1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Nhân học: Ứng dụng của phim Nhân học tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

138 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN TÀI LINH

ỨNG DỤNG CỦA PHIM NHÂN HỌC

TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Hà Nội — 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN TÀI LINH

ỨNG DỤNG CỦA PHIM NHÂN HỌC

TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC

MÃ SÓ: 8310302.01

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

PGS.TS Nguyễn Trường Giang PGS.TS Nguyễn Văn Sửu

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Ứng dụng của phim Nhân học tại Bảo tàng Dân tộc

học Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện Những tư liệu trong luận

văn được khai thác, thu thập tại thực địa và các tài liệu tham khảo đã được trích nguồn

đầy đủ Nếu sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của

Người cam đoan

Nguyễn Tài Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là sự nỗ lực nhằm tìm kiếm giá trị ứng dụng của phim nhân họctại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Đề hoàn thành luận văn, tôi đã sử dụng các

phương pháp điền dã dân tộc học và kết hợp với các nguồn tư liệu lưu trữ, nghiên cứu

của các tác giả đi trước; đồng thời sưu tầm, khai thác bằng cách xem và phân tíchnhững thước phim nhân học trong và ngoài Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Kết quả

của luận văn ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có sự giúp đỡ của nhiều nhà nghiên

cứu, cá nhân, tô chức Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ,

các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong

suốt thời gian triển khai nghiên cứu của mình.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Trường Giang, ngườihướng dẫn luận văn đã định hướng về mặt khoa học cũng như hướng dẫn tận tìnhcông việc nghiên cứu từ phương pháp luận đến điền dã, gặp gỡ những người làmphim nhân học và cách thức trình bày luận văn Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biếtơn đến những thay cô giáo trong Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hộivà Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội) đã chỉ bảo tận tình, truyền đạt những kiếnthức quý báu, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin cảm ơn TS Vũ Phương Nga đã tư van, góp ý, cung cấp nhiều tài liệu vànhững thước phim nhân học quý giá, giúp tôi hình dung rõ nét về tình hình ứng dụng

phim nhân học tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những thé hệ đi trước, các nhà nghiên cứu,nhà làm phim đã và đang xây dựng và vun đắp kho di sản phim nhân học cho đếnngày nay Những thành quả đó là tiền đề để thế hệ như tôi may mắn tiếp cận được,góp phan lan tỏa giá trị ban sắc văn hóa các dân tộc, đưa sản phẩm khoa học - di sảnvăn hóa đến gần hơn với công chúng.

Hà Nội, tháng năm 2021Học viên

Nguyễn Tài Linh

Trang 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2- ¿22 +©E+2E£2EE+EE+EEtzEezrserxerxeres 12

1.2 Cơ sở lý luận - 2-22 5E2+EE2EE92E1271127121171127121121111.21111111E 1111 cre.21

1.3 Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học Việt NÑam - + +- + + + *++stsssereses 26Tiểu kết chương L - 2 52SES2 SE EEEEEE1211211211 1111111111111 111111111 cte 30

CHƯƠNG 2: BÓI CẢNH RA ĐỜI CỦA PHIM NHÂN HỌC Ở BẢO TÀNGDAN TỘC HỌC VIỆT NAM TRONG MOI TƯƠNG QUAN VỚI CÁCTRUONG ĐẠI HỌC VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 31

2.1 Bối cảnh hình thành dong phim nhân học tại bảo tàng . : :-: 312.2 Từ dòng phim tài liệu đến bộ phim nhân học đầu tiên - 2-52 362.3 Tiếp nhận phong cách làm phim nhân học mới tại Việt Nam: Phim tài liệu trực

tIẾP Q.22 21 T1 T2 2 2 T11 12111 1 1111111 errey 372.4 Sự lan tỏa phong cách làm phim nhân học đến các bảo tàng và cơ quan nghiên

CUU 015 Ú 39

2.5 Dao tạo làm phim nhân hoc tại các trường đại học -sc++<xs+<xsss 44

Tiểu kết chương 2 -2- 2-52 E2EESEESEE2E12E1571211211211211117112111171.11 11110.47CHUONG 3: TỪ LY THUYET DEN UNG DUNG PHIM NHÂN HOC TRONGNGHIÊN CUU, TRÌNH CHIEU VA TRUNG BAY BAO TÀNG 49

3.1 Hội thao phim dân tộc học/nhân hoc cee eeecceeseesnecesceeeseeceaeceeseceseeeeeeesaeeees 49

3.2 Sự thay đổi phong cách làm phim .c.cccccessesseessessessesssessessesseessessessessesssesseesen 553.3 Ứng dụng của phim nhân học trong trình chiếu và trưng bày 59

3.4 Phim nhân học trong nghiên cứu, 2140 đỤC «+ x+*cseseeseesersessrs 65

Trang 6

Tiểu kết chương 3 - 2-52 22SESEESEE2E12E1971211211211211717112111111 111110 67CHUONG 4: BAN LUAN VE PHIM NHAN HOC TRONG LINH VUC NHANHỌC VA BAO TANG 0.ooicocccccscscsssesssesssesseessesssessvsssecssesssessesssesssesasssseessesasesaeessecssess 69

4.1 Định hình phong cách làm phim nhân hoc mỚii - 5 «+55 <5s£+s£+s+2 69

4.2 Hiện trạng phim nhân học tại BTDTHVN - S sec 76

4.3 Những thách thức của phim nhân học trong lĩnh vực bảo tang và nhân hoc 80

4.4 Hướng phát triển phim nhân học tại BTDTHVN -¿©22scs+zx=sz 83Tidu két ChUONG 4 NT ẽ“ ¬aa4›):' ,ÔỎ 91

$0) 93TÀI LIEU THAM KHẢO 22 52SS2EE‡EE2EE2 2211711271211 11.1 c.tree 96

10000 92 /(‹434 106

Trang 7

BANG KY HIỆU, CHỮ CAI VIET TAT

BTDTHVN _ : Bao tàng Dân tộc hoc Việt NamDH : Đại hoc

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên HiệpUNESCO : Quốc (United Nations Educational Scientific and

Cultural Organization)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 1.1 So sánh phim nhân học và phim dân tộc học 5- 5 «+ +s<++s++ 25

Bảng 3.1 Sự khác biệt đặc điểm giữa phim tài liệu “truyền thống” và phim dựa vào

cộng đỒng ¿- + + St EE19112112112112111111111 1.11511111111111 11111111 11 re 64

Bang 4.1 Dinh hình các phong cách làm phim nhân học 75

Bang 4.2 Số lượng phim đang trưng bày tại BTDTHVN -55- 555552 78Bảng 4.3 Trung bình chung số điểm đánh giá phim trưng bay của khách theo thang điểm

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phim dân tộc học là một loại hình mới trong nghiên cứu dân tộc học, bằng cáchlàm phim chính về chủ thể được nghiên cứu Những vấn đề phim dân tộc học đề cậpđến thường xoay quanh một chủ đề, một câu chuyện, một thân phận cụ thể trong một

cộng đồng Phim dân tộc học bằng một ngôn ngữ riêng của nó là hình ảnh, âm thanh

sẽ tiếp cận một cách trực tiếp câu chuyện mà cộng đồng đó quan tâm, bức xúc, gánhchịu khó khăn đang phải đối diện (Nguyễn Trường Giang 2010: 93).

Lich sử phát triển của dong phim dân tộc học phải kế đến quá trình con người

phát minh ra máy ảnh và máy ghi hình từ năm 1883, Jules Etienne Marey đã giới

thiệu máy chụp ảnh liên tục trước Viện Hàn lâm Khoa học Paris, và ké từ năm đó,

ông nghiên cứu thành công phương thức chụp ảnh 20 hình/giây, tạo tiền đề cho nghiên

cứu ghi hình chuyền động Thước phim dân tộc học đầu tiên được tiến hành vào năm1898 về chuyến thám hiểm dân tộc học của người Anh đến eo biên Torres, nhằm thuthập một cách hệ thống tất cả thông tin về dân cư địa phương Chuyến đi này doAlfred Cort Haddon khởi xướng, ông đã sử dụng máy quay phim Lumiere để làmphim tài liệu dân tộc hoc Chuyến đi thám hiểm của Haddon đã đánh dấu sự ra đờicủa nhân học thi giác, cụ thể là phim dân tộc học (Paolo Chiozzi 2005: 75).

Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về dân tộc học nhân học từ lý thuyết đếncác phương pháp làm phim, thậm chí đã từng tô chức nhiều liên hoan phim dân tộchọc/nhân học Về mặt lý thuyết và phương pháp, các học giả đưa ra khá đầy đủ, tuynhiên các hướng tiếp cận khác nhau đưa ra các kết quả nghiên cứu khác nhau, tạo nên

các cách nhìn đa dạng về phim nhân học; có thé nói, chưa có công trình nghiên cứu

có hệ thống làm sáng tỏ phim nhân học là gì? (hay có sự nhằm lẫn và phân chia về

khái nệm phim dân tộc học và phim nhân học), bối cảnh ra đời và quá trình phát triểncủa nó như thế nào?

Những năm cuối thế kỷ XX, với sự kích thích và giúp đỡ từ bên ngoài, dấu mốclịch sử phim dân tộc học Việt Nam được hình thành và phát triển bước đầu dựa trên

Trang 10

các dự án tại BTDTHVN Ban đầu với sự giúp đỡ của quốc tế thông qua các đợt tậphuấn làm phim đối với cán bộ của BTDTHVN, thành qua là những sản phẩm phimbản quyền của BTDTHVN Điền hình như sự tài trợ của Quỹ Ford vào năm 1999,nhóm nghiên cứu của BTDTHVN đã đến vùng Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên lựa chọnvà làm phim về Rối Tay Bộ phim ké về câu chuyện mai một và phục hồi múa rối quecủa dòng họ Ma Quang, người Tay ở vùng Định Hóa — Thái Nguyên Lan đầu tiêncác nhân vật trong tác phẩm điện ảnh được nói lên sự mai một và ao ước phục dựnglại múa rỗi que của mình Đây là bộ phim đánh dấu cho sự ra đời của phim nhân học

tại BTDTHVN.

Hiện nay có nhiều khái niệm và cách gọi tên cho dòng phim tại BTDTHVN mà

tôi đang phân tích là phim dân tộc học hoặc phim nhân học Trong luận văn này, với

những kiến thức đã tổng hợp được từ các nhà nghiên cứu đi trước, tôi thống nhất sử

dụng tên gọi dòng phim này là phim nhân học tại BTDTHVN Bởi lẽ, theo tôi, dong

phim này gắn liền với hệ lý thuyết và phát triển của nghiên cứu dân tộc học chuyênmình sang nhân học Lịch sử của dân tộc học hay nhân học đã trải qua nhiều thăngtram và những bước ngoặt phát triển khác nhau; nhiều học giả van xem dân tộc họcra đời và phát triển gắn liền với quá trình thực dân hóa của chủ nghĩa tư bản cũ của

châu Âu, các nhà dân tộc học khám phá nghiên cứu văn hóa các nước thuộc địa Có

thé nói, nửa sau thế ky XX đã có một bước chuyền minh cho một trào lưu nghiên cứu

mới trong dân tộc học — nhân học Các nghiên cứu tập trung vào việc khám phá cácxã hội nông dân và đô thị, văn hóa thị dân, văn hóa nông dân, sự vận động của di dân

và đô thị hóa và nhân mạnh việc sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học.

