại theo cách “chia ba”, bé sung vào hai loại mới

là: Ký và văn chính luận Đó là nâc thang đâu tiên dé tiên đên việc phân

15

Trang 17

chia thể hoặc thê loại tác phẩm Các nhà nghiên cứu thống nhất chia loại ra

các “thé” và xem “thể” như là một thé loại Yếu t6 6n định, truyền thống

cho ta những tiêu chí để phân biệt cái cốt lõi bất biến của từng loại thể:Tác phẩm trữ tình khác tác phẩm tự sự, tiểu thuyết khác truyện ngắn, Đó

là cơ sở đầu tiên của van đề giao thoa.

Trên cơ sở tiếp cận van đề thê loại như trên, dé thong nhất trong cáchdùng thuật ngữ, việc gọi tên chính xác và logic các hiện tượng / kiêu / loại /cấp độ giao thoa, chúng tôi nêu lên ở đây một số giới thuyết cụ thé Luận

văn chọn cách phân chia thể loại thành hai cấp độ Trên bình điện phương

thức phan ánh, luân văn sử dụng khái niệm loai/ loại hình Trên bình diện

hình thái tác phẩm, luận văn sử dụng khái niệm loai/ thể; trong đó, khái

niệm “thé loại” được dùng phổ biến trong nhiều trường hợp, khái niệm“thể” được dùng trong những trường hợp đề cập đến những tiểu loại cụ thể.

Rõ ràng, thé loại có tính “nòng cốt”, vận động theo quy luật nhưng

điều chúng ta lưu tâm hơn là “Bản chất của sáng tạo nghệ thuật là tính độcđáo không lặp lại Sự vận động cuộc sống cũng luôn luôn sản sinh và làmbiến động các giới hạn phản ánh, đổi mới các kênh giao tiếp và làm cho

chúng tác động vào nhau, đan bén vào nhau trong các tác phẩm nghệ thuậtđộc đáo” [34] Trần Đình Sử khăng định sự phân chia thê loại rõ ràng là“van dé có tính thứ hai”, “vấn dé có tính thứ nhất” vẫn là hình thức tồn

tại phong phú và độc đáo của chỉnh thé tác pham: “nghệ sĩ lớn thường tiếpthu các truyền thống thể loại khác nhau, tạo ra các hình thức thể loạimới ” Nguyễn Thành Thi cũng nói đến cái “nhìn sang”, sự hút hương nhụymột các đầy khôn ngoan trong tính chất của giao thoa thê loại Do vậy mà,

muốn nhận thức đặc điểm của một thể loại có giá tri, người ta vừa phải cótri thức về các quy luật lặp lại của các thể loại, lại vừa phải biết nhận ra tínhđộc đáo trong sự vận động sáng tạo thê loại của tác giả Có thê nói, thể loại

16

Trang 18

vừa có các yếu tố 6n định, truyền thống: lại vừa có các yếu tố vận động, đồimới do sự phát triển văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn Tính hai mặtcủa một vấn đề nằm sâu trong bản chất thê loại chính là xuất phát điểm củavẫn đề tương tác.

Thực tế đời sông văn học cho thấy mỗi một “nòng cốt thể loại” tồn

tại như những mô chuẩn nghệ thuật ít nhiều mang tính quy ước, chỉ có ý

nghĩa tương đối, và luôn có khả năng biến đổi Vì vậy, nhà văn khi sáng tácmột thé loại nào đó, một mặt luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn nghệ

thuật quy ước, mặt khác - ít hoặc nhiều luôn có nhu cầu thoát bỏ khỏinhững mô chuẩn quy ước ấy, bằng cách “nhìn sang” những thé loại xungquanh, rút tia lay tinh hoa của chúng, tổng hợp khinh nghiệm của hai haynhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “lệch chuẩn” Nếu nhà văn thành

công, anh ta sẽ có những tác phẩm hay hơn, mới hơn; nếu chưa thành công

thì những thử nghiệm như vậy ít ra cũng là một gợi ý, một sự chuẩn bị cho

bước chuyên của những tác phẩm sau này Chăng hạn, đúc kết từ chínhthực tế sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Kiên cho răng, truyện ngắntrong khi phát triển, đã “nhìn sang” tiểu thuyết, bởi: “ Truyện ngắn, trong

suốt quá trình phát triển, luôn luôn đứng trước một thách thức: Phải làmsao sức chứa và sức nặng vượt thoát ra ngoài cdi khuôn khổ nhỏ bé mànghệ thuật khuôn nó vào Lé dĩ nhiên truyện ngắn phải tự tìm tòi, dong thờinó cũng nhìn sang tiểu thuyết, được tiểu thuyết kích thích và dan dan nảy

nở một loại truyện ngắn tôi tạm gọi là truyện ngắn - triết lí” Nhiều nhavăn, nhà nghiên cứu văn học cũng cho rằng một thể loại, trong quá trình

hình thành, phát triển có thé tong hợp vào nó đặc điểm hay ưu thé của mộtvài thể, loại khác, chăng hạn: “Kí la sự hợp nhất của truyện và nghiên

cứu ” và trong kí, “vừa có những yếu tổ của truyện, vừa có sự tham giatrực tiếp của tư duy nghiên cứu”, hoặc: “Người viết tiểu thuyết có thé vận

17

Trang 19

dụng nhiễu phương thức: tự sự, trữ tình, kịch ”; hoặc: “ ở một khía cạnhnào đó, truyện ngắn gân với thơ Ở một khía cạnh khác, truyện ngắn ganvới kịch ” Cho nên, việc thoát bỏ mô hình thể loại, mang thêm vào tácphẩm những yếu tố của thể loại khác sẽ góp phan điều chỉnh mô hình, nắnlại nòng cốt thé loại của tác phẩm, tránh được sự xơ cứng, thúc đây sự vậnđộng, phát triển của các thể loại văn học.

Một cơ sở nữa của vấn đề giao thoa thể loại, đó là bối cảnh thời đại.

Mỗi nền văn học, qua những thời đại khác nhau hình thành hệ thống thểloại khác nhau và hệ thống đó cũng biến đổi Thé loại vừa là “cdi tri nhớ

siêu cả nhân của nhân loại” nhưng đồng thời lại luôn được tái sinh, đôi

mới trong từng giai đoạn phát triển văn học, trong từng thé loại, trong từng

tác phẩm cụ thé, cá biệt Tên gọi thé loại về nguyên tắc chỉ có một nhưng

đời sống thé loại thì phong phú, sinh động vô cùng “Mỗi giai đoạn,mỗithời kỳ văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ thông nhất trong đó có sự liên kếtvà tác động lần nhau giữa các thể loại” [34] Đặc điểm văn hóa - xã hội,

thị hiếu thâm mỹ, trình độ nhận thức của mỗi thời đại thay đổi sẽ làm thay

đổi hệ thống thể loại và hệ qua là, thay đổi quan hệ giao thoa giữa các théloại trong chỉnh thê ấy.

