1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt)

307 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt).

Trang 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng- 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

GIÃ THỊ TUYẾT NHUNG

ẨN DỤ NGỮ PHÁP TRONG TIẾNG ANHTỪ GÓC NHÌN NGỮ PHÁP CHỨCNĂNG (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN VĂN HÒA

Đà Nẵng- Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các vấn đề được nghiên cứu, phân tích, mô tả và tổng kết trong luận án này là trung thực và chưatừng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Ngày 11 tháng 7 năm 2024Nghiên cứu sinh

Giã Thị Tuyết Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trải qua thời gian dài học tập và nghiên cứu miệt mài, tôi đã hoàn thànhxong luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tận tình của Thầy, Cô, đồng nghiệp, giađình và bạn bè.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Văn Sáng luôn động viên nhắc nhởvà cho những ý kiến quý báu trong quá trình làm luận án.

Đặc biệt, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biếtơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn, định hướng nghiêncứu, chia sẻ tài liệu, đôn đốc tiến trình và điều chỉnh kịp thời những hạn chế trongnghiên cứu.

Tôi trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô trong hội đồng các chuyên đề, seminar,hội đồng cơ sở đã có những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu để luận án được hoànthiện hơn.

Với lòng kính trọng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý lãnh đạo trườngĐại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng, quý Thầy Cô giảng dạy các chuyên đề cũngnhư các Thầy Cô ở khoa, phòng chức năng, đã tạo điều kiện để tôi bảo vệ luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến quý lãnh đạo, tổ tiếng Anh và quý Thầy Côtrường THPT Trường Chinh đã luôn tạo điều kiện để tôi tham gia học tập đầy đủ vàhoàn thành luận án.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến quý lãnh đạo, quý Thầy Cô trường Đại học NgoạiNgữ - Đại học Đà Nẵng đã luôn động viên, khích lệ tôi từ khi tôi học thạc sĩ đến nay.Tôi chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, đồng nghiệp và bạn bè đã hướng dẫn,giúp đỡ, cộng tác, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.

Tôi xin tri ân sâu sắc sự khích lệ, hỗ trợ từ Ba Mẹ, gia đình, người thân đã dành cho tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu.

Chắc chắn trong luận án còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ của quý Thầy, Cô để hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 11 tháng 7 năm 2024

Trang 5

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài: Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên

hệ với tiếng việt)

Ngành: Ngôn ngữ học

Họ và tên NCS: Giã Thị Tuyết Nhung

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Văn Hòa

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt: Hiện nay ngôn ngữ học trên thế giới đã phát hiện nhiều lĩnh vực mới

trong nghiên cứu và ứng dụng trong đó có Ẩn dụ ngữ pháp Đề tài luận án “Ẩn dụ

ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng Việt)”

nhằm khám phá cách thức tổ chức của diễn đạt ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh liênhệ đến tiếng Việt Halliday [99] tiếp tục khẳng định rằng ngôn ngữ là nguồn lực tạonghĩa và ngôn ngữ cũng là nguồn lực đầy tiềm năng lựa chọn các phương thức diễnđạt nghĩa để phù hợp với ngữ cảnh phát ngôn Quả vậy, mối quan hệ giữa hai bìnhdiện ngữ nghĩa và ngữ pháp- từ vựng là mối quan hệ tạo nghĩa và diễn đạt nghĩa ởbình diện ngôn cảnh Cụ thể hơn nữa, do có sự chi phối của ngữ cảnh nên cùng mộtý nghĩa có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau Chính vì thế, ngôn ngữ học chứcnăng hệ thống chỉ rõ rằng 3 siêu chức năng gồm: Siêu chức năng kinh nghiệm, siêuchức năng liên nhân và siêu chức năng văn bản là ba tuyến nghĩa nền tảng để tạonghĩa, tạo lời và giao tiếp Trên cơ sở đó, luận án xây dựng các phương thức diễnđạt trong môi trường ngữ pháp qua các cơ chế như sau: Cơ chế danh hóa và phidanh hóa đối với Ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng, cơ chế chuyển đổi chức năng lời nói đốivới Ẩn dụ thức, cơ chế chuyển hóa nhóm động từ tình thái và cơ chế phóng chiếuđối với Ẩn dụ tình thái, và cuối cùng là cơ chế kết nối đối với Ẩn dụ ngữ pháp vănbản Để thực hiện được các mục đích và nhiệm vụ như vậy, về mặt phương pháp,luận án đã thu thập 1337 mẫu diễn đạt ẩn dụ ngữ pháp từ thể loại văn bản khoa học,văn bản chính luận và văn bản văn chương trong tiếng Anh và trong tiếng Việt Haiphương pháp chính được sử dụng là (1) phương pháp mô tả, (2) phương pháp địnhtính và định lượng Ngoài ra, thủ pháp so

Trang 6

sánh và đối chiếu cũng được sử dụng ở những mức độ khác nhau trong quá trìnhliên hệ với tiếng Việt nhằm rút ra những điểm giống nhau và khác nhau cơ bảntrong các phương thức diễn đạt; thủ pháp cải biến cũng được sử dụng trong diễn đạtẩn dụ Luận án đã khảo sát, thu thập, mô tả, phân tích, so sánh các mẫu trong tiếngAnh và tiếng Việt trong từng loại ẩn dụ ngữ pháp và thu được những kết quả sau:(1) Luận án chứng minh được rằng ba loại Ẩn dụ ngữ pháp đều xuất hiện trong vănbản khoa học, văn bản chính luận và văn bản văn chương (gồm nhật ký, hồi ký vàtiểu thuyết) trong tiếng Anh và tiếng Việt với sự đa dạng về phương thức diễn đạtvà phong phú về tần số xuất hiện Trong Ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng, luận án chỉ rarằng khuynh hướng diễn đạt chủ yếu là “giảm cấp”, và luận án đã xây dựng được 3phương thức diễn đạt qua danh hóa và 3 phương thức diễn đạt qua phi danh hóatrong tiếng Anh và tiếng Việt; danh hóa được xem là nguồn lực chính để tạo nên Ẩndụ ngữ pháp tư tưởng trong cả hai ngôn ngữ Trong tiếng Việt, hệ thống từ chứcnăng phong phú, một số từ chức năng hàm chứa cả sắc thái, thái độ của chủ thể lậpngôn Trong Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân, luận án khẳng định khuynh hướng chủ yếulà “tăng cấp” Luận án đã hệ thống hóa được hai phương thức diễn đạt trong ẩn dụtình thái và bốn phương thức diễn đạt trong ẩn dụ thức trong tiếng Anh và tiếngViệt Đối với Ẩn dụ tình thái, phương thức diễn đạt chủ yếu được nhận diện quamệnh đề phóng chiếu nhằm diễn đạt các ý nghĩa tình thái chủ quan và khách quan.Đối với Ẩn dụ thức, chuyển đổi chức năng lời nói với cấu trúc nghĩa của hệ thốngcâu hỏi, câu tường thuật, câu cảm thán và câu mệnh lệnh cũng được phân biệt rõgiữa tiếng Anh và tiếng Việt Đối với Ẩn dụ ngữ pháp văn bản, luận án khảo sátđược bốn phương thức diễn đạt gồm tổ chức bên trong và bên ngoài văn bản,chuyển đổi kép, cấu trúc- phi cấu trúc và yếu tố nối trong tiếng Anh và tiếng Việt.Các loại Ẩn dụ ngữ pháp có thể xuất hiện chồng lắp trong văn bản (2) Luận án đưara một số ứng dụng của Ẩn dụ ngữ pháp trong nghiên cứu và giáo dục ngôn ngữđồng thời nêu ra một số hạn chế của luận án, chẳng hạn: luận án chưa so sánh, đốichiếu sâu từng loại Ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong các loại văn bản, đồng thời việcđối chiếu sâu từng phương thức diễn đạt giữa hai ngôn ngữ.

(3) Dựa vào tính cấp thiết nghiên cứu Ẩn dụ ngữ pháp ở Việt Nam trong nghiên cứuvà giảng dạy, luận án đề xuất Ẩn dụ ngữ pháp cần được nghiên cứu sâu hơn trong

Trang 7

tiếng Anh và tiếng Việt Trên cơ sở những kết quả của luận án đã đạt được về mặtlý luận cũng như về mặt thực tiễn, có thể nói đây là luận án đầu tiên nghiên cứu mộtcách có hệ thống ba loại ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh liên hệ với tiếng Việt vớihy vọng góp phần vào quá trình nghiên cứu sâu hơn về các loại Ẩn dụ ngữ pháp-một lĩnh vực mới với rất nhiều hứa hẹn trong ứng dụng vào nghiên cứu cũng nhưgiảng dạy ngôn ngữ.

