1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đất nước và con người trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Tác giả Latdavanh Chanthaphong
Người hướng dẫn Th.S: Huỳnh Thị Ánh Hồng
Trường học Trường Đại học Quảng Nam
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2017
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 676,66 KB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (3)
    • 1. Lí do chọn đề tài (3)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (5)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (5)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (5)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (5)
    • 5. Lịch sử nghiên cứu (5)
    • 6. Đóng góp của đề tài (6)
    • 7. Cấu trúc khóa luận (7)
  • B. NỘI DUNG (8)
  • CHƯƠNG 1: HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG TẬP THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU (8)
    • 1.1. Hình ảnh đất nước trong thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – (8)
    • 1.2. Hình ảnh đất nước trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu (13)
      • 1.2.1. Đất nước - bức tranh thiên nhiên tươi đẹp (13)
      • 1.2.2. Đất nước - người anh hùng qua các trận chiến (16)
        • 1.2.2.1. Đất nước với cách mạng tháng Tám năm 1945 (16)
        • 1.2.2.2. Đất nước với kháng chiến chín năm (18)
        • 1.2.2.3. Đất nước với chiến thắng Điện Biên Phủ (20)
    • 2.1. Hình ảnh con người trong thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 (22)
    • 2.2. Hình ảnh con người trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu (27)
      • 2.2.1. Hình ảnh người chiến sĩ (27)
        • 2.2.1.1. Hình ảnh các anh bộ đội Cụ Hồ (27)
        • 2.2.1.2. Hình ảnh chú bé Lượm (37)
      • 2.2.2. Hình ảnh người phụ nữ (40)
        • 2.2.2.1. Hình ảnh bà mẹ lao động Việt Nam (40)
        • 2.2.2.2. Hình ảnh những cô gái “phá đường” (43)
      • 2.2.3. Hình ảnh Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại (47)
  • CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU (55)
    • 3.1. Sự gắn bó khăng khít giữa tính dân tộc và tính đại chúng (55)
      • 3.1.1. Thể thơ, câu thơ (55)
      • 3.1.2. Nhạc điệu (60)
      • 3.1.3. Ngôn ngữ (69)
      • 3.1.4. Niêm luật và vần (74)
    • 3.2. Sự kết hợp giữa tính dân tộc và âm hưởng hiện đại (78)
    • C. KẾT LUẬN (81)
    • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Khoa học xã hội UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ---------- LATDAVANH CHANTHAPHONG ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 04 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU Sinh viên thực hiện LATDAVANH CHANTHAPHONG MSSV: 2113010320 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Th.S: HUỲNH THỊ ÁNH HỒNG MSCB: ……… Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tố Hữu (1920 - 2002) là nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Với ông, thơ ca luôn luôn là một vũ khí đắc lực để đấu tranh cách mạng. Chính tư tưởng ấy mà Tố Hữu đã cho ra đời những vần thơ có sức cổ vũ đấu tranh mạnh mẽ , có sức lay động trái tim của hàng nghìn độc giả. Nói đến Tố Hữu, chúng ta nghĩ ngay đến một nhà thơ hết lòng với nhân dân với đất nước. Giọng thơ của Tố Hữu luôn là một tiếng nói yêu thương chan hòa ánh sáng, đồng thời cũng hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc mỗi khác, mỗi nới mỗi khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng của dòng thơ. Đây chính là bản sắc riêng trong thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu có tính thời sự sâu sắc nhưng nó không làm cái việc minh họa chủ trương, chính sách. Nó đáp ứng yêu cầu của cách mạng theo đúng phương thức thơ. Cũng như tất cả các nghệ sĩ chân chính, Tố Hữu không đi từ những khái niệm, những vấn đề của nội dung rồi tìm cách thể hiện nội dung ấy trong chất liệu của nghệ thuật. Mà nội dung và hình thức cùng hình thành từng bước một thể thống nhất và sinh động trong tâm trí của nhà thơ. Thơ Tố Hữu vừa là tiếng nói của lý trí, vừa là tiếng nói của tình cảm và của những gì rất sâu trong lòng nhà thơ đang khao khát tìm đến những tấm lòng bè bạn. Chủ yếu nó là tiếng nói của tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu Đảng, yêu lãnh tụ của Đảng và của nhân dân, yêu những anh chị em cùng cảnh ngộ cùng chí hướng với ta khắp năm châu bốn biển. Yêu thương và căm thù đó là những tình cảm lớn lao vẫn thôi thúc người ta trên con đường đấu tranh cách mạng. Nhưng trong thơ Tố Hữu cũng như trong lòng người Việt Nam từ xưa đến nay, yêu thương là chính. Và chính lòng yêu thương ấy, yêu thương đến quên mình là cội nguồn vô tận của sức mạnh Việt Nam. Suốt cuộc đời tận hiến cho thơ ca, Tố Hữu đã để lại cho nền văn học Việt Nam những trang thơ đầy giá trị. Qua các chặng đường lịch sử của đất nước, Tố Hữu đã cho ra đời các tập thơ tương ứng, thể hiện đúng tinh thần cách mạng qua mỗi chặng đường. Đó là các tập thơ Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và 2 hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta . Mỗi tập thơ đều thể hiện được hiện thức của đất nước, cho người đọc thấy được rõ nét những bước thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, dù cho đất nước có những bước chuyển mình gặp nhiều khó khăn gian khổ thì hình ảnh con người Việt Nam vẫn hiện lên sáng ngời với vẻ đẹp kiên cường, bất khuất. Đặc biệt trong tập thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã thực sự cho độc giả có một cái nhìn sâu sắc về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Nếu tập thơ Từ ấy là chặng đường đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của một người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi dộng đã diễn ra nhiều biến cố lớn làm rung chuyển và đổi thay sâu sắc xã hội Việt Nam thì Việt Bắc đã thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của thơ Tố Hữu theo hướng dân tộc và đại chúng, phù hợp với phương châm của nền văn nghệ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở Từ ấy giá trị của tập thơ là hình tượng "cái tôi" trữ tình tác giả - người thanh niên cộng sản, thì đến Việt Bắc hình tượng trung tâm là quần chúng nhân dân kháng chiến. Nhà thơ tập trung thể hiện hình ảnh đất nước và con người đại diện cho quần chúng kháng chiến với những chi tiết chân thực bình dị trong đời sống hằng ngày, trong mọi hoạt động kháng chiến với những tâm tình, ý nghĩa và tiếng nói của họ. Cái tôi trữ tình của nhà thơ đã hóa thân vào các nhân vật quần chúng hoặc có hiện diện thì cũng chỉ là một đường viền để làm nổi bật hình ảnh con người quần chúng, trực tiếp bày tỏ lòng yêu mến và niềm cảm phục với họ trong sự gần gũi, thân thiết của tình đồng bào, đồng chí. Tập thơ là tiếng lòng yêu nước thiết tha của nhà thơ, hình ảnh đất nước cũng đã được Tố Hữu đưa vào trong những trang thơ với sức sống mãnh liệt. Có lẽ chính vì vậy mà Hoài Thanh đã từng có nhận xét rằng Việt Bắc xứng đáng được gọi là “khúc trường ca của tình quê hương đất nước ”. Như vậy, từ những lí do được trình bày ở trên mà chúng tôi đã chọn đề tài "Đất nước và con người trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu " để làm bài khóa luận của mình. 3 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này để thấy được vẻ đẹp của đất nước cũng như con người Việt Nam trong thời chiến đấu gian khổ, từ đó bồi dưỡng thêm lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này cũng là bước đầu để chúng tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và đóng góp một phần nhỏ công sức của mình cho quá trình nghiên cứu khoa học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về hình ảnh đất nước và con người trong thơ Tố Hữu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các bình diện sau: hình ảnh đất nước, hình ảnh con người, nghệ thuật khắc họa hình ảnh đất nước và con người. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lí luận. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp nhận xét, đánh giá. 5. Lịch sử nghiên cứu Ngay từ khi thơ Tố Hữu mới xuất hiện trên báo chí cách mạng vào những năm cuối thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, cùng với sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng, giới văn học cách mạng đã đánh giá cao thơ ông. Đặc biệt có ba công trình biên khảo chuyên sâu về thơ ông. Đó là: Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử (1987). Hai công trình đầu tiếp cận thơ Tố Hữu theo phương pháp truyền thống, kết hợp khảo cứu công phu, khoa học với cảm thụ nghệ thuật tinh tế. Hai tác giả đã lần đầu tiên nghiên cứu thơ Tố Hữu như một chỉnh thể toàn vẹn, có hệ thống, với nhiều phát hiện và đánh giá quý báu theo phương pháp nghiên cứu mác xít. Công trình Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử tiếp cận thơ Tố Hữu theo hướng thi pháp học đem đến những 4 cảm nhận và đánh giá mới mẻ về thơ Tố Hữu khác với cách phân tích truyền thống. Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu ở trong và ngoài nước, tiêu biểu như của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Đức Phúc,... Đối với tập thơ Việt Bắc thì cũng đã có rất nhiều bài phê bình, đánh giá, đặc biệt xuất hiện tập trung trong cuộc tranh luận diễn ra vào năm 1954- 1955 với hai luồng cảm hứng. Luồng cảm hứng phủ định với những bài viết của Hoàng Yến, Hoàng Cầm, Lê Đạt… Hoàng Yến phủ định “chủ nghĩa hiện thực trong tập thơ Việt Bắc”. Nhận xét về bài thơ Bắn Hoàng Yến viết: “Tác giả đã tổng kết sự việc trên tài liệu chứ chưa kinh qua thực tế của cuộc sống để tổng kết chất thơ”. “Khi Tố Hữu nói về cái Việt Bắc oai hùng, cái đất thần thánh, thiêng liêng của cách mạng thì hơi thơ đuối, khí thơ đoản, cái nhiệt tình nóng cháy trên kia tưởng như giảmthì cũng đã sút đi”... Cũng như Hoàng Yến, Hoàng Cầm nhận xét: “Tập thơ Việt Bắc thiếu chất sống thực tế”, là “thùng nước loãng”, là “không hiện thực”, cụ thể khi nhận xét về bài Cá nước Hoàng Cầm viết: “Tình cảm gặp gỡ giữa anh cán bộ và anh bộ đội cũng chỉ nhẹ nhàng lớt phớt”. Bác lại các ý kiến trên là những bài viết khẳng định giá trị cơ bản và nổi bật của tập thơ Việt Bắc, như của Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi, Vũ Đức Phúc, Xuân Diệu,… cùng một số bạn đọc. Vũ Đức Phúc nhận xét về tập thơ Việt Bắc, cụ thể bài thơ Em bé Triều Tiên “những dòng thơ của Tố Hữu, ngoài việc tả những cảnh thảm thiết, điển hình, có thực, cũng không có một chữ nào nói quá đi để làm cho người đọc ghê rợn”. Hoài Thanh khẳng định “Cả tập thơ Việt Bắc xây dựng trên một tình yêu lớn: tình yêu nước”. Nguyễn Đình Thi cũng đánh giá cao thơ Tố Hữu “Thơ Tố Hữu đi vào thực tế quần chúng”. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu thơ ca của Tố Hữu mà đặc biệt là tập thơ Việt Bắc. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn sâu sắc về đất nước và con người trong thơ Tố Hữu, đồng thời cũng cho người đọc thấy được sự tinh tế, khéo léo của nhà thơ khi sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo để xây dựng nên những hình ảnh thơ vô cùng sống động. 5 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì ở phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Hình ảnh đất nước trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu Chương 2: Hình ảnh con người trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu Chương 3: Nghệ thuật khắc họa hình ảnh đất nước và con người trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu 6 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG TẬP THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU 1.1. Hình ảnh đất nước trong thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 Tình yêu quê hương đất nước là cảm hứng lớn của văn học mọi thời đại. Đó cũng là cảm hứng chủ đạo trong thơ giai đoạn 1945 – 1954. Tình yêu này thấm đượm từng ngòi bút, từng trang thơ. Một cô gái "Thăm lúa" nhớ chồng của Trần Hữu Thung, một ''''''''Bài ca vỡ đất" của Hoàng Trung Thông, những anh lính "Tây Tiến" của Quang Dũng, những bà Bầm, bà Bủ của Tố Hữu đến mối tình "Núi đôi" của Vũ Cao… Tất cả đều ấp ủ và chiếu sáng bằng tính cảm quê hương nước. Rồi "Bên kia sông Đuống" của Hoàng cầm, "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, “Việt Bắc” của Tố Hữu, sâu lắng thiết tha lay động lòng người cũng chính bằng tình quê hương đất nước. Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Quê hương đất nước là một luỹ tre làng, một giếng nước, gốc đa, một bát rau muống với quả cà dầm tương, một chùm khế ngọt, một cánh cò bay. Những hình ảnh đó có một sức mạnh tuyệt vời từ bao đời nay và in đậm trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam. Quê hương là nơi sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Nơi ta đã gửi gắm kỷ niệm của thời thơ ấu: Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao (Quê hương – Giang Nam) Tình quê làm ta nhớ lại những buổi chiều tà, đi trên cây cầu tre lắc lẻo, nghe giọng hò quen thuộc, thấy hiện tình những cảnh đẹp giản dị, cao quý gần gũi, dẫu ta đã trưởng thành, đã xa quê: "Quê ta là chùm khế ngọ t Cho con trèo hái mỗ i ngày Quê hương là đường đi họ c Con về rợ p bóng vàng bay" (Đỗ Trung Quân) 7 Quê hương cho ta vẻ đẹp không nơi nào có được, sống giữa quê hương, ta chìm đắm trong ảo mộng được nghe tiếng sáo văng vẳng bên tai, với ng lời ru ngọt ngào tươi mát của bà, của mẹ. Những hình ảnh ấy càng làm ta thêm yêu Tổ quốc. Tình yêu ấy đã thôi thúc lớp lớp người lên đường quyết tâm bảo vệ, hi sinh cho đất nước. Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đấ t Cỏ một phần xương thịt củ a em tôi (Giang Nam) Hình ảnh "Núi vẫn đôi mà anh mất em" (Núi đôi – Vũ Cao) là tình yêu lứa gắn với đất nước quê hương. Anh đi bộ đội sao trên mũ Mãi mãi là sao sáng dẫn đườ ng Em sẽ là hoa trên đỉ nh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm Đất nước đã nuôi dưỡng chở che tâm hồn con người Việt Nam. Trước vận mệnh của Tổ quốc lâm nguy, con người đã từ giã quê hương lên đường giết giặc. Và tình yêu quê hương đất nước cứ lớn dần. Đó là niềm tự hào của đất nước " Rũ bùn đứng dậy sáng loà" mà thơ văn giai đoạn trước không thể có. Viết về mùa thu đất nước kháng chiến, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Người Hà Nội", "Diệt phát xít” đã tạo một bài thơ có nhạc điệu thầm lắng, bâng khuâng mà rất hào hùng. Mùa thu nay khác rồ i Tôi đứng vui nghe giữa núi đồ i Gió thổi rừng tre phấp phớ i Trong biếc nói cười thiế t tha Trời xanh đây là củ a chúng ta Núi rừng đây là củ a chúg ta Những cánh đồng thơ m mát Những ngã đườ ng bát ngát Những dồng sông đỏ nặ ng phù sa (Đất nước) 8 Khác với Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm nói đến quê hương bằng những vần thơ xót xa căm giận. "Bên kia sông Đuống" viết về những ngày khủng khiếp nhất của vùng quê Kinh Bắc. Ruộng khô, nhà cháy, mẹ già bước thấp bước cao trên bờ tre "hun hút” chạy chốn lũ giặc. Em bé trong mơ cũng "thon thót mình" bởi "bóng giặc giầy vò những nét môi sinh". Đó là nỗi đau khiến cho " gốc lúa bờ tre hồn hậu" cũng phải "bật lên những tiếng căm hờn". Và nổi đau ấy biến thành lời nguyền phẫn nộ: Đã có đất này chép tộ i Chúng ta không biết nguôi hờn Nhưng không chỉ có nỗi đâu uất ức căm giận. Cảm xúc của tác giả "hồn" quê hương, hồn dân tộc đắm đuối suốt cả bài thơ. Từ hình ảnh đầm ấm thanh bình trong quá khứ: Bên kia sông Đuố ng Quê hương ta lúa nếp thơm nồ ng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươ i trong Màu dân tộc sáng bừng – trên giấy điệp Đến hình ảnh quê hương chìm đắm trong khói lửa chiến tranh: Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang từng bừng rộ n rã Bây giờ tan tác về đâu ? Nhà thơ đã dùng hình ảnh truyền thống để gợi rất sâu niềm thương nỗi nhớ, sự tiếc thương của con người trước cảnh quê hương bị giặc tàn phá. "Bên kia sông Đuổng" viết về một vùng quê cổ kính với những truyền thống văn hoá lâu đời và những con người tiêu biểu cho quê hương dân tộc. Màu sắc dân tộc đậm đà trong cái thần thái, cái hồn của tranh Đồng Hồ, của cảnh vật và con người. Hình ảnh cô gái răng đen có " khuôn mặt búp sen" và miệng " cười như mùa thu toả nắng" vừa thể hiện nét riêng của cô gái vùng Quan họ Bắc Ninh vừa là khuôn mặt đáng nhớ đầy kỷ niệm trong ký ức của con người Việt Nam. 9 Có một tác giả cũng viết rất hay về quê hương đất nước. Đó là Tố Hữu qua “Việt Bắc". Toàn bài thơ là một khúc ân tình, một bài ca chiến thắng của một thời kỳ lịch sử và về một quê hương chung. Quê hương cách mạng trong những ngày "trứng nước" gian nan hiện lên qua "miếng cơm chấm muối" qua mái nhà “ hắt hiu lau xám" và nhất là qua hình ảnh "người mẹ nắng cháy lưng – Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô". Tố Hữu đã đem cho ta một bức tranh tuyệt diệu về quê hương Cách mạng chan hòa màu sắc, đường nét, âm thanh và ánh sáng đẹp như cảnh đào nguyên: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lư ng Ngày xuân mơ nở trắng rừ ng Nhớ người đan nón chuốt từng sợ i giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng mộ t mình Rừng thu trăng rọ i hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung Viết về quê hương, đất nước trong giai đoạn cách mạng kháng chiến không thể thiếu nhân dân. Nhân dân trở thành hình ảnh cao đẹp của bài thơ Đất nước hôm nay. Hoàng cầm nhớ về những người du kích của quê hương đất nước đã làm giặc Pháp điên, quay cuồng như xéo trên đống lửa và những bà mẹ chiến sĩ đón con đi bộ về trong đêm ấm áp tình quân dân kháng chiến . Trong “ Đất nước" , Nguyễn Đình Thi lắng nghe được tiếng nói truyền thống bất khuất của cha ông: Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đấ t Những buổi ngày xưa vọng nói về Tiếng nói của cha ông từ hào khí Đông A, hào khí Đồng Nai, hào khí Lam Sơn vọng về thúc giục chiến đấu, hi sinh: Ôm đất nước những người áo vải Đã đứng lên thành những anh hùng 10 Những người anh hùng đã làm nên gương mặt của đất nước là những con người “ hồn hậu như gốc lúa bờ tre”. Những con người ấy đã giành lại đất nước từ tay kẻ thù để làm nên một hình tượng đất nước mới: Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lử a Rũ bùn đứng dậy sáng lòa Hình ảnh đất nước như một thiên thần từ trong bùn đen đêm tối vươn ra ánh sáng huy hoàng. Ở Việt Bắc, đất nước là quê hương cách mạng. Bài thơ là khúc ca tình con người kháng chiến với quê hương Cách mạng, với nhân dân. Những tình cảm này đan xen, quyện chặt vào nhau mang đến cho nhà thơ sắc thái trữ tình – chính trị. Tác giả đã sử dụng giọng điệu tâm tình ngọt ngào. Đó là lời của người yêu lời giao duyên để nói lên đạo lí dân tộc – tình nghĩa quân dân và cao hơn nữa là tình người. Xuyên suốt cả bài thơ là lời nhắc nhở “ xin đừng quên đừng quên" . Đừng quên tấm lòng son sắc của nhân dân Việt Bắc đối với kháng chiến cách mạng. Xin đừng quên những mái nhà “ hắt hiu lau xám”. Đừng quên những ngày “ thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”. Nhất là đừng quên cuộc kháng chiến, chính những tháng năm này với củ khoai, củ sắn, đã nuôi nấng và xây đắp tâm hồn con người Việt Nam. Cảm hứng về quê hương đất nước trong giai đoạn 1945 – 1954 được các nhà thơ thể hiện thật đậm nét. Mỗi nhà thơ đều cảm nhận bằng một nét riêng. Nhưng tất cả tượng hình lên một “ Đất nước" chung. Đất nước đã trưởng thành và tỏa sáng. Tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với tình cảm Cách mạng, với niềm vui giải phóng, với ý thức tự hào dân tộc, của người làm chủ và quyết lâm bảo vệ đất nước. Đất nước này là đất nước của nhân dân, đất nước của Cách mạng. Đề tài về quê hương đất nước rất đa dạng vì vậy mà mỗi nhà thơ chỉ cảm nhận được từ một góc độ nào đó. Đây là mảnh đất màu mỡ mà bao thế hệ nhà thơ khai thác cũng không bao giờ vơi. Nó như bầu sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn mỗi tâm 11 hồn nhà thơ Việt Nam. Thơ ca 1945-1954 nhìn chung được viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Trong thời gian khổ, trong mất mát vẫn yêu đời, yêu quê hương . Các nhà thơ làm thơ – trước hết là phục vụ chiến đấu, với một tình cảm chính trị chân thành nồng thắm. Quê hương mỗi người chỉ mộ t Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người Mỗi người trong chúng ta chỉ có một quê hương duy nhất đó là nơi sinh ra và nuôi ta khôn lớn. Hình ảnh quê hương đất nước qua nhà thơ như những hành trang tinh thần sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. 1.2. Hình ảnh đất nước trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu 1.2.1. Đất nước - bức tranh thiên nhiên tươi đẹp Tố Hữu được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào thơ Cách mạng Việt Nam với những tác phẩm lưu mãi với thời gian. Thơ ông viết về chính trị nhưng không khô khan, mà ngược lại, dễ đi sâu vào lòng người bởi tình cảm và giọng văn trữ tình truyền cảm. Đến với tập thơ Việt Bắc , Tố Hữu đã để lại cho người đọc thật nhiều cảm xúc về quê hương, con người cũng như đất nước. Hình ảnh thiên nhiên được ông vẽ nên một bức tranh thật sinh động. Đặc biệt là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong bài thơ Việt Bắc . Xuyên suốt bài thơ “Việt Bắc” là dòng tâm tư, tình cảm chan chứa và sâu lắng của Tố Hữu dành cho quân và dân từng tham gia trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Người đọc sẽ bắt gặp những hình ảnh gần gũi, đời sống bình dị, cả những con người chân chất Việt bắc qua lời thơ Tố Hữu. Phải có một tình cảm da diết, phải là người “nặng” tình thì Tố Hữu mới thổi hồn vào từng câu đối đáp bằng thơ lục bát nhuần nhuyễn như vậy. Có thể nói rằng điểm sáng của cả bài thơ toát lên từ bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc qua giọng thơ dìu dặt, trầm bổng của Tố Hữu. Người đọc sẽ được chìm đắm trong khung cảnh hữu tình, nên thơ của “xứ Tiên” này. 12 Khổ thơ được mào đầu bằng câu đối đáp nhẹ nhàng giữa “ta” – “mình”: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người 5, 268 Thật khéo léo và tinh tế khi Tố Hữu truyền đạt tình cảm một cách kín đáo như thế này. Ngôn ngữ gần gũi, cách diễn tả nhẹ nhàng cũng đã khiến người đọc thấy rất thấm. Tố Hữu hỏi “người” nhưng thực ra là hỏi “mình” và câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Lời mào đầu sâu sắc này sẽ dẫn người đọc lần lượt khám phá nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc trải dọc theo 4 mùa. Dẫn dắt người đọc cùng tham quan cảnh tiên nơi Việt Bắc, Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh mùa đông ấm áp, tràn đầy tin yêu: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng 5, 268 Người đọc ngẩn ngơ trước mùa đông nơi vùng cao Tây Bắc với vẻ đẹp đặc trưng của nó. Phải nói rằng tuy là mùa đông nhưng qua thơ Tố Hữu, cảnh sắc không buồn, không trầm lắng, mà người lại rất sáng, rất ấm áp qua hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”. Màu đỏ của hoa chuối chính là nét điểm xuyết, là ánh sáng làm bừng lên khung cảnh rừng núi mùa đông Việt Bắc. Đây được xem là nghệ thuật chấm phá rất đắc của Tố Hữu giúp người đọc thấy ấm lòng khi nhớ về Việt Bắc. Ánh nắng hiếm hoi của mùa đông hắt vào con dao mang theo bên người của người dân nơi đây bất chợt giúp người đọc thấu được đời sống sinh hoạt và lao động của họ. Màu đỏ của hoa chuối quyện với màu vàng của nắng trên đèo cao đã tạo thành một bức tranh mùa đông rạng rỡ, đầy hi vọng. Bức tranh mùa xuân ở núi rừng Việt Bắc hiện lên thật trữ tinh, thơ mộng như tiên cảnh: Ngày xuân mơ nở trắng rừ ng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang 5, 268 13 Đọc hai câu thơ này, người đọc dường như mường tượng ra khung cảnh mùa xuân nơi núi rừng thật hiền hòa, dịu êm, ấm áp. Màu trắng của mơ gợi lên một bức tranh nên thơ trên cái nền dịu nhẹ của màu sắc. Hoa mơ được xem là loài hoa báo hiệu mùa xuân ở Tây bắc, cứ vào độ xuân thì, chúng ta sẽ bắt gặp treenn những con đường màu sắc ấy. Mùa xuân Tây Bắc, Tố Hữu nhớ đến hình ảnh “người đan nón” với động tác “chuốt từng sợi giang” thật gần gũi. Động từ “chuốt” được dùng rất khéo và tinh tế khi diễn tả về hành động chuốt giang mềm mại, tỉ mỉ của người đan nón. Phải thật sâu sắc và am hiểu thì Tố Hữu mới nhận ra được điều này. Chữ “chuốt” như thổi hồn vào bức tranh mùa xuân ở Việt Bắc, tạo nên sự hòa hợp thiên nhiên và con người. Bức tranh mùa hè sôi động dưới ngòi bút của Tố Hữu: Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình 5, 268 Tiếng ve kêu vàng giữa “rừng phách” đã làm nên cái động giữa muôn vàn cái tĩnh. Màu vàng của rừng phách là đặc trưng báo hiệu mùa hè về trên xử sở vùng cao. Tiếng ve như xé tan sự yên tĩnh của núi rừng, đánh thức sự bình yên nơi đây. Từ “đổ” dùng rất đắc điệu, là động từ mạnh, diễn tả sự chuyển biến quyết liệt, lôi cuốn của màu sắc. Bức tranh mùa hè chợt bừng sáng, đầy sức sống với màu vàng rực của rừng phách. Ở mỗi bức tranh thiên nhiên, người đọc đều thấy thấp thoáng bóng dáng con người. Có thể nói đây chính là sự tài tình của Tố Hữu khi gắn kết mối tâm giao giữa thiên nhiên và con người. Giữa rúi bao la, thấp thoáng bóng dáng “cô gái hái măng” tuyệt đẹp đã khiến cho thiên nhiên có sức sống hơn. Và cuối cùng chính là bức tranh mùa thu nhẹ nhàng: Rừng thu trăng rọ i hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung 5, 268 Mùa thu về trên Tây Bắc với hình ảnh ánh trăng dịu, mát lành. Thiên nhiên dường như rất ưu ái cho mùa thu xứ bắc với sự tròn đầy, viên mãn của ánh trăng. 