Hiện tượng các thể loại “oan” nhau, “nhin sang” nhau, “hop nhat”

vào nhau, hay việc nhà văn vận dung nhiều phương thức trong khi sáng tácmột tác pham, có thé gọi là giao thoa (hay tương tác) thé loại Hiểu một

cach bao quát hơn, khái niệm giao thoa thể loại là sự thâm nhập, tác động,ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai hay nhiều thể loại của một hoặc nhiều hệthống thể loại khác nhau nhằm tạo nên sự vận động và phát triển của cấutrúc thé loại văn học.

e Những biểu hiện của hiện tượng giao thoa thể loại:

Giao thoa thể loại là sự thé hiện tập trung những nỗ lực sáng tạo và

đổi mới của văn học Do vậy, đây là hiện tượng hết sức sinh động, đa

18

Trang 20

chiều Sự giao thoa không chỉ diễn ra trên chiều đồng đại - khép kín trongphạm vi mỗi giai đoạn, mỗi thời kì văn học; mà còn diễn ra trên chiều lịch

đại với những dích dắc, quanh co, với những vòng xoáy trôn ốc phức tạp.Xét về cấp độ, sự giao thoa thể loại cũng diễn ra trên nhiều cấp độ:

loại/loại, thé/loai, thé/thé, yếu té/yéu tố,

Giao thoa giữa loại với loại, loại với thể tạo ra những thể loại trung

gian, lưỡng hợp, mang đắc điểm “kép” của cả hai phương thức phản ánhđời sống, hai hình thức kĩ thuật, chất liệu phản ánh đời sống vốn rất khác

biệt nhau Vi dụ: Giao thoa giữa loại trữ tình và loại kịch tạo nên kịch tho;

tương tác giữa loại tự sự với loại trữ tình tạo nên truyện thơ (hay thơ - tiêu

thuyết, như thé nghiệm của Tran Dần vào đầu những năm 60 của thé ky

XX); giao thoa giữa thể truyện ngắn và loại trữ tinh tạo nên loại hình

truyện ngắn đậm chất trữ tình (như những truyện ngắn - trữ tình hóa củaThạch Lam, Hồ Dzénh, Thanh Tịnh, ); giao thoa giữa thể truyện ngắn

với loại kịch tạo nên loại hình truyện ngắn giàu kịch tính (như những

truyện ngắn - kịch hóa của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, ).

Giao thoa giữa thể với thể cũng tạo ra những thể loại trung gian, tổnghợp mang đặc điểm “kép” của hai nòng cốt hay mô hình thé loại Ví dụ:

Tương tác giữa thể truyện ngắn với thể tiểu thuyết tạo nên truyện ngắn

-tiêu thuyết hóa, truyện ngắn viết dài hoặc tiểu thuyết viết ngắn; giao thoagiữa truyện ngăn với các thể văn học “ngắn”, cực “ngắn” (chỉ gồm 56 chữ,

28 chữ, 20 chữ, như thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục ngôn tứ

tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ) tạo nên những thê loại “mi-ni” (truyện ngắn

“mi-ni”: “truyện cực ngắn” một vài trăm chữ, hay “truyện rất ngắn” chừng trêndưới một ngàn chữ, ; tho “mi-ni” Kiểu thơ “mi-ni” của Trần Dan, hoặc tho

lục bát bốn dòng mà một sỐ người làm thơ hiện đại vẫn thường sử dụng).

Giao thoa giữa các yếu tô thuộc nhóm thể loại sáng tác có hư cấu

(fiction) như tiểu thuyết, truyện ngan, và các yếu tô thuộc nhóm thé loại

19

Trang 21

sáng tác không hư cấu (non fiction) như hồi kí, kí sự, nhật kí, ghi chép tạo nên các thể loại đan xen giữa các yếu tô hư cau với yếu tố không hư cau

(như truyện ki, tự truyện, tiểu thuyết tự thuat, ).

Xét về hình thức giao thoa, sự giao thoa thé loại có thé diễn ra theo

các hình thức chính: 1) hình thức tong hợp thé loại (thé loại hòa nhập lammột hoặc song song tôn tai); 2) hình thức “đổi ngôi”- “tiếp sức” giữa cácthê loại; 3) hình thức loại bỏ, thay thế thể loại Hình thức thứ nhất - rấtphổ biến - mang tính đồng đại; hình thức thứ hai - với một lộ trình ít nhiềuquanh co, ít phố biến hơn - mang tính chat lịch đại Hình thức thứ ba

thường diễn ra vào những thời điểm bước ngoặt mang tính cách mạng, thay

đôi phạm trù văn học của vận động thê loại.

1.12 Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi

1.1.2.1 Thơ - văn xuôi, cặp đối xứng đầy xung khắc.

Thơ và văn xuôi là những thé loại thuộc hai loại hình biểu đạt khácnhau của văn học Thơ (ở đây hiểu là thơ trữ tình) thuộc phương thức biểuđạt trữ tình còn văn xuôi thuộc phương thức biểu đạt tự sự Chính vì vậy,

những đặc trưng thé loại của chúng có nhiều điểm khác biệt, thậm chí theotác giả Đỗ Đức Hiểu trong công trình Thi pháp thể loại môi quan hệ giữathơ và văn xuôi còn là “mdi quan hệ đối lập ”.

Định nghĩa về tho, cuỗn Từ điển thuật ngữ văn hoc (do Lê Bá Hán,Trần Dinh Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) viết: Thơ được cho là “hinh thái

văn học dau tiên của loài người ” và là: “Hình thức sáng tác văn học phản

ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng

ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu ” [16] Cách địnhnghĩa này khá thong nhất với cách định nghĩa của Từ điền văn học (bộ mới)

do nhóm tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, TranHữu Tá chủ biên, trong đó cho rằng thơ là “Hình thức sáng tác văn học

20

Trang 22

phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâmtrang doi dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ ham súc, giàuhình ảnh và nhất là có nhịp điệu ”(39] Ngoài ra, còn có nhiều nhận địnhcho rằng: Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung các thé thơ thuộc loại trữ tinh.

Trong đó, cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước

các hiện tượng đời sống được thực hiện một cách gián tiếp Tính chất cá thểhóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là dấu hiệu tiêubiểu của thơ trữ tình.

Còn thuật ngữ văn xuôi được Từ điển thuật ngữ văn học giải thích:“Van xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn van, và trongnghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ bao gom một phạm virộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu phẩm chính luận ” [16].

Sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi:

Vẻ phương điện tiếp cận và chiếm lĩnh hiện thực: Nhóm tác giả Từ

điền văn học (bộ mới) cho rằng: Tác phẩm văn học nảo cũng biểu hiện tư

tưởng tình cảm của con người trong cuộc sông, nhưng thơ trữ tình biểuhiện tư tưởng tinh cảm theo cách riêng Ở tác phẩm văn xuôi tự sự, tác giả

dựng lên những bức tranh xã hội, trong đó các nhân vật có những đường di

và số phận riêng Ở thơ trữ tình có điều khác, thế giới bên trong của conngười: cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm, suy tư được trình bay trực tiếp và làmthành nội dung chủ yếu của tác phâm Nhu vậy, biểu hiện trực tiếp thế giới

chủ quan của con người là cách phản ánh hiện thực một cách riêng biệt của

thơ trữ tình, còn ở văn xuôi tự sự, nhà văn tái hiện đời sống trong toàn bộtính khách quan của nó.

