1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người Việt Nam hiện nay

191 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 53,78 MB

Nội dung

Dựa trên những luận cứ khoa học, các tác giả đã đạt được những kết quả nghiên cứu khá sâu sắc, hệ thống về mối liên hệ va vai trò của yếu t6 tự nhiên, yếu tố sinh học và yếu tố xã hội củ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BÒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRẢN QUANG TUYNH

ANH HUONG CUA YEU TO TỰ NHIÊN VA YEU TO XÃ HỘI

DEN SUC KHỎE CON NGƯỜI VA VAN DE NÂNG CAO

SUC KHOE CON NGUOI VIET NAM HIEN NAY

HA NOI - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRUNG TAM ĐÀO TẠO, BOI DUONG GIANG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRI

TRẢN QUANG TUYNH

ANH HUONG CUA YEU TO TỰ NHIÊN VÀ YEU TO XÃ HỘI

DEN SUC KHOE CON NGUOI VA VAN DE NANG CAO

SỨC KHỎE CON NGƯỜI VIỆT NAM HIEN NAY

Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sw

Mã số : 62.22.80.05

Người hướng dẫnl : PGS TSKH Lương Dinh Hải

2: PGS TS Pham Công Nhat

HÀ NOI - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CHU VIET TAT << s°sss<ss£ssessessexseEsevseeseesee 0

MỞ ĐẦU 52 5<S2< 21 21 2127171211211 11211 1111111111221 212 011 1 1 1 ko 1

Chương 1 QUAN NIỆM TRIẾT HỌC VE YEU TO TỰ NHIÊN, YEU

TO XA HỘI VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI - 14

1.1 Quan niệm triết học về yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con NQUOT c5 5< 5< 9 SƠ 0 05.0900909900500909005.090000.09800090900004.00 14 1.1.1 Sơ lược một số quan niệm trong lịch SỬ -. «++-ss+++ss++s 14 1.1.2 Quan điểm mác XÍt -2 2¿©©++£+EE+E+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerrrkrrri l6 1.2 Mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tô xã hội của con người 23

1.2.1 Một số quan điểm ngoài mác xít 2-©22+2E+sz+2Evszzrrrecee 23 1.2.2 Quan điêm của triệt học Mac - Lénin vê môi quan hệ giữa yêu tố tự nhiên và yêu tố xã hội của con người -s:-s 30 1.3 Sức kho CON ƯỜIỈ << 5< 5% 9 9 9.9.0.0 09.000 960096689 0856 35 1.3.1 Một số quan điểm về sức khoẻ trong lịch sử . 5-5 s2 35 1.3.2 Quan điểm hiện đại vé sức khoẻ 5-2 s+x+E+EeE+EeEzxerxez Al Chuong 2 ANH HUONG CUA YEU TO TU NHIEN VA YEU TO XÃ HOI DEN SỨC KHỎE CON NGƯỜI - 49

2.1 Anh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sức khỏe con người 49

2.1.1 Ảnh hưởng của các yêu tố tự nhiên bên ngoài con người 49

2.1.2 Ảnh hưởng của quá trình trao đổi chất với sức khoẻ 57

2.1.3 Khả năng tự vệ của con người va sức khoẻ «« -«+5+ 65 2.1.4 Vai trò của quá trình tự điều chỉnh của cơ thể đối với sức khỏe 73

2.2 Ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến sức khỏe con người - 81

2.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến sức khỏe 2-5-5252 83 2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sức khỏe 92

2.2.3 Ảnh hưởng của lối sống đến sức khỏe 2-2-2 s5sz5s2 104 2.2.4 Ảnh hưởng của hệ thống y tế đến sức khỏe . - 116

Trang 4

Chương 3 MOT SO GIẢI PHAP CƠ BAN NHẰM CHAM SOC,

BAO VE VA NANG CAO SUC KHOE CON NGUOI VIET

NAM HIEN 0/790 < 131

3.1 Nhóm giải pháp tác động đến mặt tự nhiên nhằm nâng cao sức

khỏe con người Việt Nam hiện nay - -.- Gà Si, 131

3.1.1 Giữ gìn và cải tạo môi trường tự nhiên trong sạch góp phần

nâng cao sức khỏe nhân dân ¿+ 55+ *++kseeseeeeeeres 131

3.1.2 Nâng cao chất lượng đời sống vật chat và tinh thần cho nhân dan 134

3.2 Nhóm giải pháp tác động đến mặt xã hội nhằm chăm sóc, bảo

vệ và nang cao sức khỏe con người Việt Nam hiện nay 144

3.2.1 Đây mạnh cải tạo các quan hệ kinh tế - xã hội, xây dựng môi

trường xã hội trong sạch lành mạnh nâng cao sức khỏe nhân

3.2.2 Xây dựng lối sống lành mạnh, ngăn chặn day lùi các tệ nan xã

hội nâng cao sức khỏe nhân dân - «+ +s+++x£+ee++eesexss 147

3.2.3 Phát huy tốt hơn nữa vai trò của hệ thống y tế trong chăm sóc,

bảo vệ sức khỏe nhân dân - - <5 222 + * + +2 ezzeeeezzeee 160

KẾT LUẬN 2 222-52222222EEE2122111227111127111E22011E2 11E 11 Eere 171

DANH MUCCONG TRINH CUA TÁC GIA LIEN QUAN TỚI LUẬN ÁN 174

TÀI LIEU THAM KHẢO 22: ©222¿+92EEESe2EEEEEetEEEEEEe.EEE12ecrrrrkrrcee 175

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Axít điôxyribô nucléic

-Hội chúng suy giảm Tấn dịchn ae phat nnn

‘CNH, HH}

“CSSKBMTE Gait sóc sác Khe bà mise

Bảo vệ ba mẹ trẻ em "“ ,Ô

Công n tghiệp hóa, hiện đại hóa tỘẢÝỶ

Chăm sóc sức khỏe

-Tổng thụ nhập quốc đântên đầu nga

Một phân nhóm của vi rút cam A 'KHHGĐ

Nồng độ ạt hay bao

Hội chứng suy Tổ hip cấp tính nặng nn

Sức khỏe ba mẹ trẻ em

-'TBTT

Trang 7

Bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ tạo dựng nền văn minh mới, văn minh

tin học, phát triển con người trở thành mục tiêu trọng tâm của sự phát triển

xã hội Do vậy, vấn đề con người, tâm lý con người, nhân cách con người, trí tuệ con người, tiềm năng con người và nguồn lực con người lại nổi lên mạnh

mẽ Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã đặt con người vào vị trí trungtâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Nhiều quốc gia coi chiến

lược phát triển con người là cốt lõi của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển văn hoá và tăngtrưởng kinh tế

Từ Dai hội VI, DCSVN đã khang định vai trò quyết định của nhân tố

con người trong tiến trình phát triển xã hội Các kỳ Đại hội tiếp theo củaĐảng tiếp tục khăng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực pháttriển kinh tế, xã hội Đại hội XI của DCSVN nhắn mạnh: “Phải bảo đảm

quyền con người nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân

tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất,tỉnh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội” [28, tr 100] Đảng

ta đã nhận thấy con người là vốn quí nhất - là vốn của mọi nguồn vốn, là lực

của mọi nguồn lực.

Khi Đảng ta xác định: “ con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu vàmục tiêu của sự phát triển” [28, tr 30] thì sức khỏe cũng chính là nguồn lực

phát triển hay nói cách khác là yếu tố rất quan trọng trong nguồn lực lao động Cộng đồng quốc tế và các công ước quốc tế đều cho sức khỏe là một

trong những “nhu cầu cơ bản bậc nhất” của cuộc sông con người, và cao hơn

nữa sức khỏe được xem là một trong những quyền con người, có nghĩa là sức

khỏe của mỗi người được tôn trọng, môi cá nhân và nhà nước đêu có trách

Trang 8

nhiệm thực hiện quyền này Với mỗi người, có sức khỏe là có thể có tất cả,

không có sức khỏe sẽ không làm được gì cho bản thân, gia đình và xã hội.

Với mỗi quốc gia, sức khỏe của người dân là một trong những nguồn lực

quyết định nhất đến sự phát triển của xã hội, nó có vai trò trực tiếp sử dụng

và phát huy tốt nhất vai trò của các nguồn lực khác của xã hội Nhận thức rõvấn đề này, Đại hội XI của ĐCSVN đã nhắn mạnh: "phát triển mạnh sự nghiệp

y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân" [28, tr 128].

Tuy nhiên, sức khỏe con người bao gồm: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội Nó bị qui định và chịu sự tác động rất mạnh mẽ của yếu tố tự nhiên và yếu tô xã hội, bên trong và bên ngoài con người Hai

yếu tố này có mối quan hệ biện chứng và tác động thường xuyên, liên tục

trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của con người.

Điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta đã và đang xuất hiện

những yếu tố dé củng có, phát triển sức khỏe cho con người, nhưng bên cạnh

đó cũng xuất hiện ngày càng nhiều các yếu tổ cả tự nhiên và xã hội có ảnh

hưởng tiêu cực đến sức khỏe: các đại dịch mới như căn bệnh SARS,

HIV/AIDS hiện đang hoành hành, lỗ thủng tầng ôzôn, el-ninô và những thảmhọa môi sinh khác, đã và đang đe dọa sự tồn vong hoặc gây nên những khókhăn lớn cho quá trình phát triển con người Hơn 10 năm qua, cơ cấu bệnhtật ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, mô hình bệnh tật ở nước ta

vừa có những bệnh của nước nghẻo, lại vừa có những bệnh của nước đang

phát triển; những bệnh liên quan đến rối loạn trao đổi chất và hoạt động than

kinh trung ương như: vữa xơ động mạch, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết

áp, thừa cân, bệnh tiêu đường, v.v đang có xu hướng gia tăng Nhu cầu

CSSK của người dân ngày cảng cao và đa dạng, trong khi khả năng đáp ứng

của hệ thống y tế còn hạn chế, chi phí cho CSSK ngày càng tăng, có sự

chênh lệch khá lớn về chỉ số sức khỏe giữa các vùng, miền gây ảnh hưởng

rất lớn đến mục tiêu đảm bảo công bằng trong y tế Tình hình đó, đã và đang đặt ra những vấn đề rất cơ bản, cấp thiết về ly luận và thực tiễn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và phát triển con người ở nước ta hiện nay.

Trong những năm qua, ở nước ta cũng như trên thê giới đã có nhiêu

Trang 9

công trình, đề tài nghiên cứu về con người dưới nhiều góc độ khác nhau và

có giá trị đáng kể Tuy nhiên, dưới góc độ triết học nghiên cứu quan hệ giữa

yếu tố tự nhiên và yếu tô xã hội nhằm nâng cao sức khoẻ, phục vụ sự nghiệp

phát triển con người Việt Nam chưa có nhiều và đang là vấn đề có tính cấpthiết cần được quan tâm nghiên cứu

Từ những lý do trên, tác giả chọn van dé: Anh hưởng của yếu to tự

nhiên và yếu tô xã hội đến sức khoẻ con người và van dé nâng cao sức khoẻ con người Việt Nam hiện nay làm luận án tiễn sĩ triết học chuyên ngành chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Van đề con người luôn là van đề trung tâm của các thời dai, các ngành khoa học ra đời và phát triển đều hướng tới việc phục vụ con người Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề con người nói chung, nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến quá trình vận động, phát triển và sức khoẻ con người nhằm nâng

cao đời sống của con người đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử.