14 Không phải là ánh trăng bình thường, mà trăng nơi đây là trăng của hòa bình, ánh trăng tri kỉ rọi chiếu những năm tháng chiến tranh gian khổ. Chính ánh trăng ấy đã mang đến vẻ đẹp riêng của mùa thu Việt bắc. Tố Hữu nhìn trăng, nhớ người, nhớ tiếng hát gợi nhắc ân tình và thủy chung. Thật vậy với bốn cặp thơ lục bát ngắn gọn, bốn mùa của thiên nhiên Việt Bắc được gợi tả sắc nét, tràn đầy sức sống. Tác giả thật tài tình, khéo léo, vốn hiểu biết rộng cũng như tình cảm sâu nặng đối với mảnh đất này mới có thể thổi hồn vào thơ. Bức tranh tứ bình này sẽ khiến cho người đọc thêm yêu, thêm hiểu hơn cảnh vật và con người nơi đây. 1.2.2. Đất nước - người anh hùng qua các trận chiế n 1.2.2.1. Đất nước với cách mạng tháng Tám năm 1945 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc bùng nổ long trời lở đất, chấm dứt ách đô hộ tám mười năm của thực dân Pháp, mở ra một thời đại vẻ vang cho dân tộc: thời đại Hồ Chí Minh, thời đại của độc lập, tự do, và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Tám đã đáp ứng nguyện vọng sâu xa của toàn thể dân tộc, mở ra trước mắt mọi người những chân trời bao la, niềm phấn khởi dâng trào, khí thế của quần chúng thật là hào hùng quyết liệt khi nước nhà dành được chính quyền. Từ những bài thơ ra đời ngay sau ngày Cách mạng thành công cho đến bài thơ cuối cùng: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên , chào đón hoà bình, từ biệt Việt Bắc về xuôi, có thể nói Tố Hữu đã giương cao lá cờ chiến đấu của thơ, tô thắm cho nó và giữ thắm cho nó trong suốt chín năm, để nói lên những tình cảm lớn của con người cách mạng và kháng chiến; là tiếng thơ sớm nhất và lớn nhất nói lên thấm thía những sự đổi đời của dân tộc. Một số bài thơ tiếp nối Từ ấy và Việt Bắc như: Huế tháng Tám (1945), Xuân nhân loại (1946), Vui bất tuyệt (1946) là những bài được Tố Hữu viết trong niềm vui chiến thắng khi nước nhà giành được chủ quyền dân tộc. Sự ra đời của tập thơ Việt Bắc tiếp nối cảm hứng giải phóng dân tộc của tập thơ Từ ấy . Cái vui của thơ Tố Hữu trong những ngày Tháng Tám vẫn lôi cuốn chúng ta rất mãnh liệt, và cảm hứng giải phóng khi nước nhà độc lập được ghi lại sâu đậm trong những vần thơ mới: 15 Đi, đi, đi ôi nhịp đời phơi phớ i Trăng sáng, đườ ng dài Ta đều chân : Mộ t Hai Ta đề u ca Lời ca bất tuyệ t Ôi đất Việ t Yêu dấ u Ngàn năm… 5, 196 Đó cũng là lời thiêng, là tình cảm kết đọng trong bản nhạc Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi - "Ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm". Tiếp đó là những ngày toàn dân tộc hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh chống ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ở khắp mọi nơi, toàn dân sôi nổi tham gia phong trào tăng gia sản xuất, những ngày khoai sắn mọc xanh khắp mọi nơi, con người vui say trong công việc, với tinh thần đoàn kết, thi đua lao động không biết mệt mỏi: Rồi từ hôm đó, bọc hoàng cung Lớp lớp khoai xanh mượt vạn vồng Lòng đất kiêu kiêu nghe nặng củ Khách dừng âu yếm, ngẩn ngơ trông… 5, 197 Sau chống đói là chống dốt với phong trào Bình dân học vụ, mà tất cả các tầng lớp quần chúng nhân dân đều tích cực hưởng ứng: Nghiêng đầu trên tấm bảng chung Phơ phơ tóc bạc, bạn cùng tóc xanh Này em, này chị, này anh Chen vai mà học, rách lành sao đâu 5, 200 16 Không đầy một tháng sau, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Kháng chiến Nam Bộ, rồi toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Lời kêu gọi của Hồ chủ tịch vang dậy thấm sâu vào trái tim của mỗi người dân Việt Nam.“Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước… Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”. Trong những ngày đầu phòng ngự với chủ trương tiêu thổ những thành phố, thị trấn, phá cầu đường để cản bước tiến công của giặc, một bài thơ được truyền tụng đến thuộc lòng, là bài Phá đường ghi tạc không phai công sức của nhân dân vào lịch sử: Đêm nay gió rét trăng lu Rộn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường... 5, 216 Vậy, chúng ta có thể nhận thấy đây là chặng đường đầu tiên, những ngày đầu phòng ngự của của cuộc kháng chiến đã được Tố Hữu ghi lại bằng những vần thơ hết sức chân thực. Cùng với diễn biến lịch sử của dân tộc, thơ Tố Hữu luôn theo sát cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. 1.2.2.2. Đất nước với kháng chiến chín năm Cuộc kháng chiến chống Pháp đã tỏ rõ sức mạnh và sức sáng tạo lớn lao của quần chúng- cái sức mạnh trước kia còn ẩn tàng, mai phục, chưa có dịp bộc lộ hết thì nay đã trở thành sự thật hiển nhiên, hàng ngày, đập vào tai mắt, vào suy nghĩ và tưởng tượng của mỗi người. Với Việt Bắc, thơ Tố Hữu đã thực sự chín và ngang tầm với đề tài như được thể hiện qua bốn câu thơ đề từ: Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền Thuyền xô sóng dậy Sóng đẩy thuyền lên 17 Cái bể nhân dân được cách mạng lay dậy tự đáy sâu, dâng lên cuồn cuộn đã đẩy sáng tác thơ ca lên một trình độ cao. Có một sự chuyển hướng rõ rệt trong sáng tác của Tố Hữu. Cuộc kháng chiến bùng nổ, bài thơ xuất sắc đầu tiên trong giai đoạn này của Tố Hữu là bài Cá nước không còn những câu thơ trực tiếp trình bày ý nghĩ của tác giả mà là sự thâm nhập tự nhiên vào những suy tư, cảm nghĩ của quần chúng: Tôi ở Vĩnh Yên lên Anh trên Sơn Cốt xuố ng Gặp nhau lưng đ èo Nhe Bóng tre trùm mát rượi. 5, 204 Không cần giảng giải, thuyết lý, bài thơ có sự thuyết phục của cái hiện thực trực tiếp, như thể tai nghe mắt thấy. Với Việt Bắc, nhà thơ không còn tự nói về mình, việc tự biểu hiện trực tiếp hầu như không còn nữa, thay vào những trữ tình riêng tư là sự thể hiện trực tiếp cảm nghĩ của quần chúng cách mạng. Anh Vệ quốc quân lần đầu xuất hiện trong thơ dễ thương đến lạ lùng; tiếp xúc với anh ai mà không cùng đồng lòng thốt lên như Tố Hữu: Anh Vệ quốc quân ơ i Sao mà yêu anh thế 5, 205 Cuộc kháng chiến ở hậu phương được tái hiện qua hình ảnh những người nông dân bình dị. Đó là bà mẹ Việt Nam, bà mẹ đẻ những người Vệ quốc quân, bà mẹ nuôi các anh cán bộ. Tố Hữu đã ca ngợi bà mẹ đó trong hình ảnh bà bủ Việt Bắc ngồi kể" chuyện nhà chuyện cửa" bên bếp lửa, trên nhà sàn; trong hình ảnh "bà bủ nằm ổ chuối khô" nhớ con đi bộ đội; bà bầm suốt đời thắt lưng buộc bụng, là chị nông dân con mọn vượt lên những gian khổ thiếu thốn hăng hái tham gia công tác kháng chiến. Tố Hữu đã tạo ra điển hình chú Lượm tượng trưng cho các cháu bé nhỏ và anh dũng của Bác Hồ. Tố Hữu là nhà thơ của thời đại, hành trình thơ Tố Hữu luôn là sự vận động không ngừng, phát triển. Tác giả nhìn theo con mắt sử thi để thấy được tầm vóc to 18 lớn, trách nhiệm nặng nề của con người thời đại. Do đó việc chuyển sang thể tài sử thi đánh dấu một bước tiến trong tư duy nghệ thuật và tiếng thơ Tố Hữu. Mặc dù ở Từ ấy đã có yếu tố sử thi, như trong hình ảnh Mã Chiếm Sơn" buông cương và ngẫm nghĩ", như hình ảnh" Những người không chết", nhưng sang Việt Bắc thì chất liệu này mới chiếm địa vị chủ đạo. Các vấn đề của thơ Tố Hữu thời kỳ này bao giờ chủ yếu cũng là các vấn đề đặt ra giữa "ta" và "nó","chúng ta" và"chúng nó"...chứ không còn là vấn đề giữa" anh" và" em", giữa cá nhân này với cá nhân khác. Nếu có khi nhà thơ nêu vấn đề giữa" mình" và "ta" thì đó là"mình" và"ta" với tầm vóc dân tộc. 1.2.2.3. Đất nước với chiến thắng Điện Biên Phủ Với chiến thắng Điện Biên phủ, hồn thơ Tố Hữu như được nâng bổng, vươn xa trong cảm hứng sử thi hào hùng và tầm khái quát lịch sử. Bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên mang đậm tính thời sự, ghi lại một cách đậm nét khí thế của thời đại trong bước ngoặt đi lên của lịch sử dân tộc. Kế tiếp, Tố Hữu viết Ta đi tới với khí thơ hùng mạnh, tương ứng với bước đi không có gì ngăn nổi của dân tộc. Những bước đi hào hùng từ “ Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên”, những chặng đường dài chín năm vượt mọi gian khổ hy sinh để hôm nay đến được niềm vui lớn: Ta đi giữ a ban ngày Trên đường cái, ung dung ta bước Đường ta rộng thênh thang tám thước… 5, 261 Trong không khí náo nức, hào hùng, càng tự hào về Tổ quốc và nhân dân, ta càng yêu quê hương, đất nước: Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca. 5, 261 19 Bài Việt Bắc mang tên chung của tập thơ là thi phẩm xuất sắc nhất của thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca hiện đại. Bài thơ là cuộc đối thoai giữa mình và ta, ta và mình, giữa người cán bộ về xuôi với Việt Bắc ở lại: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng 5, 266 Mười lăm năm ấy với biết bao sự kiện, biết bao cảm xúc, bao kỷ niệm dạt dào tình nghĩa. Việt Bắc với sinh hoạt ở chiến khu, thời kỳ Việt Minh, kháng Nhật, với mái đình HồngThái, cây đa Tân Trào, với biết bao địa danh không thể nào quên. Dưới ngòi bút của Tố Hữu, Việt Bắc hiện lên rất chân thực và xúc động cùng với niềm tự hào đã chiến thắng kẻ thù xâm lược khép lại một trang sử vẻ vang. Đúng như Xuân Diệu nhận định:" Đến bài Việt Bắc , lại là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên. Với bài này, hồn thơ cũng như nghề thơ của Tố Hữu chín rộ, không phải một cây bút trong tay Tố Hữu nữa, mà nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa, chí tình, cái văn chương nên thơ, nên nhạc. Nếu như ở phần đầu Việt Bắc cái"tôi" trữ tình của nhà thơ thường nhập vai nhân vật quần chúng hoặc trực tiếp làm nổi bật những con người quần chúng, thì ở những bài thơ viết vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến lại nổi bật cái "tôi" sử thi, mang tính khái quát và đại diện cho nhân dân, dân tộc, cách mạng; đi liền với cái "tôi'''' sử thi ấy là giọng hào sảng, kiêu hãnh và đầy tin tưởng. Như vây, trên hành trình lịch sử của cách mạng, của dân tộc, hồn thơ của Tố Hữu đều có những tiếng ngân vang xứng đáng, có sự vận động không ngừng và luôn phát triển theo đà đi lên của cách mạng. Đọc tập thơ Việt Bắc người đọc có thể hình dung được bước đi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ đến với chiến thắng Điện Biên Phủ- chặng đường đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng đất nước kéo dài 30 năm (1945-1975) 20 CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH CON NGƯỜI TRONG TẬP THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU 2.1. Hình ảnh con người trong thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 Nói đến văn học kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 là nói đến hình ảnh của những con người chiến đấu anh dũng vì quê hương đất nước. Hình ảnh người nông dân đôn hậu qua vài câu thơ của Chính Hữu cũng cho ta thấy rõ điều đó: Tháng năm trong làng đã mùa gặt Lòng dân sung sướng, thóc mênh mông Có người đi lính, hiền như đất Mùa hạ tưng bừng thương núi sông ( Tháng năm ra trận , 1948) Những vần thơ đơn giản và trong sáng, đặc biệt là rất hiền lành, giống như lòng trai rộn rực, ngây thơ thời đó Cái hiền lành sẽ giảm đi trong thơ văn Việt Nam dần dần trở thành rắn rỏi hơn, sắc cạnh hơn. Thơ thời này còn có những từ quen thuộc như đi lính, vì người dân chưa quen với những chữ: đi bộ đội, đi làm nghĩa vụ, nhập ngũ, tòng quân... Và từ đi lính cũng bình thường, chưa có đủ vị chua cay như về sau. Thơ của trung đoàn Thủ đô còn có câu: Ta là anh vệ quốc thủ đô Con cháu nhân dân lính cụ Hồ Trung thực hơn, và cảm động hơn, là mối tình Đồng chí thắt chặt những thanh niên thuộc những thành phần xã hội khác nhau, trí thức thành phố và công nhân, đặc biệt là nông dân mà hình ảnh đã được ghi đậm nét qua nhiều bài thơ: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 21 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính ... Áo anh rách vai Quần tôi có hai mảnh vá (Đồng chí , 1948) Một chiến sĩ, Yên Thao, Theo quân về giải phóng quê hương, một làng bên kia sông. Và lúc chờ giờ nổ súng, anh đã nhìn quê hương mình dưới một màu quan tái qua bài Nhà tôi: Làng tôi kia, bên trại thù quạnh quẽ Trông im lìm như một nấm mồ ma Có còn không, em hỡi, mẹ tôi già Những người thân yêu khóc buổi tôi xa Rồi anh nhớ những người thân yêu: Tôi có người vợ trẻ đẹp như thơ Tuổi mới hai mươi, cưới bữa dâng cờ Má trắng mịn thơm thơm màu lúa chín Ai đã đi mà chẳng từng bịn rịn Rời yêu thương nào đã mấy ai vui? Em lặng nhìn tôi với phút chia phôi Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ... Bài thơ cảm động vì chân thật. Thời đó ý thức cách mạng, giai cấp chưa cao. Mà dù có cao đi nữa thì vẫn: ai đã đi mà chẳng từng bịn rịn . Vấn đề là có nên nói lên nỗi bịn rịn ấy hay không. Và rồi, họ biết rằng tuổi xuân ra đi không bao giờ trở lại, bởi cuộc sống chiến trường đau thương và sẵn sàng đổ máu: Hôm qua còn theo anh Đi ra đường quốc lộ Hôm nay đã chặt cành Đắp cho người dưới mộ 22 Hai mươi chữ đã nói lên số mệnh nghiệt ngã của người chiến sĩ trong cuộc chiến chống lại kẻ thù mạnh hơn. Cái chết tầm thường, vô danh của chiến tranh nhân dân, vẫn có hơi hướm bi tráng, anh hùng của lịch sử và huyền thoại, như trong điệu nhạc: Bao chiến sĩ anh hùng lạnh lùng vung gươm ra sa trường... Ngự a phi nơi xa kia nghe súng vang bên trời, điệu kèn rộn ràng... Làm trang nam nhi, quyế t chí sa trường, sống thác coi thường, mong xác trong da ngựa bọ c thân thây trai... (nhạc Văn Cao). Và sau khi chiến thắng, Ngày về lại thủ đô, 1954, Nguyễn Đình Thi đã dành những tình cảm sâu lắng nhất của mình cho những người bạn đường cùng đi không đến: Hà Nội chiều nay mưa tầm tã Ta lại về đây những phố xưa Nước hồ Gươm sao xanh dịu quá Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa Ta nhìn hai mắt ta nhìn mãi Lòng ta như lửa đốt dầu sôi Nằm lại những chân rừng đầu núi Hôm nay bao đồng chí đâu rồi? Tia nắng Lịch sử để lại những vết thương có khi mười, hai mươi năm sau vẫn còn nhức nhối, hay mới bắt đầu nhức nhối. Từ 1948 Chính Hữu đã viết: Tôi nhớ thương người bạn cũ Miệng cười mắt nhắm nghìn thu Tháng năm ra trận Tố Hữu đã hiểu thảm cảnh đó rất sớm: Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi 5, 229 23 Về hoàn cảnh người phụ nữ ở hậu phương, Lưu Trọng Lư có bài Ngò cải đơm hoa cảm động, tế