Thế giới hiện nay đang bước vào giai đoạn công nghệ 4.0, trong đó mọi thông

tin, dữ liệu đều được số hóa, trình bày và cho phép tương tác trên các nền tảng trựctuyến như: Facebook, Youtube, Google, hosting các cá nhân trong không gianmạng đều là “công dân số”, có thé tự phát triển và làm phim với nội dung câu chuyệnsáng tạo của riêng mình (theo xu hướng phim nhân học) Sự phát triển này đã tácđộng không nhỏ đến dòng phim nhân học và sự đón nhận dòng phim này trong cộng

Trang 11

đồng hiện nay Do vậy, nên có một cách nhìn mới, định hình lại vị thế và tương laicho phim nhân học tại Việt Nam trong giai đoạn kỷ nguyên số?

Từ những lập luận về ý nghĩa khoa học và thực tiễn được nêu trên, tôi quyết

định chọn đề tài: “Ung dụng cua phim Nhân học tại Bảo tang Dân tộc học Việt Nam”

làm luận văn tốt nghiệp ngành Nhân học.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục dich nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển phim nhân học tạiBTDTHVN, sự lan tỏa phim nhân học từ BTDTHVN đến trường học và các tô chứcnghiên cứu Ứng dụng của phim nhân học trong nghiên cứu, trình chiếu và trưng bày.

Từ đó góp phần bàn luận triển vọng tương lai của phim nhân học trong trưng bày và

nghiên cứu Việt Nam.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu quá trình hình thành phim nhân học, từ lý thuyết đến thực hành

tại BTDTHVN.

- So sánh các phong cách làm phim của các đơn vi nghiên cứu, bảo tàng từ việc

ứng dụng phim nhân học dé nghiên cứu, lưu giữ văn hóa và trưng bay.

- Dự đoán xu hướng phát triển của phim nhân học tại Việt Nam trong tương lai.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phim nhân học tại BTDTHVN, tiếp đến

là các cơ quan nghiên cứu ứng dụng phim nhân học trong cả nước Cụ thê nội dungluận văn sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

- Lịch sử hình thành và phát triển phim nhân học tại BTDTHVN

- Phim nhân học tại BTDTHVN: bao gồm hệ thống phim trưng bay, phim tàiliệu lưu trữ văn hóa, phim dân tộc học gắn với nghiên cứu, phim dựa vào cộng đồng

- Phim nhân học với sự kết nối của nhà nghiên cứu, người làm phim, người được

làm phim và công chúng.

- Phim nhân học được ứng dụng tại các cơ quan nghiên cứu, bảo tàng và giáo dục.

Trang 12

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu: Luận văn lựa chọn nghiên cứu tại BTDTHVN, làmột trong những bảo tàng đầu tiên và đi đầu ở Việt Nam về phương thức tiếp cận làmphim nhân học và ứng dụng phim nhân học trong trưng bày và truyền hình.

Phim nhân học ở BTDTHVN, cụ thê là phim gắn với nghiên cứu, phim trưngbày; được thé hiện thông qua các dự án nghiên cứu dân tộc học/nhân học, hệ thống

phim đang được trình chiếu ở các khu trưng bày: tòa nhà Trống Đồng, tòa nhà Đông

Nam Á, khu trưng bày ngoài trời.

Bên cạnh đó, các cơ quan nghiên cứu ứng dụng phim nhân học ngoài

BTDTHVN như Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Vicas), Viện Âmnhạc Việt Nam, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), Khoa Vănhóa Dân tộc thiểu số - Đại học Văn hóa TP.HCM, Trường đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

- Về thời gian nghiên cứu: Khung thời gian được xác định cụ thể từ năm 1995đến nay, dựa trên quá trình hình thành và phát triển của bảo tàng cũng như phim nhânhọc tại BTDTHVN; đồng thời là sự lan tỏa của phim nhân học đến các cơ quan nghiên

cứu, truyền hình và giáo dục.

Thời gian nghiên cứu thực địa được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2021, tập

trung nghiên cứu tài liệu và phim nhân học tại bảo tảng và các cơ quan nghiên cứu,

truyền hình Trong đó có thời gian quan sát, khảo sát sự quan tâm của nhà nghiên cứuvà công chúng đối với phim nhân học được trưng bày tại BTDTHVN.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, phương pháp quan sát tham gia, phỏng vấn sâu là hai trong sốnhững phương pháp đặc thù của Nhân học đều được thể hiện trong nghiên cứu này.

Phương pháp quan sát tham gia: Đây là một trong những phương pháp nghiên

cứu đặc thù của ngành Nhân học, nhà nghiên cứu thâm nhập cộng đồng, lao động,tham gia các hoạt động tại cộng đồng đề hiểu đối tượng thông qua quá trình điền dã

dân tộc học Trong nghiên cứu này, tác giả đã áp dụng phương pháp quan sát tham

gia băng việc thực tập có mặt thường xuyên tại phòng Phim — Âm nhạc Dân tộc học

Trang 13

của BTDTHVN trong thời gian 6 tháng từ 20/1/2018 đến 20/6/2018, sau khi kết thúcthực tập tác giả vẫn thường xuyên điền dã tại bảo tàng từ tháng 21/6/2018 đến nay.Ngoài ra, tác giả còn thường xuyên đến tham khảo, làm việc phối hợp tại các cơ quan

nghiên cứu và các cơ sở đào tạo có sử dụng phim nhân học Với điều kiện thuận lợithực tập tại BTDTHVN, tác gia đã được trải nghiệm, tiếp xúc với phim nhân học, cơsở vật chất làm phim nhân học và mối tương quan của phim nhân học đối với các

phòng nghiệp vụ, nghiên cứu, trưng bay của bảo tàng Mục đích của phương pháp

này nhằm tìm hiểu thực trang, ứng dụng, quá trình hình thành và phát triển của phim

nhân hoc tại BTDTVN Việc sử dụng phương pháp quan sát tham gia giúp nhà nghiên

cứu thấu hiéu được những câu chuyện liên quan đến việc sử dụng phim nhân học, thé

chế hoạt động tại BTDTHVN.

Phương pháp phỏng van sâu: Phỏng van các cán bộ phòng Phim — Âm nhạc dân

tộc học, cán bộ phụ trách các mảng nghiên cứu, trình chiếu và trưng bày tại

BTDTHVN Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn các cán bộ, giảng viên, sinh viên tại

các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo có ứng dụng phim nhân học Ngoài ra,

tác giả còn phỏng vấn sâu kết hợp phỏng vấn bảng hỏi khán giả đã xem phim nhân

học một cách trực tiếp tai BTDTHVN và liên hệ phỏng van một số nhân vật có mặt

trong phim dé tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và ứng dụng phim nhân học

hiện nay tại bảo tàng Từ đó làm rõ mối quan hệ tương tác đa chiều giữa nhà làm

phim, cộng đồng trong phim va khán giả xem phim.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác gia đã khai thác các nguồn tư liệu khácnhau dé phục vụ cho nghiên cứu Đầu tiên, phải ké đến nguồn tài liệu nghiên cứu,

xem phim nhân học được trưng bay va trong thư viện tại BTDTHVN Thư viện hình

ảnh và thư viện phim của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Các công

trình nghiên cứu trong giảng dạy thực hành làm phim nhân học tại Khoa Nhân học,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN; Khoa Nhân học, TrườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM; Khoa Văn hóa Dân tộc

Thiéu số, Trường Đại học Văn Hóa TP.HCM Ngoài ra, tác giả còn thu thập dữ liệu,

xem phim và thu thập phong cách làm phim nhân học, phim tài liệu tại các đơn vị

Trang 14

như: Hãng phim Tài liệu Trung ương, Xưởng phim Quân đội, Trung tâm Văn hóaPháp (LEspace), Những nhà làm phim trẻ độc lập (R.E.G), The Centre for Assistance

and Development of of Movie Talents (TPD) — Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năngđiện ảnh, Doclab (Documentary Lab), Đây là nguồn tư liệu giúp tác giả tiếp thu ýtưởng nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của phim nhân học tạiBTDTHVN, và ảnh hưởng của dòng phim này đối với các đơn vị bên ngoài.

Ngoài ra, tác giả còn tham khảo những tài liệu thứ cấp trên các tạp chí, sách báo

khoa học có liên quan đến phim nhân học, phim tài liệu, tham khảo các kỹ năng làmphim nhân học, phim tài liệu từ nguồn internet Day là nguồn tư liệu tương đối kháchquan, phản ánh cái mới trong xu thế xã hội hội nhập và phát triển, một phần không

thé thiếu trong quá trình phân tích và xử lý dữ liệu trong luận văn.

5 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu dé tìm lời giải đáp cho các câu hỏi

nghiên cứu sau đây:

Câu hỏi thứ nhất: Bối cảnh hình thành và phát triển của phim nhân học tai

BTDTHVN trong mối tương quan với các trường đại học và viện nghiên cứu diễn ra

như thế nào?

Câu hỏi thứ hai: Những ứng dụng, chức năng của phim nhân học tại BTDTHVN?Câu hỏi thứ ba: Phong cách làm phim nhân học tại BTDTHVN có gì khác sovới các đơn vi lam phim nhân học trong cả nước?

Câu hỏi thứ tư: Tương lai của phim nhân học trong lĩnh vực Bảo tàng và nhân học?

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa khoa học

Cung cấp một cách có hệ thống về cách tiếp cận lý thuyết và những thực hành

đối với phim nhân học, bằng cách phân tích quá trình hình thành, phát triển và ứng

dụng cua phim nhân hoc tại BTDTHVN.

Đóng góp tư liệu nghiên cứu ứng dụng của phim nhân học; tại bảo tàng phim

có chức năng lưu trữ, trưng bảy, tại cơ quan nghiên cứu phim có chức năng là tài liệu

minh họa cho nghiên cứu, tại đại học phim có chức năng giảng dạy.

10

Trang 15

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Bằng kết quả nghiên cứu với lý luận và thực tiễn, luận văn đóng góp tư liệu về

phim nhân học tại Việt Nam, trường hợp nghiên cứu phim nhân học tại BTDTHVN.

Hệ thống hóa lịch sử hình thành phim nhân học tại Việt Nam, lay BTDTHVNlà đối tượng nghiên cứu; ứng dụng của phim nhân học trên các bình diện khác nhau.

Nhận định về hiệu quả của việc ứng dụng phim nhân học tại BTDTHVN, cụ thểlà phim trưng bày và phim gắn với nghiên cứu nhân học Ngoài ra luận văn cũng sẽluận bàn một số giải pháp dé nâng cao hiệu quả đối với phim nhân học ở BTDTHVNtrong tương lai nhằm nâng cao hiệu quả trưng bày đến công chúng.

7 Cau trúc luận văn

Luận văn gồm hai phần: chính văn và phụ lục Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài

liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu trúc thành 4 chương:

Chương 1: Lịch sử nghiên cứu vấn đề, cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu.

Chương 2: Bối cảnh ra đời của phim nhân học 6 BTDTHVN trong mối tương

quan với các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam.

Chương 3: Từ lý thuyết đến ứng dụng phim nhân học trong nghiên cứu, trìnhchiếu và trưng bày bảo tàng.

Chương 4: Bàn luận về phim nhân học trong lĩnh vực nhân học và bảo tàng.

Phần phụ lục gồm có: Tư liệu hình ảnh, Bản đồ địa bàn nghiên cứu, Tư liệu văn

11

Trang 16

CHƯƠNG 1

LICH SỬ NGHIÊN CỨU VAN DE, CƠ SỞ LÝ LUẬN,

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Lịch sử nghiên cứu phim nhân học đồng hành cùng với bối cảnh, lịch sử phát

triển của nhân học cho đến ngày nay; Các phương pháp luận về mặt lý thuyết đồng

hành dựa trên các dự án làm phim, liên hoan phim và các lý thuyết trong giáo trình

giảng dạy phim nhân học tại các trường đại học.

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu và quá trình phát triển phim nhân học ở trên thé giớiCó thé nói lịch sử hình thành và phát triển của thé loại phim nhân học luôn gắnliền với sự phát triển của các nghiên cứu dân tộc học, nhân học Phim nhân học ra đờinhằm giải đáp và làm rõ hơn những điều bí ân về văn hóa nguyên thủy, sự phát triểncủa văn hóa tộc người bằng hình ảnh; Giải đáp những giá trị nguyên gốc theo cáckhía cạnh đa chiều mà đôi khi các bài viết nghiên cứu không thể giải quyết thấu đáo.

Năm 1883, Jules Etienne Marey đã giới thiệu máy chụp ảnh liên tục trước Viện

Hàn lâm Khoa học Paris, ông đã sáng chế ra hệ thống ghi hình qua các bức ảnh chụp

với tốc độ 20 hình/giây Nghiên cứu thành công của ông là dấu mốc và bước ngoặc

cho công nghệ ghi hình, là bước đà cho sự phát triển của điện ảnh thế giới Ngày 19tháng 3 năm 1895 đã trở thành một dấu mốc quan trọng, mở đầu cho sự ra đời bộmôn nghệ thuật mới mang tên điện ảnh Hai anh em nhà Lumiere đặt chiếc máy quayphim tự chế của mình trước cổng một nhà máy ở thành phố Lyon (Pháp) để quaynhững thước phim đầu tiên về giờ tan tầm công nhân ra khỏi nhà máy Ngày 28 tháng

12 năm 1895, budi chiếu phim đầu tiên được tô chức trong phòng bi-a dưới tang hammột quán café ở Paris với 33 khán giả Budi chiếu phim đã tạo tiếng vang, có sức lan

truyền lớn tại Paris Từ đây, hai anh em nhà Lumiere tiếp tục mở một lớp học 6 thángvề dao tạo quay phim dé giới thiệu phát minh mới này đến khắp mọi nơi trên thế giới

(Paolo Chiozzi 2005: 75-76) Cũng vào năm 1895, nhân dip trưng bay dân tộc học về

châu Phi, Felix Louis Regnault cùng Comte thực hiện chiếu các băng truyền ảnh dưới12

Trang 17

tháp Eiffel — Pháp Các băng quay này đã được đưa vào kỷ yếu Hội Nhân học Paris

năm 1985, tạp chí tự nhiên năm 1922 Đây chính là những thước phim nhân học đầu

tiên trên thế giới được công bố (Rouch 2001: 437-438).

Từ phát minh kỹ thuật làm phim đầu tiên đó, những thước phim tài liệu nhânhọc đầu tiên được vận dụng từ các thiết bị thô sơ, do Alfred Cort Haddon chủ trìchuyến đi với mục đích thu thập một cách có hệ thống tất cả thông tin liên quan đến

cộng đồng địa phương, từ xã hội, văn hóa, tôn giáo, tại eo biển Torres vào năm

1898 Chuyến đi của Haddon đã đánh dấu sự ra đời chính thức của dân tộc học thịgiác trong các cuộc điền dã và tạo cơ sở cho việc xây dựng các kho dữ liệu videonhằm lưu trữ văn hóa (Paolo Chiozzi 2005: 75).

Giao thời giữa chiến tranh thé giới thứ nhất và chiến tranh thé giới thứ hai, lĩnh

vực học thuật và phim tư liệu bắt đầu có một lượng khán giả lớn Nhưng phải đếnnăm 1950, phim nhân học mới chính thức trở thành lĩnh vực khoa học riêng biệt, bắtđầu như một hiện tượng của chủ nghĩa thực dân, có nhiều ảnh hưởng từ các cuộcchuyên đôi chính trị, cải cách dân chủ, giành độc lập của các nước thuộc địa Ban đầuphim nhân học có vai trò nhằm khôi phục và bảo tồn lại một số tập tục văn hóa đang

có nguy cơ biến mat, dé phục vụ nhu cau nghiên cứu Một số đạo diễn đã sử dụng

phim nhân học làm phương tiện mới trong công tác tuyên truyền chính trị, như một

đòn gánh các công năng của phim nhân học.

Jean Rouch, giám đốc của Ủy ban phim nhân học và nguyên giám đốc Điện ảnhPháp cho rằng: “Sự có mặt của chiếc máy quay phim có thê tạo ra một trạng thái thôimiên điện ảnh, ở đó chủ thé văn hóa tự giới thiệu, thé hiện văn hóa của chính mình

một cách chân thực nhất” Luận điểm của ông như là hơi thở mới vào điện ảnh của

Châu Âu Jean Rouch cũng là người đề cao hướng tiếp cận “nhân học chia sẻ” (Ruby

2000: 12-13).

“Nanook ở phương Bắc” (Nanook of the North) là một bộ phim dài 79 phút doRobert J Flaherty viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất ở Mỹ vào ngày 11-7-1922 Đây

được cho là bộ phim nhân học đầu tiên trên thế giới, là một bức tranh sống động về

cuộc song, sinh hoạt của những người Eskimo tại vùng Cực Bắc (Rouch 2001: 453).

13

Trang 18

Dù được làm cách đây gần một thé ky, song những thước phim vẫn còn nguyên giá

trị thời đại với những cảnh quay đẹp, chân thực về cuộc sống của gia đình ngườiEskimo gần gũi với tất cả mọi người trên thế giới thông qua phim Flaherty là ngườichỉ ra nguyên tắc làm phim ống kính tham dự mà sau này các nhà làm phim dân tộc

học luôn đi theo.

Vào năm 1956, Hội thảo phim nhân học đầu tiên đã được tổ chức ở Hoa Kỳ.

Sau đó chương trình phim dân tộc học ra đời là nền tảng cho sự thành lập Hội Nhân

học Giao tiếp Hình ảnh thuộc Hiệp hội Nhân học Hoa Kỳ năm 1973 Năm 1975,Trung tâm Phim nhân học quốc gia tại viện Smithsonia được thành lập bởi Jayrubyvà một số nhà nhân học khác Đây chính là nền tảng cho sự ra đời của Hội Nhân học

hình ảnh và tạp chí Nhân học hình ảnh năm 1984 - thuộc Hiệp hội Nhân học Hoa Kỳ

(Taylor 1994) Vào những năm cuối của thập niên 1970s, chương trình truyền hình

ngắn Odssey về phim tư liệu, khảo cô học, nhân học, đô thị đều được những nhân

viên là nhà nhân học thực hiện dưới góc độ nhân học.

Những năm cuối thập niên 1970s, các chương trình đào tạo đại học và sau đại

học về phim nhân học ngày càng phát triển, mở đầu ở Mỹ như tại Đại học Nam

California, Đại học Temple, Đại học New York (Ruby 2000: 23) Ở Nhật Bản, phim

nhân hoc được giảng dạy thi điểm qua Đại học Hàng không và Viện Giáo dục đaphương tiện quốc gia (Sofue 1988: 158).

Năm 1960 tại Úc, Viện Nghiên cứu thổ dân và dân cư quần đảo Torres Strait đã

sử dụng phim và ảnh dé ghi hình lưu trữ lai văn hóa của các cư dân ban dia ở Úc Đây

là dau mốc hình thành và xây dựng phim nhân học tại Úc, các nhà làm phim ở việnnày đã sản xuất nhiều bộ phim, hình ảnh có giá trị về cuộc sống của thổ dân châu Úc,mà đến nay những hình ảnh đó vẫn được sử dụng (Bryson: 2001).

Dân tộc học ở Liên xô có ảnh hưởng rõ nét đối với việc đào tạo và định hướng

nghiên cứu dân tộc học ở các nước xã hội chủ nghĩa khác Năm 1907, các hãng phim

Drankov và Khanzhonkov ra đời, có chiều hướng sản xuất phim dân tộc học, là những

thước phim mô tả các cuộc thám hiểm ở Sibera, vùng Viễn Đông và miền Bắc xa xôi

của Đề quốc Nga Lý thuyết làm phim của Dziga Vertov có ảnh hưởng nhiều đến các

14

Trang 19

nhà làm phim dân tộc học và nhân học trên thế giới, liên quan đến sự thật, kiếm chứngkhách quan Lý thuyết của Dziga Vertov đưa ra sáu giai đoạn: 1) Giai đoạn quan sát(Quan sát sự vật hiện tượng, tìm ý tưởng quay) 2) Giai đoạn sau quan sát (Sắp xếpkhung hình, lên ý tưởng quay có định hướng trước sau) 3) Giai đoạn quay phim (Tiênhành quay phim đi theo logic sau khi quan sát, sắp xếp khung hình quay theo thứ tựtrước sau) 4) Giai đoạn sau khi quay (Kiểm tra quay phim, định hướng kịch bản phù

hợp với hình đã được quay và quay tiếp nếu bị bỏ sót) 5) Xem lại và đánh giá các

đoạn phim đã quay (cẫu trúc nội dung phù hợp với các thước phim đã quay, ghépnháp các phim đã quay thành nội dung có ý nghĩa và hợp lý) 6) Giai đoạn kết thúc(Sắp xếp theo trật tự logic, đánh bật van dé trong tâm của phim, tận dụng các chi tiếtnhỏ và tỉnh tế trong phim) (Brigard 1995: 29).

Dau mốc nhân học hình ảnh ở Liên Xô phải kê đến năm 1987, nước Cộng hòa

Enstonia và Châu Âu tổ chức liên hoan phim tài liệu có liên quan đến nhân học hình

ảnh ở Parnu với sự quy tụ của nhiều nhà nhân học hình ảnh nồi tiếng thé giới đến từchâu Âu và Bắc Mỹ Sau Liên hoan phim năm 1987, nhiều nhà nhân học Xô Viết bắtđầu đi theo xu hướng làm phim nhân học, Đại học Tổng hợp Lomonosov là nơi đầu

tiên đưa nhân học hình ảnh vào trong giảng dạy bởi hai nhà nhân học hình ảnh Evgeny

Alexandrov va Leonid Filimonov Đây là thành quả của sự tiếp nhận kiến thức nhânhọc hình ảnh ở phương Tây, chuyền biến phù hợp với bối cảnh xã hội chủ nghĩa, nơitrường phái Xô — Viết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân học ở Việt Nam (Nguyễn

Trường Giang 2019b: 123).

Tháng 3 năm 2005, tại Vân Nam — Trung Quốc đã diễn ra một Liên hoan hình

ảnh đa văn hóa ở Vân Nam 2005 Tại Liên hoan phim có 15 cuốn phim tài liệu, trong

đó có phim về nhân học được chính chiếu tại liên hoan phim Điều này khang địnhchỗ đứng của phim nhân học tại trung tâm văn hóa của Châu Á.

Như vậy, có thé nói rằng phim nhân học trên thé giới được các nhà làm phimnhân học phân chia sự quan tâm phát triển như sau:

- Những năm 1960s: Khai thác công nghệ, hình thành phim nhân học

15

Trang 20

- Những nam 1970s: Lam phim dựa vào quan sát, phản ánh chân thực và không

lời bình.

- Những năm 1980s: Khai thác giọng nói, chủ thé và khách thé.

- Những năm 1990s trở lại đây, làm phim nhân học về kinh nghiệm, giới thiệuvăn hóa, mơ ước và định hướng phát triển (Levinson 1996: 411).

Nhân học hình ảnh luôn được ủng hộ ở những xã hội có nên phát triển mạnh ỞMỹ, người ta thành lập Hội Nhân học hình ảnh (SVA) thuộc Hội Nhân học Mỹ Ở

các nước khác, festival phim nhân học luôn được công chúng đón nhận như: Liên

hoan phim Jean Rouch (Pháp), liên hoan phim dân tộc hoc Gottingen (Duc), liên hoan

phim dân tộc học Freiburg (Đức), liên hoan phim Yunfes tại Vân Nam, Trung Quốc(Tran Văn Anh 2010: 10).

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu và phát triển phim nhân học ở Việt Nam

1.1.2.1 Điện anh du nhập

Việt Nam chính thức là thuộc địa của Pháp từ ngày 6 thang 6 năm 1884 sau khi

đại diện triều đình nhà Nguyễn và đại diện nước Pháp ký kết Hòa ước Giáp Thân.Nước Pháp là cái nôi của điện ảnh thế giới, nên họ đã sớm du nhập điện ảnh vào nước

thuộc địa của mình như một hình thức “khai phá văn minh” cho người bản xứ Ngày28 tháng 4 năm 1899, Gabriel Veyre (là học viên lớp làm phim của hai anh nhà

Lumiere) đã tô chức buổi chiếu phim đầu tiên miễn phí tại Hà Nội cho công chúng

vào xem Như vậy là chỉ 4 năm sau khi điện ảnh ra đời, người Việt Nam đã thưởng

thức phát minh kỳ diệu này, bộ môn nghệ thuật thứ 7 đã được du nhập vào Việt Nam.

Năm 1916, Toàn quyền Đông Dương là Albert Saraut đã yêu cầu Bộ Chiến tranh

Pháp cử một đoàn điện ảnh quân đội sang Việt Nam dé quay phim giới thiệu về cuộc

sống, phong tục văn hóa, phong cảnh Việt Nam Trong 2 năm, đoàn đã quay được 20phim phóng sự và tài liệu, những thước phim này chủ yếu giới thiệu cho công chúngPháp hình ảnh về thuộc dia của mình dé kêu gọi các nhà đầu tư, kinh doanh Phápquan tâm đến việc khai thác thuộc địa (Sâm Thương: 2012).

Năm 1939 Việt Nam đã có trên 60 rạp chiếu bóng Đáng chú ý, vào năm 1936,nhà tư sản Vạn Xuân đã bỏ tiền xây dựng rạp chiếu bóng Olimpia (nay là nhà hát

16

Trang 21

Hồng Hà ở phố Hang Da, Hà Nội) phục vụ nhu cầu thưởng thức bộ môn nghệ thuậtmới của nhân dân Từ buổi chiếu phim đầu tiên năm 1899 đến năm 1939, người ViệtNam đã làm quen và trở nên yêu thích đối với môn nghệ thuật mới mẻ này Điều đóđã kích thích sự ra đời những bộ phim mới, nhiều thé loại từ phim tài liệu, phim

truyện do người Việt Nam làm với câu chuyện riêng Việt.

1.1.2.2 Phim nhân học bước đầu du nhập vào Việt Nam.

Từ thập niên 1970s của thế kỷ XX, xu hướng sử dụng các thiết bị nghe nhìn và

các phương tiện kỹ thuật số bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đây cũng là khoảng thờigian chuyền đổi từ dân tộc học sang nhân học Chính phủ và các ban ngành bắt đầuquan tâm đến việc lưu trữ các tư liệu bằng phương thức số hóa thông qua video, điểnhình là việc đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo chuyên môn cho cán bộ làm phim được

chú trọng, phim nhân học tạo được bước tiễn mới với sự hội nhập vào môi trườngkhoa học, điện ảnh của Việt Nam Tuy nhiên, thời điểm hình thành ban đầu gần như

chưa có một diễn đàn khoa học nào thảo luận về phim nhân học ở nước ta.

Từ năm 1980 — 1984, GS Tô Ngọc Thanh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiêncứu lý luận và lịch sử nghệ thuật) và các cộng sự đã sử dụng máy quay phim nhựa

16mm ghi hình và trình chiếu hàng loạt phim về văn hóa các dân tộc thiểu số tại Việt

Nam cho giới nghiên cứu văn hóa xem Đó là các phim “Lễ ăn trâu của người Bana”,“Lễ cúng cơm mới của người Bana”, “Người Giẻ - Triêng ở Kon Tum”, “Lễ Ka Tê

của người Chăm”, Những thước phim đầu tiên này do chính GS Tô Ngọc Thanhđọc lời dẫn câu chuyện, phim không có phỏng van, tự bạch, phụ đề Do điều kiện kỹthuật bảo quản phim lúc bấy giờ hạn chế cho nên những thước phim tư liệu quý đó

đã bị hỏng (Bùi Quang Thắng 2010b: 30).

Phim nhân học ở Việt Nam có bước phát triển cho đến ngày hôm nay phải kếđến vai trò kích thích, sự hỗ trợ cả về mặt lý thuyết và thực hành của các quỹ nghiêncứu quốc tế, nhất là Quỹ Ford Nhiều dự án quan trọng trong việc đào tạo cán cán bộlàm phim nhân học đáng kề đến như dự án đào tao phim nhân học do Quỹ Ford, Đạihọc Temple và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cùng tô chức Tại lớp

học của dự án này, nhiêu cán bộ từ các viện nghiên cứu, bảo tàng được học hỏi và

17

Trang 22

thực hành những kiến thức về phim nhân học bằng các phương thức cơ bản nhất nhưphỏng van, quay hình, kỹ xảo hay biên tập dựng phim Kết thúc khóa học, các nhóm

được thực hành làm phim trên bối cảnh văn hóa Việt Nam và thu được nhiều sảnphẩm đặc sắc, nhằm ứng dụng và lưu trữ phim nhân học tại Việt Nam.

BTDTHVN từ khi thành lập năm 1995 đã chú trọng việc ghi hình, lưu trữ và

dựng phim nhân học, sau đó phim được đưa trực tiếp đến công chúng thông qua

không gian trưng bày của bảo tàng.

Năm 2001, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, BTDTHVN và ViệnNghiên cứu Văn hóa đã tô chức một cuộc hội thảo có sự bình luận sôi nổi và tranhluận mạnh mẽ về phương pháp, cách thức làm phim dân tộc học, đồng thời đưa ra cácvấn đề, hướng đi trong tương lai đối với phim dân tộc học tại Việt Nam thời gian này.

Trong các năm 2003 — 2005, dưới sự khuyến khích và tài trợ của Quỹ Ford,

BTDTHVN tổ chức hai sự kiện liên hoan phim dân tộc học/nhân học quốc tế Hailiên hoan phim cung cấp cơ sở lý luận, các van đề về mặt lý thuyết, phương pháp tiếp

cận trong làm phim dân tộc học/nhân học, là một trong những diễn đàn thảo luận

phim nhân học đầu tiên tại Việt Nam và có sự bàn luận sôi nổi từ các nhà làm phim

nhân học quốc tế Các báo cáo dé dẫn của liên hoan phim nhân học/dân tộc học lần

thứ nhất 2003 và lần hai năm 2005 đã đúc kết lại các tham luận, chia sẻ, nội dung cácphim được trình chiếu được đúc kết thông qua hai ban báo cáo van tắt.

Đánh giá sự quan trọng và cấp thiết trong việc phát triển phim dân tộc học/nhânhọc tại Việt Nam, vào năm 2005, BTDTHVN đã xuất bản cuỗn Các công trình nghiên

cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, số V Ấn phẩm chỉ ra các bài viết có tính

khoa học mang tính cấp thiết về phim nhân học ở thời điểm lúc bấy giờ như các bàiviết: Một số vấn đề về phim dân tộc học Việt Nam hiện nay của PGS TS Nguyễn VănHuy; Góp ý về việc làm phim dan tộc học của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh; Phim dântộc học — mấy vấn dé lý luận và thực tiễn của TS Mai Thanh Sơn; Vài ý kiến ban dauvề việc làm phim video dân tộc học tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam của Phạm

Van Lợi, Ngoài ra còn các ân phâm Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dan

18

Trang 23

tộc học Việt Nam số I, II, Ill, IV, VI, VIL đề cập đến các vấn đề làm phim và lưu

trữ phim tại BTDTHVN.

Năm 2010, Trường Dai học Văn hóa Thành phô Hồ Chí Minh tô chức Hội thảo

phim dân tộc học và nhân học ở Việt Nam có sự tham gia của các nhà khoa hoc trong

nước, quốc tế, báo chí và đặc biệt có sự quan tâm từ phía sinh viên Đúc kết từ hộithảo, TS Trần Văn Ánh - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Thành phó Hồ Chi

Minh đã xuất bản cuốn sách Nhân học hình ảnh Cuốn sách trình bày sâu về những

kiến thức cơ bản của nhân học hình ảnh như các bài viết: Làm phim nhân học ở ViệtNam — Bước di ban dau và triển vọng của Bùi Quang Thắng, Vài suy nghĩ về phim

cộng đồng của Nguyễn Trường Giang, Tiếng nói của chủ thể trong phim nhân học

của Nguyễn Thị Thu Ha

Năm 2012, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở Vănhóa Thẻ thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh va một số đơn vị cùng tô chức liênhoan quốc tế phim nhân học Liên hoan phim đã mang đến những góc nhìn mới vềcác nền văn hóa trên thé giới cũng như các thức và quá trình tác phẩm phim nhân học,day là dip các nhà nhân học trao đổi kinh nghiệm làm phim nhân học từ đồng nghiệp

trong nước và quốc tế Những bài viết, báo cáo, cơ sở lý luận, nội dung của liên hoan

phim được đúc kết thông qua ấn pham Festival quốc tế phim nhân học 2012.

Trong ấn phẩm Ghi hình văn hóa — những khám phá về phim và nhân học (dịch

năm 2012), tác giả Jay Ruby đã phân tích các nhà làm phim nhân học kinh điển nhưRobert Flaherty, Robert Garner và Tim Asch, những người đã đưa ra những tuyên bố

sâu sắc về ứng xử của con người trong phim Bàn luận về ý tưởng của phim nghiên

cứu, truyền thông bản địa, đạo đức trong việc thể hiện bằng hình ảnh, bản chất, tri

thức của nhân học và phim.

Ấn phẩm tiếp theo là Các nguyên tắc cơ bản bản của Nhân học hình ảnh, doPaul Hocking làm chủ biên (do Phạm Hoài Anh, Vũ Thị Thu Hà dịch), xuất bản năm2012 Sách xuất bản lần đầu tiên năm 1975, lần đầu tiên khang định vị trí của ngànhnhân học hình ảnh Nội dung sách đề cập đến các phong cách làm phim nhân học,

19

Trang 24

mối quan hệ giữa phim nhân học tới điện ảnh và truyền hình, ứng dụng của phim

nhân học.

Trên tạp chí Bảo tàng & Nhân học thuộc BTDTHVN, cũng có nhiều bài viếtliên quan đến nhân học hình ảnh, phim nhân học Các bài viết như: Nhìn lại 10 nămphát triển phim dân tộc học/nhân học ở Việt Nam (sô 1 năm 2013: 51-58) Hay bàiviết Phim dựa vào cộng dong ở Việt Nam (sô 3&4 năm 2015: 138-147) của tác giả

Nguyễn Trường Giang Các bài viết đã tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của

phim nhân học tại Việt Nam và các phương pháp làm phim nhân học, làm phim dựa

vào cộng đồng một cách có hệ thống và cơ sở lý luận Trong thời gian này, nhiều bàiviết về nhân học hình ảnh, kỹ thuật làm phim và ứng dụng của phim nhân học cũng

được xuất bản dưới dạng sách và tạp chí như: tạp chí Bảo tàng & Nhân học, tạp chíDân tộc hoc, cuôn sách Để có một bảo tàng sống động (Võ Quang Trọng — Nguyễn

Duy Thiệu 2017).

Năm 2016, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã tô chức “Tuần phimnhân học Việt Nam — Hàn Quốc 2016” Ban tổ chức chọn 06 phim tiêu biểu của HànQuốc và 8 phim của Việt Nam Các phim đa dạng về nội dung và độ dài, phản ánhnhiều vấn đề xã hội, văn hóa lịch sử của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc, vềnhững vấn đề xung đột văn hóa xã hội, về giới, nhóm người đồng tính, nhiễm HIV,

về cuộc sống các dân tộc thiểu số, về người ra trình đồng mở phủ trong tín ngưỡng

thờ Mẫu Tam Tứ phủ Ngoài ra thông qua liên hoan phim, một tọa đàm về làm phimnhân học đã được tô chức, tọa đàm trao đồi, thảo luận về kinh nghiệm làm phim cũng

như việc thể hiện văn hóa con người, xã hội bằng hình ảnh.

Cho đến nay, BTDTHVN và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Viện

Thông tin Khoa học Xã hội, Viện âm nhạc Việt Nam là các cơ quan lưu trữ phim

nhân học lớn Các cơ quan ứng dụng phim nhân học vào trong giảng dạy như KhoaNhân học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội), Khoa Nhân học (Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, TPHCM), Đại học Văn hóa TPHCM Tổ chức xemphim nhân học như một công cụ phát triển xã hội như Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinhtế và Môi trường (ISEE) Ở Việt Nam hiện nay, làm phim tài liệu theo xu hướng nhân

20

Trang 25

học do những người không chuyên thực hiện đang có xu hướng trở thành một trào

lưu, có sự kích thích và hỗ trợ của các trung tâm đào tạo phim như: Trung tâm Văn

hóa Pháp (L’Espace) với khóa học Varan mở ra từ năm 2004, Những nha làm phim

trẻ độc lập (R.E.G), Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD, DocumentaryLab (Doclab) là các trung tâm thử nghiệm về phim tài liệu và nghệ thuật video,

Có thể thấy rằng, các nghiên cứu ở Việt Nam đều hướng đến việc thảo luận,

phân tích, định vị phim nhân học mà ít có góc nhìn tổng hợp cũng như tính ứng dụng

của phim nhân học đối với các cơ quan nghiên cứu, bảo tàng, cơ sở giáo dục Dovậy, cần có sự tìm hiểu những khía cạnh nổi bật về mặt lý thuyết phim nhân học, dé

từ đó giải mã ứng dụng của phim nhân hoc trong việc trưng bay, nghiên cứu va giảng

dạy, làm cơ sở cho việc đưa ra những nhận định có tính dự đoán về một tương lai mở

của phim nhân học.

1.2 Cơ sở lý luận

12.1 Lý thuyết nghiên cứu

Đề thực hiện luận văn này, tác giả đã xem xét, đánh giá quyền lực của nhà làmphim, cũng như quyền lực của đối tượng được làm phim thông qua các nghiên cứuphim nhân học Trong luận văn này, tác giả áp dụng lý thuyết chủ nghĩa hậu hiện đại

để lý giải các luận cứ của mình.

Chủ nghĩa hậu hiện đại:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ đãthúc đây các nhà nhân học và những người làm trong các chương trình phát triển cộngđồng đã vận dụng những phương pháp mới, kỹ thuật mới vào nghiên cứu thực tiễn.

Trong nhân học có sự thay đổi về phương pháp và lý thuyết, lý thuyết hậu hiện đại

được hình thành và nổi lên ở thập niên 1980s của thế kỷ XX Xu hướng mới, các nhànhân học hướng tới cách tiếp cận có tính tập thê, có sự tham gia của nhiều người hơntrong nghiên cứu thay vì đối thoại, độc thoại Tức là trong nghiên cứu nên có sự thamgia của một nhóm thay vì chỉ có một nhà nhân học, do đó đối tượng nghiên cứu có

thể đối thoại với người nghiên cứu, đưa ra nhiều tiếng nói khác nhau trong tác pham.

Đây chính là tính đa thanh trong Chủ nghĩa hậu hiện đại.

21

Trang 26

Trong thực tế, bat kỳ tác phẩm trình bay mang tính điền dã dân tộc học nào cũngchứa đựng nhiều cách mô tả; ghi chép và diễn giải bởi rất nhiều “tác giả” bản xứ.Bakhtin cho răng thuyết đa thanh là sự trình bày của những chủ thể có tiếng nói trongmột môi trường có nhiều diễn ngôn ngữ khác nhau, cụ thể như “văn hóa” chỉ là sựđối thoại sáng tạo và có tính mở giữa các tiêu văn hóa, giữa người trong và ngoài nền

văn hóa và các nhóm khác nhau (James Clifford 2014: 545-546).

Các giọng nói ở thực địa đều được truyền tải một cách êm ái thông qua giọng

văn mô tả về những người cung cấp thông tin Thông qua việc đặt sự diễn giải bảnđịa về phong tục vào vi trí dễ nhận ra như tác phẩm khu rừng của biểu tượng (TheForest of Symbols) và người Ndembu của Turner đã phơi bày một cách cụ thể những

van đề thuộc tinh đa thanh và đối thoại của văn bản Nhìn chung các tác phẩm điền

dã dân tộc học của Turner có mức độ đa thanh hiếm gặp và rõ rệt xây dựng trên cơ

sở những lời trích (James Clifford 2014: 550).

Ngoài ra có thể ké đến tác phẩm Bà Chúa Xứ của Philip Taylor xuất ban năm2004 Trọng tâm của nghiên cứu này là hiện tượng hàng loạt người hành hương đếncác miếu, đền thờ ở khu vực đồng băng sông Cửu Long, miền nam Việt Nam, đặc

biệt là miéu Bà Chúa Xứ Taylor đã có chuyến điền đã từ năm 1995 đến 1998, ông

đã có thời gian uống café cùng người hành hương, hút thuốc lá, ăn sầu riêng và trò

chuyện về các chủ đề tôn giáo với họ Những câu chuyện, địa điểm, tình huống, nhân

vật là cơ sở dữ liệu được Taylor diễn giải và phân tích các van đề xung quanh BàChúa Xứ và hành trình tôn giáo của những người thờ phụng để có một cuộc sống tốtđẹp hơn, các diễn giải đa chiều dựa vào những câu chuyện của người bản xứ được

Taylor cấu trúc diễn giải xuyên suốt trong ấn phẩm nghiên cứu.

Hướng tiếp cận của chủ nghĩa hậu hiện đại có sự thay đổi về vị trí, vai trò củachủ thể nghiên cứu so với trước đây Trước đây, các nhà nhân học dùng quyền lựccủa minh dé viết về người khác mà những đối tượng chủ thé được viết ấy lại khôngcó quyền nói lên tiếng nói đối với chính những tác phẩm viết về họ Do đó, nó khôngthể tránh khỏi tính chủ quan trong nghiên cứu Cho dù phương pháp nghiên cứu điềndã có tốt đến đâu thì cũng khó có thê khiến nhà nghiên cứu hiểu và trở thành người

22

Trang 27

trong cuộc Vì vậy, những nhà nghiên cứu theo hướng chủ nghĩa hậu hiện đại đã áp

dụng phương pháp nhằm phối hợp giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu trong

việc xây dựng sản phẩm nhân học Thông qua đó, quyền lực tiếng nói của chủ théđược chính họ sử dụng trong sản phẩm Lúc này, vai trò của nhà nghiên cứu giảm đi,tính chân thực và đa tiếng nói được thé hiện nhiều hon Một trong những phươngpháp tiếp cận theo hướng này chính là làm phim nhân học, cụ thê là phim dựa vào

cộng đồng Bằng việc tiếp cận phương pháp này, nhà nghiên cứu đóng vai trò là người

biên tập chứ không phải người viết Bên cạnh đó, họ còn là người trung gian ở giữangười trong cuộc, cộng đồng và các cơ quan chính phủ; Nhà nhân học đóng vai trò làngười tư vấn, hòa giải lợi ích giữa các bên Phim nhân học giống như một sản phẩm

nghiên cứu đem lại một ý nghĩa mạch lạc của một văn bản không phụ thuộc vào ý

định của tác giả mà phụ thuộc vào ý nghĩ, cảm nhận của người đọc, ở đây là người

xem phim.

Phim nhân học, cụ thé hon là phim dựa vào cộng đồng thể hiện tính uy quyền,sự đa thanh của cộng đồng (tức là có nhiều tiếng nói của chủ thể trong nghiên cứu,các tiếng nói liên tục thay nhau trong việc thể hiện kết quả nghiên cứu, chứ không

chỉ có mỗi tiếng nói của người viết kết quả nghiên cứu) đối với tác phẩm nói về chính

họ Trong luận văn này tác giả dùng lý thuyết nhân học hậu hiện đại nhằm phân tích,

lý giải sự đa thanh, tinh uy quyền của điền dã dân tộc học trong phim nhân học.

1.2.2 Các khái niém nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu được xác định, luận văn sé làm rõ nội hàm một số

khái niệm như sau:

Nhân học hình anh: Là một phần của chuyên ngành nhân học văn hóa, có liên

quan và là một phần của nghiên cứu phim, ảnh dân tộc học Khái niệm này đôi khiđược bó hẹp ở phim nhân học Các đối tượng tập trung bao gồm: các nghiên cứu vềquan điểm, góc nhìn tiêu biểu, lĩnh vực truyền thông, bảo tàng, nghệ thuật, trình diễn.Các đối tượng của nhân học hình ảnh bao gồm: tầm nhìn của con người, cách nhìn

mang bản chất sinh học, các thuộc tính của các phương tiện truyền thông khác nhau,

môi quan hệ giữa hình thức và chức năng, sự tiên hóa của những cách nhìn mang tính

23

Trang 28

đại diện trong một nền văn hóa (Nguyễn Trường Giang 2012: Tập bài giảng về nhân

học hình ảnh).

Phim dân tộc học: Walter Goldschmidt cho rằng phim dân tộc học là phim cốgăng diễn giải ứng xử của con người thuộc nền văn hóa đối với những người của mộtnền văn hóa khác bằng việc sử dụng các cảnh quay mọi người đang làm chính xác là

những gi họ sẽ làm khi không có máy quay phim ở đó (Chiozzi 1989:4).

Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, định nghĩa của Nguyễn Trường Giang đượcxem là phù hợp, sát với thực tế nhất Theo đó, phim dân tộc học là một loại hình mớitrong nghiên cứu dân tộc học, bằng cách làm phim chính về chủ thể được nghiên cứu.Những van đề phim dân tộc học đề cập đến thường xoay quanh một chủ đề, một câu

chuyện cụ thé, một than phan cu thé trong một cộng đồng Phim dân tộc học bằng

một ngôn ngữ riêng của nó là hình ảnh, âm thanh sẽ tiếp cận một cách trực tiếp câu

chuyện mà cộng đồng đó quan tâm, bức xúc, gánh chịu, khó khăn đang phải đối diện

(Nguyễn Trường Giang 2010: 93).

Phim nhân học: Là phim tôn trọng tiếng nói của chủ thé khi diễn giải các biểutượng văn hóa (quay - dựng và sau dựng phim), chú ý đến khía cạnh đời thường, đến

“tiếng nói của thiêu số” Trong phim nhân học bao gồm có phim nhân học, phim dân

tộc học, phim cộng đồng, phim bản địa (Bùi Quang Thăng 2010b: 33) Ở đây, phimnhân học là những bộ phim khoa học, và bộ phim khoa học đấy chính là sản phẩm

nghiên cứu, tác giả là những nhà nghiên cứu nhân học và những nghiên cứu của các

tác giả không chỉ thé hiện qua câu chữ thành văn mà còn được thể hiện qua ngôn ngữđiện ảnh, nhà nghiên cứu sử dụng máy quay thay vì giấy bút khi điền dã, biên tập

dựng phim thay vì báo cáo thành văn bản.

Đối tượng của phim nhân học là các biểu hiện đặc trưng, không gian văn hóa,

lịch sử của tộc người Phim nhân học giới thiệu về văn hóa của các nhóm dân tộc mộtcách đời thường, tôn trọng tiếng nói của chủ thể, phân tích những nhu cầu của cộngđồng chủ thê, xung đột văn hóa trong cộng đồng Phim nhân học được sản xuất nhằm

giải quyết các vấn đề như: nghiên cứu, lưu trữ, nâng cao tiếng nói của chủ thé văn

hóa dân tộc, giáo dục, quảng bá văn hóa thông qua trường học và truyền hình hay

24

Trang 29

thậm chí là thương mại Ngoài ra phim nhân học còn phản ánh cả vê mặt chính trị, đê

nhà nước góp phân hồ trợ các đôi tượng dân tộc thiêu sô ôn định và phát triên dựa

vào nên văn hóa bản sac của mình.

Bảng 1.1 So sánh phim nhân học và phim dân tộc học

Phim dân tộc học Phim nhân học

(1) Cái truyền thống đang được bảo lưu_ | (1) Cái truyền thống đang biến đổi(nghiêng về trục thời gian, giới thiệu quá | (nghiêng về lát cắt đương đại)

trình sự kiện)

(2) Nang về miêu tả sự kiện (giải thích ý | (2) Sự kiện chỉ là cái cớ dé nói về

nghĩa của bản thân sự kiện) vân dé nào đó

(3) Lý giải (thường bị phụ thuộc vào (3) Diễn giải (hiểu — diễn giải theo

(4) Nội dung liên quan đến một su kiện | (4) Nội dung mang tính “tiểu sự”

lớn, quan trọng của cộng đồng, nhân vật | (bình thường nhân vật không có vaithường có vai về trong cộng đồng về quan trọng, thường ở tầng lớp

dưới, thiêu sô)

(5) Ít đề cập đến xung đột (5) Xung đột là điểm nhắn

(6) Thường nghiêng về etic (6) Nghiêng về emic

(Bùi Quang Thăng 2010b: 28)

Cộng dong: Là một tập thé các thành viên có mối liên kết nhiều chiều với nhau:

Có mục tiêu, lợi ích chung; cùng sở hữu và chia sẻ những chuẩn mực, hệ giá tri củamột nền văn hóa nhưng không nhất thiết phải là một khối đồng nhất hoàn toàn Theo

đó, cộng đồng có thé là những người ở trong cùng một làng, một nước, một khu vuc ;

một nhóm huyết tộc, một tộc người; những người chia sẻ một đức tin tôn giáo, tínngưỡng: những người là đồng chủ thể một nền văn hóa, cùng sáng tạo, sở hữu, chia

sẻ các giá trị và nuôi dưỡng nền văn hóa ấy, (Nguyễn Duy Thiệu 2013: 3).25

Trang 30

Phim dựa vào cộng đồng: là phương pháp làm phim mới trong nhân học, nội

dung của phim xuyên suốt với sự tham gia của cộng động đồng được làm phim từ ýtưởng, sắp xếp các đoạn video theo tuyến vấn đề - cộng đồng lựa chọn câu chuyện,hình ảnh, thiết lập cân đối cấu trúc/bố cục phim - cộng đồng xem phim bản nháp,phản hồi, chi dẫn dé ra bản cuối (Nguyễn Trường Giang 2019a: 79-80).

1.3 Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Ngày 12/11/1997, trong không khí tưng bừng của Hội nghị các nước nói tiếngPháp, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã vinh dự được ngài Tổng thống nước Cộng

hòa Pháp Jacques Rence Chirac và bà Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Bình

cắt băng khánh thành Bảo tàng lay tên giao dịch quốc tế là “Museum of Ethonology”.

Bảo tàng là một cơ quan khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế

hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức

hoạt động khác nhăm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hoácủa các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc chocác ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng Bảo

tàng tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành

phố Hà Nội.

1.3.1 Nội dung trưng bày

Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưngbày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á.

1.3.1.1 Tòa nhà Trồng Đông

Tòa nhà Trống Đồng có hai không gian, một không gian trưng bày theo chủ đềvà luôn được làm mới ở tang 2, còn không gian tang 1 giới thiệu về văn hóa, bản sắccủa 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam Tại đây có 15.000 hiện vật, 42.000thước phim và hình ảnh miêu tả đời sống sinh hoạt, trang phục, nông cụ, tôn giáo tínngưỡng cũng như các tục lệ của đồng bào dân tộc Các hiện vật trưng bày ở nơi đây

chính là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa 54 dân tộc Việt Nam, sự đa dạng văn hóa của

26

Trang 31

các dân tộc lại được tái hiện cụ thê và đời thật nhất Hiện tại, trưng bày thường xuyên

trong nhà được chia làm 9 phần lớn:

Phần thứ nhất: Giới thiệu chung: Giới thiệu về vị trí phân bố của các dân tộcViệt Nam theo các nhóm ngôn ngữ, và đồng thời giới thiệu chân dung của 54 dân tộcViệt Nam theo 5 ngữ hệ (Nam A, Nam Đảo, Thái — Kadai, Mông — Dao, Hán — Tang).Phần thứ hai: Trưng bày dân tộc Việt (Kinh) Phần thứ ba: Trưng bày dân tộc Mường,

Thổ Chit Phan thứ tư: Trung bày các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tay — Thái: Tay,

Thái, Nùng, Sdn Chay, Giáy, Bố Y, Lao, Lu và nhóm Kadai gồm La Chí, Cờ Lao, PuPéo, La Ha Phần thứ năm: Trưng bay dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hmong — Dao,Tạng — Miễn, người San Diu, người Ngái: dân tộc Lô Lô, Hà Nhì, La Hu, Phù Lá, Si

La, Cống Phần thứ sáu: Trưng bày các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Kho me: Kho

Mú, Mang, Kháng, Xinh mun, O du, Bru — Vân Kiều, Ta Oi, Co Tu, Hrê, Co, Gié —Triéng, Xo Dang, Bana, Ro Mam, Brau, Mnông, Co ho, Ma, Xtiéng, Cho Ro Phanthứ bay: Trưng bày các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Dao: Gia Rai, E dé, Raglai, Churu Phần thứ tám: Trưng bày các dân tộc Chăm, Hoa, Khơ me Phần thứ chín: Trưng

bày sự giao lưu giữa các dân tộc:

Ngoài ra, tại tầng 2 của tòa nhà Trống Đồng của bảo tàng là không gian riêng

dành cho trưng bày nhất thời, hiện nay đang thực hiện trưng bày về voi ở Tây Nguyên.

1.3.1.2 Khu trưng bay ngoài trời

Khu trưng bày ngoài trời hay còn gọi là vườn kiến trúc được xây dựng trongkhuôn khổ khoảng 2 ha, đây là nơi đặt 10 công trình kiến trúc dân gian của chính các

chủ thé văn hóa của các vùng miền địa phương được mời về đây dựng lại như trongchính thực tế cuộc sống của họ; Các công trình được khởi công năm 1998 và công

trình cuối cùng được hoàn thành vào năm 2006 Trưng bày ngoài trời thé hiện côngtrình kiến trúc của 11 tộc người (Việt, Tày, Hà Nhì, Hmông, Dao, Bana, Xơ Đăng,Chăm, Giarai, Cotu, Edé) thuộc các nhóm ngôn ngữ (Việt- Mường, Tay- Thái, Tang— Miễn, Hmông- Dao, Môn- Khơme, Mã lai- Đa đảo).

1.3.1.3 Khu trưng bày văn hóa Đông Nam Á

27

Trang 32

Tòa nhà trưng bày văn hóa Đông Nam Á được xây dựng theo hình cánh diều —

một nét văn hóa truyền thống không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực ASEAN.Năm 2007, tòa nhà cánh diều được chính thức khởi công xây dựng và đến ngày

30/11/2013, tòa nhà được khánh thành và khu trưng bày mới được khai trương Tại

nơi đây, trưng bày gần 400 hiện vật và 130 ảnh theo 5 chủ đề chính: tôn giáo, nghệthuật biểu diễn, đời sống xã hội, đời sống hằng ngày và đồ vải Tòa nhà cánh diều

gồm có 4 tang, trong đó tang 4 được dành cho bảo quản hiện vật Ở 3 tang còn lại,

ngoài một số phòng làm việc, thiết kế và chuẩn bị trưng bày, chủ yếu là các khônggian dành cho công chúng Ở đây có 4 trưng bày thường xuyên về các văn hóa ngoàiViệt Nam (Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòngquanh thế giới), không gian dành cho các trưng bày nhất thời, các họat động giáo dục;

ngoài ra còn có hội trường, phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện (Multimedia).1.3.2 Phim trưng bày: Thành tô không thể thiéu tại bảo tang

BTDTHVN không chỉ là trung tâm lưu giữ văn hóa mà còn là cơ sở khoa học

cung cấp nguồn tư liệu quý phục vụ công tác nghiên cứu về các dân tộc BTDTHVNcũng là một trong những nơi đầu tiên đưa tư liệu thị giác gần hơn với công chúng,chính là phim trưng bày (hình anh giới thiệu chủ thé văn hóa được chuyên động quakhung ảnh) kết hợp với trưng bay tĩnh (hiện vật cố định) Điều này được thể hiện khá

rõ nét trong việc trưng bày các hiện vật bảo tàng gắn chặt chẽ với trình chiếu video,

các thước phim về văn hóa các tộc người Đây là phương pháp giáo dục, truyền thôngvăn hóa ngay tại bảo tàng Cách trưng bày này đã gắn phim như một thành thành tốcủa di sản văn hóa, bản thân phim là một phần ý nghĩa cho không gian trưng bày và

là trung gian lưu giữ các di sản văn hóa phi vật thé gắn với vật thé Công chúng đến

với bảo tàng không những được trải nghiệm, xem các hiện vật thực tế mà còn đượcchiêm nghiệm cuộc sông của hiện vật đó trong bối cảnh xã hội đương đại.

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, BTDTHVN đã tiến hành trên 300chuyến sưu tầm hiện vật trong và ngoài nước, với khoảng 30.000 hiện vật được sưu

tầm, trong đó 27.000 hiện vật về các dân tộc thiểu số Việt Nam, hơn 3.000 hiện vật

các nước khác Về tư liệu nghe —nhin, bao tàng có 115.000 anh chụp phim và ảnh kỹ

28

Trang 33

thuật số, gần 2.500 băng và đĩa ghi hình, trên 900 băng và đĩa ghi âm Kết quả của

nhiều chuyến nghiên cứu và sưu tầm cho thấy bảo tàng là một trung tâm di sản sốngvề tư liệu nghiên cứu, tư liệu thị giác về 54 dân tộc tại Việt Nam (Võ Quang Trọng

2015: 5).

Với những thành công trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày,phổ biến kiến thức về văn hóa, phong tục của các tộc người ở Việt Nam, vao năm

2014, trang web uy tín về du lịch TripAdvisor đã bình chọn BTDTHVN đứng thứ 4

trong danh sách 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á, và là một trong những bảo tàngđứng đầu trong hệ thống bảo tàng của Việt Nam.

29

Trang 34

Tiểu kết chương 1

Phim nhân học ở Việt Nam còn khá non trẻ, gan liền với quá trình phát triển và

chuyên đồi từ dân tộc học sang nhân học Trong chương này, tac giả cũng đã làm rõmột số khái niệm liên quan đến phim nhân học như: phim nhân học, phim dân tộchọc, phim dựa vào cộng đồng, so sánh giữa phim nhân học và phim dân tộc học Tácgiả cũng đã trình bày khái quát về lich sử hình thành phim nhân học ở trên thé giới

và du nhập phim nhân học vào Việt Nam thông qua các mốc thời gian, các liên hoan

phim nhân học ở Việt Nam và trên thế giới, các ấn phâm học thuật liên quan đếnphim nhân học tại Việt Nam Từ đó xác định cơ sở lý luận và những tư liệu cần thiết

cho luận văn Tác giả vận dụng lý thuyết nhân học hậu hiện đại, đề cao tính đa thanh

trong việc thé hiện tiếng nói của chủ thé văn hóa dé từ đó triển khai các ý tưởngnghiên cứu của mình Tác giả mong muốn tìm hiểu quá trình hình thành và phát triểncủa phim nhân học khi du nhập vào Việt Nam, cụ thể là tại BTDTHVN và ứng dụngvào trưng bày, nghiên cứu, giáo dục và truyền thông như thế nào Nghiên cứu nàycũng kế thừa nhiều nguồn tài liệu và nghiên cứu đi trước mà tác giả đã trình bày ởphan tong quan tình hình nghiên cứu.

Từ những cơ sở nền tảng cụ thé trên, tác giả nhận định luận văn có đầy đủ cơsở khoa học để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và có tính khả thi dé tiếp tục đi sâu vàonghiên cứu Ứng dụng phim nhân học tại BTDTHVN Đó là sự du nhập phim nhânhọc về Việt Nam, là sự biến đổi, thích nghi phong cách làm phim mới tại Việt Nam,phim nhân học có vi thế rõ ràng khi 2 kỳ liên hoan phim dân tộc học được tô chức

năm 2003 và 2005 Tại BTDTHVN, phim nhân học vừa là tư liệu nghiên cứu vừa là

phim trưng bày để phục vụ công chúng Sự lan tỏa của phim nhân học từ bảo tàngđến các viện nghiên cứu, trường đại học như thế nào? Những van đề này sẽ được đề

cập, làm rõ trong các chương sau của luận văn.

30

Trang 35

CHƯƠNG 2

BOI CANH RA ĐỜI CUA PHIM NHÂN HỌC O BAO TANG DÂN TỘCHOC VIET NAM TRONG MOI TUONG QUAN VOI CAC TRUONG DAI

HOC VA VIEN NGHIEN CUU O VIET NAM

2.1 Bối cảnh hình thành dòng phim nhân hoc tại bao tàng

Sự hình thành dòng phim nhân học tại BTDTHVN được đặt trong bối cảnh quốctế và trong nước Đó là sự tiến bộ, phát triển nhanh về khoa học kỹ thuật cho phép

con người ta thực hiện những thước phim một cách thuận lợi với chất lượng cao hơn.

Trong nước, quá trình chuyển đổi từ dân tộc học sang nhân học, với một thế hệ các

nhà nghiên cứu mới được đào tạo, trang bị lý thuyết về dân tộc học

2.1.1 Sự phát triển của thiết bị kỹ thuật ghỉ hình

Trong thế kỷ XX, sự tiễn bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo nên bước đà mới chongành làm phim trên thế giới, khi máy móc kỹ thuật dần trở nên thông dụng, conngười dễ dàng điều khiển máy quay ghi hình Các cơ quan như BTDTHVN, ViệnVăn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Thông tan Xã Việt Nam, Viện Am nhạc ViệtNam là những cơ quan sáng kiến và tiên phong trong việc áp dụng phương thức làmphim nhân học Các cơ quan này đã áp dụng hệ lý thuyết của nhân học hình ảnh hay

các phương thức làm phim nhân học, làm nền tảng cho việc sản xuất các chương trình

phim tư liệu, nhằm lưu giữ các hình ảnh về phong tục, tập quán, nghỉ lễ và lễ hội của

các tộc người hay những phim đi sâu về khía cạnh đời sống của một cộng đồng, tộc

nguoi cụ thé,

Trong qua trinh trién khai du dn thanh lập BTDTHVN, đơn vi dự an đã tô chức

các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn Cũng trong khoảng thời gian này, thếgiới có sự thay đổi lớn về mặt khoa học công nghệ về các thiết bị ghi và dựng hình,máy ảnh kỹ thuật số có kích thước nhỏ, cầm tay xuất hiện đã thay thế những thiết bịlàm phim, hình ảnh cồng kénh trước kia Mặt khác, van dé tiếp cận những thiết bị nàytrở nên dễ dàng hơn khi Việt Nam đã hòa nhập với cuộc cách mạng số, các thị trườngmua bán thiết bị công nghệ trở nên đa dạng và sôi động Nhờ bối cảnh thuận lợi này,

31

Trang 36

bảo tàng đã có chủ chương dau tư các thiết bị ghi hình dé làm các video lưu giữ văn

hóa, phong tục tập quán, nghỉ lễ và lễ hội của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Từđây, phim nhân học tại tại bảo tàng được hình thành như một xu thế tất yếu Địnhhướng phát triển của dòng phim này được xây dựng, tuy nhiên dé phát triển nó cầnphải có đội ngũ có kiến thức về mặt lý thuyết cũng như kỹ thuật làm phim.

Lĩnh hội từ công nghệ kỹ thuật sản xuất phim trên thế giới, BTDTHVN đã tiếpthu và xây dựng hệ thống tư liệu phim nhằm lưu giữ, bảo tồn văn hóa đời sống của

các dân tộc ở Việt Nam Mặt khác, xây dựng và sản xuất phim còn nhăm mục đích

như nghiên cứu, giáo dục và trưng bày.

2.1.2 Sự chuyển đổi từ dân tộc học sang nhân học

Nhiều nước trên thế giới lúc bấy giờ hình thành một trào lưu chuyền đổi từ dântộc học sang nhân học Ở đây, không chỉ đơn thuần là sự chuyển đôi về mặt khái niệm.Quá trình hội nhập quốc tế và phát triển khoa học kỹ thuật là một yêu cầu cấp thiếtđối với bat kỳ một xã hội hay quốc gia nào Nhiéu ý kiến cho rằng, dân tộc học vanlà một ngành khoa học thiên về mô tả văn hóa tộc người, và ở trong sự bao hàm củanhân học, có nghĩa là thấp hơn nhân học Thay đổi tên gọi dân tộc học sang nhân họccũng là mong muốn phát triển mở rộng ngành này trong giai đoạn toàn cầu luôn vậnđộng và phát triển, tức là vừa gìn giữ giá trị văn hóa của quá khứ, phát triển các vấn

dé cấp thiết hiện tai của xã hội, cộng đồng Đây là một giải pháp đáp ứng yêu cau đổi

mới khoa học, hội nhập quốc té và ứng dụng khoa học trong các van đề chính trị.

Năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức cấp mã ngành cho Nhân học vớisố 523146, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM ra đời Khoa Nhân

học vào năm 2004 Dù muộn hơn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,

DHQGHN cũng có mã ngành đào tạo riêng về nhân học từ năm 2009 và đến 2015 thìKhoa Nhân học được thành lập Viện Dân tộc học cũng đã đổi tên giao dịch quốc tế

với tên gọi mới là Institute of Anthropology thay vì Institute of Ethnology như trước

đây Sự phát triển của nhân học trong các cơ quan nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam

có sự xúc tác và kết dính vô cùng quan trọng đối với BTDTHVN, một cơ quan nghiên

cứu sưu tầm và trưng bày dựa vào phương pháp nghiên cứu dân tộc học, nhân học.

32

Trang 37

Sự lan tỏa sâu rộng của các phương pháp nghiên cứu trong ngành nhân học được chia

sẻ rộng rãi, các hướng nghiên cứu được mở rộng và đánh giá là “tiềm năng hơn” Từđây, các nhà nhân học “có thêm nhiều đất diễn”, đưa khoa học đến với thực tiễn,không chỉ còn là lưu trữ những miêu thuật miêu tả văn hóa các cộng đồng dân tộcthiểu số, mà giờ đây có thể khai thác mọi khía cạnh, xung đột xã hội, chính trị, giaicấp, di dân, các dé tài mang tính cấp thiết và gợi mở cho tương lai của đất nước.

Nam bat được xu thế phát triển của nhân học trong mối tương quan đối với các

viện nghiên cứu và các trường đại học, BTDTHVN đã xúc tiến việc trao đổi lý thuyếtnhân học và xây dựng phương pháp làm phim nhân học dựa vào lý thuyết đó với sự

tài trợ của Quỹ Ford; Trao đổi học thuật về hệ thống các lý thuyết nhân học với các

nhà nghiên cứu trong nước; Trao đổi và tiếp thu kiến thức khoa học từ các chuyêngia nước ngoài Từ đây, các vấn đề phim nhân học tại bảo tàng dần được phát triển

dé đáp ứng nhu cầu phát triển của nhân học Việt Nam lúc bấy giờ Theo đó, các dự

án làm phim nhân học được xây dựng bài bản dựa vào các phương pháp nghiên cứu

nhân học.

2.1.3 Dao tạo nhân lực cho các dự án làm phim nhân học

Hiện nay, BTDTHVN có đội ngũ hơn 20 nghiên cứu viên được đảo tạo từ các

trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu về dân tộc học, nhân học, văn hóa học, bảo

tồn - bảo tàng, được trang bị hệ lý thuyết và có kinh nghiệm về điền dã dân tộc học

(phương pháp của nghiên cứu dân tộc học/nhân học) Đây cũng là tiền đề quan trọngtrong việc xây dựng nội dung, dự án trưng bay, làm phim nhân học, đưa ly thuyếtnhân học đến thực tiễn.

Với sự giúp đỡ, phối hợp của các quỹ tài trợ quốc tế và các chuyên gia làm phim

thông qua các dự án phim nhân học đầu tiên, bảo tàng đã xây dựng được đội ngũ cánbộ vừa là các nhà nghiên cứu, vừa là nhà làm phim Điểm đặc biệt ở đây, van đề đàotạo ở BTDTHVN luôn gan lý thuyết với thực hành, nhà nghiên cứu sẽ được trang bịhệ lý thuyết và thực hành từ khâu lựa chọn ý tưởng, quay phim cho đến khâu hậu kỳ,

dựng phim Sản phẩm phim sẽ được trình chiếu tại bảo tàng, các liên hoan phim vàđưa đến công chúng thông qua truyền thông Trong phan này tác giả sẽ điểm xuyết

33

Trang 38

những dấu mốc, dự án làm phim nhân học tại BTDTHVN, từ đó phân tích quá trình

đảo tạo từ lý thuyết đến thực hành phim nhân học tại bảo tàng.

2.1.3.1 Dự án: Nghiên cứu và quay video tư liệu Di sản văn hóa phi vật thể củacác dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Nhận thức sâu sắc về công dụng của việc làm phim trong các vấn đề lưu giữvăn hóa cộng đồng dân tộc BTDTHVN đã đặt nhiệm vụ lưu giữ văn hóa phi vật thé,tư liệu hóa hình ảnh văn hóa dân tộc lên hàng đầu Từ nhà dân tộc học với công việcghi chép và viết bài thuần túy, các cán bộ của bảo tàng được tiếp xúc và học làm quenvới máy quay hình, việc này chắc chắn không gặp ít khó khăn Chính vì vậyBTDTHVN đứng dau là PGS TS Nguyễn Văn Huy (Nguyên Giám đốc BTDTHVN)

đã xây dựng dự án “Nghiên cứu và quay video tư liệu Di sản văn hóa phi vật thé củacác dân tộc thiêu số tại Việt Nam” dưới sự tài trợ tài chính từ Trung tâm Châu Á của

Quỹ Nhật Bản, cùng với sự phối hợp chuyên môn của Đại học Osaka, Viện Nghệ

thuật, Đại học Nghệ thuật Ôsaka Nhật Bản mà đứng đầu là GS Yamaguti Osamu phụ

trách (với su tham gia của 28 chuyên gia Nhat Ban) Dự án kéo dai trong 3 năm, tu

năm 2001 đến năm 2004 đã tạo điều kiện và cơ hội cho các nhà nghiên cứu, cán bộ

BTDTHVN, các bảo tàng va sở văn hóa các tỉnh, vùng, miền trên cả nước có cơ hội

tiếp cận phương pháp làm phim nhân học Số lượng người tham gia là 30 nhà nghiên

cứu và bảo tàng học của Việt Nam Dự án đã cung cấp đầy đủ cơ sở lý thuyết, phương

pháp luận tư liệu hóa thé hiện qua các bộ phim, kỹ năng tiếp cận đối tượng làm phim,kỹ năng xây dựng kịch bản, xử lý tư liệu tại địa bàn điền dã, hậu kỳ dựng phim Từ

đó, giúp cho người tham gia dự án tiếp cận được phương pháp làm phim nhân học và

thực hành làm phim tại thực địa (Nguyễn Văn Huy 2005b: 56).

Dự án được chia thành 3 đợt Đợt một thực hành tại Nghệ An, đợt 2 tại Tuyên

Quang và dot 3 tại Ninh Thuận (mỗi đợt đều tập huấn trước, trong và sau khi điều

dã), nội dung các đợt như sau:

Dot 1: Nghiên cứu và làm phim về điệu múa Viêng Ver guông của người

Kho-mú ở Nghệ An.

34

Trang 39

Đợt 2: Nghiên cứu và làm phim về nghỉ lễ cấp sắc của người Dao, điệu múa ru

của người Tay và ăn chay của người Cao Lan — San Chỉ ở Tuyên Quang.

Đợt 3: Nghiên cứu và làm phim về điệu múa của người Chăm, làm gốm củangười Chăm, nghỉ lễ cầu mưa của người Raglai ở Ninh Thuận.

Từ các sản phẩm thu được ở dự án, có thê nhận định tầm quan trọng của việcbảo tồn các di sản văn hóa phi vật thê thông qua phương pháp ghi hình Đây là phương

pháp lưu trữ, giáo dục và truyền thông tại bảo tàng, góp phần tích cực vào công cuộc

giữ gìn và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thê tại Việt Nam.

2.1.3.2 Khóa đào tao lam phim về câu chuyện của sáu nhóm cộng dong tạiđông bằng sông Cửu Long

Trong các năm 2002-2004, Quỹ Rockerfeller tài trợ kinh phí cho Bảo tàng An

Giang, BTDTHVN, Trường Đại học An Giang, Viện SmithSonia tổ chức Dự án Nâng

cao kỹ năng nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, trưng bày và giới thiệu văn hóa cư dân

đồng băng sông Cửu Long Các thành viên tham gia dự án được các chuyên gia ViệtNam và Hoa Ky tập huấn về các kỹ năng: lên kế hoạch nghiên cứu, phỏng van, gỡbăng, sưu tầm văn hóa vật thể, thu thập tư liệu, thiết kế trưng bày, trang bị lý thuyết

và các kỹ năng thực hành làm phim, Trong suốt quá trình dự án, 33 học viên của

19 bao tang đã sưu tầm hơn 600 hiện vật, chụp hơn 400 cuộn phim và ghi lại được200 băng ghi âm từ việc nghiên cứu 6 cộng đồng thuộc hai tỉnh An Giang và SócTrăng Dự án đặc biệt chú trọng việc dao tao làm phim về câu chuyện của nhóm cộngđồng thuộc đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu cho cánbộ bảo tàng các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang, Cần Tho Đặc biệt,

dựa vào lý thuyết và kỹ năng đã được tập huấn, các thành viên tham gia dự án đã biên

tập và dựng được 6 bộ phim minh họa các phong tục tập quán, sinh hoạt, các hoạt

động văn hóa của nền văn minh lúa nước của cộng đồng người Việt, Chăm, Khmer,Hoa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Những bộ phim này cùng với các hiện vậtsưu tầm đã được trình chiếu và trưng bày tại các cuộc trưng bày lưu động ở An Giang,Can Thơ, Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Giang

35

Trang 40

Trong dot trưng bày nay, các bộ phim đặc sắc được trình chiếu như: “Sắc xuân

trong liễn đối người Hoa — Vĩnh Châu”, có thời lượng 5p30s, do nhóm nghiên cứu

của Lê Bá trung, Phạm Trung Trực, Nguyễn Minh Phúc, Phạm Minh Phúc thực hiện

dưới sự hướng dẫn của Hoa Trần và Nguyễn Trường Giang Phim “Trăn trở nghề dệtChăm Phim soai”, có thời lượng 4p50s, do nhóm nghiên cứu bao gồm Nguyễn ThanhPhương, Nguyễn Thị Thu Vân, Vũ Hồng Thuật, Nguyễn Xuân Hoanh, Ngô Thị Xuân

Mai, Lê Thị Thu Thủy, thực hiện dưới sự hướng dẫn của Richard Connors và Nguyễn

Trường Giang Và cuối cùng Phim “Có một gia đình chạm khắc gỗ” ở An Giang, có

độ dài 4p50s.

2.2 Từ dòng phim tài liệu đến bộ phim nhân học đầu tiên

Tư liệu thị giác là một phần không thé thiếu trong trưng bày tai BTDTHVN.

Dong phim phô biến chủ yếu trong trưng bay tại bảo tàng là phim không có lời bìnhhay còn gọi là phim tài liệu mộc Dòng phim này cung cấp cho người xem nhữnghình ảnh, âm thanh chân thực của cuộc sống, hiện tượng văn hóa như: hát then Tày,quy trình làm nón, xây dựng nhà cửa, các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số, Điển hình như cột đâm trâu (ging ga) của người Bana tại không gian trưng bày về

các dân tộc Môn — Khơ-me ở Trường Sơn — Tây Nguyên ở tang 2 của tòa nhà Trồng

Đồng Không chỉ có hiện vật trực quan là cột đâm trâu mà còn có cả phim tư liệu,

nhờ đó mà không gian văn hóa được sống dậy một lần nữa, duoc thé hiện qua thướcphim trưng bay gan liền với miêu tả lễ hội hiến sinh trâu của người Bana “Phan táitạo cột đâm trâu với sợi thừng lớn bện dé buộc cổ trâu cùng với một trong lớn và bộ

9 chiêng, 5 chiếc céng được minh họa thêm bởi một đoạn phim về lễ đâm trâu Rõ

ràng, những nội dung trong đoạn phim này đã giúp người xem hiểu sợi thừng được

sử dụng như thế nào và kích cỡ con trâu trong thực tế Dù là đơn giản hay phức tạp,việc cung cấp thông tin qua video cũng là nguồn tri thức hữu ích và tái tạo sinh độngcho trưng bày” (Vũ Phuong Nga 2015:149) Hay tại không gian trưng bay vườn kiếntrúc, các ngôi nhà truyền thống của các dân tộc được dựng lại từ chính cộng đồng

cũng được thê hiện qua phim trưng bày, giúp người xem hình dung chi tiết và rõ nét

giá trị hiện vật đang được trưng bày.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w