Các trường phái triết học phương Đông cổ, trung đại thường nhìn nhận

con người với tư cách là một thực thể bao gồm hai phần thê xác và linh hồn.Các quan niệm về bệnh tật và sức khoẻ của họ đều tìm cách giải thích những

trạng thái bên trong cơ thé con người gắn liền với những yếu tổ của môi

trường bên ngoài Nổi bật nhất trong số các quan niệm đó là học thuyết âmdương và ngũ hành trong triết học Trung Hoa cô đại

Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại đã có nhiều nhà triết học nghiên cứu tìm hiểu về con người và có những quan điểm khác nhau, đã có những đại biéu

đưa ra những tiêu chí dé phân biệt giữa con người và con vật Ngay từ thé kỷ IV

trước công nguyên, Hypôcrát một danh y của Hy Lạp đã có công tách y học

khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, đưa ra thuyết thé dịch dé giải thích các hiện tượng

sức khoẻ và bệnh tật Theo ông, thầy thuốc cần chú ý đến cách sinh hoạt, chế độ

ăn, tuôi tác, hoàn cảnh sống của người bệnh, đất đai, nguồn nước, thời tiết địa phương nơi có dịch bệnh Tuy chưa đưa ra khái niệm yếu tố tự nhiên, yếu tô xã

hội và chỉ ra một cách cụ thé ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ con người, songông đã biết bệnh tật có những nguyên nhân hiện diện ở con người, ở môi trường

Trang 10

xung quanh con người và diễn tiến theo các quy luật tự nhiên.

Thời Phục hưng vấn đề con người đã được nhiều nhà triết học, khoa học

nghiên cứu, các môn khoa học về con người như: giải phẫu học, sinh lý học,

sinh lý học thần kinh cao cấp, sinh hoá, tâm lý học, tâm thần học đã được ra đời

và phát triển Cách nhìn con người của thời đại cũng chỉ từ hai góc độ là thé xác

và tinh thần Thời kỳ này chưa xuất hiện khái niệm yếu tố tự nhiên, yếu tố xãhội trong con người cũng như chưa thấy được con người là một thực thể tự

nhiên - xã hội.

Vấn đề con người va sức khoẻ con người được nhiều nhà triết học cổ điển Đức đi sâu nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tuy chưa dùng khái

niệm yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội nhưng G.W.F.Héghen đã có nhiều luận

điểm lí giải khá sâu sắc về mối liên hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội

trong con người Ong cho rằng, con người vừa là chủ thé, vừa là kết quả củaquá trình hoạt động của chính bản thân chủ thé ấy, hoạt động của con ngườicàng phát triển bao nhiêu thì ý thức cảng mang bản chất xã hội bấy nhiêu,

tức là, hai mặt tự nhiên và xã hội là mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau

chi phối con người Ong đưa ra quan niệm biện chứng về sông và chết, đồngthời ông luận giải mối quan hệ giữa sức khoẻ và bệnh tật với môi trường bênngoài, song hạn chế là ông đã biến con người thành con người tự ý thức, coi

ý thức là phương thức tồn tại duy nhất của con người

L.Phoiobac khi nghiên cứu về con người đã lẫy con người sống, con

người có cảm giác là điểm xuất phát của học thuyết duy vật của mình Theo ông, con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, là một sinh vật có hình thé

vật chất ở trong không gian và thời gian và do vậy, nó có năng lực quan sát

và suy nghĩ L.Phoiobắc đã phê phan cách tiếp cận về con người của các nhà

duy tâm trong triết học cổ điển Đức khi nghiên cứu con người chủ yếu như

một bản nguyên tinh thần trừu tượng, bản chất con người chỉ có tư duy, còn

thé xác không thuộc về ban chất con người Thể xác của con người là cơ sở vật chất cho sự thong nhất của con người, là một bộ phận của thế giới khách

quan Đặc trưng của chủ nghĩa nhân bản của L.Phoiơbắc là phủ nhận quan

điêm nhị nguyên luận về con người, đông thời thừa nhận và luận chứng cho

Trang 11

quan điểm duy vật về sự thong nhất giữa tinh thần và thé xác, tư duy và tồntại, giữa tâm lý và sinh lý, giữa khách quan và chủ quan Hạn chế của

L.Phoiobac về bản chất của con người thé hiện ở chỗ ông coi con người như

một thực thể sinh vật chứ không phải là thực thê xã hội Ông đã đề cao mặtsinh vật của con người khi cho rằng, bản tính tự nhiên của con người là sựích kỷ và sự ích kỷ ấy là phù hợp với tự nhiên và tồn tại thực sự, cho nên khiL.Phoiobac nghiên cứu những vấn dé của đời sống xã hội, ông đã rơi vào

duy tâm, thần bí về cái gọi là “con người thực thể” Hạn chế đó đã được khắc phục trong quan điểm của C.Mác về con người, khi ông khang định:

“L.Phoiơbắc hòa tan ban chất tôn giáo vào ban chất con người Nhung bản

chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng

biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ

xã hội” [63, tr 11].

Học thuyết Mác - Lénin vừa khẳng định con người là một bộ phận của

thé giới tự nhiên, vừa khang định con người là một thực thé mang tính xã

hội Triết học Mác nghiên cứu con người trên cơ sở là một thực thể tự nhiên

- xã hội Trong các tác phẩm “Chống Duyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên”

và một số tác phẩm khác C.Mác, Ph.Ăngghen đã phân tích khá sâu sắcnguồn gốc hình thành và phát triển của con người; vai trò của lao động vàgiao tiếp xã hội trong việc quyết định bản chất con người Tuy C.Mác vàPh.Ăngghen không đưa ra một định nghĩa nào về sức khoẻ, bệnh tật, nhưng

quan niệm của các ông về con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, về bản chất con người, về mối quan hệ chặt chẽ giữa sức khoẻ, bệnh tật với các điều

kiện sống, đặc biệt là các điều kiện kinh tế - xã hội có giá trị rất lớn, có

tính định hướng, là cơ sở cho việc nghiên cứu sức khoẻ, công tác chăm sóc

và bảo vệ sức khoẻ cho con người.

Trong triết học hiện đại khi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu con người, yếu

tố tự nhiên và yếu tô xã hội đã được xem xét, nghiên cứu một cách tương đối

có hệ thống Xu hướng rõ nét khi nghiên cứu vấn đề này là: duy sinh học và

duy xã hội.

Phái “Học thuyết sinh học xã hội” của chủ nghĩa hiện thực khoa học,

Trang 12

mà tiêu biểu là Uynxơn thì coi sinh học là cơ sở để giải thích toàn bộ hiện

thực, nhiệm vu của phái nay là nghiên cứu ranh giới giữa mặt sinh học va

mặt xã hội Trong quá trình đó, họ đã tuyệt đối hoá các đặc trưng sinh học

trong bản chất con người, không đánh giá đúng vai trò của yếu tô xã hội và

đi đến kết luận, khả năng của con người chủ yếu là do tính di truyền quyếtđịnh, còn vai trò của yếu tô xã hội là rất nhỏ Mặt khác, phái “Sinh học xãhội” còn cố chứng minh một số giả thuyết cho rằng, “bản chất động vật đồng

nhất với bản chất con người” và “cái khởi nguyên và cội nguồn” trong con

người là cái sinh học, còn cái xã hội là cái thứ yếu không bền vững

Chủ nghĩa Đácuyn xã hội biện hộ cho bạo lực và quyền lực xã hội (kẻmạnh chiến thăng), nó gần với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, hệ tư tưởng

phát xít, bản chất của nó là lạm dụng các qui luật sinh học, qui luật tự nhiên trong việc nghiên cứu con người Ngày nay, một số người tán thành chủ

nghĩa Đácuyn xã hội vẫn sử dụng luận điểm đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự

nhiên để giải thích sự phát triển của xã hội loài người, song họ cho rằng, hiện

nay với những thành tựu của khoa học và kỹ thuật, cuộc đấu tranh sinh tồn

trở nên yếu đi Do đó, không chỉ những kẻ thích nghỉ nhất mới tồn tại, mà cảnhững kẻ không thích nghi nhất, lẽ ra phải chết trong hoàn cảnh trước đâycũng vẫn tồn tại Đó là những người “kém giá trị” và theo họ nguồn gốc của

mọi tai họa xã hội là do tình trạng sinh sôi nảy nở của những người đó [Š7].

Tiêu biểu cho những người theo chủ nghĩa hành vi là B.E.Skinơ Đây

là một hình thức tự nhiên hoá cực đoan đối với các hiện tượng xã hội, theo quan điểm này con người trở thành cỗ máy sinh học tự động B.E.Skinơ cho

rằng, có thé giải thích mọi kiểu hành vi của con nguoi, ké cả sự lựa chon, tư

duy, tình cảm thông qua những phản ứng của con người đối với kích thích từ

môi trường Theo B.E.Skinơ, tất cả mọi thành công, sai lầm của con người

đều do môi trường bên ngoài quyết định [141] Nhà hành vi học K.Lorenz

người Áo khi nghiên cứu nguồn gốc của hành vi con người đã đồng nhất

hành vi, ban tính con người với hành vi của động vật, theo ông con người có

bản năng hiếu chiến Richard Dawkins nhà hành vi học người Mỹ cho răng,trong con người cái bản năng, bam sinh đóng vai trò quyết định Theo ông,

Trang 13

con người có bản tính ích ky bam sinh, nhưng có thé thay đôi một số hành vi

của sự ích kỷ khi có sự tác động của giáo dục, của môi trường và hoàn cảnh

sống [20].

Một trong những quan điểm triết học nghiên cứu về con người đượcquan tâm là thuyết “Phân tâm học” của S.Freud Trong đó, ông đã lí giải theocách riêng của mình về mối quan hệ giữa hành vi vô thức và hành vi bị chế

ngự bởi ý thức con người Ý tưởng chính mà S.Freud và cả những người theo thuyết của ông hướng tới đó là xã hội, các thiết chế xã hội, dồn ép

những khuynh hướng sơ đăng (những bản tính tự nhiên) của con người từkhi còn nhỏ, chỉ đồn ép chứ không huỷ diệt hoàn toàn, những khuynh hướngnày tồn tại ân dưới lớp vỏ những tập quán xã hội và lợi dụng những cơ hội

tính tự nhiên và bản chất xã hội của con người” của E.V.Shôkôlôva [85];

“Hai cách tiếp cận chính của vấn dé “Cái sinh học cái xã hội” của Andréi

Bruslinxki [13] Khi đề cập đến yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của con

người trong sự sáng tạo khoa học, viện sĩ B.M.Kêđrốp va viện si

N.P.Đubinin đều nhắn mạnh vai trò của các yếu tố xã hội trong mọi hành động của con người, nhưng cũng không coi nhẹ yếu tố sinh học mà các ông

gọi đó là những phan của tự nhiên hay là những tiền đề tự nhiên [131, 132]

Các tác giả Kaliugionaia và Xêrđiukôpxkala đi sâu nghiên cứu vai trò

Trang 14

của yếu tố sinh học, yếu tô xã hội trong sự hình thành cơ thé và đưa ra những

định nghĩa khác nhau về yếu tố sinh học, yếu tố xã hội của con người [128]

Nhìn chung, các nhà triết học, khoa học Liên Xô cũ đã đi sâu nghiên cứu yếu tố sinh học, yếu tố xã hội, vai trò cũng như mối liên hệ giữa chúng

trong quá trình hình thành, phát triển của con người Từ đó, họ đi đến kếtluận: con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, hai mặt này không tách rờinhau, không đối lập nhau mà thống nhất biện chứng với nhau Con người là

sản phẩm của thế giới tự nhiên nhưng được hình thành phát triển qua quá

trình lao động và quan hệ xã hội.