Về nguyên tắc tổ chức tác phẩm: Tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, cảm

xúc trong thơ không thể hiện một cách bộc trực, trần trụi mà thường hòatan, biến hóa trong những hình tượng, biểu tượng nghệ thuật mới lạ, gợi

21

Trang 23

cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị Có được điều đó là nhờ tứ thơ Tứthơ là điểm tựa cho kết cấu của bai tho, mang cách nhìn, cách cảm, cáchnghĩ của nhà thơ Trái lại, nét đặc thù của các tác phẩm văn xuôi nhưtruyện ngăn, tiêu thuyết là vai trò tổ chức của trần thuật: Nó thông báo về

các biến có, các tình tiết như thông báo về một cái gì đó đã xảy ra và được

nhớ lại, đồng thời mô tả hoàn cảnh hành động và dáng nét các nhân vật,nhiều khi còn có thêm cả những lời bàn luận Hình thức tự sự dựa vào các

kiểu kết cấu cốt truyện khác nhau Có kiểu triển khai rõ rệt tính biến động

của các sự kiện, lại có kiểu nhắn chim dòng biến cố vào những đoạn mô tả,thê hiện tâm lý hoặc bàn luận.

Về giọng điệu: Trong Thi pháp hoc, Đỗ Đức Hiểu cho rằng “Thơ là

độc bạch của nhà thơ ( ); thơ chỉ có một giọng, giọng của nhà thơ, dù

giọng ấy có nhiễu điệu, nhiều sắc thái, ngôn từ thơ là ngôn từ bên trong.Trải lại, văn xuôi chứa đựng nhiễu tiếng nói; nó da âm, nó là văn bản hỗnhợp những ngôn từ của nhiều tầng lớp người trong xã hội Xen lẫn tiếngnói tác giả là tiếng nói người kề chuyện, tiếng nói của các nhân vật, mỗinhân vật là một thế giới riêng biệt” [22].

Về ngôn ngữ: Khi viết “nhà thơ coi chữ như đô vật chứ không coinhư những dấu hiệu ”, J.P Sartre trong công trình nghiên cứu: Văn học làgi? đã đối lập hai lãnh vực thơ - văn xuôi: Thơ nằm cùng một phía với hộihọa, điêu khắc, âm nhạc Bởi cách sử dụng chất liệu ngôn từ của nhà thơ

tương tự như họa sĩ dùng màu sắc, nhạc sĩ đùng âm thanh Đó là coi các từlà những sự vật - nó mang ý nghĩa tự thân, chứ không phải là các ký hiệu.

Tức là chữ trong thơ là thể hoàn bị Còn văn xuôi, ngược lại là vương quốc

của các ký hiệu, và bản chất của văn xuôi vì thế là vị lợi.

Như vậy, có thể thấy, dù nhìn từ phương diện nào, thơ và văn xuôicũng là hai thé loại đối lập với nhau Chúng là một cặp đối xứng đầy xung

22

Trang 24

khắc Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, giữa hai thể loại này vẫn cónhững sự giao thoa, thấm thấu lẫn nhau.

1.2.2.2 Thơ và văn xuôi - Những biểu hiện giao thoa thể loại.

Bản chất của mối quan hệ giao thoa giữa thơ và văn xuôi là giao thoa

giữa thé với thể Trong đó, luận văn chỉ chú ý đến chiều tương tác, anhhưởng của thơ đối với văn xuôi (cụ thé là trong truyện ngắn và tản văn).

Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi là một mối giao duyên lịch đại.

Bởi trữ tình nói chung và thơ nói riêng là một dòng chảy mà nguồn mạchcủa nó đã nằm rất sâu trong cội nguồn, trong tâm thức con người Việt Nam.Chất trữ tình có lẽ đã được kết lắng thành trầm tích trong hằng số văn họcdân tộc Mỗi con người, mỗi nhà văn Việt Nam do vậy, tự căn cốt đã tiềmấn một nhà thơ trong mình Tổng kết về thành tựu văn học viết Việt Nam

qua mười thé kỷ, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khái quát: Trong truyền

thống văn học Việt Nam loại hình trữ tình vẫn trội hơn tự sự, sự kết tinhnghệ thuật thé hiện ở những tác phâm cỡ nhỏ hon là những tác pham cỡ

lớn Đó là một thực tế đã được chứng minh bằng đời sống văn học Chất trữ

tình, đặc biệt là thơ thâm nhập vào truyện ngắn, tản văn với sự đậm nhạtkhác nhau, với những kiểu dạng khác nhau tạo nên dấu ấn và hiệu ứngthâm my đậm nét Nhà nghiên cứu người Nga - Kuranop - cho rang: Trongnền văn học hôm nay, chúng ta chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ vàvăn xuôi Sự xích lại này lăm cho văn xuôi chúng ta thêm nồng ấm, runray, nhiều chất hội họa, cô đọng hơn trong những an dụ thấm vào từng câu,

từng đoạn.

Những ảnh hưởng của thơ vào văn xuôi:

Cai tôi trữ tinh: Sự tham gia của thơ vào cấu trúc truyện, trước hết

được thê hiện ở cái tôi tác giả Đó không phải là cái tôi tự sự khách quan

mà là một hình tượng cái tôi độc đáo: Cái tôi cảm xúc, cái tôi cảm nghĩ, cái

23

Trang 25

tôi day suy tư Chúng ta dé nhận thấy cái tôi trữ tình của thơ qua một đặcđiểm nổi bật: Rất nhiều truyện ngắn trần thuật ở ngôi thứ nhất Đặc biệt,

trong tản văn, cái tôi trữ tình luôn hiện diện một cách trực diện nhất Trong

nhiều trường hợp, cái tôi ấy trùng khít với cái tôi tác giả Ở những trường

hợp khác, tác giả gửi gắm góc nhìn này vào nhân vật Chính điểm nhìn ấylà khởi nguồn của dư vị trữ tình, tạo nên thế giới cảm xúc thấm đẫm trên

trang văn.

Thế giới của biểu tượng: Hình ảnh mang tính chất biéu tượng không

phải là đặc quyền của các thé loại trữ tình nhưng những biểu tượng có tínhan dụ, có sức hàm nghĩa lớn chính là tố chất của thơ ca Với dung lượngnhỏ, thơ ca thường dụng công sáng tạo nên các hình ảnh biểu tượng có độnén, độ hàm súc cao Trong thực tế, nhiều cây bút văn xuôi đã tận dụng ưu

thế này của thơ đề xây dựng nên những biểu tượng đa nghĩa nhằm gia tăngsức chuyên tải cho kích cỡ khiêm tốn của truyện ngắn Tác giả không quantâm đến cốt truyện, nhân vật mà tập trung cảm hứng cao độ cho các biểutượng, biểu tượng trong truyện lúc này có vai trò như cái tứ của thơ ca, xuất

hiện trở đi trở lại gợi lên những tầng ý nghĩa sâu xa của truyện Nói cáchkhác, ở những truyện ngắn này, tác giả gửi gắm, kí thác tư tưởng, tình cảmcủa mình vào những biểu tượng, tạo được âm vang cho truyện Biểu tượngmang tính chất tượng trưng, mang ý nghĩa ân dụ cao đã tạo nên những mãnghệ thuật độc đáo, thể hiện sự sáng tạo của người nghệ sĩ Hình ảnh biểu

tượng trong truyện ngắn vừa có tính quy tụ lại vừa có sức lan tỏa Đây là kỹthuật tương tác đòi hỏi khả năng sáng tạo, sự “cao tay” của người viết, nếuthành công, tác phẩm vừa có sức nặng, vừa có âm hưởng, độ dư ba lớn, vẫy

goi su đồng sáng tạo mạnh mẽ đối với người đọc.

