1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Báo chí Cách mạng Bến Tre trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước (1960 - 1975)

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 30,18 MB

Nội dung

Có thể nói, Lịch sử Báo chí và Lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam lâu nay đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, với những tác giả như: HuỳnhVăn Tòng, Nguyễn Việt Chước, Nguyễn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN BÉ HỢP

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Vĩnh Long - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN BÉ HỢP

Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng

Mã số: 8320101.01 (UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG

Vinh Long — 2021

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan dé tai “Báo chí Cách mang Bến Tre trong sự nghiệp đấutranh thống nhất đất nước (1960 - 1975)” là công trình nghiên cứu của riêng tôidưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Hoàng Văn Quang.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực các nội dung trong đề

tai của minh.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Bé Hợp

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Hoang Văn Quang - Phó Tổngbiên tập Tạp chí Khoa học (Đại học Quốc gia Hà Nội), là Tiến sĩ Báo Chí học,chuyên gia về lịch sử báo chí, báo in - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốtquá trình thực hiện đề tài luận văn

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyềnthông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,Ban lãnh đạo Báo Đồng Khởi, Bảo tàng Bến Tre, Thư viện Nguyễn Đình Chiêu tinhBến Tre, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Quốc giaViệt Nam và bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tác giả luận văn

Nguyễn Bé Hợp

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦU 5: 25ccc nh Hee 3

1 Tính cấp thiết của đề tài ¿+ 5sSt2x 2E 2E1E2171211211211 111121211 rxee 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -¿- 2c ©+z+Ex+EE£EEEEEEEEEEEEEE2E121271.Excrrre 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu để tài sec E1 111 111101101111 tre 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2-2 ©+£++£+£x+2x£+rx++rxerxeerxesred 10

5 Phương pháp nghiên CỨU - c5 22c 1311311139511 rrrrre 10

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-5ccscceEEerErrerxerxee 11

7 Kết cau của in 0 11 Chương 1: BEN TRE MANH DAT QUẬT CƯỜNG VÀ VAI TRÒ CUA BAO CHÍ CÁCH MẠNG -2-©2<22E22EE221127112112112712 11.21 re 12

1.1 Một số khái niệm -. 22+ tr tre 12

1.1.1 Báo chí Cách mạng « + Error! Bookmark not defined 1.1.2 Nhà báo Cách mạng -‹ - Error! Bookmark not defined.

1.2 Bến Tre và truyền thống đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 15 1.2.1 Thời phong Kien 52-52 S< SE‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEE111111111121211 11 xe 15 1.2.2 Kháng chiến chống Pháp đuổi Nhật -2- 2 5s5ccccc+ec+rcsrsersee 17 1.2.3.Trong công cuộc chong Mỹ thông nhất đất nướcC - 5: 2-5s+5s552 20 1.3.Vai trò Báo chí Cách mạng Bến Tre trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước - + 2 2+ + +x+EE+EE£+EE+EE+EEeEEeEEEEEEEEErrkerkere 255

1.3.1 Tuyên truyền đường lối cách mạng và Chủ nghĩa Mác - Lênin 255 1.3.2 Tổ cáo dã tâm xâm lược và tội ác của kẻ thù cùng bè lũ tay sai 27 1.3.3 Kêu gọi toàn dân đoàn kết đứng lên làm cách mạng -. - 30 Tiểu kết chương 2-2 S£©+££EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEE212112712211 21.21 xe 333

Chương 2: HE THONG BAO CHÍ CÁCH MẠNG BEN TRE 34

2.1 Thời kỳ trước Đồng Khởi - 2 2 + E+SE£EE2EE2EEEEEEEEEEEEErrkerreei 34

2.1.1 Giai đoạn 1930 - Ï9⁄{Š HH tk HH TH TH ng ng ru 34 PVC 1 n nan nốố.ốố 4I1 2.1.3 Giai đoạn 1954 - Ï9Ó( Ăn ng HH ngư 522

2.2 Báo chí Bến Tre với phong trào Đồng Khởi và cuộc kháng chiến chống

MY cttu nude 1062)0000606 720117 555

2.2.1 Bồi cảnh chính trị miễn Nam Việt Nam nói chung, Bến Tre nói riêng 555 2.2.2 Báo chí - Vũ khí sắc bén của cách mang Bến Tre -: 577

1

Trang 6

2.3 Báo chí cách mạng tiêu biểu của Bến Tre sau Đồng Khởi 69

2.3.1 Hình thức thể hiện -c:-ccccccccttccEtttrtEtrttrrrirttrirrrtiirrrrrrrrirrrio 69 2.3.2 Nội dung đầu tranh - 5+5 SE EEEEEEEEEEEEEEE11E11111211 211.1 xe 700 2.4 Đội ngũ nhà báo Cách mạng Bến Tre giai đoạn 1960 - 1975 755

2.4.1 Nhà bdo là nhân sĩ, tri thứcC YEU HHỚC eo SSSSsssiksskrseessee 755 2.4.2 Nhà báo thuộc giới văn NQNE SĨ St St stenteirirkrerrrrrserrrvre 79 2.4.3 Nhà báo chuyên ng hiỆD cv HT HT ng rưy 81 2.4.4 Nhà báo là cán bộ, chiến sĩ cách mạng veseescsscsssssseessessessessesseesteseesseenes 844 2.4.5 Đội ngũ CONG TAC VIEN Gv KH HH kg, 8787 Tidu Két ChUONG nh ẽ A 89

Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIEM 00 c.ccccccsccssesssesessessessesesseeseees 911 3.1 Mot số bài học kinh nghiỆm - 5 <5 5 + 1S + eg 911 3.1.1 Nêu cao tính Đảng, tinh chiến đấu và tư tưởng tiến công trong moi tinh MUON ——savssesssessssssesssessssssecssessscssecsssssecsuecsusssecssessesssessusssessuessesssessusssessseesesess 911 3.1.2 Bài hoc về tổ chức, quán by, chỉ đạo của Đảng với báo chí 944

3.1.3 Bài học về xây dựng, dao tao và bồi dưỡng đội ngũ lam bảo 966

3.1.4 Bài học về lỗi viết, cách viết của báo chí cách THẠN cĂằằ Sex 97 3.1.5 Mỗi nhà báo là một chiến sĩ cách //121/1-S P078 98

3.1.6.Nghé thuật lam báo cách mang giai đoạn 1960 - 1975 100

3.2 Kế thừa quá khứ hào hùng 2 2 2S +E£+E£+E£+EE+EEtEEeEEErrxrrxrrkeee 102 3.2.1 Báo chí Bến Tre phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới - 102

3.2.2 Rèn luyện tư tưởng, đạo đức ngh nghiệp của người làm báo 105

3.2.3 Vì một nên báo chí chính trực, vì nước và Vì đdâN -««««=« 106

3.2.4 Nâng cao năng lực, rèn luyện phẩm chất đội ngũ người làm báo 107

3.3 Triển vọng của báo chí Bến Tre trong thời đại Công nghiệp lần thứ 4 108

3.3.1 Đối mới tư duy trong làm Đáo ©5+©5£©c£+ce+£e£eEterkzrrrsereered 108 3.3.2 Tăng cường công tác đào tạo, bôi dưỡng nhà báo theo hướng đa năng, CL on Q HH ng ĐH kg HH Đ ng ng vn 110 3.3.3 Đổi mới báo chí theo hướng Công nghiệp 4.0 -: 111 Tidu Két ChUONG 3 ccscccsseessesssesssessesssesssessecssessusssecsseesesssecsuessesssessseeseesses 113 KET LUAN 0ooeicececccccccccccscsccsessessesscsscsscsvssesasssesecsucsucsessesaesutsucsnsansatsatsassneaveass 114 TÀI LIEU THAM KHAO 2-2 + k£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1eExEEEerree 117

Trang 7

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tàiCùng với gần một thé kỷ ra đời, phát triển của nền Báo chí Cách mạng ViệtNam, báo chí Bến Tre đã trải qua những chặng đường đấu tranh vô cùng gian khổ

trong công cuộc dau tranh chung của dân tộc Báo chí Cách mạng Bến Tre luôn ganliền với cuộc dau tranh chống thực dân, dé quốc dưới sự lãnh dao, chỉ đạo trực tiếp

của Tỉnh ủy Bến Tre

Bến Tre xưa kia vốn là đất “tị nạn” của các sĩ phu yêu nước Lưu dân có gốcgác từ các tỉnh miền Trung bất phục cường quyền tìm đến vùng đất mới dé tiếp tục

nuôi đưỡng và phát triển tỉnh thần yêu nước Đầu thế kỷ XX, Bến Tre mới được xác

định qui mô tỉnh với diện tích 2.250km” có 4 huyện, 20 tổng, 94 làng, với khoảng

30 vạn dân (Hiện nay, Bến Tre có 8 huyện, | thành phố; 164 xã, phường và thị tran,

với trên 1,3 triệu dân), với mật độ 600 người/kmỶ, đứng hàng thứ ba ở Nam bộ, chỉ

sau thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang

Bến Tre là địa phương sớm tiếp thu tư tưởng cách mạng Từ cuối năm 1926

tô chức Tỉnh bộ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ra đời, đã cử 5thành viên “hạt giống đỏ” đi học lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng tại Quảng Châu

(Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện Nhờ vậy, khi Đảng ra đời

(3-2-1930) thống nhất ba Dang Cộng sản ở ba miễn, tháng 6-1930, liên Tinh ủy BếnTre - Mỹ Tho được thành lập đã cho xuất bản tờ Dân Cày làm cơ quan tuyên truyền

Đến cuối năm 1930, ba đồng chí được phân công về Bến Tre hoạt động gồmNguyễn Văn Nguyễn phụ trách vùng Thị xã, Nguyễn Văn Ân phụ trách cù lao Bảo,

Nguyễn Văn Trí phụ trách cù lao Minh Tại Thị xã, đồng chí Nguyễn Văn Nguyễncho xuất bản tờ Búa Liềm Đến tháng 5-1931, Tỉnh ủy Bến Tre chính thức đượcthành lập, đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn được cử làm Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên.Đồng chí đã dùng tờ báo làm cam nang dé vận động phát triển cơ sở Đảng Tháng

7-1931, đồng chí bị địch bắt Đồng chí Huỳnh Thiên Niên - Thường vụ lâm thời

Tỉnh ủy đã cho xuất bản tờ Dân Cày Nghèo vào cuối năm 1931

Trang 8

Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ xâm lược, Bến

Tre phải trải qua biết bao chặng đường gian truân, khốc liệt Có lúc cơ sở Đảng gần

như bị địch khủng bồ tan rã hoàn toàn Thế nhưng trong moi tình huống cách mang,Tinh ủy Bến Tre luôn nắm chặt báo chí và dùng phương tiện này dé lãnh đạo và cô

vũ phong trào cách mạng Từ báo Dân Cày, Búa Liềm, Sự Thật, Hy Sinh, Đoàn Kết,Thông Tin Bến Tre, Hòa Bình Thống Nhất và tờ báo Chiến Thắng tiếp tục kế thừa

và phát huy tinh thần quật cường cách mang của các thế hệ đàn anh đi trước

Qua bao thăng tram thử thách, du dưới tên gọi nào, trong từng thời kỳ, Báochí Cách mạng Bến Tre luôn gắn liền với Đảng, với dân và thật sự trở thành vũ khíđặc biệt quan trọng trên mặt trận chính trị tư tưởng của Đảng Điểm qua nhiều thời

kỳ kháng chiến thì báo chí hoạt động sôi nổi nhất, hào hùng nhất và mạnh mẽ nhất

vẫn là giai đoạn Báo chí Cách mạng Bến Tre trong sự nghiệp đấu tranh thống nhấtđất nước, giai đoạn từ năm 1960 đến 1975 Đây là giai đoạn mà Đảng bộ và nhân

dân Bến Tre làm nên cuộc Đồng khởi thần kỳ - là một dấu son trong lịch sử củacuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Hào hùng là thế nhưng Báo chí Cách mạng Bến Tre đến nay vẫn chưa được

tìm hiểu đầy đủ, thấu đáo Việc nghiên cứu báo chí địa phương trong thời kỳ chống

Mỹ cứu nước nói chung, Bến Tre nói riêng là hết sức cấp thiết Từ những thực tếbáo chí oanh liệt đó, những người làm báo hôm nay quyết tâm kế thừa và tiếp tụcphát triển, dé phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa.

Vì vậy, là người hoạt động lâu năm trong nghề báo ở Bến Tre, tác giả luận

văn chọn đề tài “Báo chí Cách mạng Bến Tre trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất

đất nước” dé nghiên cứu, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu củanhững thế hệ làm báo đi trước, nhằm phát huy tốt nhiệm vụ nghề nghiệp cho mình

và đồng nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ké từ khi Gia Định Báo - tờ báo quốc ngữ đầu tiên được xuất bản, Báo chí

Việt Nam đã trải qua hơn 150 năm lịch sử Và từ khi báo Thanh Niên do đồng chí

4

Trang 9

Nguyễn Ái Quốc sáng lập, Báo chí Cách mạng Việt Nam có truyền thống hơn 90

năm Vì vậy, lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam là một phần lịch sử vẻ vang củadân tộc ta, cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học, dé lịch sử báo chíluôn là niềm tự hào, tỏa sáng cho các thế hệ người làm báo mai sau; góp phần nâng

cao nhận thức và tình cảm của con người Việt Nam nói chung.

Có thể nói, Lịch sử Báo chí và Lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam lâu nay

đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, với những tác giả như: HuỳnhVăn Tòng, Nguyễn Việt Chước, Nguyễn Thành, Hồng Chương, Đỗ Quang Hưng,Hoàng Văn Quang Các tác giả trên chủ yếu tập trung nghiên cứu một cách kháiquát báo chí khu vực phía Bắc, các tỉnh miền Trung Tây nguyên vào đến TP.Hồ ChíMinh Trong khi đó, báo chí khu vực miền Tây và miền Đông Nam bộ nói chung,Bến Tre nói riêng được đề cập đến rất ít

Các công trình nghiên cứu Lịch sử Báo chí Việt Nam được công bố từ trướcđến nay của các tác giả trên có thé kê đến như sau:

Đầu tiên phải kế đến “Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1930” của tácgiả Huỳnh Văn Tong do NXB Trí Đăng, Sài Gòn xuất bản năm 1973 Sau này cuốn

sách có bố sung thêm giai đoạn từ 1930 đến 1945 Nội dung của cuốn sách chủ yếu

được rút ra trong luận án tiễn sĩ đệ tam cấp mà tác giả đã trình ở Đại học Sorbonne

Paris niên khóa 1970 — 1971 Đây là một trong những công trình biên khảo quy mô

qua cách ông truy kiểm, kê khai xuất xứ hồ sơ hành chánh Đông Dương gồm nhữngbáo cáo, bản tường trình đôi khi thuộc loại mật để tìm hiểu những chính sách,

đường lối, chủ đích của nhà cằm quyền Pháp về báo chí xuất bản trong thời kỳ này

Tiếp theo là cuốn “Lược sử Báo chí Việt Nam” của tac giả Nguyễn Việt

Chước do NXB Nam Sơn xuất bản năm 1974 tại Sài Gòn Sách được soạn theochương trình của Bộ Giáo dục dé áp dụng vào việc giảng day môn Quốc văn lớp 12

và dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các Phân Khoa Truyền thông Báo chí.Sách gồm có 5 chương, điểm nỗi bật của quyên sách này ở chỗ đã bàn sâu vào việcphân chia các thời kỳ lịch sử trong tiến trình 100 năm của Báo chí Việt Nam (từ

1865 - 1965) Người thì phân chia các giai đoạn phát triển báo chí theo lịch sử dân

5

Trang 10

tộc Người thì phân chia căn cứ vào các hoạt động của chính báo chí Người thì theo

các tiêu chuẩn văn hóa Và cuối cùng, có người đã tông hợp tat cả những tiêu chuẩn

này dé hệ thống hóa tiến trình của báo chí Bên cạnh đó, tác giả còn nêu ra nhữngảnh hưởng của nhiều đạo luật, sắc luật báo chí ra đời nhằm bảo vệ quyền tự do ngônluận, cũng như ngăn chặn sự lạm dụng quyền này Ngoài ra, sách còn giới thiệu

những khuôn mặt lớn của làng báo Việt Nam, với sự góp mặt đông đảo của những

người cầm bút vừa chuyên nghiệp, vừa tai tử Mac dù Báo chí Việt Nam trải qua rất

nhiều biến cố nhưng giới cầm bút luôn kiên gan trung thành với lý tưởng và độc gia

của mình.

Tác giả Nguyễn Thành có công trình “Báo chí Cách mạng Việt Nam từ năm

1925 - 1945” do NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1984 Có thé nói,

đây là cuốn sách đề cập một cách có hệ thống Báo chí Cách mạng Việt Nam từ khi

ra đời đến năm 1945 Không chỉ nghiên cứu trực tiếp các tờ báo, tác giả còn phân

tích thấu đáo hoàn cảnh ra đời và phát triển của báo chí cách mạng, tìm hiểu cặn kẽhoàn cảnh lịch sử Việt Nam trong từng thời kì, các chính sách đối với báo chí củanhà cam quyền thực dân Tuy nhiên, với nhãn quan của một nhà khoa học trước đôi

mới, nhiều vấn đề trong cuốn sách còn bộc lộ sự thiên kiến, chưa có sự cởi mở như

những công trình nghiên cứu sau này Cuốn sách chỉ đề cập đến Báo chí Cách

mạng, chưa có sự so sánh với báo chí thông thường đương thời.

Năm 1985, NXB thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn “120 năm Bao chiViệt Nam” của tác giả Hồng Chương, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu lý luận và lịch

sử báo chí trực thuộc Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam Sách được in khổnhỏ (13cm x 19cm) đã trình bày van tắt quá trình phát triển 120 năm (từ 1865 đến1985) của Báo chí Việt Nam, nhất là Báo chí Cách mạng, nêu lên chức năng và vaitrò của Báo chí Cách mạng Sách không đi vào các chỉ tiết, mà trình bày các khuynhhướng chủ yếu trong báo chí và cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng đó Tác giả

đã làm rõ các bước phát triển của Báo chí Việt Nam, nhất là Báo chí Cách mạng Cóthé chia 120 năm báo chí làm hai thời kỳ dai bằng nhau 60 năm đầu là thời kỳ báo

chí của chính quyền thực dân Pháp 60 năm sau là thời kỳ xuất hiện và phát triển

6

Trang 11

của Báo chí Cách mạng Và Báo chí Cách mạng đã đấu tranh kiên cường chống chủ

nghĩa thực dân và báo chí của nhà cam quyền Cách mạng thắng lợi đã hoàn toàn

xóa bỏ báo chí của chế độ cũ, đưa Báo chí Cách mạng lên địa vị chính thống củanước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa

Tác giả Đỗ Quang Hưng trong giáo trình “Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865

-1945” của NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã nghiên cứu khá bao quát hệthống báo chí qua từng chặng đường lịch sử, nghiên cứu về những người làm báo,nội dung và những nét độc đáo về nghệ thuật làm báo Tác giả còn chú ý tới nhữngthay đổi quan trọng của các tờ báo cách mạng sau năm 1945 Trong cuốn sách củamình, tác giả Đỗ Quang Hưng đã đề cập đến chủ trương thành lập Đoàn Báo chíViệt Nam của Chính phủ lâm thời (28/12/1945), Sắc lệnh số 41 do Chủ tịch Hồ ChíMinh ký ngày 29/3/1946 xem như viên gạch đầu tiên về luật pháp báo chí của nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa Tác giả nhận định: “Đó là thời điểm Lịch sử Báo chíViệt Nam đã bước vào trang mới Nhưng tiếng nói chân chính và mạnh mẽ củadòng bao chí cách mạng với diện mạo da dạng, chững chạc hơn vẫn giữ vững vi tríchủ đạo Nghĩa là, cũng như chính con đường cách mạng Việt Nam, báo chí bắt đầubằng những nhịp thở, trăn trở của cuộc đấu tranh mới”

Năm 2000 tác giả Hoàng Văn Quang đã hoàn thành đề tài khoa học cấp Bộ

“Các khuynh hướng báo chí chính trị ở Việt Nam trước năm 1954” Tác giả nêu lên

những tác động của lịch sử đối với sự hình thành các khuynh hướng báo chí ViệtNam dưới thời Pháp thuộc; vai trò của một số khuôn mặt lớn làng báo như Nguyễn

Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường Công trình còn nêu

ra một số văn bản, chính sách đầu tiên của nhà cầm quyền Pháp nhằm quản lý báochí Việt Nam Bên cạnh đó, công trình còn đề cập đến việc thành lập Đoàn Báo chí

Việt Nam - đây là lực lượng có những đóng góp cho việc xây dựng và bảo vệ chính

quyền cách mạng còn non trẻ; còn các tờ báo lớn thì đoàn kết, qui tụ lại lấy tên là

Lực lượng báo chí thống nhất nhằm chống lại kẻ thù Điểm nổi bat của công trình làtác giả đã dành nhiều trang đi sâu phân tích, giới thiệu khá chỉ tiết và cụ thể về nộidung cũng như hình thức một số tờ báo tiêu biểu ra đời từ năm 1954 trở về trước

7

Trang 12

như: Gia Định Báo, Nông Cổ Min Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Nữ Giới Chung, ĐôngDương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Chuông Rè, Người Cùng Khổ, Thanh Niên,Tranh Đấu, Tin Tức, Dân Chúng, Việt Nam độc lập, Cờ Giải Phóng, Sự Thật, Độc

Lập, Lao Động, Nhân Dân, Quân Đội Nhân dân

Tập thé tac giả Dao Duy Quat, Đỗ Quang Hung, Vũ Duy Thông đồng chủbiên công trình “Tổng quan Lich sử Báo chí Cách mạng Việt Nam, từ 1925 - 2010”

do NBX Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2010 Nội dung cuốn sách phản ánh mộtcách sinh động toàn bộ chặng đường 85 năm hình thành và phát triển của Báo chíCách mạng Việt Nam theo trình tự thời gian, gan với các thời kỳ lich sử của dân

tộc: 1925-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1976-1986, 1986-2000, 2001-2010 Trong

từng thời kỳ, các tác giả lại chia thành những giai đoạn nhỏ, phân tích kỹ bối cảnh,tình hình chính trị - xã hội, điều kiện lịch sử trong nước và thế giới, tương ứng lànhững phân tích sâu về tình hình hoạt động, những nhiệm vụ cụ thé của báo chínước nhà, điểm ra những tờ báo chủ lực, tiêu biểu trong các giai đoạn này Nếu nhưtrong thời kỳ đầu của nền báo chí cách mạng (1925-1945), ngoài báo Thanh Niên,

có thé ké ra những tờ báo, tạp chí ghi dấu ấn đậm nét trong làng báo như: Búa Liềm,

Đỏ, Tranh đấu, Dân chúng, Việt Nam độc lập, Cứu quốc, Cờ giải phóng thì trongnhững thời kỳ tiếp theo, không thé không kể đến những cái tên: Sự thật, Độc lập,Lao động, Nhân dân, Quân Đội Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanhtiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam Bằng văn phong chính luận, cáctác giả cuốn sách đã tái hiện lại lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam với day ap các

sự kiện, con số, tư liệu lịch sử nhưng không hề khiến độc giả thấy khô khan, tẻ nhạt,

nhàm chán mà ngược lại, rất lôi cuốn Ké cả khi đánh giá tình hình chính trị, xã hội,

tình hình hoạt động báo chí hay khi giới thiệu quá trình ra đời và hoạt động cũng

như những đóng góp của những tờ báo, tạp chí cụ thể, các tác giả vẫn kết hợp nhuannhuyễn giữa sự khái quát, phân tích, đánh giá với những ví dụ cụ thé, sinh động

Năm 2017, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành cuốn “Lịch sử

các chế độ Báo chí ở Việt Nam” giai đoạn từ 1858 đến 1945 của Phan Đăng Thanh

và Trương Thị Hòa là hai nhà nghiên cứu luật, đồng thời là hai nhà báo lâu năm

Trang 13

Cuốn sách là sự kết hợp đặc biệt giữa kiến thức luật pháp và báo chí của hai tác giả.Với hơn 400 trang, công trình Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam đã khảo sát

các văn bản, quy định pháp luật về báo chí trong gần 90 năm (1858 - 1945) Đây là

sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước, tập trung hướngnghiên cứu về khía cạnh lịch sử pháp quyền, chọn thời điểm ra đời của các văn kiện

pháp luật cơ bản làm cột mốc phân kỳ lịch sử báo chí Việt Nam; đồng thời sử dụng

các sự kiện báo chí khác làm nội dung minh họa.

Thời gian gần đây, vấn đề báo chí địa phương đã đề cập tới tại một số cuộc

hội thảo trong tỉnh và khu vực, nhưng còn nói một cách chung chung.

Vi vậy, việc khảo sát có tính hệ thống báo chí cách mạng của một tỉnh là việcnghiên cứu hoàn toan mới mẻ Trong tập Dia chi Bến Tre và một số tài liệu kháccũng có khái quát đôi nét về tình hình hoạt động báo chí lúc bấy giờ, nhưng chỉ viếtngắn gọn, sơ lược, mang tính ghi chép lịch sử thuần túy, ít có những phân tích, đánh

giá mang tính khoa học chuyên ngành.

Với hàng chục năm làm báo tại Bến Tre, với tình yêu nghề nghiệp, tác giảluận văn đã day công nghiên cứu, sưu tầm tư liệu nên có thé khang định đề tài “Báochí Cách mạng Bến Tre trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước” là hoàntoàn mới, không có sự trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm khảo sát và làm rõ những bước phát

triển, cũng như những thuận lợi và khó khăn của Báo chí Cách mạng Bến Tre trongtiến trình lịch sử của dân tộc, gắn với một thời điểm rất đặc biệt đó là đưới sự lãnh

đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Bến Tre làm nên cuộc Đồng khởi thần kỳ Giới thiệuđặc điểm một số tờ báo cách mạng tiêu biểu xuất bản vào thời điểm này; rút ra

những bai học kinh nghiệm bổ ích cho hoạt động báo chí trong thời kỳ mới hiệnnay Với những số liệu phong phú, chính xác, luận văn sẽ góp phần soi sáng và vẽlên một bức tranh khái quát về hoạt động báo chí Cách mạng Bến Tre Qua việcnghiên cứu đề tài, luận văn còn đóng góp một phần nhỏ bé trong việc gìn giữ vàphát huy truyền thống Báo chí Cách mạng Bến Tre, sẽ là nguồn tài liệu bổ ích cho

đội ngũ làm báo hôm nay và mai sau.

Trang 14

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Qua việc khảo sát này, tác giả luận văn cố gắng làm bật lên diện mạo hệthống Báo chí Cách mạng Bến Tre trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộcthống nhất đất nước Luận văn chỉ ra được những bài học kinh nghiệm cũng như

tính kế thừa từ quá khứ, đồng thời mở ra triển vọng của Báo chí Bến Tre trong thời

đại công nghiệp lần thứ 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Báo chí Cách mạng Bến Tre trong sựnghiệp đấu tranh thống nhất đất nước Do điều kiện lịch sử nên tư liệu lưu trữ vềBáo chí Cách mạng Bến Tre khá hiếm hoi, luận văn chỉ khảo sát một số tờ báo cònlưu trữ ở Bảo tàng Bến Tre, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng thành phố Hồ Chí Minh

và Thư viện thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là Báo chí Cách mạng Bến Tre trong

thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975 Cụ thể là báo

in Lý do chọn báo in là do trong giai đoạn này các loại hình báo chí khác cua tinh

Bến Tre chưa ra đời Báo chí phát thanh tuy đã manh nha nhưng không còn lưu trữnên không thể khảo sát được

5 Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát một số báo thời bay gid; suu tam, thu thập tư liệu từ những nhânchứng lịch sử và sách báo, tài liệu có liên quan rồi từ đó tác giả luận văn áp dụng

các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:

- Phương pháp thống kê - phân loại, tổng hợp: Là những phương pháp thu thập

số liệu, tóm tat, trình bày và mô tả các đặc trưng khác nhau nhăm phản ánh tổngquát đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, so sánh lịch sử: Nhằm tìm ra những đặc điểm tươngđồng và khác biệt qua việc khảo sát, phân tích một số tờ báo, bài báo được khảo sát

trong luận văn.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử đồng đại, lịch đại: Với phương pháp nghiêncứu lịch sử đồng đại, lịch đại, sẽ giúp bao quát các mặt hoạt động của báo chí trong

10

Trang 15

một giai đoạn lịch sử cụ thé Việc kết hợp hai phương pháp này trong quá trìnhnghiên cứu luận văn nhằm góp phần tái hiện bức tranh sinh động về không gian vàthời gian của Báo chí Cách mạng Bến Tre.

Cơ sở của những phương pháp này xuất phát từ những nguyên lý của họcthuyết Mác - Lénin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và từ lý luận báo chí hiện đại được tiếp

thu ở trường học, ở những cuộc hội thảo báo chí trong tỉnh và khu vực, qua thực

tiễn công tác nhiều năm qua trong ngành báo chí

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Y nghĩa lý luận:

Luận văn sẽ cung cấp một bức tranh lịch sử báo chí của một tỉnh - một địaphương trong một giai đoạn lịch sử nhất định, từ đó làm rõ những quan điểm lý luậncủa Dang ta, luôn coi báo chí là công cụ, là phương tiện sắc bén trên mặt trận chínhtrị, tư tưởng, văn hóa, đồng thời là diễn đàn của nhân dân

- Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn cung cấp tư liệu có tính hệ thống cho những cơ quan quản lý báo chí

tỉnh nhà và cả nước Là tài liệu tham khảo cho những cơ quan báo chí, nhà báo trẻ,

có ý nghĩa giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức chính trị, văn hóa

Đối với bản thân người viết, đề tài là cơ hội dé nghiên cứu, nam vững hon

về Báo chí Cách mạng Bến Tre thời kỳ hào hùng nay, dé thực hiện tốt hơn vai

trò, trách nhiệm của người làm báo chân chính trong sự nghiệp và bảo vệ Tổ

quốc hiện nay

7 Kết cấu của luận vănNgoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có kết cau gồm 3 chương:

Chương 1: Bến Tre mảnh dat quật cường và vai trò của Báo chí Cách mạngChương 2: Hệ thống Báo chí Cách mạng Bến Tre

Chương 3: Bài học kinh nghiệm

11

Trang 16

Chương 1: BEN TRE MANH DAT QUẬT CƯỜNG VA VAI TRÒ CUA

BAO CHÍ CÁCH MẠNG1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Báo chí Cách mạng

Báo chí Cách mạng Việt Nam ra đời với dau mốc là tờ Thanh Niên do lãnh tuNguyễn Ai Quốc sáng lập

Từ khi ra đời, Báo chí Cách mạng được cắt nghĩa đơn giản mà lớn lao: “Tuyên

truyền dé giai cấp biết mục đích Từ tuyên truyền dé giai cấp biết mục đích, gắn với

tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin, rồi đấu tranh không khoan nhượng bảo vệ lýtưởng cộng sản Chặng đường mà Báo chí Cách mạng đi qua gắn với những mốc

son sáng chói của lịch sử cách mạng dân tộc: từ khi vận động thành lập Đảng, tới

huấn luyện cán bộ, chuẩn bị cơ sở lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việcthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930, cô vũ nhân dân làm nên cáccao trào cách mạng, tiến tới tong khởi nghĩa giảnh chính quyền Tháng Tám năm

1945, tiếp đó là vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận chính trị - tư tưởng, cùngtoàn Đảng, toàn dân và toàn quân đi vào các cuộc kháng chiến thần thánh của dân

tộc đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thu giang sơn về một mối, cả nước đi

lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc” (Tổng quan lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2010, NXB

Chính trị phát hành 2010).

Về tôn chỉ, mục đích của Báo chí Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội,phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới”, suyrộng ra là phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa và đóng góp tích cực cho hòa bình thế giới vì mục tiêu của thời đại

là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Về vai trò, nhiệm vụ của báo chí cách mạng, Người cho rằng, nhiệm vụ Báochí Cách mạng là phải đi tiên phong trong đấu tranh không khoan nhượng vớinhững gi đi ngược lại quy luật của lịch sử, vạch trần tính chất phản động, giả dối,

12

Trang 17

bịp bợm của kẻ thù Tính chiến đấu không chỉ nhằm tiến công vào kẻ thù của cách

mạng, mà còn biểu dương những tam gương tiêu biểu trong chiến đấu và lao động

để cô vũ mọi người hăng hái tham gia cách mạng Đồng thời, Người đề nghị báonên có mục “ý kiến bạn đọc”, coi ý kiến bạn đọc là những ý kiến đấu tranh Cái mớidau tranh với cái cũ, cái tốt dau tranh với cái không tốt Trong biểu đương, phải rút

ra được kinh nghiệm có ý nghĩa phổ biến, phê bình phải cụ thể, rõ ràng Phê bình và

tự phê bình là biện pháp tăng cường tính chiến đấu, vì phê bình và tự phê bình là vũkhí rất cần thiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưuđiểm

Về tính Đảng của Báo chí Cách mạng, đây là điều căn cốt nhất để phân biệt

Báo chí Cách mạng với báo chí phản cách mạng Người cho rằng, báo chí chỉ đúng

về chính trị khi nó được lãnh đạo của một đảng, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác

-Lênin, một đảng mang bản chất của giai cấp công nhân và gắn bó mật thiết với dântộc, với nhân dân Người luôn nhắn mạnh: Báo chí phục vụ ai? Đăng sau lời chỉ dẫncủa Người: báo chí của ta phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ cho đấu tranhgiải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho hoà bìnhthế giới là nguyên tắc: Đảng phải lãnh đạo báo chí

Do đó, khi nói “Can bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mang”, Bác đã đặt những

người làm báo cùng chung “chiến hào” với các “binh chủng” khác của trí thức - vănnghệ kháng chiến Nhưng hoạt động báo chí lại có đặc thù riêng Người cán bộ báochí phải đáp ứng những yêu cầu của một nghé gắn liền với chính tri, gắn liền vớihiện thực Người nhắc nhở: “Tất cả những người làm báo (người viết, người in,

người sửa bài, người phát hành ) phải có lập trường chính trị vững chắc Chính trị

phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được Cho

13

Trang 18

nên các báo của ta đều phải có đường lối chính trị đúng” (Nhà báo và sáng tạo báochí trong Tư tưởng Hồ Chí Minh của TS Đỗ Chí Nghĩa, NBX Thông tin và Tuyền

thông).

Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu rất cao về nhận thức chính trị của cán bộ báo chí,những người “tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chínhphủ” Quan điểm chính trị của người làm báo phải vững vàng, song không có nghĩa

là cứng nhắc Hồ Chí Minh từng chỉ ra những thiếu sót trong công tác tuyên truyềnnhư bệnh theo “sáo cũ”, “nói không ai hiểu”

Người cán bộ báo chí nắm vững chính trị là để vận dụng vào hoạt động nghềnghiệp một cách linh hoạt, phù hợp, chứ không tự biến mình thành ông “cán bộtuyên huấn thứ hai”, rao giảng, thuyết giáo dài dòng Hồ Chí Minh đặt nhà báo cách

mạng trước yêu cầu bức xúc là phải làm tròn nhiệm vụ cách mạng Có thé coi đây làbiểu hiện cao nhất của việc nắm vững đường lối chính trị

Tại Đại hội lần thứ II của Hội Nhà báo Việt Nam (1959), Bác dạy: “Nhiệm vụcủa người làm báo là quan trọng và vẻ vang Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thìphải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai

cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình”

Đến Đại hội lần thứ II của Hội Nhà báo Việt Nam (1962), Bác lại nói: “Để làmtròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cáchmạng Đạo đức đó là cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”

Như vậy, từ yêu cầu về phẩm chat chính trị, Hồ Chí Minh đã đề cập đến một

yêu cầu quan trọng nữa, đó là đạo đức cách mạng của cán bộ báo chí “Người cách

mang gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn” Một mệnh đề giản dị, dé hiểu,song lại hàm chứa những ý tưởng sâu sắc về pham chất người cán bộ báo chí cáchmạng Vượt qua khó khăn dé tiến lên, đó là biện chứng cách mạng

Trong những ngày tháng này, khi đại dich Covid-19 đang diễn biến vô cùngphức tạp, cùng với các lực lượng tuyến đầu như đội ngũ y, bác sĩ, lực lượng công

an, quân đội, đội ngũ phóng viên báo chí chính là hình ảnh quen thuộc trên trận

tuyến phòng, chống dịch nóng bỏng “như chống giặc”

14

Trang 19

Dé có những dòng thông tin ấy, bao tòa báo đã nhanh chóng chuyển đổi

phương thức làm việc để vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo dòng chảy thông tin về

phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội tới được với độc giả trong và ngoàinước Đã có những phóng viên phải thuê nhà trọ, tự cách ly để an toàn cho vợ con,

sẵn sàng xa gia đình hàng tháng trời, ăn ở cùng người dân và các lực lượng y, bác sĩ

chấp nhận nguy hiểm cận kè

Đó không gì khác, chính là “phụng sự nhân dân”, đến với nhân dân, với cuộcsống phập phông hơi thở, với những nỗi lo lắng, buôn vui, nụ cười, nước mắt củanhân dân mà Bác Hồ căn đặn người làm báo Đó chính là báo chí chân chính đangthực hiện sứ mệnh thiêng liêng, to lớn của mình - của một nền Báo chí Cách mạng

được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, đó là phục vụ nhân dân, phục vụ

Nhìn chung, các đợt chuyển cư từ miền ngoài, chủ yếu là các tỉnh miềnTrung vào Đồng Nai - Gia Dinh trong thé kỷ XVII và đến giữa thé ky XVIII diễn rakhông 6 ạt, nhưng tương đối đều đặn và liên tục Số lưu dân đến định cư ở đây gồmhai luồng chính: luồng theo đường bộ từ hướng Bắc vào Đồng Nai và vùng BếnNghé - Tân Bình được xem như một trạm “trung chuyên” lớn nhất trước khi tỏa về

các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long Luéng này có nhiều hạn chế vì đường

bộ lúc bấy giờ chưa được mở mang, nạn trộm cướp thường xuyên xảy ra, cho nênviệc di chuyên không may an toàn Luéng thứ hai, đi đường biển bằng ghe bau theogió mùa hàng năm Các nhóm lưu dân vào các cửa sông như Soài Rạp, Cửa Tiểu,Cửa Đại rồi ngược dòng các sông lón, tiễn sâu vào nội địa, tỏa ra định cư ở các

giông gò, vùng dat cao ráo có nước ngọt, ở hai bên rạch, bờ sông.

15

Trang 20

Cũng có những cuộc di chuyển do nhà nước đứng ra tổ chức “những

người dân có vật lực ở xứ Quảng Nam, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn vào

Nam khai phá” như Lê Quý Đôn miêu tả trong cuốn “Phủ biên tạp lục” Chínhlực lượng này đã góp thêm nhân tố quan trong day nhanh tốc độ khai phá đất đaiphát triển sản xuất

Tổng hợp lại tất cả các nguồn tài liệu qua những chuyến điều tra khảo satđiền dã nhiều vùng khác nhau trong tỉnh, có thể xác định rằng nguồn gốc cộng đồngdân cư Bến Tre đa số ở miền Trung, đặc biệt từ phía Nam déo Hải Vân trở vào

Những lưu dân đến đây qua nhiều thế hệ, họ không chỉ mang theo lòng nhiệthuyết, kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, mà còn mang theo những nét đẹp văn hóatrong nghỉ lễ, phong tục tập quán đến vùng đất mới Tất cả những yếu tố đó, tao

nên cá tính của người Nam bộ nói chung và Bến Tre nói riêng, bộc trực, phóng

khoáng, cởi mở, nghĩa hiệp, tự lực tự cường.

Trong quá trình khai phá đất hoang tạo lập thôn, ấp, làng, xã, cư dân đã giữgin và phát triển các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Trước hết là truyền thốngyêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta đã hình thành qua ngàn năm lịch sử dựng

nước và giữ nước Hòa vào dòng chảy chung đó, nhân dân Bến Tre đã đứng lên

chiến dau bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đất Bến Tre là nơi có nhiều lò võ Tinh thần thượng võ cũng là phong cáchcủa người dân cù lao, nơi có những võ tướng lừng lẫy chiến công của triều đại nhà

Nguyễn Trận giặc “Mù u” của lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, trận “giặc hè” của

đốc binh Phan Ngọc Tòng, theo truyền thuyết dân gian còn lưu lại đến nay đã trởthành truyền thống đánh giặc của nhân dân Bến Tre “lấy yếu thắng mạnh, lấy ítđánh nhiều; lay mưu tri, dũng cảm, thông minh đối chọi với kẻ thù có sức mạnh vậtchất hơn mình”

Sau khi thực dân Pháp chiếm ba tỉnh niềm Đông Nam kỳ, rồi ba tỉnh miềnTây tiếp tục rơi vào tay giặc (6-1867) thì tháng 8-1867, hai anh em Phan Liêm -Phan Tôn (hai người con của cụ Phan Thanh Giản) đã cùng nhân dân Bến Tre tiến

hành khởi nghĩa Cuộc khởi nghĩa này con lan sang hai tỉnh Trà Vinh, Mỹ Tho.

16

Trang 21

Cuộc khởi nghĩa của Phan Liêm - Phan Tôn vừa bị dập tắt thì nổ ra các cuộc khởinghĩa của Phan Tòng, của Lê Quang Quan (Tán Kết) .

Các trận tập kích của nghĩa quân vào những nơi thực dân Pháp vừa mới

chiếm đóng ở Hương Điểm (Giồng Trôm), Giồng Gạch và Bao Thạnh (Ba Tri) đãgây cho chúng nhiều thiệt hại

Trong khi thực dân Pháp phải lo đối phó với phong trào kháng chiến ở cù laoBảo, thì ở cù lao Minh lại nỗ ra các cuộc khởi nghĩa của nghĩa sĩ Hưng, Nhiêu Đầu,Nhiêu Gương Ở cù lao An Hóa nỗ ra cuộc khởi nghĩa của Trịnh Viết Bàng, HuynhVăn Thiệu, đã đứng ra chiêu mộ nghĩa quân chống giặc Không chỉ đánh giặc ngaytrên mảnh đất quê nhà, nhân dân cù lao An Hóa còn tích cực tham gia vào cuộckhởi nghĩa của Thủ Khoa Huân, của Truong Định bên kia sông Tiên

Trong những năm 1885, 1886, Đào Công Bửu trực tiếp tham gia lãnh đạo

cuộc vận động chống thực dân Pháp trên địa bàn Bến Tre, Mỹ Tho Đến năm 1893,

ông đã bị thực dân Pháp bắt

Tiếp đó nổ ra cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Đang và Chin Sửu ở làngTân Phú Tây Lực lượng khởi nghĩa xông vào nhà cựu Hương cả Trần Trung Bình,

buộc ông này giao súng cho họ Nghĩa quân còn bao vây nhà cựu Chánh tổng Minh

Thiện và phó tông Lê Phước Toản, chiếm công sở Tân Phú Tây Sau đó, NguyễnVăn Đang bị thực dân Pháp bắt

Các phong trào trên đều bị thất bại, vì mang tính tự phát, đơn lẻ nên chưa tậphợp đông đảo nhân dân tham gia Tuy nhiên, đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chíđộc lập tự do, bat khuất của nhân dân Bến Tre vẫn tồn tại âm ỉ cháy truyền lại cho

các thé hệ sau, là cơ sở cho Dang ra đời và bén rễ trong quan chúng

1.2.2 Kháng chiến chống Pháp đuối NhậtTình hình Bến Tre sau khi giành được chính quyền trong Cách mạng ThángTám có những mặt cơ bản giống như các tỉnh ở Nam Bộ Chính quyền cách mạngtiếp quản một nền nông nghiệp đã bị Nhật - Pháp vơ vét đến khô kiệt, thươngnghiệp đình đốn, hàng công nghiệp khan hiếm, tài chính trống rỗng Đời sống vật

chất của nhân dân tuy chưa tới mức đói nhưng thiếu thốn mọi bề

17

Trang 22

Do địa thế ngăn cách các con sông lớn, vùng đất cù lao nằm giữa sông Tiền

và sông Cổ Chiên này bị giặc Pháp chiếm sau cùng (ngày 8-2-1946) so với các tinh

khác ở Nam bộ Bến Tre đã có hơn 5 tháng được sống trong độc lập, tự do dé xaydung va phat triển thực lực về mọi mặt chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

Nhận rõ vị trí chiến lược của Bến Tre đối với chiến trường Nam Bộ, lại thêmnhững bài học kinh nghiệm của quá khứ về một vùng đất có truyền thống yêu nướcbất khuất trong gần 80 năm thống trị, cho nên thực dân Pháp sau khi chiếm trọn 3

dai cù lao đã ra sức tập hợp bọn tay sai, bọn dia chủ phản động địa phương, lập

ngụy quyền, phát triển ngụy quân, đồng thời thi hành chính sách cướp sạch, đốtsạch, giết sạch Điển hình cho chính sách này là những hoạt động tàn bạo của LéonLeroy, một tên sĩ quan Tây lai, cùng đội quân cuồng tín UMDC - “Don vị cơ động

bảo vệ những người theo đạo Thiên Chúa" - do hắn lập nên tại quê mẹ của hắn, đất

Bình Đại Đội quân này đã gieo rắc biết bao đau thương tang tóc trên cù lao AnHóa, về sau lan ra toàn tỉnh Bến Tre và cả một số tỉnh bạn

Trong cuộc đấu tranh quyết liệt này, có lúc kẻ địch bằng sức mạnh quân sự,

da 6 ạt lan chiếm hầu hết các trung tâm dân cư đông đúc, những khu vực kinh tế trùphú, biến Bến Tre từ một tỉnh có vùng giải phóng rộng thành một tỉnh hoàn toàn bịtạm chiếm, với một hệ thống đồn bót dày đặc như mạng nhện, mỗi xã có từ 3 đến

28 đồn, có ấp chúng đóng đến 3 đồn Toàn tỉnh có tới 1.036 đồn bot và tháp canh.Chiém đóng đến đâu, địch thăng tay bắn giết, ham hiếp, cướp phá đến do: cắt lưỡi,

mồ bụng, moi gan, chặt đầu, bêu thây giữa chợ

Giai đoạn này, hầu hết đảng viên, cán bộ cơ sở bị đánh bật ra khỏi địaphương, nhiều đồng chí phải dạt sang huyện khác hoặc tỉnh bạn Cơ sở quần chúng

bị xáo trộn, cơ quan Tỉnh ủy, Huyện ủy và các đơn vị Vệ quốc Đoàn rút về căn cứ

rừng Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại, bị địch bao vây, phong tỏa, càn quét và đánh phá

băng phi pháo Cuộc kháng chiến của nhân dân Bến Tre rơi vào thời kỳ vô cùng

khó khăn.

Đề chặn đứng âm mưu của kẻ thù, giành lại dân, giành lại quyền chủ độngtrong chiến tranh, Tỉnh ủy và chính quyền kháng chiến Bến Tre đã phát động tư

18

Trang 23

tưởng trong cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, phân công trở về địa phương

bám đất, bám dân “lấy tinh thần tự lực, tự cường dé đấu trí với địch, lay khí tiết

trung kiên, bất khuất đề đè bẹp uy vũ tàn bạo của kẻ thù Cán bộ, đảng viên đã phải

ăn bờ, ngủ bụi, chịu đựng đói khát, phó mặc thân mình cho mưa nắng, muỗi mòng.Trong nhiều tháng, các đồng chí ở Châu Thành, Sóc Sãi, Mỏ Cày phải ăn trên ngọndừa hết ngày này đến ngày khác, đến đêm khuya mới xuống hoạt động

Thực hiện âm mưu "lẫy chiến tranh nuôi chiến tranh" và dé cách ly dân vớicách mạng, kẻ địch ra sức tập trung đồng bào ta vào quanh các đồn bot, các thi tran,thi xã dé khống chế, kim kẹp Có khu tập trung khá đông như Cén Rừng (ThanhPhú) đến 5.000 người Tình hình đó đã gây nên một cuộc xáo trộn lớn về dân cư,

nhưng sự xáo trộn này chỉ diễn ra ở phạm vi trong tỉnh, không có hiện tượng đưa

dân từ nơi khác đến, hoặc xúc dân từ Bến Tre đưa đi nơi khác, trừ cuộc ra đi do dân

tự tổ chức gần một vạn hộ trong budi đầu kháng chiến (1946) xuống vùng tự do TâyNam Bộ và sinh sống ở đây cho đến hết cuộc chiến tranh

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của chính quyền và nhiệm vụ chuẩn bị khángchiến, theo chỉ thị của trên, bên cạnh Ủy ban Hành chính tỉnh, Ủy ban Kháng chiếntỉnh được thành lập do đồng chí Nguyễn Hoàng Đức làm Chủ tịch và 5 ủy viêncũng đều là đảng viên Tỉnh ủy đặt nhiệm vụ trọng tâm là lãnh đạo kháng chiến.Một số cán bộ, đảng viên được điều sang chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ Đồngthời, Tỉnh ủy quyết định thành lập Lực lượng Quốc gia Tự vệ do đồng chí NguyễnTau làm Giám đốc

Căm thù trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, dưới sự chỉ đạo,

hướng dẫn của các Chi bộ đảng địa phương, những người yêu nước có uy tín đã tậphợp quần chúng, tự tạo vũ khí, đánh giặc để lay súng, lập ra các don vi bộ đội, dukích chiến đấu Ở cù lao Bảo, có bộ đội Tân Hào của ông Đồng Văn Cống, bộ đội

của Lê Văn Tá (Chín Tá) ở Châu Hòa, Châu Bình, bộ đội anh Phan Văn Phải, anh

Kích ở Thạnh Phú Đông, Phước Long thuộc huyện Giồng Trôm

Ở cù lao Minh, có bộ đội Phạm Hồng Thái của anh Đặng Văn Tỷ, anh Măng

ở Tân Thành Bình, phân đội Hồ Chí Minh cơ động của đồng chí Nguyễn Văn Tắt,

19

Trang 24

bộ đội Quang Trung của anh Sáu Xem (Lê Văn Xem) Ở An Hóa, có bộ đội Bùi SĩHùng, bộ đội anh Bài (Nguyễn Văn Bài), thực chất đây là những don vi bộ đội địaphương làm nòng cốt cho phong trào du kích ở địa phương.

Với chiến tranh nhân dân, bằng chiến thuật phục kích, tập kích, dùng mưu

mẹo dé diệt địch cướp súng địch, các đội du kích nhỏ bé dan dan phát triển thành

những don vi bộ đội chủ lực Bộ đội Tân Hào do ông Đồng Văn Cống chỉ huy đã tổchức nhiều trận đánh diệt địch, nổi bật là trận đánh ở Giồng Chùa (Tân Hào), bộ độiTân Hào phối hợp với bộ đội Đoàn Trần Nghiệp phục kích diệt hai trung đội địch,thu 25 súng Bộ đội Tân Hào từ chỗ chỉ có một tiêu đội với bốn súng lửa, mã tấu,lựu dan lúc mới thành lập, sau hơn ba thang chiến đấu, đã có trên 100 chiến sĩ đượctrang bị 80 súng trường và trung liên Thanh thế của bộ đội Tân Hào làm cho quânđịch phải khiếp sợ

Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã giúp cho Đảng bộ và nhândân Bến Tre nhiều kinh nghiệm quý báu về nắm vững đường lối của Đảng, kiệntoàn và phát triển tổ chức Dang, bám đất bám dân, nắm quan chúng, phát triển tổchức quần chúng và thực lực cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang dựa trên thựclực chính trị của quần chúng Đó là những kinh nghiệm quý báu tạo tiền đề chocuộc Đồng khởi (năm 1960) sau này và là cơ sở để sản sinh ra phương châm “haichân, ba mũi” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

1.2.3.Trong công cuộc chong Mỹ thong nhất đất nướcĐầu năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã tăng cường đến Bến Tre 4 tiểu đoànCông an Ngô Quyền và Công an Duyên Hải của nha cảnh sát thành Sài Gòn với sốlượng trên 3.000 tên, mở ra thời kỳ khủng bố công khai những người cộng sản và

nhân dân yêu nước.

Có biết bao tắm gương anh dũng đã hy sinh dé bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộxuất hiện trong những năm 1957-1959 Mẹ Kế ở Giồng Trôm có chồng, con hoạtđộng cách mạng Khi mẹ bị địch bắt tra tran dã man, buộc mẹ khai báo Trước khi

chết, mẹ đã chỉ vào ngực và thét lớn: “Chồng con tao ở trong tim tao, bây giờ muốn

>>

tìm thi moi tim tao ma lấy!” Hay như đồng chí Duy, Huyện ủy viên Giồng Trôm, bi

20

Trang 25

dich bắn trọng thương rồi chúng đánh đập, tra tran, cột vào xe kéo lê trên đường cho

đến chết vẫn không chịu khai báo cơ sở cách mạng Đồng chí Lộ ở Hiệp Hưng,

đồng chí Lê Tặng ở Ba Tri, đồng chí Trung ở Thạnh Phú, đồng chí Hoàng Vũ ởBinh Đại, đồng chí Bay Đoàn ở Mỏ Cay cũng nêu những tam gương hy sinh batkhuất như vậy

Tháng 12-1959, sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương và Nghị quyết của

Xứ ủy Tỉnh ủy quyết định phát động quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch,giành quyền làm chủ nông thôn, cả tỉnh phải khẩn trương tổ chức xây dựng lựclượng chính trị, đồng thời với lực lượng vũ trang, chuẩn bị cho cuộc nổi dậy ở xã,

ấp vào tháng 1-1960

Đêm 16 rạng sáng 17-1-1960, dưới sự chỉ dao trực tiếp của Thường vụ Tỉnh

ủy, cuộc đồng khởi đã nỗ ra theo đúng kế hoạch dự định và giành thắng lợi nhanh

gọn ở Định Thủy Tại đây, lực lượng quan chúng nổi dậy có vũ trang hỗ trợ đã tiêudiệt Tổng đoàn Dân vệ do tên Đội Tý cầm đầu và chiếm đồn vàm Nước Trong, giảitán t xã, phá hết các hình thức kìm kẹp của địch

Kế tiếp Dinh Thủy, từ 22 giờ ngày 17-1 nhân dân xã Phước Hiệp cũng nhất

té nỗi dậy, lùng bắt bọn do thám, chỉ điểm, giải tán các tổ chức phản động, đánh bạibọn lính bảo an từ quận Mỏ Cày đến tiếp cứu, bao vây và chiếm trụ sở tỀ xã cùngđồn dân vệ Ở xã Bình Khánh, sang 20-1-1960, sau khi lập kế diệt gọn bọn công antỉnh đóng tai xã, nhân dân nhất té xông ra lùng bat bọn té điệp, bao vây và san bằngđồn dân vệ Tại đây, Trung đội vũ trang đầu tiên của tỉnh mang phiên hiệu “264” đã

ra đời Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở vùng điểm đột phá mở màn đã cổ vũ chophong trào khởi nghĩa chung trong toàn tỉnh Ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm,Châu Thành, Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại nhân dân đã đồng loạt nỗi dậy Kết quả

có 22 xã hoàn thành việc đập tan bộ máy kềm kẹp, 25 xã diệt được ác ôn, bao vâyđồn bót, giải phóng được nhiều ấp

Đề phản công lại cách mạng, ngày 25-3-1960, Ngô Đình Diệm đã huy động

10 ngàn thủy quân lục chiến, biệt động, lính dù cùng với quân địa phương, có 70 xe

21

Trang 26

quân sự, 17 tàu chiến, 15 khâu pháo 105 ly tiến hành càn quét qui mô 3 xã Định

Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh.

Lực lượng vũ trang của ta chỉ với một trung đội mới thành lập, trang bị còn

thô sơ đã dựa vào địa hình thuận lợi đánh thắng địch ngay trận đầu, diệt hơn 50 tên,

thu được nhiều vũ khí

Chấp hành chỉ thị trên, Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre quyết định mở cuộc

“Đồng khởi đợt 2” thời gian từ 15 - 20 ngày, hướng chính là huyện Giồng Trôm,hướng phụ là huyện Mỏ Cay, điểm chỉ đạo riêng của tỉnh là 5 xã Phong Nam,Phong Mỹ, Châu Phú, Châu Hòa, Châu Bình huyện Giồng Trôm

Từ ngày 21 và 22-9-1960, hàng vạn quần chúng đồ xô về Thị xã mua lươngthực, thực phâm, hàng hóa dự trữ tung tin sắp có đánh lớn Trưa ngày 23-9-1960,

đại đội 261 phục kích diệt gọn một trung đội bảo an ngụy trên đường Tân Thạch

-Thị xã Cùng ngày, một trung đội vũ trang của Giồng Trôm cũng diệt gọn một trungđội bảo an địch trên đường Giéng Trôm - Thị xã Đêm 23-9, tự vệ Thị xã diệt toàndân vệ cầu Nhà Thương, tước vũ khí đồn dân vệ cầu Cái Cối Sáng 24-9, địch phải

cấp tốc điều 2 tiêu đoàn bảo an từ Giồng Trôm về phòng thủ Thị xã, khiến cho lựclượng quân sự của chúng ở đây mỏng đi Tiếp đó, nhân dân huyện Giồng Trôm đã

phá sập cầu Bình Chánh, cắt đứt đường giao thông tiếp tế từ Thị xã đi Giồng Trôm

Từ chiều ngày 24-9-1960, trong tiếng md vang động, Bến Tre bước vào

“Đồng khởi đợt 2” Tại đồn Châu Phú, lúc 15 giờ ngày 24-9, một Đại đội trưởngĐại đội nghĩa binh Công giáo giả làm lính bảo an kéo thắng vào đồn tước súng bức

hàng toàn bộ.

Cuộc Đồng khởi đợt 2 mở ra với quy mô toàn tỉnh, khí thế tiến công của

phong trào mãnh liệt chưa từng thấy Đến cuối năm 1960 toàn tinh có 51 xã, trong

115 xã hoàn toàn giải phóng, 21 xã giải phóng một phần, nhân dân đã làm chủ 300

ấp trong tổng số 500 ấp

Gitta năm 1961, chấp hành sự chỉ đạo của Trung ương Cục, Thường vụ Tỉnh

ủy Bến Tre đã cử đoàn cán bộ của tỉnh dùng thuyền đánh cá vượt biển ra miền Bắc(đoàn gồm 6 đồng chí) báo cáo tình hình Đồng khởi với Trung ương Đảng và Bác

22

Trang 27

Hồ Tháng 7-1961, đoàn xuất phát từ Con Lợi (Thạnh Phú) vượt ra Bắc Nhờ kinh

nghiệm của chuyến đi lần thứ nhất (tháng 3-1946), qua 7 ngày đêm vượt bién đoàn

đã tới Hà Nội.

Từ cuộc vượt biến lần thứ hai nay, Trung ương đã quyết định mở con đườngtiếp tế Bắc - Nam trên biển (ngày nay gọi là đường mòn Hồ Chi Minh trên biên).Hàng ngàn tan vũ khí, hàng hóa của miền Bắc chi viện được gởi tới căn cứ ThạnhPhong, Giao Thạnh (Thạnh Phú) và một số căn cứ thuộc các tỉnh Trà Vinh, Cà Mauphục vụ cho cuộc chiến dau chiến trường miền Nam

Tính đến đầu năm 1965, quân dân Bến Tre giải phóng 72 xã, với 550 ngàndân, vùng giải phóng chiếm 3/4 đất đai và đã hình thành thế liên hoàn giữa cáchuyện Những thắng lợi trên của quân và dân Bến Tre đã góp phần cùng chiến

trường toàn miền Nam bẻ gãy chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của dé quốc Mỹ

Từ đây dé quốc Mỹ đã chuyền sang “Chiến tranh cục bộ” đưa quân Mỹ ở miền Nam

Việt Nam từ con số 23.300 đã tăng vụt lên 184.300 quân

Đầu năm 1967, Mỹ chọn Bến Tre làm noi thí điểm chiến thuật “Ham đội nhỏtrên sông” để rút kinh nghiệm đối phó với chiến tranh du kích ở đồng bằng sông

Cửu Long Chúng đưa đến đây “Lữ đoàn xung kích” 117 cùng 100 tàu chiến lớn

nhỏ, trực thăng, pháo binh, tàu, xưởng sửa chữa, tăng cường việc kiểm soát đi trênsông Tiền, Hàm Luông và sông Cổ Chiên

Tháng 12-1967, Bộ Chính trị Trung ương Dang họp và quyết định chuyểncuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam sang một giai đoạn mới, thời kỳ giành thắng

lợi quyết định “đưa cuộc chiến tranh của ta lên một bước phát triển cao nhất, băng

phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi quyết định” Đến cuốinăm 1968, sau hơn một năm chiến đấu, quân dân Bến Tre đã tiêu diệt và tiêu haotrên 28.256 tên địch, diệt 195 đồn, ban rơi 97 máy bay, bắn chim và phá hủy 125 tàuchiến, phá hủy 96 xe quân sự

Với chiến công trên, tại Hội nghị tổng kết du kích chiến tranh toàn miền

Nam tháng 10-1968, Bến Tre đã được tuyên dương: “Anh đũng Đồng Khởi, thắng

23

Trang 28

Mỹ diệt ngụy” và được công nhận là một trong ba ngọn cờ đầu của phong trào nhân

dân du kích chiến tranh

Tại Bến Tre, từ tháng 4-1969, Mỹ - Ngụy bắt đầu triển khai chương trình

“Bình định cấp tốc” Chúng đưa về đây Sư đoàn 7 và một bộ phận Sư đoàn 9 (lực

lượng cơ động của Vùng 4 chiến thuật), nhiều tiểu đoàn biệt động quân, thủy quân

lục chiến 40 đoàn cán bộ bình định cùng với lực lượng ngụy quân tại chỗ liên tiếp

mở các cuộc càn quét, bình định kết hợp với các cuộc đánh phá quyết liệt của không

quân, kế cả máy bay B52 vào các vùng giải phóng

Cuộc tấn công và nổi dậy Xuân Hè 1972 của quân dân Bến Tre đã giànhđược thắng lợi to lớn Ta đã tiêu diệt 1.051 tên địch, làm bị thương và bắt sống

6.687 tên, diệt 185 đồn bót, bức phá 162 đồn, giải phóng hoàn toàn được 4 xã và

167 ấp, với hon 16 vạn dân Lực lượng vũ trang đã tạo ra được bàn đạp đứng chân

vững chắc trên các địa bàn then chốt như Mỏ Cày, Giồng Trôm và một số vùng venbién ở Thạnh Phú, Binh Đại.

Những tháng đầu năm 1975, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, đưới sựchỉ đạo của Trung ương Cục và Tỉnh ủy, nhân dân Bến Tre dồn sức người, sức củacho trận quyết chiến cuối cùng Hàng ngàn thanh niên lên đường nhập ngũ, hơn 200đội du kích xã ấp được củng cố, hàng vạn người xung phong vào quân ngũ dânquân Chiều 30-4-1975, theo mệnh lệnh của Ban chỉ đạo chiến dịch, các lực lượng

vũ trang phối hop với lực lượng khởi nghĩa của quan chúng tiến công hau hết cácđồn bót, phân chi khu và căn cứ quan trọng ở các huyện và đồn bót ven Thị xã Lựclượng chính trị, binh vận cũng được triển khai vào nội ô thị trấn, thị xã thúc ép địch

đầu hàng

Trong thế tuyệt vọng, vào lúc 18 giờ ngày 30-4 tên đại tá Tỉnh trưởngNguyễn Chí Kim đã bị bắt Đến 20 giờ, thiếu tá Bửu và đại úy Chương được ta mócnối từ trước đã nhân danh Tỉnh trưởng triệu tập các sĩ quan còn lại của tiểu khu,tuyên bố đầu hàng

Thắng lợi cuối cùng của quân dân Bến Tre góp phần cùng nhân dân cả nước

quét sạch quân xâm lược Mỹ ra khỏi bờ cõi, đánh sập ngụy quyền Sai Gòn, công cụ

24

Trang 29

của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa đất nước

bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do và thống nhất

1.3 Vai trò Báo chí Cách mạng Bến Tre trong sự nghiệp đấu tranh giảiphóng dân tộc thống nhất đất nước

1.3.1 Tuyên truyền đường lỗi cách mạng và Chú nghĩa Mác - Lênin

Các nhà yêu nước tiền bối, các tầng lớp trí thức, nho sĩ trước cách mạng đãtừng làm thơ, viết văn dé cô xúy tinh thần yêu nước thương nòi, tố cáo tội ác kẻ thù,nhưng rat ít người chủ trương xuất ban báo chí làm cơ quan ngôn luận cho minh,coi đó như một thứ vũ khí chiến đấu lợi hại

Khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông nước ta (1862), chúng sớmbiết dùng báo chí làm vũ khí tư tưởng dé che chắn, lừa mi cho công cuộc viễnchinh Trong phong trào báo chí chung dùng chữ quốc ngữ chống lại kẻ thù, đã

có những người con của quê hương Bến Tre như Nguyễn Đình Chiểu, Sương

Nguyệt Anh (con gái của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu), Phan Văn Trị,

Lê Hoằng Mưu, Bùi Hữu Nghĩa cũng bắt đầu biết dùng ngòi bút phơi bày

những mặt trái xã hội.

Chỉ đến khi cách mạng Việt Nam được soi sáng bởi lý luận của Chủ nghĩaMac-Lénin, thì mới có nhận thức rõ rang, đầy đủ về vai trò của báo chí cách mạng,một thứ vũ khí tư tưởng dé tuyén truyén, động viên, giáo duc, vận động, tô chứcquan chúng và vạch trần âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù cho quan chúng thay rõ

Hoạt động của Báo chí Cách mạng Bến Tre là một bộ phận của lịch sử dautranh cách mang của Dang bộ và nhân dân trong tinh Báo chi cách mạng gắn liền

với phong trào yêu nước của quần chúng do Đảng lãnh đạo từ rất sớm

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930), các chi bộ Đảng lần lượtđược thành lập ở trong tỉnh Nhiều chi bộ Đảng (Chi bộ Tân Xuân, Chi bộ ghép Lộc

Thuận - Phú Vang - Vang Quới, Mỹ Chánh Hòa, Lương Hòa ) sau khi được thành

lập, đã nghĩ đến việc viết những tờ truyền đơn, bản tin ngắn để thông báo, tuyêntruyền, giáo dục cho người dân những tư tưởng yêu nước và cách mạng dé cùng

chung sức đứng lên đấu tranh chống thực dân phong kiến, giành độc lập, tự do Các

25

Trang 30

ban tin được in bằng khuôn xu-xoa, được phân phát cho những nòng cốt đi rải, dán

ở các nơi đồng bào thường qua lại, tụ tập đông người như các chợ, bến đò, trên các

trục đường giao thông Có thê nói, đây chính là hình thức phôi thai của báo chí cáchmạng của tỉnh nhà sau này, và nó mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng Các đồngchí đảng viên đầu tiên ở Bến Tre trong giai đoạn 1930 - 1931 đã phát động 6 cuộcbiểu tình quần chúng lớn chống sưu thế, đòi dân sinh, din chủ ở Tân Xuân, Ba Mỹ,

An Điền, An Bình Tây (Ba Tri), Ba Vát, Giồng Keo (Mỏ Cày), ở Thạnh Phú, ở LộcThuận (quận An Hóa, nay thuộc huyện Bình Đại) và đã bị thực dân Pháp đàn áp rất

dã man Chắc chăn rằng những bản tin tức, những tờ truyền đơn cách mạng đã gópphan đáng kê trong việc vận động, cô vũ quan chúng tham gia đấu tranh

Sau cao trào 1930 - 1931, thực dân Pháp và tay sai đàn áp dtr dội phong trào

cách mạng trong tỉnh, bắt nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng Tỉnh

ủy, Quận ủy và một số chỉ bộ tan rã Những đảng viên còn lại tìm cách khôi phục tổ

chức, phong trào cách mạng Báo chí cách mạng, truyền đơn, biểu ngữ lại đượcnhững người cộng sản dùng làm vũ khí tuyên truyền, cô động quan chúng đấu tranhchống ach thống trị của dé quốc và tay sai

Giai đoạn 1936 - 1939, phong trào báo chí cách mạng nổi lên công khai,

tập trung tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, vận động thành lập Mặt trận Dânchủ Đông Dương Tỉnh ủy Bến Tre chủ trương đây mạnh tuyên truyền chủ nghĩaMác-Lênin, đường lối, chính sách của Đảng; vạch trần bộ mặt làm tay sai củaphan tử Trốtkít, phần tử cải lương theo thuyết Pháp - Việt đề hué Dé tạo mốiquan hệ mật thiết với quần chúng, Đảng bộ chủ trương sử dụng rộng rãi các hìnhthức hoạt động hợp pháp, bán hợp pháp để tập hợp, giáo dục, vận động quầnchúng tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp đòi quyền dân sinh dân chủ Đảng

bộ chủ trương xây dựng mạng lưới đại lý sách báo của Đảng trong toàn tỉnh.

Thông qua sách báo, tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâng cao nhận thức về chủ

nghĩa Mac-Lénin, đường lối, chủ trương của Đảng, nhiệm vụ của Đảng bộ va

nhân dân trong tình hình mới.

26

Trang 31

Ở Bến Tre, các tổ chức Dang được khôi phục, củng cố Tỉnh ủy được thành

lập lai, do đồng chí Nguyễn Văn Triệu làm Bi thư Tinh ủy đã cho xuất bản tờ CờChiến Đấu song hành với tờ Dân Chúng của Xứ ủy Nam Kỳ Cán bộ, đảng viêntrong tỉnh đã tham gia viết bài Qua báo Cờ Chiến Đấu và Dân Chúng người đọc

được biết thêm nhiều tin tức của Bến Tre thời bấy giờ như Lời hiệu triệu của Ban

Trị sự lâm thời Hội Ai hữu xã Bình Khánh kêu gọi nhân dân đoàn kết trong dautranh chống bạo lực, cường quyền, Ban Hội té làng Đại Điền lay cong dién chia chođịa chủ làm cho quan chúng càng hiểu rõ tội ác của thực dân Pháp và tay sai áp

bức, bóc lột nhân dân ta.

Nhìn chung, từ năm 1930 đến 1945 là thời kỳ phôi thai của nền Báo chí cáchmạng tỉnh nhà, báo chí hoạt động trong điều kiện bí mật, liên tục bị chính quyền

thực dân theo dõi, đàn áp Do đó, thời gian ton tại của các tờ báo ngắn ngủi rồi bị

giải thé Báo chí cách mang đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lỗi cách mang

và Chủ nghĩa Mác-Lênin, với mục đích là độc lập dân tộc và chủ nghĩa cộng sản, cô

vũ, động viên quần chúng trong đấu tranh giành độc lập tự do

1.3.2 Tố cáo dã tâm xâm lược và tội ác của kẻ thù cùng bè lũ tay sai

Cách mạng Tháng Tám thành công, lần đầu tiên nhân dân được sống trongnhững ngày tươi đẹp của Tháng Tám lich sử oai hùng Hàng loạt van đề cấp bachđặt ra cho chính quyền non trẻ được nhân dân ủng hộ Và báo chí đã trở thànhmột công cụ hành động đắc lực, thiết thực tuyên truyền cho công cuộc xây dựng

lại tỉnh nhà.

Thế nhưng niềm vui của nhân dân Nam bộ nói chung và Bến Tre nói riêng

chưa hưởng được bao lâu, thì thực dân Pháp với dã tâm xâm lược và thù địch cách

mạng, cùng với nhóm chủ trương Pháp Việt đề huề, nhóm Quốc gia cải lương,nhóm thân Nhật, Tờ-rốt-kít và những kẻ khoác áo thay tu làm day tớ cho dé quốc đã

âm mưu tiêu diệt cách mạng Việt Nam, nhằm bóp chết nước cộng hòa non trẻ

Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp dựa vào sự che chở của quân Anh và sự yêmtrợ của đám tàn quân Nhật, bắt đầu nỗ súng đánh chiếm các công sở ở Sài Gòn

Nam bộ lại kháng chiến

27

Trang 32

Cùng ngày Pháp khởi han ở Sài Gòn, tại Bến Tre, Tinh ủy đã hội nghị phântích đánh giá tình hình, thảo luận quán triệt tinh thần chỉ thị của Trung ương và Xứ

ủy, Hội nghị nhận định sớm muộn thì Pháp cũng tấn công chiếm Bến Tre Do vậy,cần phát động toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh khẩn trương chuẩn bị chiến đấu, coiđây là nhiệm vụ hàng đầu Tỉnh ủy xác định, bên cạnh việc tang cường bố phòng,xây dựng lực lượng vũ trang, cần phải củng cô lực lượng chính trị quần chúng ma

công tác thông tin báo chí phải được xem là phương tiện xung kích.

Đến ngày 8-2-1946, thực dân Pháp tập trung lực lượng gồm cả bộ binh, pháobinh, máy bay, tàu chiến yêm trợ, tiễn đánh vào thi xã Bến Tre, chúng gặp phải sựkháng cự quyết liệt của quân và dân Thị xã Nhiệm vụ cách mạng đặt ra cho công

tác tư tưởng nói chung, công tác báo chí nói riêng hết sức nặng nề: Đây là thời kỳđộng viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kháng chiến cứu quốc, kiên quyết giữ gìnchính quyền, “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm” Có thể nói, đây

cũng là thời kỳ hoạt động khá sôi động của báo chi cách mạng ở Bến Tre, cổ vũ chocuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cứu nước

Trong giai đoạn 1945 - 1954 ở Bến Tre có 3 tờ báo, trước hết là tờ Hy Sinh

được đổi tên từ tờ Sự Thật Báo Hy Sinh là cơ quan ngôn luận chính thức của Ủy

ban Nhân dân khởi nghĩa tỉnh Bến Tre, chủ bút là đồng chí Hồ Ngọc Thoại Kế đến

là báo Đoàn Kết, cơ quan tuyên truyền kháng chiến của Mặt trận Việt Minh, cũng

do đồng chí Hồ Ngọc Thoại phụ trách, sau khi đồng chí bệnh, báo giao cho Lê KimĐương phụ trách Sau cùng là tờ Thông tin Bến Tre do đồng chí Trưởng ty Thông

tin phụ trách - những tờ báo này được xem là vũ khí trên mặt trận tư tưởng cho toàn

Đảng và quân dân Bến Tre

Nội dung tuyên truyền trên các tờ báo lúc này khá phong phú, trong đó tậptrung tuyên truyền về bản chất xâm lược và tố cáo tội ác đã man của quân đội Pháp

cùng với bọn tay sai gây ra Đặc biệt, những hành động tàn bạo, ác ôn của tên Léon

Leroy, một sĩ quan Tây lai, cùng bè lũ tay sai đã gây ra nhiều vụ thảm sát, với biết

bao đau thương cho người dan vô tội tại xã Phong Nam (Giồng Trôm), xã Thạnh

Phong (huyện Thạnh Phú), xã Phước Thạnh (Châu Thành) Ngoài ra, báo còn

28

Trang 33

tuyên truyền về chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh đối với các tầng

lớp công - nông - trí, nêu rõ mục tiêu cách mạng giành độc lập cho Tổ quốc, tuyêntruyền bản chất chính quyền của nhân dân, do dân và vì dân, tuyên truyền chốngsưu cao, thuế nặng cho dân nghèo, giảm giờ làm việc cho thợ thuyền, mọi người

được tự do học hành, bình đăng nam - nữ

Với nhiều thể loại như bình luận, xã luận, thơ ca, tranh châm biếm cùng lỗiviết ngắn gọn, giản dị và súc tích dé giúp mọi người dé đọc, dễ hiểu, dé nhớ, dé lưutruyền Báo chi kịp thời tuyên truyền, cô vũ những chiến thang của các lực lượng vũtrang, về những trận đánh của bộ đội Đồng Văn Cống, tuyên truyền phát triển cácđoàn thê như: Hội ái hữu, Tương tẾ, Nghiệp đoàn, Nông hội

Thông qua các tô chức này làm cơ sở cho việc phát hành báo đến tận cơ sở,

hội đoàn và nhân dân, nhằm đưa chủ trương của Đảng vào quần chúng, lên án chế

độ thực dân, gây căm thù Nhờ báo chí phát triển mạnh mẽ đã góp phần làm tốt

công tác tuyên truyền vận động được toàn dân tham gia kháng chiến, nuôi quân,giết giặc

Tháng 11-1953, Hội nghị Tinh ủy mở rộng có đại biểu các huyện, các ngành,lực lượng vũ trang họp tại căn cứ Thạnh Phú dé bàn kế hoạch chấp hành quyết tâmchiến lược của Trung ương và sự chỉ đạo của Trung ương về chiến trường Bến Tre

Thời gian này, báo chí tỉnh nhà tiếp tục tăng cường tuyên truyền thắng lợicủa ta, thất bại của bọn thực dân xâm lược và tay sal, kịp thời đập tan mọi chủtrương tuyên truyền, lừa bịp chia rẽ của địch; khôi phục lòng yêu nước, lòng cămthù giặc, tự lực cánh sinh, tăng cường tuyên truyền vận động quần chúng, với ý thứcsẵn sàng chấp nhận hy sinh gian khổ, trường kỳ kháng chiến

Thực hiện chủ trương trên, cùng với cổ vũ động viên mạnh mẽ của báo chí,chưa đầy 6 tháng, với hai đợt tấn công nối tiếp nhau, nhân dân Bến Tre đã vùng lênvới ý chí quyết tâm, quyết thăng, đập vỡ từng mảng hệ thống đồn bót dày đặc nhưmạng nhện của địch, quét sạch gan hết bộ máy thực dân ở vùng nông thôn Chính

quyền cách mạng đã kiểm soát, chiếm 3/4 đất đai trong tỉnh

29

Trang 34

Sau thất bại ở Điện Biên Phủ và trước khí thé tiến công mạnh mẽ, dồn dậpcủa quân dân ba nước Đông Dương, đội quân viễn chinh Pháp đứng trước nguy cơ

bị tiêu diét hoàn toàn Dé thoát khỏi vũng lầy chiến tranh, ngày 20-7-1954 thực dânPháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ đình chiến ở Đông Dương

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp giành thang lợi ở Bến Tre, cho thay

sự lớn mạnh, trưởng thành và đóng góp to lớn của Báo chí Cách mạng địa phương,

với tư cách là một công cụ đắc lực, một binh chủng thông tin tuyên truyền của Đảng

ở mọi thời kỳ cách mạng.

1.3.3 Kêu gọi toàn dân đoàn kết đứng lên làm cách mạng

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước tạm thời chia làm haimiền Nam- Bắc với hai chế độ khác nhau: miền Bắc được giải phóng đi theo conđường xã hội chủ nghĩa; miền Nam đặt dưới ach thống tri của dé quốc Mỹ và taysai Nhân dân miền Nam tiếp tục kháng chiến chống đề quốc Mỹ và bè lũ tay sai

Thời gian này, mục tiêu của cách mạng là đấu tranh cho hòa bình, thống nhấtđất nước Do đó, Tinh ủy quyết định đặt tên tờ báo của tỉnh là Hòa Bình, sau đổi tênthành Hòa Bình Thống Nhất theo chủ trương của Xứ ủy

Nội dung của báo tập trung tuyên truyền về phương thức đấu tranh chống

khủng bố, chống tố cộng, đòi dân sinh, dân chủ, vạch trần âm mưu phá hoại Hiệpđịnh của địch; phát động quần chúng đấu tranh chính trị, đòi hiệp thương tiến tớitong tuyên cử thống nhất đất nước Quan chúng cách mang lúc bấy giờ rất khaokhát tin tức về hoạt động cách mạng, nên báo chí lúc bay giờ có một ảnh hưởng tinhthần rất lớn trong đời sống nhân dân Ai có báo trong tay là niềm tự hào hãnh diện,

như là “chứng minh thư” của cách mạng.

Giữa năm 1958, địch thực hiện chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, đánh phá gắtgao tô chức Đảng và phong trào cách mạng trong tỉnh Do đó, việc giữ gìn khí tiếtcách mạng, bảo vệ Tổ quốc và phong trào cách mạng là cực kỳ quan trọng Báo HòaBình Thống Nhat có những bài viết ca ngợi những tam gương hy sinh đũng cam,

bât khuât của cán bộ và nhân dân.

30

Trang 35

Một sự kiện quan trọng lúc nảy là tháng 5-1959, Tỉnh ủy tô chức Hội nghịTỉnh ủy mở rộng tại ấp Phước Lý, xã Bình Khánh, bầu đồng chí Võ Văn Phẩm làm

Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Định làm Phó Bí thư Báo Hòa Bình Thống Nhất đãkịp thời chuyền tải nội dung nghị quyết Hội nghị Tinh ủy ở Phước Lý

Cuối năm 1959, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng đã

được truyền đến Bến Tre băng bạch thư do Liên Tỉnh ủy Trung Nam bộ gửi do

đồng chí Nguyễn Thị Định đi dự Hội nghị ở Liên Tỉnh ủy ở Tam Thường (HồngNgự, Đồng Tháp) mang về Tỉnh ủy phân công đồng chí Nguyễn Văn Thành theosát ban chỉ đạo dé đi triển khai lệnh Đồng khởi và giúp cho cơ sở thảo và in bảnQuân lệnh của Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 502 Lê Thiết Hùng

Ngày 17-1-1960, khi cuộc Đồng khởi né ra, báo Hòa Bình Thống Nhat đã cổ

vũ động viên, kêu gọi nhân dân đoàn kết đứng lên theo cách mạng; đồng thời kêu

gọi binh sĩ địch bỏ súng trở về với nhân dân, lên án, cảnh báo bọn ác ôn, ngoan cố.

Trước khí thế tiến công và chiến thắng liên tiếp của quân ta, đến tháng 3

-1960, lúc này tôn chỉ mục đích của tờ báo không còn là Hòa Bình Thống Nhất nữa

mà là quyết chiến quyết thắng, nên Tòa soạn bàn nhau lấy tên là báo Chiến Thăng.Báo tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ thất bại nặng nề của Mỹ - Diệm trước sự đoànkết, đồng loạt, đồng lòng nổi dậy của đồng bào ta

Trong 3 năm 1964 - 1966, khi bộ đội ta liên tiếp giành chiến thắng, một mặtbáo tố cáo tội ác của Mỹ - Ngụy, mặt khác báo đã có nhiều bài ca ngợi về chiếncông oanh liệt của quân dân ta; phản ánh đời sống mới trong các vùng giải phóng,với nhiều đôi thay, tiến bộ; Phan ánh sinh động phong trào thanh niên tham gia dukích, gia nhập bộ đội, đi thanh niên xung phong, thoát ly chiến đấu cũng như phongtrào đây mạnh sản xuất, phát triển văn hóa, văn nghệ, giáo dục, y tế trong toàn tỉnh

Sau cuộc tông tiến công và nổi dậy xuân 1968, quân Mỹ nhảy vào Bến Tre.Các loại máy bay, tàu chiến, pháo liên tục ban phá, tàn phá nhà cửa, gây thươngvong cho đồng bào, đồng chí Báo Chiến Thắng đã viết thư, lấy danh nghĩa của Ủyban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Bến Tre gửi Hồ Chủ tịch Nhờ vậy, đã làm

31

Trang 36

cho tinh thần cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân tỉnh nhà chung sức chunglòng, hăng say chiến đấu tiêu diệt quân Mỹ - Ngụy.

Năm 1972 khi địch thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, tìnhhình lúc này của tỉnh cũng không kém phan khó khăn, ác liệt Báo chí cách mang

có nhiều tin, bài ca ngợi về những trận đánh Mỹ ở Gò Tranh (Tân Hào, GiồngTrôm), các trận đánh tàu trên sông Giồng Trôm (sau này được gọi Bạch Danggiang thời đại, Trung đoàn Đồng Khởi tiêu diệt chiến đoàn A Bảo an của Tiểukhu Kiến Hòa

Trong năm 1975, báo có nhiều tin bài mừng thắng lợi to lớn mới như mộttiếng kèn xung trận, giục giã quân dân trong tỉnh đoàn kết xông lên giành thắnglợi, giải phóng quê hương Chiến thắng của quân dân trên khắp chiến trường

miền Nam được đăng ở hau hết các số báo, nhằm cô vũ khí thế tiến công dich

của quân và dân ta.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Báo chí Cách mạng Bến Tretiếp tục phát huy những thành quả và kinh nghiệm của báo chí trong kháng chiếnchống Pháp, không ngừng củng có đội ngũ vững mạnh, nâng cao trình độ đội ngũphóng viên, nâng cao chất lượng các bai viết, tích cực phát hành, là nhịp cầu đưatiếng nói của Đảng, của cách mạng đến với cán bộ, đảng viên và đồng bào trongtỉnh Báo chí Cách mạng tỉnh nhà đã kêu gọi, cổ vũ và động viên toàn dân tỉnh nhàđoàn kết đứng lên làm cách mạng trong cuộc kháng chiến chống dé quốc Mỹ xâmlược, bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc Báo chí Cách mạng đã dé lại nhiều bài viết

có giá trị về mặt tư tưởng chính trị cũng như về nghiệp vụ báo chí, cung cấp nhiều

tư liệu quý báu về mặt lịch sử cho tỉnh nhà

32

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Chương 1, tác giả luận văn đã trình bày những nội dung sau:

- Bến Tre và truyền thong dau tranh chống thù trong giặc ngoàiTác giả nêu lên các hình thức đấu tranh của quân và nhân dân Bến Tre từthời kỳ phong kiến cho đến kháng chiến chống Pháp đuổi Nhật và cuối cùng là cuộckháng chiến chong Mỹ cứu nước, giành thắng lợi hoàn toàn Từ đó tạo ra thé và lựcmới, đưa phong trào cách mạng tỉnh nhà tiếp tục đi lên Mở ra kỷ nguyên mới: Kỷnguyên độc lập, tự do và thống nhất

- Vai trò Báo chí Cách mạng Bến Tre trong sự nghiệp đấu tranh giải phóngdân tộc thong nhất đất nước

Tác giả đã làm nổi bật vai trò của Báo chí Cách mạng Bến Tre trong sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước Từ năm 1930 đến 1945 làthời kỳ phôi thai của nền Báo chí cách mạng tỉnh nhà, báo chí hoạt động trong điềukiện bí mật, liên tục bị chính quyền thực dân theo dõi, đàn áp Thời gian tồn tại các

tờ báo ngắn ngủi rồi bị giải thể Báo chí cách mạng đã làm tốt nhiệm vụ tuyêntruyền đường lối cách mạng và Chủ nghĩa Mác-Lênin, với mục đích là độc lập dân

tộc, cô vũ, động viên quần chúng đấu tranh giành độc lập tự do

Giai đoạn 1945-1954, nội dung tuyên truyền trên các tờ báo lúc này kháphong phú, trong đó tập trung tuyên truyền về bản chất xâm lược và tô cáo tội ác dãman của quân đội Pháp cùng với bọn tay sai gây ra Trong kháng chiến chống Pháp

đã cho thấy sự lớn mạnh, trưởng thành và đóng góp to lớn của Báo chí Cách mạng

địa phương, với tư cách là một công cụ đắc lực, một binh chủng thông tin tuyêntruyền của Đảng

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Báo chí Cách mạng Bến Trekhông ngừng củng có đội ngũ vững mạnh, nâng cao chất lượng các bai viết, tích cựcphát hành, là nhịp cầu đưa tiếng nói của đảng, của cách mạng đến với cán bộ, đảngviên và đồng bào trong tỉnh

33

Trang 38

Chương 2: HE THONG BAO CHÍ CÁCH MẠNG BEN TRE2.1 Thời kỳ trước Đồng Khởi

2.1.1 Giai đoạn 1930 - 1945

Bến Tre, quê hương giàu truyền thống báo chí nói chung và Báo chí Cáchmạng noi riêng Một trong những nha báo tiếng Việt đầu tiên phải kế đến đó là họcgiả Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898) là Chánh Tổng tài của Gia Định Báo, tờ báo chữ

Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta

Ngôi sao yêu nước sáng nhất là nhà thơ Nguyễn Đình Chiêu (1822 - 1888)

Ông đã đưa triết lý làm kim chỉ nam cho người cầm bút, với hai câu thơ bất hủ, đến

nay nó vẫn còn nguyên giá trị thời sự:

“Chở bao nhiêu đạo, thuyên không kham

Đâm máy thằng gian, bút chẳng tà ”Nối tiếp truyền thống của cha, người con gái thứ năm của Nguyễn Đình

Chiêu là Sương Nguyệt Anh, bút danh Nguyễn Xuân Khuê (1864 - 1921) là Chủ bút

tờ Nữ Giới Chung - Tiếng Chuông Nữ Giới - đã có tầm ảnh hưởng đối với dư luận

cả Sài Gòn và Nam bộ trước đây, với chủ trương:

“Long sường dau rách, còn kêu long

Ô bit vàng rong cũng tiếng 6”

Đây là ba ngôi sao sáng, tiêu biểu cho truyền thống Bến Tre, khi đất nướccòn chìm trong bóng tối nô lệ

Nối tiếp truyền thống báo chí của quê hương - từ khi có Đảng, Báo chí

Cách mạng ở Bến Tre ra đời rất sớm, trở thành công cụ đắc lực của Đảng bộtrong việc tuyên truyền về Đảng, giáo dục, cổ vũ nhân dân đứng lên theo Dang

làm cách mạng.

Báo chí Cách mạng Bến Tre ra đời gắn liền với sự ra đời, tổ chức, lãnh đạo

và chiến đấu của Đảng bộ tỉnh Trong hoàn cảnh đất nước bị dé quốc và phong kiếnthống trị, Báo chí Cách mạng Bến Tre vẫn phát triển dưới các hình thức bí mật,

công khai, bán công khai dé hoạt động tuyên truyền, cô vũ cho sự nghiệp cách

34

Trang 39

mạng, chiến đấu với kẻ thù không một chút ngơi nghỉ trên mặt trận tư tưởng, chínhtrị suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân và đề quốc.

Dưới đây là một số tờ báo tiêu biểu giai đoạn này:

* Báo Dân Cày

Tháng 4 1930, theo sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Kỳ, Liên Tỉnh ủy Bến Tre

-Mỹ Tho được thành lập, do đồng chí Nguyễn Thiệu làm Bí thư Cùng lúc này LiênTỉnh ủy đã cho ra mắt số đầu tiên báo Dân Cày - cơ quan ngôn luận của Đảng bộtỉnh, trụ sở đóng tại chợ Vòng Nhỏ (gần Hãng Xáng, Mỹ Tho), thời gian đầu tờ báo

do đồng chí Phạm Hùng làm chủ bút; đồng chí Nguyễn Thiệu - Bí thư Tỉnh ủy vàđồng chí Mai Bạch Ngọc trực tiếp biên tập và viết bài Báo được phát hành tại MỹTho, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Rạch Giá, Bạc Liêu

Thời gian này, đồng chí Nguyễn Thiệu đến nhà đồng chí Mai Bạch Ngọc ở

và trực tiếp lãnh đạo báo Dan Cay Mục đích xuất ban tờ Dân Cay dé tuyên truyền

cô động phong trào giải phóng dân tộc, chống thực dân Pháp, tuyên truyền chủnghĩa cộng sản, thu hút các tầng lớp dân nghèo đứng lên làm cách mạng

Nội dung của báo Dân Cày tập trung chống chế độ cai trị của thực dân Pháp,kêu gọi nhân dân đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chống sưu cao thuế nặng DânCày là công cụ đắc lực trong việc tuyên truyền giác ngộ quần chúng, hướng dẫn cácchi bộ, đảng viên lãnh đạo quan chúng đấu tranh Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Laođộng 1-5-1930, đồng chí Nguyễn Thiệu lãnh đạo các Chi bộ tô chức bãi thị đồngloạt ở 7 chợ thuộc quận Châu Thành (Mỹ Tho) và chống thuế chợ giành thắng lợi.Đây là sự kiện dé tờ báo Dân Cày đưa tin nhằm khích lệ phong trào Sự có mặt của

tờ báo Dân Cay góp phần thúc đây mạnh mẽ phong trào dau tranh cách mạng của

nhân dân Phong trào này từng bước được nâng cao về chất, chuyển dan từ tự phátsang tự giác, có tô chức, có nội dung và phương pháp đấu tranh rõ ràng, thu hútnhiều người tham gia Thời kỳ này địch khủng bố gắt gao nhằm tiêu diệt cơ sở cáchmạng nên tờ Dân Cay có gián đoạn vài tháng Sau đó, báo tiếp tục tái bản dé tuyêntruyền, vận động nhân dân tham gia đấu tranh chống giặc Lúc này, báo Dân Cày dođồng chí Dân Tôn Tử - Bi thư Tinh ủy phụ trách Trong Ban biên tập có thêm các

35

Trang 40

đồng chí Trần Minh Châu, Trần Văn Ưng (thầy giáo Ưng) Việc viết bài và biên

tập được tô chức tại nhà ông Chín Khuê và in tại chùa Sắc Tứ (Châu Thành, Mỹ

Tho) Báo tiếp tục được phát hành đến các chi bộ trong tinh và gửi đi các tinh lâncận Giữa năm 1932, do gặp nhiều khó khăn nên báo Dân Cày tạm ngừng xuất bản

Về kỹ thuật ấn loát tờ Dân Cày khá đơn giản Bài được viết bằng mực cụcchưng với rượu, viết nháp trên giấy, in khuôn xu-xoa, sau đó báo được in trên tờgiấy sáp, chỉ có 2 trang

* Báo Bua LiemTháng 5-1931, tại một hiệu bạc ở tỉnh ly Bến Tre, đồng chí Phạm Hùng, thaymặt cho Liên Tỉnh ủy, đã tô chức một cuộc họp thành lập Tỉnh ủy Bến Tre do đồngchí Nguyễn Văn Nguyễn làm Bí thư Cơ quan của Tỉnh ủy đóng gần cầu Cá Lóc (thị

xã Bến Tre) Sau khi đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn bị bắt, cơ quan dời về đường

Clémanceau (nay là đường Lê Lợi, Phường 1).

Vừa được thành lập, Tỉnh ủy chấn chỉnh ngay tổ chức, củng cố các cơ sởĐảng ở địa phương, đồng thời cho ra mắt số 1 báo Búa Liềm - cơ quan tuyên truyềncủa Tỉnh ủy Bến Tre, do đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn - Bí thư Tỉnh ủy lâm thời,

người làm báo đàn anh ở Nam bộ phụ trách Nữ đồng chí Trần Thị Vọng (vợ đồng

chí Nguyễn Văn Nguyễn, bí danh Chút Chít) phụ trách ấn loát và bí mật phát hànhđến các chi bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng, số lượng khoảng 200 bản Đây

là tờ báo được xuất ban sớm nhất của tỉnh Bến Tre thời bấy gid

Nội dung các bài viết đăng trên Búa Liềm ngắn gọn, tập trung tuyên truyền

“Chính cương văn tắt, Sách lược văn tắt”, “Điều lệ Đảng” và Lời kêu gọi của đồng

chí Nguyễn Ai Quốc Song song đó, báo còn cô vũ tuyên truyền, kêu gọi nhân dân

đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù giành độc lập Kết quả, đã có hàng ngàn quầnchúng tham gia các buổi biểu tình tuần hành do Dang và Công hội, Nông hội tổchức, đấu tranh trực diện với kẻ thù, đòi tăng lương, giảm giờ làm Nhân dân thamgia đấu tranh càng đông thì báo có lực lượng hậu thuẫn càng vững chắc, tiếp tục

tuyên truyền, cổ vũ mạnh mẽ hơn cho đường lối của Đảng, và tinh thần yêu nướccăm thù giặc của các tầng lớp nhân dân Ngoài ra, báo tuyên truyền chủ nghĩa Mác-

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w