1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát ở việt nam trong giai đoạn 2017 2021

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021
Tác giả Nhóm 02
Người hướng dẫn Cô Hồ Thị Mai Sương
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế học vĩ mô
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 641,93 KB

Nội dung

Bài thảo luận của nhóm chúng em nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách tài khóa và những tác động của chính sách ấy tới sản lượng và lạm phát ở nước ta giai đoạn 2017-2021 ; từ đó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT

  

BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN SẢN LƯỢNG

VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2021

Giảng viên hướng dẫn: Cô Hồ Thị Mai Sương Lớp học phần : 2227MAEC0111 Nhóm thực hiện : 02

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT CỦA MỘT NỀN KINH TẾ 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 7

1.1.1 Khái niệm, tổng quan về chính sách tài khóa 7

1.1.2 Sản lượng 7

1.1.3 Lạm phát 7

1.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 8

1.2.1 Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khóa 8

1.2.2 Cơ chế tác động của chính sách tài khóa 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2021 12

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu 12

2.2 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu 12

2.2.1 Chính sách tài khóa của Việt Nam 2017-2021 12

2.2.2 Tác động Chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021 15

2.2.3 Đánh giá về những tác động của chính sách tài khóa VN 2017-2021 đến sản lượng và lạm phát 16

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP 19

KẾT LUẬN 21

LỜI CẢM ƠN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Hình 1: Đồ thị chính sách tài khóa khi nền kinh tế suy thoái

Hình 2: Đồ thị chính sách tài khóa khi nền kinh tế tăng trưởng nóng

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như hiện nay, các nhà kinh doanh đang ra sức mở rộng sản xuất nhằm tạo ra thật nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu vô hạn của con người Tuy nhiên, việc tạo ra nhiều hàng hóa ấy đã vô tình phản lại mong muốn có nhiều lợi nhuận của các doanh nghiệp Hàng hóa tăng nhanh hơn nhu cầu của con người dẫn đến việc cung vượt quá cầu và dẫn tới tình trạng lạm phát xuất hiện Lạm phát xuất hiện

đã khiến cho nền kinh tế gặp nhiều bất ổn đòi hỏi các cơ quan nhà nước, chính phủ phải vào cuộc đề ra các biện pháp nhằm điều chỉnh để giảm thiểu các tác hại do lạm pháp gây nên Và chính sách tài khóa được xem là một trong những công cụ quan trọng của chính Phủ, giúp điều tiết nền kinh tế vĩ mô, giảm thiểu bất ổn của nền kinh tế

Xét trên những thực tế đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tác

động của Chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021” Bài thảo luận của nhóm chúng em nghiên cứu về tình hình thực hiện chính

sách tài khóa và những tác động của chính sách ấy tới sản lượng và lạm phát ở nước ta giai đoạn 2017-2021 ; từ đó đưa ra kiến nghị và đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình kinh tế Việt Nam

2 Ý nghĩa đề tài

Đưa ra những thành tích và hạn chế của chính sách tài khóa trong những năm qua Đồng thời nắm bắt được những nhận định chung về sự tác động của chính sách tới sản lượng và lạm phát để tích lũy kiến thức và có những đề xuất điều chỉnh kịp thời cho cá nhân và doanh nghiệp

3 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách tài khóa và tác động của nó đến sản lượng và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021.Từ đó đề xuất các giải pháp, định hướng phát triển để hoàn thiện hơn

4 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được dựa trên việc tìm hiểu các số liệu báo cáo của các tổ chức thống kê trực thuộc nhà nuớc, các đánh giá, nhận định của các chuyên gia kinh tế về chính sách tài khóa và tác động của nó tới sản lượng và lạm phát đối với nền kinh tế nước ta

5 Bố cục đề tài

Bài thảo luận gồm các phần:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về chính sách tài khoá và sự tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát của một nền kinh tế

Chương 2: Thực trạng về tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2017-2021

