Phát triển con người việt nam toàn diện Đáp Ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phát triển con người việt nam toàn diện Đáp Ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong mọi thời đại lịch sử, con người luôn là chủ đề được nhiều triết gia, nhà tư tưởng quan tâm luận giải. Triết học Mác ra đời là sự tiếp nối quan niệm về con người của các bậc tiền bối. Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại về nghiên cứu con người nói chung và phát triển con người nói riêng. Nó đem đến một thế giới quan, một phương pháp luận đúng đắn định hướng cho sự phát triển tiếp theo của xã hội loài người. Kế thừa học thuyết Mác vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã coi nội dung con người là vấn đề xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Những quan điểm của học thuyết Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị lý luận sâu sắc nhưng vẫn cần được bổ sung và phát triển khi áp dụng vào thực tiễn. Đảng và Nhà nước ta cần vận dụng những lý luận ấy trong việc phát triển con người sao cho phù hợp với bối cảnh trong nước và xu thế phát triển của thế giới. Có thể thấy rằng, nghiên cứu về vấn đề con người không phải là đề tài mới mẻ nhưng nó vẫn mang ý nghĩa to lớn. Con người là yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất mà lực lượng sản xuất tác động trực tiếp đến sự phát triển của xã hội nên con người càng phát triển bao nhiêu thì xã hội ngày càng đi lên bấy nhiêu. Do đó, nước ta muốn bắt kịp tốc độ phát triển của các nước lớn trên thế giới thì việc đầu tư vào nguồn vốn con người là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp khác hẳn về chất so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Đó là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học và công nghệ hiện đại. Sự phát triển của khoa học và công nghệ không làm mất đi vị trí của người lao động. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ càng chứng tỏ tầm quan trọng của con người vì chỉ có con người mới có khả năng phát minh, sáng chế và ứng dụng những thành tựu ấy trong quá trình sản xuất. Mặc dù không thể phủ nhận điều đó, nhưng để làm tốt vai trò của mình, con người phải ngày càng hoàn thiện và phát triển toàn diện bản thân. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi con người Việt Nam phát triển toàn diện các khía cạnh thể lực, trí lực, kỹ lực và tâm lực để có đủ sức khỏe, tri thức, kỹ năng và phẩm chất phù hợp với trình độ phát triển của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhìn chung sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân còn yếu; trình độ học vấn và chuyên môn còn hạn chế; thiếu kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình làm việc; vì thế, nguồn nhân lực nước ta khá dồi dào nhưng chỉ được đánh giá là nguồn nhân lực chất lượng thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, cơ bắp thông thường. Bên cạnh đó, đạo đức của người dân, đặc biệt là thanh niên bị suy thoái, lối sống trở nên biến chất, và tinh thần, trách nhiệm giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc ngày càng bị mai một… Thực trạng đó cho thấy các phương diện thể lực, trí lực, kỹ lực và tâm lực của con người Việt Nam còn nhiều bất cập; do đó, thúc đẩy phát triển con người toàn diện là một trong những nhiệm vụ cần được thực hiện trong thời kỳ này. Vậy làm thế nào để phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải nghiên cứu một số lý luận về phát triển con người; từ đó vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề đang tồn đọng ở nước ta. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của việc nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển con người Việt Nam toàn diện đápứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” là công trình nghiên cứucủa riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Hà Thị Bắc Các trích dẫn, số liệu trongluận văn này hoàn toàn trung thực, có xuất xứ và được trích dẫn rõ ràng Đề tài nàychưa từng được công bố ở bất kỳ đâu Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin chịuhoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Như Hoài

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ và giúp đỡ nhiệt tình của cácthầy cô trong Khoa Triết học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tại Khoa Đặc biệt, tôi xin gửilời cảm ơn sâu sắc đến TS Hà Thị Bắc đã luôn ủng hộ, động viên và hướng dẫn tôitận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn học cùng lớpcao học khóa QH 2021 đã luôn quan tâm, động viên cũng như tạo điều kiện tốt nhấtđể tôi hoàn thiện luận văn

Trong luận văn của tôi chắc chắn vẫn còn những hạn chế và thiếu sót Do đó,tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể cácbạn học viên để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Như Hoài

Trang 3

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CONNGƯỜI VIỆT NAM TOÀN DIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘCCÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 13

1.1 Một số quan điểm về phát triển con người toàn diện 13

1.1.1 Quan điểm của triết học Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triểncon người toàn diện 13

1.1.2 Quan điểm của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) vàĐảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện 24

1.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của nó đến việc pháttriển con người Việt Nam toàn diện 30

1.2.1 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 30

1.2.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc pháttriển con người Việt Nam toàn diện 36

1.3 Nội dung phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầucủa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 42

2.1 Thực trạng phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêucầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 52

2.1.1 Thực trạng phát triển thể lực của con người Việt Nam 52

2.1.2 Thực trạng phát triển trí lực và kỹ lực của con người Việt Nam 62

Trang 4

2.1.3 Thực trạng phát triển tâm lực của con người Việt Nam 71

2.2 Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển con người Việt Nam toàndiện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 79

2.2.1 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng còn chậm nên chưa trở thành nền tảngvật chất vững chắc cho sự phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứngyêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 792.2.2 Quy mô và chất lượng giáo dục - đào tạo chưa bắt kịp với yêu cầu pháttriển con người Việt Nam toàn diện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư 812.2.3 Môi trường văn hóa không lành mạnh là lực cản lớn đối với việc pháttriển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ tư 832.2.4 Ảnh hưởng tiêu cực của sự bùng nổ công nghệ thông tin và truyềnthông đến việc phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu củacuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 84

2.3 Giải pháp phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầucủa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 87

2.3.1 Thúc đẩy phát triển kinh tế để tạo nền tảng vật chất vững chắc cho sựphát triển toàn diện của con người 872.3.2 Đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu xâydựng con người toàn diện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 882.3.3 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh vì mục tiêu phát triển conngười toàn diện 902.3.4 Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, đoànthể với nhà trường và gia đình trong việc phát triển con người Việt Nam toàndiện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 92

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 94

KẾT LUẬN 96

Trang 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong mọi thời đại lịch sử, con người luôn là chủ đề được nhiều triết gia, nhàtư tưởng quan tâm luận giải Triết học Mác ra đời là sự tiếp nối quan niệm về conngười của các bậc tiền bối Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại về nghiên cứu conngười nói chung và phát triển con người nói riêng Nó đem đến một thế giới quan,một phương pháp luận đúng đắn định hướng cho sự phát triển tiếp theo của xã hộiloài người Kế thừa học thuyết Mác vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam, Hồ ChíMinh đã coi nội dung con người là vấn đề xuyên suốt cuộc đời hoạt động cáchmạng của mình Những quan điểm của học thuyết Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh cógiá trị lý luận sâu sắc nhưng vẫn cần được bổ sung và phát triển khi áp dụng vàothực tiễn Đảng và Nhà nước ta cần vận dụng những lý luận ấy trong việc phát triểncon người sao cho phù hợp với bối cảnh trong nước và xu thế phát triển của thếgiới Có thể thấy rằng, nghiên cứu về vấn đề con người không phải là đề tài mới mẻnhưng nó vẫn mang ý nghĩa to lớn

Con người là yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất mà lực lượng sảnxuất tác động trực tiếp đến sự phát triển của xã hội nên con người càng phát triểnbao nhiêu thì xã hội ngày càng đi lên bấy nhiêu Do đó, nước ta muốn bắt kịp tốc độphát triển của các nước lớn trên thế giới thì việc đầu tư vào nguồn vốn con người làđiều vô cùng cần thiết Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng côngnghiệp khác hẳn về chất so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây Đó làcuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoahọc và công nghệ hiện đại Sự phát triển của khoa học và công nghệ không làm mấtđi vị trí của người lao động Khoa học và công nghệ càng tiến bộ càng chứng tỏ tầmquan trọng của con người vì chỉ có con người mới có khả năng phát minh, sáng chếvà ứng dụng những thành tựu ấy trong quá trình sản xuất Mặc dù không thể phủnhận điều đó, nhưng để làm tốt vai trò của mình, con người phải ngày càng hoànthiện và phát triển toàn diện bản thân

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt ra những yêu cầumới, đòi hỏi con người Việt Nam phát triển toàn diện các khía cạnh thể lực, trí lực,

Trang 7

kỹ lực và tâm lực để có đủ sức khỏe, tri thức, kỹ năng và phẩm chất phù hợp vớitrình độ phát triển của xã hội hiện nay Tuy nhiên, nhìn chung sức khỏe thể chất vàtinh thần của người dân còn yếu; trình độ học vấn và chuyên môn còn hạn chế;thiếu kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình làm việc; vì thế, nguồn nhân lực nước ta khádồi dào nhưng chỉ được đánh giá là nguồn nhân lực chất lượng thấp, chủ yếu là laođộng phổ thông, cơ bắp thông thường Bên cạnh đó, đạo đức của người dân, đặcbiệt là thanh niên bị suy thoái, lối sống trở nên biến chất, và tinh thần, trách nhiệmgiữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc ngày càng bị mai một… Thực trạng đócho thấy các phương diện thể lực, trí lực, kỹ lực và tâm lực của con người Việt Namcòn nhiều bất cập; do đó, thúc đẩy phát triển con người toàn diện là một trongnhững nhiệm vụ cần được thực hiện trong thời kỳ này Vậy làm thế nào để pháttriển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải nghiên cứu một sốlý luận về phát triển con người; từ đó vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề đangtồn đọng ở nước ta

Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của việc nghiêncứu vấn đề phát triển con người toàn diện trong bối cảnh khoa học và công nghệ

phát triển mạnh mẽ, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển con người Việt Nam toàn diệnđáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” làm đề tài nghiên

cứu của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Con người là đề tài được nhiều triết gia, nhà tư tưởng và nhà nghiên cứu lýluận quan tâm luận giải Do đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đếnvấn đề con người và phát triển con người với nhiều mục đích khác nhau Song, các

nghiên cứu liên quan đến đề tài “Phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứngyêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” có thể được chia thành ba góc

độ sau đây:

- Thứ nhất, nghiên cứu mang tính lý luận liên quan đến vấn đề con ngườivà phát triển con người nói chung

Cuốn sách “Tư tưởng triết học về con người” [62] của tác giả Vũ Minh Tâm

(1996), Nxb Hà Nội đã hệ thống các tư tưởng triết học về vấn đề con người trong

Trang 8

lịch sử nhân loại Qua việc nghiên cứu những quan điểm về con người của cáctrường phái triết học, tác giả khẳng định mục đích cao nhất mà triết học Mác -Lênin luôn hướng đến là loại bỏ sự tha hóa và hướng đến giải phóng con người.