INFORMATION PAGE OF DOCTORAL THESIS

Name of thesis: Grammatical Metaphors in English from Systemic Functional

Linguistics (relating to Vietnamese)

Major: Linguistics

Full name of PhD student: Gia Thi Tuyet NhungSupervisors: Associate-Prof Dr Phan Van Hoa

Training institution: University of Science and Education - University of Da Nang

Abstract: Currently, linguistics in the world has discovered many new fields inresearch and application, including Grammatical Metaphor The topic of the thesis"Grammatical Metaphors in English from Systemic Functional Linguistics (relatingto Vietnamese)" aims to discover the organization of grammatical metaphorexpressions in English and relate this mechanism to Vietnamese Halliday [99]continues to assert that language is a resource for creating meaning, and language isalso a potential resource for choosing modes of meaning expression to match theutterance context Indeed, the relationship between the two aspects of semantics andlexicogrammar is the relationship of creating meaning and expressing meaning atthe level of context More specifically, due to the influence of context, the samemeaning can have many different expressions Therefore, systemic functionallinguistics clearly shows that the experiential, interpersonal, and textualmetafunctions are the three fundamental lines of meaning for meaning creation,speech generation, and communication On that basis, the thesis builds expressingmodes in the grammatical

Trang 8

environment through the following mechanisms: The mechanism of nominalizationand non- nominalization for Ideational Grammatical Metaphor, the mechanism ofspeech-function transformation for Metaphor of Mood, the mechanism of modalverb group transformation and the projecting mechanism of mental processes forMetaphor of Modality, and finally, the texturing mechanism for TextualGrammatical Metaphor In order to accomplish such purposes and tasks,methodically, the thesis has collected 1337 samples of grammatical metaphorexpressions from three genres of scientific texts, publicism texts and literary texts inEnglish and in Vietnamese The two main methods used are (1) descriptive method,(2) qualitative and quantitative method In addition, the procedure of comparisonand contrast is also used at different degrees to relate to Vietnamese, in order todraw out the basic similarities and differences in the expressing modes,transformation is also used to convert some compatible expressions to metaphorsand vice versa The thesis has described, analyzed, and achieved the results: (1)Proving that three types of grammatical metaphor appear in three types ofdocuments including scientific texts, publicism texts (mainly political speeches) andliterary texts (diaries, memoirs, novels) in English and Vietnamese, at multipleexpressing modes and diverse rates of frequency; this may be considered as a newpoint of the thesis that has not existed in any previous ones For ideationalgrammatical metaphor, the thesis shows the main expressing trend is down-gradingand the thesis has generalized 3 typical types of expressing mode by nominalizationin context and 3 cases in non- nominalization in English and Vietnamese.Nominalization is also considered as the main mode, but instead of transformingwhen converting nominalization, Vietnamese combines a very rich system ofparticles in which some particles also contain the identity and attitude of languageusers Through the working mechanism of ideational grammatical metaphor, thethesis discovers that the distinction between the two categories "grammaticalwords" and "lexical words" in terms of expressing the logically connected meaningis very fragile; for interpersonal grammar metaphor, the thesis affirms the maintendency is "up-grading" The thesis has systematized two types of expressingmodes in metaphors of modality and four expressing modes in

Trang 9

metaphors of mood in English and Vietnamese In the respect for metaphor ofmodality, the two expressing modes that often appear are the projection to expresssubjective and objective modal meanings For grammatical metaphor of mood, thetransforming speech functions with the meaning structure of the system ofquestions, statements, exclamations and imperative sentences are also clearlydistinguished between English and Vietnamese For textual grammatical metaphor,both English and Vietnamese have their own system of linking inside and outsidethe text, and interestingly, both English and Vietnamese can show interpersonalconnections, negotiations; types of grammatical metaphors may appear overlappingin the text (2) The thesis also proposes some applications for language research andlanguage education The thesis also points out some of its limitations; for instance,the thesis only focuses on studying the system of expressing modes of meaning inEnglish and only relates this system to Vietnamese at a certain degree; the thesisdoes not compare specifically in expressing modes the whole (3) In terms of thenecessity for researching, teaching and practicing grammatical metaphors in VietNam, the thesis suggests that grammatical metaphors need to be further studied inEnglish and Vietnamese From the results just summarized theoretically andpractically, it can be said that this is the first thesis to systematically study the threetypes of grammatical metaphor in English, relating to Vietnamese with the hope ofcontributing to the process of further research on types of grammatical metaphors -a new field with a lot of promise in application to research as well as languageteaching.

Trang 10

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 12

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ngữ pháp trên thế giới 151.1.2 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ngữ pháp ở Việt Nam 22

Trang 11

2.1 Các phương thức biểu đạt danh hóa trong tiếng Anh liên hệ

2.2 Các biểu thức phi danh hóa trong tiếng Anh (liên hệ với tiếngViệt)

2.3 Phương thức giảm cấp trong tiếng Anh (liên hệ với tiếngViệt)

CHƯƠNG BA: ẨN DỤ NGỮ PHÁP LIÊN NHÂN TRONGTIẾNG ANH (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)

93

Trang 12

3.1 Phương thức biểu thị ẩn dụ tình thái trong tiếng Anh (liên

3.1.1 Phương thức biểu thị tình thái chủ quan 94

3.1.2 Phương thức biểu thị tình thái đồng quan điểm 100

3.1.3.Phương thức biểu thị tình thái khách quan 104

3.2 Phương thức biểu đạt ẩn dụ thức trong tiếng Anh (liên hệ với 111tiếng Việt)

3.2.1.Phương thức biểu thị ẩn dụ thức trong thức nghi vấn trongtiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)

3.2.2.Phương thức biểu thị ẩn dụ thức trong thức trần thuật trong 117

tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)

3.2.3.Phương thức biểu thị ẩn dụ thức trong thức mệnh lệnh trong

tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt) 121

3.2.4 Phương thức biểu thị ẩn dụ thức trong thức cảm thán trongtiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)

4.1 Phương thức tổ chức bên trong và bên ngoài văn bản trong 129

tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)

Trang 13

4.1.1.Phương thức quan hệ siêu thông điệp 129

4.2 Phương thức biểu đạt cấu trúc và phi cấu trúc trong tiếng Anh

(liên hệ với tiếng Việt)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐPHỤ LỤC

Trang 14

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

1.3 Tổng quan tài liệu liên quan đến luận án 25

2.4 Ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng trong các loại hình văn bản 913.1 Biểu thị tình thái đồng quan điểm với đối tác giao tiếp

trong tiếng Anh

Trang 15

3.7 Tần số xuất hiện của các loại ẩn dụ thức 1263.8 Tần số xuất hiện của ẩn dụ ngữ pháp liên nhân trong các thể

1.3 Cấu trúc phân tầng trong ngôn ngữ học chức năng hệ thống 27

1.5 Quan hệ cuả tình thái với tính phân cực và thức 44

2.1 Các loại ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng trong tiếng Anh và tiếng

2.2 Nhận diện hiện tượng cấu hình, phức hình và thành phần 853.1 Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân trong tiếng Anh và tiếng Việt 1254.1 Ẩn dụ ngữ pháp văn bản trong tiếng Anh và tiếng Việt 153

Trang 16

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

2.2 Danh hóa- phương thức chính tạo lập ẩn dụ ngữ pháp tư

2.3 Phi danh hóa- phương thức tạo lập ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng 833.1 Tần số xuất hiện của ẩn dụ ngữ pháp liên nhân 1093.2 Tần số xuất hiện của các kiểu ẩn dụ tình thái trong tiếng Anh

QUY ƯỚC KÝ HIỆU

Ngữ liệu khảo sát có chứa ẩn dụ ngữ pháp In nghiêng

Ngữ liệu khảo sát có chứa ẩn dụ ngữ pháp trong tiếngAnh được dịch qua tiếng Việt

(In nghiêng)

Ngữ liệu diễn đạt tương thích do tác giả luận án diễnđạt lại

=> In nghiêng

Trang 17

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Vào những năm 50 của thế kỷ 20, trường phái ngôn ngữ học chức năng hệ thốngra đời, một khuynh hướng được khởi xướng bởi Halliday [91] Ngữ pháp chức năng là sựthống nhất giữa ngữ nghĩa và cấu trúc qua chức năng ngôn ngữ, lấy nghĩa làm nền tảngvà được thể hiện qua ba loại mệnh đề gồm nghĩa kinh nghiệm trong đó mệnh đề như mộtbiểu hiện kinh nghiệm, nghĩa liên nhân xem mệnh đề như một trao đáp và nghĩa văn bảnxem mệnh đề như một thông điệp Ngữ pháp chức năng với ba siêu chức năng trong kiếntrúc ngôn ngữ như một trong những bình diện kết hợp với ngữ cảnh làm nguồn mạch sảnsinh ra nghĩa giao tiếp Khi một số khía cạnh của cấu tạo mệnh đề, cho dù ở chức năngkinh nghiệm, chức năng liên nhân, chức năng văn bản hoặc ở cả ba, được mã hóa theocách thông thường nhất từ đó trên các nghĩa đã chọn, có thể được diễn đạt bằng nhiềucách khác nhau thì ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện Ẩn dụ ngữ pháp có thể được xem là di sảnlớn mà Halliday để lại cho nền ngôn ngữ học thế giới Một trong những quan điểm chủđạo của Halliday cho rằng ngôn ngữ là nguồn lực tạo nghĩa và khi diễn đạt nghĩa trongnhững hoàn cảnh cụ thể thì ngôn ngữ đều có nhiều khả năng chọn lựa cách biểu đạt thíchhợp nhất; đây chính là lý do vì sao nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã thừa nhận ẩndụ ngữ pháp là một bước đột phá trong ngôn ngữ học hiện đại; và trong xu thế đó, lĩnhvực ẩn dụ ngữ pháp ngày càng lan tỏa sâu rộng Ẩn dụ ngữ pháp chính là con đường lậpngôn giúp con người tạo ra vô số những chọn lựa khác nhau Chính vì thế, ẩn dụ ngữpháp hiện nay trên thế giới rất được quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng, ở Việt Nam cũngkhông phải là ngoại lệ Tuy nhiên, vì ẩn dụ ngữ pháp là một khái niệm rất mới nên chođến nay nghiên cứu về ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh liên hệ với tiếng Việt còn rất hạnchế và gặp nhiều khó khăn Khó khăn thứ nhất, ẩn dụ ngữ pháp là một lĩnh vực mới,thông tin thường được phổ biến bằng tiếng Anh nên tiếp cận nội dung về ẩn dụ ngữ phápthường chỉ thông qua tiếng Anh mà ít qua các ngôn ngữ khác Khó khăn thứ hai, khinghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng ta thấy hai ngôn ngữthuộc hai loại hình khác nhau nên khi nghiên cứu về ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Việt tạora khó khăn rất lớn cho người tiếp cận Khó khăn thứ ba, tài liệu nghiên cứu ẩn dụ ngữpháp trong tiếng Việt còn khoảng trống lớn về mặt lý luận cũng như về mặt thực hành.Những khó khăn trên dẫn đến hiện nay không có