nhị. Người chồng đi chiến đấu, và người vợ đợi chờ: Bữa sắn lại bữa khoai Ngày một với ngày hai Tin anh em chờ đợi Mắt trông đã mòn mỏi Bỗng dậy cả làng quê Tin anh đã nhắn về Nhưng anh không còn nữa Người chồng đã hy sinh trên một chiến trường âm u nào đó, nhưng vẫn rạ o rực hình ảnh kẻ chinh phu trong lòng người cô phụ . Cái tinh tế của Lưu Trọng Lư là đã thêm vào một đoạn kết, khi đoàn quân chiến thắng về làng: Bộ đội đã về làng Súng đạn đã ầm vang Giặc tháo sau, tháo trước Tay cơi trầu, đọi nước Miệng gọi mẹ, gọi thầy Chớ chi anh về đây Giữa đoàn quân chiến thắng Bài thơ thuộc loại hay trong thơ kháng chiến, gói ghém kinh nghiệm một đời làm thơ của Lưu Trọng Lư, nhưng ít được nhắc đến, vì nỗi đau buồn rất thật và sâu sắc trong những câu cuối mà Hoài Thanh chê là có tư tưởng bi quan. Câu áp cuối chớ chi anh về đây, giữa đoàn quân chiến thắng tuyệt vời ở hai chữ chớ chi . Thấy đoàn quân về, mà không thấy chồng, thì người vợ đau khổ, dù cho đã biết trước là chồng đã hy sinh. Nỗi đau đớn rất tự nhiên, nhân đạo. Nhưng còn một điều ý nhị khác, là lòng tự ái đàn bà: người anh hùng kháng chiến trở về thì cũng như quan trạng vinh quy, như Vân Tiên diệt tan Cốt Đột trở về. Tư tưởng cách mạng không xóa nhòa được niềm tự hào thầm kín có phần ích kỷ và phong kiến của người đàn bà. Chớ chi nghĩa là chồng họ thì về, còn chồng mình thì vĩnh viễn không về nữa. 24 Tình và tài tình là chỗ đó. Ấy thế mà trong những ấn bản sau này, thiên hạ đã đuổi hai chữ chớ chi ra khỏi thơ Lưu Trọng Lư. Nó trở thành ôi anh đã về đây, giữa đ oàn quân chiến thắng . Người chồng đã trở thành hồn ma Khương Linh Tá như trong tuồng San hậu . Trong kháng chiến cam go, ngọn cỏ còn phải hy sinh, huống chi là nghệ thuật. Kháng chiến thành công, chắc chi đã mọc lại? Cùng thời và một điệu như Ngò cải đơm hoa, bài Thăm lúa của Trần Hữu Thung được trích dẫn, nhắc nhở nhiều hơn, vì phấn khởi hơn. Thăm lúa cũng là một bài thơ hay, hồn nhiên, đơn giản và ý nhị. Người vợ quê ở khu IV tiễn chồng đi tòng quân: Em đưa anh lên đường Cái xắc mây anh mang Em xách mo cơm nếp, Lúa níu anh trật dép Anh cúi sửa vội vàng; Vượt cánh đồng tạt ngang Đến bờ ni anh bảo: Ruộng mình quên cày xáo Nên lúa chín không đều Nhớ đi để mùa sau Nhà cố làm cho tốt. Xa xa nghe tiếng hát Anh thấy rộn trong lòng Sắp đến chỗ người đông Anh bảo em ngoái lại... Sự chất phác ở đây không giả tạo, mà tinh tế. Lúa níu anh trật dép : không hiểu vì bàn chân anh lưu luyến với mép ruộng nhà, hay vì anh... đi dép chưa quen. Vì ta thấy anh ngượng ngùng khi anh cúi sửa vội vàng. Chữ quên cày xáo có người chê thiếu hiện thực. Người nông dân có thể, vì một lý do nào đó, không cày xáo , nghĩa là cày trở, cày đảo cho đất mịn. Nhưng không thể quên một việc quan trọng như vậy. Nhưng đặt trong hoàn cảnh toàn quốc kháng chiến, Tây đổ bộ, gây những 25 xáo trộn trong đời sống hằng ngày. Do đó, việc đồng áng làm không được kỹ càng. Chữ quên là lời nhắc nhở khéo léo: nhớ đi để mùa sau, khi tình hình êm ắng hơn, nhà cố làm cho tốt. Chữ nhà nửa chừng nửa vời, không hiểu là gia đình hay là vợ. Vợ chồng tiễn nhau lên đường mà anh vẫn còn bẽn lẽn: sắp đến chỗ người đ ông, anh bảo em ngoái lại. Ngoái lại hay hơn, tế nhị hơn quay lại : người chồng, bề ngoài hăng hái, nhưng trong lòng còn dùng dằng như không nỡ rời tay. Tình người vợ chân thật: Xòe bàn tay bấm đốt Tính đã bốn năm ròng Người ta nhủ không trông Ai cũng bảo không mong Riêng em thì em nhớ Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được 2.2. Hình ảnh con người trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu 2.2.1. Hình ảnh người chiến sĩ 2.2.1.1. Hình ảnh các anh bộ đội Cụ Hồ Mở đầu Việt Bắc , ai cũng nhận thấy anh bộ đội Cụ Hồ chiếm một vị trí quan trọng trong tập thơ. Kể từ Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến những năm đầu kháng chiến, hình ảnh anh bộ đội chưa xuất hiện trong thơ ca, hay chỉ hiện ra một cách thấp thoáng, thì nay hình ảnh anh Vệ quốc kháng chiến được thể hiện rõ nét trong thơ, với tư cách là những người nông dân nghèo khổ: Bữa đói bữa no Chạy quanh chẳng đủ Ngày hai bát ngô Lên rừng đào củ... 5, 220 26 Khi có tiếng gọi của dân tộc, của cuộc kháng chiến trường kỳ, họ tự các phương trời sẵn sàng đến với cuộc kháng chiến, bởi những người nông dân mặc áo lính đó chan chứa tình yêu nước. Quyền lợi giai cấp, quyền lợi dân tộc nhất trí, đời họ gắn chặt với cách mạng và kháng chiến. Từ nhân dân mà ra, họ anh dũng vì nhân dân chiến đấu. Bài thơ xuất sắc đầu tiên ở tập Việt Bắc viết về anh Vệ quốc quân kháng chiến là bài Cá nước . Nhà thơ ghi lại cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa" tôi" và anh Vệ quốc quân: Tôi ở Vĩ nh Yên lên Anh trên Sơn Cốt xuống Gặp nhau lưng đ èo Nhe Bóng tre trùm mát rượi 5,204 Hồi đầu kháng chiến, đã có nhiều nhà thơ viết về người lính, nhưng thường với cái nhìn lãng mạn. Trần Mai Ninh ghi lại hình ảnh anh Vệ quốc quân vào cuối năm 1946 trong Nhớ máu: Những con người Đã bước vào bất tử Ô, những người Đen như mực, đặc thành keo Tròn một củ Hay những người gầy sắt lại Mặt rẹt một đường gươ m Lạnh gáy... ( Nhớ máu, 1946 ) Cũng tương tự là Quang Dũng trong Tây Tiến: Tây Tiến, đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm 27 Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. ( Tây Tiến, 1948 ) So với họ, Tố Hữu đã tiến một bước dài trong nhận thức cũng như trong thể hiện chiến tranh. Nhà thơ đã ghi lại thực tế quyết liệt của kháng chiến, những cuộc hành quân vất vả của pháo binh, hay nỗi lo âu thắt ruột của bà mẹ chiến sĩ. Sự lay động đến gốc rễ tâm hồn người làm thơ và trách nhiệm sâu xa mà người làm thơ cảm thấy nặng trên vai, khi nhìn vào những sống chết hàng ngày của quần chúng, tất cả những cái đó đã giúp cho Tố Hữu không còn viết những câu thơ lãng mạn cũ: Nhân loại trườn lên trên biển máu Đang nghe xuân tới nở môi cười. 5,189 Mà sớm đến với những chất liệu mới có ngay trong hiện thực: Tôi ở Vĩnh yên lên Anh trên Sơn Cốt xuố ng Gặp nhau lưng đ èo Nhe Bóng tre trùm mát rượi. 5, 204 Đi cùng pháo binh, Tố Hữu nhìn ngay bằng con mắt của anh pháo binh thân mật, chăm chút, mến thương với pháo: Ta bế ta bồng Voi lên ta vác Vai ta vai sắt Chân ta chân đồng Ta đi qua rừng Lau tre san sát Voi nghe ta hát Núi dội vang lừng 5, 233 28 Một bài thơ thật hay trong thơ ca Việt Nam. Trong tiếng hát của anh pháo binh, chúng ta nghe như vang dội tiếng hò của người kéo gỗ. Bài thơ vui đùa mà chắc nịch, thật lạc quan. Nó đã đem đến cho thơ ca tiếng hát khoẻ mạnh và tự hào của quần chúng, trên hai âm hưởng, hai giai điệu, đó là lao động và chiến đấu. Tố Hữu đã từng mặc áo bộ đội, vai nặng ba lô, chân đạp rừng gai đá sắc, trèo đèo lội suối, cùng ăn cơm vắt thấm nước, dãi gió dầm sương với anh bộ đội. Tố Hữu đã giúp ta hiểu cách mạng, hiểu cuộc sống nơi rừng sâu của anh Vệ quốc. Người lính ở rừng núi bị sốt rét dày vò. Tố Hữu đã nói hộ tình cảm của nhân dân đối với anh: Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế 5, 205 Với tư thế: Tỳ tay trên mũi sung. 5, 205 Tố Hữu cho ta thấy- người lính đó là người nông dân mặc áo lính. Anh bộ đội của chúng ta là người đến từ ruộng đồng, là những người bạn hiền lành" người lính trường chinh áo mỏng manh", những ngày đi của anh là những ngày "vắt với sương": Ngô bung xôi nhạt, nước lưng bương Đêm mưa rình giặc tai thao thức Mùa lại mùa qua, rét nhức xương. 5, 226 Thế mà qua anh, cuộc kháng chiến đã dành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Anh kể chuyện tôi nghe Trận chợ Đồn, chợ Rã Ta đánh giặc chạy re Hai đứa cười ha hả. 5, 205 29 Cuộc gặp gỡ tình cờ, câu chuyện chiến thắng sôi nổi, dáng dấp hiền lành của người chiến sĩ được ghi lại trong vần thơ Tố Hữu không khoa trương mà lắng đọng, không xôn xao mà thấm thía; người thi sĩ cán bộ gặp anh Vệ quốc quân trên lưng đèo Nhe, chưa nói với nhau lời nào mà đã hiểu, đã yêu. Và cái tình cảm âm thầm đằm thắm, cũng như cái miếng thuốc lào đã gắn bó họ lại với nhau. Trưa nay trên đèo cao Ta say sưa vài phút Chia nhau điếu thuố c lào Nào anh hút tôi hút 5, 207 Những cử chỉ tưởng như là nhỏ nhặt, bình thường chẳng có gì đáng nhớ"; chia nhau điếu thuốc lào", mà ngụ một tình cảm thật thắm thiết, bao la. Thơ Tố Hữu thật tài tình và lý thú. Ông lấy tên bài thơ là Cá nước , dựa theo cách nói quen thuộc của Giải phóng quân Việt Nam trong thời kỳ bí mật" Dân là nước, du kích là cá". Tố Hữu đã lấy sức mạnh của thơ làm cho tình "Cá nước" trở thành điển hình tình cảm mới của thời đại. Đó là tình quân dân thắm thiết, nguồn gốc của tinh thần và sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Viết về anh Vệ quốc, Chính Hữu cũng có những hình ảnh chân thực về những người lính gặp gỡ nhau trong chiến tranh: Tôi với anh đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. ( Đồng chí, 1948 ) Những người"tứ xứ" hôm qua còn xa lạ, hôm nay đã trở thành" tri kỷ". Cách mạng làm nảy sinh nhiều thứ tình cảm trước kia rất ít thấy: tình đồng đội, tình đồng chí, tình đại gia đình dân tộc gắn bó mọi người lại với nhau: Gặp nhau mới lần đầ u Họ tên nào chẳng biết? 30 Anh người đâu, tôi đâu? Gần nhau là thân thiết. 5, 204 Gian khổ bao nhiêu họ cũng quyết tâm vượt qua, càng gian khổ họ càng hăng hái tin tưởng: Con đường gieo neo Là đường Vệ quốc Tha hồ đèo dố c Ta hò ta reo 5, 233 Nếu cuộc sống cực nhọc trước kia đè nặng lên con người và tâm hồn dân tộc, thì bây giờ ý thức vì Tổ quốc mà vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả, chính điều đó tạo nên vẻ đẹp riêng của anh bộ đội trên đường lên Tây Bắc: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá nguỵ trang reo với gió đèo. 5, 225 Cái đẹp của anh bộ đội trong tư thế oai vệ, được nhìn qua cặp mắt của bà mẹ nghèo: Bộ nó rõ oai Vai thì đeo súng Ngự c chéo hai quai Áo thì thắt bụng. Đầu nó đội mũ Có cái sao vàng Trước nó lam lũ Bây giờ thấy sang 5, 222 31 Đi tới đâu," Người lính trường chinh áo mỏng manh" ấy cũng mang lại nguồn vui cho nhân dân tới đó." Mỗi bước vàng theo đồng lúa chín- Lửa vui từng mái nứa tươi xanh"... Quân thù bị xua đuổi, cuộc sống lại yên vui: Anh về cối lại vang rừng Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân Anh về sáo lại ái ân Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca. 5, 226 Nhưng vì ở nơi xa kia, giặc còn đang đốt phá làng mạc, gieo rắc tang thương, nên anh lại phải ra đi, khiến bà con ngậm ngùi lưu luyến : Nhưng rồi khói từ xa gió thổi Núi kêu anh bộ đội lên đường. 5, 226 Người cách mạng không có giận ghét gì hơn giận ghét địch .Tố Hữu đã tả cái căm thù nét đặc trưng của một người "lính cụ Hồ" khi nghe bà mẹ kể lại tội ác của quân địch: Mắt nó đỏ nọc Nó cầm tay tôi: "Mé ơi đừng khóc Nước độc lập rồi " 5, 222 "Cặp mắt đỏ nọc ấy" còn có tác dụng góp vào việc nâng cao ý chí chiến đấu không ngừng, không mỏi mệt của người chiến sĩ, và bằng mọi giá phải tiêu diệt hết quân xâm lược. Cái căm thù ấy nổi bật trong lời của người chiến sĩ quyết tâm tiêu diệt giặc, bằng một lời thơ thật mạnh và rất" bộ đội": Chúng bay chui xuống đấ t Chúng bay chạy đằng trờ i? Trời không của chúng bay Đạn ta rào lưới sắt 32 Đất không của chúng bay Đai thép ta thắt chặt 5, 258 Người lính- anh bộ đội cụ Hổ trở thành nỗi kinh hoàng của kẻ thù, làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Nhưng tình cảm người bộ đội trong thơ Tố Hữu không phải máy móc, một chiều chỉ biết đạn lửa chiến trường, mà cũng da diết nhớ nhà, nhớ làng mạc, nhớ tất cả những cái gì làm nên cuộc sống cần cù, giản dị của nông thôn Việt Nam, nơi anh và những người thân đã sinh ra và lớn lên, với biết bao kỷ niệm thiết tha: Chắ c có lúc lòng anh Nhớ nhà anh nhớ lắm Ơi người bạn hiền lành Mắt nhìn xa đăm đắm... 5, 207 Tố Hữu thấu hiểu nỗi lòng người chiến sĩ. Khi đi sâu vào tình cảm của người "nông dân mặc áo lính", đi sâu vào cái nguồn bồi đắp tinh thần dồi dào, vô tận của người chiến sĩ, cái tình gửi về hậu phương, nơi chôn nhau cắt rốn. Ở đó có người mẹ già tóc bạc hoa râm, thì câu thơ trở nên thắm thiết, ấm cúng lạ lùng. Không phải thơ Tố Hữu nữa mà là nỗi lòng nhớ thương của người chiến sĩ đang thánh thót. Tình cảm đó diễn ra sâu sắc trong bài Bầm ơi chứa đựng tình yêu gia đình, yêu đồng chí, yêu nước đã quyện lấy nhau. Đó chính là tình cảm sâu sắc, cao quý của người chiến sĩ Việt Nam, đã được nhà thơ nâng niu, thấu hiểu: Bầm ơi có rét không bầm ? Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầ m run Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân 33 Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu 5, 229 Những câu thơ thấu tận nhân tình, thật là thấm thía, có lẽ chưa ai viết được như Tố Hữu. Những câu thơ chảy nước mắt, cái nước mắt không bi thảm, mà là cái nước mắt sung sướng của tâm hồn khi được nghệ thuật động tới chỗ cao sâu. Cả bài thơ đi vào lòng người và ở luôn trong đó như một dòng suối ngọt ngào. Trên nguồn mạch tình cảm ấy bài Bầm ơi thật xứng đáng với tình mẹ con muôn thuở. Viết về tình cảm của anh bộ đội dành cho mẹ, cho những bà bủ, bà bầm, tiếng thơ của nhà thơ Lê Đức Thọ cũng thật mến thương, nhưng ở đây là nỗi nhớ một bà mẹ bên một quán nghỉ ch