Ở Việt Nam trước đôi mới, dưới góc độ triết học, con người thường

được bàn đến với tư cách là con người mới XHCN mà ở đó chủ yếu đề cập

đến nghĩa vụ của công dân đối với đất nước, van đề quyên lợi, sự công bang

xã hội cũng được đề cập đến nhưng còn mang tính tư biện, ít gắn liền với

thực tế; những nhu cầu tự nhiên, tất yếu và sức khoẻ của con người chưađược quan tâm thích đáng Trong điều kiện ấy, yếu tố tự nhiên và yêu tố xã

hội của con người ít được các tác giả đề cập, một trong những nghiên cứu

tiêu biểu về van đề này là tác phâm “Sự hình thành con người” của tác giảTrần Đức Thảo Trong tác phẩm này, mặc du ông chưa đưa ra khái niệm yêu

tố tự nhiên và yếu tô xã hội, nhưng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ông đã luận giải sâu sắc mối liên hệ giữa yếu

tố tự nhiên, yếu tô xã hội và yếu tố tâm ly của con người Trong định nghĩa

trừu tượng về con người ông đã viết: “động vật hai chân, sản xuất ra các

phương tiện sinh sống của mình, biết nói và suy nghĩ trong xã hội Đó là conngười” [87, tr 123] Đây là một trong những khái niệm khoa học về conngười, góp phan xây dựng cơ sở lý luận cho việc tiếp cận, nghiên cứu yếu tô

tự nhiên, yếu t6 xã hội cũng như mối quan hệ giữa chúng cho các nhà khoa

học nước ta sau này.

Từ khi đổi mới (1986) đến nay, trong các Nghị quyết của các kỳ Đại

hội, ĐCSVN đã đặt con người vào vi trí trung tâm của mọi chính sách kinh

tế - xã hội, thì việc nghiên cứu về con người ngày càng được chú trọng hơn

Các công trình nghiên cứu về con người ở nước ta đã đê cập đên nhiêu mặt,

Trang 15

nhiều khía cạnh khác nhau, chủ đề được đề cập nhiều hơn trong các côngtrình nghiên cứu là nguồn gốc, bản chất con người, nhân tố con người trong

lực lượng sản xuất, quyền con người, mối liên hệ giữa con người với tự

nhiên, cái tự nhiên và cái xã hội hay yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh học và yếu

tố xã hội của con người

Trong đó, có một số công trình có tính chất lý luận góp phần xây dựng

cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phát triển con người ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tiêu biểu là một số các bài viết, các công trình

nghiên cứu của các tác giả: Vũ Trọng Dung [22], Lê Quang Hoan [46], Đặng

Xuân Kỳ [55], Hồ Sĩ Quí [83], Đặng Hữu Toàn [94], Trần Văn Toàn [95],Nguyễn Anh Tuan [111], Nguyễn Minh Tâm [114] Những công trình này

đã đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ thêm những luận chứng khoa học của

chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất con người góp phần xây dựng

cơ sở lý luận cho các nhà triết học cũng như các nhà khoa học chuyên ngành

đi vào nghiên cứu nhằm mục tiêu phát triển con người, vì hạnh phúc của con

người và tiến bộ xã hội.

Một số công trình nghiên cứu có tính chất tong hợp, đề cập những van

đề mang tính toàn diện xác định cơ sở cho chiến lược con người và sự phát

triển xã hội như các đề tài cấp Nhà nước: “Con người Việt Nam mục tiêu và

động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” mang mã số KX - 07, “Xây dựngvăn hóa phát triển con người và nguồn nhân lực thời kỳ CNH - HDH” do

giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm đề tài Bên cạnh đó là các công trình của cá nhân các tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn [16], Phạm Minh

Hạc [35, 36], Nguyễn Văn Huyên [51], Vương Thị Bích Thủy [91] Các

công trình này đã khang định được vị trí, vai trò của con người trong sự

nghiệp đôi mới ở nước ta trong thời kỳ CNH - HĐH và đưa ra một số quan

điểm mới về sự phát triển và tiến bộ xã hội Đồng thời khang định, triết học

phải lay cái đích đó là vì sự tiến bộ và phát triển, vì hạnh phúc của con người, giúp con người hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ; triết học có

nghĩa vụ góp phần làm tăng thêm khả năng của con người trong quá trình

nhận thức và cải tạo thê giới khách quan phục vụ các nhu câu vật chât và tinh

Trang 16

thần của con người.

Một số tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn [15, tr 13], Trần Đức Long

[57, tr 17], Vũ Thiện Vương [125, tr 30], Vũ Tùng Hoa [44], Nguyễn Thừa

Nghiệp [74] đã trực tiếp đi vào nghiên cứu yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh

học, yếu tố xã hội, mối quan hệ giữa yếu té tự nhiên, yếu tổ sinh học và

yếu tố xã hội của con người Dựa trên những luận cứ khoa học, các tác giả

đã đạt được những kết quả nghiên cứu khá sâu sắc, hệ thống về mối liên hệ

va vai trò của yếu t6 tự nhiên, yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của con người, là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phát triển con người, đồng

thời, đặt ra những van dé, những hướng nghiên cứu mới cho các nha triết họccũng như các nhà tư tưởng, các nhà khoa học nước ta tiếp tục đi sâu vào

nghiên cứu giải đáp.

Các tác giả: Trần Phương Hạnh [38], Vũ Trọng Hùng [50], Phạm Thành

Hồ [48], Nguyễn Đình Khoa [54], Phạm Thị Ngọc Trầm [107, tr 26] trên

cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đi sâu nghiên cứu nguồn gốc, cau trúc sinh thé và những kha năng của con người - sinh vật hoàn chỉnh

nhất của thé giới tự nhiên Từ đó, khang định con người chính là đối tượng

để triết học và các khoa học khác tiếp tục nghiên cứu, rút ra những cơ sở lý

luận khoa học cho mục tiêu phát triển con người toàn diện của Đảng trong

giai đoạn hiện nay ở nước ta.

Đặc biệt, dưới góc độ y - sinh học, các tác giả: Lê Nam Trà [ 96, 97, 98,

99, 100, 101, 102, 103], Từ Giấy [32], Nguyễn Văn Tường [97, 103],

Nguyễn Trần Hiển [103], Đỗ Đức Vân [103] đã đi sâu nghiên cứu tương

đối tổng thể về thể lực, các đặc điểm tăng trưởng, đặc điểm sinh thể, chỉ số

sinh học, chỉ số sinh lý, chỉ số sinh hóa, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng sức

khỏe, khả năng thích nghi của con người Việt Nam ở cả trạng thái bình thường và bệnh lý với môi trường tự nhiên và xã hội, v.v Các công trình

này đã góp phần củng cé và làm rõ thêm nhiều những kết luận khoa học hết sức có ý nghĩa về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng

như: “Các chỉ tiêu sinh học liên quan rat chặt chẽ với các yếu tố di truyền,đặc điểm môi trường và xã hội cũng như tình trạng dinh dưỡng” [96, tr 30];

10

Trang 17

“Tất cả các đặc điểm của môi trường tự nhiên có tác động đến các đặc điểmsinh học, đến tình trạng sức khỏe va mô hình bệnh tật ở Việt Nam” [96, tr.

32]: “ nhằm nâng cao sức khỏe, cải tạo giống noi, trong đó đặc biệt chú trọng là các biện pháp về dinh dưỡng và các biện pháp rèn luyện cơ thé.” [96, tr 50] là những luận chứng khoa học rất quan trọng cho việc nghiên

cứu con người Việt Nam nói chung và quá trình chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con người ở nước ta hiện nay.

Những năm gần đây, lĩnh vực sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ xuất

hiện những vấn đề mới có tính chất thời sự, cấp thiết, đã có nhiều tác giả, với

các công trình nghiên cứu đề cập về các vấn đề này Dưới góc độ triết học có

một số tác giả như: Trần Văn Thuy [92, tr 67], Lê Hồng Khánh [53],

Nguyễn Hiền Lương [62] đã đi vào nghiên cứu khía cạnh triết học - xã hội của van dé sức khoẻ Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các tac

giả đã nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh tật của con

người, bước đầu đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân Một số tác giả khác

đi vào nghiên cứu những lĩnh vực y tế cụ thé như van dé bảo hiểm y tế, chínhsách y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, mô hình bệnh tật, vấn đề y

đức hay thống kê, tổng kết về bệnh tật ở nước ta hiện nay tiêu biểu là một số

bài viết, công trình của cố GS.TS.Đỗ Nguyên Phương, GS.TS.Lê NgọcTrọng, PGS.TS.Trần Thị Trung Chiến, TS.Lê Thế Thự, BS.Phạm Ngọc

Chương

Như vậy, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về yếu tố tự

nhiên, yếu tố sinh học, yếu tố xã hội và mối quan hệ của chúng đối với sựhình thành, phát triển của con người; một số công trình đã đi vào nghiên cứu

về sức khỏe dưới góc độ triết học, góc độ y học nói chung nhưng chưa có

công trình nào trực diện đi vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên,

yếu tô xã hội đối với sức khỏe dé tìm ra những yếu tô cơ bản nổi bật anh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khoẻ con người Việt Nam hiện nay

dé từ đó đưa ra các luận điểm khoa học làm cơ sở lý luận cho các giải pháp

tông thê, hiệu quả nhăm chăm sóc, bảo vệ va nâng cao sức khoẻ cho con

II

Trang 18

người Việt Nam hiện nay, đây là vấn đề luận án quan tâm.

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ việc phân tích ảnh hưởng của một số yếu tô tự nhiên, yếu tố xã hội đối với sức khoẻ con người, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao sức

khoẻ con người ở nước ta hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

Một là, trình bày nội dung các khái niệm yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội

và sức khỏe con người.

Hai là, phân tích, đánh giá ảnh hưởng của yếu t6 tự nhiên đến sức

khoẻ con người.

Ba là, phân tích, đánh giá ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến sức khoẻ con

nguol.

Bon là, đề xuất một số giải pháp co bản nâng cao sức khỏe con người

ở Việt Nam hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng của yếu tự nhiên và yếu tô xã hội đến sức khỏe con người

Việt Nam hiện nay.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án chỉ khảo sát các ảnh hưởng của yếu tự nhiên và yếu tô xã hội đến sức khỏe con người Việt nam từ khi đôi mới (1986) đến nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận của luận an Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của DCSVN về con người và

phát triển con người Đồng thời luận án cũng tham khảo các tài liệu, công

trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đềluận án đề cập

3.2 Phương pháp nghiên cứu

12

Trang 19

Luận án áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;

kết hợp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, lịch sử - lôgíc

6 Cái mới của luận án

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tô tự nhiên, yếu tô xã hội đối với sức khoẻ con người, chỉ ra những yếu tổ tự nhiên, xã

hội cơ bản tác động mạnh mẽ nhất đến sức khoẻ con người ở nước ta hiện nay

- Trình bày một số giải pháp cơ bản nham chăm sóc, bảo vệ và nâng

cao sức khoẻ cho con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về mặt lý luận: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụcông tác nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề triết học trong y học tại các

trường đại học.

- Về mặt thực tiễn: Luận án có thé là cơ sở khoa học dé xây dựng các

chính sách, giải pháp và đổi mới tư duy thực hiện chiến lược chăm sóc và

bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn hiện nay.