Trang 18

công trình nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp nào trong tiếng Anh liên hệ với tiếng Việt trên cảba loại ẩn dụ ngữ pháp Halliday [91,99] cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra rằngdù bất kỳ ngôn ngữ nào, tiềm năng diễn đạt ý nghĩa của ẩn dụ ngữ pháp ở nhiều thể loạivăn bản là vô cùng phong phú Nếu nghiên cứu các bình diện của ẩn dụ ngữ pháp trongtiếng Anh một cách có hệ thống và liên hệ với tiếng Việt ở những mức độ nào đó, khôngnhững hứa hẹn của luận án về nhiệm vụ giới thiệu những thành quả nghiên cứu ẩn dụngữ pháp về mặt lý thuyết mà còn chứng minh sự có mặt của ẩn dụ ngữ pháp trong tiếngViệt Quan trọng hơn nữa, luận án sẽ mở ra khả năng tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng ẩndụ ngữ pháp trong cả tiếng Anh và tiếng Việt Chính vì những lý do trên, luận án với đề

tài “Ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng (liên hệ với tiếng

Việt)” được nghiên cứu với hi vọng sẽ kịp thời góp phần có ý nghĩa thiết thực trên hành

trình bổ sung những khoảng trống trong nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp giữa tiếng Anh vàtiếng Việt Luận án sử dụng khung lý thuyết của Halliday làm rõ các phương thức diễnđạt ẩn dụ ngữ pháp trong các thể loại văn bản khác nhau từ đó liên hệ với tiếng Việt trêncơ sở phân tích các hiện tượng tương đương Về mặt lý luận, trước hết, luận án nghiêncứu ẩn dụ ngữ pháp ở góc độ cấu tạo, đặc trưng và chức năng ngôn ngữ Thứ đến, căn cứmô tả và phân tích hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp xảy ra trong các thể loại văn bản, tiếp tụcquy loại và phân loại, tiến đến những kết luận mang tính lý luận từ hiện thực ngôn ngữ.Về mặt thực hành, ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Việt còn là một mảnh đất màu mỡ cầnnghiên cứu và ứng dụng; chính vì vậy luận án mô tả, phân tích hệ thống lý thuyết và vídụ minh họa cùng một số đề xuất với mong muốn giúp người học nắm vững hơn về ẩn dụngữ pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn bản, phân tích văn bản, sử dụng ngôn ngữvà xây dựng văn bản.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu ADNP nhằm xây dựng các phương thức diễn đạt ADNP và làm rõchức năng của chúng trong ADNP tư tưởng, ADNP liên nhân và ADNP văn bản trongtiếng Anh liên hệ với tiếng Việt đồng thời chỉ ra những điểm giống nhau và những điểmkhác nhau cơ bản của hệ thống ADNP trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Trang 19

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý thuyết về ADNP, xác lập khung lý thuyết làm cơ sởcho việc nghiên cứu;

- Thu thập ngữ liệu;

- Thống kê, phân loại ngữ liệu;

- Phân tích đặc điểm về phương thức diễn đạt và chức năng của các loại ADNP trongtiếng Anh;

- Liên hệ với tiếng Việt, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt cơ bản của ADNPtrong tiếng Anh và tiếng Việt;

- Đề xuất một số gợi ý cho việc ứng dụng lý thuyết ADNP trong nghiên cứu, giảng dạyvà dịch thuật.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu và hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ giải quyết những vấn đề đặt ra sau đây:

Câu hỏi 1: Ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng được diễn đạt trên cơ sở những phương thức nào và

có chức năng gì trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)?

Câu hỏi 2: Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân được diễn đạt trên cơ sở những phương thức nào và

có chức năng gì trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)?

Câu hỏi 3: Ẩn dụ ngữ pháp văn bản được diễn đạt trên cơ sở những phương thức nào và

có chức năng gì trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)?

4 Phương pháp nghiên cứu

Theo quy định đào tạo trình độ tiến sĩ trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng 2021,phương pháp nghiên cứu là một mục bắt buộc trong phần “Mở đầu” của luận án màkhông phải là một chương riêng; trong phạm vi cho phép, luận án trình bày các phươngpháp nghiên cứu một cách ngắn gọn và súc tích nhất Luận án dựa trên các phương phápnghiên cứu mô tả, định tính và định lượng Ngoài ra luận án còn sử dụng thủ pháp cảibiến (transformation) khi định dạng lại các mẫu diễn đạt nguyên bản (có sẵn trong vănbản chuyển thành các mẫu diễn đạt khác trên cơ sở ngữ nghĩa) và thủ pháp so sánh đểthấy được điểm tương đồng và khác biệt cơ bản của hiện tượng ADNP trong tiếng Anhvà tiếng Việt.

Trang 20

4.1 Phương pháp mô tả

Để xây dựng chính xác các phương thức diễn đạt ADNP của ba loại ADNP xuất hiệntrong các thể loại văn bản trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án khảo sát, chọn nguồnngữ liệu, thu thập và xử lý nguồn ngữ liệu theo trình tự như sau:

4.1.1 Chọn nguồn ngữ liệu

Gabriela [83] cho rằng, các loại văn bản khác nhau có phong cách chức năng khácnhau Việc xác định phong cách chức năng của từng loại văn bản đều dựa trên kinhnghiệm của con người trong cuộc sống hàng ngày, trong từng ngữ cảnh và tình huống cụthể (giống với quan điểm của Halliday về ngữ vực- register) Theo Gabriela [83], trongtiếng Anh, có 5 thể loại văn bản thường được sử dụng trong việc phân loại phong cáchngôn ngữ theo chức năng (Functional styles of English language): (1) Văn bản khoa học,(2) văn bản chính luận, (3) văn bản hành chính (4) văn bản báo chí, và (5) văn bản vănchương.

Trong phạm vi luận án này, tác giả chọn 3/5 thể loại văn bản trong tiếng Anh vàtrong tiếng Việt gồm văn bản khoa học, văn bản chính luận và văn bản văn chương (nhậtký, hồi ký và tiểu thuyết) để lấy mẫu Luận án không sử dụng văn bản báo chí vì việc tìmhiểu ADNP xuất hiện trong thể loại văn bản báo chí đã được chứng minh trong luận ánvà đề tài khoa học trong các công trình nghiên cứu trong tiếng Việt (xin xem phần tổngquan), còn văn bản hành chính chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu trong các công trình tiếptheo Để chứng minh các phương thức diễn đạt của ba loại ADNP xuất hiện trong một sốloại hình văn bản và để có nguồn ngữ liệu mô tả, phân tích đáng tin cậy, luận án lấy mẫutừ các thể loại văn bản cụ thể:

(1) Thể loại văn bản khoa học

Văn bản khoa học và học thuật mang tính đặc trưng, logic, có tính khái quát, trừu tượng,mang tính khách quan và chuẩn mực cả về nội dung và hình thức Văn phong dựa trên cơsở lí luận và minh chứng, thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.

(2) Thể loại văn bản chính luận

Văn phong chính luận mang tính thuyết phục người đọc hoặc người nghe cao về quanđiểm (chính trị) cụ thể thông qua lý lẽ và lập luận Thể hiện rõ thái độ của người viết vềluận điểm cũng như về các hiện tượng trong xã hội Đặc trưng phong cách ngôn ngữchính luận gồm tính công khai về quan điểm, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận,tính truyền cảm và thuyết phục.

Trang 21

(3) Thể loại văn bản văn chương (Nhật ký- hồi ký và tiểu thuyết)

Văn phong hồi ký gần với nhật ký có hình thức giãi bày, cách kể theo thứ tự thời giannhư là một cốt truyện theo tính biên niên Hồi ký thuộc loại văn học tư liệu, còn nhật kýghi người thật việc thật, tình cảm thật và tư tưởng thật.

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc đểphản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người Tiểuthuyết biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theonhững chủ đề xác định.

Ngữ liệu nghiên cứu được chọn từ ba loại văn bản và được mã hóa như bảng sau:

Bảng 1.1 Ngữ liệu tiếng Anh

Thể loạivăn bản

Văn bản khoa học

RC2 Rachel Carso (1962), Silent Spring, Nxb HoughtonMifflin.

RTH Ryan Thomas Higgins (2015 ), IELTS Academic &General.

MS Munan Shaik (2016), Best practice Books for IELTS Writing.

Văn bảnchính luận

MN Mandela Nelson (1964), I am prepared to die.

BO Barack Obama (2016), Remarks by President Barack Obama in Address to the People of Vietnam.

TNH2 Thích Nhất Hạnh & Katherine Weare (2017), Happyteachers change the world, Nxb Parallax Press.Văn bản

văn chương

ĐTT2 Đặng Thùy Trâm (1968-1970) (Andrew X Pham dịch), Last night I dreamed of peace- The Diary of Dang ThuyTram, Nxb Random House (2007).

DD2 Diana Dudzik (2019), Mountains beyond mountains: A memoir of VietNam, Cancer and Meaningful work, Nxb Thế Giới.

Trang 22

Bảng 1.2 Ngữ liệu tiếng Việt

Thể loạivăn bản

Văn bản khoa học

RC1 Rachel Carso (1962), Mùa xuân vắng lặng, HoughtonMifflin.

NN&ĐS Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sốngVăn bản

chính luận

HCM1 Hồ Chí Minh (1945-1946), Hồ Chí Minh toàn tập 4,Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật

HCM2 Nguyễn Anh Vũ (2002 ), Văn thơ Hồ Chí Minh, tácphẩm & dự luận, Nxb văn học

HCM3 Hồ Chí Minh (1945 ), Tuyên ngôn độc lập.