Trong công trình “Con người và phát triển con người trong quan niệm củaC.Mác và Ph.Ăngghen” [58] Nxb Chính trị quốc gia, tác giả Hồ Sỹ Quý (2003) đã

trình bày những luận điểm về con người và phát triển con người của C.Mác vàPh.Ăngghen dưới dạng các trích dẫn tư tưởng của hai ông Cuốn sách còn bao gồmnhững bài viết của các tác giả khác nhau nhằm phân tích và làm sáng tỏ hơn quanđiểm về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), đã phân tích quan niệm của

C.Mác về bản chất và nguồn gốc của sự tha hóa con người trong công trình “Tưtưởng của C.Mác về con người và giải phóng con người trong bản thảo kinh tế -triết học năm 1844” [38], Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Trong công trình này, tác

giả đã chỉ con đường để xóa bỏ hoàn toàn sự tha hóa chính là giải phóng toàn diệncon người trên tất cả phương diện của đời sống xã hội

Cuốn sách “Con người và phát triển con người” [59], Nxb Giáo dục của tác

giả Hồ Sỹ Quý (2007) đã luận giải các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấnđề con người trên những khía cạnh như khái niệm con người, bản chất con người,con người trong mối quan hệ với tự nhiên và vấn đề phát triển con người Đồngthời, tác giả còn trình bày một số hướng nghiên cứu con người như phát triển conngười, nguồn lực con người, mối quan hệ giữa con người với các thành tố khác

Công trình “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển con người toàndiện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” [42], Nxb

Chính trị quốc gia sự thật của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (2023) đã trình bàymột số lý luận về phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩaxã hội đặc sắc Trung Quốc Sau khi phân tích thực trạng phát triển con người toàndiện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tác giả kháiquát tình hình phát triển con người Việt Nam và đưa ra một số kinh nghiệm pháttriển con người toàn diện của Trung Quốc có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam

Trong bài viết “Chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản ViệtNam qua đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII” [41], đăng tạp chí Triết học, số 3; tác

Trang 9

giả Lê Thị Hương (2018) đã làm nổi bật nhận thức mới của Đảng Cộng sản ViệtNam về vai trò đặc biệt quan trọng của sự phát triển con người với tư cách vừa làmục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước trong bốicảnh hiện nay

Có thể thấy, mặc dù được luận giải ở các phương diện khác nhau nhưng hầuhết các công trình nghiên cứu nêu trên đều tập trung phân tích một số nội dung cănbản của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam về con người như bản chất con người và vai trò của con người

- Thứ hai, nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp phát triểncon người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Tác giả Vũ Thiện Vương (2001) với cuốn sách “Triết học Mác - Lênin vềcon người và việc xây dựng con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa” [78], Nxb Chính trị quốc gia đã dành chương 2 để làm rõ những yêu cầu khách

quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở nước ta hiện nay Đồng thời, tác giả cũng phân tích thực trạng xây dựngcon người ở ba giai đoạn cơ bản: Con người Việt Nam truyền thống, con người ViệtNam trước đổi mới và sau đổi mới Từ đó, tác giả chỉ ra những vấn đề đặt ra cầnđược giải quyết để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bài viết “Toàn cầu hóa và phát triển con người” [18], đăng tạp chí Nghiên

cứu con người, số 1 của tác giả Trương Văn Dũng (2015) đã hệ thống một số quanđiểm về toàn cầu hóa và triết lý về phát triển con người hiện nay Tác giả còn phântích một số thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu phát triển conngười trên các khía cạnh của đời sống xã hội như kinh tế, an sinh xã hội, lao độngvà việc làm, xóa đói giảm nghèo Cũng trong bài viết này, tác giả cũng làm rõnhững cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong bài viết “Phát triển con người Việt Nam hiện nay: Một số khía cạnhcần lưu ý”, đăng tạp chí Nghiên cứu con người [76] số 3; tác giả Nguyễn Văn Sơn

(2015) đã nêu ra bốn vấn đề cơ bản cần xem xét trong việc thúc đẩy phát triển con

người Một là, phát triển kinh tế hài hòa với việc thực hiện các chính sách xã hội,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Hai là, phát triển nhằm thỏa mãn những yêu

Trang 10

cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng phát triển của thế hệ tương lai.

Ba là, phát triển kinh tế gắn liền với việc bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đứctruyền thống tốt đẹp của dân tộc Bốn là, phát triển con người toàn diện không thể

không phát triển dân chủ Mỗi vấn đề đưa ra đều được tác giả đề xuất giải phápnhằm khắc phục tình trạng đó

Hai tác giả Trần Đình Thảo & Bùi Thị Hoàn (2018) trong bài viết “Pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay” [61], đăng tạp chí Triết

học, số 1 đã đưa ra khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo cảnghĩa rộng và nghĩa hẹp Đồng thời, tác giả phân tích vai trò của nguồn nhân lựcchất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay Để pháttriển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội, tác giả cho rằng cần thực hiệnđồng bộ các giải pháp có sự chung tay, góp sức của các cá nhân và của cộng đồng

Trong luận án “Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vậndụng ở Việt Nam hiện nay” [75], Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận

chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội; tác giả Nguyễn Văn Sơn (2013) đã luận giảiquan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng quan điểm của C.Mácvề phát triển con người ở Việt Nam hiện nay luận chứng qua tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người Trongchương 2, tác giả đã phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong việc pháttriển con người ở Việt Nam hiện nay Qua đó, tác giả đề xuất một số phương hướngvà giải pháp nhằm phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóavà hội nhập quốc tế.

Tác giả Phạm Thị Đoạt (2014) với luận án “Phát triển con người toàn diện:Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam trong công cuộc đổi mới” [28], Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân

văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày hệ thống lý luận về pháttriển con người từ triết học Mác đến tư tưởng của Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng ta Trong chương 3, tác giả đã phân tích thành tựu và hạn chế trong việc pháttriển con người toàn diện ở Việt Nam những năm đổi mới Từ đó, tác giả đề xuấtmột số giải pháp nhằm phát triển con người toàn diện trong bối cảnh đất nước đổimới theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 11

Luận án “Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay” [6]

của tác giả Phùng Danh Cường (2014), Học viện hành chính - Chính trị quốc gia HồChí Minh đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung về phát triển con người toàn diệntrong quan niệm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản và một sốnhận thức chung về phát triển con người toàn diện Từ thực trạng và những vấn đềđặt ra trong việc phát triển toàn diện con người ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đưara một số định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển con người toàn diện

Tác giả Phạm Xuân Hoàng (2016) với luận án “Kinh tế thị trường và sự pháttriển con người ở Việt Nam hiện nay” [34], Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt

Nam - Học viện Khoa học Xã hội đã phân tích quan niệm của chủ nghĩa Mác, HồChí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người Tác giả còn chỉ ratác động của nền kinh tế thị trường đối với vấn đề phát triển con người Sau khiphân tích thực trạng phát triển con người, tác giả đã luận giải những vấn đề đặt rađối với việc phát triển con người Việt Nam hiện nay; từ đó đưa ra giải pháp nhằmthúc đẩy phát triển con người

- Thứ ba, nghiên cứu liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư và phát triển con người trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong công trình “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [43], Bộ ngoại giao dịch

và hiệu đính, Nxb Thế giới, tác giả Klaus Schwab (2016) đã trình bày bối cảnh lịch sửvà sự thay đổi sâu sắc mang tính hệ thống của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích các xu hướng lớn trên các lĩnh vực vật chất, kỹthuật số và sinh học Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với kinhtế, doanh nghiệp, quốc gia, xã hội và cá nhân cũng được tác giả làm rõ

Cuốn sách “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra vớiViệt Nam” [39], Nxb Quân đội nhân dân của tác giả Nguyễn Đắc Hưng (2018) gồm

ba chương đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước ta trong cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư Trong chương 1, tác giả trình bày các cuộc cách mạngcông nghiệp trên thế giới và xu thế mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Chương 2 của cuốn sách đã chỉ ra hàng loại các vấn đề được đặt ra đối với ViệtNam ở nhiều phương diện Ở chương 3, tác giả tập trung vào lĩnh vực giáo dụctrong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các nội dung như giáo dục hệ giá

Trang 12

trị trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dụcvà đào tạo trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tác giả Nguyễn Hồng Thu (2020) đã chủ biên công trình “Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư: Phản ứng chính sách của một số nước và gợi mở đối với ViệtNam” [72], Nxb Khoa học xã hội đã khái quát được bản chất, đặc điểm và tác động

của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môitrường của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tác giả cũngđưa ra những đánh giá thiết thực về thuận lợi và khó khăn của nước ta khi tham giavào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; từ đó, nêu ra một số kiến nghị và đềxuất giải pháp

Tác giả Nguyễn Đình Bắc (2018) trong bài viết “Phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư” [1], Tạp chí Cộng sản, số 906 đã phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thông qua tỷ lệ sốlượng và chất lượng người lao động qua đào tạo Từ đó, tác giả đưa ra một số biệnpháp để Việt Nam có thể khai thác nguồn vốn con người hiệu quả như đẩy mạnh đổimới căn bản, toàn diện đồng bộ giáo dục - đào tạo; đổi mới thể chế và hoàn thiệnhành lang pháp lý từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo môi trường thuận lợiphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Tác giả Lương Đình Hải (2018) với bài viết “Quan niệm về nguồn nhân lựctrong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay” [31], đăng tạp chí

Nghiên cứu Con người, số 4 đã phân tích khái niệm nguồn nhân lực dưới nhiều gócđộ Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa nguồn nhân lực là “tổng hợp toàn bộ năng lực,khả năng, tiềm tàng, tài năng, thể lực, trí lực, kĩ năng, kĩ xảo, phẩm chất người củalực lượng lao động trong độ tuổi lao động theo luật định, đang được sử dụng vàotrong quá trình lao động sản xuất của xã hội ở một thời kỳ xác định”

Bài viết “Phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [27], đăng tạp chí

Nghiên cứu Con người, số 1 của tác giả Nguyễn Hồng Điệp (2021) đã trình bày kháiquát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và làm rõ những yêu cầu về phẩmchất, năng lực của con người Việt Nam hiện nay Tác giả chỉ ra những yêu cầu của

Trang 13

con người Việt Nam cần có: Một là, có trình độ và kỹ năng lao động; hai là, khả năngthích ứng; ba là, khả năng thực hành, khả năng thích nghi môi trường cạnh tranhcông nghiệp; bốn là, yêu cầu về sự hoàn thiện giá trị con người Việt Nam

Mặc dù tiếp cận ở nhiều góc độ và phương diện khác nhau nhưng các côngtrình nghiên cứu nêu trên đều đã ít nhiều đề cập đến vấn đề phát triển con người trongcuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Do đó, các công trình nêu trên đều là nguồntài liệu có giá trị về lý luận và thực tiễn để tác giả tham khảo, vận dụng và làm cơ sở

lý luận vững chắc trong quá trình hoàn thiện đề tài “Phát triển con người Việt Namtoàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư.

