phân tích tác động của vốn đầu tư nước ngoài fdi đến tăng trưởng kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay pp

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích tác động của vốn đầu tư nước ngoài fdi đến tăng trưởng kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay pp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Mục tiêu nghiên cứu: nêu ra những l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ 1

BÀI THẢO LUẬN

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thị Mai Sương Lớp học phần: 2227MAEC0111

Nhóm thực hiện: 07

Hà Nội, 2022

Trang 2

1.1 Lý thuyết về vốn đầu tư trực tiếp FDI 6

1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 8

1.3 Lý thuyết về vấn đề nghiên cứu 10

CHƯƠNG 2 13

THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017- 2021 13

2.1 Thực trạng về tình hình vốn đầu tư trực tiếp FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017- 2021 13

2.2 Ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017- 2021: 14 2.3 Kết luận chung về ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay 21

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 1: Những lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất năm 2017 Hình 2: Những lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất năm 2018

Hình 3: Dự án điều chỉnh vốn đầu tư FDI năm 2019

Hình 4: Biểu đồ FDI Việt Nam năm 2020 Hình 5: Biểu đồ FDI Việt Nam năm 2021

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, cho dù là nước đã phát triển hay đang phát triển thì mỗi quốc gia đều cần có

một nguồn vốn để phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, nguồn vốn ấy thường có hạn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI nắm giữ vai trò ngày một quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia FDI đã mang lại rất nhiều những đóng góp to lớn như bổ sung vào nguồn vốn phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy xuất nhập khẩu và còn nhiều đóng góp trên nhiều lĩnh vực khác Do đó, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI về cả mặt tích cực lẫn tiêu cực là một điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với sự tăng trưởng kinh tế Do đó, với mong muốn tìm hiểu, đánh giá và phân tích vấn đề trên, nhóm 7 chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài:

Phân tích tác động của vốn đầu tư nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

- Mục tiêu nghiên cứu: nêu ra những lý luận cơ bản, phân tích thực trạng ảnh hưởng và đề ra giải pháp phát huy hiệu quả của tác động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: tập trung nghiên cứu, đánh giá, phân tích trên quốc gia Việt Nam + Về thời gian: tập trung nghiên cứu, phân tích trong giai đoạn 2017- 2021

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu hệ thống; tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp tổng kết, phân tích và thực tiễn để tìm ra những đặc trưng của vấn đề nghiên cứu và tính quy luật của đối tượng nghiên cứu

Trang 5

4 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

STT Tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản Phương pháp nghiên

cứu

Kết quả nghiên cứu

1 Về vai trò của FDI- nghiên cứu so sánh trường hợp Việt nam và Trung

Quốc

Tác giả:

Phạm Sỹ Thành (2011)

Định tính, thống kê, tổng

hợp, so sánh

Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam và Trung Quốc, so sánh những điểm tương đồng khác biệt 2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước

ngoài trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc từ 1992 đến nay, những gợi ý với Việt Nam, Viện kinh tế và chính

trị thế giới

Tác giả:

Đỗ Thị Kim Hoa (2006)

Định tính

Khái quát hoạt động FDI của Trung Quốc giai đoạn 1992- 2005 Phân tích, làm rõ vai trò của FDI đối với việc nâng cao năng lwucj cạnh tranh kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn này

3 Impact of Foreign Direct Investment on Economic Growth in Pakistan, COMSATS Institute of Information

Technology

Tác giả: Nuzhat Falki (2009)

Định lượng

Vai trò của FDI với tăng trưởng kinh tế ở Pakistan giai đoạn 1980- 2006

4 Foreign Direct Investment and Technology Spillovers in the Turkish Manufacturing Industry, Middle East

5 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Trên cơ sở hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở trên, nhóm trình bày bài thảo luận theo bố cục gồm 3 phần chính, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng và ảnh hưởng Chương 3: Giải pháp phát huy hiệu quả

Trang 6

FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này

1.1.2 Các hình thức vốn đầu tư trực tiếp FDI

❖ Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Ưu điểm là nước chủ nhà không cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động Mặt khác, do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và để cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động

Nhược điểm là nước chủ nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tư nước ngoài và không có lợi nhuận

