Từ việc nghiên cứu các chế dộ dân chủ trong lịch sử, các nhà kinh điển củachủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm, là thành quả của quátrình đấu tranh giai cấp cho những giá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN
Môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đề tài:
NGUYÊN LÍ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ
DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Khánh Vân
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
TP Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 5 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I DÂN CHỦ VÀ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA
DÂN CHỦ
1 Quan niệm về dân chủ 4
2 Sự ra đời, phát triển của dân chủ 7
PHẦN II DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 8
2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 10
PHẦN III DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1 Sự ra đời, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC
MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
KÍ TÊN
3 Phạm Ngọc
Hồng 88232020192
Tóm tắt, làmPower Point 100%
4 Nguyễn ThịCẩm Mi 88232020091 Soạn nội dungphần I 100%
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
.….…
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……….….…
………
………
………
………
………
……….….…
………
………
………
………
………
……….….…
………
………
………
………
………
………
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5PHẦN I DÂN CHỦ VÀ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA DÂN CHỦ:
1 Quan niệm về dân chủ:
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII – VI trước côngnguyên Các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “demokratos” để nóiđến dân chủ DEMOS (nhân dân) KRATOS (cai trị) theo đó, dân chủ được hiểu
là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị gọi giản lược là quyền lựccủa nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân
Từ việc nghiên cứu các chế dộ dân chủ trong lịch sử, các nhà kinh điển củachủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm, là thành quả của quátrình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, là một hình thứcnhà nước, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị -
xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ gồm 3 nội dung cơbản:
Trên phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân
dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước Dân chủ là quyền lợi của nhândân – quyền dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng Quyền lợi của nhân dânchính là quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộmáy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ Và do vậy, chỉ khimọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì khi đó, mới có thể đảmbảo về căn bản việc nhân dân được hưởng quyền làm chủ với tư cách mộtquyền lợi
Trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị,
dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ haychế độ dân chủ
Trang 6Trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một
nguyên tắc – nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắctập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội
Chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh, dân chủ phải được coi là mục tiêu, làtiền đề và cũng là phương tiện để vươn tới tự do, giải phóng con người, giảiphóng giai cấp và giải phóng xã hội Dân chủ với tư cách một hình thức tổ chứcthiết kế chính trị, một hình thức hay hình thái nhà nước, nó là một phạm trù lịch
sử, ra đời và phát triển gắn liền với nhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vong.Song, dân chủ với tư cách một giá trị xã hội, nó là một phạm trù vĩnh viễn, tồntại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loàingười Chừng nào con người và xã hội loài người cùng tồn tại, chừng nào mànền văn minh nhân loại còn chưa diệt vong thì chừng đó dân chủ vẫn còn tồn tạivới tư cách một giá trị nhân loại chung
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam,theo chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là khát vọng muôn đời của con người.Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ Người nói: “Nước
ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do dân làm chủ” Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ làngười đầy tớ trung thành của nhân dân” Quan niệm đó của Hồ Chí Minh phảnánh đúng nội dung bản chất về dân chủ Quyền hành và lực lượng đều thuộc vềnhân dân Xã hội nào đảm bảo cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hộithực sự dân chủ
Người đã thâu tóm lý luận ấy trong phần mở đầu tác phẩm ''Dân vận”(1949): “Bao nhiêu lợi ích đều là của dân Bao nhiêu quyền hạn cũng thuộc vềdân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Chính quyền từ xã đến Trung ương
do dân tổ chức nên, đoàn thể từ Trung ương đến xã cũng do dân xây dựng.”Người còn chỉ rõ: Dân chủ thì mọi người có quyền tự do tư tưởng thảo luận,tranh luận cùng nhau tìm tòi chân lý Khi chân lý đã tìm thấy, thì quyền tự do tư
Trang 7tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý Hồ Chí Minh nhìn nhận dân chủphải được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, Trong đó, dân chủ trong kinh tế và trong chính trị là hai lĩnh vực quan trọngnhất, nổi bật nhất.
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủnghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Đảng đã nhấn mạnhphát huy dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước,
“trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làmgốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” Nhất làtrong thời kỳ đổi mới, nhận thức về dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam cónhững bước phát triển mới: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chínhtrị nước ta trong giai đoạn mới nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dânchủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân Dân chủ gắn liềnvới công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua hoạt động của nhà nước donhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp Dân chủ đi đôi với kỷluật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và pháp luật bảo đảm”
Từ những cách tiếp cận trên về dân chủ, có thể hiểu dân chủ là một giá
trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức
tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại.
- Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam:
Ví dụ thể hiện dân chủ:
- Được tham gia bầu cử (công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên)
- Trước khi ban hành hiến pháp và pháp luật thì nhà nước thực hiệntrưng cầu dân ý qua các cơ quan, đoàn thể,
Trang 8- Nhà nước luôn công khai minh bạch các khoản thu chi trong năm đểnhân dân nắm rõ tiền của mình được chi cho những sự kiện nào.
- Công dân được tự do sinh sống, kinh doanh trong phạm vi pháp luậtcho phép
Ví dụ không thể hiện dân chủ:
- Quá trình bầu cử hoặc bổ nhiệm chưa đúng quy trình, thiếu công khai,minh bạch
- Trong thời phong kiến, thì Vua có quyền lực và dân không có tiếngnói
2 Sự ra đời, phát triển của dân chủ:
Nhu cầu về dân chủ xuất hiện từ rất sớm trong xã hội tự quản của cộngđồng thị tộc, bộ lạc Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thứcmanh nha của dân chủ mà Ph.Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còngọi là “dân chủ quân sự” Mặc dù thời điểm đó trình độ sản xuất còn lạc hậu,kém phát triển nhưng con người đã biết hợp lực với nhau để lao động, để sinhtồn, họ đã biết tổ chức những hoạt động cộng đồng và bầu chọn, cử ra ngườiđứng đầu, hay còn gọi là thủ lĩnh, đồng thời sẵn sàng phế truất nếu người này
không thực thi được những qui định mà cộng đồng yêu cầu.
Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới sự tan rã của hìnhthức “dân chủ nguyên thủy”, nền dân chủ chủ nô ra đời Nền dân chủ chủ nônày được lập ra bởi giai cấp chủ nô khi chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời (ở Hy Lạp
cổ đại từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên) được tổ chức thành nhànước lấy tên là nhà nước dân chủ Tuy nhiên, khái niệm “Dân là ai?” lúc nàytheo quy định của giai cấp cầm quyền chỉ gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thươnggia, một số trí thức và người tự do, còn lại đa số không được coi là “dân” mà là
“nô lệ” Họ không được tham gia vào công việc nhà nước Như vậy, về thực
Trang 9chất, đây là nhà nước dân chủ của giai cấp chủ nô, lạm dụng khái niệm về dânchủ để chiếm mất quyền lực thật sự thuộc về nhân dân lao động.
Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, lịch sử xã hội loài ngườibước vào thời kỳ đen tối với sự thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến,chế độ dân chủ chủ nô đã bị xóa bỏ và thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chếphong kiến Ý thức về dân chủ và đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ củangười dân ở giai đoạn này đã không có bước tiến đáng kể nào
Cuối thế kỷ XIV - đầu XV, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự
do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản Chủnghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: Dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn của nhânloại với những giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ Tuy nhiên, dođược xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nêntrên thực tế, nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những ngườinắm giữ tư liệu sản xuất (ở đây là giai cấp tư sản) đối với đại đa số nhân dân laođộng
Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), mộtthời đại mới mở ra - thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,nhân dân lao động ở nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làmchủ xã hội, thiết lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền dân chủ xã hội chủnghĩa, do đó cũng giành được quyền dân chủ thật sự cho đại đa số nhân dân
Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lựccủa nhân dân - tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước
và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân Như vậy, với tư cách là mộthình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch sử nhân loại, cho đến nay
có 3 nền (chế độ) dân chủ:
+ Nền dân chủ chủ nô (gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ)
+ Nền dân chủ tư sản (gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa)
Trang 10+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa)
Tuy nhiên, muốn biết một nhà nước dân chủ có thực sự dân chủ hay không phải xem trong nhà nước ấy dân là ai và bản chất của chế độ xã hội ấy như thế nào.
