1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nâng cao năng lực quản lý, lãnh Đạo của cán bộ cấp xã

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ trên các cương vị khác nhau. Chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn phụ thuộc lớn vào năng lực tổ chức, lãnh đạo, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ các cấp. Trong đó, năng lực, lãnh đạo, quản lý là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cấp xã. Vai trò của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được thể hiện trong quản lý về chính trị, tư tưởng, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ có năng lực lãnh đạo, quản lý tốt sẽ nắm bắt được mọi hoạt động và khắc phục được những khuyết điểm, yếu kém, đồng thời thực hiện hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” .

Trang 1

Thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý củađội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Thạc sỹ Nguyễn Văn Giáp

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singopore1 Đặt vấn đề

Công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụthường xuyên, trọng tâm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp góp phần xây dựngđội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ trên các cương vịkhác nhau Chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn phụ thuộc lớn vào năng lựctổ chức, lãnh đạo, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ các cấp.Trong đó, năng lực, lãnh đạo, quản lý là yếu tố tác động trực tiếp đến chấtlượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cấp xã.

Vai trò của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được thể hiện trong quản lý về chínhtrị, tư tưởng, tổ chức thực hiện nhiệm vụ Cán bộ có năng lực lãnh đạo, quản lýtốt sẽ nắm bắt được mọi hoạt động và khắc phục được những khuyết điểm, yếukém, đồng thời thực hiện hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra Chủ tịch HồChí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thànhcông hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”1.

Cán bộ cấp xã là cấp ở cơ sở, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, lànhững người trực tiếp triển khai chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống, phát huy quyền làm chủ củanhân dân.

Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã là vấn đềhết sức quan trọng và cần thiết, để lãnh đạo, điều hành hiệu quả các hoạt động ởcơ sở, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình; là người đại diện Nhà nước,là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, đưa chủ trương, đường của Đảng vàocuộc sống và phản ánh tiếng nói của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Trang 2

2 Thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dươnghiện nay

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác cán bộ, nhất là việc xâydựng chiến lược cán bộ để đưa Bình Dương từ tỉnh thuần nông trở thành tỉnhcông nghiệp và hướng tới sẽ là đô thị thông minh; từ khi tái lập tỉnh đến nay,Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân luôn xem công tác cán bộ, trong đó nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong công tác xây dựngĐảng.

Để tạo nguồn cán bộ đủ điều kiện quy hoạch vào các chức danh chủ chốtcấp xã, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số116/2007/QĐ- UBND, ngày 07/11/2007 quy định về chế độ tuyển dụng cán bộ,công chức xã, phường, thị trấn, yêu cầu đối với từng chức danh cán bộ, công chứcđược tuyển dụng phải có các văn bằng, chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của chứcdanh dự tuyển

Nhằm phát hiện những cán bộ, công chức, viên chức trẻ có trình độ, nănglực, phẩm chất, triển vọng để bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấpxã, bổ sung nguồn quy hoạch cấp huyện, cấp tỉnh trong thời gian tới; BanThường vụ Tỉnh ủy phê duyệt tại Quyết định số 881-QĐ/ TU, ngày 25-12-2018.Mục tiêu cụ thể của Đề án “Đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốtcấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn2018-2020 và những năm tiếp theo”.

Để từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ nguồn các chức danh chủ chốt cấpxã, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND, ngày 17/6/2013 quy định về tiêu chuẩn chức danh công chức xã, phường,

thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 05/7/2023 của Tỉnh ủy và các văn bản chỉđạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tiếp tụcthực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương tinh

