1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ CÀ PHÊ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA MÀO GÀ ĐUÔI PHỤNG (CELOSIA PLUMOSE L ) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khoa Học Tự Nhiên - Khoa học xã hội - Y dược - Sinh học UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ CÀ PHÊ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA MÀO GÀ ĐUÔI PHỤNG (Celosia Plumose L.) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ MINH QUÂN MSSV: 2113012724 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH-KTNN KHÓA: 2013-2017 Cán bộ hướng dẫn ThS. TRẦN THỊ PHÚ MSCB: 1114 Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Thị Phú. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Tác giả khóa luận Trần Thị Minh Quân LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, lãnh đạo khoa Lý –Hóa-Sinh cùng các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho tôi hòan thành bài khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên Th.s Trần Thị Phú bộ môn Sinh trường ĐH Quảng Nam đã rất nhiệt tình, chu đáo và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Cảm ơn gia đình, anh chị, bạn bè là những người thân yêu luôn luôn động viên, cổ vũ tinh thần cho tôi suốt thời gian thực hiện khóa luận. Với sự hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực hiện hạn hẹp cho nên khóa luận không không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tam Kỳ, tháng 04 năm 2017 Tác giả Trần Thị Minh Quân DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ CTĐC Công thức đối chứng CT1 Công thức 1 CT2 Công thức 2 CT3 Công thức 3 ĐC Đối chứngܺ ത Mean (Trung bình) SD Standard Deviation (độ lệch chuẩn) CV Coefficient of Variation DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Nội dung công việc chi tiết trong quá trình thực nghiệm 11 3.1 Tỷ lệ () nảy mầm của hạt 18 3.2 Bảng tỷ lệ số cây còn sống sót 19 3.3 Số lượng lá của cây hoa mào gà qua các lần đo 20 3.4 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu diện tích lá 21 3.5 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu chiều cao của cây 23 3.6 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu đường kính thân cây 25 3.7 Ảnh hưởng của bã cà phê đến sự phân nhánh của cây 27 3.8 Ảnh hưởng của bã cà phê đến khi ra nụ đầu tiên 29 3.9 Ảnh hưởng của bã cà phê đến thời gian hoa trưởng thành 30 3.10 Ảnh hưởng của bã cà phê đến số lượng bông của cây 31 3.11 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chiều dài bông 32 3.12 Độ bền tự nhiên của hoa Mào Gà đuôi phụng (ngày) 33 3.13 Cường độ quang hợp của hoa Mào Gà đuôi phụng 34 3.14 Trọng lượng tươi của cây sau khi đã thu hoạch 35 3.15 Hàm lượng nước có trong cây 36 3.16 Các chỉ tiêu về thời gian phát triển và năng suất của hoa Mào Gà đuôi phụng 37 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Tỷ lệ () nảy mầm của hạt. 19 3.2 Số lượng lá của cây hoa mào gà qua các lần đo. 20 3.3 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu diện tích lá. 22 3.4 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu chiều cao của cây. 24 3.5 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu đường kính thân cây. 26 3.6 Ảnh hưởng của bã cà phê đến sự phân nhánh của cây. 28 3.7 Ảnh hưởng của bã cà phê đến khi ra nụ đầu tiên 29 3.8 Ảnh hưởng của bã cà phê đến thời gian hoa trưởng thành 30 3.9 Ảnh hưởng của bã cà phê đến số lượng bông của cây. 31 3.10 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chiều dài bông. 32 3.11 Độ bền tự nhiên của hoa Mào Gà đuôi phụng. 33 3.12 Trọng lượng tươi và khô của hoa. 35 Số hiệu hình ảnh Tên hình ảnh Trang 1.1 Hoa Mào Gà đuôi phụng 6 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng ..................................................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .............................................................. 2 1.4.2. Phương pháp bố trí nghiệm .......................................................................... 2 1.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu............................................................... 2 1.4.4. Phương pháp xử lí số liệu............................................................................. 2 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tam Kỳ............................................... 3 1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................ 3 1.1.3. Thời tiết vụ Đông Xuân 2016 –2017 tại thành phố Tam Kỳ. ...................... 4 1.2. Tình hình nghiên cứu hoa Mào Gà và bã cà phê. ........................................... 5 1.2.1. Tình hình nghiên cứu hoa Mào Gà .............................................................. 5 1.2.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng bã cà phê ..................................................... 5 1.3. Nguồn gốc và phân loại................................................................................... 6 1.3.1. Nguồn gốc .................................................................................................... 6 1.3.2. Phân loại ....................................................................................................... 6 1.4. Đặc điểm hình thái .......................................................................................... 6 1.4.1. Cơ quan sinh dưỡng ..................................................................................... 6 1.4.2. Cơ quan sinh sản .......................................................................................... 7 1.5. Đặc điểm sinh học ........................................................................................... 7 1.5.1. Nhiệt độ ........................................................................................................ 7 1.5.2. Ánh sáng....................................................................................................... 7 1.5.3. Nước ............................................................................................................. 7 1.5.4. Đất ................................................................................................................ 7 1.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Mào Gà ........................................................ 8 1.6.1. Thời vụ ......................................................................................................... 8 1.6.2. Làm đất......................................................................................................... 8 1.6.3. Gieo trồng..................................................................................................... 8 1.6.4. Vào chậu....................................................................................................... 8 1.6.5. Chăm sóc ...................................................................................................... 8 1.6.6. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa Mào Gà ........................................................... 8 1.7. Đặc điểm của bã cà phê ................................................................................... 9 1.8. Giá trị của cây hoa Mào Gà............................................................................. 9 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 10 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 10 2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 10 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 10 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................ 10 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................... 11 2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý của hoa ................................... 12 2.3.3.1. Tỷ lệ hạt nảy mầm ................................................................................... 12 2.3.3.2. Tỷ lệ sống của cây ................................................................................... 12 2.3.3.3. Cường độ quang hợp ............................................................................... 12 2.3.3.4. Trọng lượng tươi, trọng lượng khô ......................................................... 13 2.3.3.5. Hàm lượng nước tổng số ......................................................................... 14 2.3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng của hoa Mào Gà đuôi phụng .................................................................................................................... 14 2.3.4.1. Xác định số lá trên cây ............................................................................ 