❖ Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Ưu điểm là góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ được nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế nhưng lại được chia sẻ rủi ro; có cơ hội để đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm; tạo cơ hội cho người lao động có việc làm và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài; Nhà nước của nước sở tại dễ dàng hơn trong việc kiểm soát được đối tác nước ngoài Về phía nhà đầu tư, hình thức này là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả, tạo thị trường mới, góp phần tạo điều kiện cho nước sở tại tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế

Nhược điểm là thường dễ xuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do các bên có thể có sự khác nhau về chế độ chính trị, phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp Nước sở tại thường rơi vào thế bất lợi do tỷ lệ góp vốn thấp, năng lực, trình độ quản lý của cán bộ tham gia trong DNLD yếu

❖ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Trang 7

Ưu điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, công nghệ; tạo thị trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của nước sở tại, thu lợi nhuận tương đối ổn định

Nhược điểm là nước sở tại không tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý; công nghệ thường lạc hậu; chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời như thăm dò dầu khí

❖ Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT

Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự án kết cấu hạ tầng, đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài, làm giảm áp lực vốn cho ngân sách nhà nước Đồng thời, nước sở tại sau khi chuyển giao có được những công trình hoàn chỉnh, tạo điều kiện phát huy các nguồn lực khác để phát triển kinh tế

Tuy nhiên, hình thức BOT có nhược điểm là độ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro chính sách; nước chủ nhà khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý, công nghệ

❖ Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Ưu điểm cơ bản là để thu hút vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt động của những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản

Nhược điểm cơ bản là dễ gây tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính

Nguồn: truc-tiep-nuoc-ngoai-fdi

1.1.3 Những nhân tố thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước 2 Chu kỳ sản phẩm

3 Có lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia 4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại 5 Có đội ngũ chuyên gia và công nghệ

6 Có nguồn tài nguyên thiên nhiên

7 Các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư của nhà nước 8 Có thị trường tiềm năng để phát triển

9 Điều kiện kinh doanh dễ dàng

10 Môi trường chính trị và xã hội ổn định 11 Nguồn lao động rẻ

Nguồn: nuoc-ngoai-ppt.htm

Trang 8

https://123docz.net/document/1620458-nhung-nhan-to-thuc-day-dau-tu-truc-tiep-1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

1.2.1 Khái niệm

hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định

Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian

1.2.2 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

Có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhưng chủ yếu hiện nay đến từ các nhân tố sau:

1 Yếu tố con người 2 Vốn

3 Số lượng người lao động 4 Tài nguyên

5 Công nghệ kỹ thuật

6 Chính sách quản lý của nhà nước

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế

1.2.3.1 Dấu hiệu nhận biết tăng trưởng kinh tế

Bản chất của tăng trưởng là sự tăng lên về mặt số lượng của tổng thu nhập hay thu nhập bình quân đầu người:

Tuyệt đối: 4Y = Yt – Yt-1: phản ánh sự thay đổi quy mô của nền kinh tế Tương đối: g = X 100%: phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ trung bình của 1 thời kì: = - 1 ≈ Yt = Yt-n X (1+g) ⁿ

Đối với các nền kinh tế nói chung, ΔY quan trọng hơn Nhưng đối với các nước đang phát triển, gia tăng quan trọng hơn vì mục tiêu của các nền kinh tế này là phát triển nhanh để đuổi kịp các nền kinh tế đi trước

1.2.3.2 Thước đo tăng trưởng kinh tế

❖ GO (tổng giá trị sản xuất): Là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do kết quả hoạt động của một nền kinh tế tạo ra trong 1 thời gian nhất định, thường là 1 năm

GO = IC + VA

Trang 9

Trong đó: IC là chi phí trung gian để sản xuất bao gồm hao phí vật chất và hao phí dịch vụ VA là giá trị tăng thêm trong kì bao gồm thu nhập của người lao động (lương, bảo hiểm.), quỹ khấu hao TSCĐ, thuế sản phấm, thặng dư sản xuất

GO không được sử dụng rộng rãi vì nó có nhược điểm là tính trùng, tính toàn bộ giá trị hàng hóa sản xuất ra, nhưng hàng hóa sản xuất ra vẫn có những hàng hóa phục vụ sản xuất không phải tất cả đều phục vụ nhu cầu tiêu dùng phản ánh quy mô không phản ánh hiệu quả và GO thường lớn hơn các chỉ số khác như GDP, GNI

❖ GDP (tổng sản phẩm quốc nội): Là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo nên trong phạm vi lãnh thổ của một nền kinh tế trong 1 thời gian nhất định thường là 1 năm Có 3 phương pháp tính GDP:

Phương pháp sản xuất: GDP = GVA + thuế sản phẩm - trợ cấp sản phẩm {GVA-ΣAi) Phương pháp sử dụng: GDP = C + I + G +NX

Trong đó: C, I, G lần lượt là chi tiêu của người tiêu dùng, nhà đầu tư và chính phủ NX là xuất khẩu ròng, bằng xuất khẩu đã trừ nhập khẩu

Phương pháp thu nhập: GDP = W + R + Pr + In + Dp + Ti

Trong đó: W là tiền lương, R là tiền thuê đất In là tiền lãi đầu tư, Pr là lợi nhuận trước thuế, Dp là khấu hao tài sản, Ti là thuế gián thu

❖ GNI (tổng thu nhập quốc dân): Là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân của 1 nước tạo ra trong 1 giai đoạn nhất định thường là 1 năm

GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố ròng với nước ngoài

Trong điều kiện các nước đang phát triển, GDP > GNI do thu từ nước ngoài lớn hơn chi cho nước ngoài GDP tính theo cách 3 là căn cứ để tính GNI

❖ NI (NNI): Là phần giá trị mới sáng tạo ra của 1 nền kinh tế trong thời gian nhất định thường là 1 năm

NNI = GNI – Dp

❖ NDI: thu nhập quốc gia sử dụng dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần NDI = GNI + chênh lệch chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài như kiều hối, ODA Chuyển nhượng hiện hành là sự trao đổi 1 chiều hoặc nhận lại không tương đương hàng hóa hoặc dịch vụ với mục đích là tiêu dùng cuối cùng với quy mô nhỏ

❖ Thu nhập bình quân:

(Y) = Y/N

Nguồn: giai-doan-2001-den-nay.htm

Trang 10

https://123docz.net/document/3273286-danh-gia-tang-truong-kinh-te-viet-nam-1.3 Lý thuyết về vấn đề nghiên cứu

1.3.1 Ảnh hưởng tích cực của vốn đầu tư trực tiếp FDI đến tăng trưởng kinh tế

1.3.1.1 Đối với các nước nhận đầu tư

lợi cho họ để đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn đầu tư

Hai là, Với hình thức FDI, các chủ đầu tư sẽ tránh được các rào cản bảo hộ mậu dịch, phi mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư

Ba là, Việc đầu tư nguồn vốn FDI giúp nhà đầu tư có thể khai thác được nhiều lợi thế từ nước nhận đầu tư

Bốn là, Việc đầu tư FDI giúp chủ đầu tư có thể tận dụng tối đa các công nghệ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất mà không tổn kém quá nhiều chi phí

Năm là, Thực hiện chính sách chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Sáu là, Hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các nước đang phát triển sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường thế giới thông qua liên doanh và mạng sản xuất, cung ứng trong khu vực toàn cầu

Bảy là, Chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa

1.3.1.2 Tác động đối với các nước nhận đầu tư

Một là, Thực hiện tốt việc tiếp nhận FDI đem lại cho nước tiếp nhận nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường

Hai là, FDI thường đi kèm với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, chuyển giao các bí quyết công nghệ (bí quyết kỹ thuật) tiên tiến Nhờ chuyển giao, lan tỏa công nghệ mà năng suất lao động ở nước tiếp nhận và hiệu quả sử dụng các nguồn lực ngày càng tăng

Ba là, Đối với các doanh nghiệp, kỹ năng quản lý, điều hành, quản trị doanh nghiệp đều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trường toàn cầu hoá, hội nhập và cạnh tranh quốc tế gay gắt

Bốn là, Thực hiện FDI tại các nước nhận đầu tư, các công ty đa và xuyên quốc gia sử dụng nhiều nguồn lao động địa phương

Năm là, Lợi ích thu được của các nước tiếp nhận đầu tư từ các hoạt động nghiên cứu, triển khai và phát triển, thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với việc di chuyên vốn

Sáu là, Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển sẽ giúp các doanh nghiệp nước tiếp nhận tiếp cận với thị trường thế giới thông qua liên doanh và mạng sản xuất, cung ứng trong khu vực và toàn cầu

Bảy là, FDI được thực hiện một cách hiệu quả hướng vào việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế, khu vực kinh tế, tạo điều kiện từng bước khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực thúc đẩy nền kinh tế hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tế