TNH1 Thích Nhất Hạnh & Katherine Weare (2017), Thầy côgiáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, Nxb Hà Nội.Văn bản

văn chương

ĐTT1 Đặng Thùy Trâm (1968-1970), Nhật ký Đặng ThùyTrâm, Nxb Hội nhà văn (2005)

DD1 Diana Dudzik (2019) (Lê Thanh Dũng dịch), Nhữngđỉnh núi bên kia đỉnh núi, hồi kí về Việt Nam, bệnh ung thư và những việc làm ý nghĩa, Nxb Thế Giới.TTM1 Trần Thùy Mai (2020 ), Từ Dụ Thái Hậu, quyển

thượng, Nxb Phụ Nữ

TTM2 Trần Thùy Mai (2020), Từ Dụ Thái Hậu, quyển hạ, Nxb Phụ Nữ

4.1.2 Thu thập và xử lý nguồn ngữ liệu

Hiện tượng ADNP được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ ngôn ngữ nóiđến ngôn ngữ viết như Matthiessen [125] từng nhấn mạnh rằng lý thuyết chức năng hệthống là một hệ thống để giải thích cho bất kì ngôn ngữ nào Tuy nhiên, trong luận ánnày chúng tôi chỉ thu thập tư liệu từ ngôn ngữ viết, đặc biệt các thể loại văn bản khoahọc, văn bản

Trang 23

chính luận, văn bản văn chương (nhật ký, hồi ký và tiểu thuyết) vì về cơ bản các tư liệuviết đã qua biên tập, chỉnh và sửa Như thế, trong luận án chúng tôi sử dụng những tư liệucó xuất xứ từ các văn bản cụ thể Đơn vị ngôn ngữ được xem là mẫu bao gồm mệnh đề,phức thể mệnh đề, đoạn văn Luận án khảo sát, chọn 1337 mẫu ADNP và chia ra theo baloại gồm ADNP tư tưởng, ADNP liên nhân, ADNP văn bản và một số trường hợp giaothoa giữa các loại ADNP Các mẫu liên quan đến ADNP được chọn theo quá trình sau:1 Đọc hiểu rõ văn bản cả hình thức và nội dung;

2 Tập trung vào các cách tạo lập ADNP trong văn bản;

3 Dựa vào tiêu chí đã chọn để quan sát các mẫu có thể có ADNP tư tưởng, ADNP liên nhân và ADNP văn bản; hoặc có những mẫu có thể chứa cả hai hoặc ba loại ADNP;4 Nhận diện và lấy mẫu;

5 Kiểm tra lại các mẫu thu được để xem có đạt tiêu chuẩn đã chọn hay không.

Trong bước cuối này, ngoài việc dựa vào tiêu chí chọn mẫu, luận án cũng đề cập đến mộtsố cách hiểu và giải thích về ADNP được cấu tạo từ hình thức diễn đạt tương thích vàhình thức diễn đạt ẩn dụ như:

Hình 1.1 Mô hình chọn mẫu ẩn dụ ngữ pháp [Ravelli,129]

Mô hình chọn mẫu này cho thấy ở bình diện ngữ âm không tạo ra ADNP Ở bình diệnngữ pháp- từ vựng (lexicogrammar) có hai dạng diễn đạt: diễn đạt tương thích (“C”:congruent expression) và diễn đạt không tương thích hay còn gọi là ADNP (“M”:metaphorical expression); ở bình diện ngữ nghĩa, chúng ta nhận ra có ít nhất từ hai đến bacách diễn đạt khác nhau: ngữ nghĩa 1 (S1: semantic 1) hoặc diễn đạt tương thích 1, ngữnghĩa 2 (S2: semantic 2) hoặc diễn đạt ẩn dụ, ngữ nghĩa 3 (S3: semantic 3) cũng là mộtdiễn đạt ẩn dụ khác Nói cách khác, quá trình diễn đạt ngữ nghĩa của bình diện ngữ pháp-từ vựng có thể tạo ra ít nhất một diễn đạt tương thích hoặc từ một diễn đạt ẩn dụ trở lên.

Trang 24

Trong quá trình thực hiện từ bước 1 đến bước 5 để lấy mẫu, luận án xác định mẫuvà phân loại ADNP tư tưởng, ADNP liên nhân và ADNP văn bản Luận án cũng nhậnthấy rằng có một số mẫu vừa là ADNP tư tưởng vừa là ADNP liên nhân và cũng có thểcó cả ADNP văn bản chồng lắp thật thú vị Trong những trường hợp như vậy, những mẫunày có thể được chọn để phân tích từ một cho đến ba loại ADNP.

Để việc phân tích các phương thức diễn đạt được thuận lợi, số lượng mẫu gồm 1337 mẫuADNP được chọn nhằm tăng tính thuyết phục; trong luận án, các mẫu được trình bàytheo thứ tự từ diễn đạt ẩn dụ sang diễn đạt tương thích, nghĩa là ADNP sẽ đặt trước, cótrích nguồn và in nghiêng Trong một số trường hợp, mẫu ADNP trong tiếng Anh đượcdịch qua tiếng Việt (ghi in nghiêng và đặt trong ngoặc đơn).

Mẫu diễn đạt tương thích do tác giả luận án diễn đạt lại được đặt sau, không innghiêng và được các chuyên gia thẩm định nhằm tăng độ chính xác Như đã đề cập trongphạm vi nghiên cứu, luận án tập trung xây dựng các phương thức diễn đạt ADNP trongtiếng Anh liên hệ với tiếng Việt, vì vậy, các mẫu chứa ADNP sau khi được khảo sát từnguồn ngữ liệu đều được giáo viên hướng dẫn cùng các chuyên gia tư vấn kiểm duyệt.Đối với các mẫu được cải biến từ hình thức diễn đạt ADNP thành hình thức diễn đạttương thích, tác giả luận án xin tư vấn của giáo viên hướng dẫn cùng với 02 chuyên giatiếng Anh và 02 chuyên gia tiếng Việt Các mẫu cải biến đều được các chuyên gia thảoluận và thống nhất, đối với các mẫu có xuất hiện nhiều hơn một loại ADNP, theo ý kiếncủa chuyên gia, luận án có thể sử dụng lại mẫu nhưng mã hóa và giải thích để phân biệtrõ từng loại ADNP.

4.2 Phương pháp định tính và định lượng

Luận án thu thập các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, cụ thể là khảo sát,thu thập ngữ liệu, mô tả, phân tích và xây dựng các phương thức diễn đạt của ba loạiADNP gồm ADNP tư tưởng, ADNP liên nhân và ADNP văn bản; tìm hiểu và phân loạiđặc trưng và chức năng của các biểu thức ADNP Việc sử dụng phương pháp này giúpluận án làm rõ hơn về hệ thống khái niệm của hiện tượng ADNP và hữu ích trong việckhám phá cách thức và lý do ADNP xảy ra.

Luận án khái quát hóa và tìm ra số lượng mẫu trong nghiên cứu thông qua phân tíchthống kê, mô tả chi tiết về tỉ lệ, tần số xuất hiện của ba loại ADNP trong tiếng Anh vàliên hệ với tiếng Việt Trên cơ sở đó, luận án đánh giá và đưa ra những nhận định về đặctính, chức năng, các khuynh hướng hiện thực hóa ý nghĩa của ADNP qua các phươngthức diễn đạt.

Trang 25

Mẫu được phân tầng (Stratified sampling) như hình sau:

Tổ chức bên trong và bênngoài văn bản (58)Chuyển đổi kép (25)

Cấu trúc và phi cấu trúc (26)Yếu tố nối (25)

Hình 1.2 Các mẫu ngữ liệu chứa ẩn dụ ngữ pháp

Các yếu tố dùng để phân tầng được lựa chọn dựa trên yêu cầu của việc chọn lựa mẫuADNP và mục tiêu nghiên cứu của luận án như đã đề cập.

Luận án khảo sát và xây dựng các phương thức diễn đạt ADNP trong tiếng Anh và liênhệ với tiếng Việt nhằm khẳng định sự tồn tại của ADNP trong tiếng Việt Luận án khôngđối chiếu ADNP trong tiếng Anh và tiếng Việt, chính vì thế số lượng mẫu ADNP tronghai ngôn ngữ có sự chênh lệch như bảng sau:

Số lượng Tần số Số lượng Tần số

Các loại ADNP chồnglắp

4.3 Thủ pháp nghiên cứu4.3.1 Thủ pháp cải biến

Thủ pháp cải biến được sử dụng trong quá trình giải nén được mô tả như sau:

Bước 1: Đọc và hiểu tường tận văn bản nguồn có ADNP;ẨN DỤ

NGỮ PHÁP

(1337 mẫu)

ADNP liên nhân

ADNP tư tưởng

(761) Phi danh hóa (159)Danh hóa (602)

Ẩn dụ thức (100)Ẩn dụ tình thái (299)

Các loại ADNP chồng lắp (43)ADNP văn bản

(134)

Trang 26

Ví dụ (1a):“Food loss is defined as the edible food that is lost throughout production,

postharvest, and processing , whereas food waste refers to edible food lost at the end ofthe food chain due to behaviour of retailers and consumers.”

(Thất thoát thực phẩm được định nghĩa là thực phẩm ăn được bị mất đi trong quá trìnhsản xuất, sau thu hoạch và chế biến, trong khi lãng phí thực phẩm là thực phẩm ăn đượcbị mất đi ở giai đoạn cuối của chuỗi cung ứng thực phẩm do hành vi của người bán lẻ vàngười tiêu dùng.)

Ví dụ trên có danh hóa “production, postharvest, processing”, cụm định danh “edible

food” và yếu tố chỉ nghĩa nhân quả “due to”.

Bước 2: Diễn giải ý của văn bản;

Trong bước này cần diễn giải ý của câu gốc rõ nhất có thể để hiểu tường tận văn bản,cách diễn đạt này được gọi là diễn đạt tương thích.

Quá trình cải biến từ diễn đạt ADNP sang diễn đạt tương thích bao gồm:

- Cụm định danh “edible food”(thực phẩm ăn được) đã được “giải nén” thành “food wecan eat” (thực phẩm chúng ta có thể ăn)

- Danh hóa “production, post harvest, processing” (sản xuất, thu hoạch, chế biến) được

cải biến thành các diễn trình “is being produced, is harvested,…being processed” (đang

được sản xuất, đang được thu hoạch và đang được chế biến)

- Yếu tố có nghĩa nhân quả “due to” như một chu cảnh được thay thế bằng từ liên kếtlogic “because”; yếu tố “throughout” được thay bằng “while”.

Ví dụ (1a) có thể được diễn đạt lại như sau:

(1b) Food loss is food we can eat but that we discard while it is being produced, after it

is harvested or while it is being processed Food waste is food that we can eat but that wethrow away at the end of the food chain because retailers and consumers choose not tosell or eat it.

(Thất thoát thực phẩm là thực phẩm chúng ta có thể ăn nhưng bị loại bỏ trong khi sản

xuất, sau khi thu hoạch hoặc trong khi chế biến Lãng phí thực phẩm là thực phẩm màchúng ta có thể ăn nhưng chúng ta vứt bỏ ở giai đoạn cuối của chuỗi cung ứng thựcphẩm bởi vì các nhà bán lẻ và người tiêu dùng đã chọn cách không bán hoặc ăn chúng.)