14 2.3.4.2. Xác định diện tích lá cây (dm2 ) ............................................................... 14 2.3.4.3. Xác định chiều cao của cây (cm). ........................................................... 15 2.3.4.4. Xác định đường kính của thân cây hoa ................................................... 15 2.3.4.5. Xác định về số nhánh của thân cây hoa .................................................. 15 2.3.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản và năng suất của cây hoa Mào Gà đuôi phụng ...................................................................................................... 16 2.3.5.1. Xác định thời điểm ra nụ đầu tiên cây hoa.............................................. 16 2.3.5.2. Xác định số hoa trên cây của cây hoa ..................................................... 16 2.3.5.3. Xác định thời điểm khi hoa trưởng thành. .............................................. 16 2.3.5.4. Xác định chiều dài của hoa ..................................................................... 16 2.3.5.5. Xác định độ bền tự nhiên của hoa. .......................................................... 16 2.3.6. Phương pháp xử lí số liệu........................................................................... 16 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN............................... 18 3.1. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của hoa Mào Gà đuôi phụng ........................... 18 3.1.1. Tỷ lệ nảy mầm ............................................................................................ 18 3.1.2. Tỷ lệ số cây sống ........................................................................................ 19 3.2. Ảnh hưởng của bã cà phê đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa Mào Gà đuôi phụng ............................................................................................................ 20 3.2.1. Chỉ tiêu về số lượng lá của cây .................................................................. 20 3.2.2. Chỉ tiêu về diện tích lá cây ......................................................................... 21 3.2.3. Chỉ tiêu về chiều cao của cây ..................................................................... 23 3.2.4. Chỉ tiêu về đường kính của thân cây .......................................................... 25 3.2.5. Chỉ tiêu về số nhánh của cây ...................................................................... 27 3.3. Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu sinh sản của hoa Mào Gà đuôi phụng .............................................................................................................................. 29 3.3.1. Chỉ tiêu về thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên cây hoa ......................... 29 3.3.2. Chỉ tiêu về thời điểm ra nụ đến khi hoa trưởng thành ............................... 30 3.4. Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu năng suất hoa của hoa Mào Gà đuôi phụng .................................................................................................................... 31 3.4.1. Chỉ tiêu về số bông trên thân ..................................................................... 31 3.4.2. Chỉ tiêu về chiều dài bông.......................................................................... 32 3.4.3. Chỉ tiêu về độ bền của hoa ......................................................................... 33 3.5. Các chỉ tiêu sinh lý của hoa Mào Gà đuôi phụng. ........................................ 34 3.5.1. Cường độ quang hợp .................................................................................. 34 3.5.2 Trọng lượng tươi và trọng lượng khô. ........................................................ 35 3.5.3. Hàm lượng nước tổng số trong cây ............................................................ 36 3.6. So sánh chỉ tiêu năng suất của hoa Mào Gà đuôi phụng trên giá thể có bổ sung tỷ lệ bã cà phê với trồng hoàn toàn bằng đất ............................................... 37 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 38 1. Kết luận ............................................................................................................ 38 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 38 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 39 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội thì đời sống tinh thần của người dân càng được cải thiện hơn. Chính vì lý do như vậy mà thú chơi hoa cũng bắt đầu thịnh hành một vài năm gần đây, nhất là vào dịp tết khi nhu cầu về hoa ngày càng tăng. Trong thị trường hoa ngày tết có rất nhiều hoa đẹp và có nhiều loài hoa mới nổi nhưng đặc biệt phải kể đến đó là Mào Gà đuôi phụng. Hoa Mào Gà đuôi phụng là một trong những loài hoa mới và đang xuất hiện trên thị trường hoa tết mấy năm gần đây. Tuy không sánh kịp với các loài hoa quí như ly, cúc, lay ơn, ….Nhưng hoa Mào Gà đuôi phụng vẫn rất được ưa chuộng với một lý do hết sức đơn giản đó là chúng vừa đẹp lại vừa hợp túi tiền người dân trong độ tết đến xuân về. Bên cạnh đó với tốc độ phát triển ngày càng nhanh chóng của xã hội thì môi trường sống càng ngày bị ô nhiễm và tàn phá nghiêm trọng bởi những phế vật phẩm từ trong đời sống sinh hoạt của con người. Điều đó đã khiến cho việc tái sử dụng lại những phế vật phẩm đã bị bỏ đi phục vụ lại lợi ích thiết yếu trong đời sống ngày càng được phổ biến rộng rãi. Ngày càng nhiều người dân trong nước có thói quen sử dụng cà phê như một thức uống không thể thiếu, vậy nên bã cà phê bị loại thải ra ngày càng nhiều và điều đáng nói hơn nữa là các nơi pha chế cà phê lại xử lí không đúng theo quy định bằng cách vứt xuống các rãnh hoặc các kênh mương dẫn đến tình trạng ách tắc dòng chảy, gây ô nhiễm cục bộ. Do bã cà phê có khả năng tái sử dụng lại rất lớn do với những đặc tính ưu việt của chúng đó là thành phần chất dinh dưỡng còn lại trong bã cà phê là rất nhiều, đặc biệt là những dưỡng chất rất tốt cho cây trồng nên được quan tâm nhiều. Chính vì vậy tôi làm đề tài “Nghiên cứu ả nh hưởng của bã cà phê đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa Mào Gà đ uôi phụng Celosia plumose L, tại thành phố Tam Kỳ”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá ưu điểm khi trồng hoa trên giá thể có thêm cà phê so với khi trồng trên đất không bổ sung thêm cà phê. Tìm ra được tỷ lệ bã cà phê thích hợp cho cây hoa Mào Gà đuôi phụng. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng Hoa Mào Gà đuôi phụng có tên khoa học là Celosia plumose L., được nghiên cứu có bổ sung thêm bã cà phê. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Tại vườn thực nghiệm Sinh - Bảo vệ thực vật trường đại học Quảng Nam trong thời gian từ tháng 102016 đến tháng 042017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp hỏi chuyên gia. 1.4.2. Phương pháp bố trí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí trồng chậu với 4 công thức (mỗi công thức 5 chậu) và 3 lần nhắc lại. Tổng số chậu thí nghiệm là 60 chậu. 1.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu - Chỉ tiêu sinh lý - Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển - Chỉ tiêu sinh sản - Chỉ tiêu năng suất 1.4.4. Phương pháp xử lí số liệu Các số liệu thu được qua các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lí theo các phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tam Kỳ 1.1.1. Vị trí địa lý Tam Kỳ là thành phố trung tâm tỉnh lị và nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam. Tọa độ địa lí: 15 0 34’30’’ vĩ độ Bắc, 108 0 28’30’’ kinh độ Đông. Phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Phú Ninh, phía Đông giáp với biển Đông. Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam. Tam Kỳ nằm trong chuỗi đô thị ven biển miền Trung Việt Nam, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua; phía tây có đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, phía đông có đường ven biển Việt Nam; đường Nam Quảng Nam đi cửa khẩu Bờ Y (các tỉnh Tây Nguyên). Nằm trong vùng kinh tế động lực miền Trung – Việt Nam, Tam Kỳ cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía Nam; cách Sân bay Chu Lai, Cảng biển Kỳ Hà, Khu kinh tế mở Chu Lai 25-30 km về phía Bắc; cách Khu công nghiệp hóa lọc dầu Dung Quất 45 km về phía Bắc. Thành phố Tam Kỳ có 100.26 km² diện tích tự nhiên, gồm có 9 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh. 1.1.2. Đặc điểm địa hình Thành phố Tam kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Địa hình có dạng đồi thấp và đồng bằng được hình thành do bồi tích sông, biển và quá trình rửa trôi. Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông, địa hình toàn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các con sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang . Trường Đại học Quảng Nam nằm ở số 102 Hùng Vương, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ. Trường có diện tích là 7 ha, gồm các khu A1, A2, giảng đường G1, trung tâm hội thảo, trung tâm học liệu và công nghệ,…. 4 Địa điểm được chọn trồng thực nghiệm là tại vườn thực nghiệm Sinh-Bảo vệ thực vật nằm phía sau của dãy khu A2, trường Đại học Quảng Nam với diện tích là trên 300m2 . Đất tại vườn thực nghiệm là loại đất cằn cỗi, không được phì nhiêu, khó trồng trọt. Vì vậy muốn đạt được kết quả tốt, đất cần phải cải tạo và bón phân nhiều.Tuy nhiên đề tài tôi thực hiện là trồng ở trong chậu nên cũng không phụ thuộc vào đất ở vườn thực nghiệm. 1.1.3. Thời tiết vụ Đông Xuân 2016 –2017 tại thành phố Tam Kỳ . Vụ đông Xuân 2016-2017, trải dài trong khoảng thời gian từ tháng 10, 11, 12 của năm 2016 và nằm ở tháng 01, 02 và tháng 03 của năm 2017. Vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại thành phố Tam Kỳ (Trích dẫn số liệu từ trạm khí tượ ng thủy văn thành phố Tam Kỳ), có diễn biến như sau: Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình 6 tháng (102016 đến 032017) của vụ Đông Xuân 2016-2017 là: 25,2 0 C. Trong đó tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 03 với nhiệt độ là 28,30 C, tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất là 22,60 C. Độ ẩm Độ ẩm trung bình từ tháng 102016 đến 032017 là 85. Trong đó tháng 12 có độ ẩm cao nhất 96, đến tháng 03 chỉ còn có 75. Điều này thể hiện thời tiết rất bất ổn, dễ phát sinh các loại nấm gây hại cho cây trồng, nên lưu ý điều này khi trồng trọt. Lượng mưa Phải nói rằng cuối năm 2016 đầu năm 2017, đối với nước ta nói chung và cụ thể ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam nói riêng thì lượng mưa trong khoảng thời gian này thay đổi rất bất thường. Cuối năm 2016, thành phố Tam Kỳ phải hứng chịu những trận mưa lớn liên tiếp dẫn tới đánh dấu một trận lũ lịch sử mới, phá vỡ trận lũ lịch sử năm 1999. Lượng mưa trung bình trong khoảng thời gian từ tháng 102016 đến 032017 là 521,2 mm. Trong đó lượng mưa đo được lớn nhất nằm ở tháng 12 là khoảng 1205,3 mm; cũng là khoảng thời gian Tam Kỳ chịu trận mưa lớn. Tháng có lượng mưa thấp nhât là tháng 03 với lượng mưa đo được là 165,3mm; cần phải lưu ý trong thời gian này về lượng nước cho cây trồng. 5 1.2. Tình hình nghiên cứu hoa Mào Gà và bã cà phê. 1.2.1. Tình hình nghiên cứu hoa Mào Gà - Theo Khuất Thị Hoan, 2010, “Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ và phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc vạ n thọ lùn và Mào Gà trồng chậu” nghiên cứu trồng hoa trên 4 công thức với 4 giá thể khác nhau 2 , cụ thể là: - Công thức 1: Đất màu 100 (ĐC) - Công thức 2: Đất màu + Trấu hun + Compot - Công thức 3: Xơ dừa + Bèo hoa dâu + Compot - Công thức 4: Trấu hun + Bèo hoa dâu + Compot Tỉ lệ phối trộn ở các công thức là 1:1:1 Trong 4 công thức trên thì theo tác giả đã nghiên cứu, hoa cúc vạn thọ lùn và hoa Mào Gà sinh trưởng tốt nhất khi trồng trên CT3, còn kém nhất khi giá thể là ở CT1. - Theo Nguyễn Trần Thùy Anh, 2015, “Nghiên cứu đặc điể m nông sinh học và biện pháp kỹ thuật của một số giống hoa thảm (cúc vạn thọ, Mào Gà) tạ i Hà Nội” 1 Với đề tài này tác giả đã trồng thử nghiệm hoa Mào Gà tại Hà Nội với mục đích nhằm đánh giá khả năng thích ứng của hoa Mào Gà đối với thời tiết giá lạnh của Hà Nội với tác động của liều lượng phân bón lá lên hoa Mào Gà. Sau quá trình nghiên cứu trồng thử nghiệm thì hoa Mào Gà thích ứng tốt với điều kiện lạnh ở Hà Nội khi có tác động của phân bón lá. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng bã cà phê Khoa công nghệ và quản lý môi trường, Trường đại học dân lập Văn Lang đã nghiên cứu tái sử dụng cà phê với đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả nă ng tái sử dụng bã cà phê để sản xuất các sản phẩm tái chế khác ”. + Nội dung chính của đề tài là sử dụng bã cà phê để tạo compot với các thành phần trộn khác nhau. + Kết quả nghiên cứu là bã cà phê phù hợp với vật liệu phối trộn có độ rỗng tốt hoặc chứa nhiều loại vi sinh vật hoặc là vật liệu phối trộn có độ rỗng nhỏ, cấu trúc mịn. 6 Theo Vũ Hải Yến, Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường, Trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH) nghiên cứu bã cà phê với đề tài “Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ – vi sinh từ bã cà phê ”. 7 + Nội dung của đề tài này nghiên cứu sử dụng bã cà phê như một loại phân bón bằng cách ngâm ủ chúng hoai mục rồi tạo vật liệu compot. + Kết quả sau khi trồng thử nghiệm một số loại cây như rau cải, rau muống thì đã cho những kết quả khá khả quan. Cây trồng trên giá thể có bổ sung compot thì cây phát triển tốt hơn những cây không trồng trên compot. Việc nghiên cứu sử dụng bã cà phê trong việc trồng trọt, đã trồng trên nhiều loài cây khác nhau.Tuy nhiên chưa từng có đề tài nào nghiên cứu ảnh hưởng của cà phê đến cây Mào Gà. 1.3. Nguồn gốc và phân loại 1.3.1. Nguồn gốc Celosia là một chi nhỏ của cây ăn được và cây cảnh trong họ Amaranth, Amaranthaceae. Tên chung có nguồn gốc từ từ Hy Lạp cổ đại (keleos), có nghĩa là "đốt" và chỉ những ngọn hoa giống như ngọn lửa. Hoa Mào Gà có nguồn gốc từ châu Phi (một tuyên bố không phải là không có tranh chấp), nhưng chúng lại có mặt phổ biến ở Indonesia và Ấn Độ 12. 1.3.2. Phân loại Ngành: Hạt kín (Angiospermatophyta) Lớp: Hai lá mầm (Dicotyledonae) Bộ: Cẩm chướng (Caryophyllales) Họ: Dền (Amaranthaceae) Chi: Mào Gà (Celosia ) Loài: Celosia plumosa L. Hình 1.1 Hoa mào gà đuôi phụng 1.4. Đặc điểm hình thái 1.4.1. Cơ quan sinh dưỡng Rễ: hoa Mào Gà đuôi phụng thuộc lớp cây hai lá mầm, nên có bộ rễ cọc, 7 rễ ít phân nhánh. Thân: là loại cây thân thảo, sống một năm, cao khoảng 25-35cm, thân nhẵn, thẳng đứng và phân nhánh. Lá: mọc lệch, có hình bầu dục dài hoặc hình mác, nhọn ở phần ngọn lá. 1.4.2. Cơ quan sinh sản Hoa: hoa mọc thành cụm trên đỉnh hoặc mép thân, có hình dáng Mào Gà có chất nhung hoặc hoa mọc thành chuỗi. Hoa có màu đỏ đậm, cũng có màu vàng, cam, tím…. Quả: hình trứng hay hình cầu chứa 8 – 10 hạt đen bóng Hạt: hạt của hoa Mào Gà nhỏ, có màu đen bóng hoặc màu tím 1.5. Đặc điểm sinh học 1.5.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát dục của hoa Mào Gà, đặc biệt là ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt, sự phát dục của thân, sự sinh trưởng của lá và sinh trưởng phát triển và chất lượng hạt giống. Hoa Mào Gà có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên chúng ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trường không khí khô. Nhiệt độ thích hợp cho hoa Mào Gà sinh trưởng và phát triển là từ 200 C-30 0 C. 1.5.2. Ánh sáng Mào Gà là loài hoa nhiệt đới cho nên cây cần cung cấp đủ ánh sáng và có thời gian chiếu sáng thích hợp mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. 1.5.3. Nước Chi Mào Gà rất thích đất ẩm. Mặc dù các cây hoa Mào Gà có thể chịu đựng trong thời gian ngắn hạn nhưng nó sẽ phát triển tốt hơn nhiều khi đất ẩm nhẹ. Trong khi tưới nước, nhớ không để nước đọng lại trên mặt lá hay tưới ngập nền đất như vậy sẽ khiến cây dễ bị bệnh đốm lá, thối thân, thối rễ và bệnh nấm khác. 1.5.4. Đất Do đặc điểm của bộ rễ hoa Mào Gà phát triển mạnh và ăn ngang nên chân đất thích hợp cho hoa Mào Gà là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày. 8 1.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Mào Gà 1.6.1. Thời vụ Hoa Mào Gà thích hợp với khí hậu ôn hòa, có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, vụ Đông –Xuân thường cho hoa đẹp nhất (vụ chính). 1.6.2. Làm đất Đề tài khóa luận không làm trực tiếp trên nền đất thông thường mà trồng trong chậu, tuy nhiên không phải vì vậy mà không có khâu làm đất. Vì nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bã cà phê đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng nên có trộn cà phê với đất để chuẩn bị cho việc trồng hoa. 1.6.3. Gieo trồng Thời gian gieo hạt nên chọn lúc nhiệt độ 20 - 25°C.Trước khi gieo hạt cần phun một lần nước và bón một ít phân. Sau khi gieo phủ lên một lớp đất mịn mỏng 2 - 3mm, rồi phủ rơm rạ hoặc cỏ che nắng, trong 2 tuần không tưới nước để tránh trôi cây con 1.6.4. Vào chậu Cây đưa vào trồng trong chậu khi hoa được 3-4 cặp lá thật và chiều cao trung bình đạt từ 6 - 8cm. 1.6.5. Chăm sóc Mỗi ngày tưới nước cho cây từ 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tùy vào điều kiện thời tiết. Sau khoảng 60 - 65 ngày hoa Mào Gà sẽ nở. Trong thời gian cây ra hoa, không nên vun xới đất vì rất dễ làm đứt rễ cây. 1.6.6. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa Mào Gà Tuyến trùng chủ yếu do 3 loại sau Rotylenchulus, Meloidogyne và Tylenchulus gây ra, tuyến trùng sau khi xâm nhập vào rễ cây, làm cho mô tế bào phình to lên thành các khối u. Phòng trừ bằng cách nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy, phun thuốc trừ tuyến trùng như Mocap. Bệnh đốm nâu (Cercospora) : bệnh hình tròn, mọc rải rác, không liền nhau. Cách phòng trừ phun Topsin 0,2, Benlat 0,2. Bệnh đốm than gây hại trên lá làm lá xuất hiện các chấm nhỏ màu vàng khô hoặc màu nâu, về sau thành đốm tròn. Phòng trừ bằng cách nhặt và tiêu hủy 9 các lá bệnh hoặc có thể phun các loại thuốc như Benlat 0,2. Bệnh đốm vân vòng: Bệnh thường phát sinh ở ngọn lá, mép lá mới đầu hình thành các chấm nhỏ màu nâu nhạt, rồi lan rộng ra. Phòng trừ bằng cách hái lá tiêu hủy khi bệnh mới xuất hiện hoặc phun thuốc như Benlat 0,2 hoặc Bordeau 0,5. 1.7. Đặc điểm của bã cà phê Thành phần hóa học có trong bã cà phê 11, nghiên cứu được như sau: độ pH đạt từ 5,9-6,9; CHC chiếm tỷ lệ 62,6. Hàm lượng đạm (NTs ) có trong bã cà phê là 2,4, lượng PTs () là 0,47; K Ts () là 0,94. Kết quả phân tích về thành phần hóa học của bã cà phê cho ta thấy: bã cà phê có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là lượng đạm cao chiếm 2,4 , chất hữu cơ là 62,6. Giá trị dinh dưỡng có trong bã cà phê tương đương với giá trị dinh dưỡng có trong phân hữu cơ bã bùn mía 5. Môi trường pH trung tính cho thấy bã cà phê rất phù hợp bón cho nhiều loại cây trồng, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều bã cà phê trong giá thể thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cây, cho nên việc sử dụng bã cà phê cho cây trồng phải phù hợp. 1.8. Giá trị của cây hoa Mào Gà Hoa mào gà đuôi phụng có thể dùng làm cây sân vườn trồng trong các bồn hoa, vườn hoa hay trồng trong chậu cảnh làm cây nội thất trang trí văn phòng, phòng ốc,…. Hoa Mào Gà còn được nhiều người dân chưng trong dịp tết. Ngoài giá trị sử dụng hoa Mào Gà cho mục đích giải trí thì theo Đông y, hoa Mào Gà này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, dùng chữa trĩ lậu, hạ huyết, thổ huyết, huyết lân, phụ nữ băng trung, niệu huyết. Cây hoa Mào Gà có đủ các chất béo, axit folic, pantothenic, vitamin B1, B2, B4, B12, C, D, E, K; các amin axit trytophan, lysine; 12 loại nguyên tố vi lượng, 50 loại men thiên nhiên, bao gồm cả enzyme và coenzyme, đặc biệt hàm lượng protein lên tới 73. Đặc biệt dùng chữa các chứng bệnh như trĩ, kinh nguyệt không đều, đới hạ (khí hư), mày đay,… 10 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Hoa Mào Gà đuôi phụng, tên khoa học là Celosia plumose L. Vật liệu trong nghiên cứu gồm: Bã cà phê, phân chuồng, phân DAP Dụng cụ trong nghiên cứu: sổ sách ghi chép, lưới che, chậu, thước, cân điện tử ABLEX, tủ sấy. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bã cà phê đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa Mào Gà đuôi phụng. + Xác định số lá trên thân + Xác định diện tích lá + Xác định chiều cao thân cây + Xác định đường kính thân + Xác định số nhánh của cây - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bã cà phê đến thời gian sinh sản của hoa Mào Gà đuôi phụng. + Xác định thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên + Xác định thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bã cà phê đến chất lượng hoa Mào Gà đuôi phụng. + Xác định số bông trên thân + Xác định chiều dài bông + Xác định độ bền của hoa - Xác định được tỷ lệ thích hợp của bã cà phê để hoa Mào Gà đuôi phụng có được kết quả tốt nhất. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu bằng cách tra tài liệu từ sách, báo hay tìm kiếm trên các trang web tin cậy. - Hỏi ý kiến chuyên gia 11 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Cây được trồng trong chậu (1 cây chậu), tổng số chậu thí nghiệm: 60 chậu. Chậu trồng đường kính 18cm. Vậy diện tích trồng thực của 60 chậu là: 3,05m2 . Khoảng cách giữa các chậu là 20cm. Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 25cm. Thí nghiệm gồm 4 công thức như sau: (Nguyên vật liệu dành cho 1 chậu) Công thức ĐC: 0,33 kg phân chuồng +1 kg đất + 0 kg bã cà phê Công thức 1: 0,33 kg phân chuồng + 1 kg đất + 0,33 kg bã cà phê (25 khối lượng của phân chuồng + đất). Công thức 2: 0,33 kg phân chuồng + 1 kg đất + 0,4 kg bã cà phê (30 khối lượng của phân chuồng + đất). Công thức 3: 0,33 kg phân chuồng + 1 kg đất + 0,47 kg bã cà phê (35 khối lượng của phân chuồng + đất). - Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 60 chậu, với 4 công thức và lặp lại 3 lần, mỗi công thức 5 mẫu. Theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của 60 mẫu cây, sau đó lấy kết quả trung bình. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: CT1 CT2 CT3 CTĐC CT2 CT3 CTĐC CT1 CTĐC CT1 CT2 CT3 Bảng 2.1 Nội dung công việc chi tiết trong quá trình thực nghiệm Nội dung Chuẩn bị vật liệu trồng hoa trong chậu cho 60 chậu, mỗi công thức 15 chậu CTĐC CT1 CT2 CT3 Bón lót Phân chuồng 5kg 5kg 5kg 5kg Đất 15kg 15kg 15kg 15kg Bã cà phê 0kg 5kg (25) 6kg (30) 7kg (35) 12 Các đợt bón thúc trong quá trình trồng hoa Lần 1: vào lúc cây được 20 ngày tuổi bón 2,25, kg DAP ở mỗi công thức Lần 2: vào lúc cây được 35 ngày tuổi bón 2,25 kg DAP + 1,5 kg bánh dầu Lần 3: vào lúc cây được 50 ngày tuổi bón 2,25 kg bánh dầu Lưu ý: - Phân chuồng ủ hoai mục mới đưa vào sử dụng. - Bã cà phê ủ trong vòng 1,5 tháng trước khi đưa vào bón cho cây. - 1,5kg bánh dầu cần ngâm với 7,5 lít nước. Ngâm trong vòng 10 ngày và tưới đều cho 15 chậu ở mỗi công thức . 2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý của hoa 2.3.3.1. Tỷ lệ hạt nảy mầm Ngâm 160 hạt (gồm có tất cả 4 CT), đếm số hạt nảy mầm sau từ 2-10 ngày. Tỷ lệ nảy mầm࢙ൌ ố ࢎạ࢚ ࢔ ả࢟ ࢓ ầ ࢓ ࢙∑ ố ࢎạ࢚ܺ 100 2.3.3.2. Tỷ lệ sống của cây Được tính bằng cách đếm số lượng cây sống sót từ lúc nảy mầm đến khi ra chậu Tỷ lệ sống của câyൌ ࢙∑ ố ࢉâ࢙ ࢟ ố ࢍ࢔ ࢙∑ ố ࢉâ࢚࢘ ࢟ ࢉ ૝ ࢍ࢔࢕ ôࢎ ࢚ ࢍ࢔ ứܺࢉ 100 2.3.3.3. Cường độ quang hợp Cường độ quang hợp đánh giá được khả năng tổng hợp vật chất hữu cơ cho cây. Nếu cường độ quang hợp cao thì quá trình tích lũy sẽ cao, còn nếu như cường độ quang hợp thấp thì khả năng tích lũy vật chất hữu cơ kém. Cường độ quang hợp của cây chịu ảnh hưởng về giống, ánh sáng, nhiệt độ, số lá trên cây,…Cường độ quang hợp cũng là một trong những chỉ tiêu quyết định đến năng suất của hoa. Hoa Mào Gà đuôi phụng là hoa thuộc lớp 2 lá mầm, nằm trong nhóm thực vật quang hợp C 4. Cho nên cường độ quang hợp của hoa sẽ nằm từ ngưỡng từ 13 40-80 mgdm2 h) và không có hô hấp sáng. Phương pháp thực hiện: Chọn cây thí nghiệm có cấu tạo đối xứng qua gân lá. Dùng kéo cắt ½ lá về một phía (vào thời điểm 7-8 giờ sáng) rồi ngâm trong nước 30 phút, sau đó khoan lấy một số mảnh lá (cũng có thể không cắt rời lá ra, mà chỉ cần khoan các mảnh trên phiến lá, phần còn lại để lá tiếp tục quang hợp). Đếm số mảnh lá đó nhân với diện tích một mảnh được diện tích lá thí nghiệm. Cho các mảnh lá đó vào hộp kim loại hoặc chén sứ đặt vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100-1050 C sau thời gian 2 giờ lấy ra, để nguội, rồi cân ta được P1 . Còn ½ lá còn lại đem phơi ngoài nắng 6- 8 tiếng đồng hồ, sau đó đem vào cắt thành những mảnh tương tự như đa làm với ½ của lá trước đó. Đem các mảnh lá vừa cắt đi sấy khô ở nhiệt độ từ 100-105 0 C trong 2 tiếng. Sau đó lấy ra, để nguội đem cân ta được P2 . Cường độ quang hợp được tính bằng công thức sau: I = ௉ଶି௉ଵ ௌ.௧ (mgdm2 h) Trong đó I: cường độ quang hợp . P1 : khối lượng khô tuyệt đối của nửa miếng lá trước khi để ra ngoài sáng. P2 : khối lượng khô tuyệt đối của những miếng lá của nửa lá còn lại sau khi để cây ra ngoài ánh sáng 4-6 tiếng. S: diện tích lá (dm 2 ) t: thời gian thí nghiệm (h) Lưu ý: Số miếng lá khoan trước và sau phải bằng nhau. 2.3.3.4. Trọng lượng tươi, trọng lượng khô Trọng lượng tươi và khô là một trong những chỉ tiêu quyết định đến năng suất của cây trồng. Trọng lượng tươi chịu sự ảnh hưởng từ số lá trên thân, chiều cao thân, số lượng bông,… - Trọng lượng tươi (g): Nhổ toàn bộ rễ, thân, lá rồi đem rửa sạch đất, để cho ráo toàn bộ sau đó đem cân trên cân điện tử, ghi lại số liệu. - Trọng lượng khô (g): Sau khi cân trọng lượng tươi, đem sấy cây ở nhiệt độ cao 1050 C trong 2 giờ, sau đó sấy lại ở nhiệt độ 80 - 900 C cho đến khi trọng lượng không đổi. Tiến ...