NỘI DUNG

TỐ HỮU 1.1 Hình ảnh đất nước trong thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954

Tình yêu quê hương đất nước là cảm hứng lớn của văn học mọi thời đại Đó cũng là cảm hứng chủ đạo trong thơ giai đoạn 1945 – 1954 Tình yêu này thấm đượm từng ngòi bút, từng trang thơ Một cô gái "Thăm lúa" nhớ chồng của Trần Hữu Thung, một ''Bài ca vỡ đất" của Hoàng Trung Thông, những anh lính "Tây Tiến" của Quang Dũng, những bà Bầm, bà Bủ của Tố Hữu đến mối tình "Núi đôi" của Vũ Cao… Tất cả đều ấp ủ và chiếu sáng bằng tính cảm quê hương nước Rồi

"Bên kia sông Đuống" của Hoàng cầm, "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, “Việt Bắc” của Tố Hữu, sâu lắng thiết tha lay động lòng người cũng chính bằng tình quê hương đất nước

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Quê hương đất nước là một luỹ tre làng, một giếng nước, gốc đa, một bát rau muống với quả cà dầm tương, một chùm khế ngọt, một cánh cò bay Những hình ảnh đó có một sức mạnh tuyệt vời từ bao đời nay và in đậm trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam Quê hương là nơi sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn Nơi ta đã gửi gắm kỷ niệm của thời thơ ấu:

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

Ai bảo chăn trâu là khổ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao (Quê hương – Giang Nam)

Tình quê làm ta nhớ lại những buổi chiều tà, đi trên cây cầu tre lắc lẻo, nghe giọng hò quen thuộc, thấy hiện tình những cảnh đẹp giản dị, cao quý gần gũi, dẫu ta đã trưởng thành, đã xa quê:

"Quê ta là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bóng vàng bay"

HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG TẬP THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU

Hình ảnh đất nước trong thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 –

Tình yêu quê hương đất nước là cảm hứng lớn của văn học mọi thời đại Đó cũng là cảm hứng chủ đạo trong thơ giai đoạn 1945 – 1954 Tình yêu này thấm đượm từng ngòi bút, từng trang thơ Một cô gái "Thăm lúa" nhớ chồng của Trần Hữu Thung, một ''Bài ca vỡ đất" của Hoàng Trung Thông, những anh lính "Tây Tiến" của Quang Dũng, những bà Bầm, bà Bủ của Tố Hữu đến mối tình "Núi đôi" của Vũ Cao… Tất cả đều ấp ủ và chiếu sáng bằng tính cảm quê hương nước Rồi

"Bên kia sông Đuống" của Hoàng cầm, "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, “Việt Bắc” của Tố Hữu, sâu lắng thiết tha lay động lòng người cũng chính bằng tình quê hương đất nước

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Quê hương đất nước là một luỹ tre làng, một giếng nước, gốc đa, một bát rau muống với quả cà dầm tương, một chùm khế ngọt, một cánh cò bay Những hình ảnh đó có một sức mạnh tuyệt vời từ bao đời nay và in đậm trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam Quê hương là nơi sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn Nơi ta đã gửi gắm kỷ niệm của thời thơ ấu:

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

Ai bảo chăn trâu là khổ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao (Quê hương – Giang Nam)

Tình quê làm ta nhớ lại những buổi chiều tà, đi trên cây cầu tre lắc lẻo, nghe giọng hò quen thuộc, thấy hiện tình những cảnh đẹp giản dị, cao quý gần gũi, dẫu ta đã trưởng thành, đã xa quê:

"Quê ta là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bóng vàng bay"

Quê hương cho ta vẻ đẹp không nơi nào có được, sống giữa quê hương, ta chìm đắm trong ảo mộng được nghe tiếng sáo văng vẳng bên tai, với ng lời ru ngọt ngào tươi mát của bà, của mẹ Những hình ảnh ấy càng làm ta thêm yêu Tổ quốc Tình yêu ấy đã thôi thúc lớp lớp người lên đường quyết tâm bảo vệ, hi sinh cho đất nước

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Cỏ một phần xương thịt của em tôi (Giang Nam)

Hình ảnh "Núi vẫn đôi mà anh mất em" (Núi đôi – Vũ Cao) là tình yêu lứa gắn với đất nước quê hương

Anh đi bộ đội sao trên mũ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm Đất nước đã nuôi dưỡng chở che tâm hồn con người Việt Nam Trước vận mệnh của Tổ quốc lâm nguy, con người đã từ giã quê hương lên đường giết giặc

Và tình yêu quê hương đất nước cứ lớn dần Đó là niềm tự hào của đất nước " Rũ bùn đứng dậy sáng loà" mà thơ văn giai đoạn trước không thể có Viết về mùa thu đất nước kháng chiến, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Người Hà Nội", "Diệt phát xít” đã tạo một bài thơ có nhạc điệu thầm lắng, bâng khuâng mà rất hào hùng

Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúg ta Những cánh đồng thơm mát Những ngã đường bát ngát Những dồng sông đỏ nặng phù sa (Đất nước)

Khác với Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm nói đến quê hương bằng những vần thơ xót xa căm giận "Bên kia sông Đuống" viết về những ngày khủng khiếp nhất của vùng quê Kinh Bắc Ruộng khô, nhà cháy, mẹ già bước thấp bước cao trên bờ tre "hun hút” chạy chốn lũ giặc Em bé trong mơ cũng "thon thót mình" bởi

"bóng giặc giầy vò những nét môi sinh" Đó là nỗi đau khiến cho " gốc lúa bờ tre hồn hậu" cũng phải "bật lên những tiếng căm hờn" Và nổi đau ấy biến thành lời nguyền phẫn nộ: Đã có đất này chép tội Chúng ta không biết nguôi hờn

Nhưng không chỉ có nỗi đâu uất ức căm giận Cảm xúc của tác giả

"hồn" quê hương, hồn dân tộc đắm đuối suốt cả bài thơ Từ hình ảnh đầm ấm thanh bình trong quá khứ:

Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng – trên giấy điệp Đến hình ảnh quê hương chìm đắm trong khói lửa chiến tranh:

Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang từng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu ?

Nhà thơ đã dùng hình ảnh truyền thống để gợi rất sâu niềm thương nỗi nhớ, sự tiếc thương của con người trước cảnh quê hương bị giặc tàn phá "Bên kia sông Đuổng" viết về một vùng quê cổ kính với những truyền thống văn hoá lâu đời và những con người tiêu biểu cho quê hương dân tộc Màu sắc dân tộc đậm đà trong cái thần thái, cái hồn của tranh Đồng Hồ, của cảnh vật và con người Hình ảnh cô gái răng đen có " khuôn mặt búp sen" và miệng " cười như mùa thu toả nắng" vừa thể hiện nét riêng của cô gái vùng Quan họ Bắc Ninh vừa là khuôn mặt đáng nhớ đầy kỷ niệm trong ký ức của con người Việt Nam

Có một tác giả cũng viết rất hay về quê hương đất nước Đó là Tố Hữu qua

“Việt Bắc" Toàn bài thơ là một khúc ân tình, một bài ca chiến thắng của một thời kỳ lịch sử và về một quê hương chung Quê hương cách mạng trong những ngày

"trứng nước" gian nan hiện lên qua "miếng cơm chấm muối" qua mái nhà “ hắt hiu lau xám" và nhất là qua hình ảnh "người mẹ nắng cháy lưng – Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô"

Tố Hữu đã đem cho ta một bức tranh tuyệt diệu về quê hương Cách mạng chan hòa màu sắc, đường nét, âm thanh và ánh sáng đẹp như cảnh đào nguyên:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Hình ảnh đất nước trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu

1.2.1 Đấ t n ướ c - b ứ c tranh thiên nhiên t ươ i đẹ p

Tố Hữu được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào thơ Cách mạng Việt Nam với những tác phẩm lưu mãi với thời gian Thơ ông viết về chính trị nhưng không khô khan, mà ngược lại, dễ đi sâu vào lòng người bởi tình cảm và giọng văn trữ tình truyền cảm Đến với tập thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã để lại cho người đọc thật nhiều cảm xúc về quê hương, con người cũng như đất nước Hình ảnh thiên nhiên được ông vẽ nên một bức tranh thật sinh động Đặc biệt là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong bài thơ Việt Bắc

Xuyên suốt bài thơ “Việt Bắc” là dòng tâm tư, tình cảm chan chứa và sâu lắng của Tố Hữu dành cho quân và dân từng tham gia trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ Người đọc sẽ bắt gặp những hình ảnh gần gũi, đời sống bình dị, cả những con người chân chất Việt bắc qua lời thơ Tố Hữu Phải có một tình cảm da diết, phải là người “nặng” tình thì Tố Hữu mới thổi hồn vào từng câu đối đáp bằng thơ lục bát nhuần nhuyễn như vậy

Có thể nói rằng điểm sáng của cả bài thơ toát lên từ bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc qua giọng thơ dìu dặt, trầm bổng của Tố Hữu Người đọc sẽ được chìm đắm trong khung cảnh hữu tình, nên thơ của “xứ Tiên” này

Khổ thơ được mào đầu bằng câu đối đáp nhẹ nhàng giữa “ta” – “mình”:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Thật khéo léo và tinh tế khi Tố Hữu truyền đạt tình cảm một cách kín đáo như thế này Ngôn ngữ gần gũi, cách diễn tả nhẹ nhàng cũng đã khiến người đọc thấy rất thấm Tố Hữu hỏi “người” nhưng thực ra là hỏi “mình” và câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi Lời mào đầu sâu sắc này sẽ dẫn người đọc lần lượt khám phá nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc trải dọc theo 4 mùa