Bước 3: “Nén” thông tin trong văn bản nguồn để tạo ra cách diễn đạt ẩn dụ khác;

Trang 27

Food that is edible but discarded during

Mệnh đề danh ngữ Nhóm động từ Nhóm danh hóa

Kết nối văn bản Mệnh đề danh ngữ Nhóm động từ Nhóm danh hóa

(1c) Food that is edible but discarded during production is known as food loss, whereas

food discarded once it has reached the market is called food waste (Thực phẩm có thể ănđược nhưng bị loại bỏ trong quá trình sản xuất được gọi là thất thoát thực phẩm, trong khi thực phẩm bị loại bỏ sau khi đưa ra thị trường được gọi là lãng phí thực phẩm.)

Trong đó: “food we can eat”, “we discard” và “while it is being produced” trong ví dụ (1a) cải biến thành “edible” (ăn được), “discarded” (bỏ đi); “while it is being produced” được cải biến thành hậu bổ tố “during production”(trong quá trình sản xuất); “due to,

throughout…” thay thế cho “because, while/ after …” trong kết nối logic.

Như vậy, để xác định được tham thể, diễn trình, chu cảnh và quan điểm của văn bản nguồn, luận án cần trả lời các câu hỏi sau:

1 Chủ đề gì? (What's this about?)

2 Các diễn trình nào? (What are the Processes?)

3 Bao gồm những ai/ những đối tượng nào? (Who/what is involved? (Participants)4 Mối quan hệ giữa các tham thể là gì? (What are the relations between these Participants?)

5 Chu cảnh xung quanh chủ đề này là gì? (What are the Circumstances around this?)6 Ý gì là quan trọng nhất? (Which ideas are most important?)

7 Tác giả nói về ý đó như thế nào? (How is the author saying this?)8 Bạn có ấn tượng gì? (What impression do you have?)

Các câu hỏi hướng dẫn không chỉ giúp luận án xác định các thành phần như tham thể,diễn trình, chu cảnh và quan điểm của văn bản nguồn trước khi vận dụng hình thức giảinén mà còn giúp nhấn mạnh cách diễn đạt và hiểu rõ nội dung của văn bản TheoHalliday [99], việc giải nén cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách đọc cũng như viết Vềcơ bản, việc xác

Trang 28

định các diễn trình và các tham thể liên quan giúp luận án thấy cách các thành phần đượcsử dụng để tạo ra ý nghĩa và cách chúng được vận dụng thông qua các sự thay đổi cáchdiễn đạt của ADNP.

4.3.2 Thủ pháp so sánh

Luận án sử dụng một phần của phương pháp so sánh trong quá trình mô tả, phân tích hiệntượng ADNP trong tiếng Anh và liên hệ với tiếng Việt trong phạm vi nhất định để khẳngđịnh sự tồn tại của hiện tượng ADNP và nêu lên điểm giống nhau và khác nhau cơ bảngiữa hai ngôn ngữ Cụ thể, luận án phân tích hệ thống các phương thức diễn đạt ADNPqua cơ chế danh hóa và phi danh hóa đối với ADNP tư tưởng; cơ chế chuyển đổi chứcnăng lời nói đối với Ẩn dụ thức, cơ chế chuyển hóa nhóm động từ tình thái và cơ chếphóng chiếu đối với Ẩn dụ tình thái, và cuối cùng là cơ chế kết nối đối với ADNP vănbản trong tiếng Anh liên hệ với tiếng Việt.

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án

Ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng, ẩn dụ ngữ pháp liên nhân và ẩn dụ ngữ pháp văn bản trongtiếng Anh liên hệ với tiếng Việt.

- Phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án thông qua cơ chế diễn đạt của ADNP trong tiếng Anh liên hệ với tiếng Việt từ lýthuyết NNH chức năng hệ thống của Halliday Trong phạm vi nghiên cứu của một luậnán, tác giả luận án tập trung mô tả, phân tích, xây dựng các phương thức diễn đạt ADNPgồm phương thức diễn đạt ADNP tư tưởng, ADNP liên nhân và ADNP văn bản Ba loạiADNP xuất hiện chủ yếu trong mệnh đề, phức thể mệnh đề hoặc đoạn văn Trong một sốít trường hợp, cụm định danh cũng được sử dụng Nhằm tránh rơi vào khuynh hướng chủquan áp đặt cho tiếng Việt- một phương thức không cùng quan điểm NNH Tác giả chỉliên hệ mà không so sánh- đối chiếu hiện tượng ADNP qua các phương thức diễn đạt.Khi liên hệ trong tiếng Việt, tác giả chỉ đề nghị và giải thích các hiện tượng tương đương.Luận án không nghiên cứu đến ẩn dụ lôgic; các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của phụ tốtrong tiếng Anh và các từ chức năng trong tiếng Việt Luận án cũng không so sánh đốichiếu số lượng mẫu chứa ADNP trong tiếng Anh và tiếng Việt và không phân tích sâu vềbản chất của việc sử dụng ADNP trong từng loại văn bản như những nghiên cứu trướccủa Halliday, Martin và Banks.

Trang 29

6 Đóng góp của luận án- Về mặt lý thuyết

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về các phương thức diễn đạt ADNP và chức năngcủa các phương thức này dưới góc nhìn NNH chức năng hệ thống trên ba loại ADNP trongtiếng Anh và tiếng Việt Luận án khái quát về ADNP một cách lôgic, hệ thống các luậnđiểm; những phát hiện mới về các phương thức diễn đạt trong ba loại ADNP được minhchứng bằng lý luận và ngữ liệu cụ thể trên các thể loại văn bản khác nhau Trên các cứ liệukhoa học, luận án khẳng định ADNP là cơ chế được tạo ra trong sự tác động của các siêuchức năng và các loại ngôn cảnh nhằm chuyển tải ý niệm trong tư duy con người đúngvới sở nguyện của chủ thể lập ngôn Việc nghiên cứu ADNP trong tiếng Anh liên hệ trongtiếng Việt có vai trò quan trọng bởi lẽ đây được xem là những bước tiên phong trong nghiêncứu ADNP trong tiếng Việt Tác giả hi vọng luận án có thể được xem như một nguồn tàiliệu tham khảo hữu ích trong hành trình tìm hiểu về ADNP- địa hạt ngôn ngữ mới vớinhiều tiềm năng.

- Về mặt thực tiễn

Luận án góp phần trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ giúp nâng cao các kỹ năng sử dụngngôn ngữ gồm kỹ năng đọc, viết, phân tích và xây dựng văn bản Đối với công tác biên-phiên dịch, luận án hi vọng có thể là nguồn tham khảo hữu hiệu trong việc giải mã ngônngữ, giúp việc biên- phiên dịch trở nên nhanh chóng và chính xác trong từng ngữ cảnh.

Chương một Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

Chương một đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trên thế giới và ởViệt Nam về ADNP; phân loại một cách hệ thống, nêu những vấn đề đã được nghiên cứuvà những vấn đề chưa nghiên cứu từ đó đặt ra những nhiệm vụ mà luận án cần tập trunggiải quyết Việc khái quát khung lý thuyết về ADNP đóng vai trò rất quan trọng; khunglý thuyết là “kim chỉ nam” để luận án sử dụng trong việc khảo sát, mô tả, chọn và phântích mẫu chứa ADNP trong các thể loại văn bản.

Trang 30

Chương hai Ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt) Chương

hai nhằm khảo sát, mô tả, phân tích các phương thức diễn đạt và chức năng của cácphương thức này trong ADNP tư tưởng trong tiếng Anh, xây dựng hệ thống phương thứcdiễn đạt danh hóa và phi danh hóa trong tiếng Anh đồng thời liên hệ với tiếng Việt; luậnán nêu lên những điểm giống nhau và khác biệt cơ bản của ADNP tư tưởng trong tiếngAnh và tiếng Việt.

Chương ba Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)

Chương ba khảo sát, mô tả, phân tích các phương thức diễn đạt và chức năng của cácphương thức này trong ADNP liên nhân trong tiếng Anh bao gồm ẩn dụ thức và ẩn dụ tìnhthái; liên hệ ADNP liên nhân trong tiếng Việt và nêu những điểm giống nhau và khác biệtcơ bản của ADNP liên nhân trong hai loại hình ngôn ngữ này.

Chương bốn Ẩn dụ ngữ pháp văn bản trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)

Dựa trên quan điểm của Martin, luận án khảo sát, mô tả và phân tích các phương thứcdiễn đạt ADNP văn bản và chức năng của chúng trong tiếng Anh, liên hệ với tiếng Việt;và nêu những điểm giống nhau và khác biệt cơ bản của ADNP văn bản trong tiếng Anhvà tiếng Việt.

Kết luận

Luận án tổng kết lại kết quả của việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra; tóm tắt lại cácphát hiện mới, đề cập ứng dụng về mặt lý thuyết và thực hành, đồng thời nêu một số đềxuất và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

Trang 31

CHƯƠNG MỘT

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong chương này, luận án sẽ tổng quan các nghiên cứu về ADNP từ khi Halliday[91] giới thiệu Luận án phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu của các tác giả trênthế giới và ở Việt Nam về ADNP tư tưởng, ADNP liên nhân và ADNP văn bản đồng thờiphân loại ADNP một cách hệ thống lần lượt theo quan điểm của Halliday và các nhàNNH khác theo trình tự sách, báo đến luận án dựa trên chủ điểm và trình tự thời giantrong mỗi phần Luận án nêu những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề chưanghiên cứu Để công việc tổng quan được khách quan, tác giả đọc, hiểu quan điểm củahọc giả, đường hướng mà các nhà nghiên cứu sử dụng trong việc xử lí những vấn đề cụthể, hoàn cảnh lịch sử và cơ sở lý thuyết đề xuất các quan điểm nghiên cứu của họ Trêncơ sở tổng quan, luận án phát hiện những khoảng trống chưa được nghiên cứu từ đó xácđịnh nhiệm vụ của luận án.

