ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI THU HOẠCHHọc phần: Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề tài: Giá trị lịch sử và nhân văn trong bản di chúc của chủ tịch Hồ Chí MinhGiảng viên phụ tr
Trang 1ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI THU HOẠCH
Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài: Giá trị lịch sử và nhân văn trong bản di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh
Giảng viên phụ trách: Ths Nguyễn Thị Thu Hà
Họ và tên sinh viên: Trần Văn Tuân
MSSV: 20216757
Mã lớp: 142959
Tháng 12, 2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
I Lý do chọn đề tài 2
II Ý Nghĩa đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 5
I NỘI DUNG DI CHÚC 5
II.GIÁ TRỊ CỦA BẢN DI CHÚC 9
2.1 Giá trị lịch sử 9
2.1.1 Văn kiện lịch sử có giá trị lý luận sâu săc 10
2.1.2 Văn kiện lịch sử có giá trị thực tiễn lớn lao 12
2.2 Giá trị nhân văn 13
PHẦN KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Ngày 2 tháng 9 năm 1969, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, Bác Hồ kính yêu của dân tộc đã ra đi vĩnh viễn Trong thời khắc đau buồn của lịch sử dân tộc, khi mà “người tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” ấy, hàng chục vạn đồng bào tụ họp trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, cùng hàng chục triệu người Việt Nam từ mọi phương trời, miền Bắc và miền Nam, trong và ngoài nước, khóc lặng, thành kính đón nhận từng dòng, từng chữ trong Di Chúc Người gửi lại
"Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
Đó là những lời cuối cùng trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu Di chúc là một tư liệu chính trị - lịch sử vô cùng quý giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta Bác đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn Đảng, toàn dân, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng, cùng bầu bạn quốc tế Sau 41 năm ra đời, ngày nay đọc lại bản Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngẫm nghĩ những lời Bác căn dặn, ta càng xúc động, thấm thía công ơn trời biển của Bác đối với đất nước và dân tộc, càng vững tin đi theo đường lối cách mạng đúng đắn và sáng suốt của Người
Di sản mà Người để lại trong Di chúc không phải là của cải, tiền bạc, sự kế thừa địa vị
mà là những lời dặn dò tâm huyết, những bài học được đúc kết từ thực tế cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và từ kết quả của tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam đã trải qua gần một nửa thế kỷ Chính vì vậy, Di chúc của Người không những có ý nghĩa thiêng liêng với hiện tại mà còn nguyên giá trị to lớn đối với tương lai Thông qua đề tài
“Tìm hiểu về nội dung và giá trị của Di chúc”, em rất muốn nghiên cứu, tìm hiểu, làm
rõ giá trị lịch sử và nhân văn trong lời căn dặn của Bác trước lúc đi xa, góp phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, đưa đất nước ta ngày càng phát triển và tiến
Trang 4bộ , xứng đáng với những kì vọng mà Bác đã giao phó.
Không gian Bác Hồ viết di chúc
Đối tượng nghiên cứu của đề tài : giá trị lịch sử và nhân văn của bản Di chúc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai
Di chúc là bản tổng kết thực tiễn kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng và phương hướng phát triển của dân tộc, đồng thời thể hiện cô đọng nhân cách của vị lãnh tụ, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh Di chúc kết tinh những giá trị lịch sử, văn hoá, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó mỗi chữ, mỗi câu, mỗi đoạn văn được viết ra đều là kết quả của sự suy ngẫm, chắt lọc sâu sắc tư tưởng, tình cảm
và trí tuệ của Người, là một chương trình hành động trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng lại đất nước sau khi nước nhà thống nhất
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai
Trang 5triển của dân tộc, đồng thời thể hiện cô đọng nhân cách của vị lãnh tụ, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh Di chúc kết tinh những giá trị lịch sử, văn hoá, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó mỗi chữ, mỗi câu, mỗi đoạn văn được viết ra đều là kết quả của sự suy ngẫm, chắt lọc sâu sắc tư tưởng, tình cảm
và trí tuệ của Người, là một chương trình hành động trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng lại đất nước sau khi nước nhà thống nhất
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai
Di chúc là bản tổng kết thực tiễn kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng và phương hướng phát triển của dân tộc, đồng thời thể hiện cô đọng nhân cách của vị lãnh tụ, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh Di chúc kết tinh những giá trị lịch sử, văn hoá, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó mỗi chữ, mỗi câu, mỗi đoạn văn được viết ra đều là kết quả của sự suy ngẫm, chắt lọc sâu sắc
tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của Người, là một chương trình hành động trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng lại đất nước sau khi nước nhà thống nhất
II Ý Nghĩa đề tài
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hóa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai Những lời căn dặn, những điều mong muốn của Bác luôn hiện diện và là kim chỉ nam trên mỗi chặng đường phát triển của dân tộc
Bản di chúc đó mãi mãi vẫn là tấm gương chiếu rọi cho các lớp hậu thế trên mỗi đoạn thác ghềnh của lịch sử Thông qua việc tìm hiểu nội dung và giá trị của bản
Di chúc đã giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về tư tưởng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng những phẩm chất cao quý của người Từ đó mọi người tiếp tục kế thừa phát huy tư tưởng của Bác, sống, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại, cùng chung tay xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh,
ấm no và hạnh phúc
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
I NỘI DUNG DI CHÚC
1 Hoàn cảnh ra đời
Lịch sử đã có sự trùng hợp thiêng liêng và kỳ diệu Ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Ngày 2-9-1969, Bác Hồ ra đi từ khu vực nhà sàn đơn sơ cũng thuộc Quảng trường Ba Đình lịch sử Hai sự kiện diễn ra vào hai thời điểm khác nhau của đất nước nhưng lại gắn bó chặt chẽ như một tất yếu lịch sử.Bác Hồ chuẩn bị cho việc ra đi của mình thật là ung dung và thanh thản, ''để sẵn mấy lời'' cho đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bè bạn khắp nơi khỏi thấy đột ngột Những điều dặn lại
đã dẫn dắt toàn dân tộc bước tiếp trên con đường cách mạng đã được chính Bác Hồ vạch ra từ năm 1930, với bản Chính cương vắn tắt mà cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, khẳng định tầm nhìn xa, trông rộng của thiên tài Hồ Chí Minh Từ năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự cảm nhận được sức khỏe của Người giảm sút so với những năm trước đó Người cho rằng, ở tuổi 75 Người thuộc lớp người “xưa nay hiếm” Tuy cảm thấy “tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh”, nhưng Người dự báo “Ai dám biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng được mấy năm tháng nữa” Rõ ràng Hồ Chí Minh đã dự cảm được thời khắc quan trọng của thời gian còn lại
ở cuối cuộc đời mình Từ dự cảm đó, Người viết: “Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác,thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột” Vì vậy, Người đã chủ động viết Di chúc, để lại tình thương yêu và những lời căn
dặn tâm huyết cho nhân dân ta, cho Đảng và bạn bè gần xa Tuy sức khỏe giảm sút, nhưng ở Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nồng cháy một tình yêu lớn và tinh thần trách nhiệm cao với đồng chí, đồng bào, toàn dân tộc, với cách mạng Việt Nam và với cách mạng thế giới
1.1 Tài liệu gốc
Năm 1965, Bác viết bản Di chúc gồm ba trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối để ngày 15.5.1966 Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ
Trang 7Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm sáu trang viết tay.
Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm
1965, và viết thêm một số đoạn Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục
và phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước Trong đó đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc đối với thương binh, Bắc viết rồi lại gạch chéo; đoạn nói về xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế, văn hoá, chuẩn
bị thống nhất đất nước, Bác gạch dọc ở bên trái ngoài lề
Ngày 10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay Các năm 1966, 1967 Bác không có những bản viết riêng
1.2 Nội dung cơ bản của bản di chúc
Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp chiều ngày 3-9-1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bổ Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Trang 8Minh Bản Di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm
1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và năm 1969 Cụ thể cơ cấu của bản Di chúc đã công bố chính thức như sau:
Đoạn mở đầu, lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu Bác viết năm 1969, thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965 Bút tích của Bác về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969 Nội dung: về sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Người khẳng định giải phóng miền Nam và qua đó, giải phóng hoàn toàn và thống nhất đất nước như một tất yếu, dù phải kéo dài, đặc biệt ta có thể phải hy sinh nhiều
của, nhiều người Người đã nói: "Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay" Sự thật đã diễn ra như Người đoán Bác mất năm 1969, sáu năm sau, dân tộc
Việt Nam giành đại thắng tháng 4/1975
Phần thứ hai, nội dung nói về Đảng, về Đoàn viên và thanh niên Về Nhân dân lao động, cuộc kháng chiến chống Mỹ, về phong trào cộng sản thế giới, cuối cùng là
về việc riêng
Đoạn “về việc riêng”, năm 1965 Bác dặn dò về việc tang và viết về hoả táng, dặn
để lại một phần tro xương cho miền Nam; năm 1968, Bác viết lại đoạn này, dặn để tro vào ba hộp sành, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp Ngoài ra còn viết bổ
sung một đoạn nói về cuộc đời của bản thân như sau:“Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục
vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Bản Di chúc đã công bố lấy nguyên văn đoạn Bác viết về việc riêng năm 1968, trừ đoạn nói về hoả táng
Trang 9Đoạn cuối, từ chữ “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho đến hết là nguyên văn đoạn Bác viết năm 1965 Về đoạn này, năm 1968 và năm 1969 Bác không sửa lại hoặc viết thêm Trong bản Di chúc đã công bố, các đoạn đều lấy
nguyên văn bản gốc, chỉ có một câu có sửa lại Bản 1965 Bác viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa”; bản công bố chính thức sửa lại là: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”
II.GIÁ TRỊ CỦA BẢN DI CHÚC
2.1 Giá trị lịch sử
Trong số rất nhiều tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì điều đặc biệt là Di chúc được Người viết lâu nhất Trong 4 năm, khởi thảo ngày 10-5-1965, khi Người tròn 75 tuổi và Người xem lại lần cuối vào lúc 9 giờ đến 10 giờ, ngày 20- 5-1969, đúng vào dịp
kỷ niệm lần thứ 79 ngày sinh của Người Quá trình đó thể hiện tâm nguyện, tình cảm, cẩn trọng, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp
cách mạng của dân tộc Mặc dù, Người khiêm nhường viết: “Tôi để lại mấy lời này cho đồng bào, đồng chí”, nhưng Di chúc là văn kiện lịch sử đặc biệt Tư tưởng chủ đạo
và bao trùm trong Di chúc là: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, hòa bình, thống
nhất, dân chủ và dân giàu, nước mạnh; tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, vì hạnh phúc của con người Di chúc của Người
dù chỉ vỏn vẹn 1000 từ, nhưng chứa đựng nội dung của một đại tổng kết lý luận và
Trang 10thực tiễn về sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, về Đảng, về dân, về nước, về quốc tế, về việc riêng của Người Đồng thời, là một thiết kế lý luận về đổi mới và phát triển, định hướng cho bước đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong tương lai,
mà mục tiêu cao nhất là hướng tới quyền làm chủ và hạnh phúc của nhân dân Bản di chúc mang đến những giá trị sau:
2.1.1 Văn kiện lịch sử có giá trị lý luận sâu săc
Di chúc là sự tổng kết lý luận về chiến tranh cách mạng chính nghĩa của một dân tộc
dù nhỏ, nhưng nhất định sẽ giành thắng lợi trước thế lực xâm lược to lớn, bạo tàn và phi nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Di chúc trong những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang diễn ra hết sức quyết liệt, khi đế quốc Mỹ ồ
ạt đưa quân viễn chinh xâm lược miền Nam và dùng không quân, hải quân đánh phá
ác liệt miền Bắc Cả dân tộc và thế giới đều lo lắng, nhưng với tầm nhìn xa, trông rộng, Người đã khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn Đó là một điều chắc chắn” Điều này củng cố thêm niềm tin sắt đá và sự kiên trì vượt qua ác liệt,
hy sinh, gian khổ cho nhân dân Việt Nam để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn Tổng kết lý luận về chiến tranh và dự đoán khoa học của Người đã được thực tiễn kiểm nghiệm hoàn toàn đúng với việc quân Mỹ phải rút khỏi Việt Nam, đất nước thống nhất, Nam - Bắc sum họp một nhà vào 30-4-1975 Hai là: Di chúc là công trình lý luận về xây dựng đảng cầm quyền Trong Di chúc,
Hồ Chí Minh viết: “TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG”. Người nhấn mạnh: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng” (1), công tác chỉnh đốn đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Người khẳng định “Đảng ta là một Đảng cầm quyền” (2)
Vì thế, để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam cho mọi hoạt động của mình Di chúc đã tập trung nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng đảng, đó là: “ cần phải giữ sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” (3) Trong Đảng phải
“thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” (4) để “củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng Phảỉ có