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển con người Việt Nam toàn diện đápứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên các phương diện thểlực, trí lực, kỹ lực và tâm lực (Cụ thể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đếnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam).

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về phát triển con người Việt Namtoàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng, luận văn làm rõ thực trạng và đềxuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứngyêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cần thực hiện một sốnhiệm vụ sau:

+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển con người Việt Nam toàn diệnđáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

+ Phân tích thực trạng phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêucầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trang 14

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển con người Việt Nam toàn diệnđáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận:

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủnghĩa duy vật lịch sử, hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và phát triển con người

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử, một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích -tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, logic - lịch sử…

6 Đóng góp của luận văn

+ Luận văn làm rõ được một số vấn đề lý luận về phát triển con người ViệtNam toàn diện và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

+ Luận văn phân tích nội dung phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêucầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

+ Luận văn phân tích được thực trạng phát triển con người Việt Nam đáp ứngyêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó đề xuất một số giải phápnhằm đẩy mạnh việc phát triển con người toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển con người ViệtNam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Kếtquả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng như tài liệu tham khảo phục vụ việcnghiên cứu, giảng dạy và học tập về vấn đề liên quan Đồng thời, luận văn có thểdùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch định và đề ra một số chiến lược pháttriển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư.

8 Kết cấu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2chương và 6 tiết.

Trang 15

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển con người Việt Nam toàn

diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Chương 2: Thực trạng phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu

cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số giải pháp

Trang 16

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜIVIỆT NAM TOÀN DIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG

CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

1.1 Một số quan điểm về phát triển con người toàn diện

1.1.1 Quan điểm của triết học Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháttriển con người toàn diện

* Thứ nhất, quan điểm của triết học Mác về phát triển con người toàn diện

Mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen không có công trình nghiên cứu chuyên biệtbàn trực tiếp về con người nhưng thông qua việc khảo cứu các tác phẩm của haiông, những tư tưởng, quan niệm về con người, phát triển con người được thể hiệnmột cách sâu sắc và khoa học Có thể khái quát quan điểm của triết học Mác về vấnđề con người và phát triển con người ở một số luận điểm cơ bản sau:

Một là, phát triển con người là thước đo của phát triển xã hội Không giống

các triết gia duy tâm và siêu hình đề cập đến con người chung chung, trừu tượng;C.Mác khẳng định tiền đề xuất phát của mình là “những cá nhân hiện thực, là hoạtđộng của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ” [8, 28-29] Theo quanniệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, những cá nhân cụ thể, có khả năng sống mớichính là tiền đề xuất phát để nghiên cứu lịch sử - xã hội Nét đặc trưng cơ bản củacon người là có ý thức và năng lực sáng tạo, chính điểm này tạo ra sự khác biệt cănbản giữa con người với các loài sinh vật khác Do đó, chỉ có con người mới nắm bắtcác quy luật của tự nhiên, xã hội và biết chế tạo công cụ lao động, tham gia hoạtđộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của mình C.Mác khẳngđịnh: “Việc sử dụng và sáng tạo ra những tư liệu lao động, tuy đã có mầm mống ởmột vài loài động vật nào đó, nhưng vẫn là nét đặc trưng riêng của quá trình laođộng của con người, và vì thế nên Phran-clin đã định nghĩa con người là: “atoolmaking animal”, một động vật chế tạo dụng cụ” [13, 269]

C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng lực lượng sản xuất với hai yếu tố cơ bản làngười lao động và tư liệu sản xuất có tác động trực tiếp đối với sự vận hành và pháttriển của xã hội Trước tiên, lực lượng sản xuất đóng vai trò vô cùng đối với nền sảnxuất xã hội mà nền sản xuất càng phát triển thì lượng của cải của xã hội càng dồidào; nhờ đó đời sống kinh tế - vật chất càng được đảm bảo Đồng thời, sự phát triển

Trang 17

không ngừng của lực lượng sản xuất là một trong những nguyên nhân dẫn tới sựthay đổi quan hệ sản xuất khi xã hội xuất hiện mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới,giữa cái lạc hậu với cái tiến bộ Quan hệ sản xuất mới ra đời tất yếu kéo theo sựthay đổi của hình thế kinh tế mới phát triển hơn hình thái kinh tế trước Do đó, xãhội luôn biến đổi theo chiều hướng đi lên nhờ vào sự phát triển của lực lượng sảnxuất Con người với khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động đã trở thành chủthể của quá trình sản xuất Với vai trò to lớn của mình, con người là nhân tố quyếtđịnh của lực lượng sản xuất Con người càng phát triển bao nhiêu thì lực lượng sảnxuất càng phát triển bấy nhiêu Trong khi đó, sự phát triển của lực lượng sản xuất làtiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của xã hội Có thể nói, trình độ của con ngườichính là thước đo sự tiến bộ của xã hội Nói chung, xã hội sẽ luôn vận động và biếnđổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là nhân tố con người Vớinhững đặc điểm mang bản chất “Người”, con người đã chứng tỏ được tầm quantrọng của mình trong lực lượng sản xuất Trình độ của người lao động sẽ phản ánhmức độ phát triển của xã hội và cũng là điều kiện để thúc đẩy xã hội

Hai là, phát triển con người toàn diện Người lao động với tư cách là nhân

chủ chốt quyết định sự phát triển của xã hội; do đó, mục tiêu mà C.Mác vàPh.Ăngghen hướng đến chính là phát triển con người toàn diện ở mọi mặt Thôngqua hoạt động lao động sản xuất, con người luôn thay đổi và hoàn thiện bản thân.C.Mác khẳng định: “Trong chính bản thân hành vi tái sản xuất, cái được biến đổikhông chỉ là những điều kiện khách quan… mà bản thân những người sản xuất cũngbiến đổi, tạo ra trong mình những phẩm chất mới, phát triển và cải tạo bản thânmình nhờ sản xuất tạo ra những lực lượng mới và những quan niệm mới” [16, 786 -787] Hành vi lịch sử đầu tiên để con người có thể duy trì sự sống chính là lao độngsản xuất để đáp ứng những nhu cầu vật chất của mình mà nhờ hoạt động ấy conngười ngày càng phát triển nên việc con người ngày càng hoàn thiện là một tất yếutự nhiên Con người cần tuân theo quy luật của tự nhiên; do đó, phát triển toàn diệnlà quyền và trách nhiệm của mỗi cá nhân C.Mác phân tích: “sứ mệnh, chức trách,nhiệm vụ của bất cứ ai đều là phải phát triển toàn diện tất cả những năng lực củamình, kể cả năng lực tư duy” [15, 171]

Triết học Mác khẳng định con người là một thực thể xã hội; cho nên, chỉ có

Trang 18

trong cộng đồng, con người mới có được điều kiện để phát triển toàn diện: “Chỉ cótrong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để phát triển toàn diệnnhững năng khiếu và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân”[8,108] Đồng thời, con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mìnhtrong xã hội: “Nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đócon người chỉ có thể phát triển bản thân chân chính của mình trong xã hội” [7, 200].

Nội hàm của phát triển con người là phát triển đầy đủ cá tính Bởi vì, cá tínhchính là yếu tố thể hiện nét độc đáo, đặc sắc của mỗi người, giúp cá nhân này khácbiệt so với cá nhân khác C.Mác chỉ ra rằng “Con người là một cá nhân đặc thù nàođó và chính tính đặc thù của nó làm nó thành ra một cá nhân và một thực thể xã hộicá thể hiện thực” [15, 56-57] Cá tính của con người sẽ được sản sinh trong quátrình lao động sản xuất, giúp bộc lộ bản chất người Xuất phát từ bối cảnh xã hội tưbản, C.Mác và Ph.Ăngghen đều thấy con người đã bị mất đi tính độc lập và cá tính“Trong xã hội tư bản có tính độc lập và cá tính, còn cá nhân người lao động lại mấtđi tính độc lập và cá tính” [9, 617] Từ đó, hai ông đã bày tỏ thái độ phê phán gaygắt đối với giai cấp tư sản đương thời và chủ trương xóa bỏ tính tư sản, tính độc lậptư bản và tự do tư sản Để phát triển năng lực, cá tính của con người đầy đủ, C.Mácđưa ra luận điểm cho rằng con người cần có quyền tự do cá nhân Bàn về quyền tựdo cá nhân, ông khẳng định “Cái quyền được hưởng tính ngẫu nhiên mà không bịcản trở gì trong khuôn khổ những điều kiện nhất định là cái mà cho tới nay người tagọi là tự do cá nhân” [8, 109] Chỉ khi nào con người có quyền làm chủ bản thân,được tự do theo đuổi sở thích thì mới có thể phát triển cá tính và năng lực theo cáchmà mình mong muốn

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, phương pháp duy nhất để sản xuất ra những conngười phát triển toàn diện là kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục: “Nhưngười ta có thể đọc thấy một cách chi tiết ở tác phẩm của Rô-bơc Ô-oen, từ chế độcông xưởng đã nảy nở ra cái mầm mống của nền giáo dục tương lai, nó sẽ kết hợp laođộng sản xuất với trí dục và thể dục đối với tất cả những trẻ em trên một lứa tuổi nàođấy, coi đó không phải chỉ là một phương pháp để làm thêm nền sản xuất xã hội màcòn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàndiện” [13, 688] Đề cao tầm quan trọng của trí dục và thể dục bởi vì con người cần có

Trang 19

cả sức mạnh thể chất và sức mạnh trí tuệ mới có đủ khả năng cải tạo tự nhiên và xãhội C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh thêm về vai trò của giáo dục trong việc cải tạovà xây dựng con người: “Muốn cải tạo bản tính chung của con người để làm cho nócó được kiến thức và những thói quen khéo léo trong một ngành lao động nhất định,nghĩa là muốn cho nó trở thành một sức lao động phát triển và đặc thù, thì cần phải cómột trình độ học vấn hay giáo dục nào đó” [13, 257] Giáo dục cần đảm bảo tính toàndiện các mặt trí lực, thể lực và kỹ thuật Việc kết hợp giữa lao động với giáo dục trílực, thể lực và kỹ thuật sẽ “nâng giai cấp công nhân lên cao hơn rất nhiều so với trìnhđộ của giai cấp quý tộc và tư sản” [11, 264]

