1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh tế VNUA

87 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,81 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu (10)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (11)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (12)
    • 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (12)
  • PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (13)
    • 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (13)
      • 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên (13)
      • 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội (19)
      • 2.1.3 Tình hình du lịch cộng đồng của thị trấn Mai Châu (25)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (26)
      • 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (26)
      • 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu (27)
      • 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (29)
      • 2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin (29)
  • PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (32)
    • 3.1. Thực trạng du lịch cộng đồng trên địa bàn thị trấn Mai Châu (32)
      • 3.1.1. Một số thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu (32)
      • 3.1.2. Thực trạng du lịch cộng đồng trên địa bàn thị trấn Mai Châu (33)
    • 3.2. Một số nhận xét rút ra (62)
      • 3.2.1. Những Ưu điểm du lịch cộng đồng tại thị trấn Mai Châu (62)
      • 3.2.2. Những tồn tại, hạn chế du lịch cộng đồng tại thị trấn Mai Châu (63)
    • 3.3. Giải pháp thúc đẩy DLCD tại thị trấn Mai Châu (65)
      • 3.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy du lịch cộng đồng (65)
      • 3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch cộng đồng (66)
      • 3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn thị trấn Mai Châu (66)
      • 3.3.4. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng trên thị trấn Mai Châu (68)
      • 3.3.5. Phát triển các tuyến, điểm du lịch tại thị trấn Mai Châu (68)
      • 3.3.6. Quảng bá xúc tiến thương mại (68)
      • 3.3.7 Phát triển đa dạng hóa các loại sản phẩm và dịch vụ tiện ích (69)
      • 3.3.8. Giải pháp bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch (69)
  • PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (71)
    • 4.1. Kết luận (71)
    • 4.2. Kiến nghị (72)
      • 4.2.1. Đối với Nhà nước (72)
      • 4.2.2: Kiến nghị với thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (74)
  • PHỤ LỤC (76)
    • Hộp 3.1: Ý kiến của người dân về thuận lợi khi tham gia DLCD (0)
    • Hộp 3. 2: Ý kiến của người dân về khó khăn khi tham gia DLCD (0)
    • Hộp 3.3: Ý kiến của du khách khi tham gia DLCD (0)

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ “DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN THỊ TRẤN MAI CHÂU, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Mai châu là thị trấn huyện lỵ của huyện Mai Châu, Tỉnh Hoà Bình, Việt Nam Khu vực thị trấn Mai Châu trước đây là một trong những thôn thuộc địa bàn xã Mai Thượng Đến năm 195, thực hiện Quyết định số 489/QĐ-LK3 của Ủy ban kháng chiến Liên khu III, xã Mai Thượng tách ra thành 7 xã mới là: Đồng Bảng, Tòng Đậu, Thung Khe, Chiềng Sại, Nà Phòn, Nà Mèo và Chiềng Châu Khu vực thị trấn Mai Châu thời điểm này thuộc địa phận xã Chiềng Sại.

Mai Châu nằm trong thung lũng giữa những vách đá vôi, nằm dọc Quốc lộ 15, cách thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc 35 km, và cách Hà Nội 135 km về phía Tây Nam, ranh giới cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp với xã Tòng Đậu.

+ Phía đông giáp với xã Thung Khe.

+ Phía nam giáp với xã Noong Luông và Chiềng Châu.

+ Phía Tây và phía Tây Nam giáp với xã Nà Phòn.

Với vị trí địa lý như vậy, thị trấn Mai Châu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của toàn huyện.

Hình 2 1 Bản đồ địa hình thị trấn Mai Châu, tỉnh Hoà Bình

Ngày 06/02/1991, thị trấn Mai Châu chính thức được thành lập Tổng diện tích đất tự nhiên của Thị trấn có hơn 1.300 ha gồm 4 xóm (xóm Vãng, xóm Văn, xóm Chiềng Sại, xóm Pom Cọong) và 4 tiểu khu, với trên 5.653 nhân khẩu (dân tộc Thái, Kinh, Mường…), trong đó, dân tộc Thái là chủ yếu. Địa hình:

Với độ cao trung bình so với mực nước biển là 250m, địa hình thị trấn Mai Châu được chia làm hai dạng: dạng địa hình thung lũng có diện tích là 161,43 ha, phần lớn là khu ruộng bậc thang, chủ yếu là trồng lúa màu và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân; dạng địa hình núi đá nằm xung quanh thị trấn có diện tích 965,57 ha (chiếm 85,68%) chủ yếu là rừng khoanh nuôi bảo vệ và rừng tái sinh.

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thủy văn và tài nguyên a, Khí hậu, thời tiết

Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc, nên khí hậu mang sắc thái riêng với khí hậu nhiệt đới vùng cao, một năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

+ Lượng mưa bình quân hàng năm là 1,700mm Về chế độ gió, thị trấn Mai Châu chịu ảnh hưởng của cả gió Nam, gió Bắc và gió Lào Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng

10, lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Lào Trong mùa mưa có gió Nam luôn bổ sung độ ẩm và hơi nước, cường độ gió tương đối mạnh + Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét.

+ Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, bức xạ của vùng tương đối thấp, số giờ nóng trong ngày vào mùa hè là 5 - 6 giờ, mùa đông là 3 - 4 giờ, độ ẩm trung bình năm đạt 82%

+ Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt, biến động nhiệt độ trong ngày cao, ướng gió thịnh hành là gió mùa đông bắc.

Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu, thời tiết thị trấn Mai Châu Đặc điểm Giá trị

Số mùa Hai mùa: Mùa mưa và mùa khô

Lượng mưa bình quân hàng năm 1.700 mm

Chế độ gió Chịu ảnh hưởng của gió Nam, gió Bắc và gió Lào

Số giờ nóng trong ngày Mùa hè: 5 - 6 giờ; Mùa đông: 3 - 4 giờ Độ ẩm trung bình năm 82%

Mùa mưa Từ tháng 5 đến tháng 10

Số ngày mưa/năm Trung bình: 122 ngày; Cao nhất: 146 ngày Ảnh hưởng của mùa mưa Nhiều ngày mưa, ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió

Mùa khô Từ tháng 11 đến tháng 4

Biến động nhiệt độ trong ngày

Cao, có ngày có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét Hướng gió thịnh hành Mùa đông: Bắc b, Tài nguyên

+ Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Ngoài hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài khoảng 15 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Gò Lào dài 14 km cùng nhiều khe, lạch, mạch nước, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo.

Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nước của hệ thống sông, suối ở Mai Châu kém Vào mùa khô, một số xã thường lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng như Noong Luôn, Thung Khe Ngược lại, chính vì mất rừng và địa thế dốc đã tạo điều kiện hình thành lũ quét có sức tàn phá ghê gớm sau các trận mưa lớn mùa lũ.

Mai Châu có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, chủ yếu là các kiểu rừng tự nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới, gồm các loại gỗ quý (lát hoa, sến…), các loại cây đặc sản có giá trị (sa nhân, song…), các loại tre, nứa, luồng…

Tuy nhiên, do quá trình khai thác không có kế hoạch kéo dài, thiếu tổ chức, quản lý, thêm vào đó là việc đốt phá rừng làm nương đã dẫn đến hậu quả là hiện nay nguồn tài nguyên rừng nơi đây đã nhanh bị cạn kiệt Quá trình chặt phá thiếu tổ chức, phát nương làm rẫy của bà con đã tạo ra những trảng cỏ nghèo, độ che phủ thấp, hủy diệt môi trường sinh sống của các loài động vật Hiện nay, các loại động vật rừng như lợn, gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà lôi, rắn… trong các thảm rừng hiện còn ở Mai Châu rất hiếm, nếu có thì số lượng ít, sống tập trung trong các khu rừng cấm Đến năm 2016, theo số liệu thống kê, toàn huyện chỉ còn 39,222 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 68,8%.

2.1.1.3 Đặc điểm về đất đai

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất của thị trấn Mai qua 3 năm (2021-2023)

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 So sánh (%) Tốc độ BQ (%)

Tổng DT đất tự nhiên

6 79,57 99,95 99,68 99,82 Đất sản xuất nông nghiệp

1 99,67 99,84 Đất nuôi trồng thuỷ sản

(Nguồn: UBND thị trấn Mai Châu)

Theo số liệu từ bảng 2.2, có thể thấy thị trấn Mai Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 353,33 ha Toàn thị trấn chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng chiếm rất ít.

Năm 2021, diện tích đất nông nghiệp là 282,18 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất 79,86%.Đến năm 2022, con số này giảm nhẹ còn 282,05 ha, chiếm 79,83%, và năm 2023 tiếp tục giảm xuống còn 281,16 ha, chiếm 79,57% Trong đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất Năm 2021, đất lâm nghiệp là 178,72 ha (50,58%), năm 2022 là 178,73 ha (50,58%), và năm 2023 là 178,14 ha (50,42%) Sự thay đổi này không đáng kể, với mức trung bình giảm khoảng 0,16% Đất sản xuất nông nghiệp năm 2021 là 98,37 ha (27,84%), giảm nhẹ vào năm 2022 và 2023 còn 98,01 ha (27,74%), với mức trung bình giảm 0,18% Đất nuôi trồng thủy sản giảm từ 5,02 ha (1,42%) năm

2021 xuống 4,95 ha (1,40%) năm 2023 Đất nông nghiệp khác giảm từ 0,066 ha (0,02%) năm 2021 xuống 0,056 ha (0,02%) năm 2023 Tuy đất nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm, nhưng không đáng kể, cho thấy người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp có diện tích 55,59 ha, chiếm 15,73% năm 2021 Năm 2022-2023, diện tích này tăng lên 56,31 ha, chiếm 15,94%, với xu hướng tăng trung bình khoảng 0,65% Đất chưa sử dụng tăng từ 15,56 ha (4,40%) năm 2021 lên 15,86 ha (4,49%) năm 2023, trung bình tăng 0,96% Điều này cho thấy một số người dân đã bỏ đất nông nghiệp, tuy nhiên không nhiều.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại 2 bản trên địa bàn thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình: Bản Pom Coọng và bản Văn - đây là 2 bản có nhiều hộ kinh doanh du lịch và có số lượng khách du lịch đến nhiều nhất trong cả thị trấn Bên cạnh đó, với nhiều năm kinh nghiệm trong phát triển du lịch cộng đồng, bản Pom Coọng và bản Văn là nơi có sự đa dạng về quy mô và hình thức tham gia du lịch cộng đồng, cùng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc dân tộc Thái độc đáo thuận lợi cho tiến hành nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu thu thập thông tin 3 đối tượng chính bao gồm: cán bộ quản lý UBND thị trấn Mai Châu, các hộ kinh doanh trên địa bàn thị trấn Mai Châu và khách du lịch tại đây.

+ Đối với cán bộ quản lý UBND xã: 8 cán bộ đã thực hiện thảo luận, phỏng vấn sâu, điền phiếu điều tra.

+ Đối với các hộ kinh doanh: 31 hộ kinh doanh trên địa bàn xã tiến hành tham vấn những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng trong hộ

+ Đối với khách du lịch: 30 người đến du lịch trên địa bàn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi đã thiết kế, thảo luận, lấy ý kiến.