Trang 1

UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ CÀ PHÊ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

HOA MÀO GÀ ĐUÔI PHỤNG (Celosia Plumose L.)

Quảng Nam, tháng 4 năm 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

Đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của ThS Trần Thị Phú

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác

Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng, cụ thể

Tác giả khóa luận

Trần Thị Minh Quân

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, lãnh đạo khoa Lý –Hóa-Sinh cùng các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho tôi hòan thành bài khóa luận này

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên Th.s Trần Thị Phú bộ môn Sinh trường ĐH Quảng Nam đã rất nhiệt tình, chu đáo và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận

Cảm ơn gia đình, anh chị, bạn bè là những người thân yêu luôn luôn động viên, cổ vũ tinh thần cho tôi suốt thời gian thực hiện khóa luận

Với sự hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực hiện hạn hẹp cho nên khóa luận không không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn

Tam Kỳ, tháng 04 năm 2017

Tác giả

Trần Thị Minh Quân

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu

3.16 Các chỉ tiêu về thời gian phát triển và năng suất của hoa Mào Gà đuôi phụng

37

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Số hiệu

3.2 Số lượng lá của cây hoa mào gà qua các lần đo 20 3.3 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu diện tích lá 22 3.4 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu chiều cao của cây 24 3.5 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu đường kính thân cây 26 3.6 Ảnh hưởng của bã cà phê đến sự phân nhánh của cây 28 3.7 Ảnh hưởng của bã cà phê đến khi ra nụ đầu tiên 29 3.8 Ảnh hưởng của bã cà phê đến thời gian hoa trưởng thành 30 3.9 Ảnh hưởng của bã cà phê đến số lượng bông của cây 31 3.10 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chiều dài bông 32 3.11 Độ bền tự nhiên của hoa Mào Gà đuôi phụng 33

Số hiệu hình

ảnh

Trang 7

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2

1.4.2 Phương pháp bố trí nghiệm 2

1.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu 2

1.4.4 Phương pháp xử lí số liệu 2

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tam Kỳ 3

1.1.1 Vị trí địa lý 3

1.1.2 Đặc điểm địa hình 3

1.1.3 Thời tiết vụ Đông Xuân 2016 –2017 tại thành phố Tam Kỳ 4

1.2 Tình hình nghiên cứu hoa Mào Gà và bã cà phê 5

1.2.1 Tình hình nghiên cứu hoa Mào Gà 5

1.2.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng bã cà phê 5

1.3 Nguồn gốc và phân loại 6

1.3.1 Nguồn gốc 6

1.3.2 Phân loại 6

1.4 Đặc điểm hình thái 6

1.4.1 Cơ quan sinh dưỡng 6

1.4.2 Cơ quan sinh sản 7

1.5 Đặc điểm sinh học 7

1.5.1 Nhiệt độ 7

1.5.2 Ánh sáng 7

1.5.3 Nước 7

Trang 8

1.6.6 Phòng trừ sâu bệnh cho hoa Mào Gà 8

1.7 Đặc điểm của bã cà phê 9

1.8 Giá trị của cây hoa Mào Gà 9

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1 Đối tượng nghiên cứu 10

2.2 Nội dung nghiên cứu 10

2.3 Phương pháp nghiên cứu 10

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 10

2.3.4.3 Xác định chiều cao của cây (cm) 15

2.3.4.4 Xác định đường kính của thân cây hoa 15

2.3.4.5 Xác định về số nhánh của thân cây hoa 15

2.3.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản và năng suất của cây hoa Mào Gà đuôi phụng 16

Trang 9

2.3.5.1 Xác định thời điểm ra nụ đầu tiên cây hoa 16

2.3.5.2 Xác định số hoa trên cây của cây hoa 16

2.3.5.3 Xác định thời điểm khi hoa trưởng thành 16

2.3.5.4 Xác định chiều dài của hoa 16

2.3.5.5 Xác định độ bền tự nhiên của hoa 16

2.3.6 Phương pháp xử lí số liệu 16

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 18

3.1 Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của hoa Mào Gà đuôi phụng 18

3.1.1 Tỷ lệ nảy mầm 18

3.1.2 Tỷ lệ số cây sống 19

3.2 Ảnh hưởng của bã cà phê đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa Mào Gà đuôi phụng 20

3.2.1 Chỉ tiêu về số lượng lá của cây 20

3.2.2 Chỉ tiêu về diện tích lá cây 21

3.2.3 Chỉ tiêu về chiều cao của cây 23

3.2.4 Chỉ tiêu về đường kính của thân cây 25

3.2.5 Chỉ tiêu về số nhánh của cây 27

3.3 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu sinh sản của hoa Mào Gà đuôi phụng 29

3.3.1 Chỉ tiêu về thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên cây hoa 29

3.3.2 Chỉ tiêu về thời điểm ra nụ đến khi hoa trưởng thành 30

3.4 Ảnh hưởng của bã cà phê đến chỉ tiêu năng suất hoa của hoa Mào Gà đuôi phụng 31

3.4.1 Chỉ tiêu về số bông trên thân 31

3.4.2 Chỉ tiêu về chiều dài bông 32

3.4.3 Chỉ tiêu về độ bền của hoa 33

3.5 Các chỉ tiêu sinh lý của hoa Mào Gà đuôi phụng 34

3.5.1 Cường độ quang hợp 34

3.5.2 Trọng lượng tươi và trọng lượng khô 35

3.5.3 Hàm lượng nước tổng số trong cây 36

Trang 10

3.6 So sánh chỉ tiêu năng suất của hoa Mào Gà đuôi phụng trên giá thể có bổ

sung tỷ lệ bã cà phê với trồng hoàn toàn bằng đất 37

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

1 Kết luận 38

2 Kiến nghị 38

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 11

I MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội thì đời sống tinh thần của người dân càng được cải thiện hơn Chính vì lý do như vậy mà thú chơi hoa cũng bắt đầu thịnh hành một vài năm gần đây, nhất là vào dịp tết khi nhu cầu về hoa ngày càng tăng Trong thị trường hoa ngày tết có rất nhiều hoa đẹp và có nhiều loài hoa mới nổi nhưng đặc biệt phải kể đến đó là Mào Gà đuôi phụng Hoa Mào Gà đuôi phụng là một trong những loài hoa mới và đang xuất hiện trên thị trường hoa tết mấy năm gần đây Tuy không sánh kịp với các loài hoa quí như ly, cúc, lay ơn, ….Nhưng hoa Mào Gà đuôi phụng vẫn rất được ưa chuộng với một lý do hết sức đơn giản đó là chúng vừa đẹp lại vừa hợp túi tiền người dân trong độ tết

đến xuân về

Bên cạnh đó với tốc độ phát triển ngày càng nhanh chóng của xã hội thì môi trường sống càng ngày bị ô nhiễm và tàn phá nghiêm trọng bởi những phế vật phẩm từ trong đời sống sinh hoạt của con người Điều đó đã khiến cho việc tái sử dụng lại những phế vật phẩm đã bị bỏ đi phục vụ lại lợi ích thiết yếu trong đời sống ngày càng được phổ biến rộng rãi

Ngày càng nhiều người dân trong nước có thói quen sử dụng cà phê như một thức uống không thể thiếu, vậy nên bã cà phê bị loại thải ra ngày càng nhiều và điều đáng nói hơn nữa là các nơi pha chế cà phê lại xử lí không đúng theo quy định bằng cách vứt xuống các rãnh hoặc các kênh mương dẫn đến tình trạng ách tắc dòng chảy, gây ô nhiễm cục bộ Do bã cà phê có khả năng tái sử dụng lại rất lớn do với những đặc tính ưu việt của chúng đó là thành phần chất dinh dưỡng còn lại trong bã cà phê là rất nhiều, đặc biệt là những dưỡng chất rất tốt cho cây

trồng nên được quan tâm nhiều Chính vì vậy tôi làm đề tài “Nghiên cứu ảnh

hưởng của bã cà phê đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa Mào Gà đuôi phụng Celosia plumose L, tại thành phố Tam Kỳ”

1.2 Mục tiêu của đề tài

Đánh giá ưu điểm khi trồng hoa trên giá thể có thêm cà phê so với khi trồng trên đất không bổ sung thêm cà phê