8 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Phần mở đầu, phần kết luận và phần nội dung

Phan nội dung gồm 3 chương, 7 tiết không ké danh mục tài liệu thamkhảo và danh mục chữ viết tắt

13

Trang 20

Chương 1

QUAN NIỆM TRIET HỌC VE YEU TO TỰ NHIÊN, YEU TO XÃ HỘI

VA SUC KHOE CON NGUOI

1.1 Quan niệm triết học về yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con

người

1.1.1 Sơ lược một số quan niệm trong lịch sử

Các nhà triết học cổ đại trong quá trình đi tìm hiểu bản tính con người

đã dé cập đến yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người ở những mức

độ khác nhau Một số nhà triết học phương Đông cô đại đã có những nhận thức khá sâu sắc về những yếu tố tự nhiên ngự trị trong mỗi con người qui

định bản tính con người, họ đưa ra một hệ thống các qui phạm dao đức dé tu

dưỡng mình và nhằm giáo dục cho xã hội Một số trường phái triết học đã đề

cập đến mặt tự nhiên chi phối hành vi con người như là bản năng, theo họ,

trong con người luôn diễn ra sự chế ước lẫn nhau một bên là bản năng, một bên là ý thức con người Các nhà triết học phương Tây cô đại đã cho rằng bản tính con người là yếu tố tự nhiên tất yếu, là cái giống nhau, cái bam sinh

trong mỗi con người, còn sự khác nhau giữa con người đó là do môi trường

tạo nên Đã có tác giả đưa ra những tiêu chí để phân biệt giữa con người và

con vật, tuy chưa chỉ ra được bản tính tự nhiên và bản chất xã hội ở con

người nhưng khi nói về con người, các nhà triết học đều đã đề cập đến mộttrong hai hoặc cả hai yếu tố đó trong tư tưởng triết học của mình

Aristét (384-322TCN) đã gọi con người là một “động vật chính trị”,

do có thể ông đã nhận thấy trong con người có hai yếu tố khởi nguyên: động

vật (tự nhiên) và chính trị (xã hội) Tuy ông không đưa ra khái niệm yếu tố

tự nhiên, yếu tố xã hội, vai trò cũng như mối liên hệ giữa chúng, nhưng trong

nhận thức của ông về bản tính con người đã có một sự tiễn bộ về chất Trong

lĩnh vực y học, Hypôcrát (460-377TCN) cho rằng, con người bị chi phối bởi

điều kiện tự nhiên mình đang sống Người thầy thuốc cần chú ý đến chế độ

ăn uống, cách sinh hoạt, tuổi tác, hoàn cảnh sống của người bệnh, đất đai, nguồn nước, thời tiết địa phương nơi có dịch Tuy chưa chỉ rõ được sự ảnh

hưởng của yêu tô tự nhiên, yêu tô xã hội tới sức khỏe con người và vận dụng

14

Trang 21

nó vào trong quá trình điều trị bệnh tật, song ông đã thấy bệnh tật có nhữngnguyên nhân hiện diện ở môi trường xung quanh con người và phát triển

theo qui luật tự nhiên [39, tr 9].

Dưới sự thống trị của tôn giáo va thần quyên, triết học thời Trung cổ

đã tuyệt đối hoá yếu tố tinh than của con người, chính điều này đã kìm hãm

con người trong sự khắc kỷ, kìm hãm sự phát triển tự nhiên của con người cả

về mặt thể chất và trí tuệ Do trình độ nhận thức cũng như ý thức tôn giáo mà

mặt tự nhiên của con người ít được quan tâm trong thời kỳ này.

Van dé con người đã được hầu hết các nhà triết học thời kỳ Phục hưng

quan tâm nghiên cứu Vào thời kỳ này, một số ngành khoa học về con ngườinhư giải phẫu, sinh lý, sinh lý học thần kinh, sinh hoá phát triển mạnh mẽ,

tạo ra những tiền đề khoa học quan trọng cho triết học nghiên cứu về con

người, tuy vậy, cách nhìn con người của họ cũng chỉ mới dừng lại ở góc độ

thé xác và tinh thần Con người được phân tích, mô xẻ giống một cái máyđang hoạt động Mặc dù chưa đưa ra khái nệm về yếu tố tự nhiên và yếu tố

xã hội trong con người, song những quan điểm duy vật về “con người tự

nhiên” thời kỳ này đã trở thành những tiền đề quan trọng cho sự ra đời củanhững quan điểm khoa học về con người sau này

Trong triết học cổ điển Đức van dé con người đã được nghiên cứu khá sâu sắc G.W.F.Hêghen trong quá trình chứng minh “ý niệm tuyệt đối” là

thực tại duy nhất và bao trùm tất cả, tuy chưa dùng khái niệm yếu tố tự

nhiên, yếu tố xã hội nhưng ông đã lí giải khá sâu sắc mối quan hệ giữa yếu

tố tự nhiên và yếu tố xã hội Ong cho rang, con người vừa là chủ thể, vừa là

kết quả của quá trình hoạt động của chính bản thân chủ thé ấy, hoạt động củacon người ngày càng phát triển bao nhiêu thì ý thức càng mang bản chất xã

hội bấy nhiêu Như vậy, nếu lược bỏ yếu tố thần bí trong triết học

G.W.F.Hêghen thì tư tưởng nổi bật của ông là: con người hoàn thiện chính là

nhờ lao động, song G.W.F.Hêghen đã sai lầm ở chỗ biến con người thành tự

ý thức và tự ý thức được được coi là phương thức tồn tại duy nhất của con người.

L.Phoiobắc cũng đã phân biệt con người tự nhiên và con người tự ýthức Theo ông, con người mà trong chừng mực nhất định, là một thực thể

15

Trang 22

hành động một cách không tự chủ và vô ý thức, thì thuộc về thế giới tựnhiên, cũng như ánh sáng, không khí, nước, lửa, đất và cây cối Trong con

người, linh hồn và thé xác có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Con người suy nghĩ băng cái đầu, bằng bộ óc của chính mình, ma đầu óc tôn tại thực sự có

cảm tính Ông cũng đã đề cập đến bản tính tự nhiên của con người và chorằng bản tính tự nhiên của con người là tồn tại thực, tuy nhiên, ông đã khôngthấy được tính biện chứng, tính năng động của yếu tô tự nhiên và yếu tố xãhội trong quá trình hình thành, phát triển con người

Các nhà khoa học phương Tây hiện đại đã đạt được nhiều tiễn bộ

trong nghiên cứu con người Nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu yếu tố tựnhiên và yếu tố xã hội của con người nhưng chưa thấy tác giả nào đưa ra

định nghĩa hay khái niệm về hai yếu tổ này.

Như vậy, yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đã được đề cập, nghiên cứu

trong lich sử triết học từ thời cỗ đại (cả phương Đông và phương Tây), tuynhiên, do trình độ nhận thức, ý thức giai cấp và chịu ảnh hưởng của những

quan điểm triết học khác nhau mà quan điểm của họ về yếu tố tự nhiên va

yếu tô xã hội là khác nhau Các tác giả chưa đưa ra khái niệm về yếu tô tựnhiên và yếu t6 xã hội của con người, chưa nhận thức được rằng tuy yếu tô

tự nhiên và yêu tố xã hội có vị trí, vai trò khác nhau đối với con người nhưng

chúng thống nhất với nhau chi phối sự hình thành, phát triển của con người

Triết học Mác - Lênin đã xem xét con người hiện thực trong sự phát triển

lịch sử, cụ thể của nó Con người trong triết học Mác - Lênin ở một chừng mực

nao đó là hiện thân của những quan hệ kinh tế, là đại biéu cho quan hệ giai cấp

và lợi ích nhất định, nhưng không phải vì thế mà khái niệm con người trongtriết học Mác - Lênin chỉ gan liền với các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội, mà

còn bao gôm trong đó toàn bộ các mặt của đời sông con người, tức là từ khởi

16

Trang 23

nguôồn “tổ chức thé chất”, đời sống vật chat cho đến đời sống tinh thần của con

người Khi đưa ra luận điểm con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính

xã hội thì con người trong triết học Mác - Lênin là sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố tự nhiên và yếu tô xã hội Hai yếu tô này kết hợp chặt chẽ với

nhau, thâm nhập vào nhau, chi phối, tác động lẫn nhau và chúng chi phối,

ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của mỗi con người cũng như của cộng

đồng và toàn xã hội Sự tiến bộ của triết học Mác - Lênin khi nghiên cứu vẫn

đề này là ở chỗ, khi khăng định được vai trò của yếu tố xã hội của con người thì cũng đồng thời khang định được vai trò quan trọng của yếu tô tự nhiên, điều này được thé hiện rõ khi C.Mác khái quát về bản chất con người trong

tác phâm “Luận cương về Phoi ơ bắc”

Trên cơ sở kế thừa những giá trị của học thuyết Dacuyn về nguồn gốc loài người và các tri thức khoa học của nhân loại, triết học Mác - Lênin đã

chỉ rõ sự xuất hiện loài người cũng tuân theo qui luật chọn lọc tự nhiên Con

người có nguồn gốc từ vượn, nhưng con người khác với vượn về chất Trong tác phâm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” C.Mác đã khang định rang,

con người có nguồn gốc từ thế giới tự nhiên, là một bộ phận của tự nhiên,gan bó với tự nhiên cho nên con người luôn chứa đựng những yếu tố của tựnhiên - đó là yếu tố sinh học [65, tr 231-232] Con người cũng có đầy đủ các

đặc trưng của sinh vật, tuân theo các qui luật sinh học, qui luật của tự nhiên

như: con người phải tìm kiếm thức ăn, nước uống trong thế giới tự nhiên;

con người phải đấu tranh dé sinh tồn, cơ thé con người cũng phải tuân theo

những qui luật thích ứng với môi trường, qui luật di truyền, biến di, tiến hoá

của sinh học dé tồn tại và phát triển, song triết học Mác - Lênin không

thừa nhận quan điểm cho rằng cái duy nhất tạo nên bản chất con người là

mặt tự nhiên Con người vốn là một sinh vật cho nên có đầy đủ các đặc trưng

của sinh vật Song, con người lại có sự khác biệt về chất, so với các sinh vật

khác, đó chính là sự xuất hiện mặt xã hội của con người Con người là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá Bộ óc của con người có cấu trúc tinh

vi, phức tạp, cùng với đôi tay được giải phóng là tiền đề quan trọng của ýthức: “Bộ não lớn xuất hiện đã tạo ra những tiền đề tự nhiên quan trọng của

17

Trang 24

ý thức” [74, tr 29].

Sự khác biệt lớn nhất giữa con người và các sinh vật khác chính là nhờ

vai trò của lao động C.Mác và Ph.Ăngghen đã thấy được vai trò to lớn của lao động đối với con người: “Có thé phân biệt con người với súc vật bằng ý

thức, băng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được Con người bắtđầu có sự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu

sinh hoạt của mình Đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người qui định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như vậy, con người đã

gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” (63, tr 29] Sự

chuyền biến từ vượn thành người còn được các ông phân tích: “Con vật chỉ

tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ thế giới

tự nhiên” [65, tr 137].

Như vậy, triết học Mác - Lênin đã khẳng định mặt tự nhiên của con người chưa đủ giải thích một cách khoa học về nguồn gốc, quá trình hình

thành và phát triển con người, yếu tố hết sức quan trọng có tính chất quyết

định sự hình thành, phát triển con người đó là yếu tố xã hội Sự tiến hoá đơn

thuần bằng con đường tự nhiên không thể xuất hiện con người có ý thức Sở

di óc vượn có thé chuyền thành bộ óc người, tâm lý động vật có thé chuyền

thành ý thức của con người chủ yếu là do nguồn gốc xã hội mà trực tiếp là

hai sức kích thích chủ yếu: lao động và ngôn ngữ

Theo khảo cổ học, con người có ý thức xuất hiện khoảng 1,5 đến 2

triệu năm sau khi tô tiên con người đã được hình thành về mặt tự nhiên [74,

tr 27] Trong tac pham “Tac dung của lao động trong qua trình chuyên biến

từ vượn thành người”, Ph.Ăngghen đã khăng định: nhờ có lao động, có sự

thích nghi với những động tác ngày càng mới; nhờ có sự di chuyên và những

động tác mới phức tạp, mà bàn tay người đạt đến trình độ hoàn thiện cao, có

thé tạo ra những sản phẩm tinh vi mà con vật không thé làm được Chính

trong quá trình lao động, con người thường xuyên làm biến đổi các điều kiện

tồn tại, nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt của mình và tạo ra văn hoá

Đồng thời, thông qua quá trình lao động ma con người liên kết vớinhau làm biến đổi hàng loạt những đặc tinh tự nhiên của con người Hon thé

18

Trang 25

nữa, lao động còn là điều kiện để xuất hiện những thuộc tính xã hội của conngười như ngôn ngữ, chữ viết, ý thức, tư duy và biết định hướng các giá trị.

Cho nên, có thể nói: con người thực sự trở thành NGƯỜI khi bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động và cùng với lao động con người có ngôn ngữ.

Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ph.Ăngghen đã viết: “ laođộng là nguồn gốc của mọi cái nhưng lao động còn là cái gì đó vô cùng

lớn lao hon thé nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên ý nghĩa nào đó chúng ta

phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [64, tr 641] Trong

quá trình tiến hoá đó, yếu tố xã hội bắt đầu nhen nhóm ngay trong những

quan thể loài vượn, các bản năng xã hội hay tính xã hội ngay càng phát triển,

nó dần “lọc bỏ” và bao trùm các bản năng sinh vật.

Như vậy là, triết học Mác - Lênin luôn xem xét con người trong một

chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt: mặt tự nhiên và mặt xã hội Hai mặt này

có mỗi quan hệ biện chứng không tách rời nhau, qui định bản chất và sự phát

triển của con người Mặc dù chưa thấy tài liệu nào của C.Mác, Ph.Ăngghen

hay V.I.Lênin nêu ra khái niệm riêng biệt về yếu tố tự nhiên và yêu tố xã hộicủa con người, nhưng trong quá trình nghiên cứu, các ông đã trình bày về hai

yếu tố này một cách hệ thống và sâu sắc Sau này, các nhà triết học theo chủ

nghĩa Mác - Lênin tiếp tục nghiên cứu tư tưởng của các ông, kết hợp vớithành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đã đưa ra khái niệm về yếu

tố sinh học và yếu tố xã hội L.X.Vưgốtxki cho rằng, yếu tố sinh học là

những quá trình, hiện tượng bị giới hạn bởi tính di truyền hoặc là bởi điềukiện bên trong cơ thê và cuối cùng là qui về các qui luật sinh học đã biết[120] Theo ông, những yếu tố sinh học là quá trình và hiện tượng không

năm ngoài những gì thuộc cơ thể con người Điều này còn khá trừu tượng,

chưa thực sự rõ rang, boi vì ý thức, tư tưởng của con người cũng là những

yếu tô trong con người nhưng nó cũng mang tính xã hội.

Theo N.P.Dubinin thì yếu tố sinh học trong cơ thể con người trướctiên thuộc về thiên nhiên, là một phần của thiên nhiên Mặt khác, yếu tố sinh

học của con người phải gan chặt với đặc tính di truyện, với câu trúc gen, vừa

19

Trang 26

bao gồm cả đặc tính chung của loài lẫn những đặc tính riêng qui định sự

khác nhau giữa cá thé này với cá thé kia [131, tr 81] Còn theo B.M.Kêđrốp

thì yếu tố sinh học là tư chất thiên nhiên tiềm ẩn trong cá thé như là một tiền

đề, còn yếu tố xã hội như là một điều kiện cần thiết cho tiền đề này được bộc

lộ phát triển và chuyên hoá vào hành động của cá thê đó [132, tr 144] Ôngcũng chưa đưa ra khái niệm về yếu t6 sinh học và yếu tố xã hội của conngười mà chỉ đi vào luận giải về mối liên hệ giữa chúng

Khi bàn về yếu tổ xã hội, có nhiều tác giả đưa ra nhiều quan điểm, ở

nhiều khía cạnh và nhiều góc độ tiếp cận khác nhau A.T.Lêônôvích cho

rằng, yếu tố xã hội bao gồm lao động, quan hệ giữa người với người (mà chủ

yếu là quan hệ sản xuất), môi trường đã được con người sáng tạo nên, bao

gồm tat cả hình thái kinh tế - xã hội, trừ tôn giáo [131, tr 123] Day là quan điểm chưa han đúng, vì yếu tố xã hội của con người cần phải hiểu là cái mà cùng với yếu tố sinh học tạo nên chỉnh thê tự nhiên - xã hội trong con người,

là yếu tố kết tinh trong bản chat con người dé phân biệt giữa con người với

con vật Yếu tố xã hội trong con người không phải chỉ đơn thuần là sự qui

định về mặt xã hội hay sự tác động, ảnh hưởng của môi trường sống tạo nên

mà nó còn có khả năng nhận thức, trí nhớ, tư duy lôgIc, tình cảm khác nhau

của mỗi người tạo nên Nếu chỉ có sự qui định về mặt xã hội và môi trường

xã hội thì không thể tạo nên yếu tố xã hội một cách đầy đủ trong con người

Đối với N.P.Đubinin thì đường như yếu tố xã hội là cái có thé được kế

thừa lại cho thế hệ mai sau, là yếu tố đã được chủ thể mã hoá và truyền theo

các kênh thông tin mang tinh xã hội chứ không đơn thuần là yếu tố tác độngvào con người trong quá trình sống, như A.T.Lêônôvích đã liệt kê khi ông

cho rằng, bản chất xã hội của con người được thé hiện nhờ lĩnh vực trên sinh

học của nó Dé truyền đạt nội dung của lĩnh vực này cho thế hệ mai sau xã

hội loài người đã tạo ra một phương pháp kế thừa kinh nghiệm đặc biệt, đặc

trưng cho riêng mình Sau khi sinh ra, con người rơi vào môi trường xã hội

và ở đó dưới ảnh hưởng của các yếu tô văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần

ở thời điểm đó sẽ hình thành bản chất xã hội của con người Điều đó nói lên

răng, bản chât xã hội của con người là nội dung của lĩnh vực trên sinh học và

20

Trang 27

được truyền theo các kênh nào đó khác hơn so với thông tin di truyền được

ghi trong các phân tử ADN [131, tr 82].

Khi bàn về vấn đề này, Luyxiêng Sêvơ cũng có quan điểm tương tự như quan điểm của N.P.Đubinin khi cho rằng, sự quá độ từ tính vật sang tính

người có ý nghĩa là sự tích luỹ bên trong của một thé loại kinh nghiệm được

bồ sung dưới hình thức truyền thụ những hành vi có tính chất di truyền, qua

sự tiến hoá lâu đài của tự nhiên và dần dần được thay thế băng một sự tích luỹ bên ngoài, rất mau chóng dưới hình thức một sự di truyền có tính xã hội được tiếp nhận từ các đối tượng và các mối quan hệ Cái mà nhân loại đã tích luỹ được khác han thế giới loài vật, không có tinh chất hành vi trực tiếp Sự

tích lũy ấy phần lớn là từ những thực tế xã hội, trong đó đời sống tâm lý dần

mat đi và bị phủ định về hình thức Qua đó, mỗi cá nhân phải tái hiện nên

những hình thức tâm lý đó trước hiện thực, bằng cách tiếp nhận, đồng hoávới những thực tế va dé tự giải thoát ra khỏi tính vật để đạt tới hành vi của

con người Điều đó, là sự phản ánh bước tiến to lớn về chất của quá trình con người thoát thai từ loài vật mà ra, là quan điểm mà tác giả cho rằng yếu tố xã

hội ra đời trên nền tảng yếu tố tự nhiên, đó là một quá trình tiếp nhận phứctạp, chính vì thế đã làm cho con người khác biệt về chất so với các sinh vật khác

Như vậy, các nhà tư tưởng, các nhà khoa học từ trước đến nay đã cố

găng tiếp cận con người dưới góc độ sinh học - xã hội, nhưng do nhiều

những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà các tác giả có

những quan niệm khác nhau, phần lớn trong số họ không đưa ra khái niệm

về yếu tố tự nhiên và yêu tô xã hội Các tác giả chủ yếu đi vào phân tích một

số đặc trưng hoặc trình bày vai trò của hai yếu tố đó của con người Một sốnhà triết học Liên Xô cũ đã đưa ra khái niệm về yếu tố sinh học và yếu tố xã

hội theo nghĩa chung nhất, coi yếu tố sinh học như là những quá trình sinh

vật diễn ra trong con người với tư cách là một sinh vật, còn yếu tố xã hội là

cái tiễn hoá đặc thù trên nền tang sinh học nhưng cao hơn về chất va dé phân

biệt với các sinh vật khác thông qua các quan hệ xã hội đặc thù.

Trong những năm qua, các tác giả Việt Nam đã đi vào nghiên cứu về

yêu tự nhiên, tô sinh học và yêu tô xã hội của con người Một sô tác giả đã

21

Trang 28

đưa ra khái niệm về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, GS.TS.Nguyễn TrọngChuan cho rằng: yếu t6 sinh học của con người là những yếu tố hữu hình,

hữu cơ, những van dé, cái phát sinh gan bó với tổ tiên động vật của con

người, những cái làm cho con người hình thành và hoạt động như một cá thể,như một hệ thống phục tùng các qui luật sinh học hoặc cũng có thé coi đó làtoàn bộ tiền đề sinh học của con người [15, tr 13]

Yếu tố xã hội là tat cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những sự qui định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người Trong đại đa số các trường hợp nếu thiếu chúng thì nhiều đặc tính, nhiều cấu trúc, ví dụ: ngôn ngữ sẽ không bao giờ hình

thành được [15, tr 13], tác giả Vũ Tùng Hoa trong quá trình nghiên cứu van

đề này cũng đã nhất trí với quan điểm trên và đi nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yêu tô xã hội trong quá trình hình thành và phát triển

con người [44, tr 29] Theo chúng tôi, tại thời điểm hiện nay đây là kháiniệm tương đối hoàn chỉnh, khoa học về yếu tố sinh học và yếu tô xã hội của

con người, bởi vì: khái niệm đã vạch ra được yếu tố sinh học bao gồm trong

nó cả yêu tố bam sinh và yếu tô di truyền, trong mỗi quan hệ mật thiết vớimôi trường bên ngoài, trong chỉnh thê sinh học - xã hội Còn yếu tố xã hội

trên nền tảng yếu tố sinh học và môi trường xã hội, tạo nên ý thức của con

người làm cho con người có khả năng nhận thức, có trí nhớ, có tư duy lôgIc,

biết quyết định hợp lý, đúng đắn tùy theo từng hoàn cảnh cụ thé một cách

linh hoạt Với nghĩa đó, nó đã góp phần làm cơ sở để triết học và các khoa học về con người đi vào nghiên cứu, vận dụng phục vụ cho quá trình phát

triển con người Luận án cũng dựa trên cơ sở của khái niệm nay dé nghiên

cứu van đề đặt ra.

Do tính chất của vẫn đề mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh

học và yếu tố xã hội đối với sức khỏe của con người, trong một số trường

hợp luận án dùng khái niệm yếu tố sinh học với tư cách là cái đại diện cho yếu tố yêu tô tự nhiên Còn đa số các trường hợp khác luận án dùng khái

niệm yếu tố tự nhiên với nghĩa rộng hơn yếu tô sinh học, vì theo chúng tôi,

yêu tô tự nhiên của con người là tât cả những tiên đê sinh vật của con người

22

Trang 29

với tư cách là một bộ phận của thế giới tự nhiên, là những tiền đề cho sự xuấthiện con người với tư cách là một chỉnh thể sinh vật - xã hội Với nghĩa đó,

yếu tố tự nhiên bao gồm tat cả các cau trúc tự nhiên của con người với toàn

bộ những cấu trúc giải phẫu, chức năng, các hoạt động sinh lý, các quá trình

sinh học như: hô hấp, bài tiết, biến dị, di truyền diễn ra bên trong con

người cũng như các quá trình tương tác giữa con người với môi trường bên

ngoài như một cá thể trong chỉnh thể tự nhiên - xã hội.

Như vậy, khái niệm yếu tố tự nhiên được dùng trong luận án có nội

hàm rộng hơn yếu tố sinh học, nó bao gồm cả yếu tô bên trong, yếu tố bên

ngoai con người; bao gồm toàn bộ các cấu tạo tự nhiên và các quá trình sinh

học của con người Tuy nhiên, dé phân biệt tuyệt đối giữa hai yếu tố này là

hết sức khó khăn đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều ngành khoa học, luận án không đi sâu vào vấn đề này Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm

yếu tố sinh học với nghĩa là một bộ phận đại diện cho yếu tố tự nhiên Luận

án cũng chỉ nghiên cứu một số yếu tô cần thiết cho việc xem xét mối quan hệ

giữa yếu tổ tự nhiên, yếu tố xã hội và sức khỏe con người Việt Nam mà thôi 1.2 Mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người

1.2.1 Một số quan điểm ngoài mác xít

Các nhà triết học và các nhà khoa học ngoài mácxít chưa hiểu đúng về yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội của con người, họ chưa thấy được mối quan hệ

biện chứng và vai trò của chúng trong quá trình hình thành, phát triển của

con người, đó là những quan điểm khi xem xét cái tự nhiên không có tính chất xã hội và cái xã hội không có tính chất tự nhiên Nhìn chung, có hai

quan điểm cơ bản gần như đối lập nhau, mà đại diện là: quan điểm duy sinhhọc và quan điểm duy xã hội

1.2.1.1 Quan điểm duy sinh học

Những người theo quan điểm này đã tuyệt đối hoá vai trò yếu tố tự nhiên

của con người Họ coi yếu tố sinh học như là yếu tố quyết định trong con người Con người bị chỉ phối, quyết định bởi bộ gen di truyền, xã hội không thê cải tạo được, từ đó dẫn tới họ đi đến đề cao bản năng con người.

Trong triết học Trung Quốc cô đại khi nghiên cứu van dé bản tính con

23

Trang 30

người, các tác giả đưa ra những kết luận rất khác nhau Theo Mạnh Tử, bảntính con người là thiện Tuân Tử cho rằng, bản tính con người là ác Trang

Tử thì quan niệm vì sinh ra từ “đạo” (tự nhiên) nên mỗi người đều có một

bản tính, một khả năng, một sở thích riêng sự song, chết của con người là

quá trình tất nhiên Con người không cần cải biến sự vật mà cần phải tuyệtđối phục tùng qui luật khách quan Nhìn chung, các nhà triết học Trung

Quốc cô đại đã đề cập nhiều đến yếu tố tự nhiên của con người và xét đến cùng họ cho đó là yếu tố có sẵn của con người Bản tính tự nhiên bẩm sinh giống nhau được qui định sẵn trong mỗi con người, còn các quan hệ xã hội, văn hóa, giáo dục, v.v (mặt xã hội) có vai trò rất nhỏ trong việc hình thành,

phát triển bản chất con người Bản tính sẵn có là cơ sở, nền tảng của mọi tính

cách và nó là cái sinh học, tự nhiên chứ không phải là cái xã hội.

Khoảng những năm 60 của thế ky XIX, thuyết tiến hoá của Dacuyn ra

đời (1859), với tác phẩm “Nguồn gốc các loài” đã mở ra thời ky mới cho sự

phát triển sinh học Tuy nhiên, một số nhà triết học, xã hội học đã lợi dụng

học thuyết này để giải thích các hiện tượng xã hội và hình thành học thuyết

Đácuyn xã hội, những người ủng hộ học thuyết này đã có gang giải thích cáchiện tượng trong đời sống xã hội dựa trên học thuyết của Đácuyn về chọn lọc

tự nhiên và tiễn hoá Ho cho rằng, các đại biểu của giai cấp thượng lưu

chiếm vị trí lãnh đạo trong xã hội, vì đó là, những người phát triển cao hơn

về mặt sinh học Tiêu biểu trong số đó là Langhé, người đã lay qui luật chọn

lọc tự nhiên của Dacuyn và học thuyết của Mantuýt về dân số dé lí giải cho cuộc dau tranh trong xã hội Ong cho rằng, các cuộc đấu tranh trong xã hội là

cuộc đấu tranh sinh tồn, là qui luật tất yếu sinh học Như vậy, học thuyếtDacuyn xã hội coi đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên là động lực chủ

yếu của sự phát triển xã hội Thuyết này đã có sự ảnh hưởng tương đối mạnh

mẽ ở phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu XX và hiện nay

Những người theo quan điểm chủ nghĩa hiện thực khoa học, mà tiêubiểu là nhà đi truyền học người Anh Darlington, nhà hành vi học người ÁoK.Lorenz và Uynxơn đã đề cao quá mức dẫn đến tuyệt đối hoá yếu tố tựnhiên [138] Theo Darlington, ngay cả sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự

24

Trang 31

xuất hiện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đều được định trước trong

gen của con người [140, tr 233] Còn Uynxon thì coi sinh học là phương

thức vạn năng dé giải thích toàn bộ hiện thực Ong đã đi vào nghiên cứu ranh

giới giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con người nhưng cuối cùng lại điđến tuyệt đối hoá mặt sinh học trong con người Theo ông, khả năng của conngười chủ yếu là do tính di truyền quyết định còn vai trò của yếu tô xã hội là

rất nhỏ [139] K.Lorenz trên cơ sở nghiên cứu hành vi của một số loài động vật trong điều kiện tự nhiên đã thấy rằng, trong những điều kiện nhất định phan lớn động vật đường như có một cơ chế bản năng hiếu chiến và chúng tấn công vào các đại diện khác cùng loài Từ đó, ông đi đến kết luận, con người cũng có bản năng hiếu chiến như con vật, đấu tranh nhằm chống lại đồng loại của mình [139] Theo ông, trong quá trình phát triển của mình, con

người không phải phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố xã hội mà các hành động của

con người là do cấu trúc gen di truyền từ tổ tiên qui định.

Thuyết “Phân tâm học” của S.Freud thể hiện sự cực đoan về vai trò

của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người Thực chất quan điểm của

“Phân tâm học” về tương quan giữa yếu tô tự nhiên và yếu tố xã hội là ở chỗ:

nó cho rằng, toàn bộ mặt xã hội trong tâm lý người chỉ là mặt khác của giớitính, biểu hiện của những đam mê bam sinh Do vậy, nhiệm vu của “Phân

tâm học” chỉ là làm sao nhìn nhận được cơ sở sinh học của toàn bộ những

biểu hiện của nhân cách, vạch ra hạt nhân tự nhiên của mỗi hình thức vănhoá của hành vi, đi tìm cái cơ sở bam sinh vô thức của văn hoá cá nhân và

văn hoá xã hội Qua đó, nó qui giản chúng về khởi nguyên của đời sống tâm

lý, chuyển dịch văn hoá sang ngôn ngữ của tự nhiên, đem tự nhiên hoá

những cái thuộc về tâm lý học của con người, đem tự nhiên hoá những cái

thuộc về con người, đem tâm lý hoá những cái thuộc về xã hội và tuyệt đối

hoá cái tâm lý trong đời sống của con người [85, tr 158]

Richard Dawkins cũng là một trong những đại biểu của trường pháiduy sinh học khi ông đề cao mặt tự nhiên của con người và cho rằng bản chấtcon người là do một loại gen qui định - “Gen vị kỷ” Trong phần mở dau của

cuôn sách “Gen vi kỷ”, ông việt: “Chúng ta cũng như tat cả các động vật

25

Trang 32

khác, đều là những cỗ máy được hình thành nên từ các gen Sự vị kỷ củagen luôn làm tăng sự vị kỷ trong tập tinh của cá thé mặc dù chúng ta muốn

tin vào điều ngược lại, nhưng tình yêu bao la và sự bảo vệ các loài nói chung

chỉ là những khái niệm chăng có ý nghĩa gì trong tiến hóa” [20, tr 3] Nhưvậy, theo lý thuyết vị kỷ thì tất cả những cá thể mang bản chất xấu cũngkhông đáng bị phê phán, vì nó là sản phẩm của tạo hóa thông qua các bản

sao được di truyền lại trong gen của con người.

Tóm lại, quan điểm duy sinh học tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, một số cho rằng con người chỉ chịu sự chi phối, qui định của yếu tố sinh học,

một số khác thì lại khẳng định ở con người luôn ton tai hai yếu tố sinh học và

xã hội, ở đó yếu tố sinh học đóng vai trò chi phối, quyết định yếu tổ xã hộicũng như quá trình hình thành, phát triển con người Điểm chung của các

quan điểm này là họ đã qui yếu tố xã hội vào yếu tố sinh học; qui bản chất xã

hội, qui luật sự phát triển của con người vào thuộc tính tự nhiên mà không

chú ý hoặc coi trọng đến các đặc trưng hoàn toan khác về chat của hình thức vận động xã hội so với hình thức vận động sinh học của vật chất; qui những

hiện tượng xã hội vào hành động của một số cá nhân Một số cá nhân ay laiđược qui tu vào một lĩnh vực khoa hoc cu thể nào đây như hành vi, tâm lý

và những hành vi, những cái tâm lý ấy lại được qui tụ vào yếu tố sinh học,

như vậy, có nghĩa là hiện tượng xã hội được qui định bởi yếu tố di truyền,

những cái bản năng, cái tự nhiên của con người.

1.2.1.2 Quan điểm duy xã hội

Ngược lại với quan điểm duy sinh học, quan điểm duy xã hội lại đem qui các yếu tố tự nhiên của con người vào yếu tố xã hội Những người theo

quan điểm nay coi yếu tố sinh học, yếu tố tự nhiên không có vai trò gì trong

đời sống của con người (kể cả sức khỏe và tai năng), tat cả đều chỉ phụ thuộc

vào những điều kiện kinh tế - xã hội Họ cho rằng, xã hội đóng vai trò quyết

định tat thay trong con người Nó hoàn toàn có thé biến con người kém thông

minh thành tài ba, yếu và kém phát triển trở thành khỏe mạnh Từ đó, họ điđến phủ nhận vai trò của yếu tố tự nhiên của mỗi con người và tước bỏ tính

hữu cơ, tính tự nhiên của con người Họ đã mắc sai lâm khi cho rang, con

26

Trang 33

người và sự phát triển của con người chỉ chịu sự chi phối của các điều kiệnkinh tế - xã hội, đạo đức và văn hoá Do đó, họ đã quá nhấn mạnh, dé cao

mặt xã hội cua con người ma không thấy được con người là một thực thé tự

nhiên mang bản tính xã hội Thực tế cho thấy, những người theo quan điểmnày thường bị ảnh hưởng bởi một mục đích chính trị, một lợi ích giai cấp nảo

đó Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân của những kết luận duy

ý chí về con người.

Các nhà xã hội học Pháp ma tiêu biểu là E.Durkheim, P.Holbach,

M.Blondel đại diện cho khuynh hướng duy xã hội Các ông đã có cái nhìn

phiến diện và xét cho cùng là duy tâm về vấn đề mối quan hệ giữa yếu tốsinh học và yếu tố xã hội trong con người [85, tr 157] Chang hạn, theo

E.Durkheim sự kiện xã hội phải là những gì ở bên ngoài cá nhân Điều này

thể hiện ở chỗ, ông cho rằng các cá nhân sinh ra đã có sẵn các thiết chế, cơcau xã hội, chuẩn mực, gia tri, niém tin va phai hoc tap tiép thu, chia sé,cũng như tuân thủ các chuan mực giá tri xã hội Ngay cả khi các cá nhân chủ

động tạo dựng ra các thành phần của cơ cấu xã hội, các chuẩn giá trị, các qui

tắc xã hội thì tất cả những cái đó cũng đều trở thành các sự kiện xã hội,

tức là hiện thực bên ngoài cá nhân [30, tr 91] Sự duy tâm của các ông được

thé hiện ở sự coi nhẹ các nhân tố tự nhiên và quá dé cao các nhân tố xã hội.

Từ cơ sở triết học như vậy, các nhà xã hội học Pháp đã chưa giải thích đượcmột cách khoa học về mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của

COn người.

Một nhà triết học khác là M.Sêlê cũng rơi vào tuyệt đối hoá yếu tố xãhội khi lý giải bản chất và sự phát triển của con người Trong tác phẩm “Vịtrí của con người trong vũ trụ” khi bàn về lý luận triết học nhân bản, ông cho

rằng, nhiệm vu của một nền triết học nhân bản là chi rõ mọi cái tot đỉnh, đặc

thi, mọi thành tựu và giá trị của con người bắt nguồn từ kết quả chủ yếu của

sự ton tại của con người; chăng hạn như: ngôn ngữ, lương tâm, công cụ, vũ

khí, ý niệm về chính trị và bất công, nhà nước, sự lãnh đạo, các chức năngbiểu hiện của nghệ thuật, thần thoại, tôn giáo, khoa học, lịch sử và xã hội.Đây là quan điểm không đúng, vì nó đã tách rời yếu tố sinh học trong con

27

Trang 34

người ra khỏi yêu tố xã hội, đã tuyệt đối hoá yếu tố xã hội, coi yếu tố xã hộichi phối mọi quá trình tồn tại và phát triển của con người.

Tác giả Hơbớt Máccusơ đại diện cho một xu hướng mới của trường

phái duy xã hội khi đi vào tuyệt đối hoá yếu tô xã hội của bệnh tâm than.

Ông cho rằng, cần xét lại khái niệm bệnh tâm thần, không nên coi người mắcbệnh tâm thần là những người bệnh mà chỉ coi là người có sự trục trac về

sinh học trong hoạt động của bộ não Theo ông, cần phải giải thích bệnh tâm thần trên lập trường của trường phái xã hội học, bởi vì, người mắc bệnh tâm

thần không phải tuyệt đối có bệnh mà đó chỉ là sự phản đối xã hội tư bảnhiện đại, nên yêu cầu cần phải xem xét lại bệnh tâm than và thay đôi phươngpháp chan đoán, điều trị Ở đây, họ đã không coi sự thay đổi chức năng của

hệ thần kinh (yếu tổ tự nhiên) là yếu tố ảnh hưởng, chi phối hay quyết định

quá trình phát sinh bệnh tâm thần mà coi đó chỉ là điều kiện của sự phát sinh

bệnh Yếu tố quyết định căn bệnh này chính là điều kiện xã hội.

Bên cạnh đó, một số lý thuyết triết học hiện đại lại quá đề cao, thôi

phông sự tác động của yếu tố môi trường đối với con người Theo họ, sự

phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã làm “méo mó” con người

Nó day con người đến chỗ đóng kín, lẫn trốn vào cuộc sống nội tâm Con

người sống trong cuộc sống khủng hoảng, tức là sống trong cái “phi bản sắc”

phải tìm đến cái “bản sắc” của nó trong “cuộc sống tôn giáo” hay con người

“siêu thoát” Kierkegaad (1813-1855) cảm thấy thời đại của chúng ta là “thời

đại của sự thất vọng” Còn Nietzsche (1844-1900) tin rằng thế giới của chúng ta đang sống chỉ là giả dối K.Jaspers (1883-1969) lại cho rang, tri

thức khoa học không thé đem lại hạnh phúc cho con người mà ngược lại, nóchi phối con người Con người khổ vì không hiểu biết thì ít, mà chủ yếu là

do hiểu biết quá nhiều Những nhà “phê phán xã hội” ở Frankfurt Đức lí giải

rằng, mọi nguồn gốc của cái ác và bất hạnh là ở trong “tính duy lý” của khoa

học và kỹ thuật [14, tr 27-28] Như vậy, các tác giả này đã tuyệt đối hoá yếu

tố xã hội và cho yếu tô xã hội chi phối toàn bộ cuộc sống của con người, yêu

tố tự nhiên có ảnh hưởng rat ít hoặc không có vai trò gì đối với con người

Một sô nhà nghiên cứu mácxít trước đây khi nghiên cứu quan điêm:

28

Trang 35

“Trong tính hiện thực cua nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan

hệ xã hội”; luận điểm “Xã hội sản sinh ra con người” hay luận điểm “Lao

động đã sáng tạo ra con người” đã lầm tưởng răng C.Mác và Ph.Ăngghen đã

có những sai lầm mang tính siêu hình, phiến diện, nhìn nhận con người nhưmột thực thé “căn cỗi” chỉ chứa yếu tố xã hội và chỉ phụ thuộc vào các quiluật xã hội Từ cái nhìn sai 1am đó, họ đã rơi vào quan điểm duy xã hội một

cách đáng tiếc trong các hoạt động của mình [13, tr 3].

Một số tác giả lại cho rằng, con người vừa có bản chất xã hội, vừa có

bản tính tự nhiên, tức là họ đã đồng nhất bản chất với những yếu tố tạo nên

một chỉnh thể chứa đựng bản chất ay Một số khác lại mắc vào sai lầm rất

nguy hiểm khi muốn tách rời tuyệt đối giữa yêu tố tự nhiên và yếu tố xã hội

của con người, từ đó dẫn đến tuyệt đối hoá yếu tố xã hội Sở dĩ như vậy là do các tác giả này đã nhằm lẫn hai vấn đề: vấn đề đặc điểm của các hình thức

vận động và vẫn đề mối liên hệ giữa các hình thức vận động đó, về sự chuyênbiến va tác động biện chứng giữa các hình thức vận động [13, tr 1]

Như vậy, các nhà triết học, xã hội học ngoài mácxít trong quá trình

nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của conngười còn mang tính chủ quan Do những nhận thức sai lầm về tư tưởng mà

họ đã quan niệm không đúng về vị trí, vai trò của yêu tố tự nhiên và yếu tô

xã hội của con người Họ đã đi đến tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố xã hộicủa con người ở mức độ và khía cạnh khác nhau Bởi vậy, họ chưa thấy được

nguồn gốc tự nhiên của các hiện tượng tâm lý, ý thức dẫn đến coi nhẹ, thậm

chí phủ nhận vai trò của yếu tô sinh học, kể cả quá trình di truyền và rơi vàotuyệt đối hoá môi trường, hoàn cảnh, điều kiện xã hội đến mức người tathay chỉ có hoan cảnh, điều kiện xã hội chi phối quá trình vận động phát triển

cũng như các hoạt động sống khác của con người.

Bên cạnh đó, quan điểm nhị nguyên về vấn đề này cho rằng, ở con

người tồn tại cả hai yếu tố tự nhiên và xã hội, hai yếu tố này tách biệt nhau,

không tạo thành một chỉnh thể tự nhiên - xã hội Ngay bản thânL.X.Vưgốtski cũng cho rằng, ké từ khi đứa trẻ biết nói, tất cả sự phát triểnbên trong của nó chuyên từ giai đoạn động vật (tự nhiên) sang giai đoạn thực

29

Trang 36

sự là người (xã hộ!) [120, tr 205] Vì vậy, cần đặt ra một sự lựa chọn hoặc làcái này hoặc là cái kia, đây là quan điểm sai lầm dựa trên những quan điểm

cơ học, máy móc Điều này không thể áp dụng vào con người để phân biệt

yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội một cách máy móc như vậy

1.2.2 Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mỗi quan hệ giữa yếu to tw

nhién va yếu tô xã hội của con người

Xuất phát từ nguyên lý quan trọng cho rang, ngay bản chất con người cũng có tính lịch sử, triết học Mác - Lênin đã nhận thấy trong diễn biến của lịch sử, hoạt động chung của con người mà trước hết là lao động, yếu tố xã hội đã làm cho yếu tố tự nhiên của con người được trung gian hoá, biến đôi

và phát triển, tức là yếu tô tự nhiên không còn độc lập mà nó đã ham chứa cả

yếu tô xã hội Chúng ta đã từng biết luận điểm quen thuộc của C.Mác - con

người trong khi biến đổi thế giới bên ngoài thì cũng đồng thời làm biến đổichính bản thân mình, sự trung gian hoá giữa yêu tố tự nhiên và yếu tố xã hội

đã xoá bỏ những quan niệm sai lầm về mối quan hệ giữa hai yếu tố này Nhờ

lao động mà yếu tố xã hội được hình thành, phát triển, yếu tố tự nhiên dần bị

“lọc bỏ” bởi yếu tố xã hội, tạo nên một chủ thể tồn tại toàn vẹn, một thực thé

tự nhiên - xã hội Khi nghiên cứu vấn đề con người cần xuất phát từ quanđiểm thống nhất biện chứng giữa hai yếu tố đó

Nói đến con người là đã hàm chứa cả hai mặt tự nhiên và xã hội trong

một chỉnh thể, không thể có một ranh giới vô hình nao đó qui định một bên

là bản năng của con người, một bên là bản chất xã hội của nó, nhưng khi xét đến vai trò trong mỗi quan hệ này, yếu tố xã hội là yếu tố quyết định chi phối yếu tố tự nhiên, yếu tố tự nhiên là cơ sở, là tiền đề, là điều kiện cho sự phát

triển của yếu tố xã hội Mối quan hệ này được xây dựng trên cơ sở học

thuyết về các hình thức vận động cơ bản của vật chất mà Ph.Ăngghen đã

trình bày trong tác phâm “Biện chứng của tự nhiên” Trong đó, các dạng vận

động thấp không còn nguyên tính chất mà tồn tại dưới dang bi “lọc bỏ” bởi

hình thức vận động cao; như vậy có thé nói, hình thức vận động cao bao hàmcác hình thức vận động thấp dưới dạng kế thừa và cải tiến cho phù hợp với

nó Mỗi hình thức tồn tại của sự vật bao giờ cũng chứa đựng một hình thức

30

Trang 37

vận động cơ bản, vận động sinh học là đặc trưng cơ bản của thế giới sinh vật,

vận động xã hội là đặc trưng cơ bản của con người và xã hội loài người Học

thuyết về sự vận động của Ph.Ăngghen đã góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa yêu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người.