Sự thu hẹp, xóa nhòa cốt truyện: Sự tham gia của cái tôi trữ tình

-một thành tô quan trọng của thơ - vào văn xuôi đã tạo nên -một đặc diém

24

Trang 26

mới của những truyện ngắn trữ tình Đó là sự thu hẹp tối đa, thậm chí đến

mức xóa nhòa cốt truyện, nhân vật, đối thoại, hành động bên ngoai dé

chỉ con lại một cảm giác, một an tượng, một dong chảy cua cam xúc.Những truyện ngắn này không thé kể lại hoặc thật khó để ké lại, bởi:Không có một cốt truyện với những sự kiện, tình tiết dé kể, không có tên

gọi nhân vật dé goi tén va trong rat nhiéu truyện, doc xong, người đọc

không thé xác định được, càng không thé diễn đạt được rõ ràng chủ dé tư

tưởng mà tác giả gửi gam qua thiên truyện Thay vào đó, độc giả sẽ được

nếm trải, được cảm nhận về một trạng thai, một tâm trạng, một cảm giác,đôi khi chỉ là một ấn tượng Do vậy, nó tạo nên những rung động mới lạ,

đậm chất thơ cho người đọc Sở dĩ những truyện không có cốt truyện, rất ít

tình tiết gay cắn nhưng không bị dàn trải, không bị tan loãng là bởi sứcnặng, sự liên kết của hình ảnh biểu tượng.

Điểm nhìn ngôi thứ nhất của thơ: Nhiều tác phẩm thường chỉ có một

điểm nhìn, điểm nhìn của cái tôi tác giả - cái tôi người kể chuyện Điềukhác biệt năm ở chỗ, đó không phải là cái tôi “biết tuốt” ở bên ngoài tácphẩm mà là cái tôi tình thực công khai tham gia vào thế giới nghệ thuật

của tác phâm; đó không phải là cái tôi khách quan ké chuyện mà là cái tôi

chủ quan hướng nội thiên về bộc lộ cảm xúc Phương thức trần thuật nàykhiến cho văn xuôi tràn ngập những dòng kí ức, những đoạn trữ tình ngoạidé Trần thuật ở ngôi thứ nhất chính là khởi nguồn cho sự thay đổi về cốttruyện, nhân vật và đặc biệt là sự thay đổi của ngôn ngữ văn xuôi

Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu và mang tính biểu tượng: Nếu

như ngôn ngữ văn xuôi thường được các nhà nghiên cứu so sánh như mộtthứ ngôn ngữ “đời thường” thì dưới tác động của thơ, ngôn ngữ văn xuôi

trở nên giàu hình ảnh, có nhịp điệu và mang tính biểu tượng.

Hiện tượng thơ trong văn: Việc ton tại một hoặc nhiều bài thơ trong

câu trúc văn xuôi không phải là một hiện tượng lạ Đặc điêm này đã có thê

25

Trang 27

nhận thấy trong một tập truyện được viết từ thế ky XVI - Truyền kỳ mạn

lục của Nguyễn Dữ Trong văn xuôi sau 1986, thơ trong truyện trở thành

một hiện tượng vừa phong phú, vừa độc đáo, vừa giàu ý nghĩa về sự cộnghưởng thé loại Ở góc nhìn của thơ, nhiều người cho rang có một cuộc xâm

lăng của văn xuôi vào thơ Cũng có thé nói như vậy đối với văn xuôi, đặc

biệt là truyện ngắn và tản văn: Có một cuộc xâm lăng của thơ ca vào văn

xuôi Cách làm này đã được một số nhà văn dày công thé nghiệm Kỹ thuậtviết van “lan sân” sang địa hạt thơ này dé lại dau ấn đậm nét nhất, trở thành

phong cách độc đáo ở Nguyễn Huy Thiệp, Nhật Chiêu và nhiều cây bút

khác của văn xuôi đương đại.

Tóm lại, mối giao thoa giữa thơ và văn xuôi là một sự tương tác nhịpnhàng và ăn ý Khi nói về quy trình vận động của thể loại văn học nửa đầuthé kỷ XX, Hoài Thanh đã khang định: “Trong mười năm, chúng ta đã di

từ thơ đến văn xuôi rồi lại từ văn xuôi đến thơ và ra ngoài địa hạt thơ ”.Sự tương tác theo kiểu tiếp sức, tổng hợp và cùng vận động của thơ và vănxuôi có thé coi là một kiểu tương tác mẫu mực cho tiến trình phát triển của

cau trúc thê loại nói chung cũng như mỗi thể loại nói riêng.1.2 Tiền đề thực tiễn

1.2.1 Sự giao thoa thể loại - một đặc điểm của văn học đương dai

Trong quá trình vận động, phát triển của văn học quốc ngữ ViệtNam, hiện tượng sự giao thoa thé loại đã xảy ra và có những đặc điểmmang tính quy luật Thứ nhất, giao thoa thé loại góp phần đắc lực vào quá

trình hiện đại hóa văn học và không tách rời việc chuyên môn hóa hoạtđộng sáng tác văn học Thứ hai, giao thoa thê loại bao giờ cũng bắt đầu từsự mở đường bằng văn xuôi và sự tấn công của văn xuôi vào thơ (Văn

xuôi đổi mới trước, kéo theo sự đổi mới của thơ Cuối thế kỷ XIX đến 1932là sự phát triển của văn xuôi, sau đó từ 1932 đến 1945, cả thơ và văn xuôi

26

Trang 28

cùng phát triển và có thành tựu Từ 1946 đến 1986, tho và văn xuôi cùngphát triển, trong đó thơ có phan trội hơn Từ 1986 đến nay, văn xuôi (đặcbiệt là tiểu thuyết) lại mở đầu đổi mới và lên ngôi, văn xuôi cũng tạo lựcday cho sự phát triển của thơ đồng thời chất văn xuôi cũng tràn vào tho,thậm chí bị lạm dụng trong thơ) Thứ ba, bức tranh thể loại được mở rộng

và b6 sung với sự hiện diện gần như song hành của phóng sự và kịch (chủyếu là bi kịch, hài kịch, bi kịch lịch sử), cả hai thé loại này thường chỉ hiệndiện trong một số thời điểm đặc biệt của tiễn trình văn học, ví dụ như ở

thập niên ba mươi và thập niên tám mươi của thế kỷ XX Riêng ba thậpniên chiến tranh, phóng sự không phát triển còn kịch thì chỉ phát triển kịch

sử thi lịch sử, kịch sử thi cách mạng Nhu vậy, phóng sự va bi kịch là haicánh chim báo bão của thời đại văn học mới, báo hiệu những cách tân hay

cách mạng trong văn học Phóng sự và nhất là kịch là người phát ngôn trựctiếp những tư tưởng thời đại, những van dé nóng bỏng, nổi com của đờisống xã hội tạo những sức cộng cảm lớn lao trong công chúng văn học.Kịch những năm gần đây đang bế tắc vì mat công chúng Hon sáu thập niênđầu của văn học quốc ngữ là thời đại phát triển đồng đều của cả thơ và văn

xuôi Có thể thấy, ba thập niên tiếp theo là thời đại của thơ Những thập

niên còn lại (từ 1986) là thời đại của tiêu thuyết va truyện ngắn, tự truyện,

hoi kí, nhật ki, đời tư - thé sự Như vậy, trong quá trình hình thành, tươngtác, một số thể loại lâm thời mai một đi, một số thê loại khác tạm thời lắnglại, chìm xuống theo tinh thần “đổi ngôi” - “tiếp sức” giữa các thé loại Ở

đó, sự hưng thịnh, “lên ngôi” của một (hay một số) thé loại này, thường làkết quả được “tiếp sức” của một (hay một số) thé loại kia, và, rất có thé, sự

lắng lại, chim đi của một thé loại, cũng là trạng thái thầm lặng chuẩn bị,tích lũy kinh nghiệm cho sự hưng thịnh hay “lên ngôi” tại một thời điểm vềsau của chính thể loại đó Sự giao thoa cho phép các thể loại mở rộng

27

Trang 29

đường biên của mình, vừa phát huy thế mạnh mà mình vốn có, vừa thu hútđược những ưu thế của các thê loại khác Đặc điểm trên cũng thể hiện nỗlực làm mới tác phẩm nói riêng và thể loại nói chung của thế hệ người cambút đương đại Tuy nhiên, công cuộc cách tân một thé loại không phải là

một việc dễ dàng và nhanh chóng: Trên đường đi của nó sẽ luôn có những

thử nghiệm thất bại và những sáng tạo thành công.