PHẦN II DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:
1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN):
Đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp và giá trị củanền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, vì vậy một nền dân chủ mới,cao hơn nền dân chủ tư sản tất yếu sẽ xuất hiện và đó chính là nền dân chủ xãhội chủ nghĩa hay còn gọi là nền dân chủ vô sản
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranhgiai cấp ở Pháp và Công xã Paris 1871, tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng ThángMười Nga thành công với sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới(1917) nền dân chủ XHCN mới được xác lập Sự ra đời của nền dân chủ XHCNđánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ Quá trình phát triển của nềndân chủ XHCN bắt đầu từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, có
sự kế thừa những giá trị của nền dân chủ trước đó, đồng thời bổ sung và làm sâusắc thêm những giá trị của nền dân chủ mới Lần đầu tiên trong lịch sử đã hìnhthành chế độ dân chủ của đại đa số quần chúng nhân dân, là chế độ quyền lựcthuộc về nhân dân lao động, của đa số với thiểu số, vì lợi ích chung của đa số
Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ XHCN là không ngừng mở rộng dân
chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho nhân dân lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội Càng hoàn thiện bao
nhiêu, nền dân chủ XHCN lại càng nhanh tiêu vong bấy nhiêu Thực chất của sựtiêu vong này theo V.I.Lênin, đó là tính chính trị của dân chủ sẽ mất đi trên cơ
sở không ngừng mở rộng dân chủ đối với nhân dân, xác lập địa vị chủ thể quyền
Trang 11lực của nhân dân, tạo điều kiện cho họ tham gia ngày càng đông đảo và ngày
càng có ý nghĩa quyết định vào sự quản lý nhà nước, quản lý xã hội (xã hội tự
quản) Quá trình đó làm cho dân chủ trở thành một thói quen, một tập quán
trong sinh hoạt xã hội…để đến lúc nó không còn tồn tại như một thể chế nhà
nước, một chế độ, tức là mất đi tính chính trị của nó
Tuy nhiên, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, đây là quá trình lâu dài, khi xã hội
đạt đến trình độ phát triển rất cao, xã hội không còn sự phân chia giai cấp, đó là
xã hội Cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó dân chủ XHCN với
tư cách là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong, không còn nữa
Cho đến nay, sự ra đời của nền dân chủ XHCN chỉ trong một khoảng thời
gian ngắn, ở một số nước xuất phát điểm về kinh tế, xã hội rất thấp, lại thường
xuyên bị kẻ thù tấn công, gây chiến tranh, do vậy mức độ dân chủ đạt được ở
những nước này hiện nay còn hạn chế ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã
hội Ngược lại, nền dân chủ tư sản có thời gian cả mấy trăm năm lại ở hầu hết
các nước phát triển Hơn nữa, trong thời gian qua, để tồn tại và thích nghi,
CNTB đã có nhiều lần điều chỉnh về xã hội, trong đó có quyền con người được
quan tâm ở một mức độ nhất định (tuy nhiên bản chất của CNTB vẫn không
thay đổi) Nền dân chủ tư sản có nhiều tiến bộ, song nó vẫn bị hạn chế bởi bản
chất của CNTB
Để chế độ dân chủ XHCN thực sự quyền lực thuộc về nhân dân, ngoài yếu
tố giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản, đòi hỏi cần những
yếu tố khác như trình độ dân trí, xã hội công dân, việc tạo dựng cơ chế pháp luậtđảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước và quyền tham gia vào
các quyết sách của nhà nước, điều kiện vật chất thực thi dân chủ
Tóm lại, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so vớinền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân,dân là chủ, dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện
Trang 12chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng cộng sản.
2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Dân chủ vô sản không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người, mà là
dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc lột, là chế độ dân chủ vì lợi ích
của đa số Dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống
xã hội, trong đó, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở dân chủ XHCN có các
bản chất sau:
+ Bản chất chính trị: nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính trị của
giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản đối với toàn xã hội, để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp côngnhân Nền dân chủ XHCN đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân,
là nên dân chủ có tính nhân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
Trong chủ nghĩa của Mác - Lênin có giải thích rất rõ ràng bản chất chính
trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo về chính trị của giai cấp
công nhân đối với toàn xã hội thông qua Đảng cộng sản nhằm thực hiện
quyền lực và lợi ích của đại đa số nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khẳng định về bản chất của chính trị
trong nền nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là của nhân dân, do dân và vì dân
Trong nền dân chủ này quyền làm chủ, lãnh đạo đất nước là thuộc về nhân
dân, tất cả quyền lực, lợi ích đều thuộc về nhân dân
+ Bản chất kinh tế: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng dựa
trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và thực hiện chế độ phân phối lợiích theo lao động là chủ yếu
Nói cách khác nó dựa trên quyền sở hữu các tài sản vì mục đích cá nhân
mà ở đó nó đáp ứng được sự phát triển ngày càng lớn mạnh của lực lượng sản