Ba là, phát triển con người toàn diện gắn liền với phát triển kinh tế - xã hộivà văn hóa Phát triển con người toàn diện cần dựa vào nhiều yếu tố như kinh tế,

văn hóa và xã hội Do đó, phát triển con người toàn diện một cách hiệu quả cần gắnliền với phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội C.Mác khẳng định: “Chúng ta tự làmnên lịch sử của chúng ta, nhưng thứ nhất, chúng ta làm ra lịch sử với những tiền đềvà những điều kiện xác định Trong số những tiền đề và điều kiện ấy thì những tiềnđề và điều kiện kinh tế, rốt cục giữ vai trò quyết định” [14, 642] Theo quan niệmcủa C.Mác và Ph.Ăngghen, tiền đề kinh tế giữ vai trò chủ chốt giúp con người sángtạo ra đời sống vật chất và tinh thần từ đó làm nên lịch sử của chính mình Bên cạnhđó, ông luận giải thêm hoàn cảnh kinh tế và xã hội còn là yếu tố hình thành gópphần hình thành ý thức và quan niệm của mỗi cá nhân: “Nhưng từ một tình huống làý chí của những con người riêng biệt, mà mỗi người trong số họ muốn cái mà cấutạo của cơ thể và những hoàn cảnh bên ngoài, xét tới cùng là hoàn cảnh kinh tế(hoặc là hoàn cảnh cá nhân của chính người đó, hoặc hoàn cảnh xã hội nói chung)lôi cuốn” [14, 643]

C.Mác nhấn mạnh: “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnhcũng tạo ra con người đến mức ấy” [8, 55] Điều kiện, hoàn cảnh càng thuận lợi baonhiêu thì con người càng phát triển bấy nhiêu; con người muốn phát triển bản thân ởphương diện sinh học và xã hội bao nhiêu thì phải tạo ra hoàn cảnh và điều kiệnthuận lợi bấy nhiêu Con người cần những điều kiện kinh tế - xã hội để tồn tại vàphát triển; đến lượt nó, con người lại trở thành động lực thúc đẩy xã hội Do đó,phát triển con người toàn diện luôn phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội như

Trang 20

nền tảng vật chất vững chắc

Phát triển con người toàn diện luôn song hành với phát triển văn hóa vì “mỗibước tiến lên trên con đường của văn hóa lại là một bước tiến tới tự do” [12, 164].Văn hóa chính là cội nguồn hình thành nên đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, vậynên phát triển văn hóa là con đường giúp con người trở thành người tự do theo đúngnghĩa Ngay từ đầu, con người đã biết tự phân biệt mình với các loài động vật khácở khả năng sáng tạo ra đời sống tinh thần Trong lao động sản xuất, con ngườikhông chỉ sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt phục vụ đời sống vật chất mà còn tạora những giá trị tinh thần C.Mác khẳng định: “Ở đây, những quan niệm, tư duy, sựgiao tiếp tinh thần của con người xuất hiện ra còn là sản phẩm trực tiếp của cácquan hệ vật chất của họ Đối với sự sản xuất tinh thần, đúng như nó biểu hiện trongngôn ngữ của chính trị, của luật pháp, của tôn giáo, của siêu hình trong một dântộc thì cũng thế Chính con người là kẻ sản xuất ra những quan niệm, ý niệm củamình” [8, 37] Văn hóa hay các giá trị tinh thần của con người không phải là thứ cósẵn, bất biến mà được bồi đắp và trở nên phong phú thông qua hoạt động giao tiếpcủa con người với giới tự nhiên và con người với con người Nhờ hoạt động giaotiếp này, con người ngày càng trưởng thành, hoàn thiện bản thân Do đó, phát triểncon người không chỉ cần đặt trong mối quan hệ biện chứng với phát triển kinh tế -xã hội mà còn cần kết hợp với phát triển văn hóa

Bốn là, giải phóng con người và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa để phát

triển con người toàn diện Trong điều kiện của nền sản xuất tư bản, C.Mác đã nhậnthấy được sự tha hóa trong bản thân con người Con người đã ngày càng đánh mấtchính bản chất chân thật của mình Hậu quả của sự tha hóa đó làm “Bản chất có tínhloài của con người - giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của conngười - bị biến thành một bản chất xa lạ với con người” [15, 138] Từ đó, C.Mác đãđặt vấn đề rằng vì sao và “làm thế nào mà con người đi tới chỗ tha hóa lao động củamình? Sự tha hóa đó có cơ sở thế nào trong bản chất của sự phát triển con người”[12, 144].

Lao động sản xuất được coi là cơ sở quyết định bản chất con người Tuynhiên, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, kết quả lao động lại trở nên xa lạ và thống trị lạichính người lao động Vì vậy, sự bất công trong kết quả lao động của người làm thuê

Trang 21

đã dẫn đến tình trạng tha hóa của lao động Thêm vào đó, lao động bị tha hóa cònđược bắt nguồn từ sự bất công giữa chính con người với con người Bởi trong điềukiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sức mạnh của đồng tiền mới có đủ khả năngthống trị tất cả Chính bởi mối quan hệ bất công từ trong quan hệ giữa kết quả laođộng với người lao động và giữa con người với con người đã hình thành nên sự thahóa của lao động Đây cũng chính là nguyên nhân trả lời cho câu hỏi vì sao xã hội tưbản chủ nghĩa mặc dù có lực lượng xã hội phát triển nhưng lại chưa thể thực hiệnđược mục tiêu phát triển con người và xã hội vì xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tạiđầy rẫy bất công, bất bình đẳng và bóc lột giữa con người vớic con người Sự pháttriển của lực lượng sản xuất trong xã hội này mới chỉ là sự gia tăng về tư liệu sảnxuất, tạo ra khối lượng vật chất khổng lồ chứ chưa phải là sự phát triển con người

C.Mác đã chỉ ra con đường giải phóng con người, xóa bỏ hoàn toàn sự thahóa đó là dùng bạo lực cách mạng lật đổ xã hội tư bản chủ nghĩa; sau đó xây dựngxã hội cộng sản chủ nghĩa Bởi vì, “Chủ nghĩa cộng sản với tính cách là sự xóa bỏmột cách tích cực chế độ tư hữu - sự tự tha hóa ấy của con người - và do đó với tínhcách sự chiếm hữu một cách thực sự bản chất con người bởi con người và vì conngười; do đó với tính cách là việc con người hoàn toàn quay trở lại với chính mìnhvới tư cách là con người xã hội, nghĩa là có tính chất người - sự quay trở lại nàydiễn ra một cách có ý thức và có giữ lại tất cả sự phong phú của sự phát triển đó.”[15, 167] Đồng thời, “Trong khuôn khổ của xã hội cộng sản chủ nghĩa, cái xã hộiduy nhất mà trong đó sự phát triển độc đáo và tự do của các cá nhân không còn làlời nói suông” [8, 644]

Xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa là điều kiện cần và đủ để con người cócơ hội phát triển toàn diện Chỉ có trong xã hội cộng sản, con người mới có cơ hộihoàn thiện bản thân, theo đuổi sở thích, phát triển năng lực và phát huy sức mạnhnội tại của của mình C.Mác viết: “Trong xã hội cộng sản, trong đó không ai bị hạnchế trong phạm vi hoạt động độc quyền, mà mỗi người đều có thể tự hoàn thiệnmình trong bất kỳ lĩnh vực nào thích, thì xã hội điều tiết toàn bộ nền sản xuất, thànhthử tôi có khả năng hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, buổi sáng đisăn, quá trưa đi đánh cá, buổi chiều chăn nuôi, sau bữa cơm thì làm việc phê phán,tùy theo sở thích của tôi” [8, 47] Và chỉ có công dân trong xã hội này mới đạt được

Trang 22

ý nghĩa là con người

Như vậy, triết học Mác khẳng định con người cần được phát triển toàn diệnvề mọi mặt Mức độ phát triển của con người là tiêu chí cơ bản giúp chúng ta đánhgiá được trình độ phát triển của xã hội Phát triển con người luôn đặt trong mối quanhệ biện chứng với phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa Để phát triển con ngườitoàn diện, con đường duy nhất là thiết lập được chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,đưa con người vươn tới xã hội cộng sản chủ nghĩa - một xã hội có đầy đủ điều kiệnvật chất và tinh thần đảm bảo mỗi người có cơ hội phát triển toàn diện

Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện

Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của các triết gia phương Đông, phương Tây, đặcbiệt quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về phát triển con người; HồChí Minh đã xây dựng hệ thống tư tưởng về con người nói chung và phát triển conngười nói riêng Cũng giống các bậc tiền bối, Người không có tác phẩm riêng nàochủ yếu bàn về vấn đề con người nhưng xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạngcủa mình, Người luôn coi con người là tài sản quý báu nhất của quốc gia và chútrọng sự nghiệp xây dựng con người toàn diện

Hồ Chí Minh đã kế thừa quan điểm của triết học Mác trong việc luận giảivấn đề con người Người vận dụng và luận giải rằng con người chỉ là con ngườitheo đúng nghĩa khi sống trong môi trường xã hội và có quan hệ gắn bó với giađình, làng xã, cộng đồng Điều này được thể hiện rõ nét trong định nghĩa của HồChí Minh về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em họ hàng, ngườithân, bạn bè, nghĩa rộng là đồng bào cả nước, rộng nữa là cả loài người” [47, 644]

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, con người vừa là mục tiêu, vừa là độnglực của cách mạng Việt Nam Ở giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ, dân tộc ta đang trongtình cảnh “một cổ hai tròng” nên mục tiêu trước mắt Người muốn hướng đến chínhlà giải phóng toàn dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho nhân dân Biện pháp duynhất để giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công chính là thực hiện cáchmạng vô sản Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộckhông có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [53, 30] Khi giànhđược thắng lợi, chúng ta cần tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội vì “Không có chếđộ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo

Trang 23

đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”[52, 60] Mục tiêu cuối cùng chính là đảm bảo cho con người có cuộc sống ấm no,đầy đủ, tự do và hạnh phúc Người đặt ra vấn đề: “Ta phải tính cách nào, nếu cần cóthể giảm bớt một phần xây dựng để giải quyết vấn đề ăn và mặc của quần chúngđược tốt hơn nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá Vấn đề con ngườilà hết sức quan trọng Nhà máy cũng rất cần có thêm, có sớm, nhưng cần hơn là conngười” [49, 272] Người cũng khẳng định thêm sự nghiệp xây dựng xã hội chủnghĩa có thành công hay không đều dựa vào nhân tố con người Hồ Chí Minh nói:“chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân vàdo nhân dân tự xây dựng lấy” [51, 556].