Riêng về văn xuôi (đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn) thời kỳđương đại: Với xu hướng dân chủ hoá, sự thống nhất trong một chỉnh thê

day trật tự đã được thay bằng một đời sống thể loại sôi động, với những“cuộc đấu tranh sâu sắc hơn và mang tính lịch sử hơn” Bằng giao thoa thểloại, đời sống thể loại cũng như từng thể loại văn xuôi đều đã cựa mình,vươn vai mạnh mẽ để luôn tự làm mới mình, tự vượt lên những kích thước

của chính minh Một số thé loại, như tiêu thuyết và truyện ngắn, nhờ vậymà trưởng thành một cách nhanh chóng Chỉ trong hơn hai mươi năm đổi

mới: Văn xuôi đã đi từ kí (phóng sự), kịch đến tiểu thuyết, rồi từ tiểu thuyết

đến truyện ngắn Tiểu thuyết sau 1986 với chất đời tư đã chủ yếu thu nhận

chất phóng sự, hồi kí dé tạo nên xu hướng tong hợp thể loại: tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết hồi kí Ở một chiều hướng khác là sự tương tác vớikịch Sự tương tác giữa tiểu thuyết và kịch cũng là sự tương tác thé/loai.

-Kết qua của mối tương tác này đã tạo nên những thé loại trung gian mangđặc điểm “kép” của cả hai phương thức phản ánh đời sống: tiêu thuyết kịch

hoá Từ cú hích của tiêu thuyết, với lợi thế của người đến sau, truyện ngắn

nỗ lực tương tác sâu hơn, rộng hơn, nhiều chiều hơn so với tiểu thuyết Bên

cạnh chiều tương tác đồng đại, truyện ngắn đã mở rộng đến những chiềutương tác lịch đại, chiều tương tác ngoài hệ thống Có thể nói, trong văn

xuôi giai đoạn nay, sự tương tác thé loại ở truyện ngắn sinh động và nhiềuchiều hơn cả: Có sự tương tác thể - thể ở chiều đồng đại với tiêu thuyết; có

28

Trang 30

sự tương tác thể - loại cả ở cả chiều đồng đại lẫn lịch đại với loại hình trữtình; còn có nỗ lực tương tác đa chiều với huyền thoại.

Sự ảnh hưởng của thơ vào văn xuôi thời kỳ này, có cội nguồn sâu xatừ lớp trầm tích văn hóa Trữ tinh là 1 dong chảy mà nguồn mach của nó đãnam rất sâu trong cội nguồn, trong tâm thức con người Việt Nam Sự thâm

nhập của thơ vào văn xuôi đã tạo nên những áng văn xuôi “trong như lọc”,

vừa êm địu, vừa nhiều sức lan tỏa, nhiều dư ba Mối tương tác ay, qua da

dem dén những công năng mới cho các thể loại tự sự từ thời kỳ văn học

trung đại đến văn học đương đại Truyện ngắn, tiêu thuyết trở thành thé

giới mà cảm xúc trữ tình dào dạt, thăng hoa; cá tính sáng tạo được đúc

bang những biểu tượng đầy hàm nghĩa, được đúc bằng thơ ca với sự bão

hòa của hình ảnh và cảm xúc.

Thiên hướng thể loại ấy có thé thấy rõ ngay ở trường hợp Truyện

Kiểu Từ một tiêu thuyết chương hồi còn nhiều điểm “ phô”, nhiều chỗ thônhám; Nguyễn Du đã trau chuốt nó thành ang văn ong a, đậm chất trữ tình.Đoạn trường tân thanh trở thành một tác pham kinh điển cố nhiên là nhờtài năng của dai thi hào nhưng trước hết là bởi nó được chuyên thé thành

truyện thơ với thé thơ lục bát nhuần nhị của dân tộc Các truyện Nôm củata hầu hết cũng mượn hình thức tho để đến với người đọc Đó là sự tổnghợp thể loại trong những điều kiện cụ thé của phạm trù văn học trung đại.

Đến văn học hiện đại, sự thâm nhập của yếu tổ trữ tình vao truyệnngắn đã từng tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình đặc sắc gắn liền với các têntuổi như Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzéch, Đỗ Chu, vv

Mối giao duyên với tô chất trữ tình cũng tạo nên thứ văn xuôi có chất thơ “văn xuôi mọc cánh” trong văn học 1945 - 1975 Đây là mối giao thoa giữa

-thé và loại mà kết qua đã tạo nên những -thé loại “lai” với những khả năng

phản ánh mới.

29

Trang 31

Sau 1975, đặc biệt là từ khi dat nước đối mới; với cú hich của tiểuthuyết, truyện ngắn thăng hoa nở rộ Bùi Việt Thang nhìn truyện ngắn thờigian này giống như “cô gái có nhan sắc đến độ chín, tuy không rực rỡnhưng dam thắm tròn day” [11] Với nỗ lực đôi mới và phát triển, trong sựvận động mạnh mẽ của giao thoa thé loại, truyện ngắn sau 1986 đã tạo nên

những xu hướng thể loại khác nhau Sự hội ngộ với phương thức trữ tình là

một chiều giao thoa mang lại tính phong phú và độc đáo cho diện mạo

truyện ngắn giai đoạn này Cũng là sự tái hồi của những lớp trầm tích ấy

nhưng so với văn xuôi đầu thế kỷ, chất trữ tình trong văn xuôi sau 1986phong phú hơn, nhiều vẻ hơn, tần số xuất hiện cũng cao hơn Từ những tên

tuổi thuộc thế hệ trước 1975 như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, MaVăn Khang, Ta Duy Anh, Xuân Thiéu, đến những cây bút mang hơi thở

của tư duy đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban,

Hòa Vang, Trần Đức Tiến, Lê Minh Hà, Hồ Anh Thái, Hoàng Ngọc Thư,Nguyễn Thế Hùng, Lưu Sơn Minh, Lí Lan, cho đến những gương mặtmới như Dương Bình Nguyên, Phan Triều Hải, Nguyễn Ngọc Tư, NguyễnNgoc Thuan, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Hồ Minh Long, Nhật Chiéu, tất cảđều góp mặt trong chiều giao thoa này Hoàng Ngọc Hiến coi đây là mộtđặc điểm nỗi bật của truyện ngắn hiện đại nói chung và truyện ngắn sauĐổi mới nói riêng [20].