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu các thông tin thứ cấp về cơ sở lý luận và thực tiễn được thu thập qua sách, báo, các luận văn, luận án có liên quan, qua mạng internet. Các số liệu thông tin thứ cấp được thu thập từ các kế hoạch, quyết định, báo cáo của UBND, các số liệu về tình hình cơ bản trên địa bàn nghiên cứu Các thông tin liên quan đến phát triển Kinh tế - Xã hội địa phương, điều kiện tự nhiên giai đoạn 2021 -

2023, tình hình sử dụng đất đai, tình tình dân số và lao động, số liệu về văn hóa, giáo dục, y tế, các số liệu về số lượng cơ sở kinh doanh du lịch, các loại dịch vụ du lịch, các loại hình du lịch, số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch, có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài Ngoài ra còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học về các lĩnh vực liên quan Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trính dẫn tham khảo rõ ràng minh bạch.

2.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Đối tượng khảo sát

Nội dung khảo sát Phương pháp khảo sát

Hộ gia đình kinh doanh dịch vụ 31

- Thông tin cá nhân của các hộ: Tên, tuổi, dân tộc, số nhân khẩu, thu nhập, số lao động, cơ sở vật chất

- Đánh giá về các giải pháp quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực, phát triển các dịch vụ kèm theo và tài nguyên, môi trường

- Thuận lợi, khó khăn, ý kiến đề xuất của hộ kinh doanh

- Các giải pháp gì nhằm giúp phát triển du lịch

- Phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi đã thiết kế.

- Thảo luận, lấy ý kiến của chủ hộ kinh doanh.

Cán bộ quản lý, cán bộ văn hóa cấp thị trấn

- Các chính sách, giải pháp hỗ trợ của Nhà nước tới DLCD.

- Đánh giá các đóng góp của du lịch cộng đồng đến địa phương.

- Các giải pháp gì nhằm giúp phát triển du lịch

- Đối tượng: Chủ tịch thị trấn, cán bộ quản lý.

- Phỏng vấn nhanh, đưa ra câu hỏi mở linh hoạt.

- Đánh giá chất lượng phục vụ các dịch vụ du lịch

- Khó khăn gì trong quá trình đến tham quan du lịch.

- Các ý kiến đóng góp để phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thị trấn

- Phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi đã thiết kế.

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

+Kiểm tra và mã hóa các thông tin từ phiếu điều tra, đưa từ dữ liệu thô về dạng có thể tính được.

+Các dữ liệu trong phiếu hỏi được được tập hợp và phân loại sau đó được tập hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1 Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả So sánh số lượng các cơ sở kinh doanh du lịch, số lượng các dịch vụ du lịch, các loại hình du lịch, số lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch (cụ thể so sánh số liệu của năm sau so với năm trước, ) Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng, để từ đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

2.2.4.2 Phương pháp Thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nhằm mô tả thực trạng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ cho du lịch cộng đồng Dựa trên các thông tin điều tra để mô tả các làng (thôn, bản) du lịch cộng đồng, các hộ khác nhau để khái quát một cách sâu sắc nhất thực trạng du lịch cộng đồng trên địa bàn thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

2.2.4.3 Phương pháp thang đo Likert

Thang đo Likert là loại thang đo sử dụng nhiều trong nhiều nghiên cứu định tính Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiện thái độ ưa thích hay không ưa thích, tốt hay xấu, đồng ý hay không đồng ý, về một nhận xét, ứng xử của người được phỏng vấn về các vấn đề trong nghiên cứu Người trả lời phỏng vấn là các cán bộ, các chủ hộ kinh doanh và các khách du lịch đến địa bàn thị trấn Mai Châu được trả lời đồng ý hay không đồng ý với các phát biểu theo từng mức độ khác nhau Mỗi câu trả lời được cho 1 điểm số phản ánh mức độ ưa thích, theo đánh giá và các điểm số có thể tổng hợp được để đo lường độ chung của người tham dự Trong đề tài này, tác giả sử dụng thang đo Likert với ở 5 mức độ (1-5 điểm), các thang đo được quy định là: rất không tốt, không tốt, bình thường, tốt, rất tốt hoặc rất không phù hợp, không phù hợp, trung bình, phù hợp, rất phù hợp hoặc rất không đồng ý, không đồng ý, phân vân, đồng ý, rất đồng ý) Sau đó tác giả sử dụng tính điểm trung bình của các tiêu chí để đánh giá, nếu điểm số trung bình đạt dưới 2 điểm là ở mức độ yếu, kém; đạt 2 - 4 điểm là ở mức độ trung bình; đạt trên 4 điểm là ở mức độ tốt.

2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

+Kinh nghiệm tham gia du lịch cộng đồng.

+Tỷ lệ nhóm hộ có quy mô phục vụ khách du lịch; tham gia các loại hình phục vụ khách du lịch; mô hình du lịch cộng đồng.

+Số khách du lịch trong nước, nước ngoài đền trong một năm; thời gian lưu trú +Tổng thu nhập bình quân của hộ và thu nhập đến từ khách du lịch.

+Tổng vốn đầu tư cho du lịch cộng đồng.

+Số lao động tham gia du lịch cộng đồng; thời gian tham gia du lịch cộng đồng của hộ

+Số cơ sở du lịch theo loại hình phục vụ khách du lịch trên địa bàn thị trấn Mai Châu

+Đánh giá của người dân về thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch, điện sinh hoạt; tỷ lệ bê tông hóa đường giao thông; số đèn chiếu sáng; số vốn đầu tư; hạng mục đầu tư, tu sửa chính.

+Đánh giá của người dân về thực trạng quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng; tỷ lệ người dân tham gia đóng góp ý kiến cho quy hoạch; tỷ lệ hộ có công trình vệ sinh khép kín; tỷ lệ hộ có nhà sàn truyền thống phục vụ khách du lịch; tỷ lệ bê tông hóa đường giao thông; số hộ trong quy hoạch du lịch cộng đồng; tỷ lệ kiên cố mương - bai, kè suối.

+Đánh giá của người dân về giải pháp liên kết phát triển du lịch cộng đồng; tỷ lệ hộ tham gia liên kết; tỷ lệ hộ mong muốn được tham gia liên kết; tỷ lệ hộ không muốn tham gia liên kết; các thành phần tham gia liên kết

+Đánh giá của người dân về giải pháp phát triển các dịch vụ kèm theo; số lượng chợ, nhà văn hóa, bưu điện; các dịch vụ giải trí; tỷ lệ đánh giá của người dân về chợ tiêu dùng, thông tin – bưu điện, nhà văn hóa; tỷ lệ đánh giá của khách du lịch về các dịch vụ lưu trú, ăn uống; tiện ích; giải trí; dịch vụ kèm theo.

+Đánh giá của người dân về giải pháp nâng cao năng lực, thu hút sự tham gia; tỷ lệ hộ tham gia du lịch cộng đồng; tỷ lệ ngành nghề chính; tỷ lệ hộ được tham gia tập huấn.

+Đánh giá của người dân về tình hình môi trường; các tài nguyên; diện tích rừng tự nhiên suy giảm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng du lịch cộng đồng trên địa bàn thị trấn Mai Châu

3.1.1 Một số thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Một số thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu

4 Thu nhập bình quân/tháng Triệu đồng 7,4

5 Số năm tham gia vào DLCD Năm

6 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 1,64

7 Khả năng phục vụ lưu trú Người

10 Lao động gia đình Người

11 Thời gian lưu trú bình quân của du khách

12 Loại hình kinh doanh phổ biến Lưu trú

Nguồn: Số liệu điều tra 2024

Từ khi phát triển DLCD tại thị trấn Mai Châu, thu nhập của người dân đã được cải thiện đáng kể, thu nhập trung bình tháng là 7,4 triệu đồng trong khi thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng(năm 2022), cao gấp 1,9 lần so với TNBQ ở nông thôn Cho thấy thu nhập trung bình của người dân nơi đây đang mức khá cao, đời sống đã được cải thiện đáng kể Đối với lao động của hộ, trung bình cứ 4 lao động thì có 2 lao động gia đình, cho thấy rằng, người dân đã và đang rất tích cực tham gia vào DLCD

Số năm tham gia vào DLCD trung bình của các hộ dân trung bình là 16 năm, với thâm niên phục vụ du khách lớn như vậy chứng tỏ người dân nơi đây đã có những kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh

Mô hình kinh doanh chủ yếu của người dân ở thị trấn Mai Châu là dịch vụ lưu trú, cho thấy một số loại hình kinh doanh khác đang chưa được phổ biến, dẫn đến kém thu hút khách du lịch Trong đánh giá các dịch vụ tiện ích của khách du lịch tại địa bàn cũng chưa đạt điểm tối đa, UBND và nhà nước cần có biện pháp cải thiện tình trnajg này để thúc đẩy DLCD ở nơi đây

3.1.2 Thực trạng du lịch cộng đồng trên địa bàn thị trấn Mai Châu

3.1.2.1 Tiềm năng du lịch cộng đồng a, Tiềm năng du lịch tự nhiên

Vùng đất Mai Châu được thiên nhiên ưu đãi với các khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non hùng vĩ, hệ thống hang động, thác nước tạo nên cảnh quan sinh động Với khí hậu trong lành, mát mẻ, những nếp nhà sàn xinh xắn, con người hiền hòa, mến khách, Mai Châu còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống, đậm đà văn hóa dân tộc. Đến với Mai Châu ta có thể thưởng thức phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục như thung lũng Mai Châu: Nổi bật với những cánh đồng lúa bạt ngàn, đặc biệt là vào mùa lúa chín, khi toàn bộ thung lũng được phủ một màu vàng óng ả, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và thơ mộng; rừng Pù Luông: khu bảo tồn thiên nhiên này mang đến hệ sinh thái phong phú, là điểm đến lý tưởng để du khách tận hưởng không khí trong lành, tham gia các hoạt động trekking và khám phá sự đa dạng sinh học khách du lịch cũng có thể trải nghiệm các hoạt động du lịch sinh thái như: trekking và leo núi, đi xe qua các bản làng, du khách có thể ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống bình dị của người dân địa phương.

Trải nghiệm du lịch cộng đồng, trải nghiệm cuộc sống của người Thái tại bản Pom Coọng, tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thưởng thức ẩm thực địa phương đậm đà hương vị, hay ghé thăm chợ phiên Pà Cò Bốn mùa mỗi mùa một vẻ: Trong mùa xuân( tháng 3 đến tháng 5), Mai Châu chào đón mùa lúa mới Các thửa ruộng lúa bắt đầu mọc lên xanh mướt, tạo nên một cảnh quan tươi mới, rất đẹp và lãng mạn Thưởng thức đặc sản ốc núi, cá suối Đặc sản mùa hạ, có các loại trái cây như mận, đào, và dừa Du khách có thể tham gia các hoạt động nước như tắm suối Mùa thu là thời điểm của lúa chín, cùng với mùa của các loại trái cây như chôm chôm, bưởi, và bí đỏ Ngoài ra còn có thể ngắm hoàng hôn đỏ rực Sang mùa Đông (Tháng

12 - Tháng 2): khách du lịch có thể tham quan vườn quýt, mùa này quýt chín đỏ rực cả ngọn đồi b, Tiềm năng du lịch nhân văn Đến với Mai Châu quý khách có thể thưởng thức, tham gia các lễ hội đậm chất địa phương như:

Lễ hội Tết nguyên đán: tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của năm của người dân tộc thiểu số tại Mai Châu Trong những ngày này, không khí tưng bừng và phấn khích bắt đầu từ những ngày cuối năm Du khách có thể tham gia vào việc trang trí nhà cửa bằng cây cỏ và hoa quả, tham dự các nghi thức cúng lễ và đón chào năm mới bằng pháo hoa và múa lân Đặc biệt, mâm ngũ quả, bánh chưng gù, bánh dày, cơm lam, rượu Mai Hạ là những món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc Tết truyền thống.

Lễ hội đền Tây Phương: lễ hội đền Tây Phương diễn ra vào mỗi dịp tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách tham gia Tại lễ hội này,người dân tộc Thái thường cúng lễ và múa lửa để tôn vinh các vị thần và tổ tiên Đây cũng là dịp để gặp gỡ bạn bè, hội ngộ, và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống như múa xoe và hát giao duyên.

Lễ hội trổ cờ Mông: lễ hội trổ cờ Mông diễn ra vào dịp đầu năm mới của người Mông, thường trong khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 âm lịch Trong lễ hội này, người dân trổ cờ để tôn vinh các vị thần và tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành và may mắn.

Du khách có thể tham gia vào các hoạt động như trổ cờ, múa lửa, và thưởng thức các món ăn truyền thống như thịt heo nướng và rượu ngô.

Tham gia vào Chợ phiên Mai Châu: nơi du khách có thể mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, đặc sản địa phương Tham gia các hoạt động văn nghệ như các màn múa xòe, múa sạp vào buổi tối Loại hình này đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, nghệ thuật của người dân tộc Thái trên địa bàn.

3.1.2.2 Các loại hình du lịch cộng đồng

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, các loại hình phục vụ khách du lịch trên địa bàn thị trấn Mai Châu cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của khách du lịch Các loại hình phục vụ chính bao gồm:

 Du lịch Homestay: Đây là hình thức phục vụ khách du lịch chính trên địa bàn Khách du lịch khi đến thăm quan có thể trải nghiệm du lịch homestay tại Bản Pom Coọng, bản Văn mang lại cho du khách cơ hội trải nghiệm cuộc sống và văn hóa của người dân địa phương.

Bản Pom Coọng là một trong những bản làng nổi tiếng tại Mai Châu, tỉnh Hòa Bình Đây là nơi sinh sống của người Thái trắng, với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những cánh đồng lúa bát ngát và những ngôi nhà sàn truyền thống Các homestay ở Bản Pom Coọng đều là những ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Thái, với vật liệu chủ yếu là gỗ và tre Nhà sàn được dựng trên các cột cao, bên dưới là không gian thoáng mát để sinh hoạt và cất giữ đồ đạc.

Hình 3.1 Hình ảnh Home Stay Hà Bình Dương Tổ dân phố Pom Cọong

Khách du lịch khi đến thăm quan sẽ được trực tiếp được thưởng thức những món ăn đặc sản từ các sản vật cùa vùng và được chính tay những người dân địa phương chế biến Các món ăn đặc sản có thể kể đến bao gồm: Cơm Lam, Ốc núi, thịt lợn muối chua, xôi ngũ sắc, cá nướng Pa Pỉnh Tộp, kèm theo đồ uống như rượu chuối,rượu cần và được bày biện tươm tất Sau đó, khách du lịch có thể lựa chọn nghỉ ngơi,lưu trú tại nhà sàn truyền thống của người dân Dịch vụ này đem lại cho khách du lịch những trải nghiệm về đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân địa phương.

Hình 3.2 Hình ảnh các món ăn đặc sản tại thị trấn Mai Châu

Một số nhận xét rút ra

3.2.1 Những Ưu điểm du lịch cộng đồng tại thị trấn Mai Châu

Du lịch cộng đồng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân địa phương tại thị trấn Mai Châu, Hòa Bình

Trước hết, du lịch cộng đồng giúp tăng thu nhập trực tiếp cho người dân thông qua các dịch vụ lưu trú như homestay, ăn uống, hướng dẫn du lịch và bán hàng thủ công mỹ nghệ Các hoạt động kinh doanh gián tiếp như vận chuyển và cung cấp nguyên liệu cũng hưởng lợi, góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân địa phương Người dân địa phương còn có cơ hội tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng du lịch, quản lý và ngoại ngữ, từ đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Ngoài ra, du lịch cộng đồng khuyến khích bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Các phong tục, lễ hội và nghệ thuật của người Thái được duy trì và giới thiệu đến du khách, không chỉ thu hút họ mà còn tạo sự tự hào về văn hóa bản địa

Hơn nữa, du lịch cộng đồng thường kéo theo sự cải thiện cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thống cấp điện, nước và internet, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Cùng với đó, các dịch vụ y tế và giáo dục cũng được cải thiện nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế từ du lịch

Du lịch cộng đồng cũng khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường như quản lý rác thải và bảo vệ rừng, đảm bảo phát triển bền vững Cuối cùng, du lịch cộng đồng tăng cường sự đoàn kết và hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng cả về kinh tế, xã hội và văn hóa

Hộp 3.1: Ý kiến của người dân về thuận lợi khi tham gia DLCD

“Ở đây khu công nghiệp ít may nhờ có du lịch cộng đồng phát triển mà chúng tôi nương theo giúp tăng thu nhập kinh tế, tạo cơ hội việc làm cho chúng tôi Ngày trước ở nhà không có việc làm, phải lên rừng lấy củi đi bán, bây giờ nhà nước làm du lịch ở đây, cán bộ cũng khuyên làm homestay, bán hàng thổ cẩm thủ công để có thu nhập nên không vất vả như trước Chúng tôi cũng rất mong khu du lịch tại đây được nhiều người biết đến để ngày một phát triển, cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.”

Cô Hà Thị Thúy- chủ Homestay Thúy Hà chia sẻ

3.2.2 Những tồn tại, hạn chế du lịch cộng đồng tại thị trấn Mai Châu

DLCD mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng song bên cạnh đó người dân cũng gặp phải một số khó khăn nhất định những khó khăn mà người dân của thị trấn Mai Châu gặp phải khó khăn. a, Trình độ học vấn thấp

Khó khăn lớn nhất của người dân khi tham gia hoạt động du lịch là thiếu ngoại ngữ vì đa số người dân tham gia hoạt động du lịch đều là những lao động trong ngành nông nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân thiếu kinh nghiệm khi tham gia du lịch cộng đồng nguyên nhân là do người dân địa phương chưa tham gia vào các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng đã gây ra cho người dân thiếu kinh nghiệm trong tiếp đón đoàn khách tham quan, thiếu kinh nghiệm trong ứng xử giao tiếp, thiếu kinh nghiệm trong quản lý. b, Cạnh tranh và mâu thuẫn lợi ích

Việc phân chia lợi ích không đều giữa các hộ dân tham gia và không tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng có thể gây ra mâu thuẫn Một số hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch có thể cảm thấy bị thiệt thòi hoặc không công bằng trong việc phân chia lợi ích Điều này đòi hỏi có sự quản lý chặt chẽ và công bằng từ phía chính quyền địa phương để đảm bảo mọi người đều được hưởng lợi từ hoạt động du lịch. c, Khả năng tiếp cận thông tin và thị trường

Người dân Mai Châu còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về thị trường du lịch và các xu hướng mới Họ cần được đào tạo và hỗ trợ để nắm bắt kịp thời những cơ hội phát triển du lịch Việc thiếu thông tin và kỹ năng tiếp thị cũng làm hạn chế khả năng quảng bá hình ảnh và thu hút du khách đến với Mai Châu. d, Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư cũng là khó khăn tương đối lớn của người dân khi tham gia hoạt động DLCD Thiếu vốn gây ra người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển quy mô sản xuất kinh doanh và những nơi ở lưu trú đạt tiêu chuẩn của khách du lịch Người dân họ không nắm bắt được những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, đây chủ yếu là những hộ không tham gia vào các buổi họp, tuyên truyền về du lịch, giới thiệu triển khai các chính sách ưu đãi cho những hộ tham gia.

Hộp 3 2: Ý kiến của người dân về khó khăn khi tham gia DLCD

“Các bạn cũng nhìn ở đây thì nhà nhà đều làm du lịch nên cạnh tranh nhau cũng rất nhiều, chúng tôi luôn phải làm mới, làm đẹp nhất thì mới nhiều khách đến, vốn cũng không có phải vay thêm ngân hàng, mà khách du lịch mùa này không có, cứ đầu tư rồi lại xuống cấp rất tốn kém Mà cứ hết mùa du lịch lại phải tranh thủ lên nương lên rẫy cày cấy mới đủ trang trải cuộc sống.”

Chú Khà Văn Vương- chủ Homestay nhà nghỉ số 2 chia sẻ Hộp 3.3: Ý kiến của du khách khi tham gia DLCD

“We came here and found the road quite bumpy and precarious The local people don't speak much English, so we often had to go to great lengths to make our needs understood There were also limited means of transportation for sightseeing within the tourist area However, the people here are very enthusiastic and friendly, so I would still choose to return here when I have the chance.”

Giải pháp thúc đẩy DLCD tại thị trấn Mai Châu

3.3.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy du lịch cộng đồng

Căn cứ điều 9 Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 quy định về việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, để nâng cao chất lượng dịch vụ DLCD ở thị trấn Mai Châu người dân và cán bộ địa phương cần áp dụng theo những những biện pháp sau:

+Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về du lịch.

+Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.

+Đổi mới hoạt động phối hợp liên ngành, liên vùng về du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và Ban Chỉ đạo phát triển du lịch cấp tỉnh; từng bước hình thành cơ chế điều phối phát triển du lịch theo vùng đáp ứng yêu cầu liên kết phát triển du lịch.

+Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch; tạo dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

+Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý điểm đến; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch.”

Căn cứ vào nội dung quyết định, các cán bộ và người dân tại địa phương cần nghiêm túc thực hành để du lịch cộng đồng trên địa bàn tại thị trấn Mai Châu ngày càng phát triển và vươn mạnh hơn, ổn định hơn thì cần đòi hỏi nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, liên tục cập nhập, kiểm tra, xem xét những giải pháp thúc đẩy phù hợp với địa phương Ngoài ra chính phủ cần có những quy định, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đòng trên địa bàn Chính quyền địa phương các cấp (đặc biệt chính quyền địa phương tại thị trấn Mai Châu) cần có những chính sách trong xây dựng môi trường du lịch xanh-sạch-đẹp theo đúng nghĩa

3.3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch cộng đồng

Nhận thức cao và khả năng tiếp cận thông tin tốt của du khách đóng vai trò quan trọng trong quyết định du lịch của họ Việc tuyên truyền và quảng bá du lịch cộng đồng nhằm mục tiêu thu hút du khách, tăng doanh thu và thúc đẩy phát triển du lịch Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 quy định về việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đề cập vai trò quan tọng của công tác tuyên truyền Nhận thức từ đó chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các hộ dân cần tăng cường công tác tuyên truyền qua các hội thảo, hội nghị chuyên đề và chương trình quảng bá, đồng thời tận dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, website và mạng xã hội Sử dụng công nghệ tiên tiến để truyền tải nội dung phong phú, hấp dẫn sẽ giúp tiếp cận nhiều du khách hơn Tập trung khai thác thị trường nội địa, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh xung quanh

3.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn thị trấn Mai Châu

3.3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, thể hiện qua đánh giá của du khách về sự hài lòng với nhân lực phục vụ du lịch mang lại.Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại địa phương có chất lượng tốt sẽ góp phần thu hút được nhiều du khách đến du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch tốt hơn Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại thị trấn Mai Châu có chất lượng và số lượng chưa cao, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh các năm trước, nhân lực phục vụ du lịch bị cắt giảm và nhân lực qua đào tạo chuyên nghiệp đạt tỷ lệ thấp.

Thời gian tới để phát triển du lịch cộng đồng, địa phương cần tăng cường thu hút thêm nguồn nhân lực chất lượng Đẩy mạnh việc liên kết với một số trường đại học, cao đẳng hàng năm thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, ngoại ngữ … nhằm củng cố lực lượng làm du lịch cả về lượng và chất, không ngừng nâng cao

Bên cạnh đó cần có chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý khai thác tài nguyên du lịch, đào tạo nghiệp vụ cho cộng đồng tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng như hướng dẫn viên, nghiệp vụ phục vụ ăn uống, biểu diễn, giao lưu văn nghệ, để có một đội ngũ chuyên gia, giảng viên tương lai xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch có trình độ, kỹ năng và phẩm chất tốt, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

3.3.3.2 Nâng cao nhận thức của nhân dân Để phát triển kinh tế hộ gia đình chính bản thân người dân phải thay đổi trở nên năng động và sáng tạo hơn trong mọi lĩnh vực, xóa bỏ hoàn toàn những cái cũ chấp nhận những cái mới vượt lên chính mình không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức trau dồi cho bản thân trở nên hoàn thiện hơn

Thường xuyên tuyên truyền, thông tin đến người dân vai trò và lợi ích của phát triển du lịch cộng đồng Nâng cao nhận thức của người dân, giúp người dân tự nhận thức được tầm quan trọng của mình và du lịch cộng đồng Đảm bảo công bằng trong lợi ích cho tất cả người dân tham gia du lịch công đồng trực tiếp hoặc gián tiếp

Tổ chức các buổi họp làng, xóm lắng nghe ý kiến của người dân về các mong muốn, các chương trình cần được đào tạo Từ đó, thường xuyên mở các lớp tập huấn,nâng cao kiến thức và nhận thức cho người dân trong phát triển du lịch cộng đồng.Đảm bảo tất cả người dân trên địa bàn đều được tham gia, tránh tình trạng làm cho có,không thiết thực với nhu cầu người dân Nâng cao nghiệp vụ, trình độ đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách du lịch và liên kết với các công ty, doanh nghiệp. Ý thức được quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị cộng đồng Tích cực tìm tòi, học hỏi, và tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng nhằm tăng thu nhập cho gia đình và xã hội Có ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên

3.3.4 Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng trên thị trấn Mai Châu

Bên cạnh việc chú trọng về chính sách, công tác quảng bá, nguồn nhân lực thì việc đầu tư cơ sở vật chất phụ vụ du lịch cộng đồng cũng rất quan trọng Cơ sở vật chất phục vụ du lịch tốt thì mới đáp ứng được yêu cầu của du khách, giải quyết được các mong muốn của du khách làm tăng sự hài lòng của các du khách về du lịch cộng đồng tại địa phương Để thúc đẩy du lịch trong thời gian tới, chính quyền các cấp và các hộ dân kinh doanh du lịch đẩy mạnh công tác tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch Đầu tư cơ sở vật chất trước hết là đầy đủ, hiện đại đáp ứng được nhu cầu của du khách và trong quá trình vận hành cần phải thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp.

3.3.5 Phát triển các tuyến, điểm du lịch tại thị trấn Mai Châu

Sự hấp dẫn của khu du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự hấp dẫn của điểm du lịch, số lượng các tuyến du lịch Nếu ở địa phương nào có nhiều tuyến du lịch thì sẽ hấp dẫn du khách tới Bên cạnh đó chính quyền địa phương đầu tư vào hệ thống giao thông liên kết giữa các điểm du lịch cần được nâng cấp, cải tạo, trồng hệ thống cây xanh ven đường không chỉ tạo con đường mát mà còn phải thẩm mỹ, tạo tâm lý thoải mái cho du khách

3.3.6 Quảng bá xúc tiến thương mại Để quảng bá và xúc tiến thương mại du lịch cộng đồng tại thị trấn Mai Châu, việc xây dựng thương hiệu địa phương là vô cùng quan trọng Thị trấn cần xác định và nhấn mạnh những giá trị cốt lõi độc đáo như văn hóa dân tộc, phong cảnh thiên nhiên và các hoạt động cộng đồng Thiết kế nhận diện thương hiệu thông qua logo, slogan và các tài liệu quảng cáo đồng nhất sẽ giúp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và thu hút.

Ngày đăng: 16/06/2024, 02:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. UBNN thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (02/12/2021). “ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2021.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2021
3. UBNN thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (01/12/2022). “ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2022.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2022
4. UBNN thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (05/12/2023). “ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2023.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2023
5. UBNN thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (05/12/2023). “ Phụ lục biểu tổng hợp kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ lục biểu tổng hợp kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023
6. UBNN thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (2021). “ Số liệu thống kê lưu trú.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê lưu trú
Tác giả: UBNN thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Năm: 2021
7. UBNN thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (2022). “ Số liệu thống kê lưu trú.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê lưu trú
Tác giả: UBNN thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Năm: 2022
8. UBNN thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (2023). “ Số liệu thống kê lưu trú.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê lưu trú
Tác giả: UBNN thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Năm: 2023
9. Công an thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (04/05/2022). “ Danh sách các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, homestay tại địa bàn thị trấn năm 2022.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh sách các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, homestay tại địa bàn thị trấn năm 2022
10. Công an thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (14/05/2022). “Danh sách các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh sách các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn
11. Đỗ Vân Hà (2013). “ Thực trạng và giải p háp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bắc Giang.” Luận văn thạc sĩ. Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải p háp phát triển du lịch sinh thái tỉnh BắcGiang.”
Tác giả: Đỗ Vân Hà
Năm: 2013
12. Bùi Văn Thịnh (2017). “ Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Bình Thanh, Huyện Cao Phong, Tỉnh Hòa Bình.” Khóa luận tốt nghiệp. Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Bình Thanh, Huyện Cao Phong, Tỉnh Hòa Bình.”
Tác giả: Bùi Văn Thịnh
Năm: 2017
13. Du lịch Hòa Bình (31/12/2023). “ Du lịch cộng đồng bản Pom Coọng – Đậm đà bản sắc dân tộc Thái.” Nguồn: https://hoabinhtourism.vn/vi/detailnews/?t=du-lich-cong-dong-ban-pom-coong-dam-da-ban-sac-dan-toc-thai&id=news_923 . Truy cập vào 20/05/2024 vào lúc 16h Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng bản Pom Coọng – Đậm đà bản sắc dân tộc Thái.”
14. Du lịch Hòa Bình (2023). “ Du lịch cộng đồng – du lịch sinh thái bản Văn.” Nguồn: https://hoabinhtourism.vn/vi/dlcdbanvan. Truy cập vào 20/05/2024 vào lúc 17h Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Du lịch cộng đồng – du lịch sinh thái bản Văn.”
Tác giả: Du lịch Hòa Bình
Năm: 2023
1. Quyết định 147/QĐ-TTg 2020 phê duyệt Chiến Lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-147-QD-TTg-2020-phe-duyet-Chien-luoc-phat-trien-du-lich-Viet-Nam-den-nam-2030-433518.aspx. Truy cập vào 25/05/2024 vào lúc 15h Link
15. Tổng cục thống kê: KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC SỐNG DÂN CƯ VIỆT NAM NĂM 2022 nguồn: https://www.gso.gov.vn/default/2024/04/ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-viet-nam-nam-2022/ Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1 Bản đồ địa hình thị trấn Mai Châu, tỉnh Hoà Bình - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình 2. 1 Bản đồ địa hình thị trấn Mai Châu, tỉnh Hoà Bình (Trang 14)
Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu, thời tiết thị trấn Mai Châu - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 2.1 Đặc điểm khí hậu, thời tiết thị trấn Mai Châu (Trang 15)
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất của thị trấn Mai qua 3 năm (2021-2023) - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất của thị trấn Mai qua 3 năm (2021-2023) (Trang 17)
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thị trấn Mai Châu qua 3 năm (2021- - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thị trấn Mai Châu qua 3 năm (2021- (Trang 24)
Bảng 3.1: Một số thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.1 Một số thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu (Trang 32)
Hình 3.1 Hình ảnh Home Stay Hà Bình Dương Tổ dân phố Pom Cọong - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình 3.1 Hình ảnh Home Stay Hà Bình Dương Tổ dân phố Pom Cọong (Trang 36)
Hình 3.2 Hình ảnh các món ăn đặc sản tại thị trấn Mai Châu - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình 3.2 Hình ảnh các món ăn đặc sản tại thị trấn Mai Châu (Trang 37)
Hình 3.3 Lễ hội Xên Mường của người dân Mai Châu - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình 3.3 Lễ hội Xên Mường của người dân Mai Châu (Trang 38)
Hình 3.4: Cửa hàng bán đồ lưu niệm của gia đình chị Hà thị Vân số 24, Pom Cọong - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình 3.4 Cửa hàng bán đồ lưu niệm của gia đình chị Hà thị Vân số 24, Pom Cọong (Trang 39)
Hình 3.5 Hình ảnh bên trong Hotel Number 99 Giang Vỹ ở thị trấn Mai Châu - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình 3.5 Hình ảnh bên trong Hotel Number 99 Giang Vỹ ở thị trấn Mai Châu (Trang 40)
Hình 3.6: Số cơ sở du lịch theo loại hình phục vụ khách du lịch chính trên địa bàn thị - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình 3.6 Số cơ sở du lịch theo loại hình phục vụ khách du lịch chính trên địa bàn thị (Trang 40)
Bảng 3.2: Số lượng cơ sở lưu trú tại thị trấn Mai Châu năm 2023 - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.2 Số lượng cơ sở lưu trú tại thị trấn Mai Châu năm 2023 (Trang 43)
Bảng 3.3: Số lượng các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng tại thị - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.3 Số lượng các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng tại thị (Trang 45)
Bảng 3.5: Đánh giá của các cán bộ về cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại thị trấn Mai - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.5 Đánh giá của các cán bộ về cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại thị trấn Mai (Trang 46)
Bảng 3.6: Đánh giá của các khách du lịch về cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại thị - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.6 Đánh giá của các khách du lịch về cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại thị (Trang 47)
Hình 3.7: Số lượt người lưu trú qua 3 năm (2021-2023) - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình 3.7 Số lượt người lưu trú qua 3 năm (2021-2023) (Trang 48)
Bảng 3.8: Lượt khách du lịch qua các năm tại thị trấn Mai Châu - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.8 Lượt khách du lịch qua các năm tại thị trấn Mai Châu (Trang 49)
Bảng 3.9: Vai trò của du lịch cộng đồng trên địa bàn thị trấn Mai Châu - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.9 Vai trò của du lịch cộng đồng trên địa bàn thị trấn Mai Châu (Trang 50)
Bảng 3.10: Đánh giá của khách du lịch về công tác truyền thông, quảng bá về du lịch - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.10 Đánh giá của khách du lịch về công tác truyền thông, quảng bá về du lịch (Trang 53)
Bảng 3.11: Đánh giá của khách du lịch về chi phí bỏ ra đến thăm quan du lịch tại thị - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.11 Đánh giá của khách du lịch về chi phí bỏ ra đến thăm quan du lịch tại thị (Trang 54)
Bảng 3.13: Đánh giá của cán bộ về cơ chế chính sách, quy định về du lịch cộng đồng - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.13 Đánh giá của cán bộ về cơ chế chính sách, quy định về du lịch cộng đồng (Trang 55)
Hình thức tuyên truyền, - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình th ức tuyên truyền, (Trang 58)
Bảng 3.15: Đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ du lịch cộng đồng tại - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Bảng 3.15 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ du lịch cộng đồng tại (Trang 60)
Hình thức tuyên truyền, truyền - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình th ức tuyên truyền, truyền (Trang 81)
Hình thức tuyên truyền, truyền - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - nghành kinh  tế VNUA
Hình th ức tuyên truyền, truyền (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w