2

Trang 3

gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt độngcủa các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số16/2023/NQHĐND, ngày 26/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương quyđịnh chức danh, một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyêntrách, người trực tiếp tham gia hoạt động; mức khoán kinh phí, hỗ trợ hoạt độngđối với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cấp xã và ấp, khu phố trên địabàn tỉnh Bình Dương, góp phần thu hút những người có trình độ, năng lực và cónguyện vọng cống hiến tại nơi cư trú về làm việc nhằm nâng cao chất lượng độingũ cán bộ lãnh đạo cấp xã, tăng cường hiệu quả hoạt động của đảng bộ cơ sở xã,phường, thị trấn trong tỉnh Đồng thời, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghịquyết số 56/NQ-HĐND phê duyệt số lượng cán bộ, công chức cấp xã và ngườihoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương cũng rất chú trọng công tác đào tạo, bồidưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã Ngày31/7/2019, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết số05/19/NQ-HĐND quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồidưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương Đồng thời, theo Kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Dương giai đoạn2021 - 2025, tỉnh đã đặt mục tiêu hằng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã,trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng,phương pháp, đạo đức công vụ2

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền, cùng sự nỗlực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý cấp xã ngày càng được nâng cao, có trình độ, đủ năng lực, kiến thứcvà am hiểu chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, cơ bản đáp ứng được nhu cầungày cao của nhiệm vụ, từng bước chuyển đổi nền hành chính theo hướng phụcvụ, hướng trọng tâm vào người dân, doanh nghiệp; từng bước đáp ứng yêu cầuphát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và phát2Quyết định số 377/QĐ-UBND, ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt kế

Trang 4

triển của tỉnh nói riêng Năng lực trình độ chuyên môn tốt, luôn nêu cao ý thức,tinh thần cầu thị, dành thời gian hợp lý học tập để nâng cao mặt bằng kiến thứcđáp ứng yêu cầu công việc

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnhBình Dương còn một số hạn chế sau:

Một số cán bộ chưa phát huy được năng lực thực tiễn tương xứng vớibằng cấp hiện có; nhiều nơi bố trí, sắp xếp cán bộ chưa đúng theo chuyên ngànhđào tạo và vị trí việc làm chưa phù hợp; trình độ cán bộ chưa đồng đều giữa cácđịa bàn khác nhau trong tỉnh; trong thực tiễn, thời gian qua đã có một số cán bộvi phạm quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước, bị kỷ luật, thậm chí bị khởitố Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém;nhiều cán bộ, trong đó có cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việckhông đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp vàkhả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế Không ít cán bộtrẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện

Một bộ phận đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã trên địa bàn tỉnh vẫn chưa theokịp tình hình phát triển mới; một số ít cán bộ quản lý tư duy chậm đổi mới, chưabảo đảm trình độ, năng lực và chưa qua đào tạo Một số cán bộ còn thiếu rèn luyệnphẩm chất, đạo đức, lối sống; có tư tưởng cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết nộibộ, gây khó khăn cho việc lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Công tác cán bộ ở cơ sở còn lúng túng, quy hoạch còn chắp vá, nguồn cánbộ cho quy hoạch số lượng ít, chất lượng chưa cao… Công tác quy hoạch, đào tạochuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã, phường chưa được quan tâm đúngmức, còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Việc kiểm tra, giám sát thiếu chủ động, chưa thường xuyên, còn nặng vềkiểm tra, xử lý vi phạm, thiếu giải pháp hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn saiphạm

4

Trang 5

3 Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộcấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay

Để nâng cao nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã trên địa bạn tỉnh Bình Dương, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơbản sau:

Một là, đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ,

công chức cấp xã

Việc tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức cấp xã cần căn cứ vào nhu cầucông việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh thực tế cầntuyển dụng; phải căn cứ vào ngành nghề đang thiếu và đòi hỏi cao về chất lượngđầu vào Thực hiện thông tin công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tinđại chúng (như báo, đài phát thanh - truyền hình, trang thông tin điện tử) về nộidung, yêu cầu, số lượng chức danh cần tuyển, lịch thi, tiêu chuẩn ưu tiên chongười dự tuyển biết để thu hút nhiều người tham gia dự tuyển, vừa bảo đảm tínhcông khai, công bằng, dân chủ, minh bạch vừa lựa chọn được người tài, có tâmhuyết vào làm việc trong hệ thống chính quyền cấp xã

Cần xây dựng phương pháp tuyển dụng hợp lý theo hướng quy địnhphương thức tuyển dụng khác nhau theo lĩnh vực quản lý nhà nước Quán triệtvà thực hiện nghiêm túc quy định về tiêu chuẩn của từng chức danh cán bộ,công chức cấp xã; kiên quyết không bố trí những người không đủ điều kiện, tiêuchuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ vào các chức danh theo quy định Trong bố trí,sử dụng cần tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi cán bộ, côngchức để họ phát huy được sở trường và năng lực công tác của mình.

Ha là, về công tác đào tạo, bồi dưỡng

Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã cho từng năm và cả nhiệm kỳ Tổ chức rà soát để có phương án đàotạo, bồi dưỡng đối với những người còn thiếu tiêu chuẩn quy định Đồng thời,xây dựng phương án bố trí, sắp xếp sang vị trí công tác khác đối với nhữngngười được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng không hoàn thành đúng thời gian

Trang 6

quy định Đối với cán bộ, công chức lớn tuổi ở cấp xã hiện nay, nếu không đápứng đủ trình độ chuyên môn, không có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thì có thểgiải quyết theo chế độ thôi việc để kiện toàn và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, côngchức cho phù hợp với quy định

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào nhu cầu thực tế củađơn vị và vị trí công tác của mỗi cán bộ, công chức Phải đổi mới tư duy trongcông tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng, đápứng yêu cầu của vị trí việc làm chứ không chạy theo bằng cấp

Bên cạnh đó, cần tập trung nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thôngtin trong lãnh đạo, quản lý, lựa chọn những cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đểđiều hành những công việc quan trọng; đồng thời, giải quyết những vấn đề còntồn tại, yếu kém Nâng cao trình độ quản lý con người, trọng tâm là quản lýchính trị, tư tưởng, quản lý thực hiện nhiệm vụ Vận dụng linh hoạt, sáng tạo cáchình thức, phương pháp nâng cao, như: cử cán bộ đi học tập tại các cơ sở đàotạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ chủ chốt được tham gia nhiều lớphọc không tập trung Căn cứ vào kế hoạch, nội dung mà các chủ thể xác địnhhình thức, phương pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ này cho phù hợpvới đặc điểm nhiệm vụ cụ thể

Ba là, phát huy tính tích cực, chủ động tự học tập để nâng cao năng lực

quản lý trong quá trình công tác

Phải thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ cấpxã về vị trí, vai trò của hoạt động của mình để tự học tập nâng cao trình độ Chútrọng nâng cao kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý; tập trung học tập, tíchlũy các kiến thức lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước để mỗi cán bộ xây dựng thế giớiquan, phương pháp luận khoa học, nâng tầm hiểu biết về các lĩnh vực để đápứng các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra

Nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, uy tín đối với người dân ở địaphương, tinh thần gương mẫu trong lời nói và việc làm, trách nhiệm, thói quen

6

Trang 7

làm việc có kế hoạch, kỷ luật, tự giác Bên cạnh đó, mỗi cán bộ chủ chốt cầnphải chủ động xây dựng kế hoạch tự nâng cao năng lực quản lý, chủ động nângcao các nội dung mới, nội dung còn yếu và thiếu trong công tác quản lý.

Bốn là, tăng cường phân cấp quản lý đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở thì việc tăngcường phân cấp quản lý đóng vai trò quan trọng; việc tăng cường phân cấp quảnlý nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của chính quyền địa phương cấp cơ sở trong quản lý và thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Đây là tiền đề quan trọng choviệc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý hành chính Nhà nước củacấp cơ sở trên địa bàn tỉnh

Năn là, thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút nhân tài, trí thức trẻ

Cần có kế hoạch thực hiện các chính sách theo hướng mở rộng các đốitượng nhằm thu hút nhân tài, các trí thức trẻ về làm việc tại cấp cơ sở Trong đó,có chính sách thu hút những sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá,giỏi, xuất sắc trở lên về công tác, cống hiến tại địa phương; tích cực tuyêntruyền và thực hiện nghiêm chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại cơ sở;xây dựng chính sách phù hợp áp dụng cho các đối tượng cán bộ, công chức đihọc theo hướng khuyến khích; tăng nguồn ngân sách dành cho công tác đào tạo,bồi dưỡng Thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách về tiền lương, khenthưởng đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, chính

quyền, các đoàn thể nhân dân đối với hoạt động của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sởđịa bàn tỉnh

Qua kiểm tra, giám sát sẽ đánh giá được chất lượng, hiệu quả công việc củatừng cán bộ lãnh đạo cấp xã, nhất là kiểm tra, giám sát về ý thức, thái độ trongcông việc Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ lãnh đạocấp xã, trước hết cấp ủy các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến,quán triệt các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác kiểm

Trang 8

tra, giám sát của Đảng tới toàn thể cán bộ, công chức cấp xã và quần chúng nhândân Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và của nhân dân đối với cán bộlãnh đạo cấp xã trên địa bàn tỉnh Hằng năm, lấy phiếu tín nhiệm, phiếu hài lòngcủa nhân dân đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo cấp xã.

Bảy là, hoàn thiện chính sách đánh giá, ghi nhận, đãi ngộ cán bộ cấp

cơ sở

Về chính sách đánh giá cán bộ: Coi trọng đánh giá chất lượng, hiệu quảthực tế thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ được giao và đề cao tráchnhiệm người đứng đầu Có cơ chế kiểm soát được quy trình, độ tin cậy, kết quảcông tác của cán bộ gắn với đánh giá thái độ, động cơ chính trị, nghề nghiệp củamỗi cán bộ Tiếp tục hoàn thiện thể chế, các quy định về công tác cán bộ, tiêuchuẩn chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ từ định tính sang địnhlượng Xây dựng môi trường công bằng, công khai trong đánh giá cán bộ vàcông tác cán bộ; tiếp thu nguồn thông tin phản ánh về cán bộ từ nhiều cá nhânvà tổ chức; dựa vào hiệu quả công tác với “uy tín thật” về phẩm chất, năng lực,đạo đức, lối sống của cán bộ qua đồng nghiệp, tập thể, những nơi cán bộ làmviệc, công tác và nơi cư trú, cùng các mối quan hệ gia đình, xã hội khác có liênquan

Về chính sách ghi nhận, đãi ngộ, kỷ luật: Có chính sách ghi nhận, khuyến

khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Đối với những cán bộdám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm nên được cân nhắc, bổ nhiệm ở vị trícao hơn Cải cách chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý; mạnh dạn thực hiệnchính sách tiền lương đặc thù đối với những cán bộ làm việc năng động, sángtạo, đạt hiệu quả cao trong công tác Cần có chính sách về nhà ở xã hội, nhàcông vụ để hỗ trợ; nhất là các cán bộ trẻ nhằm giúp họ yên tâm “an cư lạcnghiệp” Chú trọng công tác kỷ luật, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lýnghiêm những cá nhân có sai phạm, tiêu cực trong công tác cán bộ Kiên quyếtxử lý những cán bộ lãnh đạo, quản lý không hoàn thành nhiệm vụ được giao, viphạm đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

8

Trang 9

4 Kết luận

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là nhiệm vụ quan trọng củađịa phương nước ta nói chung và tỉnh bình Dương nói riêng khi Việt Nam trongtiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa Xâydựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ngang tầm nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, cóphẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn là việc làm vừa cơbản, vừa cấp bách và là công tác thường xuyên, lâu dài Đây là nhiệm vụ tất yếuđể đội ngũ các bộ cấp cơ sở làm việc hiệu quả hơn và gắn bó với địa phươnggóp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Tài liệu tham khảo

1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia – Sự thật, H 2011, t.5

Trang 10

2 Quyết định số 377/QĐ-UBND, ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Bình Dương phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên

chức tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025

3 tu-va-phat-trien

https://www.binhduong.gov.vn/gioi-thieu/2016/11/775-vung-dat-cua-hoi-10

Ngày đăng: 23/06/2024, 21:21

Xem thêm:

w