Chat trữ tình thâm nhập vào truyện ngắn với sự đậm nhạt khác nhau,với những kiểu dạng khác nhau Trong phương thức trữ tình, thơ là thé loại

giao thoa một cách sâu sắc nhất, tạo nên dấu ấn và hiệu ứng thầm mỹ đậmnét nhất trong truyện ngắn giai đoạn nay Có thé bắt gặp truyện ngắn đậmchất thơ chảy tràn trong văn phong Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,

Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Nhật Chiéu, Cũng dé thấy đượcnhững tổ chất của thể loại essay tận sâu trong thé giới nghệ thuật Tạ Duy

30

Trang 32

Anh, Y Ban, Phan Triều Hải, Nguyễn Thế Tường, Hồ Minh Long, Đặcbiệt, truyện ngắn đậm chất thơ, chất tùy bút đã định hình thành nét phongcách của nhiều cây bút truyện ngắn tên tuổi: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh

Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Nhật Chiêu, Tạ Duy Anh,Nguyễn Ngọc Thuan, Chất trữ tình thắm đẫm trong nhiều tác pham Cảm

quan thơ ca thể hiện bàng bạc trong tác phẩm của các cây bút này: Từ ngôntừ đến cấu trúc, từ tiêu đề đến kết thúc, từ huyền thoại đến những bài thơ ấn

tượng xuất hiện trong truyện

1.2.2 Chân dung Nguyễn Quang Thiéu trong dòng chảy chung của văn

học đương đại.

1.2.2.1 Một cây bút “tung hoành” trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật vànhiễu thể loại văn học.

Nguyễn Quang Thiéu sinh ngày 3 tháng 2 năm 1957 tại lang Chùa

ven bờ sông Day, thuộc địa phan tỉnh Hà Tây, nay là Ha Nội Ngôi làng âm

u chứa đầy những câu chuyện thần tiên, ma quý biểu hiện một đời sống

tỉnh thần phong phú, bí ân và mơ hồ đã ám ảnh tâm trí “cậu bé làng Chùa”.Dòng sông Đáy hiền hòa và thơ mộng là nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sángtac, là điểm tựa tinh thần dé thi sĩ tìm về sau bao bươm trải gian nan Cóthé nói, quê hương với những phong tục tập quán va đời sống văn hóa tinhthần phong phú đã trở thành cội nguồn cảm hứng trong các sáng tác củaNguyễn Quang Thiéu.

Hoạt động miệt mài trong lĩnh vực nghệ thuật và báo chí, Nguyễn

Quang Thiều được biết đến là một nhà báo, nhà văn, nhà thơ, họa sỹ và nhàbiên kịch Các tác pham văn học của Nguyễn Quang Thiéu phải ké đến: 10tập thơ, 16 tập văn xuôi (gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận) và 3 tập

sách dịch Nguyễn Quang Thiéu bắt đầu làm thơ từ đầu thập niên 80 và

sớm thành công Năm 1983 - 1984, anh đạt giải Ba cuộc thi thơ của tạp chi

31

Trang 33

Văn nghệ quân đội, năm 1989, đạt giải thưởng thơ hay Tập thơ Ngôi nha

mười bảy tuổi xuất bản năm 1990, và sau đó một năm được bình chọn làtac phâm hay nhất của năm Ngồi nhà mười bảy tuổi có nhiều câu thơ đẹpmang đến thế giới trong sáng, tỉnh khiết của ký ức, là niềm thương nhớđồng quê Từ những năm 1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự

chuyền đổi lớn về mặt thi pháp và có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhàthơ đầu tiên, băng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đãxác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt với tập thơ Sự mat ngủ cua lửa.

Tập thơ ra đời năm 1992 và được trao giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993.

Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp thơ ca Nguyễn QuangThiều, đánh dấu bước ngoặt đổi mới trong tư duy thơ Ngoài giải thưởngcủa Hội nhà văn vào năm 1993, Nguyễn Quang Thiéu còn giành được

khoảng 20 giải thưởng trong va ngoài nước.

Nguyễn Quang Thiéu không chi là nhà thơ tiên phong với trào lưu

hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc 16 tập văn xuôi của

Nguyễn Quang Thiéu bao gồm tiểu thuyết và truyện ngăn đã được xuấtbản Tập truyện ngắn đầu tay Mua hoa cdi bên sông (1989) với truyện ngăn

nổi tiếng Mùa hoa cải bên sông đã được dựng thành phim Lời nguyên của

dong sông do Khai Hưng làm đạo điển, từng đoạt giải Vàng Liên hoan

phim truyền hình quốc tế tại Bỉ năm 1993 Những tập truyện ngắn khác củaNguyễn Quang Thiéu có thé kể tới: Người dan bà tóc trắng (1996), Đứa

con cua hai dong họ (1997), Truyện ngan Nguyễn Quang Thiéu (1998),Người cha, truyện thiếu nhỉ (1998), Người nhìn thấy trăng thát (2003).

Năm 2012, anh cũng xuất bản 1 cuốn tiểu luận, tản văn mang tên Có một kẻ

rời bỏ thành pho Tho và truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiéu được xuất

bản ở nhiều nước trên thế giới như: Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Nauy, ThụyĐiền, Nhật, Ireland, Colombia, Venezuela, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.

32

Trang 34

Ở Pháp, qua hai tập truyện ngắn được dịch, xuất bản: La Fille Du

Fleuve (1997), và La Petite Marchande De Vermaicelles (1998), giới văn

chương va báo chi Pháp đã có nhiều nhận định tích cực về truyện ngắnNguyễn Quang Thiều “Những truyện ngắn bình dị nhưng đẹp và xót xa.

Mỗi trang viết ngừng lại trước một hình ảnh, hiện ra giữa vùng sáng một

Việt Nam cua hôm nay, một mang ghép hai hòa một cách lạ lùng giữa

truyền thống và hiện đại Thấp thoáng chút biém, hài hước và trìumén pha trộn trong những câu chuyện của muôn ngàn hương

vi ”’ (Alexia Lorca - Lire) [37] Hay: “7; hé mạnh của nhà van trẻ ViệtNam này (Nguyễn Quang Thiéu) tập trung trong sự giản dị nhưng đẹp ngời

ngợi của câu chữ và vấn đề được đặt ra! Đẹp và thống thiết!” (Jean-Luc

Doum - Le Monde) [37] “Một mang hiện thực ngọt dịu - chan chat cua

Việt Nam ” (Asie Magazine) [37] Và: “Voi phong cách viết nhẹ nhàng,

trong sang chảy xuyên yên a như sông Day chở ta di giữa dòng yêu thương,

tươi mát và tràn đây xúc cảm, tác giả tìm kiếm một nơi ấn ngụ thanh bình.Nhưng tôi không thể cưỡng lại được ý nghĩ rang sự yên tinh này chỉ là mặtsau cua mỘt cuộc sống day chan động ma tác giả đã thắm trải suốt một

thời thơ du trong cuộc chiến tranh thảm khốc của Việt Nam giành tự do vàđộc lập Vẻ thanh bình, giản dị và tươi mát kia chỉ là một phan hiển hiện từmột tảng băng giấu che những vết thương chưa lành han, những kỷ niệm

nặng nề, những nỗi dau còn sót lại của một cuộc chiến Nhưng, như conphượng hoàng, dân tộc Việt Nam hôm nay đang gắng làm sống lại từ tro

bụi một kỷ nguyên mới thanh bình ” (Denis Billaboz) [37].

Có thé thấy, Nguyễn Quang Thiéu là một cây bút sung sức và đa

năng Sự đa năng ấy không những không loại trừ tính thống nhất về chủ đềtư tưởng và bút pháp trong những sáng tác ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật và

33

Trang 35

nhiều thé loại văn học của Nguyễn Quang Thiéu mà còn tạo điều kiện choanh phá vỡ những đường biên của các thể loại.