Dẫn dắt người đọc cùng tham quan cảnh tiên nơi Việt Bắc, Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh mùa đông ấm áp, tràn đầy tin yêu:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Người đọc ngẩn ngơ trước mùa đông nơi vùng cao Tây Bắc với vẻ đẹp đặc trưng của nó Phải nói rằng tuy là mùa đông nhưng qua thơ Tố Hữu, cảnh sắc không buồn, không trầm lắng, mà người lại rất sáng, rất ấm áp qua hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi” Màu đỏ của hoa chuối chính là nét điểm xuyết, là ánh sáng làm bừng lên khung cảnh rừng núi mùa đông Việt Bắc Đây được xem là nghệ thuật chấm phá rất đắc của Tố Hữu giúp người đọc thấy ấm lòng khi nhớ về Việt Bắc Ánh nắng hiếm hoi của mùa đông hắt vào con dao mang theo bên người của người dân nơi đây bất chợt giúp người đọc thấu được đời sống sinh hoạt và lao động của họ Màu đỏ của hoa chuối quyện với màu vàng của nắng trên đèo cao đã tạo thành một bức tranh mùa đông rạng rỡ, đầy hi vọng

Bức tranh mùa xuân ở núi rừng Việt Bắc hiện lên thật trữ tinh, thơ mộng như tiên cảnh:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

13 Đọc hai câu thơ này, người đọc dường như mường tượng ra khung cảnh mùa xuân nơi núi rừng thật hiền hòa, dịu êm, ấm áp Màu trắng của mơ gợi lên một bức tranh nên thơ trên cái nền dịu nhẹ của màu sắc Hoa mơ được xem là loài hoa báo hiệu mùa xuân ở Tây bắc, cứ vào độ xuân thì, chúng ta sẽ bắt gặp treenn những con đường màu sắc ấy Mùa xuân Tây Bắc, Tố Hữu nhớ đến hình ảnh “người đan nón” với động tác “chuốt từng sợi giang” thật gần gũi Động từ “chuốt” được dùng rất khéo và tinh tế khi diễn tả về hành động chuốt giang mềm mại, tỉ mỉ của người đan nón Phải thật sâu sắc và am hiểu thì Tố Hữu mới nhận ra được điều này Chữ

“chuốt” như thổi hồn vào bức tranh mùa xuân ở Việt Bắc, tạo nên sự hòa hợp thiên nhiên và con người

Bức tranh mùa hè sôi động dưới ngòi bút của Tố Hữu:

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình

Tiếng ve kêu vàng giữa “rừng phách” đã làm nên cái động giữa muôn vàn cái tĩnh Màu vàng của rừng phách là đặc trưng báo hiệu mùa hè về trên xử sở vùng cao Tiếng ve như xé tan sự yên tĩnh của núi rừng, đánh thức sự bình yên nơi đây

Từ “đổ” dùng rất đắc điệu, là động từ mạnh, diễn tả sự chuyển biến quyết liệt, lôi cuốn của màu sắc Bức tranh mùa hè chợt bừng sáng, đầy sức sống với màu vàng rực của rừng phách Ở mỗi bức tranh thiên nhiên, người đọc đều thấy thấp thoáng bóng dáng con người Có thể nói đây chính là sự tài tình của Tố Hữu khi gắn kết mối tâm giao giữa thiên nhiên và con người Giữa rúi bao la, thấp thoáng bóng dáng

“cô gái hái măng” tuyệt đẹp đã khiến cho thiên nhiên có sức sống hơn

Và cuối cùng chính là bức tranh mùa thu nhẹ nhàng:

Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Mùa thu về trên Tây Bắc với hình ảnh ánh trăng dịu, mát lành Thiên nhiên dường như rất ưu ái cho mùa thu xứ bắc với sự tròn đầy, viên mãn của ánh trăng

Không phải là ánh trăng bình thường, mà trăng nơi đây là trăng của hòa bình, ánh trăng tri kỉ rọi chiếu những năm tháng chiến tranh gian khổ Chính ánh trăng ấy đã mang đến vẻ đẹp riêng của mùa thu Việt bắc Tố Hữu nhìn trăng, nhớ người, nhớ tiếng hát gợi nhắc ân tình và thủy chung

Thật vậy với bốn cặp thơ lục bát ngắn gọn, bốn mùa của thiên nhiên Việt Bắc được gợi tả sắc nét, tràn đầy sức sống Tác giả thật tài tình, khéo léo, vốn hiểu biết rộng cũng như tình cảm sâu nặng đối với mảnh đất này mới có thể thổi hồn vào thơ Bức tranh tứ bình này sẽ khiến cho người đọc thêm yêu, thêm hiểu hơn cảnh vật và con người nơi đây

1.2.2 Đấ t n ướ c - ng ườ i anh hùng qua các tr ậ n chi ế n

1.2.2.1 Đấ t n ướ c v ớ i cách m ạ ng tháng Tám n ă m 1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc bùng nổ long trời lở đất, chấm dứt ách đô hộ tám mười năm của thực dân Pháp, mở ra một thời đại vẻ vang cho dân tộc: thời đại Hồ Chí Minh, thời đại của độc lập, tự do, và chủ nghĩa xã hội Cách mạng Tháng Tám đã đáp ứng nguyện vọng sâu xa của toàn thể dân tộc, mở ra trước mắt mọi người những chân trời bao la, niềm phấn khởi dâng trào, khí thế của quần chúng thật là hào hùng quyết liệt khi nước nhà dành được chính quyền

Từ những bài thơ ra đời ngay sau ngày Cách mạng thành công cho đến bài thơ cuối cùng: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, chào đón hoà bình, từ biệt Việt Bắc về xuôi, có thể nói Tố Hữu đã giương cao lá cờ chiến đấu của thơ, tô thắm cho nó và giữ thắm cho nó trong suốt chín năm, để nói lên những tình cảm lớn của con người cách mạng và kháng chiến; là tiếng thơ sớm nhất và lớn nhất nói lên thấm thía những sự đổi đời của dân tộc

Một số bài thơ tiếp nối Từ ấy và Việt Bắc như: Huế tháng Tám (1945), Xuân nhân loại (1946), Vui bất tuyệt (1946) là những bài được Tố Hữu viết trong niềm vui chiến thắng khi nước nhà giành được chủ quyền dân tộc Sự ra đời của tập thơ

Việt Bắc tiếp nối cảm hứng giải phóng dân tộc của tập thơ Từ ấy Cái vui của thơ Tố

Hữu trong những ngày Tháng Tám vẫn lôi cuốn chúng ta rất mãnh liệt, và cảm hứng giải phóng khi nước nhà độc lập được ghi lại sâu đậm trong những vần thơ mới:

15 Đi, đi, đi ! ôi nhịp đời phơi phới Trăng sáng, đường dài

Ta đều chân : Một ! Hai !

Ta đều ca Lời ca bất tuyệt Ôi đất Việt Yêu dấu Ngàn năm…

[5, 196] Đó cũng là lời thiêng, là tình cảm kết đọng trong bản nhạc Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi - "Ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm"

Hình ảnh con người trong thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954

Nói đến văn học kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 là nói đến hình ảnh của những con người chiến đấu anh dũng vì quê hương đất nước Hình ảnh người nông dân đôn hậu qua vài câu thơ của Chính Hữu cũng cho ta thấy rõ điều đó:

Tháng năm trong làng đã mùa gặt Lòng dân sung sướng, thóc mênh mông

Có người đi lính, hiền như đất Mùa hạ tưng bừng thương núi sông ( Tháng năm ra trận, 1948) Những vần thơ đơn giản và trong sáng, đặc biệt là rất hiền lành, giống như lòng trai rộn rực, ngây thơ thời đó! Cái hiền lành sẽ giảm đi trong thơ văn Việt Nam dần dần trở thành rắn rỏi hơn, sắc cạnh hơn Thơ thời này còn có những từ quen thuộc như đi lính, vì người dân chưa quen với những chữ: đi bộ đội, đi làm nghĩa vụ, nhập ngũ, tòng quân Và từ đi lính cũng bình thường, chưa có đủ vị chua cay như về sau Thơ của trung đoàn Thủ đô còn có câu:

Ta là anh vệ quốc thủ đô Con cháu nhân dân lính cụ Hồ Trung thực hơn, và cảm động hơn, là mối tình Đồng chí thắt chặt những thanh niên thuộc những thành phần xã hội khác nhau, trí thức thành phố và công nhân, đặc biệt là nông dân mà hình ảnh đã được ghi đậm nét qua nhiều bài thơ:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Quần tôi có hai mảnh vá

(Đồng chí, 1948) Một chiến sĩ, Yên Thao, Theo quân về giải phóng quê hương, một làng bên kia sông Và lúc chờ giờ nổ súng, anh đã nhìn quê hương mình dưới một màu quan tái qua bài Nhà tôi:

Làng tôi kia, bên trại thù quạnh quẽ Trông im lìm như một nấm mồ ma

Có còn không, em hỡi, mẹ tôi già Những người thân yêu khóc buổi tôi xa Rồi anh nhớ những người thân yêu:

Tôi có người vợ trẻ đẹp như thơ Tuổi mới hai mươi, cưới bữa dâng cờ

Má trắng mịn thơm thơm màu lúa chín

Ai đã đi mà chẳng từng bịn rịn Rời yêu thương nào đã mấy ai vui?

Em lặng nhìn tôi với phút chia phôi Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ

Bài thơ cảm động vì chân thật Thời đó ý thức cách mạng, giai cấp chưa cao

Mà dù có cao đi nữa thì vẫn: ai đã đi mà chẳng từng bịn rịn Vấn đề là có nên nói lên nỗi bịn rịn ấy hay không Và rồi, họ biết rằng tuổi xuân ra đi không bao giờ trở lại, bởi cuộc sống chiến trường đau thương và sẵn sàng đổ máu:

Hôm qua còn theo anh Đi ra đường quốc lộ Hôm nay đã chặt cành Đắp cho người dưới mộ

Hai mươi chữ đã nói lên số mệnh nghiệt ngã của người chiến sĩ trong cuộc chiến chống lại kẻ thù mạnh hơn Cái chết tầm thường, vô danh của chiến tranh nhân dân, vẫn có hơi hướm bi tráng, anh hùng của lịch sử và huyền thoại, như trong điệu nhạc: Bao chiến sĩ anh hùng lạnh lùng vung gươm ra sa trường Ngựa phi nơi xa kia nghe súng vang bên trời, điệu kèn rộn ràng Làm trang nam nhi, quyết chí sa trường, sống thác coi thường, mong xác trong da ngựa bọc thân thây trai (nhạc Văn Cao)

Và sau khi chiến thắng, Ngày về lại thủ đô, 1954, Nguyễn Đình Thi đã dành những tình cảm sâu lắng nhất của mình cho những người bạn đường cùng đi không đến:

Hà Nội chiều nay mưa tầm tã

Ta lại về đây những phố xưa Nước hồ Gươm sao xanh dịu quá Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa

Ta nhìn hai mắt ta nhìn mãi Lòng ta như lửa đốt dầu sôi Nằm lại những chân rừng đầu núi Hôm nay bao đồng chí đâu rồi?

Tia nắng Lịch sử để lại những vết thương có khi mười, hai mươi năm sau vẫn còn nhức nhối, hay mới bắt đầu nhức nhối Từ 1948 Chính Hữu đã viết:

Tôi nhớ thương người bạn cũ Miệng cười mắt nhắm nghìn thu Tháng năm ra trận

Tố Hữu đã hiểu thảm cảnh đó rất sớm:

Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

Về hoàn cảnh người phụ nữ ở hậu phương, Lưu Trọng Lư có bài Ngò cải đơm hoa cảm động, tế nhị Người chồng đi chiến đấu, và người vợ đợi chờ:

Bữa sắn lại bữa khoai Ngày một với ngày hai Tin anh em chờ đợi Mắt trông đã mòn mỏi Bỗng dậy cả làng quê Tin anh đã nhắn về Nhưng anh không còn nữa Người chồng đã hy sinh trên một chiến trường âm u nào đó, nhưng vẫn rạo rực hình ảnh kẻ chinh phu trong lòng người cô phụ Cái tinh tế của Lưu Trọng Lư là đã thêm vào một đoạn kết, khi đoàn quân chiến thắng về làng:

Bộ đội đã về làng Súng đạn đã ầm vang Giặc tháo sau, tháo trước Tay cơi trầu, đọi nước Miệng gọi mẹ, gọi thầy Chớ chi anh về đây Giữa đoàn quân chiến thắng Bài thơ thuộc loại hay trong thơ kháng chiến, gói ghém kinh nghiệm một đời làm thơ của Lưu Trọng Lư, nhưng ít được nhắc đến, vì nỗi đau buồn rất thật và sâu sắc trong những câu cuối mà Hoài Thanh chê là có tư tưởng bi quan Câu áp cuối chớ chi anh về đây, giữa đoàn quân chiến thắng tuyệt vời ở hai chữ chớ chi Thấy đoàn quân về, mà không thấy chồng, thì người vợ đau khổ, dù cho đã biết trước là chồng đã hy sinh Nỗi đau đớn rất tự nhiên, nhân đạo Nhưng còn một điều ý nhị khác, là lòng tự ái đàn bà: người anh hùng kháng chiến trở về thì cũng như quan trạng vinh quy, như Vân Tiên diệt tan Cốt Đột trở về Tư tưởng cách mạng không xóa nhòa được niềm tự hào thầm kín có phần ích kỷ và phong kiến của người đàn bà Chớ chi nghĩa là chồng họ thì về, còn chồng mình thì vĩnh viễn không về nữa

Tình và tài tình là chỗ đó Ấy thế mà trong những ấn bản sau này, thiên hạ đã đuổi hai chữ chớ chi ra khỏi thơ Lưu Trọng Lư Nó trở thành ôi anh đã về đây, giữa đoàn quân chiến thắng Người chồng đã trở thành hồn ma Khương Linh Tá như trong tuồng San hậu Trong kháng chiến cam go, ngọn cỏ còn phải hy sinh, huống chi là nghệ thuật Kháng chiến thành công, chắc chi đã mọc lại?