1.1.1.Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp trên thế giới

- Các nghiên cứu liên quan đến ADNP của Halliday

Khởi điểm từ cách nhìn về vai trò của mối quan hệ giữa ngữ cảnh và giao tiếpngôn ngữ của Malinowski và Firth [82], Halliday [87, 90, 91] nhà NNH lỗi lạc ngườiAnh, đã phát triển mô hình lý thuyết NNH chức năng hệ thống về ngữ cảnh gồm“trường” (field), “không khí” (tenor) và “cách thức” (mode) trong mối tương quan vớisiêu chức năng kinh nghiệm, siêu chức năng liên nhân và siêu chức năng văn bản Trong

sách “Grammar, society and the noun”, Halliday [88] đã nhìn nhận rằng khi trải qua kinh

nghiệm, con người thường định danh sự vật và để nhìn nhận sự vật con người chọn racách để định danh sự vật càng nhiều càng tốt Theo Halliday, tính định danh nghĩa là tự

do chuyển đổi theo nhiều cách khác nhau Tính đa dạng và linh hoạt của danh hóa, đồng

thời định hướng cho sự tồn tại của danh hóa như một nguồn lực mạnh mẽ nhất để tạo ra

ADNP Trong sách “On Language and Linguitics”, Halliday [96] nhấn mạnh rằng ngôn

ngữ là nguồn lực ngữ nghĩa vì ngôn ngữ có hệ thống chọn lựa và sự biến đổi rất phongphú Ngữ nghĩa là những gì người nói có ý định muốn nói đến, ngữ nghĩa có chiến lượcsẵn sàng tham gia vào hệ thống ngôn ngữ để biểu hiện Khi biểu hiện nghĩa, ngôn ngữkhông chỉ thuần túy sử dụng về hình

Trang 32

thức diễn đạt mà còn biểu hiện cả thái độ người nói Nói một cách khác, ngữ nghĩa đượctạo ra và có sự chi phối của ngữ cảnh trong đó có mối quan hệ giữa người nói ngườinghe, chủ đề và cả cách thức diễn đạt Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng thuyết NNHchức năng hệ thống của Halliday có tính chất dụng học ADNP được giới thiệu chính

thức trong công trình “An Introduction to Functional Grammar” (Dẫn luận ngữ phápchức năng) xuất bản năm 1985, chương 10 với tiêu đề “Beyond clause” (Bên ngoài mệnh

đề) Halliday đã bàn luận về các phương thức thể hiện ADNP qua ngôn ngữ TheoHalliday [91], cốt lõi của NNH chức năng hệ thống là mục đích sử dụng chức năng củangôn ngữ quyết định dạng thức ngôn ngữ để đạt được mục đích giao tiếp Bất kì một sảnphẩm ngôn ngữ nào cũng là kết quả của sự thể hiện ba siêu chức năng của ngôn ngữ vàmang đặc trưng về ngữ vực của những “biến thể” thuộc về ba siêu chức năng Halliday

khẳng định: “Ngữ vực (register) là biến thể ngôn ngữ theo cách sử dụng”, ngữ vực là

tổng thể của những đặc trưng liên quan đến trường (field) gắn với chức năng kinhnghiệm; không khí (tenor) gắn với chức năng liên nhân và cách thức (mode) gắn vớichức năng văn bản Halliday phân tích cách diễn đạt mệnh đề ở dạng tương thích(congruent) và không tương thích (incongruent) gồm: (i) tham thể - diễn trình (biến) -chu cảnh; (ii) cái đã biết - cái mới và

(iii) đề - thuyết (actor-process- goal; given- new; theme- rheme) Trong sách “AnIntroduction to Functional Grammar”, Halliday [91] tiếp tục giải thích về danh hóa và

khẳng định rằng một số thông tin bị mất khi quá trình chuyển đổi diễn ra Điều này đôi

khi tạo ra sự mơ hồ trong việc giải thích danh hóa Sách “Construing experience through

meaning: A language-based approach to cognition” của Halliday và Matthiessen [95]

được xem là công trình đầy đủ và chi tiết nhất về ADNP tư tưởng Tác giả dành gần 100trang để bàn luận về ADNP tư tưởng Halliday & Matthiessen đã nêu lên điểm khác biệtgiữa diễn đạt tương thích và diễn đạt ẩn dụ và đồng thời nhấn mạnh bản chất của ADNP,tính ưu việt của phương thức không AD, xác định vị trí của ADNP trong nội dung vănbản và hiệu lực của siêu chức năng Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến chuyển đổi phạm trùcủa ADNP và phân loại ADNP gồm ADNP tư tưởng và ADNP liên nhân Trong côngtrình khoa học này, Halliday và Matthiessen đã xây dựng nền tảng tư duy xã hội chongôn ngữ và đây cũng là tiền đề để ADNP xuất hiện trong NNH chức năng hệ thống Hai

miền ánh xạ quan trọng được đưa ra gồm miền tư duy với hiện tượng phức hình(sequence), hiện tượng cấu hình (figure), hiện tượng thành phần (element); miền biểu đạt

ở bình diện ngôn

Trang 33

ngữ như một phương tiện biểu đạt gồm phức thể mệnh đề, mệnh đề và nhóm từ Trong

sách “On Language and Linguitics”, Halliday [96] đưa ra quan điểm triết lý về ngôn ngữ

khi cho rằng ngôn ngữ là tiềm năng và là nguồn lực tạo nghĩa; đó là một mạng lưới hệthống, tùy thực tế mà con người xây dựng nghĩa và ngôn ngữ có thể biến đổi theo tìnhhuống Theo tư tưởng của ông, một ý tưởng có thể có nhiều cách thể hiện Điều nàyHalliday khẳng định nhiều lần trong các công trình nghiên cứu khác Trong sách “AnIntroduction to Functional Grammar”, Halliday [90] cho rằng ADNP theo NNH chức

năng hệ thống là một đặc điểm ngôn ngữ mà ở đó hiện tượng chuyển dịch của các yếu tốngữ pháp, cú pháp, từ vựng dẫn đến sự thay đổi về chức năng ngôn ngữ; nói một cáchkhác, đây chính là quá trình tái cấu trúc cách diễn đạt ý tưởng trong những tình huốnggiao tiếp cụ thể Phương thức này đã phá vỡ hoàn toàn cách nhìn nhận cấu trúc ngôn ngữtheo NNH truyền thống và mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành NNH Các tác giả đặcbiệt quan tâm đến hiện tượng danh hóa và xem đó là một trong các phương thức biểu đạtđiển hình của ADNP tư tưởng Đó là hiện tượng mà bất kỳ yếu tố, nhóm từ, cụm từ hoặcmệnh đề nào hoạt động như một cấu trúc danh hóa; danh hóa là các biểu thức ngữ phápchứa quá trình biến đổi phức tạp Tác giả khẳng định danh hóa không chỉ bắt đầu từ cấpđộ từ vựng đơn thuần mà còn cấp độ cao hơn, cấp độ cú pháp Theo các tác giả, danh hóahoạt động như một danh từ hoặc một nhóm danh ngữ trong một mệnh đề Halliday [99]

trong sách “Halliday's Introduction to Functional Grammar” tái bản lần thứ tư đã dành

riêng chương 10 (Beyond clause) nhằm diễn đạt các hình thức ẩn dụ cùng với 42 lầnthuật ngữ ADNP xuất hiện trải dài trong 808 trang Tác giả đã phân biệt ngữ pháp- từvựng và ngữ nghĩa, khái quát về miền ngữ nghĩa ở dạng mở rộng và phóng chiếu NgoàiADNP tư tưởng mà danh hóa và phi danh hóa là hai phương thức quan trọng nhất để diễnđạt, Halliday còn giải thích sâu về ADNP liên nhân; trong đó, Halliday đề cập đến tìnhthái và mở rộng ADNP liên nhân qua hai tiểu hệ thống gồm tình thái hóa và biến điệuhóa Halliday nêu lên sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đồng thời nhấnmạnh rằng ADNP tư tưởng xuất hiện nhiều trong văn phong khoa học Trong ADNP liênnhân, Halliday bàn luận về mở rộng tiềm năng ngữ nghĩa và hình thức phóng chiếu liênnhân đồng thời nêu những biểu hiện AD về kiến nghị và khuyến nghị Halliday khôngnhắc đến ADNP văn bản khi phân loại ADNP; tuy nhiên, Halliday cho rằng ADNPkhông những chỉ được ánh xạ (mapping) vào các mẫu chuyển tác (transitivity) của mệnhđề mà còn có mặt trong bình

Trang 34

diện tổ chức Đề và Thuyết của mệnh đề Đây được xem là một trong những lời nhận xétcó tính định hướng và mở đường cho những nhà NNH kế tục để phát triển ADNP vănbản và các địa hạt khác Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ADNP,chúng ta thấy rằng so với công trình đầu tiên về ADNP của Halliday [91], công trình gầnđây của Halliday [99] đã điểm thêm nhiều điểm mới về mặt lý thuyết và ứng dụng.ADNP không những chỉ được ánh xạ vào các mẫu chuyển tác của mệnh đề mà còn cómặt trong bình diện tổ chức Đề và Thuyết của mệnh đề Halliday cũng làm rõ về chuỗilogic thực hiện ẩn dụ- tổ chức văn bản Đây là một trong những điểm mới, mở đường chonhững nhà NNH kế tục phát triển ADNP văn bản.

- Các nghiên cứu liên quan đến ADNP của các tác giả khác

Matthiessen [123] trong sách: “Lexicogrammatical Cartography English Systems”

vẽ nên bức tranh về danh hóa và các thành phần không danh hóa hoạt động như các yếutố danh hóa Nối tiếp các công trình về ADNP của Halliday và Matthiessen, mười lămcông trình nghiên cứu năm 2003 về ADNP từ góc nhìn NNH chức năng hệ thống trong

sách“Grammatical Metaphor Views from Systemic Functional Linguistics” do Anne

-Simon- Vandenbergen, Taverniers và Ravelli biên tập và Koerner tổng chủ biên, được

chính Martin giới thiệu, Taverniers đề dẫn với tiêu đề “Grammatical metaphor in SFL

-A historiography of the introduction and initial study of the concept” (-ADNP trong NNHchức năng hệ thống - Giới thiệu lịch sử và nghiên cứu nguồn gốc khái niệm) Trong công

trình này, Taverniers đã so sánh hai cách nhìn về ẩn dụ: một cách nhìn “từ dưới lên”(from below) và một cách nhìn “từ trên xuống” (from above), dẫn giải rõ hơn một số kháiniệm then chốt của ADNP như tương thích, không tương thích, ADNP tư tưởng vàADNP liên nhân; đặc biệt các tác giả còn nhấn mạnh đến các mô tuýp “giảm cấp” trongnhững công trình nghiên cứu về ADNP Tác giả cũng định hướng các lĩnh vực nghiêncứu ADNP như: Phân tích ADNP, các loại ADNP, và chức năng của ADNP.