Thừa nhận con người là một động vat xã hội, chủ nghĩa Mác - Lénin

cũng thừa nhận sự phát triển mọi mặt của con người tuân theo các qui luật tựnhiên, qui luật tâm lý và qui luật xã hội Ở con người, vai trò của các yếu tố

này cũng có sự thay đổi cả về cường độ và thời gian tác động Yếu tố tự

nhiên tác động mạnh ở giai đoạn dau trong sự phát sinh và phát triển của conngười, từ khi là hợp tử đến lọt lòng càng về sau vai trò của yếu tố xã hộicàng chi phối và quyết định mạnh hơn, nhất là việc hình thành nhân cách

Vai trò này của yếu tố xã hội được C.Mác nhắn mạnh qua luận điểm của ông

về bản chất con người Chúng ta cần hiểu con người ở đây là cụ thể, cảm tính với toàn bộ cơ thé sinh vật cùng với các các quá trình sinh ly, sinh hoá diễn

ra trong đó như: hô hấp, bài tiết, biến di, đi truyền đó là những điều kiện,

tiền đề cần thiết để tạo nên mặt xã hội Nếu thiếu những điều kiện sinh học

đó thì không thé có quá trình phát triển thành con người một cách đầy đủ,như vậy, về mặt thời gian, yếu tố tự nhiên là có trước dé hình thành nên yếu

tố xã hội.

Các thành tựu của khoa học ngày nay đã chứng minh được những

trường hợp bị rối loạn cơ chế di truyền hay hệ thần kinh bị ton thương

(những người phát triển không bình thường về mặt tự nhiên) sẽ bị rối loạn về

mặt tâm lý và mặt xã hội Mọi quá trình ý thức xảy ra trong cơ thể con ngườicũng phải dựa trên tiền đề vật chất tự nhiên tương ứng Lý luận phản ánh đãluận giải, ý thức được hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động sinh lý

bình thường của một dạng vật chất có tô chức cao, đó là bộ não người Bộ

não người là cơ quan đặc biệt, là tiền đề tự nhiên của hoạt động ý thức Tỷ lệ

giữa khối lượng của não với khối lượng cơ thé ở con người là lớn nhất 1/45.

Trong khi đó, ở tinh tinh tỷ lệ này là 1/90, đười ươi là 1/80, khỉ dạng người

là 1/230, sư tử và voi là 1/500 chó là con vật tinh khôn cũng chi có tỷ lệ là

1/250 [38, tr 219] Với khoảng 14 - 15 tỉ nơ ron thần kinh, não người có hơn

3l

Trang 38

50 vùng định khu chức năng khác nhau, mỗi vùng có cấu tạo riêng và đảm

nhiệm một chức nang rõ rệt [38, tr 223].

Nhìn chung, bộ não người gồm ba phần lớn Phần não gốc là trung

tâm điều khiến quá trình trao đổi chất cần thiết cho cuộc sống con người.Phần não giữa trẻ hơn, được phát triển về sau, ở đây tập trung toàn bộ cơ sở

hệ thống hành vi, từ bam sinh và được phát triển thành bản năng Phan chủ

yếu chiếm 7/8 bộ não là vỏ đại não, là phần não trẻ nhất và là cơ sở của hoạt

động ý thức Phương thức hoạt động của nó là vô cùng phức tạp, những kích thích từ môi trường thông qua các cơ quan cảm thụ sẽ phản ánh vào não

những dấu hiệu nhất định, sự kích thích đó tạo nên mối liên hệ giữa thông tin

từ bên ngoài với những phản ứng của cơ thé - đó là cơ sở tạo nên khả năng tu

duy, ý thức Đây chính là tiền dé tự nhiên quan trọng dé tạo nên ý thức và mặt xã hội của con người, nhưng điều khác biệt quan trọng ở chỗ các phản

xạ có điều kiện ở người thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai bao gồm tiếng nói vàchữ viết có vai trò rất quan trọng đối với ý thức Ngôn ngữ, chữ viết tạo điều

kiện cho sự truyền bá kiến thức từ người này sang người khác, rút ngắn thời

gian cần thiết cho sự tìm hiểu những qui luật của thế giới vật chất Vậy là,hoạt động của não người không còn mang tinh chat cá thé, mà đã trở thành

một hoạt động liên tục từ cá nhân này đến cá nhân khác, từ tập thể này đến

tập thể khác vượt qua giới hạn không gian và thời gian, đó chính là nhữngđiều kiện, tiền đề của các mặt hoạt động khác, dé con người có sự phát triển

cao hơn về chất so với loài vật.

Là một thực thể tự nhiên - xã hội, con người và đặc biệt bộ não người

là cơ sở cho sự xuất hiện NGƯỜI Ở người, yếu tổ tự nhiên không còn tồn

tại theo nguyên nghĩa ma có sự liên hệ khang khít, chịu sự ảnh hưởng chi

phối của yếu tố xã hội Điều này được thé hiện ngay cả trong các hoạt động

đơn giản nhất của con người Con người và các động vật khác đều có nhu

cầu ăn uống, hoạt động, sinh con đẻ cái nhưng cũng có sự khác biệt hoàn toàn về bản chất giữa người và động vật ngay cả ở những nhu cầu ấy Ở các

loài động vật khác, những hoạt động đó có tính bản năng còn ở con người là

có ý thức, con vật có nhu câu ăn uông khi đói nó đòi ăn tât cả những gì mà

32

Trang 39

nó có thể ăn được, còn con người cũng có nhu cầu ăn uống, song con người

không xử sự như vậy Hoạt động đó của con người không chỉ dé thoả mãn

nhu cầu sinh lý trực tiếp của mình mà còn vì nhu cầu của người khác, của

đồng loại; vì sự tồn tại không những ở trước mat mà cho cả sự tồn tại lâu dai

của mình.

Trong mối quan hệ với yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội thể hiện một vai

trò kép: một mặt, nó hạn chế yếu tố tự nhiên, làm cho yếu tố tự nhiên có tính

xã hội không còn là yếu tố tự nhiên thuần tuý; mặt khác, nó lại tạo ra những

điều kiện, những môi trường mới - môi trường xã hội rộng lớn giúp cho yếu

tố tự nhiên phát triển hơn nữa, thé hiện tốt nhất khả năng của mình trong mốiliên hệ với yếu tố xã hội Triết học Mác - Lênin coi con người như một thựcthể tự nhiên tự hoạt động với tư cách là một chủ thể tích cực sáng tạo Theo

đó, sự biến đổi của con người, một mặt chịu sự quy định bởi yếu tố tự nhiên,

mặt khác lại do chính những hoạt động xã hội của con người qui định: “Con

người vừa là sản phẩm của lich sử lại vừa là chủ thé của lich sử”, đó là một

quá trình biến đổi có sự định hướng, có vai trò của ý thức và xã hội Cho

nên, sự thay đổi bản tính riêng của con người không phải chỉ là sự thay đổibản tính tự nhiên mà quan trọng hơn, đó là sự phát triển các khả năng về xã

hội của con người trên cơ sở một sinh vật phát triển cao, ngược lại, hoạt

động của con người nhằm tạo ra môi sinh cho mình cũng có tác động ratmạnh mẽ đến đặc tính tự nhiên

Con người không thể xuất hiện nếu không dựa trên một tiền đề tự

nhiên, song nếu chỉ riêng sự hoạt động của các qui luật tự nhiên thì conngười không thể có được bản chất xã hội Có được điều nảy là vì con người

chịu sự tác động của các qui luật xã hội chứ không phải chi do các qui luật tự

nhiên Sự phủ định biện chứng của yếu tổ xã hội đối với yếu tố tự nhiên

không có nghĩa là sự hoa tan, sự tiêu diệt làm mất đi yếu tố tự nhiên, ngược

lại, tính chất của sự phủ định đó là quá trình chuyển biến từ thấp đến cao.

Khi yếu tố xã hội được khăng định, nó lại là cơ sở để yếu tố tự nhiên có thêphát huy hết tiềm năng của nó Điều này có nghĩa là, ở con người yếu tô tựnhiên đã dan mất đi tính độc lập và càng ngày nó càng gắn bó chặt chẽ với

33

Trang 40

sự vận động của yếu tô xã hội Trong đó, yếu tô xã hội là cái bao trùm, cóchức năng là động lực hợp nhất và định hướng, còn yếu tố tự nhiên, một mặt

được “lọc bỏ” những cái không còn phù hợp với điều kiện phát triển mới,

mặt khác, nó lại được phát huy những tiềm năng tích cực, tốt đẹp và nếukhông có mặt xã hội thì không thể thực hiện tiềm năng này Tiền đề tự nhiênchỉ là điểm xuất phát góp phần tạo nên bản chất con người Theo

Ph.Angghen, con người nhục thể là cơ sở thực tế, là điểm xuất phát thực sự

của bản thân con người Điều đó cho thấy, triết học Mác - Lênin đã không tuyệt đối hoá sự đối lập giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người hay tuyệt đối hoá một yếu tô nào trong chỉnh thé ấy mà cho thấy, con người

là động vật duy nhất nhờ lao động đã thoát khỏi tình trạng loài vật Việc con

người thoát khỏi tình trạng loài vật không có nghĩa là đi đến đối lập tuyệt đối với thế giới tự nhiên mà là sự thống nhất với tự nhiên ở một trình độ khác

cao hơn, trong quá trình lao động sự thống nhất ay mới được biéu hiện mộtcách triệt để Quá trình lao động dé chế tạo ra các công cụ lao động và thoả

mãn các nhu cầu của minh trong sự thay đổi môi trường, con người đã khang

định bản chất loài của minh và tự biến đổi thành một thực thé xã hội

Con người được hình thành từ thế giới tự nhiên song, khi ra đời con

người đã tạo ra lịch sử của mình và lịch sử xã hội cảng phát triển thì sự tác

động qua lại với giới tự nhiên càng do các quan hệ xã hội quyết định Điềunày cũng là một trong những luận điểm quan trọng để bác bỏ luận điểm của

các nhà triết học tư sản khi họ cho rằng chủ nghĩa Mác không chú ý đến bản tính tự nhiên của con người Nó cũng cho thấy chủ nghĩa Mác đã nhận thức

được: thông qua tính xã hội, tính tự nhiên được thay đổi, yếu tố xã hội nảy

sinh trên cơ sở yếu tô tự nhiên tách ra thành một yếu tố đặc trưng của con

người Nó tiếp tục phát triển theo các qui luật riêng, thông qua sự phát triển

kế tiếp nhau của các qui luật xã hội cụ thể Mặc dù có nguồn gốc từ tự nhiên

nhưng ban chất con người khác han con vật Con người là một động vật đặc

biệt, đặc điểm sinh học của con người chính là ở chỗ con người đã được

chuẩn bị về mặt di truyền sinh vật để tiếp thu hình thái xã hội của sự vận

động vật chất Con người ngoài chương trình đi truyền sinh học còn có

34

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w