Tiếp thu quan điểm phát triển con người toàn diện của triết học Mác, Hồ ChíMinh chú trọng các khía cạnh hình thành nên phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân.Nội hàm của phát triển con người theo Hồ Chí Minh là phát triển toàn diện cácphương diện thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức và năng lực thẩm mỹ Người chorằng con người phải vừa có “tài”, vừa có “đức” mới được coi là phát triển toàn diện.Sinh thời Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinhtế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì lợiích cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có sức mà không có tài ví nhưông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi ích gì cho loài người” [50, 172].Theo Người, “Tài” và “Đức” là hai yếu tố luôn phải song hành với nhau; trong đó,đức là cái gốc, là cái có trước

Thành tố nền tảng đầu tiên để con người phát triển toàn diện chính là thể lực.Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề phát triển thể lực cho nhân dân Người khẳngđịnh: “giữ gìn dân chủ, xây dựng Nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đếnsức khỏe mới thành công” [46, 212] Theo Người, nhân dân có sức khỏe tốt mới cóđủ sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sức khỏe không chỉ đơn thuần là sựbiểu hiện bên ngoài của thể xác mà còn cả yếu tố tinh thần bên trong Bên cạnh việckhẳng định tầm quan trọng của sức khỏe, Người còn kêu gọi mọi người chăm tậpthể dục, bồi dưỡng sức khỏe vì bản thân và cộng đồng Hồ Chí Minh viết: “Mỗi dântộc yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một dân tộc khỏe mạnh là cả dân tộc khỏemạnh Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân

Trang 24

yêu nước” [46, 212]

Đứng trước bối cảnh thực tiễn của đất nước, Hồ Chí Minh cho rằng mộttrong những việc làm cấp thiết chính là nâng cao dân trí vì con người chính là chủthể xây dựng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển xã hội Người đã đưa ra mộtnhiệm vụ cấp bách là diệt “giặc dốt” để tình trạng mù chữ ngày càng hẹp cả về quymô lẫn số lượng Người còn kêu gọi và phát động phong trào “bình dân học vụ”:“Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ Những ngườichưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi Vợ chưa biết thì chồng bảo, emchưa biết thì anh bảo, các người giàu có thì mở lớp ở tư gia dạy cho những ngườikhông biết chữ ở làng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhàmáy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm chủ mình” [46, 36-37].Nhờ phong trào này, trình độ nhận thức, sự hiểu biết của người dân dần được nângcao, tình trạng “giặc dốt” được đẩy lùi

Tiếp thu quan điểm của triết học Mác về khoa học - kỹ thuật, Hồ Chí Minhnhận thấy khoa học - kỹ thuật chính là lực lượng sản xuất trực tiếp Do đó, Người chủtrương bồi dưỡng tri thức cho mỗi cá nhân, đặc biệt tri thức khoa học - kỹ thuật Bởivì xã hội ngày càng phát triển, con người phải có sự hiểu biết về khoa học - kỹ thuậtmới có thể tham gia vào quá trình lao động, làm chủ phương tiện và công cụ sản xuất.Người viết: “Máy móc càng tinh xảo, nếu không có trình độ văn hóa và kỹ thuật thìkhông thể điều khiển được Trước đây làm việc theo lối thủ công, nhưng bây giờ làmviệc bằng máy móc tinh xảo cả, nên việc học tập văn hóa, nâng cao trình độ kỹ thuậtlà cần thiết” [52, 50] Từ đó, Người nhắc nhở phải tạo điều kiện thuận lợi để ngườidân có thể nắm bắt, học hỏi các giá trị khoa học - kỹ thuật hiện đại.

Nhân dân có một sức khỏe khỏe mạnh, có vốn hiểu biết sâu rộng thôi thìchưa đủ mà còn cần có tâm trong sáng, có đạo đức, có lý tưởng cách mạng TheoHồ Chí Minh, nó là phẩm chất cần có của mỗi người để không bị tha hóa trướcnhững thói hư, tật xấu, trước sự công kích của các thế lực thù địch Do đó, bồidưỡng, rèn luyện đạo đức, xây dựng lý tưởng cách mạng là việc làm cần được thựchiện thường xuyên Người khẳng định: “đạo đức cách mạng không phải trên trời saxuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũngnhư ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [50, 293] Đặc biệt,

Trang 25

Người nhấn mạnh rằng các cán bộ, đảng viên càng cần có đạo đức vì chỉ có như vậyhọ mới có thể lãnh đạo nhân dân trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước Bác đãdặn dò trong Di chúc: “Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộphải thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta trong sạch,phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân [53,498] Cùng với việc rèn luyện đạo đức, bản lĩnh chính trị và lý tưởng cách mạngcũng cần được bồi đắp từng ngày, từng giờ vì nếu không sẽ như “người nhắm mắtmà đi” Như vậy, để xây dựng con người có đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng cầnphải bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho mỗi người dân Đồng thời, chúngta còn phải tiến hành đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu để chúng không thểlen lỏi vào trong tâm trí của mình

Để xây dựng con người toàn diện, bồi dưỡng và nâng cao ý thức thẩm mỹcũng là yếu tố cần thiết Trong xã hội luôn tồn tại hai mặt tốt và xấu, quan trọng làchúng ta biết tiếp thu, học hỏi những điều tích cực, tránh xa những thứ tiêu cực Đểnhận thức được cái gì là xấu, cái gì là tốt, con người cần được giáo dục năng lựcthẩm mỹ Theo Hồ Chí Minh, kết quả của việc nâng cao ý thức thẩm mỹ cho ngườidân là “làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phầnxấu mất dần đi” [53, 558] Tuy nhiên, quan niệm về cái xấu, cái đẹp không phải cốhữu, bất biến mà luôn vận động, biến đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội.Do đó, bên cạnh việc kế thừa những giá trị truyền thống quý báu, tốt đẹp của dântộc, chúng ta cũng cần loại bỏ những truyền thống đã lỗi thời, lạc hậu trở thành ràocản đối với phát triển của xã hội; đồng thời, tiếp thu những giá trị tinh hoa, tiến bộcủa nhân loại

Nói chung, con người cần được phát triển đầy đủ ở các phương diện thể lực,trí lực, đạo đức và năng lực thẩm mỹ Vậy làm thế nào để phát triển con người?Trước tiên, Hồ Chí Minh khẳng định cần xây dựng một nền giáo dục toàn diện để sảnsinh ra những cá nhân vừa “hồng”, vừa “chuyên” Theo Người, mỗi người dân phảiđược giáo dục và bồi dưỡng về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ Trong thư gửi các em họcsinh nhân ngày mở trường (24/10/1955), Người nhắn nhủ giáo dục gồm: “Thể dục:Để làm thân thể khỏe mạnh, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung/ Trídục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới/ Mỹ dục: Để phân biệt

Trang 26

cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp/ Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu laođộng, yêu khoa học, yêu trọng của công” [49, 74] Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằngphương pháp giáo dục hiệu quả là phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.Người viết: “Lý luận phải đem ra thực hành Thực hành phải nhằm theo lý luận Lýluận cũng như cái tên (hoặc viên đạn) Thực hành cũng như cái đích để bắn Có tênmà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên Lý luận cốt để áp dụngvào thực tế Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích Vìvậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành” [47, 472]

Phát triển con người toàn diện còn cần dựa trên nền tảng vật chất và nền tảngtinh thần vững chắc Hồ Chí Minh khẳng định nền tảng vật chất đóng vai trò vôcùng quan trọng bởi vì “dân lấy ăn làm gốc, có thực mới vực được đạo Nếu đóibụng thì các cô, các chú nói gì hay mấy cũng không ai nghe” [46, 411] Đồng thời,Người nhấn mạnh: “Tục ngữ có câu: có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phảiđi trước” [53, 470] Do đó, Hồ Chí Minh chủ trương chú trọng phát triển kinh tế đểcải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân Bên cạnh yếu tố vật chất, xây dựngnền tảng tinh thần vững chắc cũng là nhiệm vụ không thể thiếu trong sự nghiệp pháttriển con người Văn hóa là một bộ phận quan trọng, là nền tảng tinh thần của đờisống xã hội Do đó, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phát triển văn hóa kếthợp giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Nếu phát triển kinh tế góp phần nâng caođời sống vật chất của người dân thì phát triển văn hóa có tác dụng nâng cao đờisống tinh thần Trong xây dựng nền văn hóa, chúng ta vừa phải cố gắng kế thừa vàphát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, vừa phải chủ động tiếp thu tinh hoavăn hóa của nhân loại Người nói: “Phát triển những truyền thống tốt đẹp của vănhóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng mộtnền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” [48, 40] Độnglực vật chất và động lực tinh thần chính là điều kiện cần và đủ để con người có cơhội hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện

Bên cạnh việc tạo dựng nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần vững chắcnhư là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển con người toàn diện, Hồ Chí Minh cònkhẳng định mỗi cá nhân cũng cần phát huy yếu tố chủ thể chủ động, tích cực rènluyện, tu dưỡng bản thân Người cho rằng khuyến khích con người tham gia lao

Trang 27

động sản xuất là biện pháp hữu hiệu thúc đẩy con người phát triển vì lao động gópphần nâng cao khả năng nhận thức của con người về các quy luật, về các mối quanhệ với tự nhiên và xã hội Hồ Chí Minh viết: “Hoạt động sản xuất của xã hội pháttriển từng bước từ thấp đến cao Vì vậy, sự hiểu biết của người ta (về giới tự nhiên,cũng như về xã hội) cũng phát triển từng bước từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từmột mặt đến toàn diện” [48, 121] và “do sự sản xuất vật chất mà người ta hiểu biếtdần các hiện tượng, các tính chất, các quy luật và mối quan hệ giữa người với giớitự nhiên Lại do hoạt động sản xuất mà dần hiểu rõ mối quan hệ giữa người này vớingười khác” [48, 121] Để hoàn thiện bản thân, mỗi người cần có ý thức tự giác, cóý chí phấn đấu, tích cực trong lao động sản xuất, bồi dưỡng bản thân.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm rất sâu sắc về phát triểncon người Người khẳng định con người cần được phát triển toàn diện trên các khíacạnh thể lực, trí lực, đạo đức và thẩm mỹ Từ đó, Người đặt ra yêu cầu phải rènluyện, giáo dục và đào tạo con người theo các tiêu chí về đức, trí, thể, mỹ Hồ ChíMinh khẳng định thêm ý thức cá nhân cần kết hợp với sức mạnh tập thể thì sựnghiệp phát triển con người toàn diện mới gặt hái được nhiều thành công

1.1.2 Quan điểm của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)và Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện

Thứ nhất, quan điểm của UNDP về phát triển con người toàn diện

Vấn đề con người thường xuất hiện trong tư tưởng, quan điểm của các triếtgia, các nhà chính trị Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ XX, tổ chức chuyên nghiêncứu về con người – Chương trình phát triển liên hợp quốc (United NationsDevelopment Programme, viết tắt là UNDP) mới ra đời Đây là tổ chức đề cao conngười với phương châm: con người là yếu tố quan trọng, giữ vị trí trung tâm củaquá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc Trong báo cáo pháttriển con người được công bố lần đầu tiên năm 1990, UNDP đã khẳng định conngười là nguồn vốn quan trọng nhất của mỗi quốc gia: Của cải đích thực của mộtquốc gia là con người của quốc gia đó Và mục đích của sự phát triển là để tạo ramột môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng cuộc sống lâu dài, mạnhkhỏe và sáng tạo [81, 9]

Cũng trong báo cáo này, UNDP đã đưa ra khái niệm sâu sắc về phát triển con

Trang 28

người: Phát triển con người là một quá trình mở rộng sự lựa chọn của con người.Điều quan trọng nhất của phạm vi lựa chọn rộng lớn đó là để con người sống mộtcuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được giáo dục và tiếp cận đến các nguồn lực cầnthiết cho một mức sống cao [Xem: 81, 10] Nội hàm của khái niệm “mở rộng phạmvi lựa chọn” của con người bao gồm hai phương diện là mở rộng cơ hội lựa chọn vànâng cao năng lực lựa chọn của con người [Xem: 74, 13] Trong đó, mở rộng cơ hộilựa chọn vừa mang ý nghĩa mở rộng không gian lựa chọn, vừa là mở rộng quyền lựachọn của mỗi cá nhân trong mọi lĩnh vực Tăng cường năng lực tự chọn có thể hiểulà khả năng đạt đến các mục tiêu được lựa chọn và thực hiện các chức năng có liênquan một cách đầy đủ, hiệu quả và lâu dài [Xem: 74,13] Việc mở rộng cơ hội lựachọn là chìa khóa vàng giúp con người được phát triển khỏe mạnh, nâng cao tri thứcvà kéo dài tuổi thọ

Theo quan điểm của UNDP, mục đích cao nhất của phát triển xã hội, xét đếncùng là vì con người, chứ không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế, gia tăng củacải vật chất Hiện nay, ở một số quốc gia, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng caonhưng con người vẫn rơi vào tình cảnh thất nghiệp, nghèo đói; vậy nên, xã hội pháttriển không đồng nghĩa với việc con người phát triển Phát triển kinh tế, xây dựngnền tảng vật chất vững chắc là điều kiện cần để phát triển con người toàn diện; tuynhiên nó không phải là đích đến cuối cùng Mục tiêu chúng ta hướng đến là nângcao chất lượng cuộc sống để con người được hưởng hạnh phúc

UNDP cũng luôn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phát triển con ngườibền vững trong các báo cáo phát triển con người Nguyên tắc phát triển con ngườibền vững được chỉ rõ trong Báo cáo năm 1994: thực chất của sự phát triển conngười bền vững là mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc mở rộng cơ hội ởhiện tại và trong tương lai [Xem: 82, 19] Trong những báo cáo tiếp theo, UNDP đãxác định những yếu tố của quá trình phát triển con người bền vững là tăng cườngnăng lực và sức khỏe (nâng cao thể chất, năng lực tinh thần - thông qua việc giáodục, nâng cao trình độ, kỹ năng); chia sẻ công bằng nguồn lợi (tạo sự công bằngtrong tiếp cận cơ hội cho tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xãhội); sự phát triển của hiện tại không gây tác động tiêu cực đến thế hệ tương lai, xétcả về môi trường tự nhiên, xã hội, văn hóa, nguồn lực tự nhiên ); cơ hội tham gia

Trang 29

vào sự phát triển [54, 40-41]

Để phản ánh mức độ phát triển con người trong từng giai đoạn, UNDP đãđưa ra chỉ số HDI (Human Development Index) như sự cụ thể hóa sự phát triển conngười thành các chỉ số cụ thể Chỉ số HDI là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp đolường sự phát triển của con người trên ba phương diện: Sức khỏe, giáo dục và thunhập của quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa bàn địa phương của quốc gia, vùng lãnhthổ trong kỳ quan sát [69, 3]

Về phương pháp tính Chỉ số tổng hợp HDI, từ năm 1990 đến năm 2010, chỉsố này được tính theo phương pháp bình quân cộng ba chỉ số thành phần: Chỉ số sứckhỏe, chỉ số giáo dục và chỉ số thu nhập với công thức tính sau:

HDI = Isứ c k h o ẻx Igi á o d ụ cx It h u n hậ p

Trong đó:

HDI : Chỉ số phát triển con người;

Isức khoẻ : Chỉ số sức khỏe, được tính thông qua chỉ tiêu tuổi thọ trung bình tínhtừ lúc sinh; còn được gọi là tuổi thọ bình quân hay triển vọng sống trung bình khisinh; [69, 4]

Igiáodục: Chỉ số giáo dục, được tính thông qua 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ dân số từ 15tuổi trở lên biết đọc, biết viết và tỷ lệ nhập học các cấp; [69, 4]

Ithunhập : Chỉ số thu nhập, được tính thông qua chỉ tiêu tổng sản phẩm trongnước bình quân đầu người theo sức mua tương đương [69, 4]

Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, công thức tính HDI có sự điều chỉnh nhưsau: công thức tính Chỉ số tổng hợp HDI chuyển từ bình quân cộng giản đơn ba chỉsố thành phần sang bình quân nhân đơn giản như sau:

Is ứ c k h o ẻx Igi á o d ụ cx It h u n hậ p

HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1) Trong đó, HDI thểhiện trình độ phát triển con người ở mức lý tưởng nếu đạt tối đa bằng 1; HDI thểhiện không có sự phát triển mang tính nhân văn khi tối thiểu bằng 0 Bốn nhómđược UNPD đưa ra dựa vào chỉ số HDI để xếp hạng phát triển con người ở cácquốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các địa phương, vùng, miền ở một vùng quốc gia,vùng lãnh thổ [Xem: 69, 5]:

Trang 30

+) Nhóm 1: HDI ≥ 0,800 đạt mức rất cao+) Nhóm 2: 0,700 ≤ HDI < 0,800 đạt mức cao

+) Nhóm 3: 0,550 ≤ HDI < 0,700 đạt mức trung bình+) Nhóm 4: HDI < 0,550 đạt mức thấp

Có thể thấy, chỉ số HDI phản ánh được sự phát triển con người trên cácphương diện sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh), tri thức(thể hiện qua chỉ số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bìnhquân đầu người) Dựa vào chỉ số này chúng ta có thể đo lường, đánh giá mức độphát triển con người và chất lượng cuộc sống của người dân ở từng quốc gia, từngvùng miền một cách chính xác Nhờ đó, các chính sách khác nhau sẽ được xem xét,lựa chọn và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn Tuy nhiên, chỉ sốHDI chưa thể hiện đầy đủ quan điểm về phát triển con người toàn diện vì chỉ số nàychưa phản ánh được các khía cạnh quan trọng khác của con người như: hòa nhập xãhội, công bằng, hạnh phúc, tự do [60, 6]

Thứ hai, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con ngườitoàn diện

Vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin và tiếp thu tư tưởng Hồ ChíMinh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao nhân tố con người; từ đó, đặt ra nhiệmvụ hàng đầu trong giai đoạn hiện nay là phát triển con người toàn diện Điều nàyđược chứng minh rõ ràng qua quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong cácvăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Xâydựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạođức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôntrọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng vàxã hội” [20, 114] Nhìn chung, theo quan điểm của Đảng ta thời kỳ này, nhiệm vụhàng đầu là phát triển con người toàn diện trên các phương diện thể lực, trí lực vàtâm lực

Vấn đề xây dựng và phát triển con người tiếp tục được làm rõ trong quanđiểm, chủ trương của đại hội Đảng lần thứ X Trong giai đoạn này, Đảng Cộng sảnViệt Nam chú trọng hoàn thiện các giá trị con người và bồi dưỡng các giá trị vănhóa cho người dân Đại hội X chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách

Trang 31

con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các giá trị văn hóatrong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trítuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” [21, 106]

Trong kỳ đại hội tiếp theo, Đảng Cộng sản Việt Nam làm rõ vấn đề xây dựngnhân cách con người; đồng thời, đề ra phương hướng phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao trong tương lai Đại hội XI khẳng định: “Chú trọng xây dựng nhân cáchcon người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dântộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ” [22,126], “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là một độtphá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa họccông nghệ cơ cấu lại nền kinh tế” [22, 128]

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn quán triệt quan điểm: Con người vừa là mụctiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội Đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định:“Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêucủa chiến lược phát triển” [23, 126] Đại hội đã đưa ra chủ trương mới phù hợp vớibối cảnh mới “xây dựng nền văn hóa và con người phát triển toàn diện, hướng đếnchân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”[23, 126] Phát triển văn hóa và phát triển con người luôn phải song hành với nhau.Phát triển văn hóa vì mục tiêu xây dựng con người có nhân cách, lối sống lànhmạnh, có ý thức trách nhiệm Bên cạnh việc xây dựng con người dựa trên nhữnggiá trị nền tảng từ trước đến nay, Đảng ta còn chỉ ra một giá trị mới cần được bổsung trong nhân cách con người đó là “khoa học” vì khoa học đang trở thành lựclượng sản xuất trực tiếp, là nguồn nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Bêncạnh việc chú trọng công tác giáo dục tri thức, đạo đức, các giá trị truyền thống cốtlõi của dân tộc, giáo dục khoa học cũng được ưu tiên hàng đầu

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triểnnhanh chóng của khoa học và công nghệ, Đảng ta đã có những điều chỉnh nhất địnhtrong các quan điểm, chiến lược thúc đẩy phát triển con người toàn diện Đại hội lầnthứ XIII tiếp tục khẳng định vị trí trung tâm của con người, đề cao nhân tố con

Trang 32

người và coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển: “Phát huy tối đanhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhấtvà mục tiêu của sự phát triển” [24, 215] Thêm vào đó, Đảng ta cũng chủ trương:“Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trìnhđộ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc” [24,213] và “Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức tráchnhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệthông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)”[24, 232-233]