Cùng thời và một điệu như Ngò cải đơm hoa, bài Thăm lúa của Trần Hữu Thung được trích dẫn, nhắc nhở nhiều hơn, vì phấn khởi hơn Thăm lúa cũng là một bài thơ hay, hồn nhiên, đơn giản và ý nhị Người vợ quê ở khu IV tiễn chồng đi tòng quân:

Em đưa anh lên đường Cái xắc mây anh mang

Em xách mo cơm nếp, Lúa níu anh trật dép Anh cúi sửa vội vàng;

Vượt cánh đồng tạt ngang Đến bờ ni anh bảo:

Ruộng mình quên cày xáo Nên lúa chín không đều Nhớ đi để mùa sau Nhà cố làm cho tốt

Xa xa nghe tiếng hát Anh thấy rộn trong lòng Sắp đến chỗ người đông Anh bảo em ngoái lại

Sự chất phác ở đây không giả tạo, mà tinh tế Lúa níu anh trật dép: không hiểu vì bàn chân anh lưu luyến với mép ruộng nhà, hay vì anh đi dép chưa quen

Vì ta thấy anh ngượng ngùng khi anh cúi sửa vội vàng Chữ quên cày xáo có người chê thiếu hiện thực Người nông dân có thể, vì một lý do nào đó, không cày xáo, nghĩa là cày trở, cày đảo cho đất mịn Nhưng không thể quên một việc quan trọng như vậy Nhưng đặt trong hoàn cảnh toàn quốc kháng chiến, Tây đổ bộ, gây những

Hình ảnh con người trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu

2.2.1 Hình ả nh ng ườ i chi ế n s ĩ

2.2.1.1 Hình ả nh các anh b ộ độ i C ụ H ồ

Mở đầu Việt Bắc, ai cũng nhận thấy anh bộ đội Cụ Hồ chiếm một vị trí quan trọng trong tập thơ Kể từ Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến những năm đầu kháng chiến, hình ảnh anh bộ đội chưa xuất hiện trong thơ ca, hay chỉ hiện ra một cách thấp thoáng, thì nay hình ảnh anh Vệ quốc kháng chiến được thể hiện rõ nét trong thơ, với tư cách là những người nông dân nghèo khổ:

Khi có tiếng gọi của dân tộc, của cuộc kháng chiến trường kỳ, họ tự các phương trời sẵn sàng đến với cuộc kháng chiến, bởi những người nông dân mặc áo lính đó chan chứa tình yêu nước Quyền lợi giai cấp, quyền lợi dân tộc nhất trí, đời họ gắn chặt với cách mạng và kháng chiến Từ nhân dân mà ra, họ anh dũng vì nhân dân chiến đấu

Bài thơ xuất sắc đầu tiên ở tập Việt Bắc viết về anh Vệ quốc quân kháng chiến là bài Cá nước Nhà thơ ghi lại cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa" tôi" và anh Vệ quốc quân:

Anh trên Sơn Cốt xuống

Gặp nhau lưng đèo Nhe

Bóng tre trùm mát rượi

Hồi đầu kháng chiến, đã có nhiều nhà thơ viết về người lính, nhưng thường với cái nhìn lãng mạn Trần Mai Ninh ghi lại hình ảnh anh Vệ quốc quân vào cuối năm 1946 trong Nhớ máu:

Những con người Đã bước vào bất tử ! Ô, những người! Đen như mực, đặc thành keo

Hay những người gầy sắt lại

Mặt rẹt một đường gươm

Cũng tương tự là Quang Dũng trong Tây Tiến:

Tây Tiến, đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

So với họ, Tố Hữu đã tiến một bước dài trong nhận thức cũng như trong thể hiện chiến tranh Nhà thơ đã ghi lại thực tế quyết liệt của kháng chiến, những cuộc hành quân vất vả của pháo binh, hay nỗi lo âu thắt ruột của bà mẹ chiến sĩ Sự lay động đến gốc rễ tâm hồn người làm thơ và trách nhiệm sâu xa mà người làm thơ cảm thấy nặng trên vai, khi nhìn vào những sống chết hàng ngày của quần chúng, tất cả những cái đó đã giúp cho Tố Hữu không còn viết những câu thơ lãng mạn cũ:

Nhân loại trườn lên trên biển máu Đang nghe xuân tới nở môi cười

Mà sớm đến với những chất liệu mới có ngay trong hiện thực:

Anh trên Sơn Cốt xuống Gặp nhau lưng đèo Nhe

Bóng tre trùm mát rượi

[5, 204] Đi cùng pháo binh, Tố Hữu nhìn ngay bằng con mắt của anh pháo binh thân mật, chăm chút, mến thương với pháo:

Một bài thơ thật hay trong thơ ca Việt Nam Trong tiếng hát của anh pháo binh, chúng ta nghe như vang dội tiếng hò của người kéo gỗ Bài thơ vui đùa mà chắc nịch, thật lạc quan Nó đã đem đến cho thơ ca tiếng hát khoẻ mạnh và tự hào của quần chúng, trên hai âm hưởng, hai giai điệu, đó là lao động và chiến đấu

Tố Hữu đã từng mặc áo bộ đội, vai nặng ba lô, chân đạp rừng gai đá sắc, trèo đèo lội suối, cùng ăn cơm vắt thấm nước, dãi gió dầm sương với anh bộ đội Tố Hữu đã giúp ta hiểu cách mạng, hiểu cuộc sống nơi rừng sâu của anh Vệ quốc Người lính ở rừng núi bị sốt rét dày vò Tố Hữu đã nói hộ tình cảm của nhân dân đối với anh:

Giọt giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ

Anh Vệ quốc quân ơi

Sao mà yêu anh thế !

Tỳ tay trên mũi sung

Tố Hữu khắc họa chân dung người lính cách mạng như những người nông dân khoác lên mình quân phục Họ gắn bó với ruộng đồng, chất phác như "người lính trường chinh áo mỏng manh", phải "vắt với sương" trong những hành trình gian khổ.

Ngô bung xôi nhạt, nước lưng bương Đêm mưa rình giặc tai thao thức Mùa lại mùa qua, rét nhức xương

[5, 226] Thế mà qua anh, cuộc kháng chiến đã dành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Anh kể chuyện tôi nghe

Trận chợ Đồn, chợ Rã

Ta đánh giặc chạy re

Hai đứa cười ha hả

Cuộc gặp gỡ tình cờ, câu chuyện chiến thắng sôi nổi, dáng dấp hiền lành của người chiến sĩ được ghi lại trong vần thơ Tố Hữu không khoa trương mà lắng đọng, không xôn xao mà thấm thía; người thi sĩ cán bộ gặp anh Vệ quốc quân trên lưng đèo Nhe, chưa nói với nhau lời nào mà đã hiểu, đã yêu Và cái tình cảm âm thầm đằm thắm, cũng như cái miếng thuốc lào đã gắn bó họ lại với nhau

Trưa nay trên đèo cao

Ta say sưa vài phút Chia nhau điếu thuốc lào Nào anh hút tôi hút

Những cử chỉ tưởng như là nhỏ nhặt, bình thường chẳng có gì đáng nhớ"; chia nhau điếu thuốc lào", mà ngụ một tình cảm thật thắm thiết, bao la Thơ Tố Hữu thật tài tình và lý thú Ông lấy tên bài thơ là Cá nước, dựa theo cách nói quen thuộc của Giải phóng quân Việt Nam trong thời kỳ bí mật" Dân là nước, du kích là cá" Tố Hữu đã lấy sức mạnh của thơ làm cho tình "Cá nước" trở thành điển hình tình cảm mới của thời đại Đó là tình quân dân thắm thiết, nguồn gốc của tinh thần và sức mạnh của chiến tranh nhân dân

Viết về anh Vệ quốc, Chính Hữu cũng có những hình ảnh chân thực về những người lính gặp gỡ nhau trong chiến tranh:

Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Những người"tứ xứ" hôm qua còn xa lạ, hôm nay đã trở thành" tri kỷ" Cách mạng làm nảy sinh nhiều thứ tình cảm trước kia rất ít thấy: tình đồng đội, tình đồng chí, tình đại gia đình dân tộc gắn bó mọi người lại với nhau:

Gặp nhau mới lần đầu

Họ tên nào chẳng biết?

Anh người đâu, tôi đâu?

Gần nhau là thân thiết

Gian khổ bao nhiêu họ cũng quyết tâm vượt qua, càng gian khổ họ càng hăng hái tin tưởng:

Là đường Vệ quốc Tha hồ đèo dốc

Nếu cuộc sống cực nhọc trước kia đè nặng lên con người và tâm hồn dân tộc, thì bây giờ ý thức vì Tổ quốc mà vượt qua mọi khó khăn gian khổ Họ sẵn sàng hy sinh tất cả, chính điều đó tạo nên vẻ đẹp riêng của anh bộ đội trên đường lên Tây Bắc:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá nguỵ trang reo với gió đèo

Cái đẹp của anh bộ đội trong tư thế oai vệ, được nhìn qua cặp mắt của bà mẹ nghèo:

Ngực chéo hai quai Áo thì thắt bụng Đầu nó đội mũ

31 Đi tới đâu," Người lính trường chinh áo mỏng manh" ấy cũng mang lại nguồn vui cho nhân dân tới đó." Mỗi bước vàng theo đồng lúa chín- Lửa vui từng mái nứa tươi xanh" Quân thù bị xua đuổi, cuộc sống lại yên vui:

Anh về cối lại vang rừng

Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân

Anh về sáo lại ái ân Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca

[5, 226] Nhưng vì ở nơi xa kia, giặc còn đang đốt phá làng mạc, gieo rắc tang thương, nên anh lại phải ra đi, khiến bà con ngậm ngùi lưu luyến :

Nhưng rồi khói từ xa gió thổi Núi kêu anh bộ đội lên đường

Người cách mạng không có giận ghét gì hơn giận ghét địch Tố Hữu đã tả cái căm thù nét đặc trưng của một người "lính cụ Hồ" khi nghe bà mẹ kể lại tội ác của quân địch:

"Mé ơi đừng khóc Nước độc lập rồi !"

"Cặp mắt đỏ nọc ấy" còn có tác dụng góp vào việc nâng cao ý chí chiến đấu không ngừng, không mỏi mệt của người chiến sĩ, và bằng mọi giá phải tiêu diệt hết quân xâm lược Cái căm thù ấy nổi bật trong lời của người chiến sĩ quyết tâm tiêu diệt giặc, bằng một lời thơ thật mạnh và rất" bộ đội":

Chúng bay chui xuống đất

Chúng bay chạy đằng trời?

Trời không của chúng bay Đạn ta rào lưới sắt!

32 Đất không của chúng bay Đai thép ta thắt chặt!

NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU

Sự gắn bó khăng khít giữa tính dân tộc và tính đại chúng

Nếu như ở Từ ấy Tố Hữu sử dụng phần lớn là thể thơ 7 chữ, 8 chữ, thậm chí nhiều bài có vẻ trau chuốt để "thành thơ", thì đến Việt Bắc phong cách thơ của Tố Hữu đã bám sát đời sống quần chúng: phản ánh sinh hoạt của nhân dân, với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, chứa đựng lối nói, lối nghĩ của quần chúng, với hình ảnh đậm đà màu sắc ca dao dân ca, với thể thơ phong phú, linh hoạt

Tố Hữu thường dùng nhiều nhất là thể lục bát của văn học dân tộc, kết hợp đặc sắc của thơ ca dân gian và cổ điển Nó vừa kết hợp được điệu lục bát cổ của bình dân vừa phảng phất lối đối theo từng vế giống như những câu thơ cổ điển của

Truyện Kiều, hoặc Chinh phụ ngâm:

Nhà em phơi lúa chửa khô

Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng đi phá đường quan

Anh về, cối lại vang rừng

Chim reo quang mái, gà mừng dưới sân Anh về, sáo lại ái ân Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca

Tình cảm mặn nồng, sự vỗ về của tình bà cháu, tình mẹ con trong sự hoà hợp với tình yêu đất nước được Tố Hữu sử dụng bằng thể thơ lục bát như lời hát ru ngọt ngào thật yêu thương:

Xa xôi đầu xóm tre xanh

Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già

Cháu ơi cháu lới với bà

Bố mày đi đánh giặc xa chưa về

Phần lớn các câu thơ lục bát của Tố Hữu đều uyển chuyển Những câu thơ lục bát hay nhất của Tố Hữu đã tiếp nối và gắn nối được cái truyền thống của ca dao và thơ ca cổ điển Việt Nam, khai thác triệt để khả năng diễn đạt của câu thơ lục bát trong truyền thống văn học dân tộc để miêu tả cuộc sống của nhân dân một cách sinh động

Gắn với truyền thống cổ điển Việt Nam, Tố Hữu luôn tìm cách làm mới mình trước những trang thơ Ông viết những vần thơ 7 chữ mà ta thấy nhiều lúc có bề thế của câu thơ 8 chữ nhằm thể hiện không khí dồn dập, sôi nổi trong cuộc kháng chiến của nhân dân:

Nghe trưa nay tháng năm mồng bảy Trên đầu bay thác lửa hờn căm!

Trông: Bốn mặt, lũy hầm sập đổ Tướng quân bay lố nhố cờ hàng Trông: chúng ta cờ đỏ sao vàng Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!

Hay mấy câu thơ mở đầu Ta đi tới Ở đây Tố Hữu đã vận dụng một cách linh hoạt việc sử dụng niêm luật, phối thanh, nhạc điệu khiến cho câu thơ khi đọc lên ta nghe thật thoải mái, phù hợp với tâm hồn con người đã được làm chủ đất nước:

Trên đường cái, ung dung ta bước Đường ta rộng thênh thang tám thước Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

Qua Tố Hữu, những câu thơ vốn hiền lành như bốn chữ, năm chữ cũng nói lên được cái đồ sộ, hoành tráng, hùng vĩ:

Voi là voi ơi Voi đi đánh nhé

Voi gầm voi ré Voi xé tơi bời !

[5, 233] Ở bài Lượm ta lại cảm nhận được cái nhanh nhẹn, tháo vát, mạnh bạo, không sợ hiểm nguy của bé Lượm giữa làn đạn của kẻ thù:

Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo

[5, 239] Để có đủ khả năng biểu hiện nội dung mới, thể thơ nhiều khi phải phá luật Trong mỗi bài thơ, Tố Hữu không chỉ sử dụng một thể thơ lục bát, song thất lục bát, hay ngũ ngôn mà còn sử dụng linh hoạt tất cả các thể thơ trong cùng một bài để nhịp thơ ăn khớp với nhịp suy nghĩ, tình cảm của nhân dân Bài thơ Phá đường là minh chứng khá rõ việc Tố Hữu phối hợp các thể thơ, làm cho bài thơ thật dồi dào tính nhạc:

Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế

Gió qua rừng Đèo Khế gió sang

Em là con gái Bắc Giang

Rét thì mặc rét nước làng em lo

Nhà em phơi lúa chửa khô

Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong

Trăng non mới hé Đường thì dài, Hố xẻ chưa sâu

Chưa sâu thì cuốc cho sâu

Có anh có chị cùng nhau ta đào !