Trang 6

Chương 3: Phương hướng, giải pháp

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT CỦA MỘT NỀN KINH TẾ

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm, tổng quan về chính sách tài khóa

- Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế và chi tiêu công để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế

- Vai trò của chính sách tài khóa:

+ Về mặt lý thuyết thì chính sách tài khóa là một công cụ để khắc phục thất bại của thị trường đồng thời phân bổ các nguồn lực có hiệu quả thông qua việc thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thuế

+ Công cụ phân phối, tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân Mục tiêu của chính sách tài khóa sẽ làm để điều chỉnh phân phối thu nhập, tài sản, cơ hội hoặc rủi ro có nguồn gốc từ thị trường Tức chính sách này sẽ tạo lập sự ổn định về mặt xã hội để tạo nên môi trường ổn định hơn cho việc tăng trưởng và đầu tư

+ Chính sách tài khóa sẽ hướng đến mục tiêu tăng trưởng, định hướng phát triển Dù tăng trưởng trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả cũng là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa

1.1.2 Sản lượng

- Sản lượng hay đầu ra (output) là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra bằng cách kết

hợp các đầu vào nhân tố Để thuận tiện cho phân tích, trong bảng cân đối liên ngành, người ta còn gọi sản lượng là đầu ra

- Sản lượng tiềm năng là sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn dụng nhân công mà không gây nên lạm phát Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố của sản xuất như là lao động, vốn, công nghệ, các nguồn lực khác sẵn có…

1.1.3 Lạm phát

- Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ

Trang 8

1.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khóa

*Mục tiêu của chính sách tài khóa:

- Chính sách tài khóa được sử dụng nhằm hướng nền kinh tế đến những mục tiêu đã đề

ra Trong ngắn hạn mục tiêu đó là tăng sản lượng, ổn định giá cả, giảm tỷ lệ thất nghiệp

+ Trong đó mục tiêu hàng đầu của chính sách tài khóa là thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của quốc gia (Chính phủ sử dụng các công cụ chính sách để tác động điều chỉnh các thành phần chi tiêu của nền kinh tế và hướng nền kinh tế đạt được mức sản lượng như mong muốn)

+ Mục tiêu thứ hai của chính sách tài khóa là giảm tỷ lệ thất nghiệp Thường thì mục tiêu sản lượng và mục tiêu tạo việc làm đi song hành với nhau bởi khi nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn, các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn thì nhu cầu sử dụng lao động cũng tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ giảm đi

+ Việc tác động vào các thành phần của tổng chi tiêu cũng sẽ tác động đến trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa và tác động lên giá cả thị trường nên việc thực hiện chính sách tài khóa cũng góp phần thực hiện mục tiêu thứ ba là điều tiết giá cả thị trường và ổn định kinh tế

-Trong dài hạn, chính sách tài khoá có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua tác động đến cơ cấu đầu tư của nền kinh tế trong dài hạn

*Công cụ của chính sách tài khóa:

Để thực hiện chính sách tài khóa, Chính phủ sử dụng hai công cụ là chi tiêu của Chính phủ và Thuế

+ Chi tiêu của Chính phủ (G): Sự thay đổi trong chi tiêu của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi tiêu của toàn xã hội, vì G là một bộ phận của tổng chi tiêu

+ Thuế (T): Là hình thức chủ yếu của thu ngân sách nhà nước Thuế là nguồn thu bắt buộc để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước Khi Chính phủ tăng thuế hay giảm thuế, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tác động đến thu nhập của người dân và doanh nghiệp dẫn đến sự thay đổi của chi tiêu cho tiêu dùng và cho đầu tư Kết quả là tổng cầu, sản lượng, việc làm và giá cả thay đổi

1.2.2 Cơ chế tác động của chính sách tài khóa

Trang 9

*Trường hợp 1: Nền kinh tế vận hành dưới mức sản lượng tiềm năng, thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng (dấu hiệu của nền kinh tế suy thoái)

+ Thực trạng: Khi nền kinh tế vận hành dưới mức sản lượng tiềm năng Y<Y*, thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng Để khôi phục nền kinh tế Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (hoặc Chính sách tài khóa lỏng) làm tăng tổng cầu (tăng G, giảm T)

+ Chính sách tài khóa lỏng: Để khôi phục nền kinh tế và giảm thất nghiệp Chính phủ cần phải tăng chi tiêu Chính phủ, giảm thuế hoặc kết hợp vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế Vì chi tiêu của Chính phủ là một yếu tố cấu thành nên tổng chi tiêu (hay tổng cầu) nên khi chi tiêu của Chính phủ tăng làm cho tổng cầu tăng Còn khi Chính phủ giảm thuế (chẳng hạn như thuế tiêu dùng hay thuế thu nhập doanh nghiệp) sẽ kích thích làm cho tiêu dùng hay đầu tư tăng lên, tương ứng làm cho tổng cầu tăng Khi Chính phủ kết hợp cả tăng chi tiêu Chính phủ và giảm thuế thì tổng cầu càng được kích thích tăng lên nhiều hơn Tổng cầu tăng, đến lượt nó khiến các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên, dẫn đến sản lượng tăng Để tăng sản lượng, doanh nghiệp có xu hướng huy động và sử dụng nhiều nguồn lực hơn, trong đó có nguồn lao động, khiến cho thất nghiệp có xu hướng giảm

Hình 1: Đồ thị chính sách tài khóa khi nền kinh tế suy thoái

*Trường hợp 2: Nền kinh tế vận hành trên mức sản lượng tiềm năng, lạm phát gia tăng (dấu hiệu của nền kinh tế tăng trưởng nóng)

+ Thực trạng: Khi sản lượng nền kinh tế vượt quá sản lượng tiềm năng Y>Y* dẫn đến lạm phát trong nền kinh tế gia tăng Để kiềm chế lạm phát chính phủ cần sử dụng

Trang 10

chính sách tài khóa thắt chặt (hoặc chính sách tài khóa chặt) làm giảm tổng cầu ( giảm

G, tăng T)

+ Chính sách tài khóa thắt chặt: Để đưa nền kinh tế về hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng và kiểm soát mức lạm phát công cụ được sử dụng là giảm chi tiêu Chính phủ, tăng thuế hoặc kết hợp vừa giảm chi tiêu.Vì chi tiêu Chính phủ là một yếu tố cấu thành lên tổng chi tiêu nên khi Chính phủ giảm chi tiêu sẽ làm cho tổng cầu giảm.Bên cạnh đó việc Chính phủ tăng thuế khiến tiêu dùng hay đầu tư giảm đi, tương ứng làm cho tổng cầu giảm đi Hoặc Chính phủ có thể kết hợp cả giảm chi tiêu Chính phủ và tăng thuế để tổng cầu giảm đi nhanh hơn Tổng cầu giảm khiến các doanh nghiệp tương ứng giảm sản xuất cũng như giảm giá thành của các hàng hóa dịch vụ Từ đó lạm phát của nền kinh tế được kiềm chế

Hình 2: Đồ thị chính sách tài khóa khi nền kinh tế tăng trưởng nóng 1.3 Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát

Thực tế cho thấy giữa chính sách tài khóa và nền kinh tế có một mối quan hệ khăng khít Chính sách tài khóa là công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế, ngược lại nền kinh tế là môi trường chứa đựng các yếu tố ảnh hưởng đến thu chỉ ngân sách nhà nước.Nếu chính sách tài khóa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn thì có thể nâng cao hoàn thiện tác dụng từ đó phát triển xã hội một cách tốt hơn

Việc thay đổi chi tiêu một mặt làm ảnh hưởng đến Tổng chi tiêu toàn xã hội,mặt khác cũng có thể làm thay đổi thu nhập của dân cư thông qua các khoản trợ cấp Từ đó ảnh hưởng đến giá cả, sản lượng công ăn việc làm Bởi vậy, chính sách tài khóa có liên quan đến tác động Tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế

Trang 11

Trên góc độ kinh tế vĩ mô, những mục tiêu cơ bản thường là ổn định kinh tế vĩ

mô ngắn hạn, bao gồm ổn định sản lượng quốc gia, tăng trưởng kinh tế cao tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp trong dài hạn, đồng thời đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập quốc dân.Tất cả các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản này đều đồng thời chịu sự kiểm sát của “ Bàn tay vô hình”trong nền kinh tế thị trường hiện đại lại vừa có thể chịu

sự tác động có chủ đích, có định hướng từ “Bàn tay hữu hình” của nhà nước thông qua các hoạt động thu và chi ngân sách nhà nước Bằng công cụ chính sách liên quan đến ngân sách nhà nước, nhà nước có thể phối hợp “Bàn tay vô hình” với “ Bàn tay hữu hình” do kinh tế thị trường tạo ra để đưa nền kinh tế thị trường về trạng thái mong muốn, được đặc trưng bởi các chi tiêu kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa mở rộng có tác dụng kích thích tăng Tổng cầu khiến cho đường Tổng cầu dịch chuyển sang phải Trong điều kiện không toàn dụng và Tổng cung không đổi, sự dịch chuyển này có thể làm tăng GNP thực tế trong khi lại ít ảnh hưởng đến giá cả

Chính sách tài khóa thắt chặt có tác dụng kích thích Tổng cầu giảm , khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển sang trái Trong điều kiện toàn dụng và Tổng cung không đổi sự dịch chuyển này lại ít ảnh hưởng đến sản lượng và tỷ lệ việc làm

Với những phân tích nêu trên, có thể thấy rõ chính sách tài khóa có tác động trực tiếp, quan trọng đến sự tăng trưởng kinh tế ổn định vĩ mô của mỗi quốc gia Cơ chế tác động của chính sách tài khóa khá rõ ràng,song trên thực tế để điều hành chính sách tài khóa mang lại những hiệu quả điều tiết vĩ mô tích cực, phù hợp với nguồn lực vẫn còn nhiều hạn chế

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2021

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu

*Khái quát tổng quan về thực trạng chính sách tài khóa ở Việt Nam 2017-2021

Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, thể chế tài chính công của Việt Nam liên tục được hoàn thiện, đổi mới nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển của đất nước nói chung và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện nói riêng Nhờ đó, vai trò của CSTK trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về thúc đẩy tăng trưởng toàn diện đã được chú trọng hơn so với trước, thể hiện trên một số khía cạnh như sau:

Quy mô thu NSNN giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 25,2% GDP Bên cạnh đó,

cơ cấu thu NSNN đã bền vững hơn Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN giai đoạn

2016 - 2020 khoảng 81,9%, trong đó năm 2020 đạt khoảng 85,3%, hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 07-NQ/TW là đến năm 2020 đạt 84 - 85% Sự phụ thuộc vào thu từ dầu thô và thuế nhập khẩu giảm mạnh so với giai đoạn 10 năm trước

2.2 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Chính sách tài khóa của Việt Nam 2017-2021

2.2.1.1 Bối cảnh kinh tế ở Việt Nam

Với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, kinh

tế Việt Nam duy trì mức tăng trưởng là 6,7% năm 2017; 7,08% năm 2018; 6,97% năm

2019

Kinh tế Việt Nam năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 năm 2020 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2021, ước tính GDP tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh

2.2.1.2 Tình hình thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam

Báo cáo trước Quốc hội và cử tri cả nước, chiều 9/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính

Hồ Đức Phớc cho biết, dưới sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, nhiệm vụ thu, chi ngân sách của năm 2021 hoàn thành với thu ngân sách vượt dự toán đề ra và chi ngân

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w