Trong các kỳ đại hội trước, nội dung phát triển con người toàn diện tập trungchủ yếu ở các khía cạnh thể lực, trí lực và tâm lực, thì đến Đại hội lần thứ XIII,công tác đào tạo con người ở phương diện kỹ lực (kỹ năng sống, kỹ năng làm việc,ngoại ngữ, công nghệ thông tin) được chú trọng nhiều hơn Đảng ta đang hướng đếnxây dựng con người Việt Nam thời đại mới vừa mang giá trị truyền thống, vừamang giá trị hiện đại để có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Trong thời đạihiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam cố gắng thúc đẩy con người phát huy tinh thầnsáng tạo, nâng cao năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Từ đó, Đảngthực hiện chủ trương: “Hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệpđầu tư nghiên cứu phát triển, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và côngnghệ” [24, 141] Đồng thời, Đại hội lần thứ XIII nhấn mạnh: “Đẩy mạnh phát triểnnguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” [24, 231] Từ đó, Đảng ta đã đưara nhiều chính sách, chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và pháttriển con người Có thể thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những quan điểm,chính sách, chiến lược sáng suốt, đúng đắn, đồng bộ có hiệu quả trong công tác xâydựng và phát triển con người phù hợp với yêu cầu của xã hội giai đoạn mới Nhìnlại chặng đường đã qua, quan điểm về phát triển con người của Đảng ta ngày càngsâu sắc và hoàn thiện

Qua phân tích có thể thấy rằng con người với khả năng chế tạo ra công cụ laođộng và ứng dụng khoa học - công nghệ đã chứng tỏ vị trí, vai trò to lớn của mìnhtrong lực lượng sản xuất Việt Nam cần dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau như

Trang 33

nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật chất và nguồn vốn con người để thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, nguồn vốn tự nhiên không phải là vô cùng, vô tậnmà sẽ cạn kiệt theo thời gian Đối với một quốc gia có tiềm lực tài chính hạn hẹpnhư nước ta, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng chưa được đảm bảo như các nướctrong khu vực và trên thế giới thì việc dựa vào nguồn lực vật chất sẽ vô cùng khókhăn Con người với những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần sáng tạo đãvà đang chứng tỏ bản thân mình là nguồn vốn quý giá nhất Đảng cộng sản ViệtNam luôn coi con người là trung tâm của mọi phát triển, là yếu tố chủ chốt đảm bảocho sự phát triển bền vững của đất nước Do đó, vấn đề phát triển con người toàndiện là một trong những chiến lược quan trọng được Đảng và Nhà nước nước taquan tâm sâu sắc Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của UNDP và tình hình thực tiễn của đất

nước, phát triển con người Việt Nam hiện nay có thể hiểu là phát triển hài hòa cáckhía cạnh thể lực, trí lực, kỹ lực và tâm lực để con người có đủ sức khỏe, năng lực,kỹ năng và phẩm chất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bối cảnh bùng nổ khoahọc và công nghệ hiện đại Với cách hiểu như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của

luận văn tác giả sẽ tập trung phân tích nội dung phát triển con người Việt Nam toàndiện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở các phương diệnnhư: phát triển thể lực, phát triển trí lực và kỹ lực, phát triển tâm lực

1.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của nó đến việc pháttriển con người Việt Nam toàn diện

1.2.1 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

* Bối cảnh hình thành của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Theo Klaus Schwab, khái niệm “cách mạng” ám chỉ những thay đổi mangtính đột phá và cấp tiến [43, 19] Chúng ta có thể hiểu rằng cách mạng công nghiệplà những phát triển đột phá và cấp tiến về khoa học - kỹ thuật và công nghệ trongsản xuất; từ đó làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, làm tăng chất lượng lẫnsố lượng của sản phẩm Có thể nói, nền sản xuất phát triển nhanh chóng nhờ ứngdụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến

Lịch sử của xã hội loài người đã chứng kiến bốn cuộc cách mạng công

nghiệp diễn ra Một là, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuộc cách mạng

Trang 34

công nghiệp 1.0) Cuộc cách mạng này diễn ra ở Bắc Mỹ và Tây Âu từ đầu thế kỷXVIII đến giữa thế kỷ XIX Với phát minh vĩ đại của James Watt về động cơ hơinước, cuộc cách mạng công nghiệp này là sự khởi đầu của nền công nghiệp sử dụng

năng lượng hơi nước và cơ giới hóa sản xuất Hai là, cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ hai (cuộc cách mạng công nghiệp 2.0) Cuộc cách mạng công nghiệp nàydựa trên nền tảng là động cơ đốt trong và điện được bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XIXđến đầu chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời cácdây chuyền sản xuất trên quy mô lớn Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai,

các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn ra đời Ba là, cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ ba hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghệ số bắt đầu từnhững năm 60 của thế kỷ XX Việc làm chuyển đổi công nghệ điện tử cơ học sangcác thiết bị điện tử kỹ thuật số góp phần thúc đẩy sản xuất hàng loạt dựa trên

Internet và thiết bị điện tử Bốn là, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc

cách mạng công nghiệp 4.0) dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ ba, đặc biệt là những phát minh, sáng kiến trên các lĩnh vực: Vật lý, kỹ thuật sốvà sinh học Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không phải làngẫu nhiên mà xuất hiện bởi những biến động nội tại của thế giới được thể hiện ởmột số nội dung sau:

Thứ nhất, hoàn cảnh kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khó khăn Hầu

hết các nước trên thế giới đều đối mặt với tình trạng nền kinh tế tăng trưởng chậmlại, sức ép về năng lực cạnh tranh giữa các nước công nghiệp ngày càng lớn Vấn đềđặt ra là tái cơ cấu kinh tế, thậm chí thay đổi căn bản mô hình phát triển kinh tế đểđạt được hiệu quả hơn Sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng côngnghệ số (cách mạng công nghiệp lần thứ ba), thế giới đã diễn ra cuộc khủng hoảngtài chính - kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 - 2010 Hơn thế, các quốc gia nàycòn đứng trước nguy cơ mất dần các thị trường lớn ở châu Á, Nam Mỹ và Đông Âuvào tay các nền kinh tế mới nổi Từ cuộc khủng hoảng ấy, các nước lớn trên thế giớinhận thấy rằng muốn phát triển hiệu quả và bền vững cần điều chỉnh, thay đổi môhình kinh tế Đồng thời, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, các sức épvề vấn đề an ninh năng lượng, an ninh môi trường đã đòi hỏi các nước trên thế giới,nhất là các nước phát triển nghiên cứu, tìm ra các giải pháp công nghệ tổ chức lại

Trang 35

sản xuất vì mục đích tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiết kiệm tài nguyên, thânthiện với môi trường

Thứ hai, sự cạnh tranh kinh tế và công nghệ giữa nước lớn với nước lớn,

giữa nước lớn với các nước có nền kinh tế mới nổi diễn ra ngày càng gay gắt Cuộccạnh tranh này sẽ phân định được đâu là quốc gia có tiềm lực hàng đầu thế giới Dođó, các nước công nghiệp lớn, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu phải tạo ra nhữngbước ngoặt trên lĩnh vực khoa học và công nghệ để tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầunền kinh tế thế giới Thêm vào đó, các quốc gia này cũng tăng cường thiết lập cácrào cản kỹ thuật, nhất là quy định về quyền sở hữu trí tuệ để hạn chế sự tiếp cậncông nghệ mới của các nước khác trên thế giới Đồng thời, nhiều quốc gia cũngquan tâm việc đầu tư vào phát triển chất xám, trí tuệ con người vào các lĩnh vựccông nghệ trọng điểm Mục đích chung là tạo khoảng cách kinh tế và công nghệgiữa các nước phát triển

Thứ ba, trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp - các nước tư bản phát

triển đang thiếu nguồn lao động có kỹ năng và chi phí lao động cao Trong giaiđoạn này, tình trạng già hóa dân số và thiếu nguồn lực lao động đang là một vấn đềnan giải ở các nước phát triển Để bù đắp sự thiếu hụt lao động, các nước này chútrọng việc đầu tư phát triển khoa học và công nghệ để gia tăng năng lực cạnh tranhvới các nước công nghiệp phát triển và nền kinh tế mới nổi Bên cạnh đó, chi phí trảcông lao động ngày càng cao do tính chất công việc phức tạp hơn, mức phí sinhhoạt cao, điều kiện làm việc, phúc lợi xã hội đồng loạt tăng theo Để trả lời cho bàitoán về chi phí lao động tăng cao, các nước phát triển cũng cần đẩy mạnh phát triểnkhoa học và công nghệ

Thứ tư, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo nền tảng quan trọng cho

sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bằng cách đặt các cơ sở hạtầng và xu hướng kỹ thuật quan trọng Trong đó, cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ ba đã đặt nền tảng cho sự kết nối rộng rãi và phát triển của Internet Cơ sở hạtầng kỹ thuật số tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cập nguồn thông tin khổng lồmột cách dễ dàng trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư Ngoài ra côngnghệ 3.0 tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của tự động hóa trong sản xuất; nhờđó các robot trở nên ngày càng phổ biến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Trang 36

còn đánh dấu sự phát triển về khả năng quản lý và phân tích dữ liệu, điều này chuẩnbị cho việc triển khai trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong cuộc cách mạng tiếp theo.Có thể thấy rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đóng vai trò to lớn dẫnđến sự ra đời và thúc đẩy phát triển cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

* Bản chất và đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xuất phát từ thuật ngữ“công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) được đưa ra lần đầu tiên tại “Hội chợ công nghệHannover” ở Cộng hòa liên bang Đức năm 2011 Vào năm 2012, khái niệm nàychính thức được đề cập trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao”do chính phủ Đức thông qua Trong đó, công nghiệp 4.0 được hiểu là kết nối các hệthống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa côngnghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong Đến năm 2016, khái niệmcách mạng công nghiệp lần thứ tư được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và giáo sưKlaus Schwas - người sáng lập và chủ tịch điều hành WEF phổ biến rộng rãi ra toànthế giới

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đặc trưng bởi sự kết hợp côngnghệ ở ba lĩnh vực là vật lý, kỹ thuật số và sinh học Trong đó, hoàng loạt công nghệmới trên lĩnh vực vật lý có thể kể đến như xe tự động lái, vật liệu mới, in 3D, robotthế hệ mới và công nghệ nano Cầu nối giữa các ứng dụng vật lý và kỹ thuật số chínhlà Internet vạn vật (IoT) Ngoài ra, các yếu tố cốt lõi trên phương diện kỹ thuật số cònlà trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) Một trong những đột phá ngoạn mụctrong lĩnh vực sinh học là công nghệ gen Nó không chỉ được ứng dụng trong ngành ytế mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với ngành nông nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinhhọc Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ kết hợp và bổ trợlẫn nhau để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người

Khi bàn về bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có rất nhiềuý kiến trái chiều về vấn đề này Có quan điểm cho rằng, đó chỉ là những biểu hiệntiếp theo của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba chứ không thể coi đó là mộtcuộc cách mạng công nghiệp mới, thậm chí có người phản bác rằng nó chỉ là phầnmở đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba chứ bản chất của nó không phảilà cuộc cách mạng công nghiệp này Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp lần

Trang 37

thứ tư đến thời điểm hiện tại đã được thừa nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thếgiới, điều này được thể hiện thông qua những chính sách, chiến lược của các quốcgia trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Nhìn chung, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo nên xu thế lớn vềcông nghệ nhờ những phát minh, sáng chế khoa học và công nghệ trên các lĩnh vựckỹ thuật số, vật lý và sinh học Cuộc cách mạng này đã và đang tác động sâu sắcđến các mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải có sự điềuchỉnh trong chiến lược và chính sách để tận dụng được tối đa cơ hội và hạn chế tốithiểu thách thức Với sự thay đổi phương thức sản xuất nhờ ứng dụng tiến bộ khoahọc và công nghệ hiện đại, tiên tiến, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúcđẩy lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc Phương thức sản xuất mới kết hợp hệthống thực - ảo đã dần được hình thành Máy móc trong các dây chuyền sản xuấtđược số hóa bằng các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, điệntoán đám mây để nó có thể làm việc và giao tiếp với con người Như vậy, cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ đơn thuần là cuộc cách mạng công nghệ mànó là cuộc cách mạng có khả năng thay đổi quan hệ sản xuất Nó hình thành nên cácquan hệ mới tích hợp giữa con người với máy móc, giữa máy móc với máy móc.Đồng nghĩa rằng xã hội ngày càng đòi hỏi con người có tri thức, trình độ tay nghề;kỹ năng cao để có thể vận hành máy móc, cải tiến nó phục vụ cuộc sống của mìnhtốt hơn Đồng thời, người lao động cũng cần nâng cao tính kỷ luật, liên kết vì làmviệc trong môi trường sản xuất tự động Mỗi cá nhân là một mắt xích trong dâychuyển sản xuất đó; năng suất của người này có thể ảnh hưởng đến kết quả củangười khác Hơn nữa, mối quan hệ giữa con người với con người sẽ bị ảnh hưởngnghiêm trọng khi khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão Con người có xuhướng giao tiếp nhiều hơn với máy móc mà lãng quên, thờ ơ, tránh giao tiếp với xãhội Từ bản chất nêu trên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có một số đặcđiểm nổi bật như sau:

Một là, cuộc cách mạng công nghiệp này diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

Với những đột phá công nghệ diễn ra trên nhiều lĩnh vực, thế giới của chúng ta đangphát triển theo hướng số hóa, tự động hóa Biểu hiện của sự phát triển nhanh chóngcủa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự gia tăng chóng mặt của công nghệ

Trang 38

vạn vật kết nối (IoT) Việc truyền tải dữ liệu và giao tiếp qua mạng Internet ngàycàng thuận lợi Con người dễ duy truy cập và tìm kiếm thông tin ở bất cứ nơi đâu,bất cứ nơi nào, ở bất cứ lĩnh vực gì Đồng thời, giao tiếp giữa con người với conngười dần được thay thế bằng hình thức giao tiếp “online” Chất lượng cuộc sốngcủa con người ngày càng được cải thiện nhờ các dịch vụ tiện ích của khoa học vàcông nghệ đem lại; tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro đối với con người

Hai là, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ tư Gắn với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, nềnkinh tế dần chuyển đổi từ mô hình dựa vào tài nguyên, nguồn lao động chi phí thấpsang nền kinh tế tri thức Trong nền kinh tế này, tri thức sẽ đóng vai trò là nguồnlực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia trênthế giới Vậy nên, nguồn nhân lực có hàm lượng tri thức cao sẽ được đánh giá caohơn so với lao động phổ thông, lao động cơ bắp thông thường

Ba là, tính tự động hóa trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cao.

Những đột phá về khoa học và công nghệ đã tạo tiền đề cho các ngành sản xuất sửdụng máy móc, trang thiết bị thông minh, hiện đại và tự động Phương thức sản xuấtthay đổi, con người cần có những năng lực, tố chất để có thể sử dụng các công cụlao động một cách hiệu quả Hơn nữa, nhờ công nghệ tự động hóa, người lao độnghạn chế làm việc ở những môi trường vô cùng khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sức khỏemà vẫn thu được kết quả lao động Thực tế, với sự phát triển của khoa học và côngnghệ, robot tự động hiện nay đã có khả năng nhận thức và có thể đưa ra phán đoánvà hoạt động một cách tương đối chính xác

Bốn là, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

mạnh mẽ Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm mạnh, ngành công nghiệp bị thu hẹp ởcác nước phát triển và chỉ tiếp tục tăng ở các nước đang phát triển Trong khi đó, tỷtrọng ngành dịch vụ tăng với tốc độ chóng mặt Nhờ những công nghệ mới, đặc biệtlà vạn vật kết nối (IoT) mà mọi thứ xung quanh cuộc sống con người trở thành dịchvụ Trong xã hội mới, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên và chính những tiếnbộ khoa học và công nghệ đang đáp ứng số lượng nhu cầu ngày càng lớn đó

Năm là, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hướng tới mục tiêu phát

triển xanh và bền vững Việc nghiên cứu và ứng dụng những vật liệu mới, công

Trang 39

nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường đang được tập trung triển khai sâu rộng.Công nghệ xanh hiện nay là ứng dụng hạn chế mức thấp nhất ô nhiễm môi trường,giúp giảm thiểu lượng khí thải Co2 ra bên ngoài Một số công nghệ xanh nổi bậthiện nay là hệ thống sưởi, sản xuất điện từ năng lượng gió, thẻ tín dụng xanh, ốngvận chuyển hành khách Hyperloop Bên cạnh đó, một số vật liệu thân thiện vớimôi trường cũng được sử dụng rộng rãi như gạch không nung, kính tiết kiệm nănglượng, xi măng xanh Đồng thời, các công nghệ giám sát môi trường được kết nốivới IoT cũng liên tục được nghiên cứu để có thể nắm bắt được tình hình thực tiễn vềcác vấn đề môi trường, từ đó điều chỉnh biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng ônhiễm, bảo vệ môi trường sống vì mục tiêu phát triển bền vững Việc đầu tư pháttriển xanh hiện nay tập trung vào sử dụng hiệu quả năng lượng, giảm tiêu thụ nănglượng sinh hoạt, phát triển năng lượng thay thế và tái tạo Những thành tựu côngnghệ này tạo cơ hội giúp con người được hưởng bầu không khí trong lành, đượcsống trong một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn; nhờ đó, sức khỏe của con ngườicũng ngày được đảm bảo hơn

1.2.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc pháttriển con người Việt Nam toàn diện

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đếnmọi mặt của đời sống xã hội Một mặt, nó đem lại thuận lợi cho sự nghiệp phát triểncon người toàn diện, chúng ta có thể liệt kê một số tác động tích cực như sau:

Một là, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư góp phần cải thiện chất lượng

cuộc sống của người dân Nền kinh tế của nước ta tăng trưởng nhanh hơn do ápdụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại và hệ thống máy móc tiêntiến vào quá trình sản xuất Chi phí sản xuất, thương mại, vận chuyển được tiếtkiệm, thị trường tiêu thụ được mở rộng, năng suất lao động tăng cao nên nền sảnxuất của nước ta ngày càng phát triển Sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung vànền sản xuất nói riêng tất yếu nâng cao đời sống vật chất của người dân Dựa trênnền tảng vật chất vững chắc, con người có thêm tiền đề xây dựng đời sống tinh thầnngày càng phong phú Bên cạnh đó, những thành tựu công nghệ ở lĩnh vực vật lý,kỹ thuật số và sinh học đang tạo cơ hội cho người dân Việt Nam tiếp cận và hưởngthụ các sản phẩm, dịch vụ tiện lợi Ngày nay, con người có thể sử dụng robot thông

Trang 40

minh phục vụ các nhu cầu, công việc hằng ngày như dọn dẹp nhà cửa, canh tácnông nghiệp, chăm sóc sức khỏe và hoạt động trong môi trường làm việc khắcnghiệt… Con người chỉ cần sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, máytính bảng, máy tính được kết nối Internet là có thể di chuyển, mua sắm, thanh toánvà giải trí Nhờ hệ thống kết nối giữa thực và ảo, người dân có thể thay đổi môitrường làm việc từ trực tiếp sang gián tiếp Trong thời đại bùng nổ khoa học vàcông nghệ, nhiều trường hợp người làm thuê không cần đến cơ sở làm việc mà vẫncó thể hoàn thành nhiệm vụ, ông chủ có thể quản lý, giám sát, điều hành dây chuyềnsản xuất thông qua hệ thống vạn vật kết nối (IoT) Đó là những điều kỳ diệu màcuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang mang đến cho người Việt Namnói riêng và nhân loại nói chung.

Hai là, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ giúp cải thiện sức

khỏe, kéo dài tuổi thọ và nâng cao tầm vóc của con người Việt Nam Cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư mở ra những khả năng, cách thức mới giúp phát triểnmặt thể lực của người dân một cách hiệu quả Nhờ những thành tựu của công nghệsinh học, các loại thực phẩm mới giàu chất dinh dưỡng và có khả năng hấp thụ tốthơn ngày càng được nghiên cứu và sản xuất nhiều hơn Thêm vào đó, công nghệ tiêntiến giúp người tiêu dùng xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để cảithiện sức khỏe thể chất Chúng ta có thể liệt kê các phần mềm thông minh thiết kế vàquản lý thực đơn ăn uống lành mạnh và duy trì thói quen thể dục cho người dùngnhằm hạn chế các bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư như SmartDiet, Food Journal,Lose Đặc biệt, các phát kiến trong lĩnh vực sinh học như công nghệ gen sẽ mang lạihiệu quả cao hơn trong việc điều trị các bệnh ung thư Trong y học, các bệnh nan yđều có yếu tố gen nên việc xác định cấu trúc gen của khối u sẽ giúp bác sĩ đưa ra phácđồ điều trị thích hợp với bệnh tình Thậm chí, các thành tựu công nghệ hiện đại còncó thể gợi ý liệu trình cho từng bệnh nhân một cách nhanh chóng Ngoài ra, sức khỏecủa con người được cải thiện nhờ áp dụng những thành tựu công nghệ vào trong việcgiải quyết vấn đề môi trường Việc sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng vậtliệu thân thiện với môi trường giúp giảm thiểu mức độ ô nhiễm ở nước ta Nhờ đó,con người có thể sống trong dưới một bầu không khí trong lành, ở trong một môitrường sạch sẽ Có thể thấy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo điều kiện

Ngày đăng: 20/06/2024, 12:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...