1.2.1.1 Một nghệ sĩ khát khao và chủ động đổi mới văn học.

Nguyễn Quang Thiều được đánh giá là một trong những cây bút cách

tân táo bạo của thơ Việt Nam đương đại, văn xuôi của anh cũng được nhiềunhà phê bình cho là “viết có nghề” Dường như, mỗi thé loại văn học mangòi bút của anh chạm tới, anh đều giành được những thành công nhấtđịnh Có được điều đó, là bởi thế giới văn chương của anh được xây dựng

trên nền tảng của một quan niệm nghệ thuật dé cao sự sáng tạo trong lốiviết Khát vọng đôi mới văn học, nghệ thuật được anh phát biểu sôi nổitrong những bài phỏng vấn và cả trong sáng tác của mình.

Trả lời phỏng vấn trên internet, anh nói: “7ôi yêu tất cả những gi

thuộc về vẻ đẹp sáng tạo Tôi quan niệm sự sảng tạo là “chất xúc tác” giảiphóng mình bởi ở đó những ý tưởng riêng, cá tính được chap cánh baycao” [52] Sứ mệnh của nhà thơ là: “Phải mang đến những tiếng kèn mới,những giai điệu mới đây sức sống” và “Khai mở - là sứ mệnh lớn nhất của

nhà thơ” Nói về quan niệm thơ ca, anh cũng nhấn mạnh: Quan điềm thơ

ca của tôi là làm sống lại những cái đã chết và làm mới những cai đã cũ.Tôi không xây dựng lên một thé giới mới mà tôi chỉ làm sống lại tat cảnhững vẻ đẹp của đời sống này” [50] Điều này, được Nguyễn QuangThiéu phát biểu trực tiếp trong tản văn Những con chim đập cánh vào 6cua: “Trong cuộc đời, mỗi chung ta it nhất có một lan sting sở trước mot

khung cảnh, một đồ vật hay một con người mà chúng ta từng gặp trước đónhưng chúng ta lại không hé để y Nhưng đến một ngày, một nhà văn haymột họa sỹ cho chúng ta đọc hay nhìn những tác phẩm của họ viết và vẽ

những cảnh vật hay những con người mà chúng ta từng biết đến, chúng tabong rung động lạ kỳ ( ) Sự sáng tạo của nhà văn hay họa sỹ đã mang

34

Trang 36

đến cho chúng ta một cái nhìn mới với những gì đã quá quen thuộc và trở

thành xáo mon trong cảm xúc chúng ta ”[64, tr 161] Chính bởi quan niệm

như vậy nên khi viết văn xuôi ngòi bút của Nguyễn Quang Thiéu khôngchú mục vạch trần những “mảng tối” của hiện thực với những bất côngtrong xã hội và sự tha hóa của tâm hồn con người, mà đi sâu khám phá vẻ

đẹp an giấu trong cuộc đời thường nhật, trong thiên nhiên và trong tâm hồncon người Vẻ đẹp ấy, đã tạo chất thơ cho tác phẩm đồng thời cũng tạo ra

khoái cảm thâm mỹ và đánh thức khát vọng hướng thiện nơi người đọc.

Không chỉ dừng lại ở những khát khao mang đến cho độc giả nhữngcái nhìn mới và những rung cảm mới về cuộc sống, trong quá trình sáng tạovăn chương, Nguyễn Quang Thiéu còn là một cây bút dam đũng cảm tựphủ nhận mình Anh nhận thấy ở tập thơ dau tay - Ngồi nhà mười bảy tuổi

- “có một phần của ai đó trong những bài thơ tôi viết ra Tôi nhận thấy lốiviết đó đã ít nhiều đi lại lối đi của một số nhà thơ trước đó Hơn nữa, tôinhận thấy con người thực sự của tôi vẫn đang đứng sau những bài thơkia” Và sau đó, anh rẽ sang lỗi đi của riêng minh để viết tiếp tập thơ Sw

mắt ngủ của lứa - một tập thơ mang đậm dấu ấn cá nhân và những tìm tòiđổi mới Tập thơ ấy đã làm “mat ngủ” những người yêu thơ và đánh thứcđời sống phê bình văn học, gây nên bao làn sóng tranh luận.

Khát khao sáng tạo và dam chủ động đổi mới những sáng tác củamình để khám phá vẻ đẹp đời sống, khơi gợi lại những xúc cảm mới mẻtrong lòng người đọc, cũng chính là xuất phát điểm để Nguyễn QuangThiéu viết nên những trang văn thấm đẫm chất thơ trong truyện ngắn và tản

văn của mình.

35

Trang 37

Chương 2: SỰ GIAO THOA GIỮA THƠ VÀ VĂN XUÔI TRONGTRUYỆN NGAN NGUYEN QUANG THIÊU

Theo nhiều nhà nghiên cứu lý luận, truyện ngắn là một thé loại vănhọc thuộc loại hình thức tự sự (hư cấu) với dung lượng ngắn (từ vài chục

chữ đến khoảng 20.000 chữ) Truyện ngắn có tính hàm súc cao độ, độ căng

lớn, khả năng cập nhật và thích ứng uyén chuyền với mọi yêu cầu của xãhội, thường tái hiện và giải quyết một vấn đề, một sự kiện hoặc một vài sựkiện Đối tượng phản ánh của truyện ngắn rất rộng lớn, từ những vấn đềthuộc về đời sống vật chất đến những van dé thuộc về đời sống tinh thầncủa con người, từ chuyện có thật đến những chuyện bia đặt hoàn toàn Nhìnchung, nó thường được tiếp nhận một mạch, trong khoảng thời gian ngắn.Năm trong loại hình tự sự, cho nên truyện ngắn có nhiều nét khu biệt vớithơ như trên đã trình bày Nhưng nhờ tương tác với thơ, truyện ngắn đã có

nhiều “biến thể” như: Truyện ngắn trữ tình (trong văn học Việt Nam 1932

-1945 với những tác pham của Thạch Lam chang hạn) hay “truyện ngắn ấntượng” mang âm hưởng thi ca của Edgar Allan Poe Gần 40 truyện ngắncủa Nguyễn Quang Thiều cũng được nhiều nhà phê bình nhận xét là “thắm

đẫm chat thơ” Nhưng yếu tổ thơ ấy biểu hiện cụ thé như thé nào?