Tìm ra được tỷ lệ bã cà phê thích hợp cho cây hoa Mào Gà đuôi phụng

Trang 12

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng

Hoa Mào Gà đuôi phụng có tên khoa học là Celosia plumose L., được

nghiên cứu có bổ sung thêm bã cà phê

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Tại vườn thực nghiệm Sinh - Bảo vệ thực vật trường đại học Quảng Nam trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2017

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp hỏi chuyên gia 1.4.2 Phương pháp bố trí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí trồng chậu với 4 công thức (mỗi công thức 5 chậu) và 3 lần nhắc lại Tổng số chậu thí nghiệm là 60 chậu

Trang 13

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tam Kỳ

1.1.1 Vị trí địa lý

Tam Kỳ là thành phố trung tâm tỉnh lị và nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam Tọa độ địa lí: 15034’30’’ vĩ độ Bắc, 108028’30’’ kinh độ Đông Phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Phú Ninh, phía Đông giáp với biển Đông Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam

Tam Kỳ nằm trong chuỗi đô thị ven biển miền Trung Việt Nam, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua; phía tây có đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, phía đông có đường ven biển Việt Nam; đường Nam Quảng Nam đi cửa khẩu Bờ Y (các tỉnh Tây Nguyên)

Nằm trong vùng kinh tế động lực miền Trung – Việt Nam, Tam Kỳ cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía Nam; cách Sân bay Chu Lai, Cảng biển Kỳ Hà, Khu kinh tế mở Chu Lai 25-30 km về phía Bắc; cách Khu công nghiệp hóa lọc dầu Dung Quất 45 km về phía Bắc

Thành phố Tam Kỳ có 100.26 km² diện tích tự nhiên, gồm có 9 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh

1.1.2 Đặc điểm địa hình

Thành phố Tam kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông Địa hình có dạng đồi thấp và đồng bằng được hình thành do bồi tích sông, biển và quá trình rửa trôi Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông, địa hình toàn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các con sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang

Trường Đại học Quảng Nam nằm ở số 102 Hùng Vương, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ Trường có diện tích là 7 ha, gồm các khu A1, A2, giảng đường G1, trung tâm hội thảo, trung tâm học liệu và công nghệ,…

Trang 14

Địa điểm được chọn trồng thực nghiệm là tại vườn thực nghiệm Sinh-Bảo vệ thực vật nằm phía sau của dãy khu A2, trường Đại học Quảng Nam với diện tích là trên 300m2 Đất tại vườn thực nghiệm là loại đất cằn cỗi, không được phì nhiêu, khó trồng trọt Vì vậy muốn đạt được kết quả tốt, đất cần phải cải tạo và bón phân nhiều.Tuy nhiên đề tài tôi thực hiện là trồng ở trong chậu nên cũng không phụ thuộc vào đất ở vườn thực nghiệm

1.1.3 Thời tiết vụ Đông Xuân 2016 –2017 tại thành phố Tam Kỳ

Vụ đông Xuân 2016-2017, trải dài trong khoảng thời gian từ tháng 10, 11, 12 của năm 2016 và nằm ở tháng 01, 02 và tháng 03 của năm 2017 Vụ Đông

Xuân 2016 – 2017 tại thành phố Tam Kỳ (Trích dẫn số liệu từ trạm khí tượng

thủy văn thành phố Tam Kỳ), có diễn biến như sau: Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình 6 tháng (10/2016 đến 03/2017) của vụ Đông Xuân 2016-2017 là: 25,20C Trong đó tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 03 với nhiệt độ là 28,30C, tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất là 22,60C

Độ ẩm

Độ ẩm trung bình từ tháng 10/2016 đến 03/2017 là 85% Trong đó tháng 12 có độ ẩm cao nhất 96%, đến tháng 03 chỉ còn có 75% Điều này thể hiện thời tiết rất bất ổn, dễ phát sinh các loại nấm gây hại cho cây trồng, nên lưu ý điều này khi trồng trọt

Lượng mưa

Phải nói rằng cuối năm 2016 đầu năm 2017, đối với nước ta nói chung và cụ thể ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam nói riêng thì lượng mưa trong khoảng thời gian này thay đổi rất bất thường Cuối năm 2016, thành phố Tam Kỳ phải hứng chịu những trận mưa lớn liên tiếp dẫn tới đánh dấu một trận lũ lịch sử mới, phá vỡ trận lũ lịch sử năm 1999 Lượng mưa trung bình trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến 03/2017 là 521,2 mm Trong đó lượng mưa đo được lớn nhất nằm ở tháng 12 là khoảng 1205,3 mm; cũng là khoảng thời gian Tam Kỳ chịu trận mưa lớn Tháng có lượng mưa thấp nhât là tháng 03 với lượng mưa đo được là 165,3mm; cần phải lưu ý trong thời gian này về lượng nước cho cây trồng

Trang 15

1.2 Tình hình nghiên cứu hoa Mào Gà và bã cà phê 1.2.1 Tình hình nghiên cứu hoa Mào Gà

- Theo Khuất Thị Hoan, 2010, “Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ

và phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc vạn thọ lùn và Mào Gà trồng chậu” nghiên cứu trồng hoa trên 4 công thức với 4 giá

thể khác nhau [2] , cụ thể là:

- Công thức 1: Đất màu 100% (ĐC)

- Công thức 2: Đất màu + Trấu hun + Compot - Công thức 3: Xơ dừa + Bèo hoa dâu + Compot - Công thức 4: Trấu hun + Bèo hoa dâu + Compot Tỉ lệ phối trộn ở các công thức là 1:1:1

Trong 4 công thức trên thì theo tác giả đã nghiên cứu, hoa cúc vạn thọ lùn và hoa Mào Gà sinh trưởng tốt nhất khi trồng trên CT3, còn kém nhất khi giá thể là ở CT1

- Theo Nguyễn Trần Thùy Anh, 2015, “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh

học và biện pháp kỹ thuật của một số giống hoa thảm (cúc vạn thọ, Mào Gà) tại Hà Nội” [1]

Với đề tài này tác giả đã trồng thử nghiệm hoa Mào Gà tại Hà Nội với mục đích nhằm đánh giá khả năng thích ứng của hoa Mào Gà đối với thời tiết giá lạnh của Hà Nội với tác động của liều lượng phân bón lá lên hoa Mào Gà Sau quá trình nghiên cứu trồng thử nghiệm thì hoa Mào Gà thích ứng tốt với điều kiện lạnh ở Hà Nội khi có tác động của phân bón lá

1.2.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng bã cà phê

Khoa công nghệ và quản lý môi trường, Trường đại học dân lập Văn Lang

đã nghiên cứu tái sử dụng cà phê với đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tái

sử dụng bã cà phê để sản xuất các sản phẩm tái chế khác”

+ Nội dung chính của đề tài là sử dụng bã cà phê để tạo compot với các thành phần trộn khác nhau

+ Kết quả nghiên cứu là bã cà phê phù hợp với vật liệu phối trộn có độ rỗng tốt hoặc chứa nhiều loại vi sinh vật hoặc là vật liệu phối trộn có độ rỗng nhỏ, cấu trúc mịn

Trang 16

Theo Vũ Hải Yến, Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường,

Trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH) nghiên cứu bã cà phê với đề tài

“Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ – vi sinh từ bã cà phê” [7]

+ Nội dung của đề tài này nghiên cứu sử dụng bã cà phê như một loại phân bón bằng cách ngâm ủ chúng hoai mục rồi tạo vật liệu compot

+ Kết quả sau khi trồng thử nghiệm một số loại cây như rau cải, rau muống thì đã cho những kết quả khá khả quan Cây trồng trên giá thể có bổ sung compot thì cây phát triển tốt hơn những cây không trồng trên compot

Việc nghiên cứu sử dụng bã cà phê trong việc trồng trọt, đã trồng trên nhiều loài cây khác nhau.Tuy nhiên chưa từng có đề tài nào nghiên cứu ảnh hưởng của cà phê đến cây Mào Gà

1.3 Nguồn gốc và phân loại 1.3.1 Nguồn gốc

Celosia là một chi nhỏ của cây ăn được và cây cảnh trong họ Amaranth, Amaranthaceae Tên chung có nguồn gốc từ từ Hy Lạp cổ đại (keleos), có nghĩa là "đốt" và chỉ những ngọn hoa giống như ngọn lửa Hoa Mào Gà có nguồn gốc từ châu Phi (một tuyên bố không phải là không có tranh chấp), nhưng chúng lại có mặt phổ biến ở Indonesia và Ấn Độ [12]

1.3.2 Phân loại

Ngành: Hạt kín (Angiospermatophyta) Lớp: Hai lá mầm (Dicotyledonae)

Bộ: Cẩm chướng (Caryophyllales) Họ: Dền (Amaranthaceae)