Trang 11

1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của vốn đầu tư trực tiếp FDI đến tăng trưởng kinh tế

1.3.2.1 Đối với các nước đi đầu tư

Một là, khi nhà đầu tư đem vốn đi đầu tư nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi một khoản đầu tư

Hai là, doanh nghiệp FDI sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro cả về vật chất lẫn môi trường chính trị

Ba là, khó khăn trong quản lý vốn và công nghệ

Bốn là, thâm hụt tạm thời cán cân thanh toán quốc tế hay còn gọi là bội chi cán cân thanh toán quốc tế (Tổng số tiền thu được < Tổng số tiền chi ra)

Năm là, do sử dụng lao động giá rẻ ở nước ngoài nên sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nước chủ đầu tư

1.3.2.2 Đối với các nước nhận đầu tư

❖ Chuyển giao công nghệ

Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu Chính vì việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là:

- Tính giá trị thực của những máy móc chuyển giao rất khó làm cho nước đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận

- Gây tổn hại môi trường sinh thái

- Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới

❖ Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư

Các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quốc gia

❖ Chi phí cho việc thu hút FDI và sản xuất không thích hợp

Chi phí của việc thu hút FDI: Các nước tiếp nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là giảm thuế, miễn thuế… trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài

Sản xuất hàng hóa không thích hợp: Các nhà đầu tư sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp cho các nước kém phát triển, hàng hóa có hại cho sức khỏe con người và gây ô

Trang 12

nhiễm môi trường như: khuyến khích không dùng thuốc lá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có gas thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng

❖ Tổn hại đến môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo tổng hợp tại Hội nghị toàn quốc bảo vệ môi trường hàng năm như sau: Cả nước tiêu thụ hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại trong khi việc xử lý chất thải, nước thải còn rất hạn chế

Tác hại hơn, trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp (KCN) với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu Đây là những con số thống kê cho thấy nguy cơ và hiện tượng ô nhiễm đến môi trường đất, nước và không khí đang ở mức báo động ❖ Những ảnh hưởng tiêu cực khác về an ninh- xã hội

Có thể thông qua việc đầu tư để thực hiện hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị Thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễn biến hòa bình” Có thể nói rằng sự tấn công của các thế lực thù địch nhằm phá hoại ổn định về chính trị của nước nhận đầu tư luôn diễn ra dưới mọi hình thức tinh vi và xảo quyệt Mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất sẽ làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị Sự mất cân đối này có thể gây ra mất ổn định về chính trị, hoặc FDI cũng có thể gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội

Nguồn: den-tang-truong-kinh-te.htm

nuoc-ngoai-fdi-den-viet-nam-hien-nay-64182.htm

Trang 13

2.1.1 Thực trạng về vấn đề vốn đầu tư trực tiếp FDI của Việt Nam

Sau hơn 30 năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện đều có sự cải thiện so cùng kỳ các năm Báo cáo công bố từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2017,Việt Nam đã thu hút được trên 25.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 333 tỷ USD; tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà nhà đầu tư nước ngoài đạt 35,88 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 17,5 tỷ USD Đến năm 2021, vốn góp vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, đặc biệt vốn kiểm soát và điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5 % Đến nay, đã có 129 quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam Các dự án FDI đã hiện diện tại 63/63 địa phương, vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh của Việt Nam

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một động lực chính cho sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Giai đoạn gần đây dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam luôn tăng mạnh theo từng năm Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam cho tới nay rõ ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu Đồng thời, chính sách này đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được nguồn thu của Nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia Ngoài những lợi ích trực tiếp, thực tế cũng cho thấy vốn FDI đã bắt đầu tạo ra những lợi ích gián tiếp đáng kể nhờ tạo hiệu ứng lan toả sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế, như giới thiệu các công nghệ, bí quyết kinh doanh mới, các chuẩn mực quốc về sản xuất và dịch vụ, phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động, cũng như tạo việc làm trong các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, trong những năm vừa qua, bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI đã có nhiều vấn đề bất cập như gia tăng ô nhiễm môi trường, áp đảo doanh nghiệp trong nước, ít sử dụng nhân sự tại chỗ, ứng dụng chuyển giao công nghệ thấp… Vấn đề thu hút vốn FDI chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển của Việt Nam

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:35

Tài liệu liên quan