Trong tuyển tập công trình đồ sộ này, chúng ta thấy 5 phần nội dung nổi bật như sau:1 Ẩn dụ ngữ pháp- Phân loại và ứng dụng: Trong bài đầu tiên, Ravelli đã kết nối

giữa hai bình diện lý luận và thực hành của ADNP, Heyvaert nhấn mạnh đếnphương thức định danh như là quá trình thể hiện ADNP, trong khi đó Hita lại cảnhbáo đến tính hai mặt của ADNP và Banks cho ta thấy quá trình phát triển củaADNP.

Trang 35

2 Phát triển của ADNP trong ngôn ngữ trẻ em: Nếu Simpson, trong phần khoa họccủa mình, đã xây dựng bức tranh hoạt động của ADNP trong ngôn ngữ hằng ngàycủa trẻ em thì Deriwianka nhìn ADNP như là bước chuyển trong ngôn ngữ củagiới trẻ.

3 Khác với hai chủ đề trên, chủ đề ADNP liên nhân, Anne, Marie Vandenbergen, lại bàn đến AD từ vựng và nghĩa liên nhân, nơi có tiềm năng xuấthiện của ADNP liên nhân Cụ thể hơn, Thompson nói đến vai trò của tham thể cònLassen lại hướng đến những diễn đạt tương thích trong câu mệnh lệnh Ba côngtrình này như là những minh chứng cụ thể của các bình diện cụ thể của ADNP.4 ADNP với ngữ pháp và với các phương thức biểu đạt nghĩa: Trong phần này,

Simon-Veltman đưa ra một ý tưởng khá lạ, đó là AD âm vị còn O’ Halloran bàn đến vấnđề khá phức tạp liên quan đến ADNP là Liên tín hiệu học trong toán học và khoahọc: ADNP và AD tín hiệu học.

5 ADNP trong những góc nhìn siêu ngôn ngữ học: Đây là phần mà 3 tác giảGoethals, Holme và Melrose đã đưa nơi khác biệt và cũng là nơi có quan hệ giữa 2dòng lý thuyết: Ngữ pháp tri nhận và ngữ pháp chức năng, ADNP như là một cấuhình tri nhận.

Với dung lượng hơn 450 trang, sách đã thảo luận những vấn đề rất chi tiết củaADNP Điều này cho thấy rằng ADNP là một lĩnh vực khoa học ngôn ngữ đang làm sôiđộng các bình diện NNH liên quan Ngoài những công trình khởi xướng về ADNP củaHalliday và Martin cùng với công trình đã nêu ở trên có tính hệ thống về ADNP, chúngta còn nhận thấy nhiều công trình nghiên cứu như: Thompson [135] trong sách

“Introducing Functional Grammar” dù chỉ dành 20 trang để nói về ADNP nhưng kháiniệm ADNP xuất hiện 64 lần Thompson đã trình bày khá chi tiết về tình thái chủ quan

tường minh được xem như là ADNP và tình thái khách quan tường minh là ADNP Đây

là những điều Halliday chưa đề cập nhiều, đồng thời tác giả nhấn mạnh mối quan hệ mậtthiết giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh Thompson cũng là một trong những nhà NNH hiếm hoiđề cập đầy đủ ba loại ADNP trong bài nghiên cứu gồm ADNP tư tưởng, ADNP liên nhân

và ADNP văn bản Devrim [76] trong sách “Teaching Grammatical Metaphor” đã giải

thích chi tiết ứng dụng ADNP trong giảng dạy cũng như trong nghiên cứu Tác giả nhấnmạnh vai trò quan trọng của ADNP khi cho rằng ADNP là trung tâm của ngôn ngữ viết,ADNP là diễn ngôn

Trang 36

đặc quyền về lý luận khoa học và học thuật Ngược lại, ADNP cũng là trung tâm của sựchuyển đổi từ phức tạp đến đơn giản như trong các bài diễn văn tiếng Anh Devrim làngười tiên phong trong việc chỉ ra hướng ứng dụng ADNP Devrim cho rằng ADNPđược xem là một loại “ngôn ngữ phép thuật” Chính vì vậy, nắm vững ADNP là cáchnhanh nhất để cải thiện kĩ năng đọc, viết và xây dựng văn bản.

Trong bài báo “Grammatical Metaphor in Systemic Functional Linguistics: A

historiography of the introduction and initial study of the concept”, Taverniers [132] đưa

ra quan điểm rằng trong diễn ngôn viết, một số lượng lớn nghĩa từ vựng thường được“đóng gói” (packed) trong cụm định danh và nội dung thông tin được “nén” trong các

mẫu cấu trúc đơn giản He và Yang [103] trong bài báo “A study of transfer directions in

Grammatical Metaphor” đã giải thích hướng chuyển nghĩa qua ADNP và trả lời câu hỏi

liệu có khả năng nào xảy ra chuyển loại hai chiều giữa các loại ADNP Yang [139] trong

bài báo “Full realization principle for the identification of ideational grammatical

metaphor: nominalization as example” đã đề cập mệnh đề bị bao trong NNH chức năng

hệ thống (SFL) và đưa ra nguyên tắc biểu hiện đầy đủ (FRP: the full realization principle)của ADNP tư tưởng cùng với phương thức giảm cấp Trong nguyên tắc biểu hiện đầy đủ

của ADNP tư tưởng (FRP), tác giả cho rằng trong ba loại danh hóa gồm danh hóa đầy

đủ, danh hóa trung gian và danh hóa thô chỉ danh hóa đầy đủ được “nén” cả về ý nghĩa

và hình thức mới có thể được coi là ADNP tư tưởng Nguyên tắc FRP giúp phân biệtdanh hóa là ADNP tư tưởng với những danh hóa không phải là ADNP tư tưởng DùYang đưa ra ba loại danh hóa nhưng danh hóa cũng chủ yếu gồm hai loại như Hallidayđã đề cập: Danh hóa ở cấp độ từ và danh hóa ở cấp độ trên từ Trong luận án

“Grammatical metaphor in English official documentation a corpus approach to the

Vietnamese translation of nominalisation”, Lê Thị Giao Chi [72] đã nghiên cứu ADNP

trong các bản dịch tiếng Việt từ các văn bản gốc bằng tiếng Anh Tác giả dựa trên quanđiểm của Halliday về ADNP và các lý thuyết về dịch thuật để khám phá các cách thể hiệnkhác nhau của ADNP qua kho ngữ liệu với 200.000 từ Anh-Việt; tác giả tập trung vào

dịch các danh từ được hình thành từ các hậu tố -ation và -ment; đồng thời tìm hiểu các

phương thức biểu đạt ADNP thông qua ẩn dụ danh hóa Tuy nhiên, luận án chưa đi vàocụ thể các loại ADNP như Halliday đã đề cập.

- Các nghiên cứu về ADNP văn bản của Martin và các tác giả khác

Trang 37

Sau bảy năm khi Halliday [91] giới thiệu ADNP, Martin [119], trong sách:

“English Text: System and Structure”, đã khẳng định sự có mặt của ADNP văn bản Tác

giả dành 12 trang như là phần dạo đầu nhằm chuẩn bị tâm thế cho người đọc để hướngđến một loại mới của ADNP Martin đề cập đến hệ thống nối kết bên trong tổ chức vănbản mang tính ẩn dụ và hệ thống ba loại ADNP Về mặt lý luận, Martin đã đưa ra nhữngminh chứng từ lý luận về nghĩa văn bản của Halliday, đó là cấu trúc Đề -Thuyết Sau khiđưa ra những ví dụ thuyết phục về sự có mặt của ADNP văn bản qua hệ thống Đề-Thuyết, Martin tuyên bố rằng Đề bao hàm thuộc phạm trù ADNP văn bản Yang [138]trong báo “A Study ofNon-finite Clause in English from the Systemic FunctionalPerspective” đã đề cập đến ADNP văn bản trong phạm trù ADNP qua cấu trúc cốt lõikép (double transitivity) được tiến hành trong miền kinh nghiệm Việc sắp xếp lại cácmẫu chuyển đổi của một mệnh đề nằm trong phạm vi tương đương và tổ chức thông tinảnh hưởng về mặt văn bản Theo Yang, có hai loại cấu trúc chủ đề (thematic structure):Cấu trúc đề tương đương (thematic equatives) và cấu trúc đề vị ngữ (predicated themes).Tác giả khẳng định cả hai loại đều là ADNP văn bản bởi việc phân tích dựa trên quá trìnhchuyển đổi kép nhằm tổ chức lại cấu trúc tương đương và cấu trúc thông tin của văn bản.Trong quá trình tổ chức lại văn bản, việc nhấn mạnh nghĩa được thực hiện qua nhiều cáchthức như trong các câu có thông tin mới được đặt ở vị trí đầu, hoặc trọng âm, chữnghiêng hoặc chữ hoa,… được sử dụng trong ngữ liệu để làm nổi bật thông tin có liênquan Các thông tin là đề đánh dấu có chức năng nhấn mạnh, làm nổi bật hoặc gắn kết

trong văn bản Lassen [112] trong sách “Accessibility and acceptability in technical

manuals: A survey of style and grammatical metaphor” đã chia ẩn dụ ra làm 2 loại: ẩn dụ