Chi: Mào Gà (Celosia) Loài: Celosia plumosa L

Hình 1.1 Hoa mào gà đuôi phụng 1.4 Đặc điểm hình thái

1.4.1 Cơ quan sinh dưỡng

Rễ: hoa Mào Gà đuôi phụng thuộc lớp cây hai lá mầm, nên có bộ rễ cọc,

Trang 17

rễ ít phân nhánh

Thân: là loại cây thân thảo, sống một năm, cao khoảng 25-35cm, thân nhẵn, thẳng đứng và phân nhánh

Lá: mọc lệch, có hình bầu dục dài hoặc hình mác, nhọn ở phần ngọn lá

1.4.2 Cơ quan sinh sản

Hoa: hoa mọc thành cụm trên đỉnh hoặc mép thân, có hình dáng Mào Gà có chất nhung hoặc hoa mọc thành chuỗi Hoa có màu đỏ đậm, cũng có màu

vàng, cam, tím…

Quả: hình trứng hay hình cầu chứa 8 – 10 hạt đen bóng Hạt: hạt của hoa Mào Gà nhỏ, có màu đen bóng hoặc màu tím

1.5 Đặc điểm sinh học 1.5.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát dục của hoa Mào Gà, đặc biệt là ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt, sự phát dục của thân, sự sinh trưởng của lá và sinh trưởng phát triển và chất lượng hạt giống

Hoa Mào Gà có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên chúng ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trường không khí khô Nhiệt độ thích hợp cho hoa Mào Gà sinh trưởng và phát triển là từ 200C-300C

1.5.4 Đất

Do đặc điểm của bộ rễ hoa Mào Gà phát triển mạnh và ăn ngang nên chân đất thích hợp cho hoa Mào Gà là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày

Trang 18

1.6 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Mào Gà 1.6.1 Thời vụ

Hoa Mào Gà thích hợp với khí hậu ôn hòa, có thể trồng quanh năm Tuy nhiên, vụ Đông –Xuân thường cho hoa đẹp nhất (vụ chính)

1.6.6 Phòng trừ sâu bệnh cho hoa Mào Gà

Tuyến trùng chủ yếu do 3 loại sau Rotylenchulus, Meloidogyne và

Tylenchulus gây ra, tuyến trùng sau khi xâm nhập vào rễ cây, làm cho mô tế bào

phình to lên thành các khối u Phòng trừ bằng cách nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu

hủy, phun thuốc trừ tuyến trùng như Mocap

Bệnh đốm nâu (Cercospora): bệnh hình tròn, mọc rải rác, không liền nhau Cách phòng trừ phun Topsin 0,2%, Benlat 0,2%

Bệnh đốm than gây hại trên lá làm lá xuất hiện các chấm nhỏ màu vàng khô hoặc màu nâu, về sau thành đốm tròn Phòng trừ bằng cách nhặt và tiêu hủy

Trang 19

các lá bệnh hoặc có thể phun các loại thuốc như Benlat 0,2%

Bệnh đốm vân vòng: Bệnh thường phát sinh ở ngọn lá, mép lá mới đầu hình thành các chấm nhỏ màu nâu nhạt, rồi lan rộng ra Phòng trừ bằng cách hái lá tiêu hủy khi bệnh mới xuất hiện hoặc phun thuốc như Benlat 0,2% hoặc Bordeau 0,5%

1.7 Đặc điểm của bã cà phê

Thành phần hóa học có trong bã cà phê [11], nghiên cứu được như sau: độ pH đạt từ 5,9-6,9; CHC chiếm tỷ lệ 62,6% Hàm lượng đạm (NTs) có trong bã cà phê là 2,4%, lượng PTs (%) là 0,47; KTs (%) là 0,94

Kết quả phân tích về thành phần hóa học của bã cà phê cho ta thấy: bã cà phê có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là lượng đạm cao chiếm 2,4 %, chất hữu cơ là 62,6% Giá trị dinh dưỡng có trong bã cà phê tương đương với giá trị dinh dưỡng có trong phân hữu cơ bã bùn mía [5] Môi trường pH trung tính cho thấy bã cà phê rất phù hợp bón cho nhiều loại cây trồng, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều bã cà phê trong giá thể thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cây, cho nên việc sử dụng bã cà phê cho cây trồng phải phù hợp

1.8 Giá trị của cây hoa Mào Gà

Hoa mào gà đuôi phụng có thể dùng làm cây sân vườn trồng trong các bồn hoa, vườn hoa hay trồng trong chậu cảnh làm cây nội thất trang trí văn phòng, phòng ốc,… Hoa Mào Gà còn được nhiều người dân chưng trong dịp tết

Ngoài giá trị sử dụng hoa Mào Gà cho mục đích giải trí thì theo Đông y, hoa Mào Gà này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, dùng chữa trĩ lậu, hạ huyết, thổ huyết, huyết lân, phụ nữ băng trung, niệu huyết

Cây hoa Mào Gà có đủ các chất béo, axit folic, pantothenic, vitamin B1, B2, B4, B12, C, D, E, K; các amin axit trytophan, lysine; 12 loại nguyên tố vi lượng, 50 loại men thiên nhiên, bao gồm cả enzyme và coenzyme, đặc biệt hàm lượng protein lên tới 73% Đặc biệt dùng chữa các chứng bệnh như trĩ, kinh nguyệt không đều, đới hạ (khí hư), mày đay,…

Trang 20

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Hoa Mào Gà đuôi phụng, tên khoa học là Celosia plumose L

Vật liệu trong nghiên cứu gồm: Bã cà phê, phân chuồng, phân DAP Dụng cụ trong nghiên cứu: sổ sách ghi chép, lưới che, chậu, thước, cân

điện tử ABLEX, tủ sấy

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bã cà phê đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa Mào Gà đuôi phụng

+ Xác định số lá trên thân + Xác định diện tích lá

+ Xác định chiều cao thân cây + Xác định đường kính thân + Xác định số nhánh của cây

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bã cà phê đến thời gian sinh sản

của hoa Mào Gà đuôi phụng

+ Xác định thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên + Xác định thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bã cà phê đến chất lượng hoa Mào

Gà đuôi phụng

+ Xác định số bông trên thân + Xác định chiều dài bông + Xác định độ bền của hoa

- Xác định được tỷ lệ thích hợp của bã cà phê để hoa Mào Gà đuôi phụng

có được kết quả tốt nhất

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên

quan đến đề tài nghiên cứu bằng cách tra tài liệu từ sách, báo hay tìm kiếm trên

các trang web tin cậy

- Hỏi ý kiến chuyên gia

Trang 21

2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Cây được trồng trong chậu (1 cây/ chậu), tổng số chậu thí nghiệm: 60 chậu Chậu trồng đường kính 18cm Vậy diện tích trồng thực của 60 chậu là: 3,05m2 Khoảng cách giữa các chậu là 20cm Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 25cm

Thí nghiệm gồm 4 công thức như sau: (Nguyên vật liệu dành cho 1

chậu)

Công thức ĐC: 0,33 kg phân chuồng +1 kg đất + 0 kg bã cà phê

Công thức 1: 0,33 kg phân chuồng + 1 kg đất + 0,33 kg bã cà phê (25%

khối lượng của phân chuồng + đất)

Công thức 2: 0,33 kg phân chuồng + 1 kg đất + 0,4 kg bã cà phê (30%

khối lượng của phân chuồng + đất)

Công thức 3: 0,33 kg phân chuồng + 1 kg đất + 0,47 kg bã cà phê (35%

khối lượng của phân chuồng + đất)

- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 60 chậu, với 4 công thức và lặp lại 3 lần, mỗi công thức 5 mẫu Theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của 60 mẫu cây, sau đó lấy kết quả trung bình

Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

Trang 22

Các đợt bón thúc trong quá trình trồng hoa

Lần 1: vào lúc cây được 20 ngày tuổi bón 2,25, kg DAP ở mỗi công thức Lần 2: vào lúc cây được 35 ngày tuổi bón 2,25 kg DAP + 1,5 kg bánh dầu Lần 3: vào lúc cây được 50 ngày tuổi bón 2,25 kg bánh dầu

Lưu ý:

- Phân chuồng ủ hoai mục mới đưa vào sử dụng

- Bã cà phê ủ trong vòng 1,5 tháng trước khi đưa vào bón cho cây

- 1,5kg bánh dầu cần ngâm với 7,5 lít nước Ngâm trong vòng 10 ngày và tưới đều cho 15 chậu ở mỗi công thức

2.3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý của hoa

Hoa Mào Gà đuôi phụng là hoa thuộc lớp 2 lá mầm, nằm trong nhóm thực vật quang hợp C4 Cho nên cường độ quang hợp của hoa sẽ nằm từ ngưỡng từ

Trang 23

40-80 mg/dm2/h) và không có hô hấp sáng Phương pháp thực hiện:

Chọn cây thí nghiệm có cấu tạo đối xứng qua gân lá Dùng kéo cắt ½ lá về một phía (vào thời điểm 7-8 giờ sáng) rồi ngâm trong nước 30 phút, sau đó khoan lấy một số mảnh lá (cũng có thể không cắt rời lá ra, mà chỉ cần khoan các mảnh trên phiến lá, phần còn lại để lá tiếp tục quang hợp) Đếm số mảnh lá đó nhân với diện tích một mảnh được diện tích lá thí nghiệm Cho các mảnh lá đó vào hộp kim loại hoặc chén sứ đặt vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100-1050C sau thời gian 2 giờ lấy ra, để nguội, rồi cân ta được P1 Còn ½ lá còn lại đem phơi ngoài nắng 6-8 tiếng đồng hồ, sau đó đem vào cắt thành những mảnh tương tự như đa làm với ½ của lá trước đó Đem các mảnh lá vừa cắt đi sấy khô ở nhiệt độ từ 100-1050C trong 2 tiếng Sau đó lấy ra, để nguội đem cân ta được P2

Cường độ quang hợp được tính bằng công thức sau: I = . (mg/dm2/h)

Trong đó

I: cường độ quang hợp

P1: khối lượng khô tuyệt đối của nửa miếng lá trước khi để ra ngoài sáng P2: khối lượng khô tuyệt đối của những miếng lá của nửa lá còn lại sau khi để cây ra ngoài ánh sáng 4-6 tiếng

S: diện tích lá (dm2) t: thời gian thí nghiệm (h)

Lưu ý: Số miếng lá khoan trước và sau phải bằng nhau

2.3.3.4 Trọng lượng tươi, trọng lượng khô

Trọng lượng tươi và khô là một trong những chỉ tiêu quyết định đến năng suất của cây trồng Trọng lượng tươi chịu sự ảnh hưởng từ số lá trên thân, chiều

cao thân, số lượng bông,…

- Trọng lượng tươi (g): Nhổ toàn bộ rễ, thân, lá rồi đem rửa sạch đất, để cho ráo toàn bộ sau đó đem cân trên cân điện tử, ghi lại số liệu

- Trọng lượng khô (g): Sau khi cân trọng lượng tươi, đem sấy cây ở nhiệt độ cao 1050C trong 2 giờ, sau đó sấy lại ở nhiệt độ 80 - 900C cho đến khi trọng lượng không đổi Tiến hành ghi lại số liệu

Trang 24

2.3.3.5 Hàm lượng nước tổng số

Tính theo công thức: M = m1 - m2m1 x 100 Trong đó: m1: Trọng lượng tươi (g)

2.3.4.1 Xác định số lá trên cây

Số lá trên thân cây biểu hiện sự sinh trưởng của cây và mang đặc tính di truyền của giống Đồng thời lá giúp cây quang hợp tạo vật chất hữu cơ, tích lũy cho cây Vậy nên chỉ tiêu về số lượng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định đến năng suất của cây

Quan sát và đếm số lá có trên thân cây hoa vào 3 giai đoạn sau: - Đo lần 1: Vào thời điểm cây được 3-4 cặp lá thật

- Đo lần 2: Vào thời điểm cây bắt đầu xuất hiện nụ hoa đầu tiên - Đo lần 3: Vào thời điểm hoa trưởng thành (hoa nở 50% trên tổng số)

2.3.4.2 Xác định diện tích lá cây (dm2)

Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa Mào Gà đuôi phụng, số lượng lá, mật độ cây trồng và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến diện tích của phiến lá Diện tích lá phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của hoa Chỉ số diện tích lá thay đổi tùy theo loài, giống cây, mùa vụ và nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây Diện tích lá thể hiện tiềm năng quang hợp để tích lũy hợp chất hữu cơ cho cây, nên có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây Tăng diện tích lá giúp cho tăng bề mặt và khả năng hấp thụ ánh sáng của hệ sắc tố Diện tích lá càng cao thì khả năng quang hợp càng lớn và năng suất sẽ càng cao và ngược lại

Trang 25

Cách tực hiện tính diện tích lá như sau: Cắt 1 miếng giấy có diện tích 1 dm2 đem cân khối lượng Vẽ hình lá lên một miếng giấy khác cùng loại rồi sau đó cắt hình đem cân Từ đó tính được diện tích lá

2.3.4.3 Xác định chiều cao của cây (cm)

Chiều cao cây là một trong những đặc trưng cơ bản để phân biệt giống (Mào Gà có nhiều chủng loại khác nhau) Nó thể hiện đặc tính di truyền , sức chịu đựng tác động của ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, chế độ thâm canh…Đồng thời chiều cao cây cũng phản ánh sát thực tình hình sinh trưởng, khả năng phân cành và đến sự ra hoa của cây

- Lần đo 1: Vào thời điểm cây được 3-4 cặp lá thật - Lần đo 2: Vào thời điểm cây xuất nụ đầu tiên

- Lần đo 3: Vào thời điểm cây có 50% hoa trưởng thành

Lưu ý: Dùng thước dây có đơn vị độ dài cm để đo chiều cao và đường kính của thân cây từ gốc đến ngọn

2.3.4.4 Xác định đường kính của thân cây hoa

Đường kính của thân cây là một trong các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây Nó đánh giá sức sống cũng như khả năng chống đỡ với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi Đường kính thân được đo vào 3 giai đoạn như sau:

- Lần đo 1: Vào thời điểm cây được 3-4 cặp lá thật - Lần đo 1: Vào thời điểm lúc hoa ra nụ đầu tiên

- Lần đo 2: Vào thời điểm lúc cây hoa có 50% số hoa đã nở)

2.3.4.5 Xác định về số nhánh của thân cây hoa

Trong quá trình sinh trưởng cây liên tục phân nhánh, nhánh được phân

Trang 26

thành nhiều loại như nhánh cấp 1, cấp 2,…Tuy nhiên chỉ tiêu về số nhánh trong đề tài này chỉ tính số nhánh cấp 1, tức là nhánh xuất phát từ thân chính của cây

Đếm trực tiếp số nhánh cấp 1 trên thân của cây hoa vào các khoảng thời gian sau:

- Lần đo 1: Đếm số nhánh vào thời điểm cây có nụ đầu tiên

- Lần đo 2: Đếm số nhánh vào thời điểm cây có 50% hoa trưởng thành

2.3.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản và năng suất của cây hoa Mào Gà đuôi phụng

2.3.5.1 Xác định thời điểm ra nụ đầu tiên cây hoa

Thời điểm từ trồng đến khi cây ra nụ đầu tiên là khoảng thời gian đánh giá cây đã bắt đầu bước vào quá trình phát triển về mặt sinh sản của cây

Đo 1 lần tính thời gian từ lúc gieo trồng đến khi cây xuất hiện nụ đầu tiên

2.3.5.2 Xác định số hoa trên cây của cây hoa

Số lượng bông trên cây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với cây có mục đích sử dụng hoa Bông càng nhiều thì càng có giá trị cao

Chỉ tiêu này được đo 1 lần: Được xác định bằng cách đếm trực tiếp số nụ trên cây và ở các nhánh cấp 1 vào giai đoạn hoa đã trưởng thành

2.3.5.3 Xác định thời điểm khi hoa trưởng thành

Tính thời gian kể từ lúc bắt đầu có 50% nụ (trên tổng số hoa) cho đến khi hoa đạt được 50% hoa nở đã trưởng thành (trên tổng số hoa )

2.3.5.4 Xác định chiều dài của hoa

Được xác định bằng cách lấy thước đo từ cuống đến hết phần ngọn của hoa Thời gian đo là lúc hoa đã trưởng thành và chọn hoa để đo là hoa trên nhánh chính (hoa mọc theo trục chính của thân)

2.3.5.5 Xác định độ bền tự nhiên của hoa

Độ bền tự nhiên của hoa được nghiên cứu như sau: Theo dõi thời gian từ lúc hoa nở (tính từ lúc có 50% đã nở /tổng số hoa) đến lúc có 50% số hoa tàn trên tổng số Tiến hành ghi chép thời gian (ngày)

2.3.6 Phương pháp xử lí số liệu

- Các số liệu thu được qua các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel

Trang 27

Thống kê sinh học với các thông số + Trung bình ( Mean): = ∑

Trong đó: là trung bình mẫu là giá trị quan sát thứ i n là số lượng mẫu

+ Độ lệch chuẩn: (Standard Deviation) s =√ = ∑ Trong đó: s là độ lệch chuẩn

là trung bình mẫu là giá trị quan sát thứ i n là số lượng mẫu

+ Hệ số biến động CV (Coefficient of Variation) : CV = x 100 Trong đó: s là độ lệch chuẩn

là trung bình mẫu

Ngày đăng: 23/06/2024, 19:36

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w