dinh dưỡng cho phụ nữ có thai bị tiểu đường thai kỳ.Đái tháo đường trong thai kỳ (Gestational Diabetes Mellitus: GDM) hay còn gọi là đái tháo đường trong thời gian mang thai, là một loại đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Người phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai nhưng chưa từng bị đái tháo đường trước đó thì được gọi là đái tháo đường trong thai kỳ.
Trang 1CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO THAI PHỤ
MẮC TIỂU ĐƯỜNG THAI KÌ
1 Khái niệm
Đái tháo đường trong thai kỳ (Gestational Diabetes Mellitus: GDM) hay còn gọi là đái tháo đường trong thời gian mang thai, là một loại đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai Người phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai nhưng chưa từng bị đái tháo đường trước đó thì được gọi là đái tháo đường trong thai kỳ
2 Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ với thai nhi
Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai hoặc hoặc phụ nữ có bệnh đái tháo đường mang thai đều có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả người mẹ và con của họ Các vấn đề sức khỏe mà thai nhi và người mẹ có nguy cơ gặp phải, gồm:
Dị tật bẩm sinh: Trường hợp người mẹ không được kiểm soát được glucose máu (đường
máu) thì thai nhi có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh, có thể rất nặng Các dị tật có thể gặp ở
hệ thần kinh (thai vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy), hệ tiết niệu (teo thận, nang thận, hai niệu đạo), nhưng phổ biến nhất là các dị tật tim mạch (thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo chỗ các mạch máu lớn)
Thai to trên 4.000 gam hoặc thai kém phát triển (một số nước lấy ngưỡng thai to > 3.600g): Nhiều thai nhi của các bà mẹ được kiểm soát glucose máu kém có trọng lượng to hơn
so với tuổi thai Thai to là hậu quả của 1 chuỗi các bất thường: glucose máu của mẹ cao → glucose máu của thai cao → tăng tiết insulin ở thai → kích thích thai phát triển to Một số nguyên nhân gây thai to khác như một số chất chuyển hoá qua được rau thai, ví dụ các amino acid chuỗi nhánh có tác dụng kích thích tiết sinh insulin, hoặc các lipid qua được nhau thai có thể đóng góp vào việc tích trữ mỡ nhiều ở thai
Ngược lại, thai của một số bà mẹ bị ĐTĐ lâu, đã có biến chứng mạch máu thường bị kém phát triển trong tử cung, có thể do sự kém tưới máu nuôi dưỡng cho tử cung - nhau thai Một nguyên nhân khác là do kiểm soát glucose máu quá chặt (glucose máu sau ăn trung bình < 6,1mmol/l) cũng làm thai kém phát triển, khi làm siêu âm thấy tất cả các đường kính thai nhi đều có thể dưới mức bình thường nhưng vòng bụng chịu ảnh hưởng nhiều nhất
Đa ối: là tình trạng có quá nhiều nước ối (trên 1000 ml, thường là hơn 3000 ml), làm cho
các sản phụ rất khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ và thường kết hợp với thai to Tăng thể tích
Trang 2nước ối có liên quan không chỉ với nồng độ glucose máu, mà còn với các chất tan trong nước ối hoặc do thai bài tiết quá nhiều nước tiểu Các yếu tố khác có thể là do rối loạn vận chuyển nước qua các khoang trong buồng tử cung Những người mẹ kiểm soát được đường huyết ít khi gặp
đa ối
Sảy thai hoặc thai chết lưu: Trước những năm 1970, tỉ lệ thai chết lưu ở những phụ nữ bị
ĐTĐ trong 3 tháng cuối của thai kỳ là hơn 5% Các nguyên nhân chính gây chết thai là dị tật bẩm sinh, suy hô hấp thai hoặc người mẹ bị nhiễm toan ceton Một số trường hợp chết thai có liên quan đến sản giật hoặc tiền sản giật, là một biến chứng khá phổ biến ở những sản phụ bị ĐTĐ Ngày nay nhờ được chẩn đoán sớm hơn và kiểm soát glucose máu tốt hơn nên tỉ lệ này giảm xuống rõ rệt
a.
Nguyên tắc thực hiện chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ đái tháo đường thai kỳ (lựa chọn, phối hợp và chế biến thức ăn).
Để sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những em
bé khỏe mạnh thì cần tuân thủ tốt những nguyên tắc sau:
- Các bà mẹ thường xuyên kiểm tra lượng glucose máu bằng máy đo glucose máu nhiều lần trong ngày để xác định nồng độ glucose máu
- Kiểm soát chất đường bột trong chế độ ăn vì chất bột, đường tác động đến glucose máu
- Vận động thể lực vừa phải, đều đặn
- Giữ cân nặng hợp lý – số cân nặng tăng thêm của sản phụ sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai Theo dõi mức độ tăng cân của mỗi tuần
Tăng cân trong thời kỳ mang thai
Dinh dưỡng tại cộng đồng: Phụ nữ mang thai nên tăng trung bình 9 - 12 kg
Tuy nhiên trong tư vấn cá thể: chưa có tài liệu nói rõ đối với phụ nữ gầy, béo, hay thai đôi thì nên tăng bao nhiêu
Theo khuyến cáo của Viện Y học Mỹ về tăng cân cho phụ nữ khi mang thai
phụ thuộc mức BMI lúc trước khi có thai:
Bảng : Khuyến cáo tăng cân cho phụ nữ mang thai của Viện Y học Mỹ
Tình trạng dinh dưỡng
trước khi mang thai Chỉ số khối cơ thể (BMI) cần tăng trong suốt quá trình Cân nặng khuyến cáo
mang thai
Trang 3CN bình thường 18,5 – 24,9 11,5 – 16 kg
b.
Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng
Đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi: Căn cứ theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho phụ nữ mang thai (Viện dinh dưỡng – 2016), nhưng áp dụng cách lựa chọn thực phẩm như nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường
Góp phần duy trì glucose máu trong giới hạn cho phép: Đường máu trước ăn: ≤ 5,3mmol/l Đường máu sau ăn 1h: ≤ 7,8mmol/l Đường máu sau ăn 2h: ≤ 6,7mmol/l Hạn chế xuất hiện các thể cetone
Phù hợp với lối sống gia đình và bản thân
Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, cố định giờ ăn Tăng cường chất xơ, giảm muối giảm khi có phù ở những tháng cuối thai kỳ, cung cấp đủ vitamin, cung cấp đủ chất khoáng: sắt, acid folic, calci, magiê Lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, rất thấp
c.
Thực phẩm nên dùng
Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở, bánh đúc… (nên chọn các loại gạo
lứt, gạo lật nảy mầm, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng)
Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và calci như thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ cả xương, cua…
Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ, đậu nành ) Các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết cho cơ thể như: dầu hạt cải, dầu vừng, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành
Ăn đa dạng các loại rau (đặc biệt các loại rau có tính nhuận tràng như: rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay…)
Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: roi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín…
Các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp như: Glucerna, Gluvita, Nutren diabet, bánh huralight, bột dinh dưỡng Netsurelight…
Trang 4Thực phẩm cần hạn chế dùng
Miến dong, bánh mỳ trắng, các loại bột được tinh chế: bột sắn dây, bột dong… Phủ tạng động vật như: tim, gan, cật… Mỡ động vật, bơ Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…
Thực phẩm không nên dùng: Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường, các loại quả sấy
khô, rượu, bia, nước ngọt có đường…
Chế biến thực phẩm
Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật, thịt gà ăn nên bỏ da, dùng dầu thực vật ở nhiệt
độ dưới 1000C, các loại khoai củ: không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao, hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