đoạn tính và ẩn dụ siêu đoạn tính và dựa trên các tổ chức văn bản cấu trúc và phi cấu trúctách ADNP văn bản thành 5 loại riêng biệt: Danh từ ghép, bị động, quy chiếu, mệnh đề

không hữu hạn, tĩnh lược He [100] trong bài báo “TextualMetaphor from the Finite Clausal Perspective” cho rằng ADNP văn bản xuất hiện trong mệnh đề không hữuhạn với chức năng kép Tác giả nhấn mạnh mối quan hệ giữa mệnh đề hữu hạn và mệnhđề không hữu hạn trong một mệnh đề phức có xu hướng mở rộng và nâng cao hơn, bởi vìbản thân các yếu tố nối đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của xu hướng này Các yếu tố nốithường có chức năng kép, nối và diễn trình Việc nhận biết phần mở rộng được thể hiệnqua liên từ hoặc giới từ He và Yang [100] tiếp nối công trình nghiên cứu của mình năm2013 về ADNP văn bản dựa trên mệnh đề không hữu hạn với

Trang 38

Non-chức năng kép, He và Yang [102] trong nghiên cứu “Textual metaphor from theperspective of relator” nhấn mạnh rằng các yếu tố nối (relators) là chìa khóa để hiểuADNP văn bản vì nhóm tác giả lập luận rằng đơn vị ngữ pháp là một cấu trúc đa chứcnăng bao gồm ba siêu chức năng trong việc diễn đạt nghĩa Tác giả khẳng định chuyểnphạm trù từ chức năng nối sang chức năng khác có thể hiểu là một ADNP văn bản.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp ở Việt Nam

Ẩn dụ ngữ pháp (ADNP) là một đóng góp quan trọng trong quá trình nghiên cứutái cấu trúc cách diễn đạt ý tưởng trong những tình huống giao tiếp cụ thể theo quan điểmngôn ngữ học chức năng hệ thống của Halliday chính thức bắt đầu cách đây gần 40 năm.Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về ADNP Có thể nóiHoàng Văn Vân là người đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận ADNP dưới góc nhìn NNH chức

năng hệ thống của Halliday Trong bài báo “Tìm hiểu bước đầu về bản chất ẩn dụ ngữ

pháp”, Hoàng Văn Vân [59] đã phân loại ADNP trên hai bình diện tư tưởng, liên nhân;

chỉ ra khái niệm trọng tâm để tìm hiểu ẩn dụ ngữ pháp là khái niệm hiện thực hóa Dùcông trình là những bước sơ khảo về bản chất của ADNP nhưng đã nhanh chóng thu hút,lan tỏa tinh thần nghiên cứu về ngữ pháp chức năng hệ thống cũng như ADNP HoàngVăn Vân

[61] đã dịch cuốn “An Introduction to Functional Grammar” (Dẫn luận ngữ pháp chức

năng), công trình có ý nghĩa to lớn trong việc giúp giáo viên dạy ngoại ngữ nói chung và

dạy tiếng Anh nói riêng theo kịp được với những tiến bộ về dạy và học ngoại ngữ trên thếgiới bởi lẽ việc sử dụng ngữ pháp chức năng hệ thống làm khung lý thuyết để phân tíchquá trình dịch các ngôn bản khoa học xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt là vô cùng cầnthiết trong xu hướng phát triển chung của ngữ pháp chức năng trên thế giới Công trìnhđề cập về các phương thức thể hiện ẩn dụ bên ngoài mệnh đề, chú trọng đến chuyểnnghĩa của từ và giải thích một cách hệ thống hiện tượng ADNP với ADNP tư tưởng biểuhiện qua quá trình chuyển tác và danh hóa và ADNP liên nhân trong cả AD tình thái và

AD thức Trong sách “Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm

chức năng hệ thống”, Hoàng Văn Vân [62] giới thiệu tổng quan về NNH chức năng hệ

thống gồm những khái niệm cơ bản về mệnh đề trong tiếng Việt, hệ thống chuyển tác,các diễn trình, chu cảnh, nghiên cứu ứng dụng và sử dụng NNH chức năng hệ thống đểlàm sáng tỏ một số vấn đề trong tiếng Việt Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ởcách lý giải chung chung mà chưa đi vào phân tích các loại ADNP cụ thể Tác giả DiệpQuang Ban [2]

Trang 39

đã vận dụng ngữ pháp chức năng hệ thống vào ngữ pháp tiếng Việt trong tài liệu “Ngữ

pháp Việt Nam - Phần Câu” Tác giả đã áp dụng mô hình của Halliday để phân tích câu

tiếng Việt một cách toàn diện theo ba siêu chức năng (siêu chức năng kinh nghiệm, siêuchức năng liên nhân và siêu chức năng văn bản) Trong những ngôn ngữ biến hình chẳnghạn như tiếng Anh, cấu trúc thức thể hiện trước hết ở sự biến hình của động từ theo thức(mood) và thức của động từ là hiện tượng thuộc phạm trù cú pháp- hình thái học Còntrong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ không biến hình, thức của câu (sentencemood) được đề cập Trong đó, thức của câu là giá trị tình thái của các kiểu câu trong sửdụng Áp dụng quan niệm của Halliday về cấu trúc thể hiện siêu chức năng liên nhân.Thức của câu tiếng Việt được diễn đạt bằng những dấu hiệu hình thức ít nhiều có tínhchất chuyên dụng, với tên gọi là biểu thức thức, đó là một số hư từ, một số phụ từ và mộtsố bán thực từ Tác giả Phan Văn Hòa có những bài báo nghiên cứu về ADNP Trong bài

báo “Ẩn dụ, ẩn dụ dụng học và ẩn dụ ngữ pháp”, Phan Văn Hòa [31] đã tổng quan về

lịch sử nghiên cứu của ADNP và nêu các khó khăn trong nghiên cứu ADNP Trong bài

báo “Danh hóa và ẩn dụ ngữ pháp từ góc nhìn ứng dụng ngôn ngữ”, Phan Văn Hòa và

cộng sự [35] phân tích và làm rõ các quá trình định danh qua các lớp từ trong tiếng Anh.Bài báo khám phá các cách thể hiện của danh hóa và các loại ADNP gồm ADNP tưtưởng, ADNP liên nhân và ADNP văn bản và ứng dụng ADNP liên nhân trong giảng

dạy Trong bài báo “Ẩn dụ ngữ pháp văn bản- nghiên cứu và ứng dụng”, Phan Văn Hòa

và tác giả luận án [37] đã phân tích và giải thích về các loại ADNP văn bản Nhóm tácgiả đã hệ thống những vấn đề lý luận về ADNP văn bản theo quan điểm của Martin vàcác nhà ngữ pháp chức năng khác, bài báo gợi ý các cách ứng dụng ADNP văn bản trong

việc nâng cao các kỹ năng viết văn bản học thuật trong tiếng Anh Trong bài báo “Ẩn dụ

ngữ pháp liên nhân từ góc nhìn ngôn ngữ học chức năng hệ thống”, tác giả Phan Văn

Hòa và tác giả luận án [38] tiếp tục khái quát những nội dung chính về ADNP liên nhânqua ẩn dụ thức và ẩn dụ tình thái trong tiếng Anh liên hệ đến tiếng Việt trong ngữ liệuthơ, làm sáng tỏ tính đa dạng của chức năng lời nói trong quá trình đàm phán của ADNPliên nhân theo hệ thống ngữ nghĩa và đề xuất những phương thức ứng dụng ADNP liên

nhân góp phần năng cao kỹ năng giao tiếp Nguyễn Thị Nhật Linh [44] trong bài báo“Ẩn

dụ ngữ pháp trong phân tích diễn ngôn văn bản hợp đồng kinh tế theo lý thuyết ngữ phápchức năng hệ thống” đã phân tích hiện tượng ADNP trong các hợp đồng kinh tế tiếng

Việt dựa trên lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống Tác giả tìm

Trang 40

ra các phương thức diễn đạt tương thích và phương thức diễn đạt ẩn dụ Kết quả nghiêncứu cho thấy, ADNP được hiện thực hóa thông qua danh hóa cụm động từ và danh hóamệnh đề Danh hóa cụm động từ diễn ra ở hầu hết các quá trình chuyển tác Danh hóa

mệnh đề chiếm ưu thế hơn danh hóa cụm động từ Luận án “Danh hóa trong tiếng Việt

hiện đại” của Nguyễn Thị Thuận [56] vẽ nên một bức tranh chi tiết về loại của từ mà

trong đó danh hóa nổi lên như một hiện tượng, một phương thức “chuyển loại bênngoài” Tác giả mô tả và giải thích khá chi tiết về hiện tượng danh hóa trong tiếng Việthiện đại trong mối liên quan với hiện tượng chuyển loại giữa động từ, tính từ và danh từtrên các bình diện sự chuyển hóa về mặt ý nghĩa định danh, khả năng định danh, và phạmtrù hoạt động Tác giả cũng đã phân tích để đưa ra danh sách các yếu tố danh hóa cho

tính từ, danh hóa cho động từ, danh hóa cho mệnh đề Luận án “Khảo sát phương thức ẩn

dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt” Nguyễn Thị Thủy [57] đã sử dụng

NNH chức năng hệ thống để nghiên cứu ADNP trong tiếng Việt, khảo sát các phươngthức sử dụng ADNP trong các văn bản khoa học tiếng Việt tương đối hệ thống Luận ánđã nghiên cứu các hiện tượng ADNP hoạt động như thế nào trong các văn bản khoa họcxã hội và đưa ra một số quy luật hoạt động của hiện tượng ADNP trong tiếng Việt Tuynhiên chưa có sự liên hệ trực tiếp nào giữa ADNP trong tiếng Anh và tiếng Việt; ADNPtư tưởng tác giả chỉ đề cập danh hóa qua sáu diễn trình và hoàn toàn không đề cập đếnADNP văn bản.

Các công trình nghiên cứu về ADNP trong tiếng Anh chủ yếu nghiên cứu sâu vềdanh hóa; giải thích về AD tình thái và AD thức và đưa ra một số quan điểm khác nhauvề ADNP văn bản Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về ADNP trong tiếng Việtcòn rất ít, chủ yếu cũng giải thích thêm về danh hóa Đến nay, chưa có một công trìnhnào xây dựng các phương thức diễn đạt cho ba loại ADNP trong tiếng Anh liên hệ vớimột ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Việt Các tài liệu được tóm tắt theo bảng sau:

Ngày đăng: 20/06/2024, 17:01

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w