Anh cuốc em cuốc Đá lở đất nhào !

Chỉ trong một đoạn thơ, Tố Hữu đã sử dụng các thể thơ khác nhau, khi thì dàn trải, khi trở nên mềm mại uyển chuyển, khi lại sôi nổi hào hứng khiến cho nhịp điệu phong phú, linh hoạt theo cảm xúc, sự việc, mà tác giả muốn bộc lộ Thành công của bài Phá đường được củng cố bởi hàng loạt các bài thơ khác, như Hoan hô chiến sĩ Điện Biên:

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp

Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp !

Vinh quang Tổ quốc chúng ta

Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

Vinh quang Hồ Chí Minh,

Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi

Tiếng reo núi vọng sông rền Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ

Tố Hữu sử dụng rất linh hoạt những câu thơ tự do, ngắn dài khác nhau, để diễn đạt những nội dung tư tưởng, tình cảm biến đổi Đọc đoạn thơ trên ta như hiểu được sau những trận đánh dữ dội của quân và dân ta là một niềm xúc động trào dâng khi nhận được tin quân ta chiến thắng, câu thơ thật ngắn gọn, dồn dập, bỗng được ghi lại bằng những câu thơ dài khi nói tới niềm vui chiến thắng, và trong niềm vui chiến thắng ấy là chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh Tổ quốc, hình ảnh Bác Hồ

57 kính yêu của dân tộc Câu thơ dài, nhịp thơ sôi trào, thể hiện niềm vui vô bờ của quân và dân ta sau chín năm gian khổ trông đợi để có được ngày hôm nay

Khi cần gợi khí thế sục sôi của chiến dịch Điện Biên, muốn ghi lại những gian khổ hy sinh nhưng đầy ý chí kiên cường của quân và dân ta, Tố Hữu cũng sử dụng những câu thơ ngắn dài khác nhau:

Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn!

Những đồng chí thân chôn làm giá súng

[5, 257] Hoặc khi cần nói tới các miền đất khác nhau của Tổ quốc, nhắc đến chiến công của chiến khu cách mạng, nhà thơ cũng sử dụng đắc địa việc phối hợp các thể thơ:

Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp

Tố Hữu sử dụng những câu thơ liền mạch, thường theo diễn biến của tình cảm, theo lối "các câu thơ gọi nhau", nên "tiếng gọi" của câu đầu có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bài thơ:

Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái ung dung ta bước Đường ta rộng thênh thang tám thước

58 Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

[5, 261] Trong bài thơ Việt Bắc nhà thơ cũng tạo nên sự liền mạch của hơi thơ, các câu thơ "ríu rít" gọi nhau, hai nhân vật "Mình" và "Ta" cứ xoắn xít, đan cài từ đầu đến cuối bài thơ:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ? [5, 266] Nhìn chung, Tố Hữu rất thành thạo trong các thể thơ truyền thống Đối với ông tất cả đều là thơ điệu nói- đúng như nhận xét của Giáo sư Trần Đình Sử Đó là thơ của người Việt Nam hiện đại, là kiểu thơ dân tộc hiện đại

Sự kết hợp giữa tính dân tộc và âm hưởng hiện đại

Tố Hữu đã lấy dân tộc làm nền tảng cho thơ mình Ông tiếp thu truyền thống thơ ca dân gian, cổ điển của dân tộc, một sự tiếp nhận sâu và đa diện, tiếp nhận một cách sáng tạo đầy bản lĩnh "Ông tiếp thu phần hồn, đón lấy cái hương, cái “nhụy” của nó", đúng như Nguyễn Đình Thi nhận xét

Nhìn lại các bài thơ gắn với truyền thống nhất của Tố Hữu, đều có một sự hài hoà hiếm có giữa tính dân tộc và tính hiện đại Hiện đại không chỉ nội dung mà cả hình thức thể hiện, hiện đại ngay trong các thể thơ cổ điển của dân tộc, trong cách biểu hiện rất gần với thơ ca dân gian

Phong vị dân gian đậm đà trong thơ Tố Hữu, đặc biệt trong nhiều bài thơ đặc sắc như hàng loạt các bài thơ Việt Bắc, Bầm ơi, Phá đường Những câu thơ được ủ chặt giữa hương vị dân gian rất phổ biến Chính nó là sợi dây bền chặt, kết bện thơ

Tố Hữu với truyền thống thơ ca dân tộc, tạo nên sức hấp dẫn, sức cảm hoá, sức nặng, sức bền của thơ ông trong lòng nhiều thế hệ độc giả

Tố Hữu đã tiếp thu triệt để khai thác, sử dụng và phát triển một cách sáng tạo những tinh hoa của thơ ca truyền thống, góp phần diễn tả một cách sinh động những tư tưởng tình cảm mới của thời đại Chính sự tiếp nhận sáng tạo ấy của nhà thơ đã đem lại dáng vẻ và âm hưởng hiện đại cho thơ ca truyền thống." làm cho cái hồn dân tộc nhập vào với cái hồn thời đại”,“ Tố Hữu đã giữ được hiện đại ngay trong hình thức biểu hiện tưởng là cổ điển nhất” (Lê Đình Kỵ)

Tố Hữu đã đưa câu thơ lục bát cổ điển đến một hình thức phát triển cao nhất và phong phú nhất, những câu thơ ngọt ngào, uyển chuyển, thướt tha, mà vẫn nói lên được những điều cần nói về hiện thực cách mạng, về tình cảm cách mạng:

Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét nước làng em lo Nhà em phơi lúa chửa khô Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong

Hay bài Bầm ơi với âm điệu gần gũi với ca dao, Tố Hữu đã diễn tả được tình cảm ân tình tha thiết của người con đối với người mẹ, gợi lên được hình ảnh chân thực của bà mẹ nông dân Việt Nam vất vả và tình cảm của mẹ thật cảm động Nhưng ở đây tình cảm của người mẹ đối với con rất đỗi thiêng liêng khi gắn với tình đồng bào, đồng chí, tình anh em, tình đất nước nó là sản phẩm mới của thời đại:

Bầm ơi, liền khúc ruột mềm

Có con có mẹ, có thêm đồng bào Con đi mỗi bước gian lao

Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!

[5, 230] Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm như lời ru, lời thủ thỉ đã đưa người đọc vào một thế giới sâu nặng ân tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu Vẫn là tiếng nói của tình cảm, tình yêu nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng, đối với nhân dân Và tình yêu ấy đã biến thành tình nghĩa, và Việt Bắc trở thành tiếng hát ân tình thuỷ chung của những người kháng chiến, của cả dân tộc trong một thời điểm đáng nhớ

Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già

Thuộc trong số câu thơ hay nhất của bài Việt Bắc là:

Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Trong ca dao, không gặp kiểu đại từ đổi ngôi như vậy Câu thơ vốn có gốc rễ sâu xa trong ca dao của dân tộc bỗng vụt lớn lên, mới mẻ, hiện đại Câu hỏi thật sâu nặng, đầy ý nghĩa

Bên cạnh đó bài Việt Bắc còn có những câu đọc lên như một bài ca dao hiện đại:

Muối Thái Bình ngược Hà Giang

Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh

Ai về mua vại Hương Canh

Ai lên mình gửi cho anh với nàng Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

[5, 271] Ở Tố Hữu cái hơi dân tộc kết hợp khéo léo với màu sắc hiện đại

KẾT LUẬN

Với Tố Hữu, chúng ta có một nhà thơ - chiến sĩ, biết gắn bó đời mình và hoạt động thơ ca của mình với lý tưởng cao cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc Thơ ông là thơ "mang cánh lửa", "đốt cháy trái tim con người vào ngọn lửa thần của đại nghĩa" (Xuân Diệu) Đã có bao nhiêu người cảm động vì thơ ông và từ thơ ông mà đến với cách mạng Hơn nửa thế kỷ qua, thơ Tố Hữu trở thành tấm gương phản ánh những lẽ sống lớn của dân tộc, trở thành tiếng hát của thời đại

Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu thực sự có giá trị và giữ vị trí xứng đáng trong nền thơ ca kháng chiến, bởi nó đã góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản đặt ra cho nền văn nghệ mới Việt Nam sau 1945 Đó là vấn đề dân tộc và đại chúng, vấn đề nghệ thuật và tuyên truyền, vấn đề vốn sống và kỹ năng nghề nghiệp, vấn đề hiện thực và lãng mạn, vấn đề nội dung và hình thức…Tố Hữu trong tập thơ Việt Bắc đã góp phần của mình không bằng lý luận mà bằng sáng tác, để giải quyết các vấn đề đó, và trở thành ngọn cờ tiêu biểu, đứng ở hàng đầu nền thơ ca cách mạng sau 1945- Từ Việt Bắc chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý báu về con đường đi của thơ đó là con đường gắn bó với nhân dân phục vụ lợi ích của cách mạng

Giá trị nội dung lớn của Việt Bắc- đó là một tình yêu nước, được thể hiện một cách thiết tha và cụ thể, qua tình yêu những con người đứng ở hàng đầu sự nghiệp kháng chiến - đó là anh bộ đội cụ Hồ, là những bà mẹ, những phụ nữ, những em bé…sẵn sàng hy sinh tất cả để đánh thắng giặc; là sự phát hiện những giá trị nhân văn cao cả trong những con người bình thường, “ nhỏ bé” làm nên gương mặt chung của nhân dân, vừa được cách mạng giải phóng, vừa làm nên sức mạnh giải phóng của cách mạng Là tình cảm gắn bó với quê hương cách mạng mang tên Việt

Bắc“ thủ đô gió ngàn” với cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái- những địa danh đã đi vào lịch sử và bây giờ tiếp tục cuộc kháng chiến chín năm“ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, với Trung ương, Chính phủ và Bác Hồ lãnh đạo quân dân cả nước tiến hành một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ đi tới chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại

Có thể nói, Việt Bắc bằng tiếng nói thơ ca, đã ghi nhận được những dấu ấn cụ thể cho một“ toàn cảnh” những tình cảm lớn của dân tộc trong 10 năm mở đầu nền văn học mới sau 1945, 10 năm kỷ nguyên dân chủ cộng hoà, chấm dứt 80 năm cả dân tộc chìm đắm trong tình cảnh nước mất

Với Việt Bắc, Tố Hữu là nhà thơ đi đầu và có thành tựu lớn nhất trong việc đi sâu vào hình thức dân tộc, phát triển và nâng cao tiếng nói và hình thức dân tộc để cho nhịp điệu của thơ chứa đựng được nội dung tư tưởng tình cảm của thời đại Trong khi đi vào phương hướng dân tộc, nhà thơ luôn có ý thức hướng tới đại chúng, để cho thơ có sức phổ cập rộng rãi Đồng thời biết gắn tính dân tộc với âm hưởng hiện đại, để cho thơ luôn luôn có ý nghĩa thời sự Điều đó làm nên vai trò mở đầu và dẫn dắt nền thơ ca cách mạng Việt Nam của Việt Bắc nói riêng, làm nên giá trị và sức cuốn hút mạnh mẽ của thơ Tố Hữu nói chung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Bao (1998), Tố Hữu nhà thơ - chiến sĩ, NXB Hà Nội

[2] Hoàng Cầm (1955), Bổ sung ý kiến của tôi về tập thơ “Việt Bắc”, Báo Văn nghệ (số 70)

[3] Nguyễn Cừ (1980), Tố Hữu nhà thơ cách mạng, NXB khoa học xã hội, Hà

[4] Xuân Diệu (1955), Tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, Báo Văn nghệ

[5] Tố Hữu (1997), Thơ, NXB Giáo dục

[6] Nguyễn Văn Long (Chủ biên - 2007), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập 2, NXB Đại học Sư phạm

[7] Nhiều tác giả (2003), Đến với thơ Tố Hữu, NXB Thanh niên

[8] Trần Đình Sử (1985), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Hà Nội

[9] Hoàng Trang (2015), Tố Hữu tác phẩm và lời bình, NXB Văn học

[10] Nguyễn Vũ (2016), Tác giả trong nhà trường Tố Hữu, NXB Văn học.

Trước hết em xin trân trọng cảm ơn cô Th.S Huỳnh Thị Ánh Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn em, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để hoàn thành được khóa luận này Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn và CTXH của trường Đại học Quảng Nam đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp học tập trong suốt 04 năm học qua

Trong quá trình học tập, cũng như là trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các thầy, cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của thầy, cô giáo

Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý

Em xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Khóa luận này đã được chỉnh sữa hoàn chỉnh theo ý kiến góp ý của các thành viên trong hội đồng bảo vệ khóa luận

Quảng Nam, ngày 12 tháng 05 năm 2017

Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Th.S Huỳnh Thị Ánh Hồng LATDAVANH CHANTHAPHONG

Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2

1 Lí do chọn đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

6 Đóng góp của đề tài 4

CHƯƠNG 1: HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG TẬP THƠ VI Ệ T B Ắ C CỦA TỐ HỮU 6

1.1 Hình ảnh đất nước trong thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 –

1.2 Hình ảnh đất nước trong tập thơ Vi ệ t B ắ c của Tố Hữu 11

1.2.1 Đấ t n ướ c - b ứ c tranh thiên nhiên t ươ i đẹ p 11

1.2.2 Đấ t n ướ c - ng ườ i anh hùng qua các tr ậ n chi ế n 14

1.2.2.1 Đấ t n ướ c v ớ i cách m ạ ng tháng Tám n ă m 1945 14

1.2.2.2 Đấ t n ướ c v ớ i kháng chi ế n chín n ă m 16

1.2.2.3 Đấ t n ướ c v ớ i chi ế n th ắ ng Đ i ệ n Biên Ph ủ 18

2.1 Hình ảnh con người trong thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 20

2.2 Hình ảnh con người trong tập thơ Vi ệ t B ắ c của Tố Hữu 25

2.2.1 Hình ả nh ng ườ i chi ế n s ĩ 25

2.2.1.1 Hình ả nh các anh b ộ độ i C ụ H ồ 25

2.2.1.2 Hình ả nh chú bé L ượ m 35

2.2.2 Hình ả nh ng ườ i ph ụ n ữ 38

Ngày đăng: 18/06/2024, 23:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w