2.1 Những xúc cảm trữ tình trên trang văn

Sự dung nạp tố chất thi ca vào truyện ngắn biểu hiện trước hết ở sựpha trộn giữa yếu tố hiện thực và cảm xúc trữ tình Xúc cảm trữ tình đancài trong cách nhìn hiện thực đã đem lại cho truyện ngắn những trang viết

giàu chất thơ Trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, phân lượng vàmức độ cảm xúc trữ tình được thé hiện một cách tập trung, rõ nét tạo thành

một lối cảm, lỗi nhìn đời Thơ không chỉ gan liền với cái đẹp, gắn vớinhững rung động và cảm xúc trực tiếp mà thơ còn chính là cuộc sống, làtam lòng ưu ái, 4m áp, sự cảm thông Ở đây nhà văn có những khám pha,

36

Trang 38

phát hiện ra cái nên thơ của cuộc sống thường nhật khuất lấp, tiềm tàng bêntrong tâm hồn những con người nhỏ bé, bình đị tạo thành một lối tiếp cảmtrìu mến trước cuộc đời Đó không phải sự tô vẽ hiện thực mà chính là cáiđẹp của cuộc sống được chat loc, nâng niu qua tam lòng của nhà văn Chatthơ trong những truyện ngắn ấy, vì thế có chiều sâu và có sức ngân vang,

truyền cảm Những xúc cảm trữ tình của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiềuđược biểu hiện rõ rệt ở ba phương diện sau:

2.1.1.Chất thơ của cuộc sống thường nhật

Tiếp điểm của sự giao thoa, hòa trộn giữa thơ và văn xuôi trongnhững truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiéu là ở cái nhìn cuộc sốngthường nhật đầy chất thơ Chất thơ ấy, trước hết, vút lên từ cảm quan huyềnthoại, từ những câu chuyện nhuốm mau bí ẩn Trong chuyên khảo Thi pháp

của huyền thoại, nhà huyền thoại học nổi tiếng thé giới E.M Meletinskycũng đánh giá cao vai trò của huyền thoại đối với văn học nghệ thuật vàthấy được mối liên hệ của huyền thoại với chất thơ trong tác phẩm văn học,bởi: Huyền thoại là cái hình ảnh tự nó đã là thi ca và tự mình vừa là chat

liệu dong thời là bản nguyên của thi ca cho chính minh.

Ra đời trong cuộc sống đầy tường minh của những năm cuối thế kỷXX nhưng truyện ngăn đương đại Việt Nam vẫn ấn chứa những yếu tố lung

linh, hư ảo mang màu sắc huyền thoại với những cổ mẫu, những huyềnthoại nam sâu dưới bao lớp trầm tích văn hóa trong nguồn mach folklore

dân tộc Sự trở về với huyền thoại truyền thống đã trở thành một dòng chảychung trong sáng tác của nhiều cây bút văn xuôi đương đại, như: HòaVang, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Hà, YBan Đọc truyện ngắn Nguyễn Quang Thiéu, chúng ta cũng bat gặp

những biểu tượng huyền thoại truyền thống đã nằm lòng trong thé giới tâm

hồn của tuổi tho mỗi con người Việt Nam Cùng lay cảm hứng từ huyền

37

Trang 39

thoại về chàng Trương Chi trong kho tang truyện cô Việt Nam, nhưngNguyễn Quang Thiéu ở truyện ngắn K”úc hát của dòng sông đã cho thaymột hướng tiếp cận khác so với Truong Chi của Nguyễn Huy Thiệp Chang

Trương Chi được Nguyễn Huy Thiệp xây dựng lại trên cơ sở “giải thiêng”

huyền thoại, trở thành một con người cá nhân có thân phận với ý thức cá

nhân sâu sắc Van là một Trương Chi xấu về hình thức nhưng tuyệt đẹp vềtâm hén, van là một chang Trương Chi sống phóng khoáng giữa bầu trờisông nước tự do và van là một Truong Chi cô đơn trong mối tình si Thế

nhưng, vừa xuất hiện, hình ảnh Trương Chi đã trở nên trần trụi: “ớt quảnđái vọt xuống sông” Mạch truyện ấy được tiếp diễn bằng một tràng độcthoại mà câu nảo cũng tục tĩu, thô thiển của Trương Chi Với Nguyễn Huy

Thiệp, Trương Chi giờ đã trở thành con người cá nhân với ý thức u hoài,

cay dang vé than phan Tinh chat “giải thiêng”, “sự giéu nhại” đã biến một

nhân vật huyền thoại thành một nhân vật đời thường trần trụi mang trong

mình bi kịch nội tại, được tri nhận từ bên trong Trương Chi trong truyện

ngắn của Nguyễn Huy Thiệp vì thế, chính là kết quả của một tư duy văn

xuôi mang đậm chất tiêu thuyết Ngược lại, với Nguyễn Quang Thiéu,

Trương Chi được ngắm nhìn bằng con mắt của một nhà thơ, hình tượng

Trương Chi trong Khuc hát cua dong sông hiện lên dep dé và vô cùng lãngmạn Trong không gian hư ảo của dòng sông đêm mưa, Trương Chi hiện

lên “đẹp lắm, vẻ đẹp của một người sông nước ” [61, tr 296] Câu hát lưu

truyền: “Ngày xưa có anh Trương Chỉ, người thì thậm xấu hát thì thậmhay” được Nguyễn Quang Thiéu hóa giải bằng lý do “Bon quan lại ghét tôinên nói xấu tôi như thé ( ) Chúng tuyên truyền mãi, mọi người cũng dan

tin theo” [61, tr 298] Khi vẻ dep va tài năng cua Trương Chi được thi vị

hóa thì mối tình Trương Chi - My Nương cũng có sự thay đổi so với truyệncô Kẻ si tình trong truyện ngăn của Nguyễn Quang Thiều không phải là

38

Trang 40

Trương Chi mà lại là My Nương Nàng không chỉ tương tư tiếng hát củaTrương Chi mà còn yêu chàng say đắm, khi nghe tin chàng chết, “nang kêulên, thổ huyết mà chết ”, trên nam mộ nàng mọc lên những bông hoa Quỳnhtrang tinh khôi, tỏa hương ngào ngạt Nguyễn Quang Thiều đã viết lại

huyền thoại, đưa thêm vào huyền thoại nhiều yếu tố li kỳ, tạo không gianvà bối cảnh hư ảo dé nhân vật “tôi” gặp được linh hồn Trương Chi, ngheTruong Chi ké lại cuộc đời va mối tinh tuyệt đẹp của mình Huyền thoạicủa Nguyễn Quang Thiéu kết thúc trọn vẹn, nên thơ và dường như có dụng

ý góp phan tạo nên sự bí ân cho dòng sông quê hương Chàng Trương Chivà mối tình được lý tưởng hóa, thi vị hóa chính là “đứa con đẻ” của nhãn

quan thi ca Nguyễn Quang Thiéu.

Không chỉ trở về với huyền thoại truyền thống, Nguyễn Quang Thiéucòn sáng tạo nên những huyền thoại mới Điều đáng nói là, những yếu tố

kỳ ảo trong truyện và cả trong tho ca của Nguyễn Quang Thiéu có căn

nguyên từ những kí ức tuổi thơ và “mối liên hệ mơ hồ” với cố hương, bản

quán Trong một lần trả lời phỏng van của tạp chí Đương thời tháng 2 năm

2011, Nguyễn Quang Thiéu bộc bạch: “Mỗi người đều có một liên hệ vừamơ hồ, vừa bí ẩn, vừa thiêng liêng và vừa quyển uy với nơi chôn rau cắtron cua mình Thực ra, tôi không thể ly giải được rành mạch mối liên hệnay Nhưng tôi hiểu moi liên hệ này được tao dựng nên bởi rất nhiêu yếu tốvừa cụ thể, vừa mơ hồ: ky ức, kinh nghiệm, phong tục, văn hóa, ẩm thực,

thổ ngữ, dòng họ, hàng xóm, những ngôi mộ, con sông, cánh đồng, đìnhlàng, những câu chuyện ma thuở nhỏ, những dam nước, những năm thángđói rét, những con 6m dau, mối tình thuở học trò, những người đàn bà tắm

tran trên bến sông, những phiên chợ, những dam tang, những thôn nữ tóc

dai, ngực nở rắn chắc tưởng chỉ chạm khẽ là mang thai, những nhân vậtđặc biệt của làng Tất cả những thứ đó đã dựng nên một không gian sống

39

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:41

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN