1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

4 lê hồng phong Đề cương thực tập thạc sĩ cao học quản lý giáo dục

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

4 lê hồng phong Đề cương thực tập thạc sĩ cao học quản lý giáo dục THạc sĩ quản lý giáo dục K15 năm 2023

Trang 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường Tiểu học Lê HồngPhong

Trường TH Lê Hồng Phong đóng trên địa bàn tổ 7, tình hình an ninh tốt, chínhquyền tổ dân phố luôn quan tâm đến các phong trào và hoạt động của nhà trường;Công tác xã hội hóa giáo dục của địa phương phát triển tốt, chính quyền và nhândân luôn quan tâm, đầu tư cho giáo dục, luôn tạo mọi điều kiện về vật chất và tinhthần, động viên, khen thưởng kịp thời đối với thành tích của nhà trường cũng nhưgiáo viên và học sinh Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường hiệnnay trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã phát triển cả về quy mô và chất lượng giáodục, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao,được nhân dân địa phương tin cậy, học sinh tin yêu Nhà trường đã và đang khẳngđịnh truyền thống, vị thế của mình trong sự phát triển chung của nền giáo dục địaphương.

Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường có truyền thống bề dày thànhtích, phát huy các phong trào và hoạt động, nêu cao tinh thần đoàn kết, tất cả vìmục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đãkhông ngừng đổi mới công tác quản lý và giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho học sinh, luôn quan tâm rèn kỷ cương nề nếp, đẩy mạnh các phongtrào thi đua của nhà trường Xây dựng chất lượng đội ngũ có chuyên môn giỏi, cóđạo đức trong sáng và thực sự tâm huyết với nghề; giữ vững kỷ cương, nề nếptrong các hoạt động giáo dục Điều kiện cơ sở vật chất được tăng cường, nhất làthiết bị dạy học đã tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô giáo đổi mới phương pháp và

nâng cao hiệu quả giờ dạy Nhà trường hiện có tổng số 34 phòng (Trong đó có 30phòng học, 04 phòng bộ môn Cơ sở vật chất khang trang, khuôn viên rộng, có bồn

hoa, cây xanh bóng mát Cảnh quan xanh - sạch - đẹp Nhà trường có đầy đủCSVC, trang thiết bị, sân chơi bãi tập, phục vụ tốt cho công tác dạy và học

Nhà trường thành lập từ năm 1993 đến nay đã liên tục đạt các danh hiệunhư sau:

* Danh hiệu thi đua

Năm họcDanh hiệu thiđuadanh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết địnhSố, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận

2007 - 2008 Tập thể lao động tiên tiến

Quyết định số 786/QĐ-UBND ngày 08/8/2008 của Chủ tịch UBND thị xã Tam Điệp

2008 - 2009 Cờ thi đua Quyết định số 314/QĐ-CT ngày 19/8/2009 củaChủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

Trang 2

2009 - 2010 Tập thể lao động xuất sắc

Quyết định số 394/QĐ-CT ngày 23/8/2010 củaChủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

2010 - 2011 Tập thể lao động xuất sắc

Quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 24/8/2011của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

2011 - 2012 Tập thể lao động tiên tiến

Quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 04/8/2012của Chủ tịch UBND thị xã Tam Điệp

2013 - 2014 Cờ thi đua Quyết định số 447/QĐ-CT ngày 20/8/2014 củaChủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

2014 - 2015 Tập thể lao động tiên tiến

Quyết định số 2023/QĐ-UBND ngày 6/8/2015của Chủ tịch UBND thành phố Tam Điệp

2017 - 2018 Tập thể lao động xuất sắc

Quyết định số 391/QĐ-UBND ngày 26/7/2018của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

2018 - 2019 Cờ thi đua Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 31/7/2019của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

2019 - 2020 Cờ thi đua Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 25/8/2020của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

2020 - 2021 Cờ thi đua Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 22/7/2021của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

* Hình thức khen thưởng

Năm họcHình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhậndanh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

2006 - 2007 Huân chương Laođộng hạng Nhì

Quyết định số 269/QĐ-CTN ngày 14/3/2007 củaChủ tịch nước

2015 - 2016 Giấy khen Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 củaChủ tịch UBND thành phố Tam Điệp

2016 - 2017 Bằng khen Quyết định số 413/QĐ-UBND ngày 03/8/2017của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

Trang 3

2020 - 2021 Huân chương Laođộng hạng Nhất Quyết định số 215/QĐ-CTN ngày 14/11/2020của Chủ tịch nước

2021 - 2022 Bằng khen Quyết định số 200/QĐ-BGDĐT ngày26/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT

1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động giáo dục của trường Tiểu học Lê HồngPhong, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

1.2.1 Quy mô trường, lớp

Trong những năm học qua nhà trường đã làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp1, hoàn thành 100% kế hoạch chỉ tiêu về số lượng Quy mô số lớp, số học sinh ổnđịnh.

Năm học 2023 -2024, nhà trường được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệtthực hiện 28 lớp với 1043 học sinh (trong đó có 519 nữ, 12 học sinh khuyết tật, 3học sinh mồ côi, 6 học sinh con hộ nghèo và 10 em con hộ cận nghèo; học sinh dântộc: 10 em); là trường loại 1

1.2.2 Chất lượng giáo dục

Nhà trường luôn đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt; nâng cao chất lượngvà hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh; trọng tâm là giáo dục phát triển nănglực, phẩm chất người học Các hoạt động dạy và học trong nhà trường thực hiệnnghiêm túc theo kế hoạch đề ra, sát với tình hình của trường và địa phương Thựchiên Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1,2,3,4 và linh hoạt đối với lớp 5.

Các hoạt động sinh hoạt tập thể, ngoài giờ lên lớp, giữ gìn và phát huy truyềnthống nhà trường, các cuộc vận động, phong trào thi đua được triển khai đầy đủ,tích cực và hiệu quả Nhà trường đã xây dựng được môi trường giáo dục lànhmạnh, phát huy được sức mạnh tổng hợp cùng chung tay chăm lo cho sự nghiệp

giáo dục; xây dựng trường học “xanh, sạch, đẹp, an toàn và hạnh phúc.”

Xây dựng ý thức, niềm say mê trong học tập, phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và năng lực tự học cho học sinh, xây dựng nếp sống văn hoá, thựchiện đồng phục cho học sinh Môi trường giáo dục lành mạnh, sân chơi bổ ích chohọc sinh.

Tăng cường công tác quản lý học sinh, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việcthực hiện nội quy của nhà trường, phát động thi đua, bình xét xếp loại các lớp hàngtuần, hàng tháng Phát huy vai trò tự quản để xây dựng nề nếp, ý thức chấp hànhluật lệ an toàn giao thông, vệ sinh môi trường

Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, Hội học, Hộigiảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như Chào mừng ngày 20/10; Ngày20/11; … Các hoạt động diễn ra sôi nổi, được cán bộ, giáo viên, nhân viên, họcsinh tham gia nhiệt tình, thu được kết quả tốt

Kết quả các cuộc thi, các sân chơi trí tuệ cấp TP, cấp tỉnh, cấp Quốc gia

Trang 4

Năm học 2022 - 2023 là năm học nhà trường đã tổ chức, hướng dẫn vàkhuyến khích cho học sinh tham gia 27 sân chơi trí tuệ và các cuộc thi; có 2408lượt học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ, các cuộc thi trực tiếp và thi trên mạng từcấp trường đến cấp Quốc gia Là năm học có số học sinh đạt giải từ cấp thành phốđến cấp Quốc gia cao nhất từ trước đến nay với 151 học sinh đạt giải từ cấp thànhphố đến cấp Quốc gia, trong đó với 51 giải Quốc gia (có 07 giải Vàng, 06 giải Bạc,27 giải Đồng và 11 giải khuyến khích) chủ yếu ở các cuộc thi: Tìm kiếm tài năngToán học; Thách thức tư duy thuật Toán Bebart Việt Nam; Olympic Toán TiTanViệt Nam; Kỳ thi Olympic Toán Singapore và Châu Á - SASMO 2021 Việt Nam;Olympic Toán Tiếng Anh và Toán Tiếng Việt trên mạng; Kỳ thi IOE; Kỳ thi Trạngnguyên Toàn tài; Kỳ thi Vẽ tranh Vì Môi trường tương lai; Gương mặt tài năngNhí

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tình hình giáo dục ở trường Tiểuhọc Lê Hồng Phong

- Đội ngũ: Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 48 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 03 người; Giáo viên : 41 người; Nhân viên: 04 người- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBQL, giáo viên và nhân viên:

Trình độ đào tạo

Ghi chúThạc

Trungcấp

Trang 5

Phó hiệu trưởng: Trịnh Thị Nguyện - tốt nghiệp Đại học sư phạm GDTGH,tốt nghiệp trung cấp chính trị, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quảnlý giáo dục

Phó hiệu trưởng: Lê Tiến Nam - tốt nghiệp Đại học sư phạm GDTGH, tốtnghiệp trung cấp chính trị, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lýgiáo dục

* Tỷ lệ giáo viên trên lớp đạt là 1,36 Hiện tại nhà trường có 100% CBGVNVcó trình độ đào tạo đạt Chuẩn và trên Chuẩn, có 39 GV đã đạt danh hiệu GV giỏi cấpthành phố, 16 GV đã đạt danh hiệu GV giỏi cấp Tỉnh, 02 cán bộ quản lý đạt giải Nhì,

Ba “Giao lưu cán bộ quản lý cấp Tiểu học”, 01 cán bộ QL đạt giải Nhất GV giỏi cấp

tỉnh và đạt xuất sắc trong giao lưu đổi mới phương pháp dạy học tại Bộ Giáo dục;100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ Tin học và ngoại ngữ A, B.

Nhà trường có chi bộ Đảng với 38/48, đạt tỷ lệ 77%, có một tổ chức côngđoàn với 48 đồng chí và 01 tổ chức Đoàn thanh niên với 5 đồng chí; 01 Liên độithiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với 1043 Đội viên và sao Nhi đồng.

Hiện nay, nhà trường đã có đủ cơ cấu GV được đào tạo đúng chuyên ngànhdạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Thể dục và Tiếng Anh Tổ chức Đảngtrong nhà trường luôn đạt danh hiệu chi bộ “Trong sạch, vững mạnh” Tỷ lệ họcsinh hoàn thành chương trình luôn đạt 99%, trở lên, tỷ lệ HS được khen thưởngcuối năm luôn đạt từ 67,8% đến 70% Công đoàn nhà trường nhiều năm liền đạtcông đoàn vững mạnh Liên đội TNTPHCM của nhà trường nhiều năm đạt danhhiệu Liên đội vững mạnh; chi đoàn nhà trường đạt vững mạnh xuất sắc và đượcThành đoàn, đoàn phường khen thưởng.

Nguồn tài chính đảm bảo cho nhà trường hoạt động thường xuyên gồm:Nguồn ngân sách Nhà nước cấp như lương, phụ cấp theo lương, được chi trả theođúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chính Việc sử dụng nguồn thu này đảmbảo quy định của Nhà nước về quản lý tài chính Nguồn kinh phí thu hợp phápkhác từ xã hội hoá giáo dục và tài trợ được nhà trường thực hiện đúng quy trình,đảm bảo đúng quy định và sử dụng đúng mục đích, góp phần hỗ trợ hoạt động dạyhọc và các hoạt động giáo dục khác Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, lập dựtoán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính được thực hiện đúngchế độ kế toán, tài chính của Nhà nước Mỗi học kỳ, công khai tài chính tới toànthể CBGVNV trong Hội đồng nhà trường và niêm yết trên bảng tin dưới sự giámsát của Ban thanh tra nhân dân, Hội đồng trường và trên trang web của nhà trường.

Trong những năm học qua, nhà trường đã triển khai đầy đủ có chất lượng cáchoạt động của ngành, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội Với truyền thống 30năm xây dựng và phát triển, nhà trường đạt nhiều thành tích đáng khích lệ (nhưtrên).

1.4 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động củaTiểu học Lê Hồng Phong

Trường Tiểu học Lê Hồng Phong đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giaiđoạn Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cao

Trang 6

với mọi công việc được giao; năng lực chuyên môn vững vàng, tận tụy, hết lòng vìhọc sinh, yên tâm với nghề và thực sự yêu nghề, mến trẻ.

Nhà trường đã thực hiện tốt việc duy trì, củng cố, nâng chất lượng trườngtiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 Từ đó đến nay, nhà trường đã đạt các danhhiệu (như đã nêu ở bảng số liệu trên):

- Năm học 2021-2022, nhà trường được UBND Thành phố Tam Điệp xếp

loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”

- Năm học 2022-2023, nhà trường được UBND Thành phố Tam Điệp xếp

loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Bốn năm gần đây nhà trường đều được cờ thi đua là đơn vị dẫn dầu của TP,năm học 2021 – 2022 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất;năm học 2022 – 2023, nhà trượng được Bộ giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen

Trang 7

Kết quả khảo sát 02 CBQL, 30 GV về việc thực hiện nội dung HĐTN trongnhà trường TH Lê Hồng Phong thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện nội dung HĐTN ởtrường Tiểu học học Lê Hồng Phong

Nội dung HĐTN theoCTGDPT 2018 cho HS ở cáctrường Tiểu học Lê HồngPhong thành phố TamĐiệp, tỉnh Ninh Bình

13 40,6 15 46,8 4 12,5 00 3,282

Hoạt động tìm hiểu nghềnghiệp, rèn luyện phẩm chất,năng lực phù hợp với địnhhướng nghề nghiệp; lựa chọn vàlập kế hoạch học tập

10 31,2 13 40,6 15 46,8 00 2,284

Nhìn vào số liệu bảng trên cho thấy hai nội dung “Hoạt động hướng vàobản thân” và “Hoạt động hướng đến tự nhiên” được đánh giá ở mức độ thực hiện

Trang 8

“Tốt”với điểm TB đạt 3,31 Trao đổi thêm với chúng tôi, cô Ngô Thi Thư – Tổ

trưởng tổ chuyên môn khối 3 cho biết: “Đối với hoạt động hướng vào bản thân,đặc biệt là các hoạt động khám phá và rèn luyện bản thân được giáo viên và nhàtrường hết sức quan tâm và chú trọng Bởi đây là những hoạt động nhằm giúp HShiểu về bản thân mình, tự nhận thức được hình ảnh bản thân cũng như rèn luyệnnền nếp, thói quen tự phục vụ, các kỹ năng sống cần thiết trong việc thích ứng vớicuộc sống xã hội Bên cạnh đó, những hoạt động hướng đến tự nhiên cũng đượccác nhà trường thường xuyên thực hiện Bởi vì việc thực hiện các hoạt động nàykhông chỉ có ý nghĩa đối với học sinh mà còn dễ thực hiện, nhất là trên địa bànphường như hiện nay Hàng năm, nhà trường thường tổ chức những hoạt độngthăm quan các địa điểm là danh lam, thắng cảnh của thành phố Hà Nội, nhữnghoạt động lao động công ích vì môi trường và bảo tồn các giá trị thiên nhiên vàmôi trường sống, ”

Tiếp đến là hoạt động hướng đến xã hội cũng được CBQL và GV đánh giá ởmức độ “Khá” Trong đó, hoạt động xây dựng nhà trường gắn với nhiều hoạt độngtrong nhà trường Tiểu học thường được các GV được thực hiện nhiều hơn Trongkhi đó, các hoạt động chăm sóc gia đình và hoạt động xây dựng cộng đồng mặc dùđã được quan tâm, chú ý nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động hướng nghiệp thì chỉ được đánh việc thực hiện ở mức độ “Trungbình” Đối với học sinh Tiểu học những hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực

phù hợp định hướng nghề nghiệp cũng như Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệpvà lập kế hoạch học tập … còn chưa được các em quan tâm Nhà trường cũng chorằng, với học sinh cấp Tiểu học thì những nội dung trên chưa phải là nội dung trọngtâm mà yêu cầu trẻ phải có những hiểu biết ngay Những nội dung mang tính hướngnghiệp sẽ tập trung nhiều hơn với học sinh cấp THCS và THPT Do đó, nhà trườngthường tổ chức các hoạt động phù hợp với độ tuổi giúp học sinh Tiểu học được tìmhiểu về nghề nghiệp cũng như thăm quan các cơ quan, xí nghiệp, làng nghề, thuhút được sự tham gia nhiệt tình của học sinh.

Như vậy, trong các nội dung giáo dục được thực hiện thì nội dung giáo dụclà các hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên đượcthực hiện thường xuyên hơn Hoạt động hướng nghiệp cũng được nhà trường thựchiện nhưng chưa nhiều.

2.2.2 Thực trạng thực hiện các loại hình và đa dạng hóa các hình thức tổchức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Lê Hồng Phong

Tác giả khảo sát 02 CBQL, 30 GV về mức độ sử dụng các loại hình và hìnhthức tổ chức HĐTN theo CTGDPT 2018 cho học sinh nhà trường và thu được kếtquả dưới đây:

Bảng 2.2 Bảng đánh giá của CBQL và GV

về mức độ thực hiện các loại hình hoạt động HĐTN theo CTGDPT 2018

Các loại hình hoạt độngHĐTN

Trang 9

xuyênThườngxuyênthoảngThỉnhsử dụngKhông

Nghiên cứu (Nghiên cứu khoahọc kỹ thuật; khảo sát, điều tra,làm dự án nghiên cứu, sáng tạocông nghệ, nghệ thuật )

Nhìn vào kết quả khảo sát trên cho thấy: Trong số các loại hình hoạt động

nêu trên, hai loại hình “sinh hoạt dưới cờ” và “sinh hoạt lớp” được nhà trường tổ

chức “Thường xuyên”, đúng kế hoạch hơn cả.Mặc dù là những hoạt động được tổchức thường xuyên nhưng vẫn chưa thực sự gây được nhiều hứng thú cho HS.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề bao gồm HĐTN thường xuyên và HĐTNđịnh kỳ Trong đó, HĐTN thường xuyên có sự tham gia theo dõi, giám sát và đánhgiá không chỉ GV mà cả CMHS Còn HĐTN định kỳ vẫn thường được lãnh đạonhà trường lên kế hoạch mỗi kỳ, mỗi năm học Tuy nhiên, các hoạt động này mặcdù cũng đã được thực hiện nhưng mức độ thường xuyên cũng chưa cao, chưa đadạng.

Hoạt động Câu lạc bộ là các hoạt động được thực hiện theo nhu cầu, sởthích, năng khiếu của HS Tuy nhiên, ở các nhà trường vẫn chưa có nhiều Câu lạcbộ đa dạng, việc duy trì thực hiện sinh hoạt Câu lạc bộ còn gặp những khó khănnhất định như vấn đề quản lý, kinh phí thời gian, địa điềm, số lượng hội viên.

Hai hình thức tổ chức HĐTN được đội ngũ CBQL, GV đánh giá cao nhất là

“Diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi, )” và “Tham quan, cắm trại, thựcđịa, )” Đây là những hoạt động thiên về tính chất giao lưu, giải trí, hoạt động về

thể chất, phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học Trong khi đó, phương thứcnghiên cứu và phương thức cống hiến chưa được đánh giá cao, đặc biệt với đốitượng học sinh đầu cấp, do học sinh còn ít tuổi và nhút nhát, chưa hiểu hết ý nghĩa

Trang 10

của các hoạt động cộng đồng Một số các phương thức nghiên cứu chưa gây đượchứng thú cho các em do các em còn nhỏ, chưa có được sự tập trung cần thiết choviệc nghiên cứu, điều tra Như vậy, CBQL nhà trường cần tuyên truyền cho các emcũng như kết hợp với các tổ chức địa phương, Đoàn, để học sinh có nhiều cơ hộitham gia vào các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện hơn

Hình thức khám phá thực hiện thường xuyên và kết quả tốt Trò chuyện vớiHS khối 4,5 của nhà trường, chúng tôi được biết hiện nay các trường tiểu học đã tổchức hiệu quả cho HS hình thức tham quan, dã ngoại và hoạt động nhân đạo Cụthể: tổ chức cho HS viếng lăng Bác Hồ vào dịp tháng 5 hằng năm; Tổ chức cho HSkhối 3,4,5 thăm di tích lịch sử Đền thờ vua Đinh, vua Lê; Tổ chức cho HS khối 3,4,5tham Văn miếu Quốc Tử Giám; Tổ chức cho HS khối 1,2,3,4,5 trải nghiệm tạitrang trại giáo dục Vạn An, Trang trại giáo dục Erahouse Ngoài ra, tổ chức cho HStham quan Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam; Tổ chức chương trình “Xuânyêu thương thắp sáng ước mơ” nhân dịp Tết Nguyên Đán, kêu gọi các nhà hảo tâmtặng quà cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn; Tổ chức đến nhà học sinhtrong trường có hoàn cảnh gia đình khó khăn để tặng quà nhân dịp Tết Nguyên Đánhằng năm; Tổ chức Hội chợ Xuân tại trường,…Trò chuyện với HS khối 4,5 vềhứng thú của HS đối với hình thức tham quan, dã ngoại và hoạt động nhân đạo, cácem đều tỏ ra hứng thú khi tham gia Tổ chức theo chủ điểm “Bông hoa tặng bà,tặng mẹ, tặng cô” nhân dịp ngày 8/3, hình thức tổ chức sân khấu hóa, học sinh làmchủ sân khấu và chương trình dưới sự hướng dẫn giáo của giáo viên, học sinh biểudiễn văn nghệ, kể chuyện về những tấm gương người phụ nữ tiêu biểu, học sinhtiêu biểu,… Học sinh tự đặt câu hỏi cho các bạn xoay quanh câu chuyện và cảmnghĩ của mình về câu chuyện đó, rút ra bài học gì cho bản thân,…

Thông qua hình thức này mục đích giúp các em phát triển năng lực như: Thiếtkế chương trình; năng lực tổ chức hoạt động; năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo,năng lực tự chủ…

+ Các phương thức được CBQL, GV đánh giá sử dụng TX gồm các phươngthức sau: Phương thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, sân khấu tương tác,đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi ); Phương thức có tính cống hiến (Thực hànhlao động; hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền )

+ Các phương thức được CBQL, GV đánh giá sử dụng KTX gồm cácphương thức sau: Phương thức có tính khám phá (Tham quan, cắm trại, thực địa );Phương thức có tính nghiên cứu (Nghiên cứu khoa học kỹ thuật; khảo sát, điều tra,làm dự án nghiên cứu, sáng tạo

Hình thức câu lạc bộ, tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết đối với hoạtđộng câu lạc bộ nhà trường thành lập được có 2 Câu lạc bộ : tiếng Anh, Võ thuật.Vì nếu thành lập phải theo quy định và có quy chế hoạt động Tuy nhiên, một số GVngại thực hiện hình thức câu lạc bộ toán, câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ nghệ thuật,…vìkhông đủ thời gian để tổ chức các hoạt động Mặt khác, do thiếu kinh phí nên cáccâu lạc bộ không duy trì trong thời gian dài.

Trang 11

Các hình thức như: Thể nghiệm, tương tác; Cống hiến; Nghiên cứu… Đối vớicác hình thức này, tôi chưa hình dung phải tổ chức như thế nào nhằm giúp HS hìnhthành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chứchoạt động thông qua các hoạt động thực tế khám phá bản thân HĐTN hiện naychúng tôi đang thực hiện diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi, hoạt độngtình nguyện nhân đạo, lao động công ích chưa rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm vànăng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Đối với Chủ đề giáo dục, giáo viên còn yếu kém về kỹ năng lập kế hoạch vàchưa được bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN nên hiệu quả các năng lực của HStheo không cao như: Năng lực tổ chức cho HS khám phá bản thân, năng lực tổ chứccho HS chăm sóc gia đình, năng lực tổ chức cho HS xây dựng nhà trường, năng lựctổ chức cho HS xây dựng cộng đồng, năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức choHS tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, năng lực xây dựng kế hoạch và tổchức cho học sinh tìm hiểu và bảo vệ môi trường, năng lực tổ chức cho học sinhhiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp.Tìm hiểunguyên nhân, chúng tôi được biết đối với các chủ đề giáo dục, một số GV ngại thựchiện vì không đủ thời gian để tổ chức các hoạt động Mặt khác, do thiếu kinh phínên chưa tổ chức các chủ đề giáo dục Một số GV khi thực hiện các chủ đề GVchưa biết cách huy động kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến dự án vàhoạt động nhóm theo sở thích, rèn luyện cho HS các kĩ năng thành phần để gópphần tạo nên mục tiêu về năng lực của chủ đề và khái quát và vận dụng vào thựctiễn cuộc sống có liên quan đến HS Tuy nhiên, một số GV chưa biết suy nghĩ vàđầu tư thiết kế một chủ đề đòi hỏi huy động kinh nghiệm của HS, tạo được hứngthú cho học sinh và đặc biệt là làm xuất hiện vấn đề đòi hỏi HS giải quyết bằngnhững trải nghiệm của bản thân ở các hoạt động tiếp theo Một số GV chưa biếtchọn được những chủ đề theo sở thích gắn với thực tiễn cuộc sống của HS, tạo cơhội càng nhiều càng tốt cho HS vận dụng những hiểu biết, kĩ năng được hình thànhở loại hình kiến thức và kỹ năng Trong khi sự khái quát và vận dụng bậc cao nộidung các hoạt động và các kĩ năng được hình thành sẽ một lần nữa khắc sâu các nộidung giáo dục và được nhuần nhuyễn hơn về kĩ năng và thái độ thể hiện Đó chínhlà con đường, từng bước một hình thành năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động choHS.

Nhận xét chung: Các hình thức HĐTN chưa được khai thác thường xuyên còn

có những hình thức chưa được sử dụng thường xuyên do nhiều nguyên nhân khácnhau trong đó có những nguyên nhân về năng lực tổ chức của GV và HS; nguyênnhân do khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất

2.2 Đánh giá chung

Kết quả khảo sát thực trạng HĐTN và quản lý HĐTN theo CTGDPT 2018 ởtrường Tiểu học Lê Hồng phong, thành phố Tam Điệp cho thấy:

2.2.1 Những kết quả đạt được

Trang 12

Hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã đạt được một sốkết quả nhất định: Mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm đãđược xây dựng theo CTGDPT 2018 và bước đầu đã được một số kết quả nhất địnhnhư: đã tổ chức được một số hoạt động với nội dung và hình thức đa dạng, phong phúbước đầu thu hút được sự tham gia của các em học sinh, giúp học sinh tham gia tíchcực vào các hoạt động chung của nhà trường, phát triển toàn diện cả về năng lực phẩmchất người học trong kỷ nguyên mới.

Quản lý HĐTN cũng đã được nhà trường quan tâm: Đã có kế hoạch tổ chứcHĐTN, CBQL nhà trường đã tổ chức, chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, đánh giá Do cósự quan tâm, chỉ đạo đó mà đội ngũ GV có ý thức trách nhiệm cao hơn, tổ chứcHĐTN ngày càng hiệu quả hơn.

Nhà trường đã có sự phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trườngđể tổ chức HĐTN Trong đó, CMHS và các đoàn thể xã hội thường xuyên quantâm, tạo điều kiện thuận lợi và có sự đóng góp để nhà trường tổ chức tốt các HĐTNcho HS.

2.2.2 Những hạn chế

Việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình HĐTN cho học sinh còn mộtsố hạn chế như: hình thức tổ chức đơn điệu, nhàn chán, chưa tạo hứng thú cho họcsinh bằng các hình thức đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp ; năng lựctổ chức hoạt động của một số giáo viên còn yếu nên sức lôi cuốn hấp dẫn học sinhchưa cao.

Một số bộ phận không nhỏ CBQL, GV của nhà trường chưa nhận thức đầyđủ về ý nghĩa, vai trò của HĐTN nên chưa dành sự quan tâm đúng đắn cho hoạtđộng này; còn nhiều GV khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao truyền đạthết nội dung kiến thức bài học mà ít coi trọng đến việc tổ chức các HĐTN cho họcsinh, coi nhẹ việc hình thành thái độ, kỹ năng cho học sinh.

HĐTN đã được tổ chức trong vài năm gần đây nhưng hiệu quả đạt được chưacao: việc thực hiện mục tiêu, nội dung HĐTN còn yếu, mới chỉ dừng lại ở việc rènluyện thói quen tích cực, nề nếp học tập sinh hoạt, các nội dung hướng vào bản thânhọc sinh mà chưa chú trọng thực hiện nội dung hoạt động xã hội và phục vụ cộngđồng Các hình thức tổ chức còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa mang tính sáng tạo, mộtsố hoạt động được tổ chức mới chỉ hướng đến một bộ phận học sinh, chưa khơi gợihứng thú cho học sinh.

Trong quản lý HĐTN cũng còn nhiều hạn chế như: cán bộ quản lý và giáoviên nhà trường chưa thật sự sáng tạo làm đa dạng, phong phú các hình thức, nộidung, phương pháp hoạt động trải nghiệm; chưa có kế hoạch độc lập, chỉ tích hợp,lồng ghép trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch của Đoàn - Đội; việcxây dựng chương trình còn chưa thể hiện tính sáng tạo, cập nhật thông tin của xãhội; công tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên chưa được quan tâm thỏađáng; thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, đánh giá; thiếu cơ chếphối hợp giữa các lực lượng giáo dục; đặc biệt chưa thu hút được sự quan tâm của

Trang 13

CMHS và cộng đồng trong tổ chức các HĐTN cho HS; CSVC, kinh phí dành chohoạt động thiếu thốn.

Việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động chưa đồng bộ, có một số nội dung chưađược tiến hành thường xuyên Tổ chức còn chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, đánh giáchưa thường xuyên; việc tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm.

2.2.3 Nguyên nhân của những thành công và hạn chế

- Nguyên nhân thành công

Có được như vậy là do nhà trường đã được Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT,UBND thành phố quan tâm đầu tư CSVC cho nhà trường khang trang, sạch đẹp, antoàn Hằng năm, đều có kế hoạch cấp phát bổ sung các thiết bị đồ dùng phục vụcho các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT thành phố Tam Điệp luôn quan tâm chỉ đạo sátsao các hoạt động chuyên môn Các kế hoạch trong năm học được xây dựng cụ thểvà triển khai kịp thời BGH nhà trường tích cực kiểm tra tư vấn công tác chuyênmôn, tổ chức nhiều các buổi chuyên đề cho giáo viên toàn thành phố tham gia.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường đa phần là nhiệt tình trách nhiệm, tích cựcáp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Nguyên nhân hạn chế

Năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên còn hạn chế, một bộ phận giáo viêncòn lúng túng trong việc tổ chức các HĐTN cho học sinh; các phương tiện dạy họcchưa đáp ứng đầy đủ và mang tính khả thi.

Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc hợp tác các lựclượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽgiữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc tổ chức HĐTN cho học sinh của nhàtrường còn gặp những khó khăn nhất định.

Do nguồn tài chính còn hạn hẹp nên cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chứcHĐTN mặc dù đã được UBND thành phố quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ,còn thiếu điều kiện đề tổ chức HĐTN cho các em theo kịp các nước trongkhu vựcvà trên thế giới.

3.1 Đề xuất biện pháp và triển khai biện pháp quản lý hoạt động trải

nghiệm ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

3.1.1 Đề xuất biện pháp ( 5 biện pháp)

Biện pháp 1: Quản lý bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho giáo viên.

Biện pháp 2: Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động

trải nghiệm học sinh ở trường tiểu học

Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả thực

hiện hoạt động trải nghiệm.

Biện pháp 4: Huy động sự tham gia của các lực lượng XH trong tổ chức hoạt

động trải nghiệm.

Trang 14

Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện HĐTN trong

và ngoài nhà trường.

3.2.2 Triển khai biện pháp (1 biện pháp)

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động trảinghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong,thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

3.2.2.1 Cơ sở đề xuất biện pháp

Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng quản lý HĐTN tại trường Tiểu họcLê Hồng Phong, TP Tam Điệp tỉnh Ninh Bình đã nêu ở trên Và đặc biệt là những

hạn chế đã được xác định, biện pháp “Chỉ đạo thực hiện đa dạng hoá các hình thứctổ chức hoạt động trải nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểuhọc” đã được đề xuất và đưa vào thử nghiệm tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong,

thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

3.2.2.2 Mục tiêu và nội dung thử nghiệm* Mục tiêu thử nghiệm

Xác định tính hiệu quả, khả thi và điều kiện vận dụng một số điều chỉnhtrong quản lý HĐTN tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP Tam Điệp tỉnh NinhBình Kết quả thử nghiệm sẽ là cơ sở cho những thay đổi trong việc quản lý HĐTNtại trường Tiểu học

* Nội dung thử nghiệm

- Xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế, nguyên tắc cụ thể trong việc tổ chứcđa dạng hóa các Hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhằm giúp người học pháttriển toàn diện

- Đánh giá các kết quả kiểm tra

- Ra quyết định điều chỉnh cho phù hợp.

* Khách thể khảo nghiệm

CBQL, GV, HS trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP Tam Điệp tỉnh

Ninh Bình (trong đó có 32 CBQL và GV; 120 học sinh).

* Thời gian thử nghiệm

Thử nghiệm dự kiến trong 5 tuần (từ 01/10 đến 04/11/2023).

* Các bước thử nghiệm

Bước 1: Lập phiếu điều tra

Bước 2: Lựa chọn khách thể thử nghiệm Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra và định lượng kết quả nghiên cứu

Ngày